Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Nhận định từ trên cao
Êphêsô 2.8-10
1. Tôi yêu những dãy núi lắm. Tôi thích nhìn xem và trèo lên núi cao đó. Cách đây mấy năm, tôi có dự một chuyến đi săn hàng năm trên dãy Rockies mỗi mùa thu. Tôi cũng thích dự những kỳ nghỉ hè tổ chức ở trên núi nữa. Mùa hè vừa qua trong kỳ Trại Gia Đình của Hội thánh chúng tôi tại Colorado, một nhóm người trong chúng tôi dành cả buổi sáng để leo lên một ngọn núi và lấy làm ngạc nhiên nơi bối cảnh của nó. Phần lớn niềm vui của những chuyến đi, ấy là vẽ đẹp hoang sơ tương đối trên đỉnh núi, ở cái nhìn nhiều dặm xa ở bất kỳ hướng nào, ở chỗ tương giao với Đức Chúa Trời trên một thánh đường thiên nhiên hùng vĩ.
2. Khi chúng ta trở lại với Êphêsô 2, ở đây giống như sứ đồ Phao-lô đã trèo cùng với chúng ta từ một trũng sâu lên tới đỉnh cao của một ngọn núi vậy. Chúng ta trải đi từ sự chết thuộc linh đến sự sống thuộc linh, từ chỗ nô lệ đến tự do, từ tối tăm qua sáng láng, từ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến sự vinh hiển của Ngài, hoàn toàn từ địa ngục đến thiên đàng! Trong tiểu đoạn Kinh Thánh hôm nay cho thấy chúng ta đã lên tới đỉnh của ngọn núi, theo chân Phao-lô đến với bối cảnh vinh hiển ở trước mặt chúng ta và nói. “Cho phép tôi nói cho quí vị biết lý do tại sao quí vị có mặt ở đây. Ấy là chỉ nhờ ân điển mà quí vị đã được cứu…” Ông đang nói với chúng ta. “Quí vị không đến được đây bằng sức riêng của quí vị đâu. Quí vị không tìm được đường lên tới đỉnh cao vinh quang nầy đâu. Quí vị thuộc về trũng tuyệt vọng, nhưng chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời quí vị giờ đây mới đứng được trên ngọn núi vinh hiển nầy”.
3. Tiểu đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay là một trong các phân đoạn quan trọng và đáng học thuộc lòng nhất trong Kinh Thánh. Tiểu đoạn nầy được xếp chung hàng với Giăng 3.16 và Sáng thế ký 1.1. Tiểu đoạn nầy là trọng tâm của Tin lành. Đây là sứ điệp của Đấng Christ chứa trong một bản tóm tắt ngắn gọn. Nó giống như cái lưỡi hái cắt đứt hết mọi hệ thống tôn giáo do con người lập nên, sửa đổi và tuyên bố mình có quyền đòi hỏi linh hồn của con người. Ấn giáo, Phật giáo, Thuyết khoa học vạn năng, Do thái giáo, Hồi giáo, phong trào Kỹ Nguyên Mới cùng hết thảy các thứ tôn giáo do ma quỉ cảm thúc kích thích một ơn cứu rỗi dựa theo các việc làm bị đánh hạ trước mặt nó giống như cỏ bị phát vậy.
4. Hầu hết mỗi hệ thống thờ lạy hình tượng và từng thứ tà giáo sẽ nói cho quí vị biết rằng có nhiều con đường dẫn lên tới đỉnh núi của Đức Chúa Trời, có nhiều phương thức để được cứu. Tiểu đoạn nầy không chấp nhận tất cả các phương thức ấy. Chúng ta được cứu bởi thời kỳ “ân điển” của Đức Chúa Trời. Hầu hết trong số các thứ tôn giáo đó đang sử dụng một số câu Kinh Thánh. Họ sẽ nói về Chúa Jêsus và thậm chí gọi Ngài là Chúa nữa, nhưng họ muốn thêm vào một số việc làm của con người, một số tín lý có tính sáng tạo của con người vào lẽ đạo quan trọng nói tới đức tin của con người. Bất kỳ một hệ thống tín lý nào thêm bất cứ điều chi vào ân điển của Đức Chúa Trời đều là giả dối cả.
5. Trong tiểu đoạn nầy của Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhìn ngược lại xuống ngọn núi mà chúng ta đã trèo lên rồi học biết thêm về ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét làm thế nào chúng ta được cứu và tại sao chúng ta được cứu.
I. Làm thế nào chúng ta được cứu (các câu 8-9).
A. Được cứu có ý nghĩa như thế nào!?!
1. Câu 8 chép: “ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu…”. “Được cứu” có ý nghĩa như thế nào?” Chúng ta thường nghe cách nói đó trong vòng Cơ đốc nhân. Nếu tôi là người chưa tin Chúa, tôi sẽ hỏi câu nầy: “Được cứu khỏi cái gì mới được?”
2. Quyển tự điển New Collegiate của Webster định nghĩa “được cứu” là “được giải cứu hay được phóng thích ra khỏi nguy hiểm hay tổn hại”. Nếu ai đó được kéo ra khỏi một toà nhà đang bốc cháy, chúng ta nói họ đã “được cứu”. Nếu có ai đó được đưa trở lại với sự sống sau khi tim họ không còn đập nữa, chúng ta nói họ đã “được cứu”.
3. Theo thuật ngữ của Kinh Thánh “được cứu” là được giải cứu hay được phóng thích ra khỏi nguy hiểm hay tổn hại trầm trọng nhất, ấy là cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Câu 3 chép rằng trước khi chúng ta đến với Đấng Christ, chúng ta “tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác”. Giăng 3.36 chép về từng người không tin Chúa: “nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”. Vậy thì, “cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” là gì? Đó là sự phán xét đời đời trong địa ngục.
4. Tôi đã lưu ý rằng hầu hết những người chưa tin Chúa rất được yên ủi khi nghe nói về sự cứu rỗi, nhưng lại thấy không được hay khi quí vị nói cho họ biết chúng ta đã “được cứu” ra khỏi …địa ngục là như thế nào!?!
5. Địa ngục là một nơi có thật. Nó có thật giống như thiên đàng có thật vậy. Gần như hết thảy chúng ta đều biết về địa ngục từ các sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Các sách Tin Lành phác hoạ một bức tranh về địa ngục là một nơi bị tối tăm bao bọc, một hồ lửa, một nơi có khóc lóc và nghiến răng, một chỗ hình khổ, nơi ấy sâu bọ không hề chết và linh hồn con người sẽ chịu hình khổ đời đời và bị phân cách cho đến đời đời. Có người cho rằng đây chỉ là những biểu tượng. Nếu chúng là những biểu tượng, chúng làm biểu tượng cho ghê khiếp và hình khổ vượt quá khả năng biện biệt của chúng ta.
6. “Được cứu” là được giải cứu hay được phóng thích ra khỏi một nơi chốn như vậy đó. I Têsalônica 1.10 cho chúng ta biết chúng ta được cứu ra khỏi điều gì! Ở đây nói Chúa Jêsus “cứu chúng ta ra khỏi cơn thạnh nộ ngày sau”, nghĩa là sự chết đời đời trong địa ngục.
7. Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng chỉ có một con đường để được cứu mà thôi. Không có nhiều con đường dẫn lên đỉnh núi đâu, chỉ có một con đường mà thôi. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 7.14: “Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít”.
8. Chúa Jêsus là con đường duy nhất để được cứu. Ngài phán rằng Ngài là “đường đi” (Giăng 14.6). Ngài phán trong Giăng 10.9: “Ta là cái cửa: nếu ai bởi ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi”. Không có nhiều cánh cửa đâu, chỉ có một mà thôi. Chỉ có một con đường để được cứu rỗi.
Mới đây, tôi có xem phim Titanic. Một trong những cảnh cảm động nhất trong cuốn phim nầy là khi chiếc tàu sau cùng phải bị chìm xuống nước, chúng ta thấy hàng trăm người đang trôi nổi với áo bảo hộ trong vùng biển lạnh giá kia. Thực vậy, mỗi người trong số người đã chết kia có chừng 1500 người. Có người đã chết do giảm nhiệt chỉ sau chừng một vài phút. Người có thân thể tráng kiện hơn còn sống có lẽ chừng một tiếng đồng hồ trước khi bị lạnh mà chết. Sự thực cho thấy tất cả họ đều đã chết. Những người duy nhứt còn sống qua thảm hoạ khủng khiếp nầy là những người có mặt trên các chiếc xuống cứu sinh. Xuồng cứu sinh là phương tiện giải cứu duy nhứt giúp cho họ không bị chết về phần xác. Chúa Jêsus chắc chắn là phương tiện cứu rỗi duy nhứt ra khỏi sự chết đời đời.
B. Chúng ta không được cứu bởi các việc làm của mình.
1. Tôi muốn trước tiên làm cho dễ hiểu hơn những điều nào sẽ không cứu chúng ta.
2. Câu 8 cho thấy rằng chúng ta được cứu “không phải đến từ anh em [chúng ta] , bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời”. Câu 9 nói rằng sự cứu rỗi của chúng ta “chẳng phải bởi việc làm đâu”.
3. Vì vậy nhiều người có ý kiến cho rằng Đức Chúa Trời có một bộ cân đời đời trên đó Ngài cân các việc làm tốt và những việc làm xấu của chúng ta. Khi chúng ta đi nhà thờ, dâng hiến rời rộng hay giúp đỡ cho ai đó có cần thì sẽ được kể bên đĩa cân “tốt”. Khi chúng ta nói dối, lừa đảo hay trộm cắp sẽ bị kể bên đĩa cân “xấu”. Cuối cùng, nếu trọng lượng tốt nặng hơn trọng lượng xấu, chúng ta sẽ được lên thiên đàng.
4. Không có một điều chi được thêm vào lẽ thật. Nếu đây là sự thực, chẳng một ai sẽ được cứu vì trong mỗi trường hợp các việc làm xấu của chúng ta hoàn toàn nặng hơn các việc làm tốt của chúng ta. Êsai 64.6 chép: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi”.
Cách đây một thời gian, tạp chí LIFE Magazine đang một bức tranh biếm hoạ với đề tựa: “Năng lực của sự cầu nguyện” chỉ ra cách thức người Mỹ trò chuyện với Đức Chúa Trời. Có một bức tranh vẽ một kỵ nữ ở Nevada, đang cầu nguyện trên giường hành lạc của mình. Cô ta nói: “Nhiều người nghĩ rằng loại người làm gái chẳng có chút đạo đức nào hết, chẳng có tí tôn giáo nào cả. Nhưng con có. Con không trộm cắp. Con không nói dối. Cách nhìn của con vào cuộc sống, con không có phạm tội. Ngài [Đức Chúa Trời] sẽ không xét đoán con. Con không nghĩ Đức Chúa Trời đang xét đoán bất kỳ người nào”. Không có một điều chi được thêm vào lẽ thật. Hêbơrơ 9.27 chép: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”.
5. Luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự trọn lành. Con đường duy nhứt để chúng ta được cứu bởi “việc làm” của chúng ta là nếu chúng ta đã sống trọn lành. Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi đến xem Evil Kenevil thử nhảy qua thác của dòng sông Snake. Anh ta cảm thấy quá ngắn. Sự việc không thành vấn đề nếu anh ta quên một inch hay một dặm, anh ta vẫn không quên điều đó. Rôma 3.23 chép hết thảy chúng ta đều “thiếu mất” tiêu chuẩn hay sự trọn lành của Đức Chúa Trời. Chẳng có một con đường nào, chẳng có một phương thức nào để cho chúng ta tốt đủ để kiếm được thiên đàng đâu!
6. Một lý do khác sự cứu rỗi của chúng ta không thể do “việc làm” được là vì chúng ta không thể thêm vào những điều mà Đấng Christ đã làm rồi. Ngài đã trả giá cho sự cứu rỗi chúng ta trên thập tự giá. Vợ tôi rửa mấy cái đĩa rồi đặt chúng lên ngăn kệ. Đây là một điều bí ẩn đối với tôi. Nàng đang tìm cách rửa mấy cái đĩa đã được sạch rồi!
7. Câu 9 cũng nói rằng chúng ta không thể được cứu bởi “việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”. Nếu chúng ta có thể được cứu do sức riêng của mình, chúng ta có thể tự hào ở trong lòng và chẳng cần tới Đức Chúa Trời. Có nhớ người Pharisi kiêu ngạo ở Luca 18 không?
8. Người nào tin nơi sự cứu rỗi dựa theo các việc làm chẳng có một ý niệm gì về sự chết thuộc linh, sự bất tuân hay sự đồi bại. Họ không hiểu hay không chấp nhận sự thánh khiết siêu nhiệm của Đức Chúa Trời.
Hãy tưởng tượng xem có ba người trong một vụ rớt máy bay trên biển cách đất liền khoảng một ngàn dặm. Một người là vận động viên bơi lội Olympic, người kia là vận động viên bơi lội cấp trung bình, còn người sau cùng chỉ bập bỏm trên mặt nước mà thôi. Vận động viên Olympic nói: “Hãy theo tôi, chúng ta sẽ lội vô tới bờ”. Sau khoảng 2 phút, người không biết bơi đã bị chìm xuống. Khoảng một giờ sau, vận động viên trung bình chịu thua. Tuy nhiên, vận động viên bơi vô địch đã đi được 25 giờ và một đoạn đường dài 50 dặm. Thật là khủng khiếp! Giờ đây anh ta chỉ còn cách bờ có 475 dặm nữa mà thôi. Nếu anh ta không chậm lại, anh ta có thể lội vào bờ trong 19 ngày nữa. Anh ta sẽ có một cơ hội lớn để tự cứu lấy mình hơn bất cứ người nào khác từng kiếm được ơn cứu rỗi cho mình bằng các “việc làm”.
C. Chúng ta được cứu bởi ân điển.
1. Hãy chú ý mệnh đề “nhờ ân điển, anh em được cứu” đã được sử dụng trong cả câu 5 và câu 8. Bất cứ lúc nào quí vị nhìn thấy những câu hay mệnh đề được lặp đi lặp lại trong một phân đoạn ngắn, tầm quan trọng của chúng được chỉ ra.
2. Từ ngữ “ân điển” có nghĩa là “ơn của Đức Chúa Trời ban cho người không đáng được”. Ân điển có nghĩa là chúng ta nhận lãnh ơn phước từ Đức Chúa Trời mà chúng ta không đáng được. Ân điển có nghĩa là chúng ta nhận lãnh sự cứu rỗi thay vì sự rủa sả, ân sũng của Đức Chúa Trời thay vì sự Ngài không đẹp lòng, Ngài đem chúng ta vào thay vì quăng chúng ta ra xa, Ngài ban cho chúng ta sự sống thay vì sự chết, tình yêu thương thay vì thù ghét, phước hạnh thay vì rủa sả, tha thứ thay vì phán xét, bình an thay vì đau khổ, vui mừng thay vì buồn rầu và thiên đàng thay vì địa ngục.
3. Ân điển có nghĩa là Đức Chúa Trời cứu chúng ta chỉ vì Ngài muốn cứu chúng ta mà thôi. Chúng ta không thể kiếm được ân ấy. Chúng ta không đáng được ân ấy. Trong quyền tể trị của Ngài, Ngài chọn ban phước cho chúng ta. Chúng ta không thể làm việc để nhận lãnh ân ấy. Rôma 11.6 chép: “Nhưng nếu bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa; bằng chẳng, thì ơn không còn phải là ơn”.
4. Ân điển của Đức Chúa Trời dựa theo nền tảng sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá. Mặc dù Đức Chúa Trời hay thương xót, Ngài không thể nhìn xem tội lỗi của chúng ta. Vì lẽ đó, Ngài đổ cơn thạnh nộ của Ngài ra vì cớ tội lỗi chúng ta trên Con vô tội của Ngài trên thập tự giá. Chúa Jêsus đã chịu khổ, chịu đổ huyết ra và đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Ngài gánh lấy chỗ của chúng ta. I Phierơ 2.23 (b) chép Chúa Jêsus: “Ngài gánh TỘI LỖI CHÚNG TA trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh”.
5. Giờ đây trong “ân điển” ấy, Ngài hiến cho chúng ta sự cứu rỗi. Pascal đã nói: “Ân điển quả thực có cần để đổi một con người thành một thánh đồ; và người nào nghi ngờ điều nầy, họ chẳng biết con người là gì và thánh đồ là gì cả”.
6. Tôi thích giai điệu xưa hát như vầy: “Ngài đã trả một món nợ mà Ngài không mắc, tôi mắc một món nợ mà tôi không thể trả được, tôi cần có ai đó thanh tẩy tội lỗi tôi. Và giờ đây tôi hát một bài ca mới: ‘Ân hồng’, Đức Chúa Jêsus Christ đã trả một món nợ mà tôi không thể trả nổi”.
D. Chúng ta được cứu bởi đức tin.
1. Đức tin không phải là sự hiểu biết theo trí khôn. Tin Đấng Christ theo cách quí vị tin Abraham Lincoln không phải là đức tin cứu rỗi. Quí vị có thể tin rằng Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời và Ngài đã sống lại từ kẻ chết và chưa được cứu.
2. Đức tin không phải là đa cảm ủy mị. Nhiều người sánh đức tin với cảm xúc. Họ ví đức tin với lai lịch của nhà thờ, những ký ức quê hương hay kinh nghiệm tôn giáo. Đức tin còn hơn thế nhiều.
3. Đức tin không phải là chiều theo nghi thức. Vẫn có nhiều người khác tin rằng vì cớ họ đã chịu phép báptêm, dự phần thông công, đã trải qua vấn đáp hoặc một nghi thức khác để họ có đức tin. Đấy là những “việc làm” chớ không phải đức tin.
4. Đức tin không phải là thành thật. Có nhiều người rất thành thật trong các tôn giáo giả. Quí vị có thể sai lầm rất chơn thật. Ơn cứu rỗi không những dựa trên đức tin mà còn dựa trên việc tin theo những việc đúng đắn nữa!
5. Đức tin là tin cậy chân thành. Đức tin bắt đầu với sự hiểu biết đúng mức, đức tin bao gồm cả tình cảm, nhưng nó quay trở lại với tấm lòng. Quí vị có thực sự, theo cách riêng, tin rằng Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của mình và chấp nhận sự trả giá ấy là vì ích cho mình không?
Người biểu diễn nhào lộn trên dây nổi tiếng thế giới là Blondin, chào đời ở Pháp vào năm 1824. Ông trở nên nổi tiếng khắp cả châu Âu và châu Mỹ. Ở Luân đôn ông từng chơi vĩ cầm trên sợi dây treo cao 170 feet trên mặt đất. Ở bờ bên nầy Đại tây dương, ông nổi tiếng vì băng ngang qua thác Niagara trên một sợi dây dài 1.100 feet và treo cao 160 feet trên mặt nước. Ông từng đặt một xe cút kít nằm ngang trong khi bịt mắt lại. Ở một lần khác, ông để đầu mình trên sợi dây. Ngày kia ông cõng một người băng qua thác Niagara trên lưng mình. Khi ông đặt người kia xuống, ông ta nhìn vào đám đông rồi hỏi người đang đứng gần: “Ông có tin tôi có thể làm điều đó với ông chăng?” “Tất nhiên, tôi mới nhìn thấy ông làm điều đó đây”. Khi ấy, Blondin nói: “Nào lên đây, tôi sẽ cõng ông đi qua bên kia”. Người kia nói vói lại: “Không dám đâu!”
6. Chúng ta phải luyện tập đức tin trong sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời. Rôma 10.17 chép: “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng”. Khi Chúa Jêsus hà hơi sống vào Laxarơ, nhờ đó Laxarơ mới có thể sống lại từ kẻ chết. Đức Chúa Trời hà hơi sống thuộc linh vào trong chúng ta để chúng ta có thể sống lại về mặt thuộc linh. Giăng 1.12 chép: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài”.
E. Chúng ta được cứu bởi sự ban cho của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là “sự ban cho của Đức Chúa Trời”. Đây không phải là thứ mà chúng ta mua sắm, tìm kiếm hay thu đạt được. Ân ấy được ban cho và được nhận lãnh. Mục đích của cả hai câu nầy, ấy là sự cứu rỗi của chúng ta hoàn toàn nương vào Đức Chúa Trời chớ không nương vào chúng ta. Chúng ta được cứu toàn bộ đều là “nhờ ân điển”.
II. Tại sao chúng ta được cứu (câu 10).
A. Chúng ta được cứu để trở thành những kiệt tác của Đức Chúa Trời.
1. Câu 10 nói chúng ta, người nào trong chúng ta đã được cứu đều là “việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
2. “Việc làm ra” ra từ chữ poiema, một từ Hy lạp, từ đó chúng ta có chữ “poem” [bài thơ] theo tiếng Anh. Chữ nầy có nghĩa là “bài thơ đã được con người sáng tác”. Người Anh xưa kia vốn hiểu rõ từ ngữ nầy. Tiếng Anh “poet” [thi sĩ] là nhà sáng tác. Ý tưởng ở đàng sau từ ngữ nầy không phải là có nhiều bài thơ đâu, mà là thứ đã được sáng tác cách kỳ diệu, dù đó là một bài thơ, một tiểu thuyết, một bức hoạ hay một bức tượng điêu khắc.
3. F.F. Bruce, học giả Kinh Thánh lỗi lạc dịch từ ngữ đặc biệt nầy là “kiệt tác”. Mỗi một tín đồ là công tác nghệ thuật siêu đẳng của Đức Chúa Trời.
4. Tất cả loài thọ tạo đều là công việc của Đức Chúa Trời. Hãy trèo lên đỉnh núi, nhìn xem bối cảnh ở trước mắt, xem xét hẽm núi cắt trong đá, và nhìn vào tính phức tạp của một bông tuyết hay một chiếc lá. Đây là công việc thủ công của một Đấng Tạo Hoá Kỳ Tài. David đã nhìn xem cảnh bầu trời xứ Palestine khi ông viết Thi thiên 19.1: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
5. Cao điểm sự sáng tạo của Đức Chúa Trời là con người, được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Hãy xem xét một đứa trẻ. Hãy quan sát cho kỹ đôi mắt hay hai bàn tay của đứa bé. Không kể thân thể, còn có thành phần cảm xúc, khả năng trí tuệ, và linh hồn đời đời nữa. Tất cả mọi điều nầy đều là công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời.
6. Mặc dù những công việc nầy rất cả thể, chúng chưa phải là công việc chính của Đức Chúa Trời.
7. Sự sáng tạo trọn vẹn của Đức Chúa Trời là khi một người “được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ”. Chúng ta ra đời “đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình”. Vì chúng ta được “làm cho sống” với Đấng Christ là tài năng sáng tạo quan trọng nhất của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 5.17).
8. Tại sao? Tại sao người tin Chúa là kiệt tác trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời? Vì mọi sự còn lại trong sự sáng tạo chỉ là cái búng tay, là lời chỉ bảo của giọng nói Ngài. Dầu vậy, khiến một tội nhân thành một thánh đồ đòi hỏi sinh mạng của “Con yêu dấu” Ngài .
9. Hỡi ngừoi tin Chúa, quí vị là kiệt tác của Đức Chúa Trời. Quí vị cần phải sống đúng y như thế.
B. Chúng ta được cứu để thực thi những việc lành.
1. Không những chúng ta được cứu để trở nên “việc Đức Chúa Trời làm ra”, chúng ta cũng được cứu “để làm việc lành” nữa.
2. Chúng ta không được cứu bởi các “việc lành”, mà chúng ta được cứu để làm “các việc lành”. “Việc lành” không thể làm ra sự cứu rỗi, mà sự cứu rỗi có thể làm ra “việc lành”. John Calvin nói: “Chỉ một mình đức tin đủ xưng công bình, nhưng đức tin xưng công bình không thể ở riêng một mình được” (đối chiếu Gia-cơ 2.17-18).
3. Đức tin cứu rỗi luôn luôn tạo ra một đời sống được thay đổi. Một người được cứu sẽ tạo ra các “việc lành”. Mathiơ 5.16 chép: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”. II Côrinhtô 9.8 chép: “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành”. Côlôse 1.10 chép chúng ta cần phải “làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo”. II Timôthê 3.17 chép chúng ta cần phải học hỏi để chúng ta được “sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Tít 2.14 chép rằng Chúa Jêsus đã cứu chúng ta để “làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành”.
4. Chỉ sau khi chúng ta được cứu mới có thể làm các việc lành trong đời sống chúng ta (đối chiếu câu 2). Vì Đấng Christ sống trong chúng ta, hiện nay chúng ta có đủ khả năng để làm các “việc lành”.
C. Chúng ta được cứu để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
1. Hãy chú ý “Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước” các việc lành “cho chúng ta làm theo”. Nói cách khác, chúng ta có một việc làm, một công tác cho đến đời đời.
2. Đức Chúa Trời có một chương trình rất kỳ diệu, phu phỉ và ban thưởng cho đời sống chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta, lựa chọn chúng ta và sắm sẵn “trước” các việc làm cho chúng ta. Thật là cảm động dường bao khi là đối tượng của sự tin kính và ích lớn thiêng liêng như thế.
3. Chúng ta không phải tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời trong hư không. Chúng ta chỉ phải lo làm các “việc lành” như chúng ta được dạy dỗ trong Kinh Thánh và khi Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta. Nếu chúng ta làm đúng như thế, chúng ta đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Chuyện kể rằng có một nghệ sĩ có tài đến dự một bữa tiệc cách đây nhiều năm. Ông đùa với các thực khách bằng cách làm theo những đòi hỏi từ Shakespeare cùng các giai cấp khác. Sau cùng, một vị Mục sư lớn tuổi yêu cầu ông trưng dẫn Thi thiên 23. Ông ta nói: “Chỉ khi nào ông cùng trưng dẫn mới được”. Giọng nói của nhà nghệ sĩ phong phú với sự tế nhị bậc thầy. Giọng nói của vị Mục sư thì yếu ớt và lộn xộn do nhiều năm trên bục giảng. Tuy nhiên, khi họ nói xong, nghệ sĩ kia bèn nói: “Tôi biết Thi thiên ấy, còn ông ấy biết Đấng Chăn Chiên”. Quí vị có biết Đấng Chăn Chiên không? Có phải quí vị đã trèo lên đỉnh của ngọn núi? Quí vị không muốn hiệp với chúng tôi ở đây sao? Bối cảnh thật là hùng vĩ!
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét