Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010

Gen 26.34-28.9: "Trick or Treat?"



"Trick or Treat?"
(Câu nói của trẻ em khi đi từng nhà xin kẹo nếu không cho sẽ bị phá phách)

(Sáng thế ký 26.34-28.9)
Thứ hai vừa qua, nhiều người Mỹ đã kỷ niệm lễ Halloween (ngày 31 tháng 10, đêm trước ngày lễ các thánh), hoặc nếu bạn thích “Helloween” hơn thì cũng được. Trẻ em khi tham dự lễ Halloween đi từng nhà gõ cửa và hô lớn: “Trick or Treat”. Hy vọng, ấy là chúng sẽ nhận được một cây kẹo…hay hai…hoặc ba cây kẹo. Tuy nhiên, nếu rủi mà chúng bị một vài kẻ bần tiện chơi khăm, hay tệ hơn nữa, cho thứ đồ ăn bị ối, rồi chúng sẽ bị đau bụng. “Trick or Treat” có những hậu quả không thể tránh được, một là tích cực hay là tiêu cực.
Trong tiểu đoạn nầy của sách Sáng thế ký, chúng ta khám phá ra gia đình của Y-sác đã sống bởi “Trick or Treat”. Tuy nhiên, khi theo đuổi một cuộc “thương lượng” Y-sác, Rêbeca, Ê-sau, và Gia-cốp tất cả đều chịu thua sự lừa đảo. Kết quả là, những hậu quả đã minh chứng sự tàn phá. Tiểu thuyết gia và thi sĩ Tô cách Lan, Sir Walter Scott (1771-1832), đã viết trong bài thơ của ông có đề tựa là: Marmion: “Ồ đúng là một mớ phức tạp mà chúng ta đan dệt / Khi trước tiên chúng ta thực hành sự dối gạt” [Tiểu sử ngắn gọn của Sir Walter Scott xem ở
http.//www.lucidcafe.com/library/95aug/scott.html (11/4/05)]. Thực như thế đấy! Ở Sáng thế ký 26.34-28.9, chúng ta sẽ tiếp thu đức tin đang sống động không có tính toán. Nói theo cách tích cực, đức tin nghĩa là vâng theo Đức Chúa Trời bất luận chúng ta cảm thấy, suy tưởng thế nào, hay điều chi sẽ xảy ra [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 26-27].
Giống như nhiều phân đoạn Kinh Thánh, tiểu đoạn nầy có những kết cuộc. Hai tường trình về các mối hôn nhân theo tà giáo của Ê-sau (26.34-35 và 28.6-9) dựng lên câu chuyện chính (27.1-28.5), cung ứng phần mở đầu và phần kết. Câu chuyện chính khi ấy tựu trung vào Y-sác cung ứng phước hạnh cho Gia-cốp [Ross nhìn thấy một cấu trúc chéo trong câu chuyện nầy.
A. Y-sác và con trai brkh/bkrh (=Ê-sau) (27.1-5).
B. Rêbeca đưa Gia-cốp vào sân khấu (27.6-17).
C. Gia-cốp xuất hiện trước mặt Y-sác và nhận lấy phước hạnh (27.18-29).
C’. Ê-sau xuất hiện trước mặt Y-sác và nhận lấy phần của mình (27.30-40).
B’. Rêbeca đưa Gia-cốp ra khỏi sân khấu (27.41-45).
A’ Y-sác và con trai brkh/bkrh (=Gia-cốp!) (27.46-28.5) See Ross, Creation & Blessing, 474].
Chúng ta hãy khởi sự với phần đầu tiên. Ở 26.34-35 [Sáng thế ký 26.34-35 giống như phần giới thiệu cho Sáng thế ký 27. Đây là một thứ ánh sáng khác cho các sự cố của chương kia. Ngay trước câu chuyện nói tới phước hạnh của Gia-cốp, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ê-sau, ơn phước đã bị cướp mất khỏi ông, đã cưới những người nữ Hê-tít và họ là nguồn đau khổ cho cả Y-sác và Rêbeca. Thế là mấy câu nầy chiếm lấy chỗ của chúng cùng với 25.29-34 như nền tảng cho sự cố chính của chương 27, phước hạnh của Gia-cốp. Phần dẫn nhập nầy nhắm vào việc làm của Gia-cốp và Rêbeca. Chúng chứng tỏ rằng Ê-sau không thích ứng với ơn phước. John H. Sailhamer, Sáng thế ký . EBC (Grand Rapids. Zondervan, 1990), Electronic ed], Môise viết: “Khi Ê-sau được bốn mươi tuổi, cưới Giu-đít, con gái của Bê-ê-ri, người Hê-tít; và Bách-mát, con gái của Ê-lôn, cũng người Hê-tít. Hai dâu đó là một sự cay đắng lòng cho Y-sác và Rê-be-ca” [Constable viết: “Chúng ta có thể nhận ra ba mục đích cho tiểu đoạn ngắn nầy. Thứ nhứt, Môise giải thích và xưng công bình lý do cho sự Gia-cốp về sau đến tại Pha-đan A-ram (27.46-28.2). Thứ hai, Môise nhận ra các tổ phụ của người Ê-đôm, họ đã đóng vai chính về sau trong lịch sử dân Israel. Thứ ba, Môise lại chỉ ra bổn tánh xác thịt của Ê-sau. Ê-sau chẳng có thích thú gì nơi sự kêu gọi đặc biệt của gia đình ông, mà chỉ tìm cách tự lập mình làm một nhân vật quan trọng trong thế gian bằng cách cưới nhiều người nữ (đối chiếu 11.4). Hiển nhiên họ là những con gái của các chúa tể người Canaan. Tất nhiên, dân Canaan đã chịu sự rủa sả của Đức Chúa Trời (9.25-27).” Dr. Thomas L. Constable, Notes on Genesis (http.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdfhttp.//www.soniclight.com/constable/notes/pdf/Genesis.pdf, 2005), 191]. Ê-sau lấy vợ lúc 40 tuổi, giống như Y-sác cha mình vậy (25.20). Tuy nhiên, Ê-sau, cưới hai người nữ Hê-tít làm vợ từ đất Canaan (36.2). Ápraham đã cảnh cáo tôi tớ mình đừng cưới một người vợ cho Y-sác từ giữa vòng dân Canaan độc dữ, họ sẽ chẳng đổi các thần linh của họ để lấy chồng của mình đâu (24.3) [Về sau trong phân đoạn nầy, Y-sác cũng cảnh cáo Gia-cốp chống lại việc lấy một người xứ Canaan làm vợ (Sáng thế ký 28.1)]. Vì thế, người đầy tớ đã tìm gặp Rêbeca từ xứ sở và dòng họ của Ápraham (24.15f). Ê-sau, là người trước đó đã xem khinh quyền trưởng nam của mình (25.34), cho thấy rằng ông chẳng thích thú gì nơi chiều kích thuộc linh của phước hạnh mà Y-sác muốn ban cho ông. Môise cũng ám chỉ cả Y-sác, vì ông chẳng có một sự sắp đặt nào cho hôn nhân của con trai mình. So sánh với Ápraham, cha ông, là người đã sai tôi tớ mình đi 500 dặm đường để tìm một người vợ thích hợp với Y-sác (24.1). Hỡi những người làm cha, có phải quí vị đang cầu nguyện tìm kiếm bạn đời cho từng đứa con của quí vị không? Khi đến thời điểm cho con trai hay con gái của quí vị thành hôn, có phải quí vị bằng lòng và tìm cách giúp cho chúng biết đưa ra một quyết định khôn ngoan không?
Phân đoạn Kinh Thánh rất dài nầy giống như một vở kịch trên sân khấu chia ra thành năm bối cảnh [Một số nhà chú giải chia bối cảnh ra khác nhau. Allen P. Ross, Creation & Blessing (Grand Rapids. Baker, 1988 [2002 ed.]), 473-74 and J.P. Fokkelman, Narrative Art in Genesis (Assen. Van Gorcum, 1975), 101]. Khi chúng ta chú theo câu chuyện nầy, giống như thể chúng ta đang xem một vở kịch sống động vậy.
Màn Một (27.1-4). Ở 27.1-4, Môise viết: “Bởi Y-sác đã già, mắt làng chẳng thấy được nữa, bèn gọi Ê-sau, con trưởng nam, mà rằng: Hỡi con! Ê-sau thưa rằng: Có con đây [Đôi mắt đã làng của Y-sác xứng với những ý thức thuộc linh cũng “làng” của ông. Những chữ “hỡi con” và “có con đây”, cũng xuất hiện cùng với những chữ: “Thưa cha” trong Sáng thế ký 27.18 dựng câu chuyện nầy thành một sự châm biếm trong Sáng thế ký 22.1-19, ở đó chính các từ ngữ nầy đã được sử dụng. Trong câu chuyện ở Sáng thế ký 22, cả Ápraham và con trai ông là Y-sác, đều dùng câu: “có tôi đây” mang ý đáng tin cậy. Trong câu chuyện ở Sáng thế ký 22, Ápraham vâng theo Đức Chúa Trời, và Y-sác vâng theo Ápraham. Trong câu chuyện, Y-sác đóng vai trò của Đức Chúa Trời song không đòi một của lễ thánh, mà lại đòi một đĩa thức ăn bất khiết. Ê-sau là đứa con vâng phục theo chương trình bịnh hoạn của Y-sác, hiện rõ trên hai gương mặt của họ]. Người bèn nói rằng: Nầy, cha đã già rồi, chẳng biết ngày nào phải chết [Y-sác đã 100 tuổi ở đây (Sáng thế ký 25.26; 26.34) và sống đến 180 tuổi (35.28). Bruce K. Waltke, Genesis (Grand Rapids. Zondervan, 2001), 376. Những nhà giải kinh khác cho Y-sác 137 tuổi vào thời điểm nầy]. Vậy bây giờ, cha xin con hãy lấy khí giới, ống tên và cung con, ra đồng săn thịt rừng cho cha; dọn một món ngon tùy theo cha sở thích; rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha [Y-sác muốn rằng “linh hồn” ông sẽ chúc phước cho Ê-sau, cho thấy ông muốn làm sự ấy lắm. Câu nầy có thể nói như vầy: “Ta hết lòng ao ước”. Ao ước với hết sự sống của ông. Ross, Creation & Blessing, 476. Thậm chí trên giường hấp hối, ông đổ linh hồn mình ra mà không có kể gì đến Lời của Đức Chúa Trời] chúc phước [Danh từ Hy bá lai “phước” (barak) xảy ra 7 lần và hình thức động từ 21 lần] cho con trước khi chết” [Chúc phước về sự kết quả, quản trị, và sự bảo hộ (Sáng thế ký 27.27-29). Quyền trưởng nam, mà Ê-sau đã bán cho Gia-cốp, về cơ nghiệp. Trong gia đình nầy, cả quyền con trưởng và ơn phước được gắn với Đức Giêhôva; Tuy nhiên, từ Y-sác và nhận định của Ê-sau, chúng bị chia ra. Họ tưởng rằng phước hạnh dễ nắm lấy. Tuy nhiên, vì cả quyền con trưởng và phước hạnh được gắn với Đức Giêhôva, chúng không thể phân chia ra được. Tác giả thơ Hêbơrơ xem xét sự gắn bó giữa quyền con trưởng và phước hạnh, vì ông nói rằng sau khi Ê-sau bán đi quyền con trưởng, Đức Chúa Trời, qua Y-sác, đã từ chối ông khi ông tìm kiếm sự chúc phước (Hêbơrơ 12.16-17)]. Đời sống của Ápraham kết thúc với phước hạnh, thành công, và một cá tánh mạnh mẽ. Ngược lại, sự suy sụp về phần xác và về mặt thuộc linh đánh dấu tuổi già của Y-sác. Khi Y-sác càng có tuổi thêm, ông “càng cứng lòng” thay vì tin quyết [Genesis e A. Getz, Jacob. Following God Without Looking Back (Nashville. Broadman & Holman, 1996), 41]. Trong sự ngoan cố lúc tuổi già, Y-sác đã quyết chuyển giao phước hạnh cho Ê-sau, bất chấp những gì Đức Giêhôva đã phán dạy (25.23) và những gì hai đứa trẻ đã tỏ ra trong đời sống của chúng. Sự thực cho thấy rằng ông đã nổ lực để thực hiện việc chuyển giao nầy mà không biết vợ ông, Rêbeca, và con trai ông là Gia-cốp, lo dàn xếp mọi việc [Y-sác không biết sự thực Ê-sau không xứng đáng về mặt thuộc linh để lãnh lấy ơn phước. Y-sác không biết cách xử sự vô trách nhiệm của Ê-sau. Ê-sau sống vô trách nhiệm, là loại người chỉ biết sống cho hôm nay mà thôi, loại người có rất ít quan tâm đến Đức Chúa Trời. Ông đã lấy hai người nữ sống theo tà giáo làm vợ và không phải là người thờ lạy Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho biết ở cuối chương 26 điều nầy đã đem lại sự cay đắng không kể được cho Y-sác và Rêbeca. Nhưng giờ đây lý trí của Y-sác không màng đến việc ấy nữa. Phủ nhận]. Bình thường thì phước hạnh sẽ được trao trước mặt cả gia đình. Nhưng ở đây, chúng ta thấy Y-sác đang thực hiện cách kín nhiệm điều chi là một sự chuyển giao công khai. Tại sao vậy? Vì ông biết ông đã sai! [Trước khi bán quyền con trưởng, Ê-sau đã phóng đại tình trạng của mình và đã nói ông rất đói đến nỗi sắp chết đến nơi. Giờ đây Y-sác, lấy làm lạ không biết có phải mình sắp chết hay không, phóng đại tình trạng của mình để chúc phước cho đứa con sai trái. Một lần nữa, cha nào con nấy]. Đức tin sống động không tính toán. Bạn có bao giờ hoạch định khi bạn đi theo đường lối của mình không? Có phải bạn đưa ra những quyết định mà chẳng hỏi han gì đến người bạn đời của mình? Có phải bạn sợ rằng bạn sẽ lạc “lối của mình” một khi bạn cho người khác biết? Hãy tỉnh thức! Làm thế sẽ giống như tấm lòng của bạn đang đặt vào những ham muốn bất hợp pháp.
Trong trường hợp của Y-sác, sự ông khăng khăng về “món thịt rừng” trước khi chúc phước gợi nhớ tới việc Ê-sau bán quyền con trưởng vì một tô canh phạn đậu, và vì thế đưa Y-sác vào một vai trò tương tự như vai trò của Ê-sau (25.27-34). Thú vị thay, chữ “thịt rừng” được lặp lại tám lần và “món ngon” sáu lần. Phần nhấn mạnh nầy cho rằng ý thức đã quản trị Y-sác. Thêm nữa, “món ngon” là đối tượng cho “sở thích” của Y-sác. Trong câu chuyện nầy nói về một gia đình đổ vỡ, chữ “sở thích” chỉ xuất hiện trong phạm trù đồ ăn mà thôi [Chữ “yêu” thường được sử dụng để nói tới các mối quan hệ cá nhân, tỉ như tình cảm của người nam dành cho người nữ (Sáng thế ký 24.67; 29.18, 20, 30, 32; 34.3). Waltke, Genesis, 377]. Và dù Kinh Thánh nói trước rằng Y-sác yêu Ê-sau (25.28), giờ đây dường như ông thích thức ăn hơn là yêu con trai mình. Thiệt là tội nghiệp! Ê-sau tiếp thu tánh thèm ăn ở đâu vậy? Cha của mình! Khẩu vị của Y-sác về món ngon mạnh hơn khẩu vị của ông về Đức Giêhôva. Y-sác bị nung nấu nhiều với bao tử của ông hơn là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời [See also Gordon J. Wenham, Genesis 16-50, Vol. 2. WBC (Waco, TX. Word, 1994), 206] (Thi thiên 141.4) [Có người nói: “Cứu cánh của cuộc sống tỏ ra những sự cuối cùng của cuộc sống” Wiersbe, Be Authentic, 25]. Tôi nghĩ tới hiệu bia mộ Tombstone Pizza. Bạn muốn ghi gì trên mộ bia của mình? Phải, Y-sác muốn thịt rừng ghi trên bia mộ của ông. Mọi sự ông lo lắng là bữa ăn thật ngon cho mình.
Hỡi những người làm cha làm mẹ, có phải khẩu vị của quí vị là về đồ ăn, thức uống, tiền bạc, sự nghiệp, các sở thích, hay đời sống nhơn đức mạnh hơn khẩu vị của quí vị về Đức Giêhôva? Có phải những khẩu vị nầy mạnh hơn tình cảm bạn dành cho con cái mình? Có phải những khẩu vị nầy khiến bạn đánh giá con cái mình là gì chớ không xem trọng chúng là ai? Có phải bạn biết rõ chúng là ai không? Có phải bạn bước vào đời sống của chúng rồi hỏi chúng cảm thấy thể nào không? Bạn có biết rõ tấm lòng của chúng không? Chúa Jêsus phán: “Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó” (Mathiơ 6.21). Và nếu bạn cứ đổ sự sống ấy ra mà không màng gì đến Lời của Đức Chúa Trời, bạn sẽ tìm gặp chính mình, thậm chí trên giường hấp hối, chúc phước cho con cái mình theo cách sai trái hoặc chẳng chúc phước gì cho chúng cả. Hỡi quí phụ huynh, hãy nếm thử xem Đức Giêhôva tốt lành là dường nào (Thi thiên 34.8), Ngài làm thoả mãn không hạn định, hơn cả những khẩu vị khác của bạn, và bạn sẽ đánh giá con cái mình theo một cách mới. Hãy tìm cách nhìn biết con cái mình rồi yêu thương chúng để biết chúng là ai, chớ không phải để bạn nghĩ chúng phải giống ai, hoặc bạn thích chúng phải trở giống ai.
Hỡi quí phụ huynh, có phải quí vị đang chúc phước cho con cái của mình không? Nếu đúng như thế, thì quí vị chúc phước cho chúng bằng cách nào? Quí vị khích lệ chúng những đức tính nào? Nhiều bậc phụ huynh bị kéo vào những thành tựu nhất thời hơn là những của cải đời đời. Họ thích tiền tài, danh vọng hơn là sự tấn tới thuộc linh. Họ thực thi mọi điều nầy trong mối quan hệ của con cái họ với Chúa, họ chỉ cho con cái họ thấy sự phu phỉ mà họ nghĩ là họ đã tìm được. Họ sống vui sướng khi nắm lấy trách nhiệm lo khích lệ những đức tính nầy, nhưng họ từ chối không gắn bó với và dạy dỗ con cái mình theo mọi đường lối của Chúa. Họ thường bằng lòng đưa chúng đi nhà thờ rồi trao chúng cho các giáo viên Trường Chúa Nhật và ban điều hành lứa tuổi thanh thiếu niên. Còn họ thì từ chối không bước vào chỗ đáng kể nhất. Hỡi quí phụ huynh, tôi khuyên quí vị nên bước vào đời sống thuộc linh của con cái quí vị. Dạy dỗ chúng về Kinh Thánh là trách nhiệm của quí vị, cầu nguyện với chúng, và chỉ ra Đấng Christ cho chúng. Đây sẽ là sự đầu tư tốt đẹp nhất mà quí vị từng thực hiện cho con cái của mình [Scott Grant, “A Son Unloved. Wrestling with God. The Jacob Narrative” (Genesis 26.34-27.29).
http.//www.pbc.org/dp/grant/Jacob/4867.html].
Màn hai (27.5-17). Ở 27.5-10, câu chuyện cho biết: “Vả, đang khi Y-sác nói cùng Ê-sau con trai mình, thì Rê-be-ca có nghe. Ê-sau bèn ra đồng săn thịt rừng đặng đem về cho cha. Rê-be-ca nói cùng Gia-cốp, con trai mình, rằng: Nầy, mẹ có nghe cha nói cùng Ê-sau, anh con, và dặn rằng: Hãy đem thịt rừng về cho cha, dọn một món ngon cha ăn; đặng trước khi qua đời, cha sẽ chúc phước cho con trước mặt Đức Giê-hô-va’. Vậy, con ơi! bây giờ, hãy nghe mẹ và làm theo lời mẹ biểu: Hãy ra ngoài bầy, bắt hai dê con tốt, rồi mẹ sẽ dọn cho cha con một món ngon, tùy theo người sở thích. Con sẽ đem cho cha ăn, đặng người chúc phước con trước khi qua đời” [Luật pháp, về sau do Môise ban ra chép: “Đáng rủa sả thay người nào làm cho kẻ mù lạc đường! Cả dân sự phải đáp: A-men!” (Phục truyền luật lệ ký 27.18)]. Hình thức Hy bá lai của từ “nghe” cho thấy rằng đây là một thói quen, một cách xử sự, chớ không phải một tình huống ngẩu nhiên đâu. Cách xử sự của bà cung ứng cho chúng ta một ý về cấp độ không tin tưởng và mối giao thông họ đã có trong gia đình. Rêbeca sẽ làm gì trong cảnh ngộ nầy? Bà biết rõ Y-sác đã sai lầm trong những gì ông dự tính làm. Gia-cốp là đứa con mà Đức Chúa Trời đã chọn để làm “kẻ kế tự lời hứa”. Vì thế, việc đầu tiên Rêbeca phải làm là thành thực và trực tiếp nói với chồng mình về kế hoạch chẳng phải lẽ kia của ông. Sự phục theo quyền bính không hề im lặng đối với điều ác. Chúng ta cần phải “lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật” (Êphêsô 4.15), thậm chí đối với những kẻ đang cầm quyền trên chúng ta (đối chiếu Công vụ Các Sứ đồ 16.35-40). Sau khi làm phu phỉ trách nhiệm của mình để cảnh báo chồng mình về những hậu quả của điều ác mà ông đã dự định, Rêbeca phải bằng lòng để vấn đề lại cho hai bàn tay tối thượng và đầy khả năng của Đức Chúa Trời. Đức tin sống động không có tính toán.
Ở 27.11-12, “Gia-cốp thưa lại cùng mẹ rằng: Thưa mẹ, Ê-sau, anh con, có lông, còn con lại không. Có lẽ cha sẽ rờ mình chăng, coi con như kẻ phỉnh gạt, thì con chắc lấy cho mình sự rủa sả, chớ chẳng phải sự chúc phước đâu”. Gia-cốp thắc mắc về tính hiệu quả của mưu định, mà không thắc mắc về luân thường đạo lý của kế hoạch ấy. Ông lấy làm lo về điều răn thứ 11: “Ngươi không nên dính dáng vào đấy” [Wiersbe, Be Authentic, 27]. Ông sợ rằng Y-sác, người không thể nhìn thấy, sẽ nhận ra ông qua cái chạm rồi nhận ra ông là một “kẻ dối gạt”. Dường như Gia-cốp quan tâm nhiều về cách Đức Chúa Trời nhận ra ông. Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy rằng “không có đức tin thì không thế nào ở cho đẹp lòng Đức Chúa Trời được” (Hêbơrơ 11.6a). Và đức tin sống động không có tính toán.
Rêbeca đáp lại với Gia-cốp bằng những lời nầy: “Con ơi! xin sự rủa sả đó để cho mẹ chịu; hãy cứ nghe lời mẹ, ra bắt hai dê con” (27.13). Rêbeca đáp lại bằng lời lẽ của những người làm mẹ xuyên suốt cả lịch sử: “Chỉ hãy làm theo lời mẹ nói”. Trong việc tình nguyện chịu lấy bất cứ một sự rủa sả nào mà Gia-cốp phải gánh chịu, Rêbeca đang làm cho sự cấp bách mưu định của mình thêm phần mạnh mẽ, mặc dù bất cứ sự rủa sả nào sẽ phải chịu lấy bởi một người không thể chuyển sang cho ai khác. Do đó bà hiện đang dối gạt và rất có hiệu quả trong mưu tính của mình.
Sau khi nghe lời lẽ tái khẳng định của mẹ mình, Gia-cốp ném sự e dè cho ngọn gió: “Vậy, Gia-cốp đi bắt hai dê con, đem lại cho mẹ, làm món ngon, tùy theo cha sở thích. Đoạn Rê-be-ca lấy quần áo tốt nhất của Ê-sau, con trưởng nam, sẵn để trong nhà, mà mặc vào cho Gia-cốp, con út mình. rồi người lấy da dê con bao hai tay và cổ, vì tay và cổ Gia-cốp không có lông [Dự tính được thực hiện với áo xống và da dê. Bản thân Gia-cốp về sau bị lừa gạt khi các con trai ông nhúng áo xống của Giôsép, đứa con ông yêu dấu, vào huyết của con dê để khiến ông nghĩ rằng Giôsép đã bị giết (Sáng thế ký 37.31-33)] [Rõ ràng, Ê-sau có lông nhiều đến nỗi cổ cũng có. Rêbeca cảm thấy như bà đã mặc cho Gia-cốp để đi dự lễ Halloween vậy] Rê-be-ca bèn để món ngon và bánh của mình đã dọn vào tay con út mình” (27.14-17). Rêbeca luôn luôn có một câu trả lời cho từng thắc mắc và từng giải pháp cho mỗi nan đề. Bà rất cứng rắn, tháo vát, cương quyết, và khôn vặt. Bà đã thành hôn với Y-sác. Ông đã dạy bà mọi sự mà ông đã thông biết về sự lừa gạt và nói dối; và bà là một học viên rất thông suốt! Bà đã tỏ ra là một người vợ chung thủy, yêu thương, nhưng dưới mọi điều nầy, bà đã tìm cách chiều theo lợi ích của Gia-cốp, thậm chí chồng bà là Y-sác phải chịu hao tổn. Rêbeca, chớ chẳng phải Gia-cốp, là kẻ chủ định ở đàng sau âm mưu lừa gạt Y-sác và chiếm lấy ơn phước của ông cho Gia-cốp. Bà bảo cho Gia-cốp biết rõ tình huống. Bà lập ra một chương trình dối gạt Y-sác. Chương trình nầy phức tạp đến nỗi không thể lo liệu trong một lúc được. Rõ ràng, Rêbeca đã suy nghĩ về ngày này trong nhiều năm trời. Phần nhiều sự chống báng đã được sửa soạn và sẵn sàng rồi: đôi găng tay bằng da dê thích ứng và lớp da có lông bao quanh cổ, áp xống của Ê-sau, có lẽ Êsau không sống trong nhà của cha mẹ mình mà sống tại nhà riêng với hai người vợ Hêtít kia, và món ăn dối gạt kia bằng thú rừng sẵn có kia nữa.
Một thắc mắc: Nếu điều nầy là sai lầm, tại sao Gia-cốp chịu làm theo?
Gia-cốp đã sống dưới áp lực của mẹ mình. [Hamilton bình luận: “Con người về sau có khả năng đấu vật với Đức Chúa Trời lại ít đấu vật với mẹ mình hay với lương tâm của mình” Victor P. Hamilton, The Book of Genesis Chapters 18-50. NICOT (Grand Rapids. Eerdmans, 1995), 217]. Nhiều người nữ đang phấn đấu để làm đẹp lòng Bố mẹ mình. Trong khi điều nầy đáng ca ngợi, nó cũng có thể dẫn tới tội lỗi khi nó không nằm trong đức tin. Tuần qua, tôi đã xem cuộc phỏng vấn Michael Jordan trong 60 phút. Sự thực cho thấy rằng, trên truyền hình, Jordan đã công nhận rằng anh đã bị dẫn tới chỗ xuất sắc kia chỉ để chứng minh rằng bố anh đã sai lầm. Bố Jordan không tin anh sẽ đạt tới điều gì vì vậy ông đã đẩy Jordan vào chỗ tốt nhứt.
Gia-cốp mong muốn phước hạnh theo cách tồi bại. Tánh tham đã cai trị ông. Ông muốn điều ông muốn khi ông muốn có nó. Ông đã chạy theo kế sách của mẹ mình. Tuy nhiên, đức tin sống động không tính toán.
Gia-cốp tin cứu cánh được xưng công bình bởi phương tiện. Tôi nghĩ Gia-cốp nhũ thầm ở trong lòng: “Đức Chúa Trời muốn tôi phải có phước hạnh, vậy nếu tôi phải lừa đảo một chút để có ơn phước đó thì cũng chẳng sao. Đức Chúa Trời sẽ hiểu thôi mà”. Gia-cốp đã đúng phân nửa. Đức Chúa Trời muốn ông phải nhận lấy phước hạnh. Và Đức Chúa Trời hiểu rõ ông sẽ phải làm gì rồi. Nhưng nói như thế cũng chưa phải là đúng đâu. Đức Chúa Trời muốn chúng ta chạy theo chương trình của Ngài, chớ không phải chương trình riêng của chúng ta đâu.
Gia-cốp không hiếu kính đủ với cha mình. Khi con trai con gái không hiếu kính với cha, đủ thứ nan đề sẽ nổ ra. Hỡi người làm cha, hãy kiếm sự tôn kính bằng cách sống một đời sống tin kính ở trước mặt con cái của mình.
Rõ ràng, Rêbeca là nhân vật chính chủ động trong câu chuyện nầy. Bà cũng là người lãnh đạo cai quản trong gia đình. Sự việc cho thấy rằng Y-sác đã từ bỏ địa vị lãnh đạo thuộc linh của mình khi nhân nhượng với vợ ông. Hỡi những kẻ làm chồng, khi quí vị không nắm lấy trách nhiệm lãnh đạo về mặt thuộc linh trong gia đình mình, quí vị đang bỏ đi địa vị và đặc ân quan trọng nhất trong đời sống của quí vị đấy. Và khi quí vị làm như thế, gia đình ngày càng sẽ trở xấu đi…có khi trở xấu rất mau chóng.
Y-sác lập ra những chương trình quan trọng mà không cần tới Rêbeca (27.1-4), thế rồi Rêbeca lập ra những chương trình riêng của mình hầu lật đổ các chương trình của ông (27.5-17). Họ đối lập, chống lại nhau, và họ biến con cái họ thành các thứ vũ khí chống lại nhau. Ở Sáng thế ký 24, mối hôn nhân của họ dường như là một trận đấu được lập ra ở trên trời. Mối hôn nhân nầy đang lạc dấu ở chỗ nào khi bắt đầu bằng một lời hứa? Ít nhất chúng ta biết như sau: Y-sác đã tẻ tách đối với Đức Giêhôva, và hai bên đã thất bại không còn ở trong mối tương giao nữa. Hôn nhân của chúng ta thường lạc điệu cũng một cách ấy. Việc quan trọng nhất chúng ta có thể làm cho mối hôn nhân của mình là gieo ra mối giao thông riêng của mình với Chúa. Việc quan trọng nhất thứ hai là chúng ta có thể làm là tương giao với nhau — chia sẻ tấm lòng với nhau, lắng nghe nhau, trao đổi qua những quyết định và những khác biệt. Nếu chúng ta lạc dấu với Chúa và nếu chúng ta thất bại không tương giao, chúng ta sẽ thấy mình đang sống loại đời sống phân rẽ, giống như Y-sác và Rêbeca vậy. Rồi con cái của chúng ta, giống như Gia-cốp và Ê-sau, sẽ gánh chịu loại đời sống đó.
Rêbeca đã phủ nhận chồng và cuộc hôn nhân của mình. Điểm ưu tiên của bà là phải trở thành một với và giúp đỡ cho chồng. Nhưng chúng ta thấy rằng con cái của bà thì quan trọng hơn chồng của bà. Hỡi những cặp vợ chồng, có bao giờ quí vị để cho con cái mình trở nên quan trọng hơn mối hôn nhân của mình chưa? Một trong những thảm họa tôi nhìn thấy hôm nay, trong Hội Thánh và trong thế gian, ấy là những đôi vợ chồng là bố mẹ tốt hơn họ là những đôi vợ chồng. Rồi khi mấy đứa con rời khỏi tổ ấm, mối hôn nhân của họ tan rã luôn. Có phải quí vị đang gây dựng mối hôn nhân của mình đang khi con cái của quí vị vẫn còn ở trong gia đình không? Quí vị có biết rằng, không chia sẻ Đấng Christ với con cái, món quà lớn lao nhất quí vị có thể ban cho chúng là nhìn thấy một cuộc hôn nhân tin kính không? Hỡi những đôi vợ chồng, hay yêu thương nhau. Hãy gây dựng một cuộc hôn nhân lành mạnh.
Màn Ba (27.18-29). Mối quan hệ giữa Gia-cốp và Ê-sau rất giống với một trận đấu quyền anh [Chúng ta không phải tìm đâu xa trong sách Sáng thế ký mới thấy được mối quan hệ gia đình khác thường. Hãy xem xét gia đình đầu tiên — Ađam và Êva đã đổ thừa nhau về tình trạng bất tuân của họ. Hãy xem xét con cái của họ — Cain đã giết em mình là Abên. Hãy xem xét ba con trai của Nôê — Cham đã làm xấu hổ cha mình bằng cách không che đậy sự trần truồng của ông. Hãy xem xét Ápraham và Sara — ông đã nói dối về vợ mình, gọi bà là em gái ông. Cháu ông là Lót đã biến thành một nguồn thất vọng chính]. Hiệp thứ nhứt đã diễn ra lúc chào đời (25.21-28) và hiệp thứ hai xảy ra lúc bán đi quyền con trưởng (25.29-34). Ở đây chúng ta có hiệp thứ ba trong trận đánh của Gia-cốp với Ê-sau. Trong cả ba hiệp, Gia-cốp đã đánh mạnh vào anh của mình [Theo ánh sáng lời hứa của Đức Chúa Trời, điều nầy hoàn toàn không cần thiết (xem Sáng thế ký 25.23)]. Môise viết: “Gia-cốp bưng đến cha mình và nói rằng: Thưa cha! Y-sác đáp: Có cha đây; con là đứa nào đó? [Khi Ápraham được Đức Chúa Trời ra lịnh phải dâng Y-sác làm của lễ, Y-sác đã đến gần Ápraham bằng câu nói: “cha ơi”. Ápraham đáp: “Con ơi, có cha đây” Y-sác muốn biết con chiên để làm của lễ ở đâu!?! Ápraham nói: “Con ơi! chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu” (Sáng thế ký 22). Mặc dù lời chào y như nhau trong Sáng thế ký 27, câu chuyện xinh đẹp thuật lại về sự tin cậy của người con dành cho người cha và sự tin cậy của người cha đặt nơi Đức Giêhôva được thay thế bằng câu chuyện thảm hại nói tới sự dối gạt và thiên vị trong gia đình. Y-sác, người con tin cậy nơi cha mình là người đã tin cậy Đức Giêhôva, giờ đây đã trở thành một người cha thất bại không tin cậy Chúa và bị con mình lừa gạt] Gia-cốp thưa: Tôi là Ê-sau, con trưởng nam [Gia-cốp tự nhận mình là “trưởng nam”. Về sau, chính ông bị dối gạt và bị sa lầy với người vợ “đầu tay” mà ông không mong muốn (Sáng thế ký 29.26)] của cha; con đã làm theo lời cha dặn biểu; xin cha dậy, ngồi ăn lấy thịt săn của con, đặng linh hồn cha sẽ chúc phước cho con. Y-sác hỏi rằng: Sao con đi săn được mau thế? Thưa rằng: Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy.’ [Đây là sự phạm thượng! Cũng hãy chú ý ông đã nhận Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời “của cha”, chớ chẳng phải Đức Chúa Trời “của tôi”, vì ông chưa vòng tay ôm lấy Đức Chúa Trời. Nhưng khi ấy cha của ông chưa ban cho ông một cớ tốt lành nào để ông vòng tay ôm lấy Đức Giêhôva. Gia-cốp sẽ phải tìm gặp Đức Giêhôva bằng sức riêng của mình, vì ông chẳng được cha mình trợ giúp] Y-sác nói cùng Gia-cốp rằng: Hỡi con! hãy lại gần đặng cha rờ thử xem có phải là Ê-sau, con của cha chăng? Gia-cốp bèn lại gần Y-sác; người rờ và nói rằng: Tiếng nói thì của Gia-cốp, còn hai tay lại của Ê-sau. Người chẳng nhận biết đặng vì hai tay cũng có lông như của anh, là Ê-sau. Vậy Y-sác chúc phước cho. [Ơn phước nầy giống như một lời chào thăm] [Hay như Constable đề nghị: “Đáp ứng với sự chúc phước của Y-sác trong Sáng thế ký 27.23 là sự rào đón trước; nó đề cập tới sự chúc phước trong 27.27-29, không phải sự chúc phước khác đi trước sự chúc nầy. Y-sác đã thốt ra sự chúc phước của ông (27.27-29) với ngôn ngữ thi ca và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã cảm thúc sự chúc ấy một khi lời chúc có tính cách tiên tri (đối chiếu 49.1-27; Phục truyền luật lệ ký 33). Đây là một lời tiên tri”. Constable, Notes on Genesi, 195] Người lại hỏi rằng: Ấy con thật là Ê-sau, con trai ta, phải chăng? Gia-cốp thưa: Phải, con đây. Y-sác bèn nói: Hãy dọn cho cha ăn lấy thịt săn của con, đặng linh hồn cha chúc phước cho con. Gia-cốp dọn cho người ăn, cũng có đem rượu cho người uống nữa. Rồi Y-sác cha người nói rằng: Hỡi con! hãy lại gần và hôn cha. Gia-cốp [Câu chuyện trong Sáng thế ký 22 được tạo ra với một sự thay thế. Ápraham sắp sửa dâng Y-sác làm của lễ thiêu thì thiên sứ Đức Giêhôva đã ngăn chặn ông lại. Ngay tức khắc sau đó, Ápraham thấy một con chiên đực được thế vào chỗ của Y-sác. Sáng thế ký 27 phỏng lại Sáng thế ký 22 ở chỗ Gia-cốp tự thay thế cho Ê-sau] bèn lại gần và hôn người. Y-sác đánh mùi thơm của áo con, liền chúc phước cho, và nói rằng: Nầy, mùi hương của con ta khác nào mùi hương của cánh đồng mà Đức Giê-hô-va đã ban phước cho. Cầu xin Đức Chúa Trời cho con sương móc trên trời xuống, được màu mỡ của đất, và dư dật lúa mì cùng rượu [thịnh vượng cá nhân]. Muôn dân phải phục con, các nước phải quì lạy trước mặt con! Hãy được quyền chủ các anh em, các con trai của mẹ con phải quì lạy trước mặt con [xuất chúng]! Ai rủa sả con sẽ bị rủa sả lại, ai cầu phước cho con, sẽ được ban phước lại![được Đức Chúa Trời bảo hộ]’” [Gia-cốp đã nhận lãnh rồi phước hạnh của Đất Hứa qua quyền con trưởng mà ông đã đoạt được. Trong Sáng thế ký 27.28, Y-sác chúc phước cho Gia-cốp với bông trái của Đất Hứa (Phục truyền luật lệ ký 7.13). Sương của trời cung ứng sự tưới đất. Sự màu mỡ của đất là mưa. Lúa mì và rượu mới gợi lên hình ảnh của đại tiệc, tràn đầy sự vui mừng (Thi thiên 4.7). Ở 27.29, Y-sác chúc phước cho Gia-cốp với quyền quản trị trên các nước và trên gia đình ông. “Muôn dân” và “các nước” nằm trong cấu trúc tương đương, như là “anh em” và “các con trai của mẹ con”. “Muôn dân” và “các nước” sẽ là các dân và các nước trong sách Sáng thế ký. “Anh em” và “các con trai của mẹ con” sẽ là dòng dõi của Rêbeca qua Ê-sau, cũng là những quân cờ trong sách Sáng thế ký. Sau cùng, những lời rủa sả và chúc phước đều tương xứng với sự bảo hộ của Đức Chúa Trời và đặc biệt được gắn chặt với quyền quản trị (Dân số ký 24.9)]. Trong bối cảnh nầy, ai đang lừa gạt ai? Ở mặt nầy, Gia-cốp chắc chắn đang dối gạt cha mình là Y-sác. Tuy nhiên, Y-sác — vì ông tưởng Gia-cốp quả thực là Ê-sau — nghĩ ông đang dối gạt Gia-cốp bằng cách chúc phước cho Ê-sau. Cả hai đều định dối gạt nhau; chỉ có Gia-cốp là thành công. Điểm đáng kinh ngạc nhất, ấy là qua hành động lừa gạt nầy, ý chỉ của Đức Chúa Trời sẽ được nên! Tại sao chứ? Vì sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (Gia-cốp) thực ra không kết thúc với sự chúc phước. Điều nầy không xưng công bình sự dối gạt, nhưng nó đang chỉ ra cách Đức Chúa Trời hành động qua sự yếu đuối của con người tội lỗi hầu đạt cho kỳ được các mục đích của Ngài. Câu chuyện nầy, được thấy theo ánh sáng đó, là một câu chuyện thuật lại sự tể trị tối cao của Đức Chúa Trời [Điều nầy nhắc cho tôi nhớ tới lời lẽ của Giôsép thốt ra nhiều năm trước đây: “Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi” (Sáng thế ký 50.20). Cả Y-sác và Gia-cốp đều có một ít động lực cao thượng, nhưng Đức Chúa Trời đã tể trị các động lực xấu của họ hầu quyết chắc rằng ý của Ngài sẽ được nên cách trọn vẹn].
Trải qua nhiều năm trời, tôi có nghe nhiều Cơ đốc nhân xưng công bình tội lỗi và sự bất tuân của họ đối với Đức Chúa Trời bằng cách biến Đức Chúa Trời thành một tòng phạm đối với tội lỗi của họ. “Chúa đến gặp tôi trong một giấc chiêm bao rồi bảo tôi phải lìa bỏ gia đình cùng vợ của tôi”. “Chúa tỏ ra trong Kinh Thánh rằng tôi không phải nộp các thứ thuế”. “Chúa đã ban cho tôi một sự bình an kỳ diệu về sự giao hợp tình dục với bạn gái hay bạn trai của tôi. Chẳng có gì sai lầm với sự ấy bao lâu chúng ta có một vợ”. Những câu nói nầy đều tẻ nhạt dung chứa và xưng công bình cho tội lỗi! Nếu bạn sắp phạm tội, làm ơn hãy thành thực với lòng mình và với tha nhân. Đừng nhơn danh Chúa mà phạm tội. Hãy gọi tội lỗi theo đúng nghĩa của nó. Đừng thuộc linh hoá tội lỗi của bạn. Hãy trở thành người nam người nữ đủ để kháng cự tội lỗi của bạn. Nguyện Đức Chúa Trời tể trị đủ để hoàn thành ý chỉ của Ngài mặc dù tội lỗi của bạn, nhưng Ngài không phải là tác giả của tội lỗi.
Màn Bốn (27.30-45). Môise viết: “Vừa khi Y-sác chúc phước cho Gia-cốp xong, và vừa khi Gia-cốp lùi ra khỏi nơi cha mình, thì Ê-sau, anh người, đi săn trở về. Người cũng dọn một món ngon, dâng lên cho cha và thưa rằng: Xin dậy, ngồi ăn thịt săn của con trai cha, đặng linh hồn cha chúc phước cho con. Y-sác, cha người, hỏi: Con là đứa nào? [Không nghi ngờ chi nữa, Y-sác đang ngờ ngợ suy nghĩ] Thưa rằng: Tôi là Ê-sau, con trưởng nam của cha. Y-sác lấy làm cảm động quá đỗi mà nói rằng: Vậy, còn đứa nào đã săn thịt rừng, và đã dâng lên cho cha đó? Trước khi con về, cha đã ăn hết rồi, và chúc phước cho nó; nó lại sẽ được ban phước vậy. Vừa nghe dứt lời cha, thì Ê-sau la lên một tiếng rất lớn, và rất thảm thiết mà thưa cùng cha rằng: Cha ơi! xin hãy chúc phước cho con luôn nữa! [Bạn có thể tưởng tượng những cảm xúc mà Ê-sau đã kinh nghiệm vào giây phút nầy không? Tôi dám chắc rằng có lẽ ông chưa bao giờ giận dữ hơn trong cả cuộc đời mình] Nhưng Y-sác lại đáp: Em con đã dùng mưu kế đến cướp sự chúc phước của con rồi. Ê-sau liền nói rằng: Có phải vì người ta gọi nó là Gia-cốp mà nó hai lần chiếm lấy vị tôi rồi chăng? Nó đã chiếm quyền trưởng nam tôi, và lại bây giờ còn chiếm sự phước lành của tôi nữa. Tiếp rằng: Cha chẳng có dành sự chúc phước chi cho tôi sao? Y-sác đáp rằng: Nầy, cha đã lập nó lên làm chủ con, và đã cho các anh em làm tôi nó; và đã dự bị lúa mì và rượu cho nó. Vậy, cha sẽ làm chi cho con đây?” Một khi sự chúc phước đã được làm ra rồi, nó có sức mạnh của một hợp đồng hợp pháp và không thể thu hồi lại được [Mục đích của những sự lặp đi lặp lại nầy về hiệu quả của sự chúc phước chủ yếu là nhấn mạnh tính không thể cứu vãn ơn phước đã bị mất mát và vì vậy tính chắc chắn của sự ứng nghiệm của bản thân sự chúc phước đó. Bằng cách tỏ ra rằng sự chúc phước không thể bãi miễn được nữa, thậm chí bởi người cha đã ban ra sự chúc phước đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chúc phước. Điều nầy nằm ở ngoài vòng bàn tay của con người. Không thể sửa đổi được nữa. Nó phải được chuyển giao, y như đã đã được ban ra. Sailhamer, Genesis, Electronic. Ed]. Cái điều mỉa mai ở đây, ấy là khi Y-sác đã tìm cách ban mọi sự cho Ê-sau, chẳng có một điều gì còn chừa lại cho đứa con được ưa thích nầy của ông — mọi thứ đều đã được trao cho Gia-cốp. Ê-sau nói với cha mình: “Cha ơi! cha chỉ có sự chúc phước đó thôi sao? Hãy chúc phước cho con với, cha! Rồi Ê-sau cất tiếng lên khóc. Y-sác cha người, đáp rằng: Nầy, nơi con ở sẽ thiếu màu mỡ của đất, Cùng sương-móc trên trời sa xuống. Con sẽ nhờ gươm mới được sống. Và làm tôi tớ cho em con. Song khi con lưu lạc rày đó mai đây, Sẽ bẻ cái ách của em trên cổ con vậy. Ê-sau trở lòng ghét Gia-cốp vì cớ cha mình chúc phước cho người, bèn nói thầm trong lòng rằng: Ngày tang của cha đã hầu gần; vậy, ta sẽ giết Gia-cốp, em ta, đi. [Ê-sau đã nổi điên lên và tìm cách để nhận được ơn phước] Họ đem lời Ê-sau, con lớn, thuật lại cùng Rê-be-ca, thì người sai gọi Gia-cốp, con út mình, mà nói rằng: Nầy, Ê-sau, anh con, toan giết con để báo thù. Vậy, bây giờ, hỡi con, hãy nghe lời mẹ, đứng dậy, chạy trốn qua nhà La-ban, cậu con, tại Cha-ran! và hãy ở cùng người ít lâu, cho đến lúc nào cơn giận của anh con qua hết. Khi cơn giận anh con bỏ qua rồi, và nó quên việc con đã gây nên với nó, thì mẹ sẽ biểu con về. Có lẽ đâu mẹ phải chịu mất cả hai đứa trong một ngày ư?’” Rêbeca đã sợ mất hết cả hai đứa con như kết quả của mưu định mình (27.45). Ê-sau sẽ giết Gia-cốp, và Ê-sau khi ấy đã bỏ đi hay kẻ báo thù huyết sẽ giết chết ông (đối chiếu 9.6) [Waltke, Genesis, 382. Một vài học giả nghĩ Rêbeca có ý nói rằng khi Y-sác qua đời Ê-sau sẽ giết Gia-cốp, và bà không muốn khóc than nổi mất mát hai thành viên trong gia đình vào lúc bấy giờ. Nhưng Y-sác không phải là một tiền lệ cho “bạn” đâu].
Màn Năm (27.46-28.5). Ở 27.46: “Rê-be-ca nói cùng Y-sác rằng: Tôi đã chán, không muốn sống nữa, vì cớ mấy con gái họ Hếch. Nếu Gia-cốp cưới một trong mấy con gái họ Hếch mà làm vợ, tức một người con gái trong xứ như các đứa đó; thôi, tôi còn sống mà chi?” [Rêbeca đã sử dụng sự bà không thích mấy người vợ của Ê-sau như một lầm lỗi để xin phép Y-sác cho Gia-cốp đi sang Phađan Aram. Rõ ràng là Rêbeca đã giữ không cho người cha già kia không biết tới sự thù ghét mà Ê-sau dành cho Gia-cốp vì bà tin Y-sác sắp qua đời rồi (Sáng thế ký 27.41)]. Cho phép tôi giải thích cho quí vị điều nầy, hỡi những người làm chồng. Rêbeca đang nói với Y-sác: “Nếu đời tôi sống không có giá trị, thì con cái ông không như thế được”. Khi Rêbeca e sợ cho mạng sống của Gia-cốp, bà đã đi gặp Y-sác, và bằng cách sử dụng luận lẽ hợp lý rằng Gia-cốp cần một người vợ, bà vận động Y-sác cho phép Gia-cốp ra đi. Thực vậy, bà cung ứng cho Y-sác một câu chuyện cảm động. Mục tiêu thực của bà là để bảo hộ cho Giacốp, chớ không phải tìm cho ông một người vợ đâu. Y-sác đồng ý, gọi Gia-cốp đến bên cạnh ông, nhắc lại sự chúc phước của Ápraham, rồi sai ông qua Cha-ran để tìm một người vợ. Bà đã thủ đoạn rất thành công vận động Y-sác bảo Gia-cốp phải rời đi. Cách nói vận động của Rêbeca cho Gia-cốp một lần nữa chỉ ra sự khốn khổ của Y-sác và mối quan hệ của Rêbeca. Dường như họ không thể trao đổi cách thành thực với nhau về các vấn đề thuộc linh quan trọng.
Ở 28.1-5, Môise viết: “Y-sác bèn gọi Gia-cốp, chúc phước cho và dặn rằng: Con chớ chọn một người vợ nào hết trong bọn con gái Ca-na-an. Hãy đứng dậy, đi qua xứ Pha-đan-A-ram, tại nhà Bê-tu-ên, ông ngoại con, và cưới ở đó một người vợ trong các con gái của La-ban, là cậu con. Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng [El Shaddai, 17.1] ban phước cho con, làm con sanh sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông. Cầu xin Ngài ban cho con và dòng dõi con phước lành của Áp-ra-ham, hầu cho xứ con đã kiều ngụ sẽ làm sản nghiệp cho con, tức xứ Ngài đã ban cho Áp-ra-ham! Rồi Y-sác sai Gia-cốp đi qua xứ Pha-đan-A-ram, đến nhà La-ban, con trai Bê-tu-ên, vốn người A-ram, lại là anh của Rê-bê-ca, mẹ của Gia-cốp và Ê-sau”. Rõ ràng Y-sác vốn biết rõ ước ao của ông muốn chúc phước cho Ê-sau không phải là ý chỉ của Đức Chúa Trời, vì vậy đã chúc phước ấy cho Gia-cốp (27.27-29), ông đã chúc phước cho Giacốp nhiều hơn (28.1-4) [Hơn nữa, trong xã hội ấy một sự chúc phước của người cha, cũng là một lời tiên tri thiêng liêng, giống như lời mà Y-sác đã thốt ra, là không thể thay đổi được. Bởi việc tỏ ra rằng sự chúc phước không thể thay đổi được ấy, dầu là người cha đã ban ra sự chúc phước, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chúc phước — sự ứng nghiệm của lời ấy không ở nơi tay của con người. John H. Sailhamer, The Pentateuch as Narrative (Grand Rapids. Zondervan, 1992), 191]. Câu chuyện nầy là một sự bày tỏ ra về khả năng của Đức Chúa Trời sử dụng tội lỗi của những người nam người nữ để hoàn thành các mục đích của Ngài và đồng thời kỷ luật hạng tội nhân vì cớ tội lỗi của họ [Nhiều năm về sau, cụ già Gia-cốp đã chúc phước cho Épraim con thứ của Giôsép thay vì anh nó là Manase (Sáng thế ký 48.14-19). Ông đã nhớ lại cách ông dối gạt Y-sác cha mình để chiếm lấy sự chúc phước của cha. Sự Giôsép đến gần Giacốp vào dịp ấy ngược lại đã được tôn cao, và đời sống ông đã được buông tha khỏi những hậu quả của sự lừa dối. Điều nầy không thực trong đời sống của Gia-cốp. Gia-cốp đã gặt lấy những gì ông gieo ra (Galati 6.7). Về sau Laban đã gạt ông, rồi sau đó chính những con trai của ông (trong trường hợp bán Giôsép đi) đã gạt ông còn nghiệt ngã hơn ông đã dối gạt Y-sác nữa].
Phần kết của chúng ta được thấy có ở 28.6-9, ở đây Môise ghi ra những lời thê thảm nầy: “Ê-sau thấy Y-sác đã chúc phước cho Gia-cốp, và sai đi qua xứ Pha-đan-A-ram đặng cưới vợ; và trong lúc đang chúc phước có dặn rằng: Chớ cưới vợ trong bọn con gái Ca-na-an; lại đã thấy Gia-cốp vâng lời cha mẹ đi qua xứ Pha-đan-A-ram đó, thì biết rằng bọn con gái Ca-na-an không vừa ý Y-sác, cha mình; nên người bèn đi đến nhà Ích-ma-ên (ngoài hai người vợ đã có rồi) cưới thêm nàng Ma-ha-lát, con gái của Ích-ma-ên, cháu nội của Áp-ra-ham và em của Nê-ba-giốt”. Ê-sau đã nổi loạn chống lại những ước muốn của cha mẹ mình bằng cách lấy vợ ngoại đạo khác [See also Sailhamer, The Pentateuch as Narrative, 192]. Kể từ khi ông không bước theo đường lối của cha mình, ông muốn mọi người đều phải sống khổ sở (đối chiếu 26.35). Bạn đáp ứng ra sao khi bạn không chạy theo đường riêng của mình? Bạn có làm cho người khác phải khổ sở qua hành động của mình không? Đây là bằng chứng sâu xa của sự tính toán. Tuy nhiên, sứ điệp của câu chuyện nầy rất rõ ràng. Đức tin sống động không tính toán.
Đến phần cuối, tất cả bốn diễn viên đều trả một giá rất cao cho tội lỗi của họ.
 Y-sác: Ông mất hết uy tín trong vai trò lãnh đạo thuộc linh trong gia đình ông. Mọi chương trình của ông có kết quả ngược lại với sự mong đợi. Trong nổ lực của ông lo cung ứng mọi sự cho Ê-sau, ông chẳng cung ứng cho Ê-sau được một điều gì cả. Ông không hề gặp lại con trai mình là Gia-cốp. Mối quan hệ của ông với vợ mình bị tổn hại thật trầm trọng.
 Ê-sau: Ông đã chạy theo lối sống vô thần, phi luân về tình dục (Hêbơrơ 12.16-17). Ông phải trả giá bằng quyền trưởng nam và đánh mất ơn phước của mình. Ông phải trả giá phần còn lại của cuộc đời mình với thắc mắc: “Nếu như ...?”
 Rêbeca: Mối quan hệ của bà với chồng là Y-sác, bị tổn hại thật trầm trọng. Đời đời bà được nhớ tới là một kẻ âm mưu dối gạt. Bà không bao giờ gặp lại Gia-cốp — đứa con duy nhứt mà bà thực sự yêu thương.
 Gia-cốp: Ông đã sống một đời sống quạnh hiu xa cách gia đình trong 20 năm kế đó. Ông đã làm cho cha mình bẽ mặt. Ông không gặp lại cha hay mẹ mình còn sống. Ông là kẻ vô gia cư. Ông trốn chạy vì mạng sống mình. Ông sống ghẻ lạnh đối với anh mình. Ông mất đi 20 năm kế đó với nổi sợ hãi anh mình [Đây là phần thưởng của Rêbeca cho cách xử lý của bà. Đây không phải là một gia đình gắn bó với nhau. Có những nan đề nhất định trong các mối quan hệ. Hãy chú ý, Ê-sau và Gia-cốp không có ảnh hưởng với nhau nữa. Hãy chú ý Êsau và Rêbeca không có ảnh hưởng gì với nhau. Sự thể giống như chúng ta có Y-sác và Gia-cốp hổ tương với nhau, nhưng hãy nhớ Y-sác nghĩ đó là Ê-sau. Và sau cùng và có lẽ quan trọng nhất: Y-sác và Rêbeca không hổ tương với nhau cho tới chừng toàn bộ sự việc đã qua đi và bà muốn Y-sác sai Gia-cốp đi. Vì vậy, Sáng thế ký 27 cho chúng ta thấy một lần nữa Gia-cốp không thể chờ đợi nơi Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài với Rêbeca]. Hơn nữa, vì Gia-cốp đã ra đi và Ê-sau còn ở lại tại nhà, Gia-cốp phải mất hết mọi tài sản về vật chất vốn là của ông qua sự ông kế tự cơ nghiệp từ Y-sác [Pritchard, “Portrait of a Dysfunctional Family]. Gia-cốp đã từ chối không chờ đợi nơi Đức Chúa Trời (Thi thiên 37.15). Đức tin sống động không tính toán.
Dòng cuối là đây. Mọi người trong gia đình đã tìm kiếm ơn phước của Đức Chúa Trời mà không quì gối xuống trước mặt Đức Chúa Trời. Và ai nấy đều chịu mất mát! [R. Kent Hughes, Genesis. Beginning & Blessing (Wheaton, IL. Crossway, 2004), 354]. Tội lỗi không phí không đâu! Hêbơrơ 11.25b cho chúng ta biết rằng khoái lạc của nó là “tạm hưởng” “mau qua” (bản dịch Kinh Thánh NET, ESV), và chỉ có “trong một lúc thôi” (bản Kinh Thánh KJV). Cuối cùng, tội lỗi dẫn tới sự chết (Giacơ 1.13-15).
May mắn thay, tội lỗi của con người không hề làm hỏng ý chỉ của Đức Chúa Trời, mà nó có thể làm ứng nghiệm ý chỉ đó. Mặc dù tội lỗi và sự lừa dối của gia đình nầy, mục đích của Đức Chúa Trời, đã được tỏ ra cho Rêbeca ở 25.23, đã được ứng nghiệm một cách chính xác! [Xem Châm ngôn 16.9 và 19.21]. Đức Chúa Trời vẫn hành động bất chấp con người. Ngài có thể và luôn luôn hoàn thành mọi mục đích của Ngài, với hoặc không với sự giúp đỡ của chúng ta. Nhưng chúng ta nên luyện tập đức tin giữa cuộc sống của chúng ta để chúng ta kinh nghiệm các ơn phước của Đức Chúa Trời thay vì sự kỷ luật của Ngài. Đức tin sống động mà không tính toán. Tôi thách bạn hôm nay nên luyện tập đức tin bằng cách vâng theo Đức Chúa Trời, bất luận chúng ta cảm thấy, chúng ta suy nghĩ thế nào, hay điều chi sẽ xảy ra [Warren W. Wiersbe, Be Authentic. Genesis 25-50 (Colorado Springs. Chariot Victor, 1997), 26-27].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét