Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Cách ăn ở xứng đáng
Êphêsô 4.1-6
1. John Huffman trong quyển: “Ai nắm quyền ở đây?” có thuật về Robert Wilson, một vị giáo sư ở Thần Học Viện Princeton. Một trong những sinh viên của Tấn sĩ Wilson đã được mời trở lại giảng tại giảng đường của Viện 12 năm sau anh tốt nghiệp. Vị giáo sư già bước vào và ngồi ở hàng ghế trước. Đến cuối buổi nhóm ông bước tới gần cựu sinh viên của mình, tay gõ gõ vào đầu theo thói quen bình thường, ông giang tay ra rồi nói: "Nếu anh trở lại một lần nữa, ta sẽ không đến nghe anh giảng nữa đâu. Ta chỉ đến một lần thôi. Ta rất vui sướng khi anh là một người có vị thần lớn. Khi các học trò ta trở lại, ta đến để xem họ một là họ có vị thần lớn, hai là họ có vị thần nhỏ, và khi ấy ta biết chức vụ của họ sẽ như thế nào ngay". Cựu sinh viên kia yêu cầu ông giải thích, và ông đáp: "Phải, một số người có vị thần nhỏ, và họ luôn luôn ở trong rắc rối với vị thần đó. Hắn không thể làm được một phép lạ nào. Hắn không thể lo liệu, cảm thúc, và truyền đạt Kinh Thánh cho chúng ta. Hắn không can thiệp vì ích cho dân sự của hắn. Họ có vị thần nhỏ và ta gọi họ là những kẻ có vị thần nhỏ. Thế rồi có những người có một Đức Chúa Trời lớn. Ngài phán thì việc liền có. Ngài ra lịnh thì vật bèn đứng vững bền. Ngài biết phải tỏ mình như thế nào vì ích cho dân sự biết kính sợ Ngài. Anh có một Đức Chúa Trời lớn; và Ngài sẽ chúc phước cho chức vụ của anh".
2. Phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay đưa ra một câu hỏi tương tự cho chúng ta: "Phải chăng chúng ta là một Hội thánh thờ thần lớn hay một Hội thánh thờ thần nhỏ?" Có phải chúng ta thực sự tin theo mọi sự đã được dạy dỗ trong nửa phần đầu sách Êphêsô không? Có phải chúng ta tin rằng chúng ta đã được "phước… đủ mọi thứ phước thiêng liêng?" Có phải chúng ta tin rằng chúng ta đã được "chọn" và được "định… trở nên con nuôi Ngài?" Có phải chúng ta tin rằng chúng ta được "cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội?" Có phải chúng ta tin rằng trong Ngài "chúng ta nên kẻ dự phần kế nghiệp?" Có phải chúng ta tin rằng chúng ta đã được "ấn chứng bằng Đức Thánh Linh?" Có phải chúng ta thực sự tin rằng chúng ta từng "chết vì lầm lỗi mình" và giờ đây đã được "làm cho sống?" Có phải chúng ta tin rằng "chúng ta là việc Ngài làm ra [kiệt tác] đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành?" Có phải chúng ta tin rằng chúng ta là "người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời?" Có phải chúng ta tin rằng chúng ta "đã được dựng lên, trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời?" Có phải chúng ta thực sự tin rằng Đức Chúa Trời "bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng?" Cho phép tôi hỏi lại một lần nữa: "Có phải chúng ta là một Hội thánh thờ thần lớn hay một Hội thánh thờ thần nhỏ?" Khi Phao-lô chuyển sang nửa thứ hai của sách, ông nói thật mạnh mẽ: "Nếu quí vị là một Hội thánh thờ thần lớn, vậy thì hãy ăn ở xứng đáng với sự kêu gọi của mình".
3. Chữ "vậy" trong câu 1 có ý nói tới toàn bộ các chương 1-3. Đây là điểm chia hai. Trong nửa thứ nhứt, chúng ta học biết chúng ta là ai trong Đấng Christ. Ở nửa thứ hai, chúng ta sẽ học biết chúng ta sẽ sống như thế nào! Chúng ta đang đi từ nguyên tắc sang thực hành, từ khuyên bảo sang ứng dụng, từ giáo lý sang bổn phận. Những thực tế của thần học trong các chương 1-3 là những thực tế thiên về thực hành trong các chương 4-6.
4. “Ăn ở một cách xứng đáng” có ý nói đến điều gì? "Ăn ở" ở đây có ý nói tới cung cách sống hàng ngày của chúng ta, phương thức chúng ta sống đời sống chúng ta trên cơ sở ngày nầy sang ngày khác. Cơ đốc nhân cần phải "ăn ở" hay sống khác biệt với những người chưa tin Chúa. "Xứng đáng" ra từ chữ Hy lạp axios có ý nói tới một bộ đĩa cân ngang bằng nhau. Trọng lượng của bên nầy phải tương ứng với trọng lượng của bên kia. Hãy đặt mọi sự mà Chúa Jêsus đã làm cho quí vị trên đĩa cân bên nầy. Hãy đặt phương thức quí vị sống cho Ngài trên đĩa cân bên kia. Cân có thăng bằng không? Đây là ý nghĩa của "ăn ở xứng đáng". Chúng ta là ai sẽ tác động vào phương thức chúng ta hành động.
Con gái út của tôi là Hannah giờ đây đã được 5 tuổi. Vì nó còn nhỏ, chúng tôi đã đối xử với nó như là con trẻ. Vấn đề là khi nó làm dấu thập tự; nó muốn hành động như con trẻ. Tuần nầy tôi thấy mình phải nói với nó: "Con giờ đây đã lớn rồi, hãy hành động như người lớn đi". Một lần nữa, Chúng ta là ai sẽ tác động vào phương thức chúng ta hành động.
Hãy tưởng tượng một tân binh thủy quân lục chiến sau 5 tuần huấn luyện cơ bản xem. Anh ta đang bò dưới hoả lực của 5 khẩu súng máy chỉ cách mấy phân trên đầu mình. Anh ta thấy ớn lạnh. Sợ hãi đang túm lấy anh ta. Bạn đồng đội của anh ta bò đến bên cạnh nói: "Hãy kẹp chặt báng súng bên hông mình. Anh là một lính thủy quân lục chiến, hãy hành động như một lính thủy quân lục chiến đi". Chúng ta là ai sẽ tác động vào phương thức chúng ta hành động.
5. Trong phân đoạn nầy, Phao-lô đang nói: "Trong ba chương mà tôi đã dạy cho anh em biết anh là ai, là con cái của Đức Chúa Trời. Còn bây giờ, tôi sẽ dạy cho anh em biết phải hành động giống như một con cái của Ngài". Hãy hiểu rõ quí vị là ai đã. Hãy tin quí vị là ai đã. Rồi hãy hành động như mình là người đó.
6. Hãy tự hỏi mình câu hỏi nầy: "Cung cách sống của tôi có tương xứng với tôi là ai trong Chúa Jêsus không? Có phải tôi đang ăn ở cách ăn ở xứng đáng không?" Có quá nhiều Cơ đốc nhân vui sướng nhận lãnh mọi tiện ích của việc tin, nhưng lại chẳng màng đến bổn phận của họ phải hầu việc Đức Chúa Trời. Vẫn có nhiều người khác nghĩ họ đang hầu việc Chúa khi họ chẳng làm gì hết. Peter Marshall, từng là Mục sư Tuyên úy cho Thượng viện Hoa kỳ từng phê phán về cấp độ đầu phục của Cơ đốc nhân Mỹ trong thế kỷ thứ 20: "Họ giống như những tay thợ lặn chốn biển sâu được bọc trong những bộ đồ được ấn định cho nhiều thăm dò độ sâu, lại hiên ngang diễu hành trên bộ với ống lặn ngậm trên miệng".
7. Khi chúng ta xem xét phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta hãy xem xét sự kêu gọi phải ăn ở cách xứng đáng, các đặc điểm cách ăn ở xứng đáng và lý do phải ăn ở cách xứng đáng.
I. Sự kêu gọi phải ăn ở cách xứng đáng (câu 1).
A. Phao-lô bị tù vì cách ăn ở xứng đáng của ông.
1. Hãy chú ý vị sứ đồ tự mô tả ông là "kẻ tù trong Chúa”. Trong lý trí, ông không phải là tù phạm của người La mã, mà là "kẻ tù trong Chúa".
2. Thực ra, ông đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng ăn ở cách ăn ở xứng đáng có thể là đắt giá lắm. Tuy nhiên, ông không yêu cầu chúng ta phải làm một việc gì mà chính bản thân ông không làm. Tôi từng có một huấn luyện viên đã từng chịu khó tập luyện, cùng chạy với cả đội. Ông hay băng lên chạy trước và thách thức chúng tôi cứ giữ cuộc chạy cùng với ông.
3. Phao-lô đã ở trong xiềng xích khi ông viết ra những dòng chữ nầy. Tuy nhiên, ông đã xem mình là "kẻ tù trong Chúa" dù ông có bị xiềng xích hay là không. Ông đã học biết nhìn xem mọi sự theo chiều thẳng đứng thay vì theo chiều ngang. Ông đã nhìn xem mọi sự trong mối quan hệ với Đấng Christ, chớ không phải với bản thân ông.
B. Phao-lô nài xin chúng ta phải ăn ở xứng đáng.
1. Hãy chú ý từ ngữ "khuyên". Chữ nầy có nghĩa là "van xin, khẩn khoản hay nài nỉ". Chữ nầy ra từ một chữ Hy lạp rất thú vị parakaleo sát nghĩa là "đến bên cạnh để giúp đỡ".
2. Vị huấn luyện viên của tôi đã làm như thế cho cuộc chạy trên cả nước. Ông kè một bên vận động viên và nói: "nào chạy đi, anh có thể chạy giỏi đấy, chúng ta cùng chạy nào!"
3. Chữ nầy có cường độ rất mạnh. Phao-lô không đưa ra cho chúng ta một lời đề nghị cụ thể đâu; thay vì thế, đây là một tiêu chuẩn thiêng liêng. Ông không thì thầm câu nói nầy; ông đang HÉT TO LÊN. Ăn ở xứng đáng không phải là một đề xuất lấy rồi bỏ đâu.
4. Người ta đôi khi lấy làm khó chịu nơi quí Mục sư và các giáo sư Kinh Thánh nào "khuyên" hay nài xin họ phải "ăn ở xứng đáng". Khi có ai rao giảng lẽ thật của Ngôi Lời và sự ấy làm cho quí vị phải khó chịu, có lẽ quí vị cần phải khó chịu đấy. Quí vị bị khó chịu vì cớ tội lỗi trong đời sống của quí vị. Có người nói: "Khi bạn ném một hòn đá vào một bầy chó, con chó nào tru lên là con bị ném trúng". Một vị Mục sư hay nhà truyền đạo nào không "khuyên" dân sự cần phải được cứu và ăn ở xứng đáng với sự kêu gọi của họ là chẳng xứng hiệp với chức vụ của họ.
5. Mỗi tín đồ đều có trách nhiệm khích lệ và khuyên bảo người khác nên vâng theo Chúa. Khích lệ người khác biết sống công nghĩa chính là việc làm CỦA QUÍ VỊ. Hãy suy nghĩ xem? Quí vị không thể khích lệ, khẩn khoản, "khuyên" hay nài nỉ họ làm một việc gì mà quí vị không làm.
C. Phao-lô nhắc cho chúng ta nhớ rằng ăn ở xứng đáng là một ơn kêu gọi.
1. "Chức phận mà Chúa đã gọi anh em" là gì vậy? Đây là sự Chúa kêu gọi được cứu rỗi. Quí vị không khởi xướng ơn cứu rỗi của mình, Chúa Jêsus đã khởi xướng! Ngài "đã gọi" quí vị.
2. Nếu quí vị đã được cứu, quí vị đã được "gọi" hay được Đức Chúa Trời chọn. Rôma 8.28 chép: "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định".
3. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 6.44: "Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta". Trong Giăng 15.16, Ngài phán: "Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả".
4. Loài người bản chất của họ "đã chết trong lầm lỗi và tội ác". Chẳng có một sự sống thuộc linh nào nơi chúng ta cả. Vì lẽ đó, nếu Đức Chúa Trời không kêu gọi con người, họ sẽ và không thể muốn đến với Ngài. Mỗi người bị hư mất đang ở tại chỗ "thù nghịch" với Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã đến "để tìm và cứu kẻ bị hư mất". Ngài đã cung ứng phương thức cứu rỗi và sự kêu gọi người ta cần được cứu rỗi.
5. Êphêsô 1.4 chép: "trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ…". Tại sao chứ? "…đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời". Nói như thế có nghĩa gì?… để "ăn ở một cách xứng đáng với chức phận".
6. Chúng ta đã được "gọi" để trở nên con cái của Đức Chúa Trời. "Ăn ở một cách xứng đáng với chức phận" có nghĩa là chúng ta phải hành động y như chức phận của mình.
II. Các đặc điểm của sự ăn ở xứng đáng (các câu 2-3).
Làm sao chúng ta biết lúc nào chúng ta sẽ ăn ở cách ăn ở xứng đáng? Làm sao chúng ta biết chúng ta sẽ làm gì cho tương xứng với chức phận của mình? Vị sứ đồ không để cho chúng ta bị treo lơ lửng ở đó. Ông cung ứng cho chúng ta năm đặc điểm của người tín đồ nào thể hiện ra cách ăn ở xứng đáng.
A. Thứ nhứt, ăn ở xứng đáng là thể hiện ra "sự khiêm nhường" (câu 2a).
1. Từ ngữ "khiêm nhường" cũng được dịch là "hạ thấp xuống". Nhiều học giả cho chúng ta biết người Hy lạp và người La mã không có một từ nào nói tới sự khiêm nhường, vì đấy là đức tính mà họ xem khinh. Đây là một từ đã được tạo ra bởi Cơ đốc nhân. Đôi khi chúng ta có thể hiểu một từ ngữ do sự tương phản, đối ngược của nó. Chữ nói tới kiêu ngạo là "mega-souled" hay "great soul", có nghĩa là “linh hồn to lớn”.
2. Kiêu ngạo là đối ngược với "hạ thấp xuống" hay khiêm nhường. Tội lỗi đầu tiên đã đến như một kết quả của sự kiêu ngạo. Từng tội lỗi khác là sự mở rộng của tội kiêu ngạo. Có người nói rằng ở giữa từng tội lỗi là một chữ "tôi".
3. Mặt khác, khiêm nhường hay "hạ thấp xuống" là đức tính Cơ đốc nền tảng. Chúa Jêsus là tấm gương cao cả nhất về sự khiêm nhường. Philíp 2.8 chép: "Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự". Ngài phán về chính mình Ngài ở Mathiơ 11.29: "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta…"
4. Mặt khác, không có một đức tính nào lạ lùng hơn đối với người thế gian. Người thế gian tôn cao sự kiêu ngạo. Mỉa mai thay, có nhiều Cơ đốc nhân sử dụng hệ thống giá trị của thế gian. "Ăn ở xứng đáng" với sự kêu gọi của chúng ta sử dụng một hệ thống giá trị theo Kinh Thánh.
5. Làm thế nào chúng ta trở nên khiêm nhường đến đều? Trước tiên hãy bắt đầu với nhận định đúng đắn về bản thân mình. Hãy nhìn lại mình xem coi mình là ai. Kế đó hãy có một nhận định đúng đắn về Đức Chúa Trời. Mọi thứ làm cho chúng ta kiêu ngạo chẳng là gì hết ở trước mặt Đức Chúa Trời.
6. Sự khiêm nhường chân thật rất khó thực hiện được lắm. Ngay khi quí vị tưởng quí vị có sự khiêm nhường đó, quí vị đang mất nó!
B. Thứ hai, ăn ở xứng đáng là tỏ ra "sự mềm mại" (câu 2b).
1. "Sự hạ mình xuống" hay khiêm nhường tự nhiên tạo ra "sự mềm mại" hay sự nhu mì. Quí vị không thể mềm mại hay nhu mì mà không có sự khiêm nhường. Kiêu ngạo và nhu mì không thể đồng tồn tại được. Chúng loại trừ nhau.
2. Đôi khi người ta nghĩ nhu mì là một đức tính rụt rè, dửng dưng hay thậm chí nhút nhát. Một người nhu mì có thể bị hiểu lầm là thiếu can đảm. Đây không phải là điều mà từ ngữ Kinh Thánh có ý nói tới.
3. Từ Hy lạp nầy đã được sử dụng để mô tả bầy ngựa chiến. Những con thú nầy đã được huấn luyện biết phục theo chủ của chúng, dù chúng là tạo vật có sức mạnh, quý phái. Ý tưởng là "sức mạnh đặt dưới quyền kiểm soát".
4. Đối ngược với "mềm mại" phải là hận thù hay trả thù. Từ ngữ chẳng có gì phải làm với tính nhút nhát, dửng dưng hay rụt rè.
5. Dân số ký 12.3 chép rằng: "Vả, Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian". Tuy nhiên, con người khiêm hoà nầy chẳng sợ hãi gì khi đối mặt với Pharaôn vì ích của dân sự Đức Chúa Trời. Môise đã giải cứu dân sự và đã nhận lãnh luật pháp. Ông là người không biết sợ hãi, là người rất khiêm hoà.
6. Một lần nữa, Chúa Jêsus đã mô tả chính mình Ngài có "lòng nhu mì, khiêm nhường" trong Mathiơ 11.29, tuy nhiên chẳng có ai dám chối bỏ quyền phép của Ngài. Chúa Jêsus đã có sức mạnh đặt dưới quyền kiểm soát. Đấy là cách Ngài ở lại trên thập tự giá. Ngài đã từ chối không chịu trả thù.
7. Khi quân lính đến để bắt Chúa Jêsus, Ngài đã bảo hộ các môn đồ Ngài nhưng từ chối không bảo hộ bản thân mình. Trong Giăng 18.6, khi Ngài công bố lai lịch của mình "chúng bèn thối lui và té xuống đất". Họ đã nhìn thoáng qua quyền phép của Ngài.
8. Khi Phierơ tấn công một người trong số họ, Chúa Jêsus phán: "Ngươi tưởng ta không có thể xin Cha ta lập tức cho ta hơn mười hai đạo thiên sứ sao?" (Mathiơ 26.53). Chúa Jêsus có sức mạnh đặt dưới quyền kiểm soát.
9. Còn quí vị thì sao? Có phải quí vị là một người mềm mại, nhu mì? Quí vị có kiểm soát được sự giục giã và sức mạnh muốn trả thù, đem lòng thù hận không? Có phải quí vị mau tha thứ và mau làm hoà không? “Ăn ở xứng đáng” có ý nói như thế đấy.
C. Thứ ba, ăn ở xứng đáng là phải biết "nhịn nhục" (câu 2c).
1. Chúng ta phải suy nghĩ tới chữ nầy: "nhịn nhục". Đúng ra chữ nầy có ý nói tới "chịu đựng lâu". Khi quí vị khiêm nhường, "mềm mại" sẽ tuôn tràn ra từ đời sống của quí vị. Khi quí vị mềm mại, tự nhiên quí vị sẽ nhịn nhục hay "chịu đựng lâu".
2. Có bao giờ quí vị cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin ban cho con sự nhịn nhục và ban cho con điều đó ngay bây giờ!" không? Chúng ta đang sống trong một xã hội cái gì cũng khẫn cấp cả. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã khiến cho dân sự Ngài phải nhịn nhục và "chịu đựng lâu".
3. Nhịn nhục là một thuộc tính quan trọng của Đức Chúa Trời. II Phierơ 3.9 chép: "Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn". Đây cũng là tư chất của hạng người tin kính trưởng thành. Nôê đã được truyền cho phải đóng chiếc tàu, nhưng đã chờ đợi 120 năm mới thấy sự vâng lời của mình được ban thưởng.
4. Tôi muốn hết thảy dân sự của chúng ta đều được trưởng thành về mặt thuộc linh. Tuy nhiên, tôi phải sống nhịn nhục với quí vị! Những Cơ đốc nhân trưởng thành đều biết nhịn nhục đối với tha nhân. Họ không nổi giận dữ cách mau chóng đâu. Họ biết "chịu đựng lâu dài".
D. Thứ tư, ăn ở xứng đáng là "chìu nhau" (câu 2d).
1. "Chìu nhau" có nghĩa là bằng lòng với một vấn đề hay với ai đó trong tinh thần yêu thương. Đây là ý tưởng có trong I Côrinhtô 13: "Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ…" (các câu 4-5).
2. Đây là loại yêu thương che đậy "vô số tội lỗi" (Gia-cơ 5.20). Tình yêu ấy ném một tấm chăn đậy lên những tội lỗi, lầm lỡ và thất bại của nhiều người khác, không phải để che giấu chúng hay để cáo lỗi mà là để tha thứ chúng. Đây không phải là kiểu tình yêu thần ái tình [eros] tự mãn đâu. Đây cũng chẳng phải là loại tình yêu phileo hổ tương đâu. Đây là tình yêu agape tuôn tràn ra từ ngai của Đức Chúa Trời!
3. "Lấy lòng yêu thương mà chìu nhau" không có ý nói dung chịu nhau, mà là đến với nhau. Đây là thứ dầu bôi trơn cho các mối quan hệ của chúng ta.
4. Phierơ xuất thân là một ngư phủ cộc cằn, lỗ mãng, khó chịu. Tuy nhiên, vì cớ tình yêu thương và ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông, về sau ông đã viết và bảo chúng ta phải có "lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng [sát nghĩa: "từ lòng đến lòng"]" (I Phierơ 1.22). Ông cũng nói trong 2.17: "yêu anh em".
5. Có phải chúng ta đang có loại tình yêu dung chịu đó với nhau không?
E. Thứ năm, ăn ở cách xứng đáng là phải sống trong "sự hiệp một" (câu 3).
1. Tuần lễ nầy tôi có đọc một bài viết từ một vị huấn luận viên bóng chày. Ông ta nói: "Đào tạo những vận động viên giỏi là điều rất dễ. Khiến cho họ cùng chơi với nhau, đây là phần việc khó". Điều chi là thực trong môn bóng chày cũng rất thực trong chức vụ của một Hội thánh địa phương.
2. Khi Phao-lô nói chúng ta cần phải "dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh", đây là một mạng lịnh rất cấp bách. Đây là lời kêu gọi phải gác bỏ những sự tranh đua, ganh ghét và những việc làm phân rẽ chúng ta.
3. Tất cả những tín đồ đều được kêu gọi phải trở thành hạng người "làm sự hoà thuận". Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 5.9: "Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!" Nếu chúng ta là "con cái Đức Chúa Trời" chúng ta phải hành động như "con Đức Chúa Trời" bằng cách phấn đấu để có "sự hiệp một" và "hoà thuận".
Hai chiếc tàu chiến gặp nhau lúc ban đêm rồi bắt đầu tấn công nhau. Trong khi đánh nhau, một số thủy thủ bị thương nặng, và cả hai chiếc tàu đều bị thiệt hại. Khi sáng ra, các thủy thủ trên hai chiếc tàu mới khám phá ra trước sự kinh ngạc của họ, cả hai chiếc tàu đều mang cờ Anh quốc. Giống như các thủy thủ kia, đôi khi Cơ đốc nhân "tấn công tàu của họ", và chiến thắng sẽ đạt được bằng cách đánh thua trận với kẻ thù thật.
III. Lý do phải ăn ở xứng đáng (các câu 4-6).
A. Chúng ta ăn ở xứng đáng vì cớ Đức Thánh Linh (câu 4).
1. Phao-lô nhắc cho chúng ta nhớ ở đây là chỉ có "một thân thể", "một Thánh Linh" và "được gọi đến một sự trông cậy". Điều nầy hướng chúng ta vào chức vụ của Đức Thánh Linh.
2. Mặc dù có nhiều Hội thánh địa phương và nhiều mối tương giao của các tín hữu trên khắp thế giới, chỉ có "một thân thể" trong Đấng Christ mà thôi. Khi quí vị được cứu, "một" Đức Thánh Linh làm báptêm cho quí vị nhập vào trong thân thể nầy về mặt thuộc linh (I Côrinhtô 12.13).
3. "Một sự trông cậy" nơi sự kêu gọi của chúng ta là trở nên giống như Chúa Jêsus. Một ngày kia chúng ta sẽ trông thấy Ngài và được làm nên giống như Ngài, nhưng cho tới khi ấy chúng ta phấn đấu như 1.4 chép: "đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời".
B. Chúng ta ăn ở xứng đáng vì Đức Chúa Con (câu 5).
1. Chúng ta cũng phải hiệp nhất vì chúng ta có "một Chúa, một đức tin" và "một phép báptêm". Tất cả những điều nầy có liên quan tới Chúa Jêsus.
2. Chúng ta chỉ có một Chúa. Công vụ các sứ đồ 4.12 chép: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu".
3. "Một đức tin" có ý nói tới Cơ đốc giáo thực theo Tân ước. Giu-đe 3 ám chỉ điều nầy như sau: "là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi".
4. "Một phép báptêm" tôi tin vào phép báptêm thuộc linh xảy ra nơi sự cứu rỗi. Phép báptêm bằng nước là một biểu tượng bề ngoài chỉ về thực tại nơi bề trong. Tuy nhiên, phép báptêm bằng nước nằm trong sự vâng phục đối với Chúa.
C. Chúng ta ăn ở xứng đáng vì cớ Đức Chúa Cha (câu 6). Mặc dù chúng ta khác biệt nhau, chúng ta hiệp nhất trong "Cha của mọi người". Có phải chúng ta hành động y như thế không? Có phải quí vị đang ăn ở cách ăn ở xứng đáng? Có phải quí vị đang sống trong sự hiệp một với anh chị em của mình? Có phải quí vị đang thờ lạy "thần nhỏ" hay "thần lớn"? Có phải cách ăn ở đi ngược lại với lời nói của quí vị?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét