Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Những điều ưu tiên khi cầu nguyện (Eph 3.14-21)



Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Những điều ưu tiên khi cầu nguyện
Êphêsô 3.14-21
1. Khi quí vị cầu nguyện, quí vị cầu xin điều chi vậy? Đâu là những điều ưu tiên trong đời sống cầu nguyện của quí vị? Khi quí vị thực sự trình sự việc cho Đức Chúa Trời, điều chi nổi bật nhất khi quí vị trình dâng các nhu cần của mình ở trước mặt Ngài? Tôi đưa ra mấy câu hỏi nầy vì tôi muốn quí vị suy nghĩ luôn tới một nguyên tắc quan trọng. Những điều ưu tiên trong sự cầu nguyện dạy cho chúng ta biết rất nhiều về phạm trù đang có trong tấm lòng của chúng ta.
2. Tôi thích phân đoạn Kinh thánh nầy vì mọi sự có trong những lời cầu nguyện của vị Sứ đồ trong Tân Ước; điều nầy cung ứng cho chúng ta những thứ tự ưu tiên thực của ông, những khao khát sâu sắc tận đáy lòng của ông dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Nếu vị sứ đồ cao cả có thể đứng trước mặt chúng ta ngày nay và cầu thay cho Hội thánh chúng ta, tôi tin ông sẽ cầu thay cho chúng ta theo cách riêng cùng một việc mà ông đã cầu nguyện trong phân đoạn nầy. Thực vậy, khi quí vị không biết phải cầu xin điều gì, hãy dâng lên những lời nầy!
3. Phao-lô là một nhân vật của sự cầu nguyện. Thực thế, chúng ta đã nghiên cứu rồi một trong những lời cầu nguyện của ông đã được ghi ra ở 1.15-23. Ở đó, ông cầu xin được soi sáng. Còn ở đây, ông cầu xin cho được mặc lấy quyền phép. Trước đó ông đã cầu xin rằng chúng ta sẽ nhận biết quyền phép của Đức Chúa Trời. Ở đây, ông cầu xin chúng ta sẽ sử dụng quyền phép của Đức Chúa Trời. Nhận biết nhiều về xe hơi là một chuyện rất dễ – máy móc như thế nào, sự truyền động, tay lái, bộ thắng, hệ thống điện… chiếc xe vận hành như thế nào, thế mà chưa từng lái đi đâu cả. Cũng một thể ấy, nhận biết nhiều về Đức Chúa Trời cùng Lời của Ngài là điều khả thi, nhưng chúng ta chưa hề làm một việc gì với sự tri thức ấy. Chúng ta biết chúng ta đang có "những sự giàu có không dò được" trong Đấng Christ, chúng ta lại chẳng biết cách thức để tiêu pha sự giàu có đó!
Cách đây mấy tuần, tôi có qua St. Petersburg, nước Nga, rồi qua Frankfurt, ở Đức. Tôi phải mất 5 giờ đồng hồ, đến tại phi trường Frankfurt, tôi chưa thấy đây là chặng cuối bao giờ. Về mặt kỹ thuật, tôi dám nói mình đã có mặt ở Frankfurt, nước Đức. Tôi đã có mặt tại phi trường. Tuy nhiên, thực sự tôi chưa có mặt ở đó. Tôi chưa đi một vòng thành phố, chưa nếm đồ ăn hay kinh nghiệm gì về văn hoá xã hội ở đó cả. Cũng một thể ấy, nhiều tín đồ, đặc biệt là các giáo viên Kinh thánh đều hiểu biết về Lời của Đức Chúa Trời, họ đã có mặt ở đó, nhưng họ chưa thực sự kinh nghiệm phần ứng dụng Ngôi Lời. Chúng ta phải sử dụng điều chi chúng ta biết về Đức Chúa Trời hay điều chi chúng ta biết về Đức Chúa Trời không làm cho chúng ta thấy thoải mái. Gia-cơ 1.22 chép: "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình". Đấy mới là cốt lõi của lời cầu nguyện quan trọng nầy.
4. Khi đến với sự cầu nguyện, tôi có một lời xưng tội. Đôi lúc khi tôi cầu nguyện, tâm trí tôi suy nghĩ miên man. Có lúc tôi khởi sự nói với Chúa về một vấn đề và lý trí tôi miên man ở những tư tưởng khác. Có lẽ quí vị cũng đã kinh nghiệm như thế. Phao-lô cũng có kinh nghiệm tương tự! Trong câu 1 tưởng chừng như ông đang sắp sửa cầu nguyện, nhưng rồi phải nhìn trở lại sự mầu nhiệm nói về Hội thánh. Tôi đã trình bày với quí vị rồi, các câu 2-13 nằm trong dấu ngoặc đơn. Giờ đây ở câu 14, ông quay trở lại với phần đầu của sự cầu nguyện: "Ấy là vì cớ đó…"
5. Vì "cớ" gì vậy? Vì chúng ta là chi thể trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời, vì chúng ta đã được lập thành "một thể" trong Đấng Christ, chúng ta cần phải biết sống như thế nào cho Ngài. Chúng ta cần phải biết sử dụng “những sự giàu có không dò được” của Ngài là như thế nào!!
6. Cái "cớ" của Phao-lô cũng là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Có người cầu nguyện rất ích kỷ, họ cầu xin Đức Chúa Trời ban cho những việc mà họ không cần. Phao-lô đã cầu xin những điều thuộc ý chỉ của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện xin những gì chúng ta biết rõ đó là ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta biết chắc những lời cầu xin của mình sẽ được nhậm.
7. Ông nói: "tôi quì gối trước mặt Cha…". Hình ảnh ấy là bất thường đối với người Do thái. Nếu quí vị nhìn thấy người Do thái đứng nơi Bức Tường Than Khóc tại thành Jerusalem, quí vị biết ngay rằng họ đứng nhảy rock trên hai bàn chân của họ. Có khi họ nằm úp mặt xuống đất, giống như Chúa Jêsus ở trong Vườn, nhưng việc quì gối là bất thường đối với họ. Thí dụ II Sử ký 6.13 tạo ra một sự chú ý đặc biệt, ấy là Vua Solomon "quì gối xuống trước mặt cả hội chúng Y-sơ-ra-ên, giơ tay lên trên trời" khi ông cầu nguyện.
8. Phao-lô nói ông cầu xin "Cha của Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta mà cả nhà trên trời và dưới đất đều được đặt tên". Chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha, qua Đức Chúa Con. Hãy chú ý một số người thuộc gia đình của Đức Chúa Trời hiện đang ở "trên trời" rồi và một số trong chúng ta vẫn còn ở "trên đất". Hết thảy chúng ta đều mang danh của Cha chúng ta và một ngày kia sẽ được đoàn tụ!
9. Bây giờ khi chúng ta bước qua phần giới thiệu đến phần chính lời cầu nguyện của Phao-lô, tôi muốn quí vị chú ý vào một việc. Ông không hề cầu xin sức khoẻ về phần xác. Chắc chắn là chẳng có gì sai khi cầu xin sức khoẻ về phần xác thể cả. Thực vậy, Gia-cơ 5.15 chép: "Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bịnh". Tuy nhiên, ưu tiên một trong lời cầu nguyện của Phao-lô là SỨC KHOẺ VỀ MẶT THUỘC LINH, cớ không phải sức khoẻ theo phần xác. Ưu tiên một trong những lời cầu nguyện của chúng ta cần phải nhắm vào SỨC KHOẺ VỀ MẶT THUỘC LINH của Hội thánh chúng ta.
10. Phải nhìn nhận là lời cầu nguyện của Phao-lô không phải là những gì hầu hết chúng ta sẽ cầu nguyện. Tuy nhiên, đây là một tấm gương cho những gì chúng ta phải cầu nguyện. Đúng thế, chúng ta hãy nắm lấy ba thứ tự ưu tiên mà chúng ta phải dâng lên trong sự cầu nguyện.
I. Chúng ta phải cầu xin cho có sức lực (các câu 14-17a).
A. Chúng ta cần phải được "mạnh mẽ… nơi người bề trong".
1. Phao-lô bắt đầu bằng cách cầu xin Đức Chúa Trời sẽ "khiến" chúng ta "nên mạnh mẽ trong lòng". Nói như thế có nghĩa gì?
2. Thứ nhứt, nói như thế không có nghĩa là tự phát hay có quyền suy nghĩ chủ quan. Ông không nói về việc thổ lộ ra cái tôi hay hoặc đổi mới nơi người bề trong. Nói như thế không phải là tiếp nhận một sự thấu hiểu mới mẻ cho bản thân mình hay cải tà quy chính đâu.
3. Phao-lô đang cầu xin cho được mạnh mẽ về mặt thuộc linh. Chúng ta có được sức khoẻ về phần xác là do tập tành trong một sân thể dục hay trên đường chạy. Tuy nhiên, quí vị không thể kiếm được sức khoẻ thuộc linh theo cách ấy. Đây là một sự ban cho của Đức Chúa Trời đến qua sự cầu nguyện.
4. Một trong những lời cầu nguyện thường xuyên của chúng ta cho nhau, ấy là xin Đức Chúa Trời ban cho mỗi một người chúng ta với sức khỏe thuộc linh.
B. Chúng ta cần được mạnh mẽ "tùy sự giàu có vinh hiển Ngài".
1. Khi Phao-lô cầu xin như thế, chúng ta sẽ được "mạnh mẽ". Ông cầu xin cho chúng ta được mạnh mẽ "tùy sự giàu có vinh hiển Ngài".
2. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc nhận lãnh điều chi đó "tùy theo" thay vì "xuất từ" những sự giàu có của Đức Chúa Trời. Hãy tưởng tượng Hội thánh chúng ta nhận lãnh một sự ban cho về tài chính từ một triệu phú, như Ross Perot. Nếu Ông Perot tặng cho chúng ta 10000USD, đây sẽ là một tặng phẩm rất rời rộng, nhưng đây sẽ là một số tiền "xuất từ" hàng triệu triệu của ông ta. Tuy nhiên, nếu ông ta tặng cho chúng ta một triệu đô la, số tiền đó sẽ là "tùy theo" hàng triệu triệu hay tùy theo khả năng của ông ta.
3. Phao-lô cầu xin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ "tùy sự giàu có vinh hiển Ngài". Những sự giàu có của Đức Chúa Trời là vô hạn. Sức lực Ngài có thể ban cho chúng ta là một sức lực vô hạn, không biên giới, không hạn chế.
4. Có phải quí vị cảm thấy suy yếu về mặt thuộc linh chăng? Tuần lễ nầy tôi thấy mình rất căng thẳng. Ma quỉ đã theo sát tôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên nơi tình trạng yếu đuối thuộc linh của bản thân tôi. Tôi phải kêu cầu nơi Chúa xin ban cho tôi sức lực của Ngài.
C. Chúng ta cần mạnh mẽ khi "được quyền phép bởi Thánh Linh".
1. Khi chúng ta cảm thấy suy yếu, chúng ta có khuynh hướng tìm kiếm sức lực ở bất cứ đâu và nơi mọi người, trừ ra Chúa. Chúng ta đến với bạn bè của chúng ta (có ai đó trò chuyện với là một phước hạnh). Chúng ta đến với những nhà tư vấn. Dường như chúng ta chờ đợi cho tới chừng chẳng có ai khác trò chuyện với trước khi chúng ta xây sang Chúa. Chúng ta nên xây sang Ngài trước hết!
2. Khi chúng ta suy yếu, có khi chúng ta cảm thấy Chúa chẳng quan tâm. Khi ấy, chúng ta cần phải đọc lại các chương 1 và 2. Nếu Đức Chúa Trời đã chúc phước, chọn lựa, tiếp nhận, cứu chuộc, tha thứ, cho chúng ta làm con nuôi, bày tỏ ra cho chúng ta thấy sự mầu nhiệm của Ngài, lập chúng ta làm kẻ kế tự … nếu chúng ta là việc Ngài làm ra… chắc chắn Ngài sẽ quan phòng chúng ta!
3. Hãy chú ý, chúng ta được khiến cho "mạnh mẽ [là do] được quyền phép bởi Thánh Linh". Chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể làm cho tâm linh chúng ta được mạnh mẽ mà thôi. Ngài là Đấng làm tươi mới, tái sinh và mặc lấy quyền phép cho chúng ta. Đôi khi tôi đến nhà thờ là do bị thế gian hạ gục nhưng ra về với sự vui vẻ và được mạnh mẽ ở trong lòng. Đấy là công tác của Đức Thánh Linh!
4. Hãy cùng tôi mở ra ở Rôma 8.5-6: "Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an".
5. Một lần nữa chúng ta được làm cho mạnh mẽ, không phải ở bề ngoài, mà là ở bên trong, nơi "người bề trong". Quá nhiều người lo lắng về bề ngoài. Họ ăn kiêng, luyện tập, có gương mặt ngước lên v.v…Quí vị có biết I Ti-mô-thê 4.8 chép: "Vì sự tập tành thân thể ích lợi chẳng bao lăm, còn như sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa".
6. Vì công tác làm cho mạnh mẽ của Đức Thánh Linh, ngay cả khi thân thể của chúng ta ngày càng suy yếu đi, "người bề trong" của chúng ta ngày càng được mạnh mẽ thêm. II Cô-rinh-tô 4.16 chép: "Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn".
7. Đây là sự khích lệ cho hạng thánh đồ thâm niên và những ai có bịnh suy nhược. Khi thân thể chúng ta ngày càng suy yếu đi, tâm thần của chúng ta ngày càng mạnh mẽ thêm trong Chúa!
D. Chúng ta cần phải mạnh mẽ để Chúa Jêsus "nhân đức tin mà ngự trong lòng [chúng ta]".
1. Hãy xem câu 17. Một phần trong lời cầu nguyện của Phao-lô xin cho chúng ta được mạnh mẽ, ấy là: "Đấng Christ nhân đức tin mà ngự trong lòng anh em". Quí vị sẽ nói: "Chờ một phút đi, Mục sư ơi! Tôi nghĩ Chúa Jêsus đến để ngự vào lòng chúng ta nhơn đức tin khi chúng ta đã được cứu? Tại sao Phao-lô vẫn cầu xin cho điều nầy xảy ra vậy?"
2. Tôi nhìn nhận rằng lúc đầu câu nầy nghe như có cái gì đó lầm lẫn, nhưng hãy quan sát kỹ hơn xem. Câu nầy không có ý nói tới sự hiện diện của Chúa Jêsus, mà nói tới sự hiện diện đặc biệt của Ngài. Cho phép tôi minh họa. Đôi khi tôi dành cả buổi tối ở nhà với gia đình. Tuy nhiên, vì có nhiều việc trong Hội thánh hay vì tôi mệt mỏi, tôi có thể hiện diện nhưng tính cách hiện diện của tôi không có. Đây là thời gian với gia đình nhưng không phải "thời điểm đặc biệt".
Robert Munger viết quyển sách có đề tựa là “My Heart Christ Home” [Tấm lòng tôi là nhà của Đấng Christ]. Trong đó, ông mô tả đời sống Cơ đốc và một ngôi nhà. Chúa Jêsus bước vào, Ngài đi từ phòng nầy sang phòng kia, ở đó Ngài rất đỗi kinh ngạc khi thấy nhiều việc mà Ngài chẳng đẹp lòng. Ngài bước sang thư viện của lý trí rồi bắt đầu thanh tẩy rác rưỡi có ở đó. Ngài thay thế chúng bằng Lời của Ngài. Ngài bước vào phòng ăn và thấy có nhiều tư dục tội lỗi được liệt kê trên thực đơn thế gian. Ngài thay thế những việc như xu hướng về vật chất, ghen tương, kiêu ngạo, và tư dục bằng sự khiêm nhường, yêu thương, nhu mì, và tương tự. Ngài bước qua phòng khách tương giao và ở đó Ngài thấy nhiều bè bạn và sinh hoạt đời nầy. Ở nhà kho, chỉ có chất chứa nhiều thứ đồ chơi mà thôi. Trong phòng ngủ, nhiều tội lỗi kín giấu được giữ ở đó. Đấng Christ chỉ có thể thấy yên tâm sau khi Ngài thanh tẩy từng phòng một. Chỉ khi ấy Ngài mới có thể yên tâm và ở tại nhà.
3. Hãy chú ý, Chúa Jêsus sẽ "NHÂN ĐỨC TIN mà ngự trong lòng anh em". Đức tin của chúng ta nơi Ngài khiến cho chúng ta sống trung tín để Ngài có thể ngự vào nhà trong chúng ta.
II. Chúng ta nên cầu xin để có sự yêu thương (các câu 17b-19a).
A. Chúng ta cần "đâm rễ vững nền trong sự yêu thương".
1. Có phải quí vị thấy lời cầu nguyện nầy rất vừa vặn không? Khi Đức Thánh Linh làm cho chúng ta được mạnh mẽ, Chúa Jêsus có quyền ngự vào nhà trong tấm lòng của chúng ta. Khi Chúa Jêsus ngự vào nhà trong tấm lòng của chúng ta, chúng ta tìm được tình yêu không thể hiểu nổi!
2. Khi Chúa Jêsus là Chúa trong đời sống của chúng ta, chúng ta bị nhúng, chúng ta chịu phép báptêm trong tình yêu thương! Thực vậy, chúng ta đã "đâm rễ vững nền trong sự yêu thương". Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 13.34: "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
3. Có người giải thích câu nầy như sau: "Tình yêu thương mà vắng mặt, thì tội lỗi sẽ hiện diện". Đời sống bất kỉnh là một đời sống không có sự yêu thương. Có rất nhiều bài hát về sự yêu thương ngày nay được viết ra từ lối sống bất kỉnh. Ở ngoài mối tương giao yêu thương với Đức Chúa Jêsus Christ thì chẳng có tình yêu thương thực bao giờ! Chỉ trong Đấng Christ, chúng ta mới có thể yêu thương mà thôi. Trong Ngài chúng ta có thể yêu thương kẻ thù nghịch mình. Nếu quí vị muốn kiểm tra lại đời sống thuộc linh của mình, hãy đưa ra câu hỏi nầy: "Tôi có yêu thương nhiều không?"
4. Hãy chú các hàm ý của Phao-lô. Một là từ chỗ xây dựng vương quốc và một là từ toà nhà. Chúng ta cần phải có bộ rễ đâm thật sâu và một cái nền vững chắc. Phải chăng bộ rễ của quí vị rộng như các nhánh của mình? Có phải cái nền của quí vị sâu như đời sống của quí vị đang cao lên không? Tình yêu thương giống như Đấng Christ phải là đất của bộ rễ và là cái nền trên đó đời sống chúng ta và Hội thánh được dựng lên.
B. Chúng ta cần phải "hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu" tình yêu thương của Đấng Christ.
1. Hãy chú ý từ ngữ "hiểu thấu". Nó có nghĩa là "nắm được, hiểu rõ". Nếu chúng ta đang nói về một chuyện vui, chúng ta sẽ thắc mắc: "Anh có hiểu rõ chuyện ấy không?" Khi người ta yêu cầu Louis Armstrong giải thích về nhạc jazz, ông nói: “Ôi, ông ơi, nếu tôi phải lý giải nó, ông sẽ chẳng tiếp thu được đâu". Phao-lô cầu xin cho chúng ta "lĩnh hội" hầu cho chúng ta "hiểu thấu" được tầm cỡ tình yêu thương của Đấng Christ.
2. Đâu là "chiều rộng" tình yêu thương của Đấng Christ? Chiều rộng của tình yêu ấy đủ để bao bọc hết tất cả nhân loại! Còn đâu là "chiều dài" của tình yêu thương Đấng Christ? Tình yêu ấy dài đủ để kéo dài cho đến tận cõi đời đời! Đâu là "chiều sâu" tình yêu thương của Đấng Christ? Tình yêu ấy sâu đủ để giải cứu tội nhân hèn hạ nhất. Còn đâu là "chiều cao" tình yêu thương của Đấng Christ? Tình yêu ấy cao đủ để đưa hết thảy con cái Ngài lên thiên đàng!
3. Các Cơ đốc nhân đầu tiên đã nói về thập tự giá yêu thương của Ngài theo cách nầy. Tình yêu ấy chạm đến trần gian, hướng về thiên đàng, và trải rộng ra ở cả hai hướng. Ngài yêu thương chúng ta có nhiều không? Tình yêu thương nầy nhiều lắm đấy!
4. Khi tình yêu Ngài đầy dẫy chúng ta, chúng ta có thể yêu thương người khác. Hãy nhớ Giăng 13.34: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
C. Chúng ta cần phải "biết sự yêu thương của Đấng Christ trổi hơn mọi sự thông biết".
1. Lời cầu xin ấy dường như là một sự mâu thuẫn. Làm sao chúng ta "biết" điều chi "trổi hơn mọi sự thông biết" chứ? Nói theo con người, chúng ta không thể. Đây không phải là sự thông biết của trí khôn của con người, mà là một sự thông biết thiêng liêng đến với ơn cứu rỗi.
2. Phao-lô đang nói rằng chúng ta biết tình yêu thương chúng ta đang dành cho Chúa Jêsus, chúng ta còn biết tình yêu thương của Chúa Jêsus nữa. Khi chúng ta xưng tội mình, hãy cất bỏ những ngăn trở và đến với Đức Chúa Trời với sự đầu phục hoàn toàn, tình yêu của Ngài phủ lút chúng ta.
III. Chúng ta nên cầu xin cho được dư dật (các câu 19b-21).
A. Chúng ta cần phải được "đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời" (câu 19b).
1. Hãy xem lại lời cầu nguyện nầy. Khi chúng ta nhận lãnh sức lực của Thánh Linh, điều nầy dẫn tới tình yêu cao sâu, tình yêu nầy dẫn tới "sự dư dật của Đức Chúa Trời".
2. Cụm từ nầy: "đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời" rất là khó. Thật khó mà biết chính xác được cụm từ ấy nói gì và rất khó áp dụng vào đời sống của chúng ta.
3. Trong Cô-lô-se 1.19, Phao-lô viết: "Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài [Chúa Jêsus]". Phao-lô sử dụng cùng một từ ngữ ở đây.
4. "Đầy dẫy" ra từ một chữ có nghĩa là "tràn đầy, giống như một cái chén tràn đầy vậy". Nó có ý nói hoàn toàn trổi hơn, đến một chỗ trong đời sống của quí vị, ở đó quí vị hoàn toàn bị phủ lút bởi sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống quí vị. Nó có ý nói tới việc dâng mọi sự cho Đức Chúa Trời và chẳng để lại chút chi cho bản thân mình.
5. Quí vị có bằng lòng dâng lên một lời cầu nguyện như thế chăng? Quí vị có bằng lòng thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin đầy dẫy con hầu cho đời sống con là mọi sự thuộc về Ngài và chẳng có thứ gì thuộc về con cả".
6. Hầu hết thì giờ chúng ta muốn một phần của Chúa và một phần của chúng ta.
7. Hãy lắng nghe Phao-lô nói trong Galati 2.20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
Hãy suy nghĩ tới cái chén trống không. Làm sao quí vị hốt không khí ra khỏi cái chén ấy? Có một cách duy nhứt … quí vị phải đổ vào đấy đầy một thứ gì đó khác. Làm sao chúng ta cất bỏ đi sự yếu đuối, sự bất kỉnh, tội lỗi ra khỏi đời sống chúng ta?… bằng cách "đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời".
8. Nguyện thứ tự ưu tiên nầy trong sự cầu nguyện dầm thấm vào trong tâm trí của quí vị. Phao-lô không cầu xin sức khoẻ theo phần xác. Ông không cầu xin được giải cứu ra khỏi kẻ thù mình. Ông không cầu xin cho có tiền bạc hay bất cứ một thứ của cải nào trong đời nầy. Không! Ông đang cầu xin Đức Chúa Trời Toàn Năng, Vua của các vua trở nên hiện thực trong đời sống ông, ông có thể mô tả sự hiện diện của Ngài là được "đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời".
B. Chúng ta cần phải "được đầy dẫy" với sự vinh hiển của Ngài (các câu 20-21). Mấy câu kết thúc nầy là một bài ca ngợi Chúa rất hay, một bài thánh ca ngợi khen và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Bài hát nầy dạy cho chúng ta biết 7 lẽ thật về sự vinh hiển của Chúa.
1. Thứ nhứt, Chúa chúng ta có quyền LÀM mọi sự. Ngài "có thể làm". Đức Chúa Trời của chúng ta không phải là biếng nhác, bất năng hay chết đâu. Ngài không buồn ngủ hay đi nghỉ mát đâu đó đâu! Ngài năng động trong đời sống chúng ta và có khả năng đáp trả mọi lời cầu nguyện của chúng ta.
2. Thứ hai, Chúa chúng ta có khả năng làm những gì chúng ta CẦU XIN. Nói như thế có nghĩa là Ngài chú ý và lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta và ao ước đáp trả chúng.
3. Thứ ba, Chúa chúng ta có quyền làm không những những gì chúng ta cầu xin, mà còn những gì chúng ta SUY TƯỞNG nữa. Không những Đức Chúa Trời lắng nghe những lời cầu xin của chúng ta, mà còn đọc hết mọi suy nghĩ của chúng ta nữa. Ngài biết rõ chúng ta đang suy nghĩ tới những thứ mà chúng ta không có đức tin để cầu xin.
4. Thứ tư, Chúa chúng ta có khả năng làm MỌI SỰ mà chúng ta cầu xin hay suy tưởng. Ngài không bị hạn chế trong việc đáp trả chỉ một vài lời cầu nguyện của chúng ta đâu. Ngài không phải là không với tới một số điều mơ ước của chúng ta. Quyền phép của Ngài là vô giới hạn và Ngài có thể làm hết "mọi sự" đó.
5. Thứ năm, Chúa chúng ta có khả năng làm TRỔI HƠN (trên cả) chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. Những sự Ngài trông mong còn cao cả hơn những điều chúng ta cầu xin.
6. Thứ sáu, Chúa chúng ta có khả năng làm TRỔI hơn những gì chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. Ngài phán Ngài sẽ làm "trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng". Ngài không cung ứng ân điển của Ngài bằng lượng tính toán được. Ngài không phân phối theo kiểu nhỏ giọt đâu.
7. Thứ bảy, Chúa chúng ta có khả năng làm RẤT nhiều hơn cả chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. Ngài có thể làm ""trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng". Những mơ ước và hiện thấy của Ngài trổi hơn vô cùng các ước mơ và hiện thấy của chúng ta! Sự hiện thấy của Ngài không thể lường được, bao la, vô hạn rất nhiều so với sự hiện thấy của chúng ta.
8. Thứ tám, Chúa chúng ta làm mọi sự qua quyền phép đang có sẵn trong chúng ta. "Quyền lực cảm động trong chúng ta" là quyền lực nào? Quyền phép của Đức Thánh Linh.
Phần kết luận. Hỡi Hội thánh, đâu là những ưu tiên một trong sự cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta cần phải học cầu nguyện, phải cầu xin cho được MẠNH MẼ, YÊU THƯƠNG và sự DƯ DẬT. Khi chúng ta làm theo, Chúa sẽ nhận được "vinh hiển trong Hội thánh". Đức Chúa Trời đã làm rồi rất nhiều trong Hội thánh nầy hơn là tôi có thể "cầu xin hoặc suy tưởng". Tôi không phải đợi để nhìn thấy Ngài sẽ làm “trổi hơn vô cùng” như thế nào!?! Đúng là một đặc ân!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét