Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 24.1-67: "Dấu tay của Đức Chúa Trời"



"Dấu tay của Đức Chúa Trời"

(Sáng thế ký 24.1-67)
Trong Sáng thế ký 24, chúng ta đến với một trong những câu chuyện tình hay nhất mà con người được biết. Cuộc hôn nhân của Y-sác và Rêbeca. Chương nầy là chương dài nhất trong sách Sáng thế ký [Chiều dài của câu chuyện nầy và lượng chi tiết trong đó cho thấy rằng sự cố nầy đã đóng một vai quan trọng trong sự ứng nghiệm mục đích của tác giả. Những chi tiết cho thấy thể nào Đức Chúa Trời đã cung ứng một người vợ và người cưu mang dòng giống cho Y-sác và nhơn đó giữ lòng thành tín với mọi lời hứa của Ngài với Ápraham]; tuy nhiên, chương nầy thiên về bối cảnh giống một cuộn phim tình tứ lãng mạn vậy [Waltke viết: “Bối cảnh diễn ra về mặt địa lý, theo thứ tự thời gian, và hợp lý qua bốn chặng. Ápraham ủy nhiệm cho người tôi tớ sống trong nhà của ông (24.2-9); tôi tớ gặp gỡ Rêbeca tại giếng Nacô (24.10-27); trong nhà của Bê-tu-ên, gia đình đồng ý cuộc hôn nhân (24.28-61); ở Negev, Rêbeca và Y-sác gặp nhau và đôi tân hôn bước vào lều của Sara (24.62-67)”. Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 323-324]. Tuy nhiên, câu chuyện nói tới Y-sác và Rêbeca còn hơn là câu chuyện nói tới “chàng trai gặp thiếu nữ” nữa. Đây là sự khải thị tuyệt vời công việc cao cả của Đức Chúa Trời. Lèo lái từng chặng đường là thắc mắc hàm ý: Đức Chúa Trời sẽ thể hiện các lời hứa lạ thường của Ngài bằng cách nào? Ápraham đã được hứa cho dòng dõi đông vô số làm nguồn phước cho cả đất. Vì lẽ đó, có thêm nhiều thắc mắc nữa: Đức Giêhôva sẽ tìm cho Y-sác người nữ nào để hoàn thành lời hứa nầy? Ngài sẽ thắng hơn những vầng đá vấp váp không thể tránh được của con người như thế nào? [Waltke, Genesis, 324]. Trong câu chuyện nầy, chúng ta sẽ thấy rõ Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta, khi chúng ta trung tín đối với Lời của Ngài.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu với lời lẽ như sau: “Vả, Áp-ra-ham đã già, tuổi đã cao; trong mọi việc Đức Giê-hô-va [“Đức Giêhôva” Ngài không hề phán trong chương nầy, lại đóng vai chính. Ngài được nhắc tới 17 lần] đã ban phước cho người” (24.1). Sự lặp đi lặp lại hai lần “già” và “tuổi đã cao” là có cân nhắc. Trong Kinh Thánh, tuổi già là một dấu hiệu được phước nơi một nhân vật quan trọng (đối chiếu Giôsuê 13.1; 23.1; I Các Vua 1.1) [Waltke, Genesis, 326]. Cũng thực sự như thế hôm nay. Nếu Đức Chúa Trời đã ban cho bạn sống thọ và bạn đang đồng đi với Ngài, hãy ngợi khen Ngài vì sự nhơn từ của Ngài dành cho bạn. Câu 1 khẳng định: “trong mọi việc Đức Giê-hô-va đã ban phước cho người”. Điều nầy cũng rất thực đối với chúng ta, có phải không? Trong khi những ơn phước về vật chất của Ápraham không phải là những ơn phước của chúng ta, chúng ta là những người thọ lãnh mọi ơn phước của Đức Chúa Trời. Khi bạn xem xét cuộc sống của mình, bạn có thể nhìn thấy nhiều ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho (Giacơ 1.17). Những ơn phước nầy chúng ta nhận lãnh mỗi ngày đều là bằng chứng cho những dấu tay của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta công nhận ơn phước của Chúa và bày tỏ ra thái độ biết ơn, chúng ta đã bước tới một bước trong sự công nhận bàn tay khôn ngoan, quyền phép của Ngài.
Ở 24.2-4, Môise đi từ lời bình giới thiệu sang câu chuyện. Như chúng ta đã lưu ý rồi, Ápraham là một cụ già. Giống như nhiều người khác, Ápraham đã sử dụng “những năm tháng vàng” của mình bằng cách sắp đặt trật tự trong nhà của mình [Ronald F. Youngblood, The Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1991), 195]. Trên đỉnh “làm theo danh mục” của ông là kiếm một người vợ tin kính cho Y-sác con trai mình, Y-sác sấp sỉ 40 tuổi vào lúc bấy giờ (25.20). Vì vậy, ông sai người tôi tớ [Phần nhấn mạnh ba lần “tôi tớ ở lâu hơn hết trong nhà mình, có quyền quản trị các gia tài” (Sáng thế ký 24.2) dẫn tới kết luận rằng tôi tớ nầy là Êliêse (Sáng thế ký 15.2), tên của người có nghĩa là “Đức Chúa Trời của sự vùa giúp” hay “đấng yên ủi”] vô danh của mình rồi đặt ra một yêu cầu rất quan trọng. “Xin hãy đặt tay lên đùi ta, và ta sẽ biểu ngươi chỉ Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của trời và đất, mà thề rằng: ngươi không cưới một cô nào trong bọn con gái của dân Ca-na-an, tức giữa dân ấy ta trú ngụ, làm vợ cho con trai ta. Nhưng hãy đi về quê hương ta, trong vòng bà con ta, cưới một người vợ cho Y-sác, con trai ta”. Lời thề mà Ápraham lập với tôi tớ của ông dường như có đôi chút kỳ dị. Tôi không biết về bạn nhưng tôi không muốn người khác đặt tay lên đùi của tôi! [Đùi có thể là cách nói ám chỉ đến bộ phận sinh dục. Waltke, Genesis, 327. Người xưa xem bộ phận đó là nguồn của hậu duệ và là ngai quyền lực (đối chiếu 47.29)]. Tuy nhiên, đây là thông lệ trong thời của Ápraham (đối chiếu 47.29), và lời thề nầy ám chỉ đến phép cắt bì (đối chiếu 17.11).
Ápraham đã yêu cầu tôi tớ của mình đưa ra một lời thề không cưới một người vợ cho Y-sác từ trong dân xứ Canaan (đối chiếu 9.25). Trong lý trí của Ápraham, ấy là thà không có vợ thì hơn là có một người vợ xứ Canaan. Trong thời kỳ Cựu Ước, gia đình là đơn vị văn hoá quan trọng nhất (Phục truyền luật lệ ký 6.6-7; Châm ngôn 1.8). Không nghi ngờ chi nữa, Ápraham hiểu rõ vai trò cụ thể của người mẹ. Nếu Y-sác có một người vợ vô tín thì sẽ có rất ít cơ hội có được những đứa con tin kính [Bill T. Arnold, Encountering the Book of Genesis (Grand Rapids. Baker, 1998), 112]. Vì thế, Ápraham khăng khăng Y-sác phải cưới một người nữ nào là một tín đồ (Phục truyền luật lệ ký 7.3-5; I Côrinhtô 7.39; II Côrinhtô 6.14-16). Ápraham sẽ sai phái tôi tớ mình đến đâu khác hơn là những người bà con của mình chứ? Giờ đây, tôi không gửi gắm điều nầy cho bất kỳ thanh niên nào hôm nay. Nhưng tôi muốn nói rằng nếu bạn muốn tìm một người bạn đời tin kính, bạn nhìn xem coi ở đâu có những Cơ đốc nhân tin kính. Hơn nữa, nếu bạn muốn có một người bạn đời tin kính, bạn cần phải trở thành loại người mà người bạn đời tin kính sẽ tìm kiếm cho họ.
Điểm căng thẳng trong câu chuyện của chúng ta nằm ở 24.5, khi tôi tớ của Ápraham nói: “Có lẽ người con gái không khứng theo tôi về xứ nầy; vậy, có phải tôi dẫn con trai ông đến xứ mà ông đã ra đi khỏi chăng?” Đây là một câu hỏi rất hay. Đây không phải là thời đại Internet đâu! Một thiếu nữ không thể đến tại Equally Yoked, nhìn xem ảnh của người đàn ông kia, đọc xem những sở thích của anh ta, và rồi đưa ra một sự lựa chọn. Tuy nhiên, cái điều Ápraham đang tìm kiếm, là đòi hỏi đức tin…và không có nhiều phụ nữ sốt sắng đến độ họ sẽ chịu đi, khi chẳng nhìn thấy gì hết.
Ở 24.6-8, Ápraham giải quyết sự căng thẳng khi ông nói: “Hãy cẩn thận, đừng dẫn con ta về xứ đó! Giê-hô-va Đức Chúa Trời trên trời, là Đấng đã đem ta ra khỏi nhà cha ta và xứ sở ta, có phán và thề rằng: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi xứ nầy! Chính Ngài sẽ sai thiên sứ đi trước ngươi, và nơi đó ngươi hãy cưới một vợ cho con trai ta. Nếu người con gái không khứng theo, thì ngươi sẽ khỏi mắc lời của ta biểu ngươi thề; mà dẫu thế nào đi nữa, chớ đem con ta về chốn đó”. Hai lần Ápraham cảnh cáo tôi tớ ông đừng đưa Y-sác trở về xứ U-rơ (24.6, 8; đối chiếu 12.1; Luca 9.62). Đây là đức tin! Ápraham biết Đức Chúa Trời kêu gọi ông ra khỏi xứ U-rơ và đã hứa với ông dòng dõi đông vô số và đất đai, vì vậy ông bằng lòng tin cậy Đức Giêhôva trong bất cứ điều chi Ngài chọn thực hiện. Đây là một minh hoạ quan trọng về ơn cứu rỗi. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi bạn, Ngài kêu gọi bạn ra khỏi điều nầy để đến với điều kia. Ngài không muốn bạn nhìn lại đời sống cũ của mình. Ngài muốn bạn phải tiến tới đàng trước và cứ tiến tới, với đời mới trong Đấng Christ.
Sau khi nghe lời tin quyết khá mạnh mẽ của Ápraham: “người đầy tớ để tay lên đùi Áp-ra-ham chủ mình, và thề sẽ làm theo như lời người đã dặn biểu” (24.9). Mục đích của tiểu đoạn Kinh Thánh nầy là chỉ ra mối quan tâm của Ápraham về lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ đến với dòng dõi của Y-sác (đối chiếu 21.1) [John H. Sailhamer, Genesis. EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed]. Trong mấy câu nầy, ông cũng khoác trên mình phần trách nhiệm bảo đảm rằng chương trình của Đức Chúa Trời còn tiếp diễn qua thế hệ sau [Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 418]. Giống như Ápraham, chúng ta phải bằng lòng đòi hỏi những lời hứa của Đức Chúa Trời và làm theo mọi sự chúng ta có thể để bảo đảm rằng chương trình vương quốc của Ngài tiếp diễn trong dòng dõi của chúng ta và trong Hội Thánh của chúng ta.
Ở 24.10-27, chúng ta bước vào một tiểu đoạn mới. Môise viết: “Đoạn, người đầy tớ bắt mười con lạc đà trong bầy của chủ mình [Lạc đà rất hiếm trong kỷ nguyên nầy, vì vậy sự kiện Ápraham làm chủ 10 con lạc đà cho thấy ông rất là giàu có (đối chiếu Gióp 1.3). Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 42-43, 146], đem theo đủ các tài vật của chủ đã giao, rồi đứng dậy đi qua xứ Mê-sô-bô-ta-mi, đến thành của Na-cô [Nacô là em của Ápraham]. Người cho lạc đà nằm quì gối xuống nghỉ ở ngoài thành, gần bên một giếng kia, vào buổi chiều, đến giờ của những con gái ra đi xách nước” (24.10-11). Câu 10 chỉ ra hàng trăm dặm đường và mấy tháng trời khi người tôi tớ kia tập trung cả đoàn lạc đà rồi lên đường đến xứ Mêsôbôtami. Ở 24.11, có một cách chơi chữ rất tinh tế nối tiểu đoạn nầy với tiểu đoạn đứng trước. Môise ghi lại rằng tôi tớ của Ápraham “làm cho lạc đà nằm quì gối xuống”. Điều nầy dường như là chi tiết không cần thiết lắm, song động từ Hy bá lai “quì gối” (wayyabrek) nghe giống như động từ “bless” (ban phước) (barak) ở 24.1. Môise đang lôi kéo sự chú ý của độc giả nhắm vào sự kiện họ đã đến đúng địa điểm là một phần của ơn phước thiêng liêng [Ross, Creation & Blessing, 419]. Bàn tay của Đức Chúa Trời nằm trong các sự cố của câu chuyện nầy.
Ở 24.12, người tôi tớ cầu nguyện: “Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi ơi! xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm [Tiếng Hêbơrơ: “Xin làm sự ấy xảy ra trước mặt tôi ngày nay”. Mặc dù một số bản dịch Anh ngữ hiểu câu nầy là một lời thỉnh cầu được thành công trong công việc (đối chiếu các bản dịch NASB, NIV, NRSV), giống như người tôi tớ ấy đang cầu xin một điềm hay một dấu từ Đức Chúa Trời vậy (Sáng thế ký 24.14). Xem NET notes.
http.//www.bible.org/default.asp?scid=3], và hãy làm ơn cho chủ Áp-ra-ham tôi!” Đặc biệt, người tôi tớ vô danh nầy là người đầu tiên được mô tả trong Kinh Thánh như đang cầu xin sự dẫn dắt thiêng liêng trước một sự việc cụ thể [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 317]. Giờ đây, tôi nhắm tới phần việc nầy theo một tư thế khác. Tôi đã vào thị trấn quảng cáo sự thực tôi đã làm việc cho một người ngoại bang giàu có với đứa con đẹp trai, có tư cách, là kẻ sẽ là kế tự duy nhứt của chủ ông ta. Tôi đã công khai hoá phần việc của mình và tuyên bố rằng chỉ có một thiếu nữ may mắn sẽ được chọn. Muốn chọn một cô dâu như thế tôi phải tổ chức một cuộc thi “Hoa Hậu xứ Mêsôbôtami”. Chỉ có những ai xinh đẹp và có tài nhất mới được phép bước vào, và người thắng cuộc sẽ trở thành vợ của Y-sác. Nhưng đấy chẳng phải là điều mà người tôi tớ tin kính nầy đã làm. Thay vì thế, khi đoàn lạc đà nho nhỏ của ông đến tại thành Nacô, ông ta ngay lập tức cầu nguyện! Khi chúng ta đang ở trong nhu cần có sự hướng dẫn thiêng liêng, sự cầu nguyện sẽ là hành động đầu tiên của chúng ta thay vì phương sách sau cùng của chúng ta.
Hãy chú ý, người tôi tớ nầy dâng lên lời cầu nguyện rất dạn dĩ. Ông cầu xin Đức Chúa Trời cung ứng một người vợ cho Y-sác “ngày nay”. Tôi dám chắc nhiều thanh niên đang tìm kiếm một người bạn đời sẽ rất thích dâng lên lời cầu nguyện đó. “Ôi lạy Chúa, ngày nay xin hãy ban cho câu trả lời!” Nhưng Đức Chúa Trời không luôn bảo đảm nhanh chóng như vậy đâu! [Michael Eaton, Preaching Through the Bible. Genesis 24-50 (Kent, England. Sovereign World, 1999), 12]. Có khi Ngài muốn chúng ta phải bền đỗ trong sự cầu nguyện. Có phải bạn đang cầu nguyện về những quyết định bạn cần phải đưa ra về các mối quan hệ? Bạn có dâng chúng cho Chúa chưa? Nếu bạn cần phải đưa ra một quyết định về công việc làm ăn, bạn đã cầu nguyện về công việc ấy chưa?
Người tôi tớ cầu xin rằng Đức Chúa Trời sẽ “làm ơn” cho chủ của ông, là Ápraham. Từ ngữ nầy được dịch “lovingkindness” (trìu mến, chăm sóc âu yếm) (hesed) ý nói tới lòng trung thành của Đức Chúa Trời đối với giao ước. Người tôi tớ của Ápraham có thể cầu nguyện với lòng tin cậy dạn dĩ vì ông biết rằng Đức Chúa Trời của Ápraham là thành tín đối với các lời hứa của Ngài. Bạn có một nhận định thích ứng về Đức Chúa Trời hay không? Bạn có công nhận tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài dành cho bạn không? Người tôi tớ tiếp tục nói: “Nầy, tôi đứng gần bên giếng nầy, các con gái của dân trong thành sẽ ra đi xách nước, xin cho người gái trẻ nào mà tôi nói như vầy: "Xin nàng hãy nghiêng bình, cho tôi uống nhờ hớp nước," mà nàng trả lời rằng: "Hãy uống đi, rồi tôi sẽ cho các lạc đà ngươi uống nữa," là chính người mà Chúa đã định cho Y-sác, kẻ tôi tớ Ngài; và nhờ đó tôi sẽ biết rằng Chúa đã làm ơn cho chủ tôi vậy” (24.13-14). Về mặt xã hội, đây là hành động tiếp đãi khách bình thường khi cung ứng nước cho khách đi đường bị khát. Nhưng ý tưởng cho rằng người nữ sẽ cung ứng nước cho 10 con lạc đà đang khát nước còn trổi hơn những gì ông ta mong đợi. Khi dâng lời cầu nguyện như thế nầy, người tôi tớ “đã sóc bài” nghịch lại với việc tìm một người. Cần phải có một người nữ khác thường tình nguyện cho phần việc thấp hèn và gãy cổ nầy.
Tuy nhiên, ở 24.15, Môise viết ra câu nói quan trọng nầy: “Người đầy tớ chưa dứt lời [Êsai 65.24. Đối chiếu I Samuên 7.10; II Sử ký 20.22], nầy, nàng Rê-be-ca vác bình trên vai đi ra. Nàng là con gái của Bê-tu-ên, Bê-tu-ên là con trai của Minh-ca, vợ Na-cô, em trai của Áp-ra-ham”. Bạn có nắm bắt được điều đó chưa? Trong khi người tôi tớ đang cầu nguyện, câu trả lời đã trên đường đến rồi. Đây là Đức Chúa Trời của kinh điển! Ngài rất giàu ơn và thành tín đến nỗi Ngài thường trả lời cho sự cầu nguyện trước khi hay khi chúng ta đang cầu nguyện. Ngài làm như vậy để chứng tỏ quyền phép của Ngài. Người trả lời cho lời cầu xin của tôi tớ ấy có tên là Rêbeca. Nàng là cháu của Bêtuên, là em chú bác của Y-sác. Đây chính xác là điều mà Ápraham đang tìm kiếm cho con trai mình! Hơn nữa, ở 24.16, chúng ta học biết rằng “người gái trẻ đó rất đẹp, còn đồng trinh, chưa gả cho ai” [Có người cho rằng danh từ Hy bá lai dịch là “đồng trinh” (Btlh) nên được hiểu theo một ý tổng quát “thiếu nữ” (đối chiếu Giôên 1.8), ở đây từ ngữ có ý nói tới người đã có chồng rồi vậy. Trong trường hợp nầy, mệnh đề gián tiếp (“chưa gả cho ai”) sẽ là hạn chế, thay vì mô tả. Nếu từ ngữ có nghĩa là “đồng trinh”, người ta kinh ngạc tại sao mệnh đề gián tiếp là cần thiết (đối chiếu Các Quan Xét 21.12). Có lẽ sự lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự thanh sạch về tình dục của nàng như một điều kiện tiên quyết cho vai trò của nàng là mẹ của cộng đồng giao ước. See NET notes.
http.//www.bible.org/default.asp?scid=3]. Rêbeca rất xinh đẹp. Dáng vẽ bề ngoài của nàng không phải là cơ sở chính nơi sự lựa chọn của người tôi tớ kia, mà rất là thú vị khi để ý thấy rằng Đức Chúa Trời đã chọn một người vợ cũng sẽ rất hấp dẫn đối với Y-sác. Nàng là một nữ đồng trinh. Nàng không thực hiện “an toàn tình dục”; nàng đã thực hiện “để dành tình dục” cho hôn nhân. Nàng hiểu rõ rằng tình dục là một ân tứ đến từ Đức Chúa Trời, cần phải được thưởng thức trong vòng cam kết của hôn nhân. Có thể bạn suy nghĩ: “Giảng như thế rất hay đấy, nhưng tôi đã phạm vào những sai lầm đó rồi. Tôi phải làm gì đây?” Trước tiên, hãy tìm kiếm sự tha thứ của Đức Chúa Trời (I Giăng 1.9). Tiếp đến, hãy đưa ra một lời cam kết với Đức Chúa Trời và với người mà bạn đang hẹn hò. Hãy bắt đầu thực hiện tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời cho sự thanh sạch về mặt đạo đức [Ed Dobson, Ápraham. The Lord Will Provide (Grand Rapids. Fleming H. Revell, 1993), 174].
Tới điểm nầy trong câu chuyện của chúng ta, tôi tớ của Ápraham đang ở gần đó. (Nếu ông ta độc thân, có lẽ ông ta ước ao mình là Y-sác). Tuy nhiên, ông chạy tới gặp Rêbeca rồi nói: “Xin hãy cho tôi uống một hớp nước trong bình. Nàng đáp rằng: Thưa chúa, hãy uống đi; rồi nàng lật đật đỡ bình xuống tay và cho người uống. Khi đỡ cho người uống xong rồi, nàng lại tiếp rằng: Tôi cũng sẽ xách cho mấy con lạc đà chúa uống nữa, chừng nào uống đã thì thôi. Nàng lật đật đổ nước bình ra máng, chạy xuống giếng xách nước thêm nữa cho hết thảy các con lạc đà uống” (24.17-20). Trong mấy câu nầy, Rêbeca chứng tỏ cho tấm lòng của người tôi tớ đáng kinh ngạc kia. Muốn nắm bắt điều kỳ diệu nầy là như thế nào, chúng ta phải hiểu rằng cái giếng xưa đó rất là cái hố sâu rất lớn, đào trong đất với những bậc thang dẫn xuống chỗ có nước, để mỗi lần lấy nước đòi hỏi nổ lực rất cao. Hơn nữa, một con lạc đà có thể nuốt hết 25 gallons nước trong 10 phút. Làm sao bạn lấy được 250 gallons nước cho 10 con lạc đà cho nổi? Với một bình nước khoảng chừng 3 gallons nước, điều nầy có nghĩa là Rêbeca phải đi lên đi xuống giếng khoảng từ 80 đến 100 lần [John H. Walton, Genesis. The NIV Application Commentary (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 530]. Công việc của Rêbeca tốn khoảng 90 đến 120 phút đổ mồ hôi hột [Hughes, Genesis. Beginning & Blessing, 318]. Hỡi quí bà, có ai lo liệu được phần việc nầy không? Thú vị thay, Rêbeca chưa nhận ra nàng sắp sửa trở thành một chi thể không thể thiếu trong chương trình cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời qua việc lấy Y-sác làm chồng. Nàng đã phục vụ chỉ vì đây là khuôn mẫu trong đời sống của nàng mà thôi. Tôi lấy làm lạ, có bao nhiêu người trong chúng ta ao ước muốn được Chúa đại dụng trong những phương thức lớn lao, nhưng chẳng minh chứng được là đáng tin nơi những việc nhỏ trong cuộc sống? (Xem Mathiơ 25.21). Hỡi quí bà, có phải quí vị bằng lòng phục vụ chồng con mình giống như Rêbeca không? Có phải bạn là một người nữ được người ta nhận biết qua cách phục vụ của mình không?
Cũng một thể ấy, cả Giacốp (29.1-12) và Môise (Xuất Êdíptô ký 2.15-22) đã tìm được những người vợ tương lai của họ bên một cái giếng, sau những chặng đường dài. Hỡi quí ông còn độc thân, hãy đoán xem quí vị sẽ năng lui tới chỗ nào nè? Những câu chuyện nầy lường trước một sự cố trong đời sống của Chúa Jêsus ở Giăng 4.
Trên đường dài về nhà của Ngài đi từ thành Jerusalem, Chúa Jêsus đã dừng lại bên một cái giếng ở Si-kha, ở đây Ngài cũng gặp một người đàn bà, mặc dù danh phận khác nhau. Người đàn bà nầy đã lấy nhiều người khác nhau làm chồng. Như một kết quả của cuộc viếng thăm của Chúa Jêsus, toàn bộ thị trấn đó đã tin theo Ngài và dự phần vào các lời hứa của Đức Chúa Trời (Giăng 4.39-42) [Paul Wright, ed., Genesis. Shepherd’s Notes (Nashville. Broadman, 1997), 61]. Ngày nay, liệu bạn sẽ gặp gỡ Chúa Jêsus chứ? Có thể bạn đang tìm kiếm một người bạn đời để thoả mãn mọi nhu cần của bạn. Chúa Jêsus sẽ phán với bạn: “Chẳng một người bạn đời nào có thể làm thoả mãn đầy đủ mọi nhu cần của ngươi, nhưng ta có thể”.
Điểm thứ hai của sự căng thẳng xảy ra ở 24.21. Môise viết: “Còn người ngồi làm thinh mà nhìn nàng, để cho biết Đức Giê-hô-va làm thành công việc mình đi đây hay chăng” [Một trong những niềm vui lớn lao nhất tôi có, khi là một tín đồ chỉ để ý đến quyền phép và công việc của Đức Chúa Trời rồi dâng lên Ngài lời ngợi khen vì những gì Ngài đã làm. Thi thiên 115.1: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nhân vì sự nhân từ và sự chân thật Ngài, sự vinh hiển chớ về chúng tôi, chớ về chúng tôi, bèn là đáng về danh Ngài”]. Người tôi tớ tỏ ra sự cẩn trọng. Tuy vậy, chẳng có gì phải nghi ngờ vì ông ta đang nóng vội muốn quay trở về lại, xuyên suốt câu chuyện nầy ông ta tỏ ra quan tâm tới việc tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ông ta có ý thức, tỉnh táo, và biết cầu nguyện. Ông ta tỏ ra lòng trung thành, kiên nhẫn, và kiên định, tin cậy kính mến Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải làm y như thế và Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta. Chúng ta không phải hành động hấp tấp và mất kiên nhẫn. Chúng ta cần phải hướng tới trước với đức tin và nương cậy nơi Chúa [Eaton, Genesis 24-50, 14].
Sự căng thẳng được giảm bớt với sự hỏi han và nhân thân của Rêbeca. Môise viết: “Khi lạc đà vừa thôi uống, người đầy tớ bèn lấy một khoanh vàng nặng được nửa siếc-lơ và đôi xuyến nặng được mười siếc-lơ, mà nói rằng: Nàng là con ai? xin nói cho tôi biết. Trong nhà cha nàng có chỗ nào cho tôi ở nghỉ ban đêm chăng? Nàng đáp rằng: Tôi là con gái của Bê-tu-ên, cháu nội của Minh-ca và Na-cô. Rồi lại nói: Nhà chúng tôi có nhiều rơm và cỏ, và cũng có chỗ để cho ở nghỉ nữa. Người bèn cúi đầu và sấp mình xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, mà nói rằng: Đáng ngợi khen thay Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi! Ngài chẳng ngớt thương xót và thành thực đối cùng chủ tôi! Khi đang đi, Đức Giê-hô-va dẫn dắt tôi đến nhà anh em của chủ tôi vậy”. Một lần nữa, Rêbeca rất có ấn tượng. Lần nầy nàng tỏ ra sự rời rộng và mến khách. Câu 27 chỉ ra rất rõ ràng. Đức Chúa Trời đang ở đàng sau bối cảnh, Ngài lèo lái mọi hành động. Ở khía cạnh nầy câu chuyện rất giống với sách Rutơ. Câu chuyện chẳng ghi lại một câu nào về Đức Chúa Trời cả, chẳng có một phép lạ nào, chẳng có một lời tiên tri nào; nó cũng chẳng nhắc gì tới giao ước của Ápraham nữa. Nó chỉ làm bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời đang tể trị hành động qua các hoàn cảnh của những ai đang hành động trong đức tin [Ross, Creation & Blessing, 415]. Kết quả là, tôi tớ của Ápraham cúi đầu sấp mình xuống đất mà thờ lạy Đức Giêhôva. Không nghi ngờ chi nữa, ông ấy đang đắc thắng với sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Ông ta ngợi khen Đức Chúa Trời một lần nữa vì tình yêu của Ngài và cũng ngợi khen “lẽ thật của Ngài” nữa. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thành tín vô điều kiện.
Khi Đức Chúa Trời tác động vào đời sống của bạn, bạn có đáp ứng giống như người tôi tớ nầy chăng? Nếu bạn có khả năng về mặt thuộc thể, tôi thách bạn cúi xuống sấp mình trước Chúa trên cơ sở hàng ngày. Mới đây, tôi bị một thanh niên thách thức (Michael Fletcher) sấp mặt mình xuống đất trước mặt Chúa trên cơ sở hàng ngày chỉ để công nhận rằng Ngài là Đức Chúa Trời mà thôi. Tôi đã cố gắng thực hiện điều nầy và tôi đã thấy sự ấy góp phần nhắc cho tôi nhớ mình nhỏ mọn là dường nào và Đức Chúa Trời cả thể là bao!
Ở 24.28-33, Rêbeca chạy về nhà rồi chia sẻ mọi sự với gia đình của nàng. Rõ ràng nàng rất phấn khởi, giống như bất kỳ một người nữ nào khác. Anh của Rêbeca là Laban, mời người tôi tớ vào và mời người dùng bữa. Nhưng ở 24.33, khi đồ ăn được dọn ở trước mặt người, người từ chối không chịu ăn cho tới chừng sứ mệnh của người đã được hoàn tất. Người xem công việc của chủ mình quan trọng hơn ý muốn của mình. Bạn có loại lý trí nầy không? Có phải sứ mệnh của Đấng Christ đối với bạn thì quan trọng hơn sở thích của bạn không?
Một tiểu đoạn thứ ba đầy căng thẳng xảy ra ở 24.34-49 khi người tôi tớ tìm cách thu được sự tán thưởng của gia đình Rêbeca. Sáng thế ký 24, như một tổng thể, là một trường hợp nổi bật của nghệ thuật kể chuyện đời xưa. Trong thời ấy, người ta thích lặp đi lặp lại — thực vậy, họ thích lắm về điều đó — khi họ nghe kể hay đọc những câu chuyện. Sự lặp đi lặp lại đóng góp vài mục đích. Nó được sử dụng (1) nắm bắt những bối cảnh đặc biệt làm cho say mê hay quan trọng; (2) thêm phần nhấn mạnh bất cứ chỗ nào cần thiết; và (3) góp phần như một trợ giúp ghi nhớ cho thính giả (hay độc giả). Là những dấu hiệu của biên tập hay quyền tác giả, sự lặp đi lặp lại và nhân đôi thường được sử dụng như những lời khuyên rất hiệu quả [Youngblood, The Book of Genesis, 198].
Lẽ đạo chính được lặp lại trong tiểu đoạn nầy là:
Ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên Ápraham
Ý thức và trách nhiệm của người tôi tớ kia đối với Chúa
Bàn tay tể trị của Chúa đang hành động ở đàng sau các bối cảnh.
Ở 24.50-54, sự căng thẳng được giải quyết qua sự đồng ý của gia đình. “La-ban và Bê-tu-ên đáp rằng: Điều đó do nơi Đức Giê-hô-va mà ra, chúng tôi đâu nói được cùng ngươi rằng quấy hay rằng phải. [Mặc dù Đức Giêhôva chọn cả Ápraham và Rêbeca, cách khải thị của Ngài cho họ khác nhau nhiều lắm. Đối với Ápraham, Ngài phán (12.7) trong những lần hiện thấy và nghe thấy; với Rêbeca, Ngài truyền đạt qua lời cầu nguyện được nhậm và hành động khôn ngoan (24.27, 48, 50). Waltke, Genesis, 326]. Kìa, Rê-be-ca đang ở trước mặt ngươi, hãy dẫn nó đi, để nó được làm vợ của con trai chủ ngươi, theo như lời Đức Giê-hô-va phán định. Đầy tớ của Áp-ra-ham vừa nghe lời hai người nói xong, liền sấp mình xuống đất trước mặt Đức Giê-hô-va. Người lấy đồ trang sức bằng bạc, vàng, và áo xống trao cho Rê-be-ca; rồi cùng lấy các vật quí dâng cho anh và mẹ nàng. Đoạn người đầy tớ cùng các người đi theo ngồi ăn uống; rồi ngủ tại đó. Qua ngày sau, khi họ đã thức dậy, người đầy tớ nói rằng: Xin hãy cho tôi trở về chủ”. Một lần nữa, người tôi tớ đáp ứng hết lòng bằng cách cúi xuống sấp mặt xuống đất trong sự thờ lạy và biết ơn (đối chiếu 24.26).
Giây phút căng thẳng khác đã diễn ra ở 24.55-58: “Nhưng anh và mẹ nàng nói rằng: Hãy cho người gái trẻ ở lại cùng chúng tôi ít ngày nữa, độ chừng mười bữa, rồi nó sẽ đi. Đầy tớ đáp rằng: Xin chớ cầm tôi trễ lại, vì Đức Giê-hô-va có làm việc đi đường tôi được thành. Hãy cho tôi đi, trở về nhà chủ tôi. Họ đáp rằng: Chúng ta hãy gọi người gái trẻ đó và hỏi ý nó ra sao, bèn kêu Rê-be-ca và nói rằng: Con muốn đi cùng người nầy chăng? Nàng rằng: Tôi muốn đi”. Điều nầy thật là tuyệt vời! Đúng là một sự giải vây! Rêbeca chứng tỏ đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời của Ápraham bằng cách quả quyết chọn rời khỏi gia đình để lấy Y-sác (đối chiếu Rutơ 1.16). Lời mời mọc cưới xin của chàng không phải là một sự lựa chọn dễ dàng vì nàng được yêu cầu đưa ra quyết định đó. Nàng được yêu cầu phải rời khỏi gia đình của mình và mọi sự quen thuộc rồi đi với một người mà nàng mới vừa gặp trước đó chừng một hai hai ngày trời thôi, và để lấy một người khác làm chồng mà nàng chưa hề nhìn thấy trước đây.
Câu nói “Tôi muốn” là kiểu mẫu của vô số nghi thức cưới xin. Tại nghi thức cưới của chính tôi, Lori đã làm cho tôi phải ngạc nhiên bằng cách hát bài ca do Steven Curtis Chapman sáng tác có đề tựa là I Will Go There With You [Em muốn đi đến đó với anh]. Bằng cách hát bài nầy, nàng đã cam kết với tôi — đi bất cứ đâu tôi cảm thấy Đức Chúa Trời kêu gọi chúng tôi đi. Câu nói “Tôi muốn” cũng là kiểu mẫu của đời sống Cơ đốc. Thực vậy, hôn nhân là minh hoạ quan trọng nhất cho tình cảm giữa Chúa Jêsus và Hội Thánh của Ngài. Sống Cơ đốc là đặt mình vào hai bàn tay của Chúa Jêsus. Đức Thánh Linh ngự vào chúng ta rồi phán: “Ngươi có muốn cùng đi với Jêsus nầy không? Ngươi có muốn đi với Ngài không? Ngươi có muốn dành phần đời còn lại sống trong mối tương giao với Ngài không?” Và chúng ta đáp ứng, chúng ta nói: “Tôi muốn” [Eaton, Genesis 24-50, 16]. Cách tốt nhất để nhìn biết ý muốn của Đức Chúa Trời là nói: “Tôi muốn” với Đức Chúa Trời.
Sau bước đi đức tin dạn dĩ của Rêbeca, Môise ghi lại mấy lời nầy: “Đoạn, họ cho Rê-be-ca, em gái mình, và người vú của nàng, đi về theo người đầy tớ của Áp-ra-ham và các kẻ đi theo. Họ chúc phước cho Rê-be-ca mà rằng: Hỡi em gái chúng ta! Chúc cho em được trở nên mẹ của ức triệu người, và cho dòng dõi em được chiếm lấy cửa thành của quân nghịch. Rê-be-ca và các đòi nàng đứng dậy, lên cỡi lạc đà, đi theo người đầy tớ đó. Vậy, người đầy tớ dẫn Rê-be-ca đi” (24.59-61). Vậy là độc giả đã được cung ứng cho ba bằng chứng cho thấy rằng những biến cố nầy là công việc của Đức Chúa Trời: người thuật chuyện (24.15-16), người tôi tớ (24.26-27), và Laban (24.50). Người chứng sau cùng là chính Rêbeca, chống lại những ước muốn của anh và mẹ nàng, nàng cùng với người tôi tớ quay trở lại với Y-sác [Sailhamer viết: “Tính đơn sơ nơi phần đáp ứng của nàng (‘Tôi muốn đi’, câu 58) tỏ ra bản tính nàng tin cậy Đức Chúa Trời của Ápraham. Sự thực cho thấy rằng đáp ứng của Rêbeca ('elek ‘Tôi muốn đi’, câu 58) là đồng nhất với đáp ứng của Rutơ ('elek ‘Tôi muốn đi’, Rutơ 1.16) cho thấy rằng sẽ có nhiều hơn một quan hệ trùng khớp giữa hai câu chuyện nói về hai phụ nữ” Sailhamer, Genesis, Electronic ed].
Tiểu đoạn căng thẳng sau cùng được thấy ở 24.62-67. Thắc mắc là: Y-sác và Rêbeca đáp ứng với nhau như thế nào? Liệu sẽ là tình yêu ở cái nhìn đầu tiên hay sẽ có thất vọng hoàn toàn? Môise cung ứng cho chúng ta ngay câu chuyện đó: “Bấy giờ Y-sác ở tại nam phương từ giếng La-chai-Roi trở về; lối chiều, người đi ra ngoài đồng đặng suy ngẫm; nhướng mắt lên, kìa ngó thấy lạc đà đâu đi đến. Nàng Rê-be-ca cũng nhướng mắt lên, bèn chợt thấy Y-sác; liền nhảy xuống lạc đà, và hỏi đầy tớ rằng: Người ở đằng trước mặt tôi đi lại trong đồng đó là ai: Đầy tớ thưa rằng: Ấy là chủ tôi đó. Nàng bèn lấy lúp che mặt lại. Rồi, đầy tớ thuật cho Y-sác nghe hết các việc mà mình đã làm”. Giếng La-chai-roi, nơi Y-sác sinh sống và suy gẫm, là một nơi mà Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện trước đó (đối chiếu 16.14). Dường như là Y-sác đã tìm kiếm Đức Chúa Trời về người vợ tương lai của mình. Rêbeca xuống khỏi lạc đà để tỏ ra sự kính trọng đối với chồng của mình (đối chiếu Giôsuê 15.18; I Samuên 25.23). Sự kính trọng của nàng rất rõ ràng trong cách nàng tiếp cận chàng [Thái độ lấy lúp che mặt lại xác định nàng là cô dâu của chàng một khi đó là thông lệ phải che mặt cô dâu lại trong nghi thức cưới xin. Bình thường thì phụ nữ Do thái không mang lúp che mặt (đối chiếu Sáng thế ký 12.14; 38.14)].
Câu cuối cùng của chương nầy có một gợi ý rất lãng mạn: “Y-sác bèn dẫn Rê-be-ca vào trại của Sa-ra, mẹ mình, cưới làm vợ, và yêu mến nàng. Vậy, Y-sác được giải phiền sau khi mẹ mình qua đời”. Y-sác đã cưới Rêbeca và Môise viết: “Người yêu mến nàng”. Đây là lần tham khảo đầu tiên đến tình yêu vợ chồng trong Kinh Thánh. Bạn có để ý thấy tình cảm đến sau cùng, chớ không phải trước hết, trong chương nầy không? Tình yêu đến sau hôn nhân, chớ không phải trước hôn nhân. Tình yêu lãng mạn không bao giờ là nền tảng cho hôn nhân. Thay vì thế, hôn nhân là nền tảng cho tình yêu lãng mạn (Êphêsô 5.25). Môise cũng nói rằng Y-sác đã “được giải phiền sau khi mẹ mình qua đời” (Châm ngôn 18.22; 19.14). Rêbeca đã chiếm lấy chỗ của Sara trong phổ hệ dòng dõi của Ápraham và nàng đã đem lại sự yên ủi cho Y-sác.
Cuộc hôn nhân nầy rất quan trọng cho công việc của Đức Chúa Trời trên thế gian. Có lẽ thắc mắc cần phải được đưa ra ngày nay bởi những ai đang tìm kiếm sự hướng dẫn phải cưới xin với ai!?! Cuộc hôn nhân nầy có giá trị như thế nào đối với Đức Chúa Trời? [Ross, Creation & Blessing, 422]. Công việc mạo hiểm nầy có giá trị như thế nào đối với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời có lợi như thế nào?
Sau đây là một số nguyên tắc trên vũ đài hôn nhân:
Đừng lo lắng về việc tìm đúng người, hãy tự mình trở thành người đúng đắn đi đã.
Nếu bạn đã có gia đình, bạn lập gia đình với người đúng đắn [Socrates từng nói: “Về hôn nhân, nếu bạn lấy một người vợ tốt, bạn sẽ được hạnh phúc. Nếu bạn lấy một người vợ xấu, bạn sẽ trở thành một triết gia”].
Hãy thể hiện chức năng tôi tớ trong sự hẹn hò hay mối quan hệ hôn nhân của bạn.
Đặc điểm gốc của tình cảm là sự cam kết.
Hãy cầu thay cho người bạn đời tương lai của con cái bạn.
Toàn bộ câu chuyện nầy hoàn toàn nói về sự thành tín của Đức Chúa Trời. Ngài bảo hộ và dẫn dắt người tôi tớ trên hành trình của người, và Ngài đã đem Rêbeca cùng đi với người có tinh thần tôi tớ đúng đắn vào đúng thời điểm. Từ nhận định về lịch sử của chúng ta, nhiều thế kỷ về sau chúng ta có thể nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời sử dụng sự vâng phục của một số thành viên trong gia đình để hoàn tất mọi mục đích của Ngài. Vì chính qua sự hiệp một của Y-sác và Rêbeca mà giao ước và những lời hứa kỳ diệu của giao ước đã được duy trì [Arnold, Encountering the Book of Genesis, 113].
Cách đấy mấy thế kỷ, vị vua khôn ngoan là Solomon, đã viết một phân đoạn rất quen thuộc: “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con” (Châm ngôn 3.5-6). Cho phép tôi giải thích nhanh câu nầy. Chữ “tin cậy” đã được sử dụng trong Cựu Ước theo một ý nghĩa tự nhiên: nương trên một việc gì đó để có sự trợ giúp. Chữ nầy cũng được sử dụng theo một nghĩa bóng: nương cậy ai đó hay vật gì đó để được cứu giúp hay bảo hộ. Động từ thường được sử dụng với những an ninh giả tạo, người ta tin cậy vào những thứ đã được minh chứng là vô giá trị. Nhưng ở đây đối tượng của sự tin tưởng chắc chắn là Đức Giêhôva, Ngài là đối tượng đáng tin cậy, đáng tin tưởng. Đức Chúa Trời muốn bạn phải nương cậy nơi Ngài. Ngài phán rằng bạn cần phải tin cậy với “hết lòng”. Từ ngữ “lòng” gồm có lý trí, tình cảm, và ý chí. Ngài truyền cho bạn “chớ nương cậy vào sự thông sáng của con”. Một lần nữa, chữ “nương cậy” được sử dụng theo một ý nghĩa cụ thể nương vào một việc gì đó để được trợ giúp. Nó cũng được sử dụng theo một nghĩa bóng nương cậy vào ai đó hay vật gì đó để được cứu giúp hay bảo hộ. Ở đây chức năng của nó theo nghĩa bóng là một sự so sánh. Thay vì nương cậy nơi bản thân, hãy nương cậy nơi Đức Giêhôva (đối chiếu Êsai 10.20). Từ ngữ “thông sáng” đã được sử dụng ở những chỗ khác trong sách nầy đã được soi sáng bởi Đức Chúa Trời từ những phần dạy dỗ của sách Châm ngôn (2.3; 7.4; 8.14; 9.6, 10; 23.23) [See NET notes, BDB, and HALOT, Electronic eds].
Ngày nay, Đức Chúa Trời đưa ra một câu hỏi rất đơn sơ: Ngươi có tin cậy ta không? Khi dường như chẳng còn có cách xoay trở nữa, liệu ngươi có nghi ngờ và sợ hãi ngoài mặt khi nói: “TÔI ĐANG tin cậy Chúa” không? Đây là ý muốn dứt khoát của Đức Chúa Trời dành cho bạn đấy. Khi bạn ra sức tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời, trước tiên hãy tìm gặp Đức Chúa Trời và đặc biệt hãy đến gần Ngài .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét