Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 15.1-21: "Yếu tố sợ hãi "



"Yếu tố sợ hãi "

(Sáng thế ký 15.1-21)
Một bộ tộc Mỹ bản xứ có cách dạy rất đặc biệt huấn luyện cho thanh niên của họ lòng dũng cảm. Vào đêm sinh nhật 13 tuổi của một thiếu niên, người ta đem đặt nó vào khu rừng rậm để qua đêm một mình ở đó. Thực sự cho đến lúc bấy giờ nó chưa hề xa khỏi sự an ninh của gia đình và bộ tộc của mình. Nhưng chính đêm nầy, nó bị bịt mắt rồi bị đưa đi xa nhiều dặm đường. Khi được tháo khăn bịt mặt ra, nó đã ở ngay giữa khu rừng dày đặc nhất…chỉ có một mình…suốt cả đêm. Mỗi khi có nhánh cây gãy răng rắc, có lẽ nó mường tượng một con dã thú nào đó sắp sửa vồ chụp lấy nó. Mỗi lúc có con thú nào đó hú lên, nó tưởng tượng một con chó sói đang nhào ra từ chỗ tối tăm. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, nó lấy làm lạ không biết có điềm gỡ nào đang chực sẵn!?! Không nghi ngờ chi nữa, đêm đó là đêm khủng khiếp nhất đối với nhiều người.
Sau những gì dường như là cõi đời đời, các tia sáng đầu tiên của mặt trời đã len vào trong khu rừng. Ngước mắt nhìn quanh, cậu ta nhìn thấy những đoá hoa, cây cối, và thấp thoáng bóng con đường. Thế rồi, trước sự ngạc nhiên hoàn toàn ấy, cậu ta nhìn thấy bóng của một người đang đứng cách đó vài chục thước, có vũ trang với cung tên. Đó chính là cha của cậu ta. Ông đã có mặt ở đó suốt cả đêm.
Bạn có thể nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một đứa trẻ để học biết Đức Chúa Trời thể nào đã cho phép chúng ta đối mặt với những cơn thử thách trong cuộc sống không? Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện cùng chúng ta. Trong khi sự hiện diện của Ngài mắt thường không sao nhìn thấy được, sự hiện diện ấy còn thực hơn cả chính cuộc sống nữa [Preaching Today Citation. Leonard Sweet, SoulSalsa (Zondervan, 2000), 23-24; submitted by Mike Kjergaard, Hampton, Virginia]. Trong Sáng thế ký 15.1-21 [Waltke viết: “Chương 15 gồm có hai cuộc gặp gỡ (15.1-6 và 7-21) gồm cuộc trao đổi giữa Đức Giêhôva cùng Ápraham và những hình ảnh cụ thể làm biểu tượng cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời và các lời hứa. Lần gặp thứ nhất diễn ra lúc ban đêm (15.5) như một sự hiện thấy (15.1) và liên quan tới dòng dõi được hứa cho. Lần gặp thứ hai diễn ra lúc mặt trời vừa lặn (15.12), trong một giấc ngủ mê (15.12), có quan hệ tới đất hứa” Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 238], chúng ta sẽ học biết Cha chúng ta trợ giúp chúng ta thắng hơn yếu tố sợ hãi. Ngài giúp đỡ chúng ta, khi chúng ta tin cậy Ngài. Có hai nguyên tắc nhất định trong tiểu đoạn Kinh thánh nầy. Tin cậy các lời hứa của Đức Chúa Trời rồi yên nghỉ trong giao ước của Đức Chúa Trời. Trước tiên…
1. Tin cậy các lời hứa của Đức Chúa Trời (15.1-6). Ở 15.1, Môise viết: “Sau các việc đó [Xem Sáng thế ký 22.1; 39.7; và 40.1], trong sự hiện thấy có lời Đức Giê-hô-va [Cụm từ nầy được nhắc đi nhắc lại khoảng 221 lần trong Cựu Ước. Constable viết: “‘Có lời Đức Giêhôva phán cùng’ là một cụm từ khuôn mẫu giới thiệu phần khải thị của một vị tiên tri, thí dụ, I Samuên 15.10; Ôsê 1.1; nhưng trong Sáng thế ký, cụm từ nầy chỉ có ở đây và trong câu 4 của chương nầy. Ápraham được gọi là tiên tri trong 20.7. Cách gọi ấy dọn đường cho lời tiên tri nói tới tình trạng nô lệ ở Ai cập ở các câu 13-16. Những sự hiện thấy là một trong ba phương pháp chính của sự khải thị thiêng liêng trong Cựu Ước kèm theo những chiêm bao và tương giao trực tiếp (đối chiếu Dân số ký 12.6-8). Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis
http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/genesis.pdf, 2005), 134] phán cùng Áp-ram rằng: Hỡi Áp-ram! ngươi chớ sợ chi; ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn”. Đây là một câu rất khó hiểu. Tại sao Ápram lại sợ chứ? [Sợ đang len lén theo Ápraham ở mỗi chặng đường. Khi ông được truyền cho phải lìa Charan (Sáng thế ký 12.1), đó là nỗi sợ sẽ trì kéo ông ở lại, sợ phải đi tới chỗ mình chứa biết và bỏ lại sau lưng sự an toàn và an ninh của cuộc sống, như ông vốn biết rõ sự ấy. Khi ông đến trong một đất rồi thấy nó đã bị người khác chiếm cứ (12.6), chúng ta có thể hình dung ra nỗi sợ đang làm dấy lên những thắc mắc về sự ra đi nầy có rơi vào chỗ hư không hay không. Khi ông qua xứ Ai cập (12.10-13), nỗi sợ hãi quàng lấy bờ vai ông, và siết chặt lấy trong giây phút ấy. Ông sợ mất mạng sống rồi nói dối về lai lịch của vợ mình. Khi ông suy gẫm về sự son sẻ của vợ mình (15.2) ông sợ rằng cơ nghiệp của ông sẽ phải trao tay cho Êliêse là tôi tớ của ông. Sợ hãi đã len lén theo ông ở mỗi chặng đường]. Ông chỉ thắng một trận lớn đối với bốn vị vua đông phương đầy quyền lực. Cuộc chiến đã qua rồi. Ông là một vị anh hùng chiến tranh. Ông đã giải cứu Lót cháu trai mình ra khỏi vòng nô lệ hay sự chết (14.13-16). Tuy nhiên, dù có những chiến thắng nầy, Ápram rất sợ hãi vì ông biết rằng bốn vị vua đông phương kia sẽ không chịu ngồi yên vì cớ thất trận đâu. Một cuộc phản công dữ dội là điều không thể tránh được! Các vua nầy đã từng là những nhà vô địch bất khả chiến bại và họ sẽ muốn báo thù cách nhanh chóng. Không nghi ngờ chi nữa, bác Ápraham đang run rẩy trong hai chiếc giày của mình. Về sau trong Kinh thánh, cũng loại sợ hãi nầy đã tấn công Êli, một nhân vật có đức tin quan trọng khác. Sau khi kinh nghiệm cuộc chiến thắng quan trọng trên Núi Cạt-mên và tàn sát 450 tiên tri của Ba-anh, Ê-li đã bỏ chạy để tránh “mụ phù thủy ghê gớm” kia — là Giê-sa-bên (I Các Vua 18-19).
Sợ hãi thường ngoạm lấy gót chân của đắc thắng. Điều nầy có nghĩa là chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức về tình trạng dễ bị tấn công sau khi đắc thắng. Chúng ta có khuynh hướng buông thỏng rất tự nhiên. Những việc nhỏ và con người tầm thường làm đang khi bình thường thì không phải như vậy [Động từ tiếng Hy bá lai được Đức Chúa Trời sử dụng để bảo Ápraham đừng sợ hãi đã được sử dụng rất thường, theo Tự điển Hêbơrơ, nói tới “sự kinh khủng kết hiệp với một hoàn cảnh nào đó trong cuộc sống hàng ngày”. Phần nhấn mạnh vào các hoàn cảnh thông thường là rất hữu ích, nhưng kinh hãi là phần mô tả quá mạnh trong cách dùng từ. Thí dụ, Khi Ê-li-hu ngần ngại không nói với Gióp trước mặt những người cao tuổi hơn (Gióp 32.6), sở dĩ như vậy là vì không phải ông lấy làm kinh hãi, mà vì ông lo lắng — không muốn đưa ra ấn tượng về sự hỗn xược. Hoặc khi Lót lấy làm sợ hãi khi sống trong thành Xoa sau khi Sôđôm và Gômôrơ đã bị hủy diệt (Sáng thế ký 19.30), đây là tình trạng ít kinh hãi mà nhiều bất an. See William A. VanGemeren, Gen. Ed., New International Dictionary of New Testament Theology and Exegesis, Vol. 2 (Grand Rapids. Zondervan, 1997), Electronic Ed]. Thường thì chúng ta có thể thực thi sự dạn dĩ và sức lực lớn lao ở giữa một cuộc khủng hoảng trầm trọng, tuy nhiên vẫn lấy làm sợ từ ngày nầy sang ngày kia [Philip M. Huber, “Faith’s Bitter Foe” (Sáng thế ký 15.1-6); Preaching Magazine May 2005 Preaching Online]. Sợ hãi có thể khiến cho hết thảy chúng ta đâm ra nhút nhát.
Theo Phòng Tiêu Chuẩn của xứ sở chúng ta, một làn sương mù dày đặc đang bao phủ lấy bảy thành phố, với bề dày cả trăm feet, chứa không đầy một ly nước. Tất cả lớp sương mù đó, nếu nó đổi thành nước, sẽ không đầy một ly nước uống. Hãy so sánh điều nầy với những việc mà chúng ta thường hay lo lắng xem. Giống như lớp sương mù, những nỗi lo lắng của chúng ta có thể khoá đi tầm nhìn của chúng ta đối với ánh sáng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng sự thực cho thấy rằng chúng chẳng là gì cả [Preaching Today Citation. Brian Heckber, Southeast Christian Church]. Khi bạn cảm thấy lo sợ, hãy tự nhắc nhớ mình rằng đến sáng mai thì nỗi sợ nầy sẽ qua đi thôi. Phần lớn những việc mà chúng ta thấy bực bội chỉ là vô nghĩa đấy thôi.
Thật là thú vị khi thấy rằng mạng lịnh thường hay có trong Kinh thánh là: “Đừng sợ” [Cụm từ “Đừng sợ” có thể được dịch là: “Thôi đừng sợ nữa!” Động từ yare’ ở đây có thì không hoàn thành [the imperfect tense], cho thấy Ápram đang lo sợ hoàn cảnh trong đó ông thấy mình đang ở trước mặt sự tỏ ra nầy của Đức Chúa Trời. Đây là lần thứ nhứt trong 84 lần xuất hiện của cụm từ nầy trong Cựu Ước]. Phần kết luận không thể tránh được, ấy là Ápram và mỗi người trong chúng ta đều là những tạo vật hay sợ hãi. Tuy nhiên, chúng ta hay che giấu nỗi sợ của mình bằng cách theo đuổi bất cứ thứ gì chúng ta xem là thành công hay có ý nghĩa. Đây là một sự nhắc nhớ cho chúng ta đừng xét đoán người khác bởi vẻ thành công bề ngoài. Bên dưới những ngôi nhà, tước hiệu, thành công, giàu có, và quyền lực thường có một cơn đau đầu và tấm lòng tan vỡ [Ed Dobson, Abraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 74]. Ápram đã có sự giàu có ấy, nhưng ông vẫn lo toan về sự an ninh của chính mình. Chúng ta cũng giống như vậy đấy.
Tuy nhiên, ở giữa nỗi lo sợ của Ápram, Đức Giêhôva công bố: “Ta đây là một cái thuẫn đỡ [một Đấng bảo hộ] cho ngươi”. [Thuẫn là một thứ vũ khí bảo hộ chính của một chiến binh thời Cựu Ước. Đây là một tiền đồn có thể mang theo, xách tay được, một bức tường bảo hộ mà chiến binh mang theo khi ra chiến trường. Nó cung ứng một rào chắn giữa cơ thể của người lính và sự đụng chạm nguy hiểm của các thứ vũ khí khác. Đây là một hình ảnh thường hay có, đặc biệt trong các Thi thiên, nói tới sự bảo hộ của Đức Chúa Trời (xem Thi thiên 3.3; 5.12; 7.10; 18.2, 30, 35; 28.7; 33.20; 35.2; 59.11; 76.3; 84.9, 11; 89.18; 91.4; 115.9-11; 119.114; 144.2)]. Sự quan phòng khôn ngoan của Đức Giêhôva dành cho Ápram có thể thấy được bằng mắt thường khi ngăn trở bốn vị vua đông phương không quay trở lại và tính tỉ số hơn thua. Mấy câu nầy không nghi ngờ chi nữa đã cung ứng sự yên ủi rất lớn trong tấm lòng đầy lo sợ của Ápram (đối chiếu 14.20; Thi thiên 18.2-3). Có phải bạn sợ hãi việc gì hay ai đó trong đời sống của bạn không? Có phải bạn đang đối mặt với một kẻ thù trong đời sống của mình? Đức Chúa Trời luôn luôn là câu trả lời! Ngài là nơi nương náu, là sức lực, và là Đấng giải cứu của bạn đấy! Nếu Đức Chúa Trời là cái thuẫn đỡ của bạn, bạn chẳng có việc gì phải sợ hãi cả (đối chiếu Hêbơrơ 13.5-6).
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều thích kiến tạo cho mình cái thuẫn riêng. Chúng ta muốn cảm nhận được sự an toàn và an ninh, vì vậy chúng ta hướng vào những chính sách bảo hiểm toàn diện, những chương trình ngon lành, một việc làm có bảo hiểm, một thu nhập chắc chắn, và một ngôi nhà thật lớn. Trong thực tế, nó chẳng khác gì hơn những thứ đồ chơi vụng về và là tờ giấy nháp. Đức Chúa Trời quan phòng khi chúng ta dùng mưu mẹo tỉ mỉ nắn đúc vị thần bảo hộ mong manh của mình. Dầu nó không có gì nhiều, nhưng nó làm cho chúng ta thấy an ninh hơn; những thứ trong đời nầy thường làm nhẹ đi những nỗi lo toan của chúng ta. Và sau khi quan sát một thời gian, Ngài phán: “Ngươi không cần những thứ đó. Chỉ hãy đến rồi ngồi dưới bóng bàn tay Ta” [Huber, “Faith’s Bitter Foe”].
Không những Ápram muốn hoà bình trong an ninh; ông còn muốn niềm vui của sự thịnh vượng nữa. Giống như hết thảy chúng ta, không những ông muốn sống còn, mà còn muốn thịnh vượng và kinh nghiệm một cuộc sống đầy phước hạnh và thoả lòng nữa. Đức Chúa Trời làm đầy dẫy ao ước được vui mừng và thoả lòng bằng cách phó chính mình Ngài. Ở 15.1, Đức Chúa Trời cũng phán với Ápram: “phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn”. Cụm từ nầy được dịch hay hơn: “[Ta là] phần thưởng rất lớn của ngươi” (xem phần dịch gốc của bản Kinh thánh NASB). [Ở đây danh từ “phần thưởng” nằm đối ngược với cái “thuẫn” và bằng cách hoán dụ có ý nói tới Đức Chúa Trời như là nguồn của phần thưởng. Có người dịch chỗ nầy: “phần thưởng của ngươi sẽ là rất lớn” (đối chiếu NASB, NRSV), khiến cho câu nói thành một mệnh đề độc lập và hiểu như một sự thay thế cho động từ có ngôi. Tuy nhiên, cấu trúc chưa hề được sử dụng theo cách nầy ở đâu khác, dầu nó bổ nghĩa cho danh từ (xem những câu gốc được liệt kê ở trên) hay đóng vai trò như một trạng từ có liên quan tới một động từ có ngôi (xem Giôsuê 13.1; I Samuên 26.21; II Samuên 12.30; II Các Vua 21.16; I Sử ký 20.2; Nêhêmi 2.2). Xem phần ghi chú của quyển Kinh thánh NET]. Đức Chúa Trời bảo đảm với Ápram rằng mặc dù ông vừa từ chối phần thưởng lớn của vua Sôđôm (14.22-24), chính mình Đức Chúa Trời sẽ trở thành phần thưởng của ông.
Chúng ta bị kéo vào ảo giác là chính chúng ta làm ra, tự thuyết phục mình về giá trị của các thứ của cải mà chúng ta theo đuổi trong khi mù loà trước kho báu ở ngay trước mặt chúng ta ở trong chính mình Đức Chúa Trời. Chúng ta đòi hỏi những món quà và mau chóng quên Đấng Ban Cho. Chúng ta đến với Đức Chúa Trời vì những món quà của Ngài, thay vì chính sự hiện diện của Ngài. Chúng ta đặt tầm nhìn của mình vào những khoái lạc trôi nổi của đời nầy — một gia đình hạnh phúc, một sự nghiệp thịnh vượng, một chiếc xe hơi lộng lẫy, một ngôi nhà xinh đẹp, một địa vị đầy quyền lực, một danh tiếng tốt, một đêm trong thành phố, một kinh nghiệm tình dục, một nụ cười thân mật. Chúng ta tự làm dại dột mình khi bước vào suy nghĩ rằng thoả lòng được tìm thấy ở ngoài Đức Chúa Trời. Nhưng đến cuối cùng, chúng ta thấy tất cả những thứ mà chúng ta theo đuổi, một là khó nắm bắt được, hai là không thoả lòng. Sự thực là, thoả lòng không tìm được ở ngoài Đức Chúa Trời hay thậm chí là qua Đức Chúa Trời — sự thoả lòng ấy chỉ tìm được ở trong Đức Chúa Trời mà thôi. Phần “thưởng” là một mối tương giao với chính mình Đức Chúa Trời [Huber, “Faith’s Bitter Foe”].
Ở 15.2-3, Ápram đáp miệng với Đức Chúa Trời lần thứ nhứt [Khi Đức Chúa Trời phán, Ápram im lặng và thường vâng theo (thí dụ, Sáng thế ký 15.2-3, 8; 17.18; 18.23-33; 22.11)]: “‘Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách. Áp-ram lại nói rằng: Nầy, Chúa làm cho tôi tuyệt-tự; một kẻ tôi tớ [Ê-li-ê-se có nghĩa là “Đức Chúa Trời của sự trợ giúp”. Trong vùng Cận Đông xưa kia, đây là cách làm thông thường cho một đôi vợ chồng không con xin một trong những tôi tớ mình làm con nuôi khi họ sanh tại nhà mình. Đứa con nuôi nầy sẽ chăm sóc cho họ lúc tuổi già và sẽ kế tự tài sản của họ khi họ qua đời. See Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 1-17. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1990), 420] sanh đẻ tại nhà tôi sẽ làm người kế nghiệp tôi’”. Sau mười năm chờ đợi, Ápram đã nghĩ trong lòng: “Có gì tốt đẹp khi Ngài là thuẫn đỡ và phần thưởng cho tôi nếu tôi chẳng có đứa con nào để chuyển giao cho nó chớ?” “Thành công mà chẳng có kẻ kế thừa, thì để làm gì?” [Robert Deffinbaugh, Genesis. From Paradise to Patriarchs. Lesson 16. The Focal Point of Ápram’s Faith Genesis 15.1-21 ( http://www.bible.org/http://www.bible.org/, 1997), 1]. Bạn có thể cảm nhận nỗi đau của Ápram không? Phổ hệ gia đình ông đang đối mặt với sự tuyệt chủng. Toàn bộ gia phả được liệt kê trong Sáng thế ký 11, trải từ Sem đến Ápraham, sắp sửa bị đứt đoạn. Bức màn sẽ sụp xuống ngay chính tên gia đình của ông — trừ phi ông sanh được một người kế tự. Vì vậy, Ápram đã sẵn sàng chấp nhận tôi tớ chính của mình, Ê-li-ê-se, là con thừa tự của mình.
Đức Chúa Trời đôi khi sử dụng một khoảng thời gian dài để làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài và chúng ta sẽ rơi vào chỗ ngã lòng và sợ hãi. Khi sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài bị trễ nãi, chúng ta nghĩ tới tình trạng chẳng đặng đừng rồi bị cám dỗ phải thoả lòng với cái ít ỏi hơn những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta (xem Sáng thế ký 16) [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 12-23 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 53]. Nhưng đây chính là thời điểm mà chúng ta phải tin cậy vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
Có thể bạn nói: “Sợ hãi là một thực tại trong đời sống của tôi. Mặc dầu Kinh thánh truyền cho tôi phải từ chối nó, dường như tôi không thể từ chối nó được”. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được cùng một cách ấy. May thay, có một manh mối đáng khích lệ trong 15.2 (đối chiếu 15.8). Trong sự hồ nghi và sợ hãi của ông, Ápram bằng lòng đặt mình dưới quyền tể trị khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Ông sử dụng một tước hiệu mới dành cho Đức Chúa Trời gọi Ngài là “Lạy Chúa Giêhôva”. Adonai (“Chúa”) Yahweh. Ápram đang trao phó mọi sự lo lắng của ông cho Đức Chúa Trời vì ông biết Đức Chúa Trời đang chăm sóc ông (I Phierơ 5.7).
Đúng là một sự nhắc nhớ đầy quyền lực rằng sợ hãi, với và trong bản thân nó, không phải là tội lỗi. Thực sự nó chẳng là gì hết với những gì bạn làm với nỗi sợ của mình. John Wayne từng nói: “Can đảm bị đe doạ cho tới chết, nhưng chổi dậy không cứ cách nào” [Preaching Today Citation. John Wayne, Leadership, Vol. 17, no. 2]. Thực làm sao! Đức tin là hồ nghi nói ra những lời cầu nguyện của nó. Đây là sự phó thác có ý thức dâng cho Đức Chúa Trời mọi nỗi sợ hãi của chúng ta. Bạn có dâng mọi nỗi sợ hãi của mình cho Chúa hôm nay không? Liệu bạn có tin cậy Ngài với những nỗi lo của bạn không?
Tình trạng hồi hộp được lồng vào 15.4-5, ở đây Môise ghi lại những lời nầy: “Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Áp-ram rằng: Kẻ đó [Đức Chúa Trời từ chối không sử dụng tên của ông] chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi. Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy’” [Đây là lần khải thị thứ tư của Đức Chúa Trời cho Ápram (đối chiếu Sáng thế ký 12.1-3; 12.7; 13.14-17; và 15.4-5)]. Thay vì quở trách Ápram, Đức Chúa Trời bảo đảm với ông rằng ông sẽ có một “con trai sanh tự nhiên”, chớ chẳng phải con nuôi là kế tự đâu (đối chiếu 12.7; 13.15-16; 17.15-16). [Từ các vấn đề trong Sáng thế ký 12-14 bao gồm lời hứa của Đức Chúa Trời cho Ápram về đất đã trội hơn lên. Tuy nhiên, từ Sáng thế ký 15 về những căng thẳng phát sinh từ lời hứa nói tới các dòng dõi trở thành trọng tâm trong câu chuyện. Constable, Notes on Genesis, 134]. Ở giữa sự hồ nghi và thất vọng của Ápram, Đức Chúa Trời khích lệ ông. Không những Ngài bảo cho Ápram biết về lời hứa một lần nữa (12.2; 13.15-16), Ngài khẳng định điều đó bằng cách nói rằng dòng dõi của ông sẽ đông như sao [Một trong những dòng dõi nầy sẽ trở thành của ông sẽ trở thành “sao Mai sáng chói” (Khải huyền 22.16)] trên trời [Constable nói: “Có lẽ đây là một lời hứa nói tới con cháu thuộc linh của Ápram, những kẻ có đức tin nơi Đức Chúa Trời giống như ông đã có. Có thể Ápram không thấy chỗ phân biệt nầy một khi ông nắm lấy lời hứa như một lần nhắc tới con cháu theo phần xác”. Constable, Notes on Genesis, 136]. Đức Chúa Trời biết rõ chúng ta có thể trụ vững bao lâu. Ápram gần tới điểm quết định của sợ hãi và thất vọng, cho nên Đức Chúa Trời ngự đến làm sự trợ giúp cho ông với những lời khẳng định về các lời hứa của Ngài.
Ở giữa chương nầy xảy ra một câu quan trọng nhất trong Cựu Ước. Sáng thế ký 15.6 [Câu nầy phá vỡ khuôn mẫu của câu chuyện (xem biểu đồ dưới đây) để đưa ra điểm rất quan trọng nầy]. Đây là câu đầu tiên trong Kinh thánh rõ ràng nói tới đức tin, sự công bình, và sự xưng công bình [Tham khảo duy nhứt trong Cựu Ước về câu nầy là Nêhêmi 9.8. Tuy nhiên, nội dung của tiểu đoạn Kinh thánh ấy không nhắm vào lý thuyết xưng công bình. Các trước giả Tân Ước trưng dẫn Sáng thế ký 15.6 ở Rôma 4.3; Galati 3.6; và Giacơ 2.23]. Môise viết: “Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người”. [Các bản dịch Anh ngữ khác nhau trong chỗ đề cập tới Sáng thế ký 15.6b. Bản ESV viết: “và Ngài kể sự ấy cho ông là công bình”. Bảng Kinh thánh NET ghi: “và Đức Giêhôva xem phần đáp ứng đức tin của ông là minh chứng cho sự trung thành chân chính”. Bản NIV: “và Ngài kể sự ấy cho ông là công bình”. Bản NKJV: “và Ngài kể sự ấy cho ông được công bình”. Bản NLT: “và Đức Giêhôva tuyên bố ông là công bình vì cớ đức tin của ông”]. Thật là quan trọng khi công nhận rằng đây không phải là lần đầu tiên mà Ápram đã tin theo Đức Giêhôva [Ápraham đã đưa ra nhiều thắc mắc trong chương nầy mà tác giả dường như buộc phải nhắc cho độc giả nhớ đến đức tin không dời đổi của ông. John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Rõ ràng, Ápram đã tin theo Đức Giêhôva và được tuyên bố là công bình khi ông rời xứ U-rơ (Hêbơrơ 11.8; 11.31-32) [Cú pháp của Sáng thế ký 15.6 và hình thức của chữ “tin” cho thấy rằng đức tin của Ápram đã không khởi sự sau 15.1-5]. Từ điểm đó trở đi, đáp ứng thông thường của Ápram đối với lời lẽ của Đức Chúa Trời là phải tin theo chúng [Wenham nói: “Hình thức của động từ ‘ông đã tin’ có lẽ chỉ ra hành động được lặp đi lặp lại hay liên tục. Đức tin là đáp ứng bình thường của Ápram đối với lời lẽ của Đức Giêhôva”. Gordon J. Wenham, Genesis 1-15. WBC (Waco, TX. Word, 1987), 329]. Ápram đã tin [Từ “đã tin” (‘aman) có nghĩa là “tin hay chấp nhận”] theo Đức Giêhôva trong hơn một thập kỷ, nhưng rõ ràng ông đã không nhìn biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông một kẻ kế tự từ chính thân thể của ông (15.4) [Có lẽ Môise đã ghi lại đức tin của Ápram ở đây vì nó là nền tảng cho việc lập ra giao ước với Ápraham]. Đức tin của Ápram không được nhắc tới cho tới bây giờ, để nhấn mạnh sự thực đức tin theo Kinh thánh là đức tin tựu trung nơi thân vị và việc làm của Đức Chúa Jêsus Christ. Ở đây, đức tin của Ápram nhắm vào lời hứa nói tới một đứa con trai, qua con ấy phước hạnh sẽ đến cho cả thế gian. Trong khi quyết định sự hiểu biết của Ápram trọn vẹn như thế nào về mọi lời hứa nầy là điều rất khó, chúng ta không nên vượt quá lời lẽ của Chúa Jêsus: “Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8.56) [Deffinbaugh: “The Focal Point of Ápram’s Faith,” 2].
Câu nói quan trọng cho thấy rằng Ápraham đã được “kể” với sự công bình [Từ ngữ “công bình” (tsadaq) có nghĩa là “thanh tẩy hay làm cho đúng về mặt đạo đức”. Lẽ đạo nầy rất quan trọng và là cơ sở cho Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ và cho đời sống Cơ đốc được trưng dẫn luôn trong Tân Ước (thí dụ, Rôma 4.1-3; 4.9-10; 4.19-24; Galati 3.5-7; Giacơ 2.23)], chớ không phải sau khi ông dâng một của lễ lớn, hay sau khi ông tự làm sạch lòng mình về mọi tội lỗi, hoặc khi ông hiệp tất cả hành động của mình lại, nhưng ngay giây phút ông chỉ tin nơi Đức Giêhôva (đối chiếu Galati 3.6-9). Đức tin đang nắm lấy Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài. Chữ “kể” (chashab) có ý nói: “công nhận tầm quan trọng”. Trong thế giới thương mại, khi khoản nợ được cân đối bởi tín dụng, tài khoản đã được “chi trả”. Tương tự thế, khi Đức Chúa Trời chấp nhận lòng tin cậy của Ápram như tín dụng, Ngài đáp ứng bằng cách giải ngân cho ông bất kỳ khoản nợ tội lỗi nào. Đức tin của Ápram đã khiến cho Đức Chúa Trời phải ghi khoản tội lỗi của Ápram vào sổ cái: “Đã trả đủ” (xem Côlôse 2.14). Chúng ta có thể có một mối tương giao với Đức Chúa Trời trên chính cơ sở nầy, bằng cách nắm lấy Đức Chúa Trời bởi Lời của Ngài rồi tin theo Con được hứa cho của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn đã làm điều nầy hôm nay chưa? Nếu bạn đã làm rồi, Đức Chúa Trời đã ghi sự công bình của Đấng Christ vào tài khoản của bạn.
[Chúng ta bị thách thức phải tin cậy mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Giờ đây, chúng ta được khích lệ phải …]
2. Yên nghỉ trên giao ước của Đức Chúa Trời (15.7-21). [Sáng thế ký 15.7-21 ghi lại việc Đức Chúa Trời lập giao ước với Ápraham. Phần nhấn mạnh trong tiểu đoạn nầy lên tới vùng “đất” đã được hứa cho bởi Đức Giêhôva với “dòng dõi” của Áptaham. Ngài khích lệ Ápraham với sự thực là Ngài đã đem ông ra khỏi U-rơ xứ Canh-đê để ban cho ông đất Canaan làm cơ nghiệp (15.7)]. Ở 15.7-8, khuôn mẫu tiếp tục: Đức Chúa Trời phán với Ápram và Ápram hỏi Đức Chúa Trời một câu:
[Biểu đồ sau đây chứng tỏ hình thức quan hệ song song của Sáng thế ký 15.1-21. See Keith H. Essex, “The Abrahamic Covenant” Masters Seminary Journal. 10.2 (Fall 1999).199].
Bối cảnh thứ nhứt
Hoạt động
Bối cảnh thứ hai
15.1
Lời của Đức Giêhôva cho Ápram
15.7
15.2-3
Thắc mắc của Ápram với Đức Giêhôva
15.8
15.4-5
Sự bảo đảm của Đức Giêhôva cho Ápram
15.9-21

15.6. Đức tin của Ápram nơi Đức Giêhôva và sự công bình tới sau

Quả là một sự nhắc nhớ, Đức Chúa Trời luôn luôn nắm lấy quyền chủ động. Câu 7 nói cho Ápram biết những gì Đức Chúa Trời đã làm cho ông (“Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng đã dẫn ngươi ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê” (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 7.2-5) [Câu nói nầy chắc chắn được nhận ra với câu nói khai mào cho giao ước Sinai ở Xuất Êdíptô ký 20.2: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô”. Từ ngữ “U-rơ xứ Canh-đê” chỉ ngược lại Sáng thế ký 11.28, 31 và lập nền cho giao ước hiện tại với một hành động cứu vớt thiêng liêng trong quá khứ ra khỏi “Ba-by-lôn”, y như Xuất Êdíptô ký 20.2 lập nền cho giao ước Sinai bằng một hành động giải cứu thiêng liêng ra khỏi Ai cập] và mục đích của sự cứu rỗi của Ngài (“để ban cho ngươi xứ nầy làm sản nghiệp [Gốc rễ yaras (“sở hữu”) kết nối với “đất” bằng chữ “kế tự” (từ yaras) ở Sáng thế ký 15.3-4. Vì vậy, cơ nghiệp phải được trao cho “dòng dõi” của Ápraham chủ yếu là “đất”]”, đối chiếu 12.7). Mục đích của sự cứu rỗi là cơ nghiệp. Đức Chúa Trời đem chúng ta ra để đưa chúng ta vào. Chúng ta được đem ra khỏi tình trạng thờ lạy hình tượng và tội lỗi để được đưa vào sản nghiệp của chúng ta [Eaton, Genesis 12-23, 59]. Đời sống Cơ đốc bắt đầu khi một người đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng sự sống dư dật bắt đầu khi Cơ đốc nhân bắt đầu theo đuổi Đấng Christ (Giăng 10.10).
Ở 15.8, Ápram nói: “Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp?” Đáp ứng của Ápram cho thấy rằng ông đã có những mối hồ nghi về lời hứa của Đức Chúa Trời ban xứ cho ông. Ngay cả hạng người có đức tin lớn đều kinh nghiệm những giây phút hồ nghi của họ. Sống đời sống đức tin không giống như khởi sự từ đáy một chiếc thang cuốn luôn luôn và liên tục di chuyển hướng lên trên trời đâu. Sống đời sống ấy giống như cởi một chiếc xe đang lao dốc với nhiều đồi núi và đồng trũng. Ở 15.6, Ápram đang ở trên đỉnh ngọn núi — ông đã tin; ở 15.8, ông lao xuống đồng trũng – nghi ngờ [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 162]. Nhưng một lần nữa, làm ơn để ý rằng Ápram đã đem những nỗi sợ hãi của mình đến thẳng với Đức Giêhôva. Đức Chúa Trời đặt bên trong Ápram một sự khát khao muốn tin theo. Ngài cũng làm y như vậy trong chúng ta hôm nay. Vì vậy, chúng ta phải nhìn xem Đức Chúa Trời rồi yên nghỉ ở trong Ngài.
Một lần nữa, thay vì quở trách Ápram, Đức Giêhôva ban cho ông một số phương hướng. Ở 15.9, Đức Giêhôva phán cùng ông: “Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bò câu con”. Đây là các con thú “thanh sạch”, được sử dụng sau đó trong hệ thống con sinh dưới luật pháp Môise. Sự sử dụng 5 loại thú khác nhau làm con sinh nhấn mạnh tính trang trọng của cơ hội.
Khi ấy Môise nói cho chúng ta biết rằng Ápram “bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nửa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai [Luật pháp Môise dạy các thầy tế lễ đừng “mổ các loài chim ra làm hai” (Lê vi ký 1.17)]. Có những chim ăn mồi bay đáp trên mấy con thú chết đó, song Áp-ram đuổi nó đi” [Constable cho biết: “Các loài chim làm mồi đều bất khiết (Lê vi ký 11.13-19; Phục truyền luật lệ ký 4.12- 18) và tiêu biểu cho các dân Ngoại (Êxêchiên 17.3, 7; Xachari 5.9), có lẽ là Ai cập …Cho nên Ápram đuổi các loài chim mồi ra khỏi những mãnh đã chia ra cho thấy ông đang bảo hộ cho dòng dõi của mình tránh khỏi những lần tấn công của các dân Ngoại. Chính Sáng thế ký nói tới một số lần tấn công của dân Ngoại chống lại con cháu của Ápraham (thí dụ, các chương 26, 34) và sách ấy nhìn thấy trước chuyến hành trình sang Ai cập (các chương 37-50 [đối chiếu Xuất Êdíptô ký 1.11-12]). Nhưng các hành động của Ápraham được nói là lo bảo hộ cho dòng dõi của mình theo ý nghĩa nào? Sáng thế ký 22.16-18; 26.5 cho rằng chính sự vâng phục trung thành của Ápraham đối với giao ước đã bảo đảm ơn phước cho dòng dõi của ông …Xuất Êdíptô ký 2.24 và Phục truyền luật lệ ký 9.5 cũng lập nền cho việc xuất Ai cập theo những lời hứa thiêng liêng đã lập với các tộc trưởng. Cho nên bối cảnh của loài chim ở đây phác hoạ ra sự an ninh của Israel như hậu quả của lòng thương xót của Ápraham” Constablle, Notes on Genesis, 138] (15.10-11) [Câu gốc ám chỉ rằng Ápraham vốn biết rõ nghi thức phải diễn ra vì Đức Chúa Trời không nói cụ thể ông phải làm gì với các loài thú nầy. Ngài chỉ truyền cho Ápraham phải “bắt” (Sáng thế ký 15.9), nhưng Ápraham đã “bắt”, “chia làm hai”, rồi “để” (15.10). Ápraham dường như hiểu các con thú biểu thị cho điều gì: sự bảo đảm của Đức Giêhôva cho Ápraham sẽ đến qua một “giao ước” trong đó cả Ngài và Ápraham sẽ thề chu toàn các bổn phận cho nhau, công nhận rằng sự chết sẽ là hậu quả nhất định của sự họ thất bại không chu toàn được sự ký thác của họ cách trung tín]. Trong thời của Ápram, các hợp đồng theo luật pháp và trói buộc nhau không do các luật sư phác thảo và rồi được ký kết bởi các bên tham gia. Thay vì thế, các hợp đồng theo luật pháp được thành hình bởi các phương tiện theo nghi thức của giao ước: việc chia làm hai một con thú đóng dấu cho giao ước. Con thú bị chia làm hai [Eaton viết: “Giao ước luôn luôn có việc đổ huyết ra, xem như điểm khởi sự của nó. Đây là thông tục của thế giới cổ, nhưng nó cũng có tầm quan trọng trong Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ. Nó nhìn tới trước về Chúa Jêsus. Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá vì cớ tội lỗi chúng ta là điểm khởi sự của bất kỳ mối tương giao nào với Đức Chúa Trời. Một người không thể bắt đầu ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời, trừ phi tội lỗi đã được chuộc bằng cách thế nào đó. Vì thế, trong thế giới cổ, việc đổ huyết ra đã đến trong chặng đường đầu của quá trình tiến hành bất cứ giao ước nào”. Eaton, Genesis 12-23, 60] và hai bên sẽ bước qua giữa những mãnh phân nửa đó khi lặp lại các điều khoản trong giao ước. Bằng cách làm như thế, hai bên đang nói: “nếu tôi không làm tròn những sự tôi ký thác đối với giao ước nầy, nguyện tôi chịu lấy số phận giống như con thú nầy” (đối chiếu Giêrêmi 34.18-20).
Ở 15.12-21, chúng ta đến với một trong những bối cảnh gây xúc động nhất trong đời sống của Ápram. Tuy nhiên, Đức Giêhôva khiến ông nằm xuống “ngủ mê” để ông được mô tả là tiêu cực, không có tham dự vào [Hamilton kết luận: “Tuy nhiên, không một chỗ nào trong chương nầy được gán cho Ápram. Ông thoải mái không có một công việc nào cả. Sự áp đặt hay bổn phận duy nhứt mà Đức Giêhôva tra trên bất kỳ ai là trên chính mình Ngài, và đấy là bổn phận phải thực hiện đầy đủ lời hứa của Ngài về dòng dõi, và đặc biệt là đất đai, với Ápram và với dòng dõi của ông”. Hamilton, The Book of Genesis, 438]. Trong giấc ngủ ngắn ngủi nầy: “một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người” (15.12; đối chiếu Gióp 33.14-18). Những cảm xúc nầy rất thông thường khi một người nam hay một người nữ đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm của Ápram nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời là một Đấng rất đáng sợ. Người ta không nên xem thường Ngài (xem Êsai 6.1-8).
Ở 15.13-16, Đức Chúa Trời đưa ra một lời tiên tri có 7 phần liên quan tới dân Israel.
1. Các ngươi sẽ làm khách lạ trong một xứ khác (Ai cập). Xem Thi thiên 105.11-15.
2. Các ngươi sẽ làm nô lệ trong xứ Ai cập.
3. Các ngươi sẽ bị hà hiếp trong bốn trăm năm. (Khoảng thời gian làm nô lệ là 430 năm. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, khoảng thời gian ấy chỉ là 400 năm). Xem Xuất Êdíptô ký 12.40-42.
4. Đức Chúa Trời sẽ xét đoán Ai cập. Xem Công vụ các sứ đồ 7.6-8.
5. Israel sẽ ra đi với nhiều của cải. Xem Xuất Êdíptô ký 3.21-22 và 12.35-36.
6. Ápram sẽ không sống qua thời gian làm nô lệ nầy. Xem Sáng thế ký 25.7-8.
7. Trong thế hệ thứ tư (400 năm), Israel sẽ trở về xứ. Xem Phục truyền luật lệ ký 9.4-6.
Tất cả những lời tiên đoán nầy đều được ứng nghiệm trọn vẹn từng chữ một vì Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn thành những gì Ngài hứa. Nhưng các lời hứa của Đức Chúa Trời cho Ápram cùng dòng dõi của ông không phải không có đau khổ và phấn đấu. Phần nhiều các lời hứa nầy đều rất là đau thương. Thường thì, Đức Chúa Trời đưa chúng ta qua các thời kỳ đau khổ. Tại sao chứ? Để cho chúng ta sẽ bám theo Ngài và chúng ta sẽ có một sự tán thưởng lớn lao hơn đối với lời hứa về thiên đàng. Khía cạnh khác của sự phấn đấu kèm theo với những lời hứa nầy là thời gian có cần cho sự tỏ ra của chúng. Thường thì có một sự chậm trễ trong các lời hứa của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 11.13). Đức Chúa Trời hoạch định như thế để cho đời sống thuộc linh của chúng ta được mạnh mẽ. Không cứ cách nào đó, chậm trễ sẽ luyện lọc chúng ta và lèo lái chúng ta biết cách ứng xử sâu xa hơn với Đức Chúa Trời và tìm cách tiếp xúc tư riêng với Ngài. Nếu các lời hứa của Đức Chúa Trời tuôn tràn vào đời sống của chúng ta với sự thoải mái mà không có việc tìm kiếm chúng, chúng ta sẽ quên mất chúng đến từ đâu [Eaton, Genesis 12-23, 53]. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trông đợi Ngài. Ngài muốn chúng ta phải tin cậy Ngài.
Ở 15.17, “một lò lớn khói lên, và một ngọn lửa” [Lò khói lớn ấy nhắc cho chúng ta nhớ đến trụ mây tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 13.21-22), trụ khói trên Núi Sinai (Xuất Êdíptô ký 19.18), và trụ mây vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời (I Các Vua 8.10-12). Ngọn lửa loè ngang qua nhắc cho chúng ta nhớ tới trụ lửa tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Xuất Êdíptô ký 13.21-22), về bụi gai cháy tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trước mặt Môise (Xuất Êdíptô ký 3.4), và ngọn lửa đến từ trời, đôi khi thiêu đốt những con sinh mà Đức Chúa Trời vốn đẹp lòng (I Các Vua 18.38, I Sử ký 21.26, II Sử ký 7.1)] loè ngang qua giữa những mãnh nhỏ của các con thú. Lò khói và ngọn lửa tiêu biểu cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Vì vậy chính mình Đức Giêhôva đã bước ngang qua những mãnh con sinh nầy trong việc lập giao ước với Ápraham (đối chiếu Lê vi ký 26.12) [Constable viết: “Giao Ước với Ápraham là nền tảng cho hệ thống thần học tiền thiên niên kỷ. Giao ước nầy chưa ứng nghiệm như Đức Chúa Trời đã hứa nó sẽ ứng nghiệm. Khi Đức Chúa Trời thành tín, chúng ta tin Ngài sẽ làm ứng nghiệm các lời hứa nầy trong tương lai. Kết quả là, sẽ có một tương lai cho Israel là một quốc gia (đối chiếu Rôma 11). Điều nầy phải được lý giải cách cụ thể. Nếu Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm dòng dõi và những lời hứa phước hạnh cách cụ thể, há chúng ta sẽ không mong Ngài cũng sẽ làm ứng nghiệm các lời hứa về đất đai cách cụ thể sao? Các giao ước về xứ Palestine, về dòng David, và Giao Ước Mới đều là những phát triển của Giao Ước với Ápraham. Mỗi giao ước nầy triển khai rộng rãi lời hứa chính trong Giao Ước với Ápraham: những lời hứa về đất đai, dòng dõi, và ơn phước”. Constable, Notes on Genesis, 142]. Khi làm như vậy, Ngài tự buộc mình phải làm phu phỉ giao ước nầy (xem Hêbơrơ 6.13-14). Đức Chúa Trời không phán: “Giờ đây, hỡi Ápram, nếu ngươi chịu sống với những điều kiện nhất định, thì ngươi sẽ có một con trai, và ta sẽ ban cho ngươi đất đai”. Ngài không phán: “Hỡi Ápram, bao lâu ngươi vâng theo A, B, C, và D, ta sẽ giữ mọi sự ta thoả thuận”. Đức Chúa Trời phán với Ápram: “Ta sẽ ban cho ngươi đất nầy, và ta sẽ lập một lời hứa vô điều kiện, ngươi sẽ nhận được lời hứa ấy. Lời hứa ấy không nhờ vào nổ lực, chiến lược đánh trận, sáng kiến, hay sự thông minh của ngươi đâu. Ngươi sẽ nhận lấy đất ấy vì ta sẽ làm ra việc đó. Ta đưa ra giao ước nầy. Ta đã bước qua những mãnh con sinh kia. Ta lập ra giao ước để ngươi sở hữu đất nầy”. [Dobson, Abraham. The Lord Will Provide, 79].
Đây là tấm lòng và bổn tánh của Đức Chúa Trời. Ngài yêu thương chúng ta vô điều kiện, bất luận chúng ta nói, suy nghĩ hay làm gì! Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn và nhịn nhục lâu dài (Xuất Êdíptô ký 34.6). Ngài là Đức Chúa Cha và Ngài thường làm việc lớn lao nhất của Ngài trong và qua chúng ta khi chúng ta chẳng ra gì hết. Tuần vừa qua, tôi bị phủ lút bởi sự bảo hộ và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Tôi thường nghĩ rằng tôi chỉ là khán giả trong đời sống Cơ đốc của tôi. Tôi nhìn xem phương thức Đức Chúa Trời đã bảo hộ tôi. Tôi nhìn xem phương thức Ngài làm thay đổi những khuôn mẫu tư tưởng của mình. Tôi kinh nghiệm những ơn phước đến từ Ngài mà tôi không đáng được. Mọi sự nầy khiến tôi phải nói: “Tôi chẳng có gì hết, mọi sự là Ngài!” Tôi không thể nhập vào tài khoản bất cứ điều chi trong đời sống của tôi. Tài khoản ấy chỉ gắn với công việc của Đức Chúa Trời toàn năng và giàu ơn.
Ở 15.18-21, Đức Chúa Trời cung ứng những đường biên giới về địa lý và các dân trong xứ mà Ngài sẽ ban cho Ápram. Từ sông Êdíptô cho đến sông Ơphơrát (xem Phục truyền luật lệ ký 11.24-25). Các đường biên giới của dãi đất nầy, đã được hứa cho dòng dõi của Ápram, trùng khớp với đường biên giới của Vườn Ê-đen (2.10-14). Phần đất bao gồm 10 nước có chữ “ít”. Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-sít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Canaan, Ghi-ê-ga-sít, và Giê-bu-sít. Đức Chúa Trời sẽ ưng ban cho dòng dõi của Ápram sự thắng hơn các dân nầy. Ngài sẽ tỏ mình ra mạnh mẽ …Ngài sẽ là “thuẫn đỡ” cho họ (đối chiếu 15.1). Rốt lại, sau mọi lời hứa và khẳng định nầy, còn phải đòi hỏi sự tái bảo đảm nào nữa không?
Trong hai năm qua, đứa con giữa của chúng tôi, Justin, đã cố gắng học cỡi xe đạp mà không có bánh xe phụ. Khi nó luôn luôn xuất sắc lúc cỡi xe đạp có bánh xe phụ, nó rất sợ lên xe đạp mà không có bánh xe phụ. Lori và tôi bỏ ra chút ít thời gian để giúp nó chạy xe mà không có sự chuyển biến nầy. Tôi luôn dùng kế nầy: “Justin ơi, hãy tin bố nghe, con có thể cỡi xe đạp mà chẳng cần bánh xe phụ. Bố tin nơi con. Bố biết con có thể cỡi được mà”. Nhưng chẳng có hiệu lực chi hết. Sau cùng, Lori nói: “Justin ơi, nếu con cỡi xe đạp mà không có bánh xe phụ, chúng ta sẽ mua cho con bộ Lego mới mà con muốn nghe”. Sau khi Lori đưa ra lời hứa ấy rồi đóng ấn nó với một lời hứa, trong chính ngày ấy, Justin đã bước ra với đức tin rồi cỡi xe đạp của mình mà chẳng cần bánh xe phụ. Nó đã tin vào một lời hứa rồi yên nghỉ trên lời hứa đó. Giờ đây khi Justin cỡi xe đạp, nó không còn loạng choạng nữa! Thật là ấn tượng. Hãy coi chừng, vì Justin sẽ tham dự Tour de France trong vài năm nữa đấy!
Hôm nay, bạn và tôi phải đưa ra hai câu hỏi nầy: Chúng ta có tin cậy Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời có đáng tin cậy không? Nếu chúng ta có thể trả lời cả hai câu hỏi nầy với một chữ “có”, thì chúng ta phải tin cậy nơi các lời hứa của Đức Chúa Trời rồi yên nghỉ trên giao ước của Ngài.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét