Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Nhận biết báu vật của mình (Eph 1.15-23)



Êphêsô – Đức Chúa Trời đã tỏ ra những lẽ mầu nhiệm của Ngài
Nhận biết báu vật của mình
Êphêsô 1.15-23
1. Warren Wiersbe thuật lại một câu chuyện rất hấp dẫn trên một tạp chí về William Randolph Hearst. Một trong những người giàu có nhất trong thời của ông, Hearst đã để thì giờ ra chọn lựa các tác phẩm nghệ thuật quí giá từ khắp nơi trên thế giới. Một ngày kia, ông tìm được một danh sách các tác phẩm có giá trị mà ông hằng mơ ước phải có cho chính mình. Ông đã phái đại diện đi khắp nơi để tìm và mua chúng. Sau nhiều tháng trời tìm kiếm, viên đại diện kia báo cho biết rằng mọi thứ quí giá kia đã tìm được … trong một nhà kho của Ông Hearst. Nếu ông biết rõ những thứ quí giá nầy, hẳn ông sẽ không phải truy tìm chúng mà chi. Sách Êphêsô dạy chúng ta biết về những sự giàu có của chúng ta trong Đấng Christ. Nếu chúng ta biết rõ chúng, chúng ta sẽ không còn thèm khát chúng nữa.
2. Phaolô đã viết thư tín nầy cho Hội thánh Êphêsô từ trong tù. Câu 15 cho chúng ta biết rằng ông đã nghe thấy các tin tức tốt lành về các bạn hữu của ông ở đó. Ông đã nghe kể về "đức tin anh em hướng về Đức Chúa Jêsus" và "tình yêu thương đối với CÁC thánh đồ". Đó là hai điều đáng đánh giá cho bất cứ Hội thánh nào. Có phải chúng ta bằng lòng bước ra bởi “đức tin” mà theo Chúa không? Có phải chúng ta có một "tình yêu thương đối với CÁC thánh đồ" hay chỉ những ai có lòng ưa thích chúng ta, hành động như chúng ta và trông giống như chúng ta không?
3. Các câu 3-14 là một câu thật là dài; thực ra câu nầy giống như một bài thánh ca ngợi khen Đức Chúa Trời vậy. Các câu 15-23 cũng là một câu; đây là lời cầu nguyện dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Rõ ràng, Phaolô đã cầu nguyện liên tục cho những tín hữu quí báu nầy. Ông không "thôi dâng lời cảm tạ" vì cớ họ. Có phải quí vị dâng lời cảm tạ cho các tín hữu khác không? Ông đã cầu nguyện xin Chúa, là "Cha vinh hiển" sẽ ban cho họ "thần trí của sự khôn sáng" và "thần trí của sự tỏ ra". Nói cách khác, Phaolô đã cầu nguyện rằng họ sẽ có "sự khôn ngoan" và "sự hiểu biết" để hiểu rõ mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho họ và nhận thức sâu sắc họ là ai trong Đấng Christ. Chúng ta đã được chọn, được làm con nuôi, được cứu chuộc, được tha tội, được lập làm kẻ kế tự, được ấn chứng, và được đặt cọc cho rồi.
4. Có một cụm từ trong câu 18, đây là chìa khoá để mở ra lời cầu nguyện dài nầy. "để anh em nhận biết Ngài". Quí vị sẽ nói chúng ta biết rõ mọi sự nầy rồi. Đúng, quí vị đã có một tri thức thuộc loại hàng đầu, nhưng có phải quí vị đang có một sự hiểu biết ở trong lòng không? Phaolô cầu nguyện rằng "con mắt lòng anh em" sẽ được "soi sáng".
5. Có phải quí vị biết rõ rằng có "con mắt" ở trong lòng không? Trong Kinh Thánh, tấm lòng là ngai của trí khôn, tình cảm và ý chí. Kinh Thánh nói người bề trong của chúng ta có thể thấy (Thi thiên 119.18), nghe (Mathiơ 13.9), nếm (Thi thiên 34.8), ngửi (Philíp 4.18) và rờ (Công Vụ các Sứ Đồ 17.27). Tôi nghĩ đây là những gì Chúa Jêsus muốn nói tới khi Ngài phán: "thấy điều họ không thấy, nghe điều họ không nghe và hiểu điều họ không hiểu được".
6. Tình trạng bất khả thấy và nghe những sự vật không bị kết với trí thông minh, mà đúng hơn nó bị kết với tình trạng của tấm lòng. Thánh Linh của Đức Chúa Trời phải mở con mắt lòng ra. Đức Chúa Trời muốn tấm lòng, người bề trong của chúng ta phải được "soi sáng [sát nghĩa, ‘được chiếu ánh sáng vào’]". Ngài muốn chúng ta phải có một lượng tri thức thân quen, và hiểu biết Ngài theo kinh nghiệm.
7. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải thực sự kinh nghiệm Chúa Jêsus, chớ không phải chỉ "đi nhà thờ" hay nếm trải những xúc cảm tôn giáo về Cơ đốc giáo! Chúng ta hãy tập trung vào bốn phước hạnh mà Đức Chúa Trời muốn tấm lòng chúng ta phải nhìn thấy và biết rõ.
I. Chúng ta phải biết rõ điều trông cậy trong sự kêu gọi của chúng ta (câu 18b).
A. Hết thảy chúng ta đều cần sự hy vọng trong cái thế giới vô vọng nầy.
Cách đây nhiều năm, ở cuối bờ biển Massachusetts, một chiếc tàu đã đụng phải chiếc tàu ngầm S-4. Chiếc tàu ngầm bị chìm trước khi có người thoát ra. Toàn bộ thủy thủ đoàn đều bị kẹt lại. Hai chiếc tàu đều lâm vào cảnh tai họa, nhưng mọi người đều chẳng làm gì khác hơn được. Họ bị buộc phải đứng xem và trông đợi. Nhiều thợ lặn đã được phái xuống để đánh giá tình huống tai họa nầy. Một người đã đặt bộ phận nghe áp sát vào mạn tàu để xem coi có âm thanh nào không!?! Anh ta đã nghe được có ai đó đã dùng tín hiệu Morse. Vì anh ta quen biết với tín hiệu Morse nên anh ta có thể giải rõ được thông điệp. Thông điệp ấy đọc như sau: "Có - hy - vọng – gì - không?"
1. Hết thảy mọi người chung quanh chúng ta, họ đang đưa ra câu hỏi ấy. Những hoàn cảnh có thể trở nên những ống dẫn thất vọng tối tăm. Các nan đề về sức khoẻ, những tai họa thuộc lãnh vực tài chính, các thảm họa bất ngờ và những bất ổn về cuộc sống sau khi chết khiến cho người ta phải kêu lên: "Có hy vọng gì không?"
2. Có người đã kết luận rằng thực ra chẳng có hy vọng gì trong thế giới nầy. Tôi trao đổi với một người trong tuần nầy, người nầy đang xem xét vấn đề tự tử? Tại sao chứ? Bà ta chẳng nhìn thấy có chút hy vọng nào cả. Con mắt lòng của bà ấy chẳng có chút tri thức nào hết.
Vincent Donovan là một giáo sĩ giữa vòng bộ tộc du cư Masai ở Đông Phi. Cách đây nhiều năm, người Masai thường bị bắt làm phu tù và bị bán làm nô lệ. Bộ tộc đầy tự hào nầy trước khi họ bị tan rãi đi, họ cư ngụ trên vùng đất với danh xưng thật đặc biệt. Vùng đất nầy được gọi là Bagamoyo, có nghĩa là "thăm thẳm trong tấm lòng của bạn". Họ từng biết rõ họ đã đến tận chỗ ấy, chỗ chẳng có chút hy vọng gì được tự do nữa. Họ chẳng có chút tương lai nào hết.
B. Trong Đấng Christ, chúng ta có "điều trông cậy trong sự kêu gọi của Ngài".
1. Thực sự chẳng có chút hy vọng gì khi ở ngoài Đấng Christ. Tuy nhiên, là tín đồ chúng ta luôn luôn có sự hy vọng, có "điều trông cậy trong sự kêu gọi của Ngài".
2. Vậy thì “sự kêu gọi của Ngài” là gì? Đó là chúng ta là ai trong Đấng Christ. Kinh Thánh chép rằng Ngài đã kêu gọi chúng ta với "sự kêu gọi trên cao" hay sự kêu gọi trên trời (Philíp 3.14), một "sự kêu gọi thánh" (II Timôthê 1.9), và một "ơn trên trời gọi" (Hêbơrơ 3.1). Đây là sự kêu gọi đã được mô tả trong Rôma 8.29, ở đây chép như sau: "Vì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em".
3. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải nên "giống như" ảnh tượng của Đấng Christ. Đây là chỗ chúng ta là ai và là người mà chúng ta phải trở nên trong Đấng Christ. Chúng ta đã được biến đổi trở nên giống như Đấng Christ, vì Ngài đang sống trong chúng ta.
4. "Điều trông cậy trong sự kêu gọi của Ngài" là chắc chắn. Rôma 11.29 chép: "vì các sự ban cho và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề đổi lại được bao giờ". Những gì Đức Chúa Trời đã bắt đầu trong chúng ta khi Ngài lựa chọn chúng ta và cứu chúng ta, Ngài sẽ hoàn tất. Chúng ta đã được "ấn chứng cho đến ngày cứu chuộc".
5. I Têsalônica 5.24 chép: "Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó". Philíp 1.6 chép chúng ta "tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ". Vì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta, mọi sự trông cậy của chúng ta đặt nơi Ngài chớ không đặt nơi thế gian.
6. Các tín hữu thành Êphêsô, là những người mà thư tín nầy nguyên đã được viết ra cho họ, họ đã tranh đấu với phần nhiều tranh chiến mà chúng ta đang đối mặt với hôm nay. Tuy nhiên, vì cớ "sự trông cậy" của họ, họ không còn phấn đấu nữa vì họ đang ở trên trời.
7. Tôi thích bài thánh ca: "Sự trông cậy của tôi không được xây dựng trên vật liệu gì khác hơn huyết và sự công bình của Chúa Jêsus. Tôi không còn tin vào bất cứ một điều chi khác nữa, mà chỉ nương cậy trọn vẹn vào danh của Chúa Jêsus… Khi linh hồn tôi không còn nhìn quanh quất nữa, khi ấy Ngài là mọi sự trông cậy và mục đích của tôi…"
II. Chúng ta phải biết rõ sự giàu có của cơ nghiệp Ngài (câu 18c).
A. Ngài là cơ nghiệp của chúng ta và chúng ta là cơ nghiệp của Ngài.
1. Hãy chú ý cụm từ "cơ nghiệp của Ngài cho các thánh đồ". Hãy lưu ý Kinh Thánh không chép "cơ nghiệp của chúng ta" mà chép: "cơ nghiệp của Ngài".
2. Bây giờ, chúng ta chắc chắn đang có một "cơ nghiệp". Câu 11 nói rất rõ ràng. Cơ nghiệp của chúng ta đã được định trước trong cõi đời đời và câu 14 chép rằng Đức Thánh Linh là "của cầm" hay của đặt cọc trước cho cơ nghiệp ấy hôm nay!
3. Tuy nhiên, câu nầy dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời xem chúng ta là một phần trong “sự giàu có” của Ngài. Ngài xem chúng ta là "cơ nghiệp của Ngài" vì cớ mọi sự mà Ngài đã đầu tư cho chúng ta.
4. Tôi đã nói cho quí vị biết trong tuần vừa qua, ấy là tôi đã ước hẹn với vợ tôi 5 năm trời trước khi tôi cưới nàng. Tôi thường đùa với nàng bằng cách nói phải cưới … tôi đã có quá nhiều bánh hamburger, pizzas và nhiều vé xem xinê đã được đầu tư ra! Theo một ý nghĩa rất thực, Đức Chúa Trời đã đầu tư rất nhiều vào chúng ta đặt nơi bàn thờ!
B. Chúng ta sẽ được vinh hiển trong Ngài và Ngài sẽ được vinh hiển nơi chúng ta.
1. Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta trên cơ sở tương lai chớ không phải quá khứ của chúng ta. Ngài nhìn xem Ghi-đê-ôn yếu đuối, nhút nhát đang lẫn trốn kẻ thù mình và nói: "Hỡi người dõng sĩ! Đức Giê-hô-va ở cùng người!" Ngài nhìn xem Si-môn, một ngư phủ có tánh tình trước sau không như một và đã gọi ông, Phierơ, Hòn Đá. Ngài nhìn xem quí vị và tôi và nhìn thấy một báu vật rất vinh hiển.
2. Thực vậy, Chúa đang phán cùng chúng ta: "Ta muốn ngươi nhìn thấy bản thân mình theo cách ta nhìn thấy. Ta muốn ngươi nhìn biết ta yêu ngươi nhiều là dường nào và ta đánh giá ngươi ra sao! Nếu ngươi có thể nhìn thấy bản thân mình từ nhận định của ta, ngươi sẽ sống khác đi".
3. Hãy nhớ rõ cụm từ ấy từ câu 18, Phaolô đã cầu xin rằng "con mắt" lòng của chúng ta sẽ được "soi sáng". Tiểu đoạn nầy giống như một chuyến hành trình đến với bậc thánh đo thị lực vậy. Ngài đang làm cho chúng ta thích ứng với thấu kính thuộc linh đã điều chỉnh đúng mức để nhìn thấy chính mình và công việc của Ngài rất thích ứng trong chúng ta.
III. Chúng ta phải biết rõ sự cả thể của quyền phép Ngài (các câu 19-20).
A. Quyền phép của Đức Chúa Trời đang ở trong đời sống của từng tín đồ (câu 19).
1. Có bốn từ trong câu nầy nói tới quyền phép của Đức Chúa Trời. Chữ thứ nhứt "quyền" ra từ chữ dunamis từ đó chúng ta có chữ "dynamite" và "dynamic". Cũng có từ energia hay "năng lực". Từ nầy có nghĩa là sức mạnh năng lực của Đức Thánh Linh. Kratos hay chữ "phép" thứ hai có ý nói tới quyền quản trị hay quyền điều khiển của Đức Chúa Trời. Ischus hay "tối thượng" có ý nói tới quyền phép đã được phú cho.
2. Hãy lắng nghe phần dịch thuật nầy từ quyển Kinh Thánh Jerusalem: "…quyền phép của Ngài vô hạn là dường nào khi Ngài đã thể hiện cho chúng ta là những người tin. Anh em có thể nói ra điều nầy từ năng lực quyền phép Ngài đang tác động trong Đấng Christ khi Ngài sử dụng quyền ấy làm cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết và khiến cho Đấng Christ ngồi ở bên tay hữu Ngài…"
3. Hay chú ý, không những chúng ta biết rõ “quyền phép” của Đức Chúa Trời, mà còn biết "quyền vô hạn của Ngài, đối với chúng ta" nữa. Chúng ta đang nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời qua thiên nhiên, đó chính là "quyền vô hạn của Ngài" đang ở trong chúng ta.
4. Không nhất thiết đây là quyền phép mà Ngài ban cho chúng ta, mà là quyền phép Ngài đang vận hành vì chúng ta. Có người đưa ra ý kiến cho rằng họ có thể ra lịnh bằng quyền phép của Đức Chúa Trời. Chúng ta nghe nói tới hạng người “mù loà” nầy hay "xưng nhận" bằng quyền phép của Đức Chúa Trời. Họ hành động giống như họ có điều chi đó mà phần còn lại trong chúng ta chẳng có. Họ nhắc cho tôi nhớ tới Simôn thuật sĩ trong Công Vụ các Sứ Đồ 8, một người đã tìm cách mua lấy quyền phép của Đức Thánh Linh.
5. "Quyền phép" mà Phaolô cầu xin cho chúng ta nhận biết không phải là thứ phước phụ thuộc, một kinh nghiệm mầu nhiệm hoặc một sự tỏ ra mới mẻ từ Đức Chúa Trời phải tìm kiếm. Mọi quyền phép mà chúng ta sẽ cần tới để sống cho Ngài đang hiện diện sẵn có trong từng người tín đồ.
6. Lời cầu nguyện của Phaolô không phải xin cho chúng ta sẽ nhận được thêm quyền phép đâu, mà là "con mắt" hay "sự hiểu biết của chúng ta" sẽ được "soi sáng" hầu cho chúng ta có thể nhìn biết quyền phép ấy đã thuộc về chúng ta rồi!
7. Quí vị đang có sẵn mọi quyền phép mà quí vị cần để làm chứng, để thắng hơn sự cám dỗ và tội lỗi, để nhịn nhục chịu đựng bất cứ thử thách nào sẽ đến trên đường mình. Quí vị chỉ cần nhìn biết và rút lấy quyền phép ấy mà thôi!
Tôi thích câu chuyện kể về bà cụ kia sống trên vùng đồi núi Tennessee. Bà cụ lâm phải rắc rối về dòng điện lắp đặt trong nhà của bà. Sau mấy tháng Công Ty Điện Lực để ý thấy bà sử dụng rất ít điện. Họ bèn cử một nhân viên đến kiểm tra để biết rõ vấn đề. Anh nầy hỏi bà cụ: "Bà không sử dụng điện thường ư?" Bà đáp: "Ồ có chứ, tôi mở điện lên để xem phải thắp sáng mấy ngọn đèn của tôi như thế nào thôi". Quyền phép của Đức Chúa Trời đã được sử dụng.
B. Chính quyền phép đã làm cho Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết đang vận hành trong chúng ta (câu 20).
1. Câu 20 là một câu rất đặc biệt. Câu nầy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đang sử dụng chính quyền phép trong đời sống chúng ta mà Ngài đã sử dụng "khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời".
2. Phaolô đã cầu nguyện trong Philíp 3.10 rằng Ngài cũng "chiếu sáng" thêm về quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông. Ông nói: "đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài".
3. Có nhiều lần trong mọi đời sống của chúng ta, khi chúng ta lấy làm ngạc nhiên không biết Đức Chúa Trời có thể làm mọi sự mà Ngài đã phán Ngài sẽ làm hay không!?! Khi ấy chúng ta phải nhìn vào Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã do một nữ đồng trinh sanh ra, sống một đời sống vô tội, và làm ra nhiều dấu kỳ phép lạ. Ngài hoàn toàn vâng phục theo ý chỉ của Cha Ngài. Khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã gánh lấy tội lỗi của cả thế gian. Ngài đã bị nhúng sâu và bị xấu đi bởi tội lỗi. Tuy nhiên Phaolô 16.10 chép: "Chúa không để người thánh Chúa thấy sự hư nát". Trong "quyền phép tối thượng" của Ngài, Đức Chúa Trời "đã làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại".
4. Chính quyền phép không để cho Chúa Jêsus ở lại trong mồ mả, quyền phép ấy không để cho mọi lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho quí vị bị mất hiệu lực đi.
C. Quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của quí vị có những mục đích nào?
1. Thứ nhứt, chúng ta có quyền phép của Đức Chúa Trời để sử dụng thích ứng những sự giàu có thuộc linh của mình.
Chuyện kể lại rằng John D. Rockefeller, nhà tỉ phú hàng đầu của thế giới đã sống trong nỗi khó và dùng sữa trong nhiều năm trời vì bao tử ông gặp rắc rối do lo lắng về sự giàu có của mình. Hiếm khi ông có được giấc ngủ ngon vào ban đêm và vệ sĩ đứng gát thường trực tại cửa nhà ông. Ông đã sống giàu có song rất tội nghiệp. Khi ông bắt đầu chia sẻ sự giàu có của mình với nhiều người khác trong các tổ chức từ thiện lớn, sức khoẻ của ông đã cải thiện và ông đã sống cho đến lúc tuổi già.
2. Thứ hai, chúng ta có quyền phép của Đức Chúa Trời để thắng hơn kẻ thù của mình. Các thế lực tối tăm của địa ngục muốn đánh bại chúng ta và giữ chúng ta không sử dụng những sự giàu có thuộc linh của mình. Chúng ta sẽ không đánh bại được ma quỉ bằng sức riêng của mình, nhưng với quyền phép của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể.
3. Thứ ba, chúng ta có quyền phép của Đức Chúa Trời để giúp cho chúng ta đủ khả năng sống đắc thắng. Đức Chúa Trời không chọn chúng ta, cho chúng ta làm con nuôi, chuộc lấy chúng ta, tha tội cho chúng ta, khiến cho chúng ta thành kẻ kế tự rồi ấn chứng chúng ta bằng Thánh Linh của Ngài rồi nói: "Giờ đây người có thể sống bằng sức riêng của mình rồi". Với mọi ơn khác của Ngài, Ngài ban cho chúng ta năng lực của Ngài. Thay vì nương vào sự bất năng của chúng ta, chúng ta có thể nương vào sự toàn năng của Ngài!
IV. Chúng ta phải biết rõ sự tối thượng của quyền phép Ngài (các câu 21-23).
A. Chúa Jêsus của chúng ta là Tối Cao trên hết mọi quyền phép khác (câu 21).
1. Câu 20 chép rằng khi Chúa Jêsus đã được "từ kẻ chết sống lại" rồi thăng thiên về trời bởi "quyền phép tối thượng" của Đức Chúa Trời, Ngài đã được "ngồi" bên "tay hữu" của Đức Chúa Cha "ở các nơi trên trời".
2. Thứ nhứt, sự thực cho thấy rằng Ngài đã được "ngồi" có nghĩa là công việc của Ngài đã được trọn vẹn. Sách Hêbơrơ dạy cho chúng ta biết rằng sự hy sinh của Ngài là "một lần đủ cả". Thứ hai, sự thực cho thấy rằng Chúa Jêsus đang ở bên “tay hữu” Đức Chúa Cha đang chỉ ra uy quyền của Ngài. Cụm từ ngồi "bên tay hữu mình" có ý nói tới một người có uy quyền hành động thay cho người khác. Đức Chúa Cha đã ban cho Chúa Jêsus uy quyền tối thượng.
3. Câu 20 chép rằng Chúa Jêsus đã: "ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời". Câu 21 cho chúng ta biết thêm rất đặc biệt đó là chỗ nào. Đó là chỗ "cao hơn hết". Hãy lưu ý không những đó là chỗ "cao", không phải cao hơn một chút, mà là "CAO hơn hết….".
4. Chúa Jêsus có uy quyền "cao hơn hết mọi quyền", “quyền” nầy có nghĩa là "cai trị" hay "bậc cầm quyền". Không hề có một nhà quí tộc nào có đủ quyền bính để đối địch với Chúa Jêsus hết. Không một bậc quân chủ nào ở trên đất từng ra lịnh cho một đế quốc giống như vương quốc của Ngài hết!
5. Chúa Jêsus còn "cao hơn hết mọi … phép" hay "thẩm quyền". Ngài là quyền uy tối thượng. Hơn nữa, Ngài còn "cao hơn hết mọi … thế lực" hay năng lực. Không một ai có thể đối địch với Ngài. Ngài còn "cao hơn hết mọi… quân chủ" hay quyền điều khiển. Không có gì phải ngạc nhiên khi ma quỉ cũng run sợ và gọi Ngài là Chúa!
6. Chúa Jêsus còn "cao hơn hết… mọi danh vang ra". Từ ngữ "danh" có ý nói tới các phẩm tước. Không một vua chúa nào, không một quyền thế nào, và không một ngôi sao nào có thể đến gần được Ngài. Chúng ta hãy mở ra ở Philíp 2.9-11.
7. Hãy chú ý, Chúa Jêsus còn "cao hơn hết… không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa". Chưa hề có một nhân vật nào, một chỗ nào hay một lúc nào, ai đó có thể đến gần với quyền phép hay uy quyền của Chúa Jêsus được!
Khi tang lễ của Vua Louis XIV được tổ chức, đại giáo đường đầy ắp những người đến than khóc, họ đang cống nộp phần thuế sau cùng của họ cho nhà vua. Gian phòng thật tối tăm, trừ ra một ngọn đèn đơn độc. Ngọn đèn ấy đã soi sáng chiếc quan tài to lớn đang giữ lấy các di tích của nhà vua. Khi vị Mục sư đứng lên phát biểu với quí khán thính giả, ông bước lên toà giảng rồi thổi tắt ngọn đèn độc nhất kia, nó có mặt ở đó làm biểu tượng cho sự cao trọng của nhà vua. Gian phòng rơi vào bóng tối, và từ bóng tối ấy phát ra câu nói: "Chỉ có Đức Chúa Trời là cao trọng mà thôi".
B. Chúa Jêsus của chúng ta là tối thượng trên hết mọi loài thọ tạo (câu 22a). Đức Chúa Cha đã "bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ". Nói thế có nghĩa là không có một điều gì cao hơn Chúa Jêsus! Chúa Jêsus đang cai quản muôn vật. Chúng ta hãy mở ra ở Côlôse 1.15-18.
C. Chúa Jêsus của chúng ta là tối thượng hơn Hội thánh của Ngài (các câu 22b-23).
1. Chúa Jêsus cũng là "đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ngài". "Hội thánh" có ý nói tới một nhóm đông người được kêu gọi. Đây là một cụm từ phải được hiểu ở hai cấp độ. Trong hầu hết các trường hợp ở Tân Ước, cụm từ nầy đề cập tới từng cá nhân, hội chúng địa phương. Tuy nhiên,trong một vài phân đoạn, cụm từ rõ ràng phải được xem là có ý nghĩa đề cập tới “thân thể” trọn vẹn của Đấng Christ.
2. Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất của "Hội thánh" là hình ảnh của một "thân thể" với Đấng Christ là "đầu". Chỉ một mình Ngài là uy quyền tối thượng và hoàn toàn. Nó cũng có nghĩa là "thân thể của Ngài" khi chúng ta được nối kết đời đời với Ngài! Chúng ta dự phần vào sự sống lại, sự thăng thiên, uy quyền và là cơ nghiệp của Ngài!
3. Chúng ta đang có "sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài". Hội thánh là "sự đầy đủ" của Chúa Jêsus và Chúa Jêsus "gồm tóm mọi sự trong mọi loài". Một thân thể cần có một cái đầu và cái đầu cần có một thân thể. Một chàng rễ cần có một cô dâu. Một gốc nho cần có những nhánh của nó. Một người chăn bầy cần có bầy chiên. Theo ý nghĩa nầy, Chúa Jêsus cần chúng ta phải nên trọn vẹn! Đúng là một tư tưởng thật kỳ diệu khi Đức Chúa Trời đánh giá chúng ta thật là cao như thế!
Ngay trước Đệ II Thế Chiến ở Itasca, Texas, một cơn hoả hoạn ở trường học đã cướp mất sinh mạng của 263 trẻ em. Sau chiến tranh, họ đã xây một ngôi trường mới đánh dấu "hệ thống cứu hoả tốt nhất trên thế giới". Sự tự hào của dân chúng lên rất cao. Các sinh viên trong hàng danh dự đã hướng dẫn quan khách đến xem mô hình hệ thống cứu hoả tiến bộ nhất mà đồng tiền có thể mua được. Không bao giờ có một tai vạ nào như thế đến viếng Itasca nữa. Bảy năm sau, thật là cần thiết phải thêm vào một bảo trợ mới cho ngôi trường. Chỉ khi ấy người ta mới khám phá ra hệ thống cứu hoả kia chưa hề được gắn ở đó (Hughes, p.57). Là tín đồ, chúng ta đang có mọi ơn phước kỳ diệu nầy. Có phải chúng ta biết rõ mọi báu vật của mình không?Có phải chúng ta biết rõ mình là ai trong Đấng Christ không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét