Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Thực trạng của chúng ta (Eph 2.1-7)



Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Thực trạng của chúng ta
Êphêsô 2.1-7
1. Khi tôi được 11 tuổi, gần như là tôi đã bị chết đuối. Tôi đang lội ở hồ bơi khi cắm trại vào mùa hè cùng với mấy người bạn trong Hội thánh. Tôi đã tốt nghiệp ở giai đoạn 3 mới được phép bơi ở chỗ “sâu nhất”. Khi tôi đang lội, chân trái của tôi bắt đầu bị vọp bẻ nên tôi không thể cử động nó được. Tôi cảm thấy mình như đang chìm hẳn xuống chỗ nước sâu và tôi nhớ mình còn quơ hai cánh tay và hớp lấy nước trong miệng. Tôi đang suy nghĩ: "Ngươi thực sự đang gặp rắc rối ở đây rồi" khi ấy tôi thấy có một cánh tay mạnh vòng dưới vai xốc lấy tôi. Với một vài cú sốc thật mạnh, nhân viên cứu hộ đã đưa tôi từ đáy hồ lên. Ông ta sốc ngược lưng của tôi khi tôi ọc ra mấy gallon nước. Tôi đã được cứu! Ba mùa hè sau đó, tôi được cứu một lần nữa, không phải từ hồ bơi, mà từ tội lỗi và sự chết. Tôi không được cứu bởi cánh tay mạnh sức của nhân viên cứu hộ, mà được cứu bởi của lễ hằng sống của Cứu Chúa. Ba mùa hè sau đó, Chúa Jêsus đã cứu tôi và đã thay đổi đời sống tôi!
2. Quí vị có bao giờ xem cuốn phim cũ có đề tựa là: “Thực trạng của chúng ta” chưa? Phần đầu tiên của phân đoạn Kinh Thánh nầy (các câu 1-3) xử lý với thực trạng của chúng ta, chúng ta là ai và chúng ta sống như thế nào trước khi chúng ta gặp gỡ Đấng Christ. Phần thứ hai (các câu 4-7) xử lý với chúng ta là ai và chúng ta sống như thế nào trong lúc bây giờ để Chúa Jêsus giải cứu chúng ta. Phần nầy nhìn vào quá khứ không phải là phần luyến tiếc quá khứ hay các ký ức đáng nhớ đâu. Mà đúng hơn, phần nầy được dự trù để giúp chúng ta biết rõ giá trị sự chúng ta được cứu.
3. Điểm cao nhất ở lục địa Hoa kỳ là Núi Whitney ở California. Nó đo được 14.495 feet bề cao. Từ đỉnh của nó, một bối cảnh thật xinh đẹp đang trải ra. Quí vị có thể nhìn thấy Sierra Nevadas và hoang mạc Mojave. Nhưng đúng 80 dặm về phía Đông Nam là trũng Chết [Death Valley], điểm thấp nhất ở nước Mỹ là 280 feet dưới mặt nước biển trung bình. Death Valley cũng là điểm nóng nhất với nhiệt độ 134o. Chỗ nầy ngược lại hoàn toàn với Núi Whitney. Phaolô đưa chúng ta vào những chỗ sâu thẳm tội lỗi và băng hoại của con người trước khi ông đưa chúng ta lên những cao điểm sự giải cứu và tha thứ của Đức Chúa Trời.
4. Một trong các nhà thần học lỗi lạc của thời đại chúng ta, John Stott nói như vầy về phân đoạn Kinh Thánh nầy: "Trước tiên Phaolô thăm dò độ sâu tính yếm thế của con người, rồi tới những cao điểm tính lạc quan về Đức Chúa Trời. Chính sự kết hợp nầy về tính yếm thế và tính lạc quan, về thất vọng và đức tin, nó thiết lập tính hiện thực tươi mới luôn của Kinh Thánh. Đối với mọi điều mà Phaolô đang làm trong phân đoạn nầy, ông đang tô vẽ một sự đối chiếu thẳng thừng giữa bản chất của con người và họ sẽ nhờ ân điển mà trở thành một con người khác".
5. Với suy nghĩ nầy ở trong trí, chúng ta hãy bước vào Kinh Thánh rồi khám phá ra một vài góc cạnh sự giải cứu của chúng ta trong Đấng Christ.
I. Chúng ta được cứu ra khỏi sự chết (các câu 1-3).
A. Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã chết về mặt thuộc linh (câu 1).
1. Phaolô nói rằng trước khi chúng ta "được làm cho sống" trong Đấng Christ, nghĩa là trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã "chết vì lầm lỗi và tội ác mình". "Lầm lỗi" ra từ một chữ có nghĩa là "sơ xuất, vấp ngã hay lạc sai". "Tội lỗi" có nghĩa là "đi lố bảng chỉ dẫn hay thiếu mất” (đối chiếu Roma 3.23).
2. Người nào không nhìn biết Chúa Jêsus đều tuyệt đối và hoàn toàn chết về mặt thuộc linh. Họ chẳng có một sự sống thuộc linh nào hết. Họ là những thi thể dở sống dở chết. Hết thảy chúng ta đều ra đời đã chết về mặt thuộc linh, rồi cho tới khi nào chúng ta gặp được Đấng Christ, chúng ta đã sống trong vô vọng và vô dụng bị bẫy trong sự chết thuộc linh.
3. Hạng người bị hư mất không ở trong chỗ nguy hiểm của sự chết thuộc linh. Họ đang chết về mặt thuộc linh. Đây không phải là cách nói bóng bẩy đâu, mà là một tình trạng hiện thực trong hiện tại.
4. Mỗi người bị hư mất đều đang chết về mặt thuộc linh. Trong câu 1, Phaolô nói tới "anh em", nghĩa là, dân Ngoại. Trong câu 4 ông nói: "chúng ta" có ý nói tới người Do thái. Dù họ trẻ hay già, giàu hay nghèo, người Nga hay người Mỹ thì không thành vấn đề, hết thảy chúng ta đều ra đời đã chết về mặt thuộc linh. Một ngoại lệ duy nhứt là Chúa Jêsus.
5. Người nào đang chết về mặt thuộc linh không thể hiểu rõ và nhận thức giá trị những việc thuộc linh được. Một người chết về phần xác không đáp ứng với sự kích xúc theo phần xác được. Người ấy không thể nhìn thấy, nghe, nếm, ngửi hay cảm nhận gì được hết. Một người chết về mặt thuộc linh không thể đáp ứng với sự kích xúc thuộc linh được. Người ấy không thể thờ phượng, cầu nguyện, hiểu biết Kinh Thánh, người ấy chẳng thể có sự bình an ở trong lòng hay biết rõ sự vui mừng và sự công bình thật được đâu.
6. Sự khác biệt duy nhất giữa một người chết về mặt thuộc linh và người kia là tình trạng hư hoại. Mặc dù kẻ nghiện ngập ma túy dường như sẽ chết hơn kẻ đang ngồi trên chiếc ghế quyền lực, cả hai đều đã chết về mặt thuộc linh. Chẳng có một cấp độ chết chóc nào cả, chỉ có hư hoại mà thôi.
7. Tôi biết rõ cách nói lạ lùng nầy, song nói như thế là đúng đấy. Ngay cả khi có nhiều người dường như đang sống động quanh chúng ta, họ đang sống chỉ về phần xác và về mặt tình cảm thôi. Về mặt thuộc linh, họ đang chết, Chết, CHẾT!!! Quí vị không thể trở thành loại chết chóc như thế được. Một là quí vị sống hay là quí vị chết, thế thôi!
Kent Hughes thuật lại cho chúng ta về một hình ảnh mà ông có về Jeremy Bentham, một triết gia và là tổ phụ của thuyết vị lợi (hành động phải được đánh giá theo sự có ích hay đem lại cho đa số). Bức ảnh về thân thể của người kia đang ngồi trên một chiếc ghế, ăn mặc theo kiểu quí phái và đội nón theo kiểu thế kỹ 19. Toàn bộ bức tranh là kết quả của tính hài hước tối tăm của ông ta. Trước khi ông ta qua đời, Bentham đã để lại di chúc toàn bộ tài sản của ông ta sẽ được trao cho Bịnh viện của trường Đại học ở Luân đôn, với điều kiện thi thể của ông sẽ được cất giữ và được đặt trong sự tham dự tất cả các buổi họp của hội đồng bịnh viện. Mọi ao ước của ông đã được tôn trọng và mỗi năm, chính ngày nầy, Bentham được đẩy trên xe lăn đến bàn họp và viên thư ký hội đồng nói: "Jeremy Bentham, có mặt nhưng không bỏ phiếu". Đúng là một trò hề! Ông sẽ không bao giờ giơ tay lên bỏ phiếu cho một vấn đề nào cả, ông sẽ không bao giờ đưa ra một cử động nào hết — vì ông đã chết cách đó 160 năm rồi! Sự thật cho thấy rằng người đã chết, những người đã cách biệt với Đấng Christ không thể làm chi được về mặt thuộc linh.
B. Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã bạn nghịch về mặt thuộc linh (câu 2).
1. Chúng ta thường bước đi hay học đòi "theo thói quen đời nầy". Chữ "bước đi" mang ý tưởng đi lang thang vòng quanh vô mục đích. "Học đòi" ra từ chữ Hy lạp có ý nói tới "chong chóng chỉ thời tiết". "Đời nầy" không có ý nói tới thế giới vật lý, mà nói tới hệ thống giá trị của thế gian.
2. Galati 1.4 mô tả hệ thống thế gian là "đời ác nầy". Người nào không nhìn biết Chúa Jêsus đều là phu tù cho hệ thống của thế gian. Không có chủ định gì hết, họ đang bước theo hướng của thế gian bất cứ đâu thế gian thổi họ tới.
3. Có những người xưng mình là Cơ đốc nhân, họ bằng lòng tự mình làm nô dịch cho văn hoá dân gian hiện đại và các thần tượng truyền thông đại chúng. Họ thờ lạy bất cứ điều gì có trên vô tuyến truyền hình. Giacơ 4.4 gọi họ là "bọn tà dâm" và hỏi: "anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy".
4. Chúng ta đã bước theo "vua cầm quyền chốn không trung". Điều nầy có ý nói tới Satan, hắn đang sống động và mạnh giỏi trên hành tinh quả đất. I Phierơ 5.8 mô tả hắn là "thù nghịch", hắn "đang bước đi như sư tử rống…". Mathiơ 9.34 chép hắn là "chúa quỉ". Giăng 12.31 chép hắn là "vua chúa đời nầy". II Côrinhtô 4.4 gọi hắn là "chúa đời nầy".
5. Satan sẽ cai trị thế giới nầy cho tới chừng Chúa Jêsus ngự trên ngôi. Hắn có quyền lãnh đạo trên nhiều ma quỉ, các thiên sứ gian ác sa ngã, họ xâm nhập, khống chế, áp lực và cai quản đời sống của từng người không tin Chúa. Êphêsô 6.12 chép: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy". Hãy nhớ luôn luôn hắn là một kẻ thù đã bị đánh bại rồi!
6. Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã phục theo "thần hiện đương hành động trong các con bạn nghịch". Điều nầy có ý nói tới "tinh thần của thời đại", là lối sống của người chưa tin Chúa. Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi thấy những lần lấy ý kiến, hầu hết người Mỹ đều tin rằng vị Tổng Thống của họ đang phạm tội tà dâm, đồng thời họ tin rằng tội ấy chẳng có sao hết, đó là "tinh thần của thời đại".
C. Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta đã sa đoạ về mặt thuộc linh (câu 3).
1. Chúng ta thường sống giống như hạng người chưa được cứu mà chúng ta trông thấy mỗi ngày. Chúng ta đã "ở trong" số ấy. Chúng ta từng "sống theo tư dục xác thịt mình" giống y như họ. Ba việc đang làm băng hoại hết thảy mọi người: thế gian, ma quỉ và xác thịt – Một cô gái kéo mái tóc rồi đá vào chân anh mình. Cô ta nói: "Ma quỉ khiến tôi nắm tóc kéo anh ấy, nhưng tôi nghĩ đá anh ấy là ý của tôi".
2. Chúng ta đã sống để làm trọn "các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta". Từ ngữ "các sự ham mê" có ý nói tới việc "tìm kiếm điều chi đó với nhiều sự cần cù”. "Các sự ham mê của xác thịt" có ý nói tới việc gát bỏ đi bất cứ lý do hay ngăn trở nào làm thoả mãn mọi ưa thích của thân thể chúng ta. Tôi đã trình bày về mặt lý trí "nếu thấy thích, thì cứ làm theo đi". Mặt khác, "các sự ham mê… của ý tưởng" chỉ ra những sự lựa chọn cố ý, có cân nhắc trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là nghe theo lẽ thật của Đức Chúa Trời nhưng lại chọn loạn nghịch chống lại lẽ thật đó.
3. Chúng ta "tự nhiên làm con của sự thạnh nộ". Chúng ta là hạng tội nhân do "tự nhiên" và bởi sự chọn lựa. Từng chi thể của chúng ta đã bị vấy bẩn và bị tiêm nhiễm bởi tội lỗi. Chúng ta không bị băng hoại như nhau đâu, nhưng hầu hết chúng ta đều bị hư hoại cả. Chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, thế rồi "tự nhiên" trở thành hư hoại hoàn toàn bởi tội lỗi (Rôma 3.10-11). Thế gian thích nghĩ rằng hết thảy chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời, tuy nhiên khi tách ra khỏi Đấng Christ hết thảy mọi người đều là "con của sự thạnh nộ". Giăng 3.36 chép về người chưa được cứu: "cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn còn ở trên người ấy".
4. Hỡi người tin Chúa, chúng ta có một thời như thế. Chúng ta "cũng như mọi người khác". Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ ân điển của Ngài mà chúng ta đã được cứu ra khỏi "cơn thạnh nộ" đó.
II. Chúng ta đã được cứu bởi tình yêu thương (câu 4).
A.Đức Chúa Trời đã khởi xướng giải cứu chúng ta.
1. Hãy gạch dưới bốn từ đầu tiên trong câu nầy: "Nhưng Đức Chúa Trời…". Mấy từ nầy há chẳng vinh hiển sao? Chúng dạy cho chúng ta biết rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng đã với lấy chúng ta. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã khởi xướng sự cứu rỗi chúng ta.
2. Khi tôi bị vọp bẻ trong hồ bơi, tôi đã không kêu la xin cứu giúp, tôi không thể kêu cứu được (miệng tôi đầy ắp nước!), nhân viên cứu hộ đã nom thấy tôi và đã giải cứu tôi. Cũng một thể ấy, ngay lúc tôi có cần nhất, khi tôi bị chìm xuống trong biển chết thuộc linh, sự loạn nghịch và hư hoại, cánh tay yêu thương mạnh sức của Ngài đã giải cứu tôi.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể giải cứu chúng ta mà thôi. Một thời gian qua, ở một nhà thờ khác, tôi đã phục vụ cho một gia đình bị mất đứa con nhỏ. Trong một thời gian rất lâu, họ đã giữ lấy thi thể của đứa con của họ không còn sự sống nữa. Ôi, họ yêu thương đứa trẻ ấy là dường nào! Tuy nhiên, cho dù họ có yêu thương nó đến ngần nào, họ không thể đưa nó trở lại với sự sống được nữa. Khi chúng ta "chết vì lầm lỗi và tội ác mình", chỉ có Đức Chúa Trời mới có cả quyền phép và tình yêu thương để ban cho chúng ta sự sống mà thôi!
B. Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta vì Ngài "giàu lòng thương xót".
1. "Thương xót" mang ý niệm "giữ lại sự trừng phạt". Mặc dù Đức Chúa Trời là thánh và chúng ta tội lỗi dường ấy, trong sự thương xót của Ngài, vì cớ "lòng thương xót của Ngài", Ngài giải cứu chúng ta.
Karla Fay Tucker đã bị lên kế hoạch phải hành quyết trong tuần nầy. Mặc dù có nhiều người đang tranh đấu xin tha mạng cho, nếu nàng chết, nàng sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên bị hành quyết ở Texas kể từ năm 1863. Từng là gái điếm nghiện ma túy đã đập búa vào đầu hai người ở Houston vào năm 1983, giờ đây nàng là một tín đồ đã được sanh lại và là một chứng nhân rất năng động của đức tin nàng nơi Đấng Christ. Hy vọng duy nhứt cho sự sống của nàng là một ơn tha thứ từ phía viên Thống Đốc. Nếu ông ta hành động tùy theo "lòng thương xót" thì nàng sẽ được tha mạng. Án phạt sẽ được thu hồi lại. Tuy nhiên, bất chấp quyết định của viên Thống đốc, Đức Chúa Trời đã hành động rồi trong "ơn thương xót" đối cùng nàng. Nàng đã chết mà nay nàng đang sống. Nàng cứ sẽ sống cho đến đời đời!
2. Đức Chúa Trời không những có lòng thương xót, mà Ngài còn "giàu lòng thương xót" nữa. Sự thương xót của Ngài tràn đầy, chan chứa và dư dật. Rôma 11.32 chép: "Vì Đức Chúa Trời đã nhốt mọi người trong sự bạn nghịch, đặng thương xót hết thảy".
C. Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta vì cớ "lòng yêu thương lớn" của Ngài.
1. Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta ra khỏi sự chết thuộc linh, sự bạn nghịch và sự hư hoại vì cớ "lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta". “Lòng yêu thương” giàu có của Ngài là một dòng sông tuôn chảy từ phụ lưu "lòng yêu thương lớn của Ngài".
2. Đừng bao giờ nghĩ rằng Đức Chúa Trời thù ghét quí vị. Ngài không thù ghét một ai cả. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Ngài yêu thương chúng ta, nhưng thù ghét tội lỗi của chúng ta. Chúa Jêsus đã chịu chết để phân rẽ chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Hành động yêu thương lớn lao nhất của Đức Chúa Trời là khi Chúa Jêsus chịu chết vì cớ tội lỗi của chúng ta. Vì Đức Chúa Trời là công bình, Ngài phải trừng phạt tội lỗi. Ngài có thể gia thêm sự thương xót cho chúng ta vì trong tình yêu thương, Chúa Jêsus đã chịu chết rồi vì tội lỗi của chúng ta.
a. Giăng 3.16 chép: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…"
b. Rôma 5.8 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết".
c. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.13: "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình".
III. Chúng ta đã được cứu để được sống (câu 5).
A. Đức Chúa Trời đã ban sự sống cho chúng ta.
1. Đức Chúa Trời đã bắt lấy chúng ta khi chúng ta đã "chết vì lầm lỗi" và "làm cho chúng ta sống". Có hai lẽ thật ở đây. Thứ nhứt, chúng ta được "sống" trong mọi cõi đời đời. Thứ hai, chúng ta được "sống" vì một mục đích… ấy là sống "với Đấng Christ". Không những chúng ta có sự sống đời đời, chúng ta còn có sự sống dư dật nữa.
2. Chính quyền phép đã làm cho Chúa Jêsus sống lại theo phần xác từ cái chết theo phần xác, quyền phép ấy làm cho chúng ta sống lại thuộc linh từ sự chết thuộc linh (1.19-20).
3. Vì chúng ta đã được sống lại, chúng ta cần phải sống khác đi. Quí vị có thể nói ra sự khác biệt giữa một người sống và một thi thể đã chết không? Chắc là được rồi! Quí vị cũng có thể nói ra sự khác biệt giữa ai đó đã chết về mặt thuộc linh và đang sống động về mặt thuộc linh!
4. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta "đồng sống lại với Đấng Christ". Nói như thế có nghĩa là chúng ta đang có một người mới. II Côrinhtô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Vì chúng ta đang có một người mới, chúng ta không còn ưa thích "những việc cũ" nữa, chúng ta ưa thích điều chi là "mới", là những việc mà Chúa Jêsus ưa thích!
5. Trong Giăng 11, chúng ta có câu chuyện của Chúa Jêsus làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết. Đây là một phân tích rất hay về mọi điều sẽ xảy ra cho chúng ta về mặt thuộc linh khi chúng ta đã được cứu. Quí vị không nghĩ Laxarơ đã nhìn thế gian theo cách khác biệt sao? Quí vị không nghĩ Laxarơ đã nhìn xem Chúa Jêsus theo cách khác biệt sao? Quí vị không nghĩ Laxarơ đã có một tình yêu và sự tin kính mới mẻ dành cho Chúa Jêsus sao? Cũng một thể ấy với chúng ta!
B. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta bởi ân điển. Chúng ta đã được cứu hay "được làm cho sống" vì chúng ta xứng đáng với sự ấy. Hãy đối diện với sự ấy xem, chúng ta đã chết về mặt thuộc linh, bạn nghịch và hư hoại. Chúng ta không được tha thứ vì chúng ta không phạm tội, chúng ta được tha thứ mặc dù sự thực cho thấy rằng chúng ta đã phạm tội. Êphêsô 1.7 chép chúng ta có cả "sự chuộc tội" và "được tha tội theo sự dư dật của ân điển Ngài".
IV. Chúng ta đã được cứu vì một vì một lý do (các câu 6-7).
Hãy chú ý ba cụm từ tương tự trong các câu 5-6. Đức Chúa Trời "làm cho chúng ta đồng sống lại với Đấng Christ". Ngài "làm cho chúng ta sống" và Ngài "làm cho chúng ta đồng ngồi trong các nơi trên trời". Chúng ta, là "Thân" được gắn với "Đầu" của chúng ta, là Chúa Jêsus. Bất cứ đâu Ngài đi đến, chúng ta đồng đi với.
A. Lý do #1. Được sống lại và đồng ngồi với Đấng Christ (câu 6).
1. Đức Chúa Trời đã "làm cho chúng ta đồng sống lại" với Chúa Jêsus. Khi Laxarơ được sống lại, Chúa Jêsus phán: "Hãy mở cho người, và để cho người đi". Người nào đang sống động không cần phải gói ghém trong khăn liệm của sự chết.
2. Đức Chúa Trời "làm cho chúng ta đồng ngồi ở các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ". "Các nơi trên trời" đề cập tới sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được "làm cho sống" và "đồng sống lại" vì mục đích nầy để chúng ta "đồng ngồi" với Chúa Jêsus ở trên trời. Philíp 3.20 chép: "Nhưng chúng ta là công dân trên trời".
3. "Đồng ngồi ở các nơi trên trời với Đức Chúa Jêsus Christ" là được dời ra khỏi quyền thống trị của sự chết, sự bạn nghịch và sự hư hoại của Satan. "Đồng ngồi ở các nơi trên trời với Đức Chúa Jêsus Christ" là được đặt vào mối tương giao và phước hạnh trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
4. Chữ "ngồi" trong Tân Ước theo ngữ pháp Hy lạp chia ở thì bất định, có nghĩa là trong lý trí của Đức Chúa Trời Ngài không bị giới hạn theo thời gian và không gian, chúng ta đã hiện diện ở đó rồi! Mặc dù chúng ta chưa nhìn thấy cơ nghiệp của chúng ta theo phần thuộc thể, cơ nghiệp ấy vẫn thuộc về chúng ta. I Phierơ 1.4 mô tả như sau: "là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em".
B. Lý do #2. Trở thành tấm gương cho sự giàu có của ân điển Ngài (câu 7).
1. Chúng ta sẽ nhận lãnh "sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài" và "lòng nhân từ Ngài" vì hai lý do. Lý do thứ nhứt và phụ là vì chúng ta phải kinh nghiệm phạm vi đầy đủ nhất của "ân điển" và "lòng nhân từ" của Ngài. Lý do thứ hai và chính yếu, ấy là chúng ta phải trở thành những tấm gương hay những chiếc cúp của "ân điển" Ngài.
2. Chúng ta sẽ kinh nghiệm hết thảy mọi điều nầy "trong đời sau". Đời ấy sẽ là miên viễn. Có người nói: "Ngài sẽ ban cho chúng ta những sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài trong cõi tương lai vô hạn khi đời nầy nối theo đời kia".
* John Stott thuật lại cho chúng ta về sự nghỉ hưu của thầy của ông, một bức chân dung của ông nầy đã được mô tả rất sinh động. Stott nói: "Trong tương lai người ta sẽ không hỏi người nầy là ai, mà hỏi ai đã vẽ bức họa nầy?". Trong cõi đời đời, chúng ta sẽ không được khâm phục hay ngưỡng mộ, mà Đức Chúa Trời là Đấng cứu chúng ta sẽ được tôn vinh.
* Chúng ta đã được dời từ sự chết qua sự sống. Nói như thế giống như đi từ Trũng Chết đến với Núi Whitney, từ hàng ghế thấp kém đến chỗ trở thành Tổng Thống Hoa kỳ. C.H. Spurgeon từng lưu ý: "Nếu thác Niagara đột nhiên được làm cho chảy ngược lên cao thay vì chảy xuống cho đến đời đời từ cao điểm bằng đá của nó, làm thay đổi ý muốn ngoan cố và tình cảm hay loạn nghịch của con người chưa phải là một phép lạ đâu. Tẩy sạch màu trắng của người Êthiôpi, hay cất bỏ mấy cái đốm đen của con beo, diễn đạt bằng lời nói thì thật là khó, tuy nhiên những việc nầy chỉ tác động ở bề mặt mà thôi; làm mới lại từng cốt lõi của tính người, và tẩy sạch tội lỗi không còn cái nắm chặt của nó trong tấm lòng của con người, việc nầy không chỉ có ngón tay của Đức Chúa Trời đâu, mà là cả cánh tay của Ngài. Sự biến đổi là một công việc đáng sánh với việc dựng nên một thế giới. Một mình Ngài là Đấng tô điểm các từng trời và đất có thể dựng nên một con người mới. Đây là một công việc không thể đem ra ví sánh được, nó độc nhất vô nhị và vô địch, khi nhìn thấy Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh hết thảy đều cộng tác trong đó; vì trồng bổn tánh mới vào Cơ đốc nhân, thì phải có trình độ của Cha đời đời, sự chết của Đức Chúa Con phước hạnh miên viễn, và sự đầy dẫy công tác của Đức Thánh Linh đáng kính. Quả thực, đây là một công việc. Những việc làm của Hercules chỉ là chuyện vặt khi đem sánh với công việc nầy. Giết bầy sư tử và con rồng nhiều đầu, và dọn sạch chuồng ngựa Augean — hết thảy mọi việc làm nầy là vỡ kịch của trẻ con khi đem sánh với sự đổi mới một thần linh ngay thẳng trong bổn tánh sa ngã của con người".
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét