Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

Bụi gai cháy



Bài 3:

Bụi gai cháy

(Xuất Êdíptô ký 3.1-15)
PHẦN GIỚI THIỆU:
Trong chương đầu tiên của Sách Xuất Êdíptô ký, chúng ta học biết sự người Ai cập bắt bớ rất nghiệt ngã đối với dân Israel. Ơn phước của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel đã khiến cho người Ai cập kinh sợ họ và đã ra sức bảo toàn quyền thống trị của họ trên người Do thái. Điều nầy khởi sự với việc bắt làm nô lệ và đối xử khắc khe với dân Do thái. Khi điều nầy thất bại, Pharaôn đã ra lịnh cho các bà mụ người Do thái phải giết chết trẻ sơ sinh nam Do thái khi chúng mới chào đời. Điều nầy cũng thất bại không hoàn tất được mục tiêu huỷ diệt chủng dân Do thái. Chương thứ nhứt kết thúc với chiếu chỉ của Pharaôn ban ra cho cả dân cư Ai cập biết rằng họ phải ném trẻ nam Do thái còn sơ sinh xuống sông Nile.
Chương 2 tập trung vào một đứa trẻ nam Do thái còn sơ sinh, là Môise, là đứa trẻ được định cho phải trở thành đấng cứu tinh của cả dân tộc. Bố mẹ của đứa trẻ nầy đã giấu nó đi trong ba tháng, họ từ chối không vâng theo chiếu chỉ của Pharaôn. Rốt cuộc, họ phải phần nào nhượng bộ nên vâng theo việc: “ném Môise xuống sông Nile” trong một cái rương đan bằng mây. Thật là phước hạnh khi cái chết của Môise biến thành phương tiện giải cứu ông, khi ông được con gái của Pharaôn vớt lên khỏi nước và sau cùng được đưa vào cung điện, ở đó ông được nuôi dạy như con trai của nàng. Tuy nhiên, đã đến lúc Môise quyết định tự đồng hoá mình với dân tộc của ông, và vì thế đã từ chối không nhận mình là con trai của công chúa Pharaôn nữa. Sự đồng hoá nầy của Môise với dân tộc mình dẫn tới việc ông thăm viếng dân Israel và việc giết chết một người Ai cập. Tới đây, chúng ta được Kinh thánh cho biết cuộc trốn chạy của Môise tới Mađian để tránh né mọi nổ lực của Pharaôn hòng giết chết ông một lần nữa. Một “cơ hội” gặp gỡ với thầy tế lễ người Mađian, đây là một người bà con xa, dẫn tới việc định cư định canh của Môise, lập gia đình, rồi có con cái. Từ mọi điều mà chúng ta đã biết qua, chúng ta không mong gì Môise sẽ trở lại Ai cập, và chắc chắn không, trong vai trò đấng cứu tinh của Đức Chúa Trời được.
Chương 3 trình bày một sự thay đổi quan trọng trong tấn thảm kịch nói tới sự giải cứu dân sự của Đức Chúa Trời ra khỏi Ai cập. Từ cách đối xử thật khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong đời sống của cả dân tộc Israel, chúng ta bước sang sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời qua Môise và các phép lạ mà ông đã thực thi. Chúng ta đi từ sự im lặng của Đức Chúa Trời trải qua 400 năm đến khi Đức Chúa Trời phán trực tiếp với Môise từ bụi gai, và sau đó, trên cùng một ngọn núi.
Chương 3 là điểm xoay chiều rất quan trọng. Chương nầy bắt đầu với sự khải thị của Đức Chúa Trời cho Môise từ giữa bụi gai đương cháy. Chương nầy phát triển với việc ủy thác cho Môise phải trở lại Ai cập và Pharaôn, để giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời ra khỏi sự bắt bớ và nô lệ của họ. Chương nầy kết thúc với những khởi đầu dè dặt và kháng cự của Môise đối với phần việc mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông.
Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ nhắm vào sự khải thị của Đức Chúa Trời ban cho Môise, là điều mà tôi tin, đấy là nền tảng cho mọi sự sẽ nối theo sau. Đây là cơ sở cho sự vâng phục của Môise, cũng như cho cả dân tộc. Đây cũng là cơ sở cho tất cả những hành động của Đức Chúa Trời đối với Ai cập và đối với dân sự của Ngài. Trong nhiều cách thức, sự cố bụi gai cháy là then chốt cho sự chúng ta hiểu biết về Đức Chúa Trời.
Sứ điệp đã được dàn dựng để trước hết chúng ta xem xét sự xuất hiện của Đức Chúa Trời cho Môise thấy trong bụi gai cháy (các câu 1-6), và tiếp đến là sự khải thị của Đức Chúa Trời cho Môise khi Ngài phán cùng ông (các câu 7-15). Kế dó chúng ta sẽ hướng sự chú ý của mình vào các phân đoạn Cựu và Tân ước đề cập tới sự cố nầy và dẫn chúng ta vào việc giải thích sự cố ấy. Sau cùng, chúng ta sẽ tìm cách khám phá phần ứng dụng của phân đoạn Kinh thánh nầy cho chính đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy cẩn thận lắng nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời khi Ngài phán cùng chúng ta qua những câu Kinh thánh nầy.
BỤI GAI CHÁY (3.1-3)
Mỗi ngày đều khởi sự giống như bao ngày khác. Gã chăn chiên với chiếc áo da chẳng có sự mong mỏi gì khác thường, dù không nghi ngờ chi nữa. gã vốn ao ước một việc gì đó khác biệt để phá vỡ tình trạng đơn điệu của nghề chăn chiên. Sau bốn mươi năm chăn chiên (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 7.30) đời sống của Môise khó ai mà đoán trước được. Ông vốn biết rõ tất cả những địa điểm cho chiên ăn cỏ và biết chính xác từng trũng nước trong vòng nhiều dặm đường đã khắc ghi trong trí của ông. Thỉnh thoảng một con rắn độc hay một con thú hoang dã đã hiến cho một sự phấn khích duy nhất mà thôi. Trong đồng vắng hoang dã ấy, có lẽ Môise đã trò chuyện với bản thân mình hay thậm chí với bầy chiên. Ông biết rất ít về chính hôm nay, là cái ngày khởi đầu cho một chương mới trong cuộc đời của ông. Bụi gai cháy trong Xuất Êdíptô ký 3 là một trong những sự cố làm thay đổi cuộc đời, nó xảy ra chỉ trong một vài phút đồng hồ trong đời sống của một con người.
Chương nầy còn hơn cả một câu chuyện nói tới sự cố làm thay đổi cuộc đời nơi đời sống của một người; dù vậy, đây là một điểm xoay chiều trong lịch sử của dân Israel. Bụi gai cháy đánh dấu phần khởi đầu sự can thiệp trực tiếp của Đức Chúa Trời vào các vụ việc trong lịch sử. Đây là nền tảng cho sự kêu gọi Môise quay trở lại Ai cập trong vai trò đấng cứu tinh của Israel. Đây là phần bắt đầu của sự kết thúc chế độ bắt bớ của người Ai cập.
Bụi gai cháy không những tạo ra một cái chạm quan trọng trên Môise và trên dân Israel, mà nó còn tiếp tục đóng vai trò là một trong các sự cố chủ động trong lịch sử — ý nghĩa của nó không hề phai nơi dân tộc Israel trong các thế hệ nối theo sau. Phân đoạn Kinh thánh nầy là một phân đoạn mà người Do thái trong thời của Chúa Giêxu rất biết rõ. Câu chuyện nói tới “bụi gai cháy” nằm ở trung tâm dòng suy tưởng của các trước giả Tin lành, Mác và Luca, họ (có lẽ cũng như bao nhiêu người khác trong thời ấy) đã tiến đến chỗ gọi phân đoạn Kinh thánh nầy là phân đoạn “bụi gai” (Mác 12.26; Luca 20.37).
Khi đang tìm kiếm những cánh đồng cỏ phì nhiêu hơn, Môise đã dẫn bầy chiên của cha vợ mình lên sườn phía tây hay phía sau đồng vắng, đến tận núi Hôrếp (cha vợ ông giờ đây ai cũng viết là Giêtrô, tên ông có nghĩa là “xuất sắc” hay “ưu tú” — phải chăng Môise đã làm cho ông gia trở nên giàu có lúc bấy giờ không?). Ông không biết chi về việc ở đây ông sẽ phải đến mặt đối mặt với Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ tới việc chăn chiên của Môise ở đây là một nghề giống như Phierơ đi đánh cá vậy (Giăng 21.2...), chắc ông hay suy tư rằng quá khứ đã qua rồi và cuộc sống đã đi theo một hướng mới.
Ở một khoảng xa xa, đôi mắt của Môise bị cuốn hút vào đấy và khiến cho mọi suy tư của ông phải dừng lại. Có cái gì đang bốc cháy ở đàng xa kia. Một cái nhìn kỹ càng hơn cho thấy đó là một bụi gai. Bản thân bụi gai và trong nó, khó có thể là một cái cớ gây ra sự phấn khích hay hứng thú gì cả, thế mà thời gian cứ trôi qua, bụi gai dường như chẳng nhằm nhò gì khi lửa cứ cháy như thế. Nó bị cháy, nhưng không hề tàn. Khi chẳng có một việc gì thực sự vội vã, và bối cảnh bụi gai cháy đã làm dậy lên tính tò mò của Môise, ông đã tẻ bước lại gần hơn để quan sát.
Có điều Môise khi ấy chưa nhận ra: ấy là trong khi bụi gai rõ ràng là bụi gai rất hay gặp trong sa mạc, ngọn “lửa” thì không phải là ngọn lửa bình thường. Ông càng tới gần bụi gai hơn, bối cảnh ấy lại càng khó tin hơn. Môise chắc chắn phải lấy làm lạ về hiện tượng đó. Có lẽ ông đã bật cười nơi những lý giải dành cho bụi gai cháy trải qua nhiều năm tháng. Những “phần lý giải” nầy còn khó tin hơn phần lý giải của Kinh thánh. Không muốn công nhận đúng là một phép lạ ở đây, một số lý giải theo “tự nhiên” đã được đưa ra. Sau đây là một số lý giải mà tôi gặp phải qua phần suy cứu của tôi:
(1) “Ngọn lửa của Thánh Elmo”. Đây là tia chớp của lằn điện phát sáng.
(2) “… những mãnh gỗ đang cháy hay phản xạ của ánh sáng, thường xảy ra ở vùng đất khô ráo có giông bão”.
(3) Một hiện tượng của núi lửa.
(4) Một huyền thoại, dựa theo những câu chuyện xưa nói tới các đồ vật bốc cháy mà không hề tàn.
(5) “… một mãnh thạch cao chạm vào cành cây khô làm bật ra ngọn lửa”.
(6) Một tia mặt trời, xuyên thủng qua một vết nứt trên núi.
(7) Một kinh nghiệm hoàn toàn tâm lý.
(8) Một thực vật phát gas, cháy thành ngọn lửa.
(9) Những bụi cây tầm gửi phát sáng.
ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA BỤI GAI CHÁY (3.4-15)
Những cách lý giải đó như chúng ta đã thấy ở trên không những là không chấp nhận được, mà chúng cũng chẳng cần thiết nữa. Chính tác giả đã cho chúng ta biết (hãy nhớ, Môise là tác giả của quyển sách nầy) đó là “thiên sứ của Đức Giêhôva” (đối chiếu Sáng thế ký 16.7; 22.11; Các Quan Xét 6.11; 13.3), sự tỏ ra trước khi hoá thân thành nhục thể của Ngôi Hai Đức Chúa Trời, đã được tỏ ra trong bụi gai cháy. Các câu 4 -15 chứa phần mô tả Đức Chúa Trời của bụi gai đương cháy. Những câu 16 -22 chứa các phần dạy dỗ đặc biệt về phần việc mà Đức Chúa Trời đã sẵn dành cho Môise, cùng với phần tóm tắt của Đức Chúa Trời về những gì sẽ diễn ra trong sự giải cứu dân tộc Israel ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập. Trong bài học nầy, chúng ta phải giới hạn phần nghiên cứu của mình đối với phân nửa đầu của chương 3. Trong sứ điệp sắp tới, chúng ta sẽ xử lý với phần còn lại của chương 3 và với toàn bộ chương 4.
Nửa phần đầu của chương 3 mô tả bổn tánh của Đức Chúa Trời là Đấng đang kêu gọi và uỷ thác sứ mệnh cho Môise. Đây là nền tảng cho đức tin và sự vâng phục của Môise. Có một vài chiều kích trong phần mô tả Đức Chúa Trời của bụi gai cháy mà chúng ta sẽ xét qua cách tóm tắt. Những điều nầy sẽ cung ứng cho chúng ta một vài suy nghĩ rồi với đó mà nhớ lại sứ điệp của phân đoạn Kinh thánh nầy.
Đức Chúa Trời của bụi gai đương cháy là một Đức Chúa Trời thánh khiết. Lúc đầu, bụi gai đương cháy chỉ là một chút tò mò, một điều lạ lùng lôi kéo Môise đến đó. Còn bây giờ, bụi gai (hay đúng hơn, là Đức Chúa Trời, là Đấng đã được tỏ ra trong ngọn lửa đang bao quanh bụi gai) là một vật đáng sợ và đáng trân trọng đến. Điều nầy đã diễn ra khi Đức Chúa Trời hai lần gọi đích danh Môise, ông đã đáp trả với sự kêu gọi đó: “Có tôi đây”. Khi ấy Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Môise không được bước tới gần hơn nữa, Ngài dạy ông phải cởi giày ra vì nơi ông đương đứng là đất “thánh” (câu 5). Môise đã che mặt lại, vì ông biết rằng nhìn xem Đức Chúa Trời có thể trả giá bằng chính sinh mạng của ông (đối chiếu Sáng thế ký 32.30; Xuất Êdíptô ký 33.20; Các Quan Xét 6.22-23; 13.21-22). Tôi e rằng Môise đã đứng lại nới lỏng giày mình ra. Giống như nhiều người khác đã nhìn xem vinh quang của Đức Chúa Trời hằng sống, người ấy sẽ té ngã xuống đất, phủ phục xuống. Ngọn lửa bao quanh (nhưng không thiêu đốt) bụi gai, cùng với lời cảnh cáo mà Đức Giêhôva phán ra từ trong ngọn lửa, đã gây ấn tượng mạnh nơi Môise với sự thánh khiết của Đấng đã bày tỏ chính mình Ngài ra. Môise có ấn tượng sâu sắc với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời mình.
Mối quan hệ giữa sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và việc Xuất Ai cập không rõ ràng ngay tức thì đâu. Ngay thời điểm Luật pháp được ban ra trên núi Sinai, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là nền tảng cho cách ứng xử của Israel, luật pháp đã mô tả sự thánh khiết ấy. Nhưng sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là yếu tố quan trọng trong việc xuất Ai cập. Tội lỗi của người Ai cập cần phải bị xử lý. Thêm nữa, sự Israel chiếm hữu xứ Canaan (Xuất Êdíptô ký 3.8, 17) là sự phán xét các dân tộc nầy vì những điều gớm ghiếc ở trước mặt Đức Chúa Trời (đối chiếu Sáng thế ký 15.16; Lêvi ký 18.24-28).
Đức Chúa Trời của bụi gai cháy là Đức Chúa Trời thiết lập giao ước, giữ gìn giao ước của Ápraham, Ysác, và Giacốp. Trong câu 6, Đức Chúa Trời đã tự xác nhận mình với Môise theo cách nầy: “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, và Đức Chúa Trời của Giacốp” (Xuất Êdíptô ký 3.6).
Đức Chúa Trời trong bụi gai cháy là Đức Chúa Trời của các tổ phụ của Môise, Đức Chúa Trời của các vị tộc trưởng, Đức Chúa Trời của Israel. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng đã lập giao ước với Ápraham và tái lập lại với Ysác và Giacốp. Đây không phải là một Đức Chúa Trời khác và mới đâu, Ngài đang thực hữu ở đây để cho Môise nhận biết, mà là Đức Chúa Trời của các tổ phụ của ông, là Đức Chúa Trời của Israel. Không có một kế hoạch nào mới mẻ hết, mà chỉ là sự bày tỏ ra kế hoạch cũ, đã được tỏ ra cho Ápraham rồi trong Sáng thế ký 15:
“Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm. Nhưng, ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều. Còn ngươi sẽ bình yên về nơi tổ phụ, hưởng lộc già sung sướng, rồi qua đời. Đến đời thứ tư, dòng dõi ngươi sẽ trở lại đây, vì tội lỗi của dân Amôrít chưa được đầy dẫy” … Ngày đó, Đức Giêhôva lập giao ước cùng Ápram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Êdíptô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơphơrát, là xứ của các dân Kênít, Kênêsít, Cátmônít Hêtít, Phêrêsít, Rêphaim, Amônít, Canaan, Ghirêgasít và Giêbusít” (Sáng thế ký 15.12b-16, 18-21).
Đức Chúa Trời của bụi gai cháy là một Đức Chúa Trời hay thương xót. Dự tính của Đức Chúa Trời giải cứu dân Israel ra khỏi vòng nô lệ ở Ai cập không những bị tác động bởi sự thánh khiết của Ngài, hoặc bởi giao ước của Ngài với Ápraham và các vị tộc trưởng — sự giải cứu của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài cũng dựa trên lòng thương xót của Ngài dành cho họ ở giữa sự khốn khổ của họ:
“Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Êdíptô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Êdíptô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật …” (Xuất Êdíptô ký 3.7-8a).
Đức Chúa Trời của bụi gai cháy là một Đức Chúa Trời của hiểm họa sắp xảy ra. Trong 400 năm, Đức Chúa Trời đã ở xa xa, dân Israel đã nghĩ như thế. Có lẽ họ đã nghĩ về Đức Chúa Trời như siêu việt hơn (ở đâu xa lắc, bị dời đi mất, chẳng dính dáng gì đến thế gian), thay vì hiểm hoạ sắp xảy ra (trực tiếp quan hệ với và dính dáng tới các vụ việc của con người). Đây không phải là trường hợp, vì chúng ta đã nhìn thấy bàn tay kín giấu của Đức Chúa Trời đang vận hành thật khôn khéo để bảo tồn dân sự Ngài và chuẩn bị cho sự đào thoát của họ (Xuất Êdíptô ký 1 và 2). E rằng Môise không tán thành sự dính díu của Đức Chúa Trời trong đời sống của dân sự Ngài, Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng Ngài rất vui thích trong việc giải phóng cho dân Israel ra khỏi vòng nô lệ cho người Ai cập:
“Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Êdíptô … Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Êdíptô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật …” (Xuất Êdíptô ký 3.7a, 8a).
Đức Chúa Trời của bụi gai cháy là một Đức Chúa Trời, là Đấng truyền cho dân sự Ngài dự phần vào các mục đích của Ngài. Trong khi Đức Chúa Trời sẽ quan hệ trực tiếp vào sự giải cứu dân sự Ngài, Ngài sẽ thực thi điều đó qua các công cụ con người. Thật là đặc biệt, Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ chính mình Ngài cho Môise vì Ngài dự tính bày tỏ chính mình Ngài qua Môise. Lời nói đầu tiên của Đức Chúa Trời cho Môise là: “Hỡi Môise, hỡi Môise!” (câu 4). Mặc dù Đức Chúa Trời đã chỉ ra mối quan hệ cá nhân của Ngài trong sự xuất Ai cập (“Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy” (câu 8), ấy là qua Môise mọi việc nầy sẽ được làm thành. Vì thế, chúng ta thấy Môise được Đức Chúa Trời truyền cho phải trở lại Ai cập, phải đối mặt với Pharaôn, và phải dẫn dân Israel ra khỏi Ai cập.
Một sự khải thị phong phú nhất về bổn tánh của Đức Chúa Trời được thấy trong các câu 11-15, ở đây Đức Chúa Trời đáp ứng với hai thắc mắc do Môise đưa ra. Những câu hỏi nầy đã được tóm tắt như sau: (1) “Tôi là ai?” (câu 11), và (2) “Tên Ngài là chi?” (câu 13). Đáp ứng của Đức Chúa Trời cho hai câu hỏi nầy đóng vai trò làm sáng tỏ bổn tánh của Ngài một cách sâu sắc hơn. Những câu 14 và 15 là hai trong những câu rất quan trọng trong Cựu ước, vì chúng chứa một trong những lẽ thật cơ bản về bổn tánh của Đức Chúa Trời.
Thắc mắc thứ nhứt: “Tôi là ai?” là một câu rất dễ hiểu. Bốn mươi năm trước, Môise đã đưa ra một quyết định rất quan trọng về lai lịch của mình. Ông đã quyết rằng ông là một người Israel, rồi vì thế không còn nhìn biết mình là con trai của công chúa Pharaôn nữa (đối chiếu Hêbơrơ 11.24-26). Sau khi thực hiện quyết định nầy, Môise đã quyết rằng ông sẽ ra sức giải cứu dân tộc ông, kết quả của quyết định nầy là giết chết một người Ai cập. Khi Môise tìm cách can gián một cuộc tranh cãi giữa hai người Hêbơrơ, kẻ phạm lỗi đang thốt ra mấy lời nầy với ông: “Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta?” (Xuất Êdíptô ký 2.14). Trong khi bị tác động sai, đây là một câu hỏi suy ra rất có giá trị. Môise đã cho rằng uy quyền chưa được ban cho ông. (Sứ mệnh của Môise đến trong chương 3 lúc được 80 tuổi, chớ không phải trong chương 2 ở tuổi 40). Môise đã có 40 năm để suy gẫm lại hành vi táo bạo của mình, cùng mọi hậu quả của nó. Giờ đây, khi Đức Chúa Trời uỷ thác cho ông đi giải cứu dân Israel, Môise mong muốn không bị vấp váp nữa, nên rất cẩn thận. Câu hỏi của ông là một câu phản ảnh sự dè dặt và ao ước muốn tiếp nhận một sự uỷ thác rõ ràng đến từ Đức Chúa Trời.
Câu trả lời của Đức Chúa Trời đang tìm cách tái điều chỉnh sự chú ý của Môise từ chỗ nhìn vào người được sai đi (Môise) sang Đấng sai phái (Đức Chúa Trời). Cái điều quan trọng không phải là công cụ ở trong tay Đức Chúa Trời, mà là Đấng đang cầm lấy công cụ ở trong tay Ngài. Vì lẽ đó Đức Chúa Trời hứa với Môise rằng sự hiện diện của Ngài sẽ cùng đi với ông khi ông vâng theo sự kêu gọi của Ngài: “Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Êdíptô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy” (Xuất Êdíptô ký 3.12). Từ câu nói nầy, chúng ta học biết rằng uy quyền của Môise được gói ghém trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là điều được bảo đảm khi ông vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Cần phải lưu ý rằng “sứ mệnh cao cả” trong Tân ước rất giống với sứ mệnh của Môise trong phân đoạn Kinh thánh nầy. “Sứ mệnh cao cả” bắt đầu với câu nói mà Chúa chúng ta đã thốt ra: “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta” (Mathiơ 28.18), rồi kết thúc với: “Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28.20). Uy quyền thiêng liêng được nối kết với sự hiện diện thiêng liêng. Thắc mắc của Môise về uy quyền của ông đã được trả lời bởi lời hứa của Đức Chúa Trời về sự hiện diện của Ngài với Môise.
Thật là thú vị khi thấy dấu hiệu mà Đức Chúa Trời hứa với Môise trong câu 12 là một dấu sẽ xảy ra sau khi Môise đã hành động trong đức tin. “Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Êdíptô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy” (Xuất Êdíptô ký 3.12, phần nhấn mạnh là của tôi). Chữ “ngươi” đầu tiên trong câu nói nầy là số ít; chữ thứ hai là số nhiều. Đức Chúa Trời không hứa với Môise một sự thờ phượng thường trực và riêng tư trên Núi Sinai. Ngài phán rằng “dấu” cho Môise sẽ thể hiện khi dân tộc mà ông dẫn ra khỏi Ai cập đến thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi Sinai, là điều mà họ đã thực hiện (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 19...).
Chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời trước tiên phải làm ra một dấu lạ, rồi kế đó, mới mong Môise vâng theo. Điều nầy Đức Chúa Trời đã làm. Những dấu lạ là (1) bụi gai cháy (Xuất Êdíptô ký 3.1-3); (2) cây gậy hoá thành rắn (4.2-4); và (3) bàn tay bị phung (Xuất Êdíptô ký 4.6-7). Còn dấu đã được hứa trong câu 12 chỉ được ban cho sau khi Môise làm theo những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra rồi. Trong khi các dấu lạ được ban ra để kích thích đức tin chúng ta, chúng cũng được ban ra trong sự đáp ứng lại với đức tin, đúng y như trường hợp ở đây vậy.
Phần ứng dụng thực tiễn những gì đã xảy ra trong trường hợp nầy rất rõ ràng. Nhiều người trong chúng ta đang trông đợi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một dấu lạ trước khi chúng ta bằng lòng bước đi với đức tin. Khi Đức Chúa Trời cho thấy rõ ràng Ngài là ai rồi và những điều chúng ta cần phải lo làm, Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi chúng ta hành động trong đức tin trước khi chúng ta được ban cho một dấu lạ về sự hiện diện và quyền phép của Ngài. Đúng y như trường hợp ở đây.
Thắc mắc thứ hai mà Môise yêu cầu phát xuất từ câu trả lời cho thắc mắc đầu tiên. Môise trước tiên đã hỏi: “Tôi là ai?”, câu hỏi cho thấy điều quan trọng không phải ông là ai, mà là ông thuộc về ai và ai đang hiện diện với ông mà thôi. Nói cách khác, Môise sẽ tái điều chỉnh sự chú ý của ông từ bản thân ông sang Đức Chúa Trời của ông. Nếu uy quyền của Môise được gói ghém trong Đức Chúa Trời của ông, kế đó chúng ta sẽ hiểu lý do tại sao Môise hỏi câu thứ hai: “Tên Ngài là chi?” “Nầy, tôi sẽ đi đến dân Ysơraên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao?” (Xuất Êdíptô ký 3.13).
Sao Môise lại có thể hỏi tên Đức Chúa Trời khi Đức Chúa Trời đã tỏ ra lai lịch Ngài rõ ràng trong câu nói trước đó cho Môise chứ? Hãy chú ý rằng Môise (ít nhất nơi vẻ bề ngoài) không đưa ra câu hỏi nầy vì ích cho ông mà vì ích cho người nào sẽ muốn hỏi? Có bao nhiêu lần người nầy bày mưu cho người kia bị thắc mắc vì đã làm theo điều mà người ta gợi ý dưới chiêu bài “Tôi có người bạn nầy, anh ta …”.
Tại sao dân Israel cần phải hỏi danh xưng của Đức Chúa Trời, là Đấng đã sai phái Môise đến giải cứu họ chứ? Tôi có thể nghĩ tới hai lý do. Thứ nhứt, phù hợp với sự họ thờ lạy các thần khác (của người Ai cập) (đối chiếu Giôsuê 24.14), họ sẽ lấy làm lạ thần nào trong các thần của họ đang trả lời cho những lời cầu nguyện của họ.
Lý do thứ hai: ấy là danh xưng của một người là sự mô tả bổn tánh của người ấy. Nếu uy quyền của Môise được gói ghém trong Đức Chúa Trời là Đấng đã kêu gọi và đã uỷ thác cho ông lãnh đạo dân Israel ra khỏi Ai cập, khi ấy ông cần phải mô tả bổn tánh của Đức Chúa Trời nầy để bảo đảm với họ về sự bằng lòng và khả năng của Đức Chúa Trời dẫn dắt họ vào trong vùng đất của những ơn phước. Danh xưng bởi đó Đức Chúa Trời chọn để xác định chính mình Ngài sẽ đưa ra được bổn tánh và tầm quan trọng của Ngài. Câu trả lời của Đức Chúa Trời cho câu hỏi nầy (không biết câu trả lời đó làm giảm đi mối hồ nghi và sợ hãi của Môise hay không nữa), quả thực là nền tảng cho sự bảo đảm và hy vọng rất lớn lao:
“Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là ĐẤNG TỰ-HỮU HẰNG-HỮU; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Ysơraên như vầy: Đấng Tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi. Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Ysơraên như vầy: GIÊHÔVA, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời” (Xuất Êdíptô ký 3.14-15).
Sau khi công nhận tầm quan trọng của hai câu nầy, các vị học giả đã bỏ ra nhiều nổ lực để quyết định ý nghĩa chính xác của từ ngữ ĐẤNG TỰ-HỮU HẰNG-HỮU (I am who I am). Có thể đoán trước được, hết thảy họ đều không nhất trí. Về mặt cá nhân, tôi đã kết luận rằng sự phiên dịch hay nhất “TA LÀ ĐẤNG TA LÀ” do bản Kinh thánh NIV và bản Kinh thánh NASB. Tôi tin rằng có nhiều lẽ thật chắc chắn về bổn tánh của Đức Chúa Trời trong từ ngữ “ĐẤNG TA LÀ” mà các học giả thuộc phái bảo thủ đều nhất trí. Tôi sẽ tóm tắt những chiều kích nầy trong bổn tánh của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng “TA LÀ”.
Đấng “TA LÀ” là Đức Chúa Trời hằng hữu, nghĩa là, Đức Chúa Trời đang tồn tại. Không có nhiều “thần” trong cả hai xứ Ai cập và Canaan được thờ lạy, nhưng ngược lại với các “thần” nầy là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Giacốp. Ngài là Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhất.
Đấng “TA LÀ” là Đức Chúa Trời đang tồn tại một cách độc lập. Các nhà thần học nói về Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu. Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá, nhưng không có một đấng tạo hoá nào khác nữa. Ngài hằng hữu không nương cậy vào bất kỳ cái gì và bất kỳ ai. Ngài là một Đức Chúa Trời không cần giúp đỡ, Ngài tự hữu và Ngài hoàn thành ý chỉ của Ngài. Vì thế, chẳng một điều gì có thể ngăn trở ý chỉ của Đức Chúa Trời không hoàn thành được.
Đấng “TA LÀ” là Đức Chúa Trời đang tồn tại một cách độc lập và không hề thay đổi. Là Đấng “TA LÀ”, Đức Chúa Trời không phải là Đấng giống với cái gì đó có thể thay đổi. Vô luận Ngài giống với cái gì, Ngài tiếp tục hằng hữu, và Ngài sẽ hằng hữu cho đến đời đời. Đức Chúa Trời là Đấng đang hằng hữu không những một cách thực sự, một cách độc lập, mà còn không hề thay đổi nữa. Vì lẽ đó, bất luận điều chi Đức Chúa Trời bắt đầu làm Ngài sẽ làm cho thành tựu, vì không có một việc gì cần tới bất kỳ một sự thay đổi nào trong nguyên kế hoạch và mục đích của Ngài.
Theo cấp độ của con người, chúng ta chỉ biết ngược lại. Chúng ta dự định xây một ngôi nhà, nhưng những việc bất ngờ không lường trước thường kéo theo nhiều thời gian và tiền bạc. Những phương án chẳng có gì khác biệt. Quí vị có bao giờ nghe nói một xa lộ, một cây cầu, hay một quả bom mới được hình thành theo kế hoạch, và với cái giá đã được lượng tính chưa? Là Đấng “TA LÀ” chúng ta không bao giờ cần băn khoăn về sự hoàn tất những gì Đức Chúa Trời đã hứa.
Là Đấng “TA LÀ”, Đức Chúa Trời hằng hữu, độc lập, không thay đổi, đời đời. Đức Chúa Trời hằng hữu đời đời và không hề thay đổi. Chúng ta thường đặt lòng tin của mình vào một đại biểu chính trị, chỉ để thấy ông ta thay đổi khi ông ta đã được bầu chọn. Những lời hứa trong chiến dịch tranh cử thường là thuật hùng biện mà thôi. Một vài nhà chính trị nầy, họ ra sức giữ lời hứa của họ rốt lại chỉ để được đắc cử mà thôi. Kết quả là mọi hy vọng của chúng ta mong tìm gặp nơi con người chỉ là hy vọng ngắn ngủi mà thôi. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời đời đời; vì thế mỗi và từng lời hứa thì vững chắc giống như vầng đá tảng vậy. Nếu Đức Chúa Trời vừa là đời đời vừa không thay đổi, thì chẳng một điều gì mà Ngài đã định và hứa làm có thể thất bại được.
Làm sao Môise và dân Israel dám chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ giải phóng họ ra khỏi vòng nô lệ cho người Ai cập và sẽ dẫn dắt họ vào trong Đất Hứa? Lòng tin cậy của họ được đặt đúng vào Đức Chúa Trời, bổn tánh của Ngài là bổn tánh của Đấng “TA LÀ” trong Xuất Êdíptô ký 3. Đây là quan điểm rõ ràng của phân đoạn nầy từ sự xem xét của chúng ta đối với hai phân đoạn Cựu ước sau đây:
“Bây giờ, hỡi Giacốp! Đức Giêhôva là Đấng đã dựng nên ngươi, hỡi Ysơraên! Ngài là Đấng đã tạo thành ngươi, phán như vầy: Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi. Vì ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, Đấng Thánh của Ysơraên, Cứu Chúa ngươi. Ta ban Êdíptô làm giá chuộc ngươi, Êthiôbi và Sêba làm của thay ngươi” (Êsai 43.1-3).
Trong phân đoạn nầy, với dự tính yên ủi Israel và để bảo đảm với dân sự về mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời nhắc tới các kinh nghiệm trong quá khứ mà Israel đã nếm trải hầu bảo đảm với Israel về các ơn phước trong tương lai. Việc “lội qua sông” là một ẩn dụ nhắc tới việc xuất Ai cập và khi băng ngang qua Biển Đỏ. Giống như Israel không bị biển cả trở lấp, những gian khó trong hiện tại và tương lai cũng không phủ lút Israel được. Và Israel sẽ không bị đốt cháy khi bước qua ngọn lửa. Giống như bụi gai đương cháy không hề tàn bởi ngọn “lửa” của “thiên sứ Đức Giêhôva”, cũng một thể ấy Israel sẽ không bị thiêu đốt bởi ngọn lửa gian khổ và nghịch cảnh, từ bây giờ cho đến đời đời.
“Nhưng ai sẽ đương nổi ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lêvi, làm cho chúng nó sạch như vàng và bạc … Ta sẽ đến gần các ngươi đặng làm sự đoán xét, và ta sẽ vội vàng làm chứng nghịch cùng những kẻ đồng bóng, tà dâm, những kẻ thề dối, những kẻ gạt tiền công của người làm thuê, hiếp đáp kẻ góa bụa và kẻ mồ côi, những kẻ làm hại người khách lạ, và những kẻ không kính sợ ta, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy. Vì ta là Đức Giêhôva, ta không hề thay đổi; bởi cớ đó, các ngươi là con trai Giacốp, chẳng bị diệt vong” (Malachi 3:2-3, 5-6).
Dân Israel, Đức Chúa Trời đã phán qua tiên tri Malachi, phải qua sự luyện lọc của “ngọn lửa”, để được làm cho sạch. Một mặt, ngọn “lửa” là sự gian khổ gây ra bởi sự nghiệt ngã của các dân Ngoại. Tuy nhiên, theo phần phân tích sau cùng, đó là ngọn lửa mà chính mình Đức Chúa Trời đã đưa đến để luyện lọc dân sự Ngài. Sự yên ủi của Malachi dành cho Israel, ấy là đang khi ngọn “lửa” luyện lọc của Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện để thiêu đốt họ, thì đây không phải là trường hợp. Thực thế, ngọn lửa ấy sẽ luyện lọc họ và giải cứu họ theo phần phân tích sau cùng. Nền tảng cho sự tồn tại của Israel là, theo Xuất Êdíptô ký 3, bổn tánh của Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ”, là Đức Chúa Trời không hề thay đổi (Malachi 3.6).
Lời lẽ của Malachi, không nghi ngờ chi nữa, đã bắt rễ trong kinh nghiệm của Israel và trong sự khải thị của Đức Chúa Trời nơi bụi gai cháy, góp phần khẳng định phần giải thích của chúng ta về sự cố bụi gai đương cháy ở Xuất Êdíptô ký 3. Nỗi gian khổ của dân Israel trong xứ Ai cập là kinh nghiệm do con người tạo ra, nhưng Đức Chúa Trời ấn định, kinh nghiệm “đi ngang qua lửa” để luyện lọc và sửa soạn dân Israel cho sự giải cứu cùng các ơn phước trong tương lai của họ: “Còn các ngươi, Đức Giêhôva đã chọn và rút các ngươi khỏi lò lửa bằng sắt kia, là xứ Êdíptô, để các ngươi thành một dân riêng của Ngài, y như các ngươi đã là điều đó ngày nay” (Phục truyền luật lệ ký 4.20).
Bụi gai đương cháy không phải là một phép lạ vô nghĩa đâu, dù chỉ để dự trù lôi kéo sự chú ý của Môise — trong và tự bản thân nó, đây là một thí dụ rất có ý nghĩa, khi suy gẫm về sự cố và về lời của Đức Chúa Trời thì sẽ thấy rất rõ ràng, và các tiên tri về sau nầy căn cứ vào đó mà mở rộng và trình bày chi tiết thêm. Những ngọn lửa gian khổ là một sự thể hiện cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi; chúng luyện lọc dân sự của Đức Chúa Trời rồi sửa soạn họ cho các ơn phước của Đức Chúa Trời. Dân sự của Đức Chúa Trời không bị thiêu đốt bởi những “ngọn lửa” nầy, không thích ứng với sự trung tín của chính họ, mà thích ứng với bổn tánh của Đức Chúa Trời, là Đấng “TA LÀ” vĩ đại. Môise nhơn đó được khích lệ phải quay trở lại Ai cập, từ “cái chảo dùng để chiên đến ngọn lửa”, mà đúng như thế, với sự nhận biết rằng ông và cả dân tộc sẽ được bảo hộ và được thịnh vượng bởi Đấng là Đức Chúa Trời.
Mọi hàm ý và các ứng dụng của bổn tánh Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ” là vô tận. Vì lẽ đó không có gì phải kinh nhgạc, khi nhìn thấy những khải thị tương tự của Đức Chúa Trời cho các vị tiên tri và cho dân sự của Đức Chúa Trời trong cả Cựu và Tân ước. Có lẽ khải thị hay nhất trong Tân ước có, được thấy trong sách Khải huyền. Trước khi Đức Chúa Trời tỏ ra “những việc hầu đến” trong những ngày sau rốt, Ngài bắt đầu với phần mô tả nầy về Đức Chúa Trời là Đấng sắp sửa phán qua tiên tri của Ngài, là Giăng: “Nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em từ nơi Đấng Hiện Có, Đã Có Và Còn Đến …” (Khải huyền 1.4). Há đây không phải là cùng một lẽ thật như chúng ta vừa xem thấy trong Xuất Êdíptô ký 3 sao? Trong Xuất Êdíptô ký 3 Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ” đời đời. Ở đây, Ngài là “Đấng Hiện Có, Đã Có Và Còn Đến”. Trong cả hai trường hợp, đều chứa cùng một lẽ thật mà thôi. Giống như dân Israel sẽ “nếm trải ngọn lửa đại nạn” lần sau cùng, họ sẽ được yên ủi trong sự bảo đảm rằng, lần nầy họ sẽ không bị thiêu đốt bởi ngọn lửa, vì Đức Chúa Trời của họ không hề thay đổi.
Đây là sứ điệp của Đức Chúa Trời ban cho Môise và cho dân sự trong thời của ông. Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính mình Ngài ra qua ngọn lửa gian khổ và nghịch cảnh, thế nhưng các mục đích của Ngài là chắc chắn và dân sự Ngài được an toàn trong sự bảo đảm rằng họ sẽ không bị diệt vong cũng không bị thiêu đốt, thích ứng với sự thật Ngài luôn hằng hữu, không hề thay đổi, và đời đời. Đây là nền tảng cho đức tin và sự vâng phục. Căn cứ theo sự bảo đảm nầy Môise có thể liều mạng sống mình mà nắm lấy chức vụ và sự hầu việc của ông.
PHẦN KẾT LUẬN:
Một trong những ứng dụng của phân đoạn Kinh thánh nầy có thể thấy được trong Tân ước, do chính Chúa chúng ta chỉ ra. Chúng ta hãy xét qua sự yên ủi và sự trông cậy mà chúng ta có thể tìm thấy qua Đấng “TA LÀ”, là Đức Chúa Giêxu Christ.
Khi Chúa chúng ta áp dụng sự dạy về Đấng “TA LÀ” trong Xuất Êdíptô ký 3, tôi tin Ngài làm như thế theo ánh sáng của sự tham khảo đến “bụi gai đương cháy” trong sách Phục truyền luật lệ ký:
“Vả, nầy là lời chúc phước mà Môise, người của Đức Chúa Trời, chúc cho dân Ysơraên, trước khi qua đời.. Người chúc về Giôsép rằng: Xứ người được Đức Giêhôva ban phước … Bửu bối của đất, và sự sung mãn nó. Nguyện ơn của Đấng hiện ra trong bụi gai giáng xuống trên đầu Giôsép …” (Phục truyền luật lệ ký 33.1, 13, 16).
Hãy chú ý nội dung của các ơn phước nầy mà Môise đã công bố chính là cái chết gần kề của Môise. Thêm nữa, các ơn phước ở đây đã được công bố giáng trên Giôsép, ông đã qua đời từ lâu rồi. Giờ đây, tất nhiên là trong một ý nghĩa, Giôsép sẽ được phước qua dòng dõi của ông, nhưng đây không phải là ơn phước duy nhất mà Giôsép sẽ nhận được. Trước giả sách Hêbơrơ nói tới những người đã chết và họ chưa nhận lãnh các ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ (đối chiếu Hêbơrơ 11.13-16, 39-40). Các lời hứa của Đức Chúa Trời vì cớ đó là chắc chắn, vì Đức Chúa Trời không bao giờ chết. Mà thực vậy, vì Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ” đời đời, người nào đã chết vẫn biết chắc về sự ứng nghiệm của các lời mà Đức Chúa Trời hứa với họ. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ” bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta “sẽ sống đời đời với Ngài” nếu chúng ta là con cái của Ngài bởi đức tin.
Chúa Giêxu áp dụng lẽ thật của phân đoạn Đấng “TA LÀ” vào hai cơ hội khác nhau trong các sách tin lành. Trong trường hợp thứ nhứt, nội dung câu hỏi có tính cách giả thuyết do người Sađusê đưa ra (họ không tin có sự sống lại của kẻ chết, đối chiếu Mác 12.18) về người đờn đã lấy 7 anh em làm chồng sẽ là vợ của ai trên thiên đàng. Sau khi chỉ ra sự giả hình và sai lầm của họ về sự chối bỏ của họ và về lẽ đạo nói tới sự sống lại của kẻ chết, Chúa Giêxu phán: “Còn về những người chết được sống lại, thì trong sách Môise có chép lời Đức Chúa Trời phán cùng người trong bụi gai rằng: Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, các ngươi há chưa đọc đến sao? Ngài chẳng phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, mà là của kẻ sống! Thật các ngươi lầm to” (Mác 12.26-27). Trong câu nói của Đức Chúa Trời, Đấng “TA LÀ”, chúng ta thấy sự bảo đảm mà Đức Chúa Trời không những là đời đời, mà còn vì cớ đó mối giao thông của Ngài với con người cũng là đời đời. “Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham” không những có ý nói rằng Đức Chúa Trời hằng hữu đời đời, mà Ápraham cũng vậy nữa. Tính cách đời đời của Đức Chúa Trời không những là nền tảng cho đức tin của chúng ta đặt nơi các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được ứng nghiệm (trong đời sống của những người hiện đang sống), mà còn là sự bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta sẽ kinh nghiệm một cách cá nhân các ơn phước đó. Như trước giả sách Hêbơrơ đã nói, Đức Chúa Trời dự định rằng người nào đã chết trong đức tin sẽ chờ đợi để được làm nên trọn vẹn cùng với chúng ta (Hêbơrơ 11.40). Tính cách đời đời của Đức Chúa Trời và tính cách bất tử của chúng ta vì cớ đó là những lẽ thật đan dệt vào nhau.
Trong sách tin lành Giăng, một trong những chìa khoá cho cấu trúc của nó là những câu nói “TA LÀ…” của Chúa chúng ta (đối chiếu Giăng 6.48, 51; 8.58; 10.9, 11; 11.25, v.v... ). Bước ngoặc của sách tin lành nầy dường như là câu nói “TA LÀ” của Chúa chúng ta trong chương 8. Một lần nữa chúng ta nhìn thấy sự trông cậy của một người về sự sống sau khi chết, một lẽ thật mà một số người Do thái hay chỉ trích đến. Chương phán với người Do thái: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu kẻ nào giữ lời ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ”. Nghe câu nầy người Do thái la lên: “Bây giờ chúng tôi thấy rõ thầy bị quỉ ám; Ápraham đã chết, các đấng tiên tri cũng vậy, mà thầy nói: Nếu kẻ nào giữ lời ta sẽ chẳng hề chết! Thầy lại trọng hơn cha chúng tôi, Ápraham, là người đã chết sao? Các đấng tiên tri cũng đã chết; thầy mạo xưng mình là ai?” (Giăng 8.51-53).
Vì lẽ đó, dĩ nhiên, “Giêxu là ai?” Chúa Giêxu thì cao trọng hơn Ápraham, điều nầy là rõ ràng bởi sự thật Ngài là Đấng “TA LÀ”: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Ápraham, đã có ta” (Giăng 8.58). Đối với người Do thái nào đang tranh cãi với Chúa chúng ta, người nào chết đã chết rồi và qua đi mất. Mọi sự đó là dành cho họ cả thảy (đối chiếu Giăng 8.52-53). Chúa Giêxu phản công lại, Ngài cho rằng điều nầy không thực cho hết thảy như thế đâu, vì “nếu kẻ nào giữ lời ta, sẽ chẳng thấy sự chết bao giờ” (Giăng 8.51). Sự chết chẳng có quyền gì trên những người tin cậy nơi Chúa và gìn giữ lời của Ngài. Ápraham đã nhìn thấy “ngày của Chúa” và rất đỗi vui mừng (8.56), và là một tín đồ, ông sẽ nhìn thấy mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đã lập với ông được ứng nghiệm — một cách cá nhân.
Câu hỏi về uy quyền của Chúa Giêxu có liên quan tới mối giao thông của Ngài với Môise. Người Do thái xưng mình có uy quyền của Môise (đối chiếu Mathiơ 23.2), vì thế (theo suy nghĩ méo mó của họ) ban cho họ có uy quyền cao hơn Chúa Giêxu. Nhưng hãy suy nghĩ về điều đó — khi Môise bị người ta hỏi về uy quyền của ông, cách tốt nhất ông có thể đáp lại họ là: “Đấng TA LÀ đã sai phái tôi”.
Khi Chúa chúng ta bị người ta hỏi về uy quyền của Ngài trong Giăng 8, Ngài đã đáp: “TA LÀ, TA LÀ!”
Trong khi Môise được Đấng TA LÀ sai phái, Chúa Giêxu là Đấng “TA LÀ”. Vì thế, người nào tin nơi Đấng TA LÀ không cần phải sợ hãi sự chết, vì các ơn phước của Đức Chúa Trời là chắc chắn ở bên kia mồ mả khi họ có mặt ở đó — thực vậy, còn hơn thế nữa.
Tin nơi Đức Chúa Trời là Đấng “TA LÀ” vì cớ đó là nền tảng cho sự trông cậy của chúng ta về sự sống đời đời và về việc kinh nghiệm các ơn phước Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta, thậm chí khi chúng ta đã chết. Sự trông cậy đời đời của chúng ta được gói ghém trong tính cách đời đời của Đức Chúa Trời. Xuất Êdíptô ký 3 chứa lẽ thật nói tới tính cách đời đời của Đức Chúa Trời trong những hàng chữ thật đậm nét. Chúng ta hãy tin điều đó. Chúng ta hãy đặt cược số phận đời nầy và đời đời của chúng ta trên tính cách đời đời đó!
Ngày nay có nhiều Cơ đốc nhân nghĩ rằng nghiên cứu các thuộc tính của Đức Chúa Trời là cách thực hành khôn ngoan với ít phần ứng dụng thực tế. Không có một điều gì khả dĩ hơn được lẽ thật nầy! Mới đây, tôi có nghe R. C. Sproul nói tới nhu cần quan trọng nhất của nước Mỹ. Khi bị hỏi: “Đâu là nhu cần quan trọng nhất của người Mỹ phi Cơ đốc?”, ông đã đáp: “ “Phải nhìn biết Đức Chúa Trời giống với cái gì?” Khi bị hỏi: “Đâu là nhu cần quan trọng nhất của người Mỹ Cơ đốc?” câu trả lời của ông cũng y như vậy: “Phải nhìn biết Đức Chúa Trời giống với cái gì?” Các thuộc tính của Đức Chúa Trời chỉ là phần mô tả Đức Chúa Trời giống với cái gì mà thôi! Nền tảng lời kêu gọi của Môise và sự vâng phục của ông đối với lời kêu gọi đó là một sự bảo đảm về bổn tánh của Đức Chúa Trời. Tôi dám quyết rằng lượng đức tin của chúng ta cân xứng với cái nắm bắt của chúng ta về sự cao trọng và sự nhơn từ của Đức Chúa Trời chúng ta. Tôi không nghĩ rằng đức tin của bất cứ người nào sẽ là lớn hơn cái nắm bắt của họ về sự cao trọng của Đức Chúa Trời là Đối Tượng của đức tin họ. Tôi không nghĩ rằng những việc lớn lao đã được làm ra cho Đức Chúa Trời mà không có cái nắm bắt Đức Chúa Trời lớn lao thể nào, Ngài là Đấng mà chúng ta đang hầu việc. Chính các thuộc tính của Đức Chúa Trời đang mô tả Ngài đang hằng hữu và là điều trở thành nền tảng cho đức tin và cho sự vâng phục của chúng ta. Chúng ta hãy trở thành hạng học viên nghiên cứu các thuộc tính của Đức Chúa Trời.
Một cách đặc biệt, từ phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta tập trung vào bổn tánh đời đời, không thay đổi của Đức Chúa Trời. Lẽ thật nầy thường được nhấn mạnh trong Kinh thánh:
“Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao? (Dân số ký 23.19; đối chiếu I Samuên 15.29).
“Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, Các từng trời là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ bị hư hoại, song Chúa hằng còn; Trời đất sẽ cũ mòn hết như áo xống; Chúa sẽ đổi trời đất như cái áo, và nó bị biến thay; Song Chúa không hề biến cải, các năm Chúa không hề cùng. Con cháu tôi tớ Chúa sẽ còn có, dòng dõi họ sẽ được lập vững trước mặt Chúa” (Thi thiên 102.25-28).
“mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào” (Giacơ 1.17).
“Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, Và Còn Đến, là Đấng Toàn năng, phán rằng: Ta là Anpha và Ômêga” (Khải huyền 1.8).
Đối với Cơ đốc nhân, không có một tư tưởng nào yên ủi hơn tính cách đời đời của Đức Chúa Trời và sự không hề thay đổi của Ngài. Điều nầy bảo đảm cho chúng ta rằng mọi mục đích của Ngài đều sẽ ứng nghiệm.
Đức Chúa Trời là Đấng đã ngự xuống để giải cứu dân sự Ngài ra khỏi Ai cập trong thân vị của Môise (Xuất Êdíptô ký 3) giờ đây đã ngự xuống trong thân vị của Con Ngài, là Đức Chúa Giêxu Christ, để giải cứu chúng ta ra khỏi án phạt đời đời vì cớ tội lỗi của chúng ta (đối chiếu Giăng 1.1-17, 29-34; Philíp 2.5-8). Giống như lửa của Đức Chúa Trời thiêu đốt bụi gai mà chẳng hề làm cho nó tàn vậy, cũng một thể ấy cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã đổ ra trên Đức Chúa Giêxu Christ, nhưng không thiêu đốt Ngài. Ngài đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Qua Ngài, nhân loại sẽ được giải cứu ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên hạng tội nhân. Người nào tin cậy nơi Đức Chúa Giêxu Christ, là Đức Chúa Trời “TA LÀ”, Ngài đã đến hầu cho chúng ta nhờ Ngài mà được sống, đây là sự trông cậy hạnh phước.
Đối với người vô tín, không có một tư tưởng nào khủng khiếp hơn, vì Đức Chúa Trời là Đấng trong Cựu ước đã đổ cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên hạng tội nhân, Ngài vẫn còn thù ghét tội lỗi và sẽ hình phạt kẻ ác cho đến đời đời.
Mỉa mai thay, người nào chối bỏ điều khoản mà Đức Chúa Trời đã lập trong thân vị của Đấng Christ, và người nào tin cậy vào sự công bình riêng của họ, sẽ chịu khổ trong lửa đời đời của địa ngục. Và lửa nầy sẽ không thiêu đốt họ, mà lửa ấy sẽ cháy cho đến đời đời: “Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó” (Mathiơ 25.41, phần nhấn mạnh là của tôi).
Phân đoạn Kinh thánh mà chúng ta đang nghiên cứu đây, theo ý của tôi, đang nhấn mạnh tầm quan trọng của bổn tánh. Chính bổn tánh của Đức Chúa Trời là nền tảng cho đức tin của chúng ta và cho sự vâng phục của chúng ta. Chính bổn tánh của con người được chú đến rất nhiều, làm nền cho việc nhận dạng cấp lãnh đạo của Hội thánh (đối chiếu I Timôthê 3; Tít 1). Bổn tánh của Cơ đốc nhân cũng là điều mà Đức Chúa Trời đang phát triển (đối chiếu II Phierơ 1, v.v... ). Bổn tánh Cơ đốc rất thường được nung nấu trong ngọn lửa gian khổ (Roma 5.3-5; Giacơ 1.3). Sự chịu đựng của các thánh đồ trong ngọn lửa luyện lọc mà Đức Chúa Trời đưa vào trong đời sống chúng ta cũng là bằng chứng cho công tác siêu nhiên của Đức Chúa Trời (đối chiếu II Côrinhtô 3-4). Trong khi chúng ta không cần phải tìm kiếm sự gian khổ, chúng ta hãy công nhận rằng chính sự gian khổ mà Đức Chúa Trời đang sử dụng để luyện lọc đời sống của chúng ta (I Phierơ 1.6-7) và để sửa soạn cho chúng ta vì sự vinh hiển đang đặt ở trước mặt.
Một tư tưởng sau cùng. Israel, giống như bụi gai mà Môise đã nom thấy, thực vậy, vẫn đang cháy. Cơn đại nạn trong sách Khải huyền mô tả ngọn lửa luyện lọc kinh khủng của Đức Chúa Trời cần có để xây dân Israel trở lại với chính mình Ngài. Thế nhưng ở giữa ngọn lửa gian khổ đó, quá khứ, hiện tại và tương lai, Israel đã chịu đựng, không bị ngọn lửa thiêu đốt, và nhơn đó là một bằng chứng cho bổn tánh không hề thay đổi của Đức Chúa Trời, mọi lời hứa của Ngài là chắc chắn.
Sự thành tín Ngài lớn thay,
Lạy Chúa là Cha của con,
Không một bóng biến cãi nào ở nơi Ngài;
Ngài không thay đổi, lòng thương xót Ngài,
chúng không đổi thay;
Như Ngài đã đến, Ngài còn đến cho đến đời đời.
***

1 nhận xét: