Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 18.1-15: "Cuộc gặp gỡ thiêng liêng"



"Cuộc gặp gỡ thiêng liêng"

(Sáng thế ký 18.1-15)
Trong nghiên cứu mới đây về một hội chúng lớn ở Bắc Mỹ, người ta đã đưa ra thắc mắc như sau: “Quí vị sợ cái gì nhất?” Câu trả lời chung nhất từ những hàng ghế quả là đáng giật mình: “sự mật thiết với Đức Chúa Trời”. Có thể lắm, đây là đáp ứng chung của nhiều Cơ đốc nhân. Sao phải là như thế nầy chứ?
Cho phép tôi đưa ra một câu hỏi khác. Điều chi sẽ xảy ra nếu Đức Chúa Trời đến tại thị trấn Thurston County? Sẽ ra sao nếu Ngài đến đứng trước cửa kia chứ? Bạn cảm nhận ra sao nào? Bạn sẽ làm gì? Có điều nào bạn không làm? Khi Đức Chúa Trời thăm viếng, các trình tự ưu tiên của con người sẽ trở nên trống không. Nhiều đời sống thay đổi … để được tốt hơn!
Trong Sáng thế ký 18.1-15, Ápraham kinh nghiệm sự mật thiết với Đức Chúa Trời và một lần nữa khám phá ra rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương, kiên nhẫn, Ngài tái khẳng định giao ước của Ngài. Chúng ta sẽ học biết từ các phản ứng của Ápraham và Sara phương thức thích ứng để phản ứng với Đức Chúa Trời. Trước hết…
1. Phản ứng trước sự quan phòng mật thiết của Đức Chúa Trời (18.1-8). Phân đoạn Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện sau đây: “Đức Giê-hô-va hiện ra cùng Áp-ra-ham nơi lùm cây dẻ bộp của Mam-rê [13.18; 14.13], [Sailhamer viết: “Tác giả chỉ ra địa điểm của Ápraham là ‘lùm cây dẻ bộp của Mam-rê’ (18.1). Tại sao tác giả phải lo nhắc tới địa điểm nầy? Để thiết lập địa điểm của Ápraham trong suốt các biến cố của chương nầy. Dường như là tác giả muốn chúng ta phải lưu ý, Ápraham không di chuyển đi đâu khác từ khi ông lần đầu tiên đến cắm trại tại vùng đất nầy (13.18). Trong nội dung của chương 13, Ápraham đã cư ngụ trong vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với ông, còn Lót đã bỏ đi ‘dời trại mình đến Sôđôm’ (13.12). Trong câu đứng sau, chúng ta được cho biết về tình trạng của Sôđôm: ‘Vả, dân Sô-đôm là độc ác và kẻ phạm tội trọng cùng Đức Giê-hô-va’ (13.13). Vì thế, khi chúng ta xem xét các biến cố trong 18.16-33, chúng ta được nhắc nhớ rằng Ápraham đã nhơn đức tin mà hành động, còn Lót thì không”. John H. Sailhamer, Sáng thế ký . EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed] đang khi ngồi nơi cửa trại lúc trời nắng ban ngày. Áp-ra-ham nhướng mắt lên, thấy ba [Con số “ba” không được nhấn mạnh theo ý nghĩa ba ngôi Đức Chúa Trời như một số nhà giải kinh đã đề nghị] người [18.10, 13, 16-17, 33; 19.1] đứng trước mặt. Vừa khi thấy, bèn bắt từ cửa trại chạy đến trước mặt ba người đó, sấp mình xuống đất, và thưa rằng: Lạy Chúa, nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ Chúa, đừng bỏ đi luôn”’ (18.1-3). Ở chương 17, Đức Giêhôva đã hiện ra cùng Ápraham lần đầu tiên trong mười ba năm (17.1) [Baze viết: “Trong ba trường hợp riêng biệt Đức Giêhôva ‘đã hiện ra’ cùng Ápraham (Sáng thế ký 12.7; 17.1; 18.1) và những người khác nữa — Y-sác (hai lần, Sáng thế ký 26.2, 24); Gia-cốp (hai lần, Sáng thế ký 35.1, 9; xem thêm 48.3); Môi-se (hai lần, Xuất Êdíptô ký 3.16; xem thêm 4.1, 5; Phục truyền luật lệ ký 31.15); Samuên (một lần, I Samuên 3.21); David (một lần, II Sử ký 3.1); và Salômôn (hai lần, I Các Vua 3.5; 9.2, xem thêm 11.9). John M. Baze, Jr., “The Angel of the Lord in the Old Testament. Part I,” Conservative Theological Journal 1.3 (Dec 1997), 273]. Giờ đây, sau đó một thời gian ngắn, Đức Chúa Trời lại hiện ra [Mặc dù chúng ta không biết thời điểm chính xác khoảng trống giữa Sáng thế ký 17 và 18, chắc không hơn vài tuần lễ hay vài tháng đâu. Trong Sáng thế ký 17.21, Đức Chúa Trời phán Sara sẽ sanh con đúng một năm sau, và ngay lúc nầy bà chưa có thai]. Đức Giêhôva đang khích lệ Ápraham với sự hiện diện và tình thân hữu của Ngài. Phân đoạn Kinh Thánh nói rằng Đức Giêhôva (Yahweh) đã hiện ra cùng Ápraham “lúc trời nắng ban ngày”. Đây là giờ ngủ trưa ở Đông phương nắng nóng và Ápraham đang ngồi nghỉ tại cửa trại mình. Ápraham không nhìn thấy ba người khách của mình đang đi ở một khoảng xa xa, họ chưa hiện ra đấy thôi.
Nhiều học viên Kinh Thánh không tin Ápraham đã nhận ra lai lịch của ba người nầy. Về mặt cá nhân, tôi tin ông đã nhận ra lai lịch của quí khách ấy rồi. Ápraham đã đáp ứng bằng cách chạy ra đón họ và sấp mình xuống đất (18.2). Mặc dù vùng Cận Đông xưa vốn được biết vì sự mến khách, tôi không dám chắc là Ápraham đã 100 tuổi lại chịu đáp ứng với sự nhiệt tình đó. Các manh mối làm cho sâu sắc thêm. Ápraham xưng một người trong số họ là “Chúa của tôi”. Không may, cách dịch “Chúa của tôi” như thế nầy dễ làm cho sai lạc, một khi bản Kinh Thánh Hêbơrơ có ý đề cập tới một tước hiệu dành cho Đức Chúa Trời (đối chiếu 18.27, 31). Tiếng Hy bá lai đọc là adonay (“CHÚA”) chớ không phải adoni (“chúa tể” hay “Ngài”) [Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 267. See also HALOT]. Bản Kinh Thánh ESV, NKJV, và KJV dịch tước hiệu nầy rất chính xác. Sau cùng, Ápraham nói: “nếu tôi được ơn trước mặt Chúa”. Trong Kinh Thánh, câu nầy luôn luôn được thốt ra trước mặt một người thuộc đẳng cấp cao hơn [Waltke, Genesis, 267]. Các manh mối nầy hết thảy đều chỉ ra sự thực: Ápraham đã nhận ra Đức Giêhôva (đối chiếu 12.7, 17.1).
Chúng ta có thể giả định rằng đây là Đức Chúa Trời, trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, đang hiện ra cùng Ápraham trước khi Ngài mặc lấy xác thịt và giáng sinh tại Bêt-lê-hem. Kinh Thánh dạy rằng chẳng có một người nào từng nhìn thấy Đức Chúa Cha (Giăng 1.18; I Timôthê 6.16). Vì lẽ đó, nếu Đức Chúa Trời đã hiện ra cho ai đó theo hình thể con người trong Cựu Ước, thì chắc chắn chính ngôi thứ hai của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, là Người-Trời mà chúng ta đang nhìn biết là Đức Chúa Jêsus Christ.
Ápraham đáp ứng với một trong những câu nói quan trọng nhất trong Kinh Thánh: “Lạy Chúa, nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ Chúa, đừng bỏ đi luôn” (18.3). Ông rất sốt sắng muốn gặp gỡ và kinh nghiệm Đức Chúa Trời. Ông muốn Đức Chúa Trời ở lại với ông, nên ông nói: “xin hãy ghé lại nhà kẻ tôi tớ Chúa, đừng bỏ đi luôn”. Đây là cách thức mà Hội Thánh cần phải đáp ứng khi Chúa Jêsus đến gõ chào mời bước vào mối tương giao (Mathiơ 25.31-46; Giăng 6.53-58; Khải huyền 3.20; 19.7) [Waltke, Genesis, 271]. Chúng ta cần phải chào đón và đáp ứng nhiệt thành với lời mời gọi của Ngài. Đức Chúa Trời là tối cao. Ngài thăm viếng dân sự của Ngài. Ngài làm phu phỉ chương trình và kế hoạch của Ngài. Thắc mắc duy nhứt là: Liệu Ngài sẽ bỏ đi luôn hay Ngài trụ lại và thăm viếng chúng ta? Điển hình, Đức Chúa Trời chỉ ở lại nơi mà Ngài mong muốn. Ngài không thích một cuộc thăm viếng ép buộc khi bước vào nhà của chúng ta rồi được tiếp đón với thái độ lạnh nhạt. Ngài muốn thăm viếng người nào biết tìm kiếm Ngài và khát khao Ngài. Hôm nay, bạn có thành thực nói rằng bạn đang ao ước sự hiện ra của Đức Chúa Trời không?
Ở 18.4-8, Ápraham đáp ứng với Đức Giêhôva bằng sự nhiệt thành lớn lao nhất. Ông nói: “‘Xin các đấng hãy cho phép người ta lấy chút nước rửa chân các đấng, và xin hãy nằm nghỉ mát dưới cội cây nầy; Tôi sẽ đi đem một miếng bánh cho các đấng ăn vững lòng, rồi sẽ dời gót lên đường; vì cớ ấy, nên mới quá bộ lại nhà kẻ tôi tớ các đấng vậy. Các đấng phán rằng: Hãy cứ việc làm như ngươi đã nói’. Đoạn, Áp-ra-ham lật đật vào trại đến cùng Sa-ra mà rằng: Hãy mau mau lấy ba đấu bột lọc nhồi đi, rồi làm bánh nhỏ’. Áp-ra-ham bèn chạy lại bầy, bắt một con bò con ngon, giao cho đầy tớ mau mau nấu dọn. rồi lấy mỡ-sữa và sữa cùng con bò con đã nấu xong, dọn ngay trước mặt các đấng; còn người thì đứng hầu trước mặt, dưới cội cây. Vậy các đấng đó bèn ăn”. Ápraham nhảy vào bày dọn và chăm lo cho các thực khách của mình. Ông dọn cái chậu nước cho họ rửa chơn rồi ông hứa với họ rằng ông sẽ đem ra “một miếng bánh” (18.5). Từ ngữ Hy bá lai dịch là “bánh” (lehem) có thể đề cập tới một là bánh gì đó đặc biệt hoặc thức ăn nói chung. Dựa theo những gì Ápraham nói với Sara ở 18.6, thì là bánh, nhưng ở 18.7 cho thấy rằng Ápraham đã có một bữa ăn thịnh soạn trong trí [Bảng Kinh Thánh NET dịch cụm từ “một bữa ăn nhỏ” thay vì “bánh nhỏ” (cũng xem bảng Kinh Thánh NIV và NLT)].
Như tiểu đoạn nầy cho biết, có một sự nhấn mạnh về sự thờ phượng. [Các nguyên tắc nầy cũng có liên quan tới sự tiếp khách]. Ápraham đang tỏ ra sự thờ phượng theo ba cách: (1) mau mắn, (2) chọn lọc, và (3) phục vụ. Thứ nhứt, chúng ta sẽ xem qua sự mau mắn. Khi Ápraham nhìn thấy ba người kia: “bèn bắt từ cửa trại chạy đến trước mặt ba người đó, sấp mình xuống đất” (18.2). Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy cũng tiếp tục nói Ápraham đã “lật đật” bước vào trong trại giao cho Sara những lịnh lạc (18.6). Tôi thích câu nầy vì nó rất là thực tế. Ápraham rất giống với hầu hết những ông chồng. Ông rất tận tâm mà chẳng cần phải nói với vợ mình. Hỡi quí ông, các ông có lỗi về việc nầy không? Lúc nầy hay lúc khác, tôi nghĩ từng người trong chúng ta đều có lỗi trong việc nầy tất. Thực vậy, Ápraham nói: “Xin mời vào, tôi sẽ rửa chơn cho quí vị. Tôi sẽ dọn bữa cho quí vị. Hãy nghỉ ngơi với chúng tôi. Tôi sẽ lo liệu cho quí vị”. Nhưng ông chẳng có gì để sửa soạn cho quí khách nầy. Vì vậy, Ápraham đã lật đật chạy vào trong trại rồi nói với Sara: “Hãy mau mau lấy ba đấu bột lọc nhồi đi, rồi làm bánh nhỏ”. Có thể ông đã nói: “Sara, đừng hỏi anh câu nào cả. Đừng lên lớp anh vì anh cứ tự mình làm. Chúng ta không có sự bàn bạc trong gia đình. Anh chấp nhận mà. Cứ lo làm dùm anh đi!” Là một người vợ đầy tình yêu thương, tuyệt vời, bà làm theo y như thế [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 112]. Trong câu kế đó, Ápraham đã “chạy” đến với tôi tớ mình để lo dọn một bữa ăn khả thi (18.7). Cụ Ápraham nhơn đức đã thực thi bài tập chia sẻ. Ông đã xem trọng sự thờ phượng và lòng mến khách.
Không những Ápraham là một con người mau mắn, mà ông còn là một con người biết chọn lọc. Ápraham đã sửa soạn bữa ăn thịnh soạn nhất có thể được để đãi các thực khách của mình (18.6-8). Ông không giữ lại những hoa quả đầu tiên cho gia đình mình; thay vì thế ông đã dâng sự giàu có của mình cho tha nhân. Ông là con người của sự rời rộng cả thể. Bữa ăn mà Ápraham đã dọn có thể nuôi được một đạo quân nhỏ [Trong thế giới thời xa xưa, sự mến khách của một người thường được quyết định bởi khả năng chu cấp cho sự mến khách cao độ đó. See Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 100]. Các thành phần của bánh là: “ba đấu bột lọc” tương đương với khoảng 30 lít bột, số lượng bột nầy có thể làm được rất nhiều bánh [See NET Bible and Waltke, Genesis, 267]. Nương vào giống bò nuôi, con bò con bị làm thịt để dọn bữa ăn có thể lên tới 50 kg hoặc hơn nữa [Elmer Towns, History Makers of the Old Testament (Wheaton, IL. Victor, 1989), 118]. Tôi gọi đây là “tiệm thịt bò của cụ Ápraham”.
Sau cùng, Ápraham đã bằng lòng cung ứng sự phục vụ. Chúng ta biết Ápraham có 318 gia nhân trong nhà mình, họ là tôi tớ của ông (14.14), nhưng ở đây đích thân ông lo liệu mọi sự. Ông không “giao cho ai khác” — ông đích thân lo liệu mọi việc. Ápraham để cho người nhà mình được nghỉ ngơi (18.4-5). Ông nhắm vào lợi ích của họ. Vì thế, Ápraham đã bằng lòng tự mình lo liệu cho mấy người nầy giống như một người hầu: (“còn người thì đứng hầu [Từ ngữ “hầu” (‘madh ‘al), ám chỉ cách đứng chờ trong sự phục vụ, và có thể được dịch là: “và ông phục sự họ” (đối chiếu I Samuên 16.22; I Các Vua 1.2; 17.1 với từ ngữ “đứng trước mặt”)] trước mặt, dưới cội cây. Vậy các đấng đó bèn ăn” 18.8).
Suốt cuộc gặp gỡ của họ, Đức Giêhôva đã đối xử với Ápraham như người bạn của Ngài. Ngài đã chia sẻ một cơ hội rất mật thiết với ông — một bữa ăn thông thường. Đây là đặc ân dành cho Ápraham. Đây là trường hợp duy nhứt trước khi hoá thân thành xác thịt trong đó Chúa Jêsus đã ăn thức ăn dọn trước mặt Ngài. Đã có nhiều trường hợp khác trong đó Đức Giêhôva đã hiện ra cho người ta thấy và họ đã dâng cho Ngài thức ăn. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp đó, Ngài đã biến thức ăn thành một của lễ. Còn với Ápraham, Ngài đã thưởng thức một mối tương giao rất đặc biệt. Ngài đã ngồi xuống bàn rồi cùng ăn với ông [Ian M. Duguid, Living in the Gap Between Promise and Reality (Phillipsburg. P & R, 1999), 87]. Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính mình Ngài ra cho những ai khao khát Ngài.
[Chúng ta được khích lệ phải đáp ứng với sự quan phòng mật thiết của Đức Chúa Trời. Thêm nữa, chúng ta được khích lệ phải…]
2. Nương cậy vào nguồn tài nguyên vô hạn của Đức Chúa Trời (18.9-15). Trong 7 câu kế đó, câu chuyện nhắm vào Sara, vợ của Ápraham. Môise ghi: “Các đấng hỏi Áp-ra-ham rằng: Sa-ra, vợ ngươi, ở đâu? [“Sara ở đâu?” gợi lại những câu hỏi trước đây của Đức Chúa Trời về Ađam (Sáng thế ký 3.9) và Abên (4.9)] Đáp rằng: Kìa, nàng ở trong trại kia’. Một đấng nói rằng: Trong độ một năm nữa, ta sẽ trở lại đây với ngươi không sai, và chừng đó, Sa-ra, vợ ngươi, sẽ có một con trai’” (18.9-10a). Một lần nữa, câu chuyện khẳng định rằng các thực khách của Ápraham không phải là những con người bình thường. Họ đã sử dụng cái tên mới, theo cách thiêng liêng của vợ ông (17.15). Hơn nữa, Đức Giêhôva đã khẳng định lời hứa của Ngài rằng Sara sẽ có một con trai vào năm sau (đối chiếu 17.21). Thậm chí Ngài còn hứa rằng Ngài sẽ trở lại vào thời điểm ấy nữa.
Ở 18.10b, chúng ta học biết rằng “Sa-ra ở nơi cửa trại”, sau lưng Ápraham. Đây là thông lệ trong thời của Ápraham, như trong một số xã hội thời nay, vì nữ giới không được gặp gỡ cũng như không được tiếp chuyện trong khi những khách nam giới đang được tiếp đón. Vì thế, Sara phải lo dọn bữa ăn không ở trước mặt mấy người khách nầy (đối chiếu 18.6), và hiện khi đó bà còn ở phía sau trại khi họ đang ăn. Trong khi bà cẩn thận ở phía trong, tánh tò mò của bà muốn biết điều chi tốt nhứt cho mình. Có thể bà đã nhìn trộm qua những khe hở của tấm lều. Ít nhất, bà hướng tai mình ra cửa, nghe ngóng cuộc trò chuyện ở bên ngoài. Tôi e rằng bất kỳ ai trong chúng ta có thể tránh né sự cám dỗ giống như thế nầy [Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 19. Marks of Maturity Sáng thế ký 18.1-33 (http://www.bible.org/, 1997), 3-4].
Ở 18.11-12, câu chuyện cung ứng cho chúng ta tư tưởng ở trong lịng: “Vả, Áp-ra-ham cùng Sa-ra đã già, tuổi tác đã cao; Sa-ra không còn chi nữa như thế thường người đàn bà; Sa-ra cười thầm mà rằng: Già như tôi thế nầy, dễ còn được điều vui đó sao? Còn chúa tôi cũng đã già rồi!’” [Có lẽ Ápraham và Sara cần sự thăm viếng nầy để được khích lệ, họ phải làm theo những gì họ cần làm đối với lời hứa của Đức Chúa Trời — phải có những mối quan hệ về tình dục]. Sara đã cằn cỗi trong cả cuộc đời của bà (đối chiếu 11.30). Bây giờ bà đã 90 tuổi và đã mãn kinh. Cho nên, không nghi ngờ chi nữa, bà đã thôi không còn có hy vọng để mang thai nữa [Đây cũng là tình trạng chẳng đặng đừng mà Xachari và Êlisabết đã đối diện khi thiên sứ hứa với họ Giăng Báptít trong lúc họ tuổi đã già (Luca 1.18-37)]. Lời hứa nói rằng bà sẽ làm mẹ vào năm sau quả là điều thật buồn cười [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 256]. Theo các giới hạn của con người, điều nầy khó mà thành hiện thực được. Vì thế, “Sara cười thầm”. Ở đây, cười không phải là kết quả của sự kháng cự ngoan cố đối với ý chỉ của Đức Chúa Trời, mà cười về tình trạng vô vọng cùng những năm tháng thất vọng [Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 48].
Phần nhiều người trong các bạn đã đọc chuyện vui bằng tranh Peanuts của Charles Schultz. Trong nhiều năm trời có một câu chuyện trong đó Lucy giữ bóng cho Charlie Brown đá. Mỗi lần cô ấy thả bóng ra vào giây sau cùng, làm cho anh ta phải té ngửa. Một năm kia, Lucy long trọng hứa hẹn với Charlie Brown rằng lần nầy cô sẽ không thả bóng ra. Lời hứa ấy khích lệ anh ta chạy một khoảng sân thật dài để đá bóng, chỉ gặp phải cô ấy thả bóng ra vào giây sau cùng. Khi anh ta té ngửa, với gương mặt lộ vẻ ngạc nhiên, Lucy cúi xuống nhìn anh rồi nói: “Charlie Brown, đức tin của cậu theo bổn tánh của con người là một sự cảm thúc cho tất cả giới trẻ đấy”. Sara đã trở nên yếm thế. Bà không thử đá lại quả bóng! Đức Chúa Trời đã đẩy quả bóng ra rất nhiều lần rồi [Ray Pritchard].
Hỡi quí bà, trước khi chúng ta tiếp tục, tôi muốn quí vị lưu ý một điều rất quan trọng. Dầu trong sự vô tín của mình, Sara gọi Ápraham là “chúa tôi” bày tỏ ra sự kính trọng dành cho chồng mình (I Phierơ 3.6). Có phải đây là đáp ứng của quí vị không? Không nhất thiết quí vị phải gọi chồng mình là “chúa”, nhưng quí vị có tôn trọng chồng mình không? Đây là một tấm gương đầy thách thức dành cho từng người vợ đối với việc kính trọng chồng mình (Êphêsô 5.22-24). Tuy nhiên, Sara cần phải nhìn thấy ở bên kia chúa của mình (Ápraham) mà nhìn thấy Chúa của bà [Walter A. Elwell, ed., Evangelical Commentary on the Bible (Grand Rapids. Baker, 1989), Electronic ed]. Hỡi những người làm vợ, từ ngữ nầy cũng được áp dụng cho quí vị nữa đấy.
Ở 18.13-14, Đức Giêhôva xây lại rồi nói với Ápraham: “Cớ sao Sa-ra cười như vậy mà rằng: Có quả thật rằng tôi già đến thế nầy lại còn sanh sản chăng?’ Há có điều chi Đức Giê-hô-va [Thắc mắc nầy được Giêrêmi rút ra trong bài giảng của ông nói về sự tối cao của Đức Chúa Trời (Giêrêmi 32.17, 27) và một lần nữa trong Xachari 8.6. See Arnold, Encountering the Book of Genesis, 211, note 4] làm không được chăng? [Từ ngữ được dịch là “khó” (pala) ra từ chữ gốc mang ý nghĩa “lạ lùng”. Chữ gốc đã được sử dụng cho một trong các danh xưng của Đức Giêhôva trong Êsai 9.6: “Danh Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng”. Mục đích là đây: Chẳng có một việc gì là lạ lùng đối với Ngài khi danh hiệu Ngài là Đấng Lạ Lùng] Đến kỳ đã định, trong một năm nữa, ta sẽ trở lại cùng ngươi, và Sa-ra sẽ có một con trai”. Tôi thấy rất là thú vị khi Đức Chúa Trời đối diện với Ápraham vì cớ Sara thiếu đức tin. Phải chăng Ápraham chủ ý không nhắc nhở bà về lời hứa của Đức Chúa Trời? Liệu đức tin ông yếu ớt đến nỗi ông không thể thuyết phục được vợ mình? Không cứ cách nào, ông phải trình sổ về phần đáp ứng của vợ mình. Ápraham là đầu của gia đình và chịu trách nhiệm về sự dạy dỗ thuộc linh trong gia đình. Đáp ứng của Sara về sự vô tín đã phản ảnh đáp ứng của Ápraham (17.17). Sara đã nhìn thấy sự vô tín nơi Ápraham và bà đã đáp ứng y như thế.
Hỡi những người làm chồng, có phải quí vị đang nêu gương sống đức tin với vợ của mình không? Hỡi những người làm cha, quí vị đang nêu gương gì cho gia đình của mình? Khi quí vị ở dưới áp lực? Mệt mỏi? Khủng hoảng? Ngã lòng? Những trạng huống đó sẽ tỏ ra quí vị là con người có đức tin hay không?
Mặc dù lời loan báo về sự ra đời của con trai đã được lập với Ápraham, mục tiêu của câu chuyện rõ ràng là nhắm vào đáp ứng của Sara. Sara nhận lãnh cùng lời hứa về đứa con trai. Thoạt nghe thì giống như một kỷ lục bị phá vỡ vậy. Bật cười với Đức Chúa Trời không phải là việc hay ho đâu! Cười với Ta sao? [Chúng ta phải sống khác biệt nếu chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời lắng nghe và nhìn biết mọi sự chúng ta nói năng và suy tưởng]. Tôi thấy đôi vợ chồng kia làm cho tôi phải đâm lo. Ngay cả khi chúng ta hồ nghi Lời của Ngài rồi bật cười nơi các lời hứa của Ngài, Đức Chúa Trời luôn giữ sự thành tín (II Timôthê 2.13). Chúng ta sẽ nghĩ Đức Chúa Trời phán như vầy: “Ta đã ban cho ngươi lời hứa nầy hai lần, và hai lần ngươi đã bật cười. Có đúng không!?! Không hứa hẹn chi nữa hết. Ta sẽ chuyển lời hứa đó cho người nào biết tán thưởng nó”. Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã đáp ứng bằng cách xử lý tội vô tín của bà, song không cất bỏ lời hứa. Thay vì thế, Ngài tái khẳng định các lời hứa của Ngài với Ápraham và Sara. Điều nầy rất thú vị đây. Vấn đề được gạch dưới là sự bất khả thi về mặt xác thịt trong việc làm ứng nghiệm lời hứa qua Sara. Một lần nữa, tình trạng bất khả thi về mặt thuộc thể trong việc mang thai của Sara rõ ràng đã được thiết lập, Đức Giêhôva đã lặp lại lời hứa của Ngài với Ápraham.
Đức Chúa Trời đang tể trị trên cõi lịch sử. Đức Chúa Trời sửa soạn cho con người bằng cách chờ đợi. Chúng ta muốn mọi sự phải thay đổi, còn chúng ta sẽ không thay đổi. Đức Chúa Trời chờ đợi lâu đủ vì Ngài hiện diện trong đó vì sự vinh hiển của Ngài. Đây là vấn đề nền tảng. Lý do duy nhứt cho sự vô tín như thế là thất bại không hiểu được quy mô khả năng của Đức Chúa Trời hành động trong và qua chúng ta. Trong khi khó có thể lý luận để tin tưởng về sự sống lại, đức tin chuyển thành lý lẽ [Waltke, Genesis, 272].
Đức Giêhôva đã phán rồi với Ápraham rằng Sara sẽ có một con trai “độ khoảng nầy năm tới” (17.15-21). Vậy thì, đâu là mục đích của việc quay lại nhắc nhở lời công bố đó? Chúng ta cần phải lắng nghe các lời hứa của Đức Chúa Trời thật là nhiều lần để củng cố và phát triển đức tin của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta phải nhóm lại với nhau để nghe sự dạy của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cần sự dạy dỗ, dù chúng ta có nhìn biết sự dạy ấy hay không.
Sự thực cho thấy rằng Đức Giêhôva vốn biết rõ Sara đã bật cười, Ngài biết rõ mọi tư tưởng của bà, điều nầy chứng tỏ tri thức siêu nhiên của Ngài đối với Ápraham và Sara (Thi thiên 139.1-2, 4; Hêbơrơ 4.13; I Giăng 3.20). Câu hỏi của Đức Giêhôva, một trong những câu nói quan trọng của Kinh Thánh, đã nhắc cho đôi vợ chồng già nua kia về quyền phép siêu nihên của Ngài và củng cố đức tin của họ (đối chiếu Giêrêmi 32.17, 27; Mác 10.27; Luca 1.37).
Lời lẽ của Chúa chúng ta phán ra thật lớn tiếng cho những Cơ đốc nhân thời nay giống như đã phán ra với Ápraham: “Có việc gì là quá khó cho Chúa không?” (18.14a). Những nan đề nào bạn đang đối diện với trong cuộc sống vậy? Nghiện ngập chăng? Đức Chúa Trời có thể giải cứu bạn đấy! Ngã lòng đối với cặp vợ chồng vô tín chăng? Đức Chúa Trời là thành tín! Một đứa con bụi đời chăng? Không một việc gì là quá khó cho Ngài! Thất vọng vì nợ nần hay các nan đề trong hôn nhân? Không một việc gì là khó khăn cho Đức Chúa Trời. Bạn có nhìn thấy tầm quan trọng của phân đoạn Kinh Thánh nầy cho cuộc sống hàng ngày của bạn không? Nó áp dụng cho những ai đã có gia đình và những ai chưa có gia đình. Nó áp dụng cho bất kỳ người nào cảm thấy họ đang ở trong một tình huống khó khăn.
Người nào đang đối mặt với tình trạng cằn cỗi…có phải nan đề của bạn là quá khó cho Chúa chăng?
Người nào đang đối mặt với tình trạng bịnh tật ngặt nghèo…Đức Chúa Trời có quyền làm thoả mãn mọi nhu cần của bạn.
Người nào thấy con cái mình bất trị rồi cảm thấy chúng đang trong cảnh “vô vọng”…Nan đề dường như quá sức của bạn…nan đề ấy không quá khó cho Chúa đâu.
Người nào đang đối mặt với những vết thương cũ dường như không thể thắng hơn được …có phải điều nầy vượt quá quyền phép vá lại của Đức Chúa Trời chăng?
Người nào lớn lên trong những gia đình sắp tan vỡ …Đức Chúa Trời có thể tháo gỡ mớ lộn xộn và chữa lành nỗi đau.
Người nào đối mặt với cái giá của việc lên đại học nhiều tốn kém rồi nói: “Thật khó quá”. Bạn có thực sự nghĩ điều đó quá khó cho Đức Chúa Trời của cả vũ trụ không?
Người nào cảm thấy mối hôn nhân của họ là vô vọng …Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên bạn, Ngài có thể làm mới lại tình yêu thương .
Bảng danh sách nầy còn nhiều nữa. Tôi e chúng ta đã đưa ra đủ những trường hợp hầu giúp cho bạn nhìn thấy chính nhu cần của mình trong ánh sáng của những lời nầy. Cái cười đơn sơ của Ápraham và Sara nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta thường bật cười khi chúng ta đáng phải tin cậy. Chúng ta thường đưa hai bàn tay lên không khi chúng ta đáng phải chấp chúng lại trong sự cầu nguyện. Chúng ta cũng có khuynh hướng nhắm vào việc thiếu sức lực của mình thay vì nhắm vào sức mạnh đầy trọn của Ngài.
Một câu hỏi dấy lên: tại sao Đức Giêhôva lại nổi giận với cái cười của Sara sau khi nghe biết bà sẽ sanh một trai vào năm sau; còn Chúa lại không tỏ ra giận dữ với Ápraham trước đó (17.17) cũng đã bật cười sau khi nghe ông và Sara sẽ có một đứa con. Rõ ràng là cả Ápraham và Sara đã bật cười khi nghe thấy tin tức cho rằng họ sẽ có một con trai rất muộn màng trong cuộc sống. Thế thì, thắc mắc là đây: Tại sao Sara là người duy nhứt bị quở trách? Sự thực cho thấy rằng Ápraham ngay lập tức đưa vấn đề Íchmaên ra và Íchmaên có phù hợp với lời hứa hay không nếu đứa con trai khác ra đời cho thấy rằng ông cũng không đến nỗi vô tín cho bằng Sara. Vấn đề không những là chính Íchmaên, mà còn là dòng dõi của Íchmaên nữa. Lời hứa về một đứa con khác, Ápraham sợ là sẽ hủy diệt mọi hy vọng mà ông đã đặt nơi đứa con đã có đây rồi. Vì thế Ápraham đã phạm tội vô tín. Vậy, tại sao phải quở trách Sara?
Sự thực là Sara chỉ cười thầm thôi, Ápraham cũng vậy. Tuy nhiên, Đức Giêhôva đã nhìn thấy những gì đang diễn ra ở trong lòng của bà rồi công khai nói ra sự không đẹp lòng của Ngài. Nguyên tắc là cả sự cười thầm bên trong của họ đã bật ra như nhau (nghĩa là, sự vô tín, cái cười ấy không phải là cười ngợi khen hay vui mừng mà là cười trong sự vô tín và không tin cậy), sự vô tín của hai người là nền tảng chính cho sự quở trách.
Như vậy, sự vô tín của Ápraham không bị đổ lỗi cho, còn Sara thì bị, có phải không? Không, vì sự xét đoán người nầy tương đương với sự xét đoán cho người kia. Phân đoạn Kinh Thánh nhắm vào sự vô tín của Sara vì bà đã tiếp tục chối bỏ nó (làm cho vấn đề ra dễ nhớ) và vì, khi toàn bộ vấn đề kết thúc rồi, nó cũng trở thành cơ sở cho việc đặt tên cho Y-sác, tên nầy được gắn với chữ “cười” (21.3, 6) [Walter C. Kaiser, Hard Sayings of the Bible (Downers Grove, IL. InterVarsity, 1997 [1996]), Electronic ed. Davis viết: “Ở ngoài mặt, cả Sara và Ápraham dường như phạm tội vô tín như nhau. Cả hai đã cười — Ápraham có lẽ ở bên ngoài, còn Sara thì cười thầm ở bên trong. Ápraham dạn dĩ đưa ra giải pháp cho tình trạng chẳng đặng đừng đối với tình huống son sẻ của Ápraham và Sara, nó khác biệt với tình trạng mà Đức Chúa Trời đưa ra. Vì vậy, nếu có việc gì, Ápraham tỏ ra đáng nhận lãnh sự Đức Chúa Trời không đẹp lòng hơn là Sara. Hơn nữa, khi Ápraham cười, ông ý thức đầy đủ rằng Giêhôva Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đấng đang phán cùng ông (17.1); ngược lại, Sara rõ ràng không biết Đấng Lạ Lùng kia đang phán với chồng mình là ai (18.2-8). Cho nên, một lần nữa, nếu có ai bị quở vì đã bật cười, Ápraham đáng nhận lãnh sự giận của Đức Chúa Trời nhiều hơn là Sara. Tuy nhiên, Đức Giêhôva không quở trách Ápraham vì ông cười, trong khi quở trách Sara vì tiếng cười thầm của bà.
Có lẽ câu trả lời cho thắc mắc nầy được gói ghém trong các phản ứng khác nhau của hai người khi họ nghe thấy lời hứa của Đức Giêhôva về một đứa con. Ở mỗi lần trước đây, khi Đức Chúa Trời công bố với Ápraham rằng ông sẽ có dòng dõi, Ápraham tỏ ra tin tưởng hay ngạc nhiên trong sự thờ phượng. Ở 17.17, Ápraham sấp mình xuống đất — một hành động mẫu mực (trong Kinh Thánh Hêbơrơ) tỏ ra dấu hiệu kính trọng trong sự thờ phượng. Hơn nữa, mặc dù lời lẽ của ông ở 17.17 cùng với lời lẽ ở 17.18 cho thấy rằng ông gặp khó khăn khi phải tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời cho biết ông sẽ có một con trai, Ápraham ngay lập tức thể hiện ra một hành động (nghĩa là, ông làm phép cắt bì cho bản thân, cho Íchmaên, cùng các tôi tớ của ông) cho thấy rằng ông vâng theo Đức Chúa Trời, thậm chí trong mối quan hệ với lời hứa về một đứa con mà Đức Chúa Trời đã xác lập. Sara chưa hề (lên tới điểm nầy của câu chuyện), tuy nhiên, bà bày tỏ ra một thái độ (hay hành động) thờ phượng đối cùng Đức Chúa Trời. Ngay cả ở đây (18.12-15), phản ứng của Sara tới sau cái cười của bà không phải là phản ứng của sự thờ phượng — bà không sấp mình xuống đất trước mặt Đức Giêhôva — mà là cái cười chối bỏ dựa trên sự sợ hãi. Rốt lại, câu trả lời chỉ có thể đặt vào khả năng của Đức Chúa Trời để hiểu những gì đang chuyển động trong lòng của Ápraham và Sara. Hiển nhiên, trong tấm lòng của Ápraham, Đức Chúa Trời nhìn thấy đức tin; trong tấm lòng của Sara, Ngài nhìn thấy sự vô tín. Thái độ vô tín từ trong tấm lòng như thế nầy có thể là nguyên nhân cho câu nói mạnh mẻ của Đức Chúa Trời khi quở trách Sara: “Có việc gì quá khó cho Đức Giêhôva không?” — một lời quở trách mà Đức Chúa Trời không hề đưa ra với Ápraham” Barry C. Davis, Sáng thế ký (Portland, OR. Multnomah Biblical Seminary unpublished class Notes, 2003)].
Phân đoạn Kinh Thánh kết thúc với câu nói nầy: “Vì Sa-ra sợ, nên chối mà thưa rằng: Tôi có cười đâu! Nhưng Ngài phán rằng: Thật ngươi có cười đó!’” (18.15). Tội nghiệp cho Sara. Khi đối diện với cái cười của mình, bà đã chối nó. Tôi cũng vậy. Cười nhạo Đức Chúa Trời là không hay ho gì cả! [See also Dobson, Abraham. The Lord Will Provide, 114]. Kinh Thánh không che đậy những tội lỗi của các bậc anh hào của đức tin (đối chiếu 12.13) [Waltke, Genesis, 268]. Đây là một sự chỉ ra cho thấy Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Còn có sách nào khác chỉ ra những lầm lỗi của bậc anh hào của nó không?
Nếu đây là toàn bộ câu chuyện, chúng ta sẽ bị cám dỗ phải nói rằng người đàn bà nầy không phải là một tấm gương để noi theo. Nhưng khi qua Tân Ước, trong sách Hêbơrơ, chúng ta có phần còn lại của câu chuyện. Ở đó, trong chương 11 tuyệt vời, đại sảnh danh vọng của các bậc anh hào đức tin, tên của Sara đã xuất hiện: “Cũng bởi đức tin mà Sa-ra dẫu có tuổi còn có sức sanh con cái được, vì người tin rằng Đấng hứa cho mình điều đó là thành tín” (Hêbơrơ 11.11). Giờ đây chúng ta bắt đầu nhìn thấy những gì đáng phải xảy ra. Sau khi ba thực khách rời đi rồi, Sara vẫn còn suy nghĩ về những điều mình đã nghe thấy, và lời của Đức Giêhôva đóng trại trong tấm lòng của bà với quyền phép thật đặc biệt, đặc biệt nhất là câu Đức Chúa Trời đã hỏi: “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?” (18.14) Khi Sara suy gẫm về câu hỏi ấy, bà phải đối diện với câu hỏi đó. Có không? Có việc gì Đức Giêhôva làm không được chăng? Khi Sara bắt đầu suy nghĩ đến Đấng đã phán những lời nầy, bà đã xét lại những sự kiện trong cuộc đời của mình cùng mọi cảm xúc đối ngược ở trong lòng rồi nói: “Dĩ nhiên là không rồi. Không có gì quá khó cho Đức Giêhôva. Nếu Ngài đã hứa, thì Ngài sẽ làm thành”. Qua đức tin, bà đã nhận lãnh quyền phép để mang thai lúc đã quá tuổi vì bà kể Ngài là thành tín, là Đấng đã hứa cho. [Ray C. Stedman, “When God Comes to Dinner”(Genesis 18.1-15).
http.//www.pbc.org/dp/stedman/Sáng thế ký /3665.html (7/13/05].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét