Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Những ơn ban cho từ trên cao (Eph 4.7-11)



Êphêsô – Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Những ơn ban cho từ trên cao
Êphêsô 4.7-11
1. Mỗi năm vào dịp Lễ Giáng Sinh, vào ngày sinh nhật của tôi hay vào những thời điểm thích ứng nào khác, gia đình và bạn bè tôi có trao cho tôi những món quà. Thường thì các món quà nầy phản ảnh những sở thích cá nhân của tôi. Có khi chúng phản ảnh các sở thích của vợ tôi. Đối với những trường hợp đó, hết thảy chúng tôi đều thích nhận lãnh các quà tặng. Có vài việc rất đặc biệt về sự nhận lãnh món quà đã được tuyển chọn cách cẩn thận cho quí vị bởi ai đó quí vị yêu thích. Các món quà bày tỏ ra tình yêu thương.
2. Đấng Ban Cho vĩ đại nhất các sự ban cho chính là Đức Chúa Trời. Gia-cơ 1.17 chép: "mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống". Nói như thế có nghĩa là mỗi điều "tốt lành", mỗi thứ "trọn vẹn" trong đời sống của quí vị đều là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Sức khoẻ, sự an ninh, nhà cửa, công ăn việc làm, con cái, người bạn đời, bố mẹ, Hội thánh, bạn bè, thu nhập của quí vị, v.v…Ngay cả khả năng để ra khỏi giường vào buổi sáng, hơi thở kế tiếp mà quí vị thở kia đều là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Giăng Báptít đã nói: "Ví chẳng từ trên trời ban cho, thì không một người nào có thể lãnh chi được" (Giăng 3.27). Chúa Jêsus đã phán ở Luca 11.9: "Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho". Từ gia đình đầu tiên của sự sáng tạo, sự bố thí (dâng hiến) luôn luôn là một hình thức thờ phượng dành cho dân sự của Đức Chúa Trời.
3. Sự ban cho rời rộng nhất của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi. Câu Kinh thánh quen thuộc nhất trong Tân Ước, Giăng 3.16 cho chúng ta biết như vầy: "Vì Đức Chúa Trời YÊU THƯƠNG thế gian, đến nỗi đã BAN Con một của Ngài…". Rôma 6.23 chép: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
4. Trong tiểu đoạn Kinh thánh hôm nay, lẽ đạo là những sự ban cho, chớ không phải tặng phẩm cứu rỗi, nhưng những sự ban cho đến với ơn cứu rỗi là những sự ban cho thuộc linh. Chúng ta sẽ tiếp thu ba lẽ thật quan trọng: mỗi tín đồ đều có những sự ban cho thuộc linh, mỗi sự ban cho thuộc linh đều đến từ Chúa Jêsus, và mỗi Hội thánh đều được ơn với các cấp lãnh đạo thuộc linh.
I. Mỗi tín đồ đều có những sự ban cho thuộc linh (câu 7).
A. Từ sự hiệp một đến sự đa dạng.
1. Câu 7 chép: "cho mỗi một người trong chúng ta" mỗi tín đồ đã "được ban ân điển". "Ân điển" ấy là sự cứu rỗi của chúng ta, là tặng phẩm lớn lao nhất của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem lại qua các trang Kinh thánh đến 2.8-9. Ơn cứu rỗi là ơn mà Đức Chúa Trời ban cho những người không đáng được như chúng ta.
2. Mỗi tín đồ đều được hiệp lại trong "ơn" nầy. Các câu 4-5 dạy cho chúng ta biết rằng có "một thân thể", "một Thánh Linh", "một sự trông cậy", "một Chúa", "một đức tin", "một phép báptêm" và "một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người".
3. Hãy chú ý ở câu 6 rằng Đức Chúa Cha là "trên cả mọi người", "giữa mọi người và ở trong mọi người". Trong câu nầy, từ ngữ "mọi người" đã được sử dụng đến bốn lần. Nói chúng, đây là những gì mà "mọi" tín đồ chân chính đều có.
4. Bây giờ, hãy đánh dấu sự khác biệt ở câu 7. Đây không phải cho "mọi người" mà cho "mỗi một người". Phao-lô đang chuyển từ những gì mọi Cơ đốc nhân đều có đến chỗ họ rất khác biệt với nhau.
5. Sự hiệp một của chúng ta không nhất thiết nói tới sự đồng nhất. Chúng ta đang đi từ lẽ đạo thống nhất sang sự đa dạng, từ sự hiệp một của "mọi" tín đồ sang tính cá biệt của "mỗi" tín đồ.
6. Đức Chúa Trời yêu thương dân sự Ngài như một tổng thể hay "mọi người" và Ngài yêu thương dân sự Ngài như những cá nhân hay "mỗi một người". Không những Ngài quan tâm tới sự hiệp một của thân, mà Ngài còn qua tâm tới tình trạng được ơn đặc biệt của mỗi một tín đồ nữa. Đối với Đức Chúa Cha, mỗi một người trong chúng ta đều rất là "đặc biệt".
B. Hiểu rõ các sự ban cho thuộc linh.
1. "Mỗi một người trong chúng ta" là những cá nhân đã nhận lãnh "ơn" của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi. Trong Tân Ước tiếng Hy lạp có một mạo từ xác định. Đây là "ân điển". "Ơn nầy đã ban" cho chúng ta như những cá nhân. Tuy nhiên, bởi "ân điển" chúng ta cũng đã nhận lãnh "lượng sự ban cho của Đấng Christ" hay những sự ban cho thuộc linh. Nói cách khác, chúng ta đã được cứu bởi ân điển và được ơn bởi ân điển.
2. Quí vị sẽ nói: "Thưa Mục sư, tôi hiểu rằng tôi được cứu bởi ân điển, còn những sự ban cho thuộc linh là gì?" Tôi rất vui khi được hỏi như thế. Những sự ban cho thuộc linh là những khả năng đặc biệt dành cho sự phục vụ Chúa mà quí vị đã nhận lãnh ngay giờ phút quí vị tiếp nhận Chúa Jêsus. Khi Đức Thánh Linh bước vào đời sống của quí vị, Ngài mang theo với Ngài những ân tứ ban cho quí vị để sử dụng trong chức vụ.
3. Warren Wiersbe định nghĩa một ân tứ thuộc linh là "một khả năng do Đức Chúa Trời ban cho để hầu việc Đức Chúa Trời và các Cơ đốc nhân khác theo một phương thức để Đấng Christ được vinh hiển và các tín hữu khác được gây dựng".
4. Chúng ta hãy đọc I Cô-rinh-tô 12.4-7,11. Hãy chú ý chính Đức Thánh Linh là Đấng ban cho những ân tứ nầy "theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người". Chúng không được ban cho bởi Hội thánh đâu. Chúng không được ban cho căn cứ theo sự tốt nghiệp từ thần học viện hay trường Kinh thánh. Chúng không được truyền tải xuống từ cha hay mẹ. Chúng không thể mua sắm hay kiếm được đâu.
5. Những sự ban cho thuộc linh không phải là những tài khéo của con người hoặc những năng khiếu tự nhiên. Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi một người chúng ta các tài khéo hay năng khiếu tự nhiên: âm nhạc, nghệ thuật, xây dựng, máy móc, tri thức. Chúng ta nói rằng chúng ta có một "sự thông thạo" đối với một số việc nhất định nào đó. Đây là những sự ban cho tự nhiên, chúng đến với chúng ta khi ra đời. Những sự ban cho thuộc linh là những khả năng mà chúng ta không có trước đây và chúng ta sử dụng cho Nước Trời. Chúng đến với chúng ta nhờ vào sự sanh lại.
6. Có ba bảng danh sách các sự ban cho thuộc linh trong Tân Ước. I Cô-rinh-tô 12.4-11, 27-31 và Êphêsô 4.11. Khi chúng không giống nhau, sở dĩ như vậy có lẽ tất cả các sự ban cho đều sẵn không có tên. Một số những sự ban cho nầy là các ơn phục vụ chuyên lo gây dựng thân thể. Những sự ban cho khác là các ơn hầu việc chuyên giúp đỡ cho nhiều người khác. Các sự ban cho khác nữa là những ơn có tính cách dấu hiệu chỉ được ban cho vào thời điểm đặc biệt để xác định thẩm quyền của Tin lành.
7. Chúa có thể sử dụng những khả năng tự nhiên và các sự ban cho thuộc linh của chúng ta trong công việc của Ngài. Một người có thể hát một bài hát hay trong giờ thờ phượng. Người ấy đang sử dụng khả năng tự nhiên của mình để hát, nhưng sử dụng sự ban cho thuộc linh về sự hầu việc để khích lệ nhiều người khác trong sự thờ phượng của họ. Chỉ có tài khéo thôi cũng chưa phải là đủ.
8. Bài thơ nầy được sáng tác bởi Alice Bennett so sánh sự khác biệt.
Tôi không có giọng hay để ca hát,
tôi không có tài nói giỏi,
tôi chẳng có ơn gì về âm nhạc,
tôi biết tôi không thể dạy dỗ được.
Tôi chẳng có gì giỏi trong việc hướng dẫn,
tôi không thể ‘sắp xếp’,
và bất cứ điều chi tôi viết ra
đều không đạt được giải thưởng.
Nhưng khi có lời kêu gọi trong các buổi nhóm lại,
tôi luôn luôn trả lời ‘có tôi đây’.
Khi nhiều người khác đang phô diễn,
tôi nghiêng tai qua lắng nghe.
Sau khi chương trình kết thúc,
tôi tấm tắc từng phần của chương trình ấy,
Lời lẽ của tôi không phải dùng để tâng bốc;
tôi muốn thốt ra nó tận đáy lòng.
Dường như tài khéo duy nhứt của tôi
không phải là to tát cũng không phải là hiếm có,
Chỉ biết lắng nghe,
khích lệ và ngồi vào chiếc ghế bỏ trống.
Nhưng tất cả những người được ơn
không thể chiều sáng như thế được,
Vì họ không phải là người biết sử dụng một tài khéo giống như tài khéo của tôi".
9. Một lần nữa, câu 7 nói "mỗi một người trong chúng ta" đều có một sự ban cho thuộc linh. Không có một việc nào giống như thế nơi người tín đồ không được ơn. Quí vị ít nhất đang có một sự ban cho thuộc linh. Chúng ta khám phá và phát triển những sự ban cho thuộc linh của chúng ta bằng cách phục sự với và cho những Cơ đốc nhân khác.
Betty Carroll, một vị giáo sĩ hưu hạ thuật lại một câu chuyện kể về một thành thanh niên trong Hội thánh của bà có tên là Eddie. Eddie bị thách thức về mặt lý trí và chỉ có đức tin của một con trẻ mà thôi, tuy nhiên anh rất thích đến nhóm với Hội thánh. Trải qua một thời gian, người có nhiệm vụ chăm sóc đã kiên nhẩn chỉ cho một Eddie sốt sắng biết chỗ vặn, tắt đèn trước và sau giờ thờ phượng. Dần dần, ông ta chuyển cho Eddie tất cả trách nhiệm vặn, tắt đèn. Eddie rất thích thú với công việc ấy. Không những Eddie đã làm cho ngôi nhà thờ được sáng sủa với những ngọn đèn, anh còn gặp gỡ mọi người với nụ cười hết sức cởi mở và một lời chào rất thân thiện. Mưa hay nắng, dân sự có thể nhờ vào Eddie trung tín nâng cao tâm linh của họ. Sự ban cho thuộc linh của anh không phải là vặn, tắt các ngọn đèn trong nhà thờ, mà là chính sự phục vụ và sự gây dựng nhiều người khác.
II. Mỗi sự ban cho thuộc linh đều đến từ Chúa Jêsus (các câu 8-10).
A. Một sự ví sánh Cựu Ước – một vì Vua ban ra các tặng phẩm (câu 8).
1. Câu 8 là một tham khảo đến Thi thiên 68.18. Câu nầy dạy cho chúng ta biết thể nào Chúa Jêsus đã kiếm được quyền để ban cho các tín đồ những ân tứ thuộc linh.
2. Những sự khác biệt trong các phân đoạn Kinh thánh chỉ ra rằng Phao-lô đang đưa ra phần lý luận chung chung, chớ không phải xác định một lời tiên tri đặc biệt nói tới Đấng Christ.
3. Thi thiên 68 là một bài thánh ca đắc thắng ngợi khen Đức Chúa Trời khi Ngài ở trên Núi Siôn. Điều nầy được phác họa ra trong sự David kỷ niệm Hòm giao ước trở về lại thành Jerusalem.
4. Khi một vị vua Israel chiến thắng ở mặt trận, ông ta sẽ đi đầu một đoàn diễu binh qua các đường phố Jerusalem. Trong cuộc diễu binh sẽ có những kẻ đi trong đoàn tù binh chiến tranh. Vị vua đã giải phóng những kẻ bị tù hay bắt tù những kẻ ở trong "cuộc phu tù". Vua cũng sẽ mang các chiến lợi phẩm về chia sẻ cho dân sự.
B. Thực tế – Nhà Vua ban cho các tặng phẩm (các câu 9-10).
1. Câu 9 cho chúng ta biết Chúa Jêsus "đã lên" sau khi Ngài "trước hết đã xuống". Điều nầy phác họa Ngài là vị Vua Vinh Hiển đắc thắng khi đánh bại các lực lượng của địa ngục ở trên đất mang theo với Ngài các chiến lợi phẩm của chiến thắng của Ngài.
2. Bối cảnh nầy đã được nói rồi trong Thi thiên 24.7-10.
3. Qua đời sống trọn vẹn, sự chết có tính cách hy sinh và sự sống lại đắc thắng vinh hiển của Ngài, Chúa Jêsus đã thắng hơn Satan, tội lỗi và sự chết. Ngài đã "dẫn muôn vàn kẻ phu tù", những kẻ từ bị Satan bắt làm phu tù, nhưng giờ đây đã được buông tha.
4. Có những kẻ vẫn còn ở trong cái nắm bắt của Satan, nhưng sẽ được cứu.
5. Khi trở lại với thiên đàng, Chúa Jêsus, nhà Vua đắc thắng "ban các ơn cho loài người". Sau khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời, Ngài đã phái Đấng Yên Ủi, Đức Thánh Linh đến ngự trong tấm lòng của con người. Với Đức Thánh Linh, các ân tứ của Đức Thánh Linh hay các sự ban cho thuộc linh đã cùng đến.
6. Cụm từ "cũng đã xuống trong các miền thấp dưới đất" bị coi là ngược lại với sự kiện Chúa Jêsus "đã lên trên hết các từng trời". Ngài đã hạ mình xuống với loài côn trùng, với đất, với mồ mả và thậm chí các vực sâu tăm tối và vì sự hạ thấp như thế Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên rất cao.
7. Mục đích là, vì cớ Chúa Jêsus hạ thấp hy sinh chính thân mình vì ích của chúng ta, Ngài đã được tôn cao "trên hết các từng trời" và giờ đây có thẩm quyền để "ban các ơn cho loài người". Ngài đã kiếm được quyền để trị vì trên dân sự Ngài và ban ơn cho dân sự Ngài "đến nỗi Ngài sẽ làm cho đầy dẫy mọi sự".
III. Mỗi Hội thánh được ơn với các cấp lãnh đạo thuộc linh (câu 11).
Không những Chúa Jêsus ban các ơn cho mỗi một tín đồ, mà còn ban các ơn cho cả Thân Thể của Ngài nữa. Đối với từng tín đồ Ngài ban cho các khả năng thiêng liêng, nói chung, đối với Hội thánh Ngài ban cho những người được ơn trong vai trò lãnh đạo. Chúng ta nhìn thấy bốn trong số họ được liệt kê ra ở đây.
A. Thứ nhứt, có hàng sứ đồ.
1. Từ ngữ "sứ đồ" có ý nói tới "người nào được sai phái với một sứ mệnh". Chúa Jêsus đã có nhiều môn đồ nhưng đã chọn có 12 "sứ đồ". Một môn đồ là một "người học việc" hay một người luôn đi theo cùng, một sinh viên của một giáo sư. Một "sứ đồ" là một sứ giả hay đại biểu đã được chỉ định theo cách thiêng liêng.
2. Các sứ đồ đã được Chúa dạy dỗ theo cách riêng và là những chứng nhân về sự sống lại của Ngài (Công vụ các Sứ đồ 1.22; I Cô-rinh-tô 9.1-2). Sự dạy của họ ra từ Chúa trở thành "nền tảng" trên đó Hội thánh đã được xây dựng (2.20). Nhiều dấu kỳ phép lạ xác định thẩm quyền sứ điệp của họ thường kèm theo sự dạy của họ.
3. Không có một sự kế tục nào nơi các sứ đồ và vì lẽ đó không có một sứ đồ nào hôm nay. Thực vậy, chúng ta không tìm được từ ngữ nầy được sử dụng trong sách Công vụ các Sứ đồ sau 16.4. Không một tường trình nào ghi lại ai trong số họ được thay thế cả. Họ đã từng đặt "nền tảng", họ đã chu toàn phận sự của họ rồi. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ chức vụ của các vị sứ đồ!
B. Thứ hai, có hàng tiên tri.
1. "Tiên tri" không nhất thiết là những người nói trước cuộc tương lai, mà là những người nào nói ra lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Trong khoảng thời gian trước khi hoàn tất Tân Ước, họ đứng hàng thứ hai về tầm quan trọng so với các "sứ đồ".
2. Đôi khi họ đưa ra sự mặc khải trực tiếp từ Đức Chúa Trời và đôi khi trình bày chi tiết sự khải thị đã được ban ra rồi. Mặc dù họ rất giống với các "sứ đồ" dường như chức vụ của họ trực thuộc vào địa phương trong khi chức vụ của các "sứ đồ" thì rộng lớn hơn nhiều.
3. Một lần nữa, Hội thánh đã được "dựng trên nền của các sứ đồ và các tiên tri", nhưng khi nền tảng đã được đặt ra rồi, chức vụ của họ đã hoàn tất.
4. Như Wiersbe nói: "Cơ đốc nhân ngày nay không tiếp thu tri thức thuộc linh của họ ngay lập tức từ Đức Thánh Linh, mà qua trung gian nhờ Đức Thánh Linh giảng dạy Ngôi Lời".
C. Thứ ba, có Thầy giảng Tin lành.
1. Danh hiệu "thầy giảng Tin lành" ra từ chữ "evangelism" [truyền đạo] có ý nói tới "những tin tức tốt lành". Một thầy giảng Tin lành là người đặc biệt được ơn thuộc linh để chia sẻ các tin tức tốt lành về tin lành giải cứu của Đức Chúa Jêsus Christ.
2. Đây là một ơn có liên tục. Có nhiều người đang sống động hôm nay, có lẽ một số người trong quí vị đã được ơn trong việc rao giảng Tin lành. Một số nhà truyền giáo giảng dạy cho số đông khán thính giả (gồm Billy & Franklin Graham, Greg Laurie, Luis Palau, v.v…). Một số người giảng tin lành, mỗi người giảng dạy cho một người.
3. Làm sao chúng ta biết ai là thầy giảng Tin lành? Chúng ta thấy người nào có khả năng đặc biệt khiến cho Tin lành ra đơn giản. Họ được ơn thăm dò tấm lòng, đối đáp với những sự chống báng và khích lệ người ta tiếp nhận Đấng Christ. Sự minh chứng của thầy giảng Tin lành, ấy là họ đang đưa dẫn người ta đến với Đấng Christ.
4. Mặc dù một số người đặc biệt được ơn làm "thầy giảng Tin lành", tất cả quí Mục sư được kêu gọi để "làm việc của người giảng Tin lành" (II Ti-mô-thê 4.5). Hết thảy các tín đồ cần phải giảng Tin lành, nhưng một số tín đồ đặc biệt được ơn làm "thầy giảng Tin lành".
5. Hãy chia sẻ Tin lành. Đừng nói đấy không phải là ơn của quí vị. Tôi cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một số "thầy giảng Tin lành" ở đây, những người nam người nữ nào chịu dắt đưa người ta vào để được dạy dỗ.
D. Thứ tư, có hàng Mục sư-Giáo sư.
1. Tôi luôn luôn thích chỉ ra cho hội chúng thấy Kinh thánh đề cập tới chúng tôi, là những Mục sư, là các thứ ơn cho quí vị! Quí vị có nghĩ chúng tôi là các thứ ơn không? Tôi thích giảng cả sứ điệp về vấn đề nầy, nhưng tôi sẽ để vấn đề ấy lại cho Mục sư Randy.
2. Việc thiếu chữ "kẻ khác nữa" trước chữ "giáo sư" cho thấy rằng hai chức vụ "mục sư và giáo sư" thực tế được kết lại làm một chức vụ với hai chức năng. Cấu trúc Hy lạp nói rất rõ sự việc nầy.
3. Chữ "Mục sư" là một từ khác nói tới "người chăn". Hội thánh địa phương giống như bầy chiên của Đức Chúa Trời. Phao-lô đã nói với các vị mục sư người Êphêsô trong Công vụ các Sứ đồ 20.28: "Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình". Phierơ đã nói trong I Phierơ 5.2: "hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em".
4. Có hai từ khác nữa trong Tân Ước, chúng tương đương với "mục sư". Từ thứ nhứt là "giám mục" ra từ chữ episkopos. Từ nầy có nghĩa là "đấng tiên kiến" hay "người canh chừng". Như vậy, từ nầy đề cập tới chức năng quản lý của Mục sư, chức năng lãnh đạo và trông coi thân thể địa phương. Từ kia là "trưởng lão" ra từ chữ presbuteros, cơ bản đề cập tới người nào đã "có tuổi" hay "tóc bạc", người được tôn trọng. Tôi thích từ ngữ nầy!
5. Tước hiệu cũng chỉ ra người nào tử tế và dịu dàng, là người không những bảo vệ bầy chiên tránh các loài thú dữ mà còn yêu thương chăm sóc chúng nữa.
6. Bầy chiên chỉ được mạnh mẽ khi chúng ta được cho ăn no. Một Hội thánh chỉ được mạnh mẽ khi Hội thánh được cho ăn no. Vì thế "mục sư" cũng phải là "giáo sư" hầu cho họ có thể cho dân sự Đức Chúa Trời ăn no nê Lời của Đức Chúa Trời.
7. I Ti-mô-thê 5.17 chép: "Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì mình phải kính trọng bội phần, nhất là những người [lao động cho đến khi kiệt lực] chịu chức rao giảng và dạy dỗ".
8. Tất cả những giáo sư của Ngôi Lời được ơn không phải là mục sư, mà hết thảy mục sư phải là những giáo sư được ơn của Ngôi Lời. Một trong những đức tính đầu hết dành cho một vị Mục sư, ấy là ông phải là người "khéo dạy dỗ" (I Ti-mô-thê 3.2).
9. Không có một việc gì chiếm lấy chỗ của sự giảng dạy hết mực Lời của Đức Chúa Trời. Không một việc gì làm hồi sinh một Hội thánh chết giống như vị Mục sư lo giảng dạy Ngôi Lời. Không một việc gì gây dựng những Cơ đốc nhân chưa trưởng thành cho bằng việc rao giảng Ngôi Lời. Không một điều gì đưa Hội thánh tới chỗ hiệp một, không một việc gì thôi thúc Hội thánh nhắm vào những thách thức lớn lao hơn, không một việc gì sẽ tác động và lay động chính nền tảng của Hội thánh cho bằng việc rao giảng từng câu Kinh thánh đã được Đức Thánh Linh xức dầu.
10. Không một vị mục sư nào có đủ muối mà lại không lo nuôi dưỡng bầy chiên. Có nhiều người không trưởng dưỡng bầy của mình. Rao giảng yếu ớt sẽ khiến cho Hội thánh ra yếu đuối mà thôi. Những bài giảng khô hạn 20 phút kết quả nơi những Cơ đốc nhân khô hạn. Đức Chúa Trời đã ấn định "Mục sư" cần phải luôn luôn là "giáo sư" , vì lẽ đó "Mục sư" nào không dạy dỗ không đáng làm mục sư.
11. Nếu tôi đạt tới mức để nắm lấy chức vụ, ở đó tôi thôi không nghiên cứu và rao giảng từng lời Kinh thánh, xin hãy thiêu đốt tôi đi!
12. Giải trí, kiểu cách, thế đứng trong xã hội hay những lốt tôn giáo sẽ không bao giờ thay thế được công việc trưởng dưỡng bầy chiên. Không một việc gì có thể chiếm lấy chỗ rao giảng Lời Đức Chúa Trời đã được xức dầu bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời, là điều sẽ tác động và gây dựng dân sự của Đức Chúa Trời!
Phần kết luận. Ba câu hỏi.
1. Quí vị có biết rõ các sự ban cho thuộc linh của mình không? Có những ân tứ cần phải thử nghiệm, nhưng quan trọng nhất, Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn quí vị làm theo những gì Ngài đã ban ơn để lo làm. Ân tứ thuộc linh của quí vị, ấy là ơn đến dễ dàng và tự nhiên không có việc tự tạo.
2. Có phải quí vị đang luyện tập các ân tứ của mình trong chức vụ không? Nếu không, quí vị đang thiếu mất nhiều ơn phước và sự tấn tới về mặt thuộc linh đấy. Không một điều gì đáng thưởng hơn là luyện tập các ân tứ thuộc linh của mình. Làm thế là chu toàn lai lịch của quí vị đấy. Quí vị được sanh lại cho điều đó.
3. Có phải quí vị tán thưởng các ân tứ [quí mục sư] của Đức Chúa Trời trong Hội thánh của mình không?
Mục sư Hall từng viết về các ân tứ thuộc linh như sau: "Khi nhiều hơi nước, bốc lên từ đại dương, tụ lại thành một đám mây, đám mây đó rơi xuống đất thành nhiều giọt nhỏ, những giọt nước nhỏ ấy cùng nhau chảy, tạo thành những dòng nước, chúng tạo thành những con kênh, các con kênh đó chảy thành suối, rồi các dòng suối ấy đổ vào sông, các con sông đó chảy vào biển. Cũng một thể ấy với các ân tứ và các thứ ơn của Hội thánh. Tất cả chúng đều lưu xuất từ Đức Chúa Trời, phân phát theo như Ngài muốn cho nhiều Cơ đốc nhân khác nhau. Chúng sẽ tuôn chảy qua những dòng kênh khả năng đặc biệt của họ thành những dòng suối thịnh vượng cho Hội thánh, rồi trở lại với đại dương bao la vinh hiển của Ngài, nguyên là nơi chúng tuôn ra".
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét