Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

"GIẬN"



"GIẬN"
Châm ngôn 6.16-17; Thi thiên 37.8;
Êphêsô 4.26-27; Mathiơ 5.21-24
PHẦN GIỚI THIỆU.
Giận có chiều hướng thúc đẩy chúng ta phải làm những việc mà bình thường chúng ta không muốn làm, những việc thường khiến cho đời sống chúng ta ra tệ hơn chớ không khá hơn!
MINH HOẠ.
Sự việc cho thấy dường như sinh viên nầy cần đến lớp khoảng 2 tiếng đồng hồ để làm bài tập của mình. Môn duy nhứt thích hợp là Động vật hoang dã. Anh ta đã dành chỗ trước khi anh ta nghe nói bài học rất khó và vị giáo sư cũng khác. Nhưng, dường như chỉ có một sự lựa chọn duy nhứt, vì vậy anh ta đã đăng ký học. Sau một tuần lễ và một chương học, vị giáo sư đã cho cả lớp làm bài tập. Anh ta đã qua lọt phần bài tập ấy và tờ giấy chia làm nhiều hình vuông và trong mỗi hình vuông đó là một bức tranh vẽ rất cẩn thận về đôi chân của một số loài chim. Không phải cả thân, không phải hai bàn chân – chỉ là chân của các loài chim khác nhau. Bài tập ấy chỉ yêu cầu họ xác định các loài chim từ những tấm hình vẽ chân của chúng. Thế là anh ta hoàn toàn bối rối. Anh ta chẳng có một manh mối nào cả. Anh sinh viên ngồi xuống nhìn vào bài tập càng lúc càng rối bời thêm. Sau cùng, gần đến giờ nộp bài, anh ta ra đứng trước lớp, để bài làm lên bàn của giáo sư rồi hô lên: "Đây là bài tập tồi tệ nhất mà tôi từng xem qua và đây là môn học ngốc nhất mà tôi từng bước vào". Vị giáo sư ngước mắt lên nhìn anh ta rồi nói: "Nầy anh bạn trẻ kia, anh vừa mới thi rớt rồi". Khi ấy vị giáo sư nhặt lấy tờ giấy thi, nói rằng anh sinh viên kia chưa ghi tên mình lên đó, rồi nói: "Nào, anh bạn trẻ, tên của anh là gì? " Lúc bấy giờ, anh sinh viên ấy khom người xuống, kéo đôi vớ lên, chỉ hai chân mình rồi đáp: "Thầy nhận ra em mà" -- James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc, 1988) p. 299.
Tuy nhiên, kết quả rất là thảm hại, chẳng có gì buồn cười cả. Giữa 7 điều Vua Solomon nói Đức Chúa Trời ghét là "giận", hay khi ông nói tới nó trong Châm ngôn 6.17c: "tay làm đổ huyết vô tội". Giận thường đẩy chúng ta đến với tội lỗi và nhơn đó gãy vỡ với Đức Chúa Trời và với nhau, cho nên Đức Chúa Trời ghét sự “giận” lắm.
Kinh thánh và lịch sử ghi lại những đời sống bị tan vỡ vì là kết quả của giận dữ. Nó hủy diệt không những kẻ bị nó lèo lái, mà còn hủy diệt những kẻ bị ám ảnh với nó nữa.
Kinh thánh dạy chúng ta rằng chúng ta phải canh giữ tâm trí mình chống lại sự giận dữ, thất bại không kềm chế hay không xử lý được với cơn giận kết quả trong sự thừa mứa tội lỗi.
I. Ý ĐỒ CỦA MA QUỈ (Châm ngôn 6.17c; Thi thiên 37.8; Êphêsô 4.26-27)
A. Hành động lún sâu (Châm ngôn 6.17c; Thi thiên 37.8)
1. David trong Thi thiên 37.8 chỉ ra sự nối kết giữa giận hoảng và điều ác, giận hoảng dẫn tới điều ác.
a. "Hãy dẹp sự giận, và bỏ sự giận hoảng; Chớ phiền lòng, vì điều đó chỉ gây ra việc ác".
b. Con trai ông là Solomon trong Châm ngôn 6.17c nối giận với việc làm đổ huyết vô tội.
c. Cần phải tránh né sự giận, một là xử lý nó, hoặc nó sẽ dẫn tới tội lỗi, và chúng ta càng không để ý đến thì nó càng càng làm tới!
MINH HOẠ.
Bất cứ lúc nào bạn nổi giận, phải biết chắc rằng không những nó là một điều ác trong hiện tại, mà bạn còn phát triển thành một thói quen nữa đấy. -- Epictetus -- As quoted in Bob Phillips, Phillips' Book of Great Thoughts & Funny Sayings, (Wheaton, IL. Tyndale House Publishers, Inc, 1993), p. 18.
2. Giận nối kết chúng ta với ma quỉ, nó là một thế lực khiến cho Satan phải nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời và mọi sự mà Đức Chúa Trời đã xem là tốt lành.
a. Khi chúng ta để cho cơn giận trở nên ung nhọt trong chúng ta, chúng ta trở thành vùng đất ươm đầy những khát khao tội lỗi.
MINH HOẠ.
Khi cơn giận nổi lên trong lòng của Cain, thì giết người chẳng xa lắm đâu -- Philip Henry (1631-1696) - Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry 406.
b. Có bao nhiêu Cơ đốc nhân đã mời đón tai hoạ vào trong tấm lòng và trong đời sống vì họ thất bại không kềm chế được hoặc không chịu thú nhận tính khí của họ!?!
c. Chúng ta không thể để cho cơn giận... đem lại nhiều kết quả tai hại khi chúng ta thất bại không xử lý nó được.
3. Được liệt kê là một trong 7 điều mà Đức Chúa Trời ghét nhất, cho thấy thứ cảm xúc nầy mạnh mẽ là dường nào, Đức Chúa Trời ghét đường lối cơn giận làm sự hủy diệt.
B. Thôi không giận nữa (Êphêsô 4.26-27)
1. Loại nháy mắt của thế gian khi giận dữ ...
MINH HOẠ.
Đừng giận khi lên giường ngủ. Hãy ở lại đó mà đánh trận -- Phyllis Diller -- As quoted in Bob Phillips, Phillips' Book of Great Thoughts & Funny Sayings, (Wheaton, IL. Tyndale House Publishers, Inc, 1993), p. 18.
2. Xã hội chúng ta hay đùa về sự giận hoảng, miễn thứ cho nó, thậm chí có những lúc còn vỗ tay hoan nghênh nó nữa.
a. Nhiều người bất chấp nan đề mà họ gặp phải với sự giận dữ, giống như những kẻ ghiền rượu cứ chối họ chẳng có nan đề mà nhiều người có tánh giận có!
MINH HOẠ.
Có nhiều ý tưởng kỳ quặc về việc mang lấy thập tự giá. Tôi nhớ có một người từng đến nói với tôi: "Tôi có tánh nóng lắm, nhưng tôi nghĩ đấy là thập tự giá của tôi” (rất dễ thương, tôi hy vọng thế!), "Đấy không phải là thập tự giá của bạn đâu, mà đấy là tội lỗi của bạn đó!" -- Alan Redpath in Victorious Christian Faith. Christianity Today, Vol. 33, no. 8.
b. Ngày nay chúng ta thường không gọi đấy là tội lỗi, nhưng đó là chỗ mà nó đang dẫn tới.
c. Sự thật về sự giận hoảng, ấy là nó thường tạo ra những tội lỗi kinh khủng trong đời sống chúng ta khi không chịu xử lý hoặc không công nhận nó.
3. Cách tiếp cận của Kinh thánh đối với việc xử lý cơn giận hoảng (Êphêsô 4.26-27)
a. Công nhận nó! "đang cơn giận ... "
b. Kềm hãm nó lại " ... thì chớ phạm tội ..."
c. Xử lý nó ngay lập tức " ... chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, ..."
d. Cẩn trọng với nó! " ... và đừng cho ma quỉ nhơn dịp".
4. Khi xử lý với cơn giận lúc nó xuất hiện trên bối cảnh lần đầu tiên, cách tốt nhất là làm sao đừng để cho nó lún tới những cấp độ sâu hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn.
a. Tốt hơn là nên xử lý với cơn giận khi nó mới bắt đầu.
MINH HOẠ.
Vật vã với tuyến giao thông trong giờ cao điểm từ khu ngoại ô Maryland đến Washington D.C., có thể tốn rất nhiều thời gian. Buổi sáng kia, một thiếu nữ lao xe từ đường bên cạnh vào dòng lưu thông ở trước mặt một tài xế cách mấy chiếc xe ở trước mặt tôi, buộc anh ta phải thắng gấp. Anh ta đã tránh không đụng nàng kia chừng vài inches và rõ ràng rất giận dữ. Trong vòng mấy giây, tuyến lưu thông ấy dừng lại tại đèn đỏ, và tôi thấy anh ta theo sát xe phạm lỗi kia, rồi nhảy ra khỏi xe, giận dữ sải bước hướng về xe của cô ta. Hiển nhiên là anh ấy dự tính chỉnh sửa cô nàng kia. Khi nhìn thấy anh ta đến, cô thiếu nữ rất đẹp đó cũng nhảy ra khỏi xe và chạy đến đón anh ta – một nụ cười thật tươi nở ra trên gương mặt của nàng! Trước khi anh ta có thể buông ra một lời hay nhận biết điều gì sắp xảy ra, cô ấy đã vòng tay ôm quanh người anh ta, ôm anh ấy thật chặt, và rồi một cái hôn môi thật nồng nàn! Thế rồi, cô ấy quay trở lại xe của mình và lái đi, để đối thủ của mình đứng giữa đường vẫn không nói được nên lời và ngớ ngẩn, lúng túng trông theo – không còn giận dữ nữa! -- B.R. Holt, Caldwell, ID. Christian Reader, "Lite Fare."
b. Có lẽ khi chẳng có cách tiếp cận nào hay nhất, cô ta đã có ý định đúng đắn, xoa dịu cơn giận ngay lập tức hầu ngăn ngừa tai vạ nặng nề hơn.
5. Thế thì tốt hơn nên xoa dịu cơn giận trước khi nó tự mọc rễ trong linh hồn chúng ta, ở đó nó có thể tạo ra cơn đau tim rất nặng nề!
II. NHỮNG ĐỘNG LỰC NGUY HIỂM! (Mathiơ 5.21-24)
A. Giận đột ngột (5.21-22a)
1. Phaolô đã khởi sự trong Êphêsô 4.27 rằng cơn giận tồn tại không kiểm soát được có thể cung ứng cho ma quỉ một chỗ đứng trong đời sống chúng ta ... và Chúa Jêsus nói y như thế trong Mathiơ 5.21-24.
2. Chúa Jêsus nối kết "giận" và "giết người" chung với nhau!
a. Nhưng chắc chắn mọi sự giận không nhất thiết dẫn tới giết người... thực vậy, nhưng tất cả những kẻ giết người đều xuất phát từ giận!
b. Giận là một quá trình mất kiểm soát bản ngã, và nó là chất xúc tác cho tội lỗi, cho nên rất là quan trọng khi chúng ta học biết xử lý nó sao cho thật hiệu quả.
3. Trong hầu hết các trường hợp những kẻ có đời sống thuộc linh của họ nông cạn sẽ bị sự giận dữ ấy tiêm nhiễm.
MINH HOẠ.
Cái bình càng rỗng, nước càng sôi nhanh. Hãy coi chừng tính khí của mình. -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
4. Một trong những dè chừng giỏi nhất chống lại cơn giận dẫn tới phạm tội là bước đi sâu sắc với Đức Chúa Trời.
a. Giận là một cảm xúc sẽ xảy ra, nhưng khi nó chiếu cố đến người nào được đầy dẫy Đức Thánh Linh họ sẽ không sôi sụt lên mau chóng đâu.
b. Bản thân cảm xúc giận ấy không phải là tội lỗi đâu, mà là những gì chúng ta làm với nó.
c. Kinh thánh chép trong Thi thiên 4.4: "Các ngươi khi đương giận, chớ phạm tội; ..." (bản Kinh thánh Anh ngữ).
5. Ở đây Chúa Jêsus đang nói về "CƠN GIẬN THÌNH LÌNH" ... là loại giận loé lên trong một phút chốc, loại giận kết quả trong việc nói với anh em mình là "RACA", từ nầy được dịch là: "đồ ngốc!"
a. Loại giận nầy không có suy tính trước, nó đột ngột và tỏ ra một phút chốc mà thôi.
b. Hầu hết chúng ta sẽ gạt bỏ sự giận nầy khi "ai nay đều kinh nghiệm sự giận nầy, nó rất bình thường" ... nhưng loại giận nầy cần phải được tính sổ.
(1. Chúa Jêsus phán người nào nói: "RACA" phải trả lời với Toà Công Luận.
(2. Điều nầy có ý nói rằng dù giận ở cấp độ nầy thì phải biết xử sự giữa vòng anh em ... chúng ta cần phải tính toán với nhau vì thể hiện ra loại giận đột ngột nầy.
(3. Lý do là – tỏ ra giận như thế, nếu không xử lý sẽ dẫn tới hình thái giận thứ nhì nghiêm trọng hơn sự giận mà Chúa Jêsus đã mô tả kế tiếp đó, loại giận khiến cho một người bị đoạ đày trong lửa địa ngục!
c. Những bùng nổ cơn giận thể ấy sẽ hoàn toàn gây thiệt hại... rồi nó sẽ gây ra những việc dại dột và leo thang tự phát thành một tấm lòng giận dữ.
MINH HOẠ.
Tờ Arizona Republic (ngày 25 tháng 4 năm 1995) ghi lại rằng khi Steve Tran ở Westminster, California, đóng cửa vào ngày 25 đã kích hoạt các quả bom vi trùng, ông nghĩ là ông đã nhìn thấy con dán cuối cùng bò vào căn hộ của ông. Khi thuốc được phun ra, nó kích thích, làm nổ cánh cửa ngăn kia, mấy cánh cửa sổ nữa, làm bốc cháy đồ đạt của ông. Ông ta nói: "Thực sự tôi muốn giết hết thảy chúng". "Tôi tưởng nếu tôi sử dụng nhiều hơn, tình trạng sẽ kéo dài thêm". Theo nhãn hiệu, chỉ hai hộp thuốc nhỏ thôi sẽ giải quyết nan đề bầy gián, sẽ thanh toán xong nan đề gián của Tran. Cú nổ đó gây thiệt hại trên 10.000$USD cho toà nhà đô thị của ông. Và cho bầy gián? Tran cho biết? "Đến Chúa nhựt, tôi đã trông thấy chúng còn đi vòng quanh". Khi Châm ngôn 29.11 chép: có "kẻ ngu muội mới tỏ ra sự nóng giận mình" -- Leadership, Vol. 17, no. 2.
6. Chúa Jêsus muốn hình thái "đột ngột" của cơn giận phải là đầu đề cho sự xét đoán hầu ngăn ngừa sự phát triển của cơn giận sâu nặng hơn, chẳng có việc gì sai trái khi trả lời với Toà Công Luận ở đây, đấy chỉ là một phương thức để tính toán sự bùng phát cơn giận hầu cho chúng không phát triển xa thêm.
a. Bạn sẽ tính toán những bùng phát của cơn giận như thế nào?
b. Bạn có thể kềm chế trước nan đề “giận” của bạn không?
c. Chúng ta phát triển loại tính toán như thế nầy hôm nay bằng cách nào?
B. Giận âm ỉ (5.22b)
1. "Đồ điên" là một cấp độ khác của “giận”, nặng hơn là "đồ ngốc".
a. Ở cấp độ nầy giết người đang có ở trong lòng, đấy là nội dung những lưu ý của Chúa Jêsus ở đây.
b. Đây là cơn giận còn tồn tại, nó phát triển và ung mủ trong linh hồn của một cá nhân.
c. Đây là cơn giận chưa được xử lý.
2. Một cấp độ giận như thế, nó hủy diệt người đang có lòng giận cũng như kẻ mà nó đang nhắm vào.
3. Đây là cơn giận tìm cách hủy diệt, có mục đích cất bỏ điều chi là tốt lành.
MINH HOẠ.
Trong quyển tự truyện Number 1 của mình, Billy Martin kể lại chuyến đi săn ở Texas với Mickey Mantle. Mickey có một người bạn để cho họ vào săn trong nông trại của mình. Khi họ vào đến nông trại, Mickey bảo Billy ngồi chờ ở trong xe khi anh kiểm tra lại với bạn mình. Bạn của Mantle mau chóng cho phép họ vào săn, nhưng anh ta yêu cầu Mickey một việc. Anh ta rất cưng một con la ở trong chuồng ngựa, nó sắp bị mù, và anh ta không nhẫn tâm làm hại nó. Anh ta yêu cầu Mickey bắn con la ấy cho anh ta. Khi Mickey trở lại xe, thì giả vờ giận dữ. Anh ta gay gắt và đóng sầm cửa xe lại. Billy hỏi anh ta có chuyện gì thế, và Mickey nói bạn anh không để cho họ săn. "Tôi giận gã ấy quá", Mantle nói: "Tôi sẽ vòng ra chuồng ngựa và bắn con la của hắn!" Mantle lái xe như một tên điên vòng ra chuồng ngựa. Martin chống lại: "Chúng ta không thể làm thế!" Nhưng Mickey vẫn cố quyết, anh ta gào lên: "Chỉ nhìn xem tôi thôi". Khi họ đến tại chuồng ngựa, Mantle nhảy ra khỏi xe cùng với khẩu súng trường, chạy vào bên trong, và bắn con la. Khi anh ta ra khỏi đó, anh ta nghe hai tiếng súng, và anh ta chạy lại chỗ chiếc xe. Anh ta thấy Martin cũng rút khẩu súng trường ra nữa. "Martin, anh làm gì thế?" anh ta thắc mắc. Martin lui lại, mặt đỏ lên vì giận, "Chúng ta cho hắn biết tay! Tôi vừa giết hai trong số bầy bò của hắn!" Giận dữ có thể lây lan, rất nguy hiểm. Như sách Châm ngôn đã nói: "Chớ làm bạn với người hay giận ... E con tập theo đường lối nó" (Châm ngôn 22.24-25). -- Scott Bowerman, Bishopville, South Carolina. Leadership, Vol. 16, no. 1.
a. Giận có thể trở thành dại dột hoàn toàn!
b. Loại giận thứ hai nầy đem lại án phạt bằng lửa địa ngục cho người nào để cho nó nhập vào linh hồn mình, vì nó dẫn tới nhiều tội lỗi.
4. Chúa Jêsus cảnh cáo nghịch lại với cấp độ giận dữ nầy, nó vượt khỏi việc tính toán với người khác, nó đáng phải dành cho lửa địa ngục!
a. Ở cấp độ nầy, cơn giận chỉ đem lại sự hủy diệt.
b. Không nghi ngờ chi nữa, có những dấu hiệu cảnh cáo sớm sủa về sự phát triển nầy, ăn năn và tính sổ là phương thức duy nhứt để ngăn ngừa không cho bốc hơi đầy đủ.
C. Tính sổ thuộc linh (5.23-24)
1. Chúa Jêsus nói rõ ràng trong phân đoạn nầy rằng Đức Chúa Trời không chấp nhận sự thờ phượng từ những cái đầu nóng hổi chưa xử lý với các vấn đề giận dữ của họ!
a. Chúng ta không thể kính sợ Đức Chúa Trời mà ghét anh em mình (chỉ hãy đọc I Giăng!)
b. Chúng ta không thể loại bỏ nhau mà vẫn ok với Đức Chúa Trời.
MINH HOẠ.
Một tín đồ đang ở trong chỗ tranh chiến với anh em mình không thể ở trong sự hoà thuận với [Đức Chúa] Cha của mình. -- Croft M. Pentz, The Complete Book of Zingers (Wheaton. Tyndale House Publishers, Inc., 1990).
2. Có một sự liên quan sâu sắc và quan trọng giữa mối quan hệ của chúng ta với nhau và sức khoẻ thuộc linh của chúng ta!
a. Cơn giận chưa giải quyết tạo ra một hàng rào giữa chúng ta và Đức Chúa Trời cũng như với nhau.
b. Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm hoà với nhau khi chúng ta đến với Ngài.
c. Cho nên rất là quan trọng khi Chúa Jêsus phán như thế, nếu bạn BIẾT ai đó đang có lòng giận với bạn thì hãy đến mà gặp họ … dầu khi bạn không phải là người có lòng giận!
d. Đức Chúa Trời ao ước con cái của Ngài biết làm hoà với nhau.
3. Bất luận chúng ta có thờ phượng giỏi đến chừng nào, nếu chúng ta đến với Đức Chúa Trời khi đang có vấn đề với ai đó, sự thờ phượng của chúng ta sẽ không được nhậm, thờ phượng như thế chẳng có phước hạnh gì cho chúng ta cả.
a. Đây là một việc mà nhiều người đã bỏ sót.
b. Đức Chúa Trời tuyệt đối quan tâm đến các mối quan hệ của chúng ta.
c. Ngài đã chịu chết để cứu hết thảy chúng ta ... vì vậy chúng ta không nên có vấn đề gì với nhau, vì như thế sẽ là một sự nhạo báng ân ban cứu rỗi của Ngài cho mọi người.
4. Phương án sửa sai được tóm tắt ở đây là để của lễ tại bàn thờ ... nó vẫn là của lễ dâng cho Đức Chúa Trời, nhưng hãy đi, làm hoà lại với anh chị em, rồi sau đó trở lại dâng của lễ, giờ đây dâng của lễ và thờ phượng rất thích hợp.
5. Rõ ràng Đức Chúa Trời ghét sự giận lắm, nó làm cho chúng ta mất tư cách đối với sự thờ phượng và dâng hiến và phục theo nhiều loại tội lỗi khác nữa.
a. Chúng ta cần phải xử lý với những vấn đề giận dữ đó ở trong lòng mình trước khi chúng lớn lên thành những nan đề trầm trọng.
b. Chúng ta cần phải kính sợ Đức Chúa Trời và yêu mến gia đình của Đức Chúa Trời.
PHẦN KẾT LUẬN. Đức Chúa Trời căm ghét sự giận hoảng vì nó hủy diệt về mặt thuộc linh, cả cho người đang có lòng giận cũng như cho nạn nhân của cơn giận. Giận thường là nền tảng của nhiều tội lỗi. Giận là một công cụ rất hiệu quả của Satan, chúng ta phải canh giữ tấm lòng mình không để cho giận dữ phóng ra trong những đường lối tội lỗi. Chúng ta phải học biết "đang cơn giận chớ phạm tội". Giận hoảng bất kỉnh làm sự hủy diệt, tình yêu thương của Đức Chúa Trời là phương thuốc chữa lành.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét