Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Lẽ mầu nhiệm xưa đã được tỏ ra (Eph 3.1-13)



Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Lẽ mầu nhiệm xưa đã được tỏ ra
Êphêsô 3.1-13
1. Mọi người đều ưa thích một điều bí mật có giá trị, một câu chuyện ly kỳ, một phim trinh thám chẳng hạn! Một số sách báo, phim ảnh và những show truyền hình trong mọi thời đại được ưa chuộng nhất là những thứ rất mầu nhiệm. Hết thảy chúng ta đang dự vào sự thách thức cần phải giải quyết tính khó xử của lẽ mầu nhiệm. Lẽ đạo trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, và một trong những lẽ đạo chính của sách Êphêsô là sự khải thị “lẽ mầu nhiệm” quan trọng của Đức Chúa Trời.
2. Khi chúng ta đọc từ ngữ "mầu nhiệm" trong Kinh Thánh, chữ ấy có ý nghĩa hoàn toàn khác hơn trong xã hội đương thời của chúng ta. Chữ “mystery” [mầu nhiệm] ra từ chữ Hy lạp musterion và có nghĩa là "một việc gì đó vượt quá tri thức tự nhiên nhưng đã được mở ra cho chúng ta bằng sự khải thị thiêng liêng qua Đức Thánh Linh". Côlôse 1.26 cung ứng cho chúng ta phần định nghĩa theo Kinh Thánh: "… sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài". Nói cách khác, trong Tân ước, một "sự mầu nhiệm" là một lẽ thật ra từ Đức Chúa Trời đã được giữ kín trong quá khứ, nhưng giờ đây đã được tỏ ra cách công khai. Theo cách nói của Warren Wiersbe, đây là một "bí quyết thiêng liêng". Bí quyết nầy đã hiện hữu trong lý trí của Đức Chúa Trời trải qua hàng ngàn năm. Không một ai trừ ra Đức Chúa Trời biết rõ bí quyết ấy, không phải những vị tộc trưởng, không phải các thầy tế lễ cả, không phải những vị tiên tri, thậm chí cũng chẳng phải hàng thiên sứ nữa.
3. Vậy thì "sự mầu nhiệm", bí quyết nầy là gì, đã được giấu kín nhưng giờ đây đã được tỏ ra cho mọi người đều biết? Tôi rất vui khi thấy quí vị hỏi như thế. Nói cách đơn giãn, sự "mầu nhiệm" ấy là nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, cả người Do thái lẫn dân Ngoại đều được nhập vào một thân, một Hội thánh. Sự "mầu nhiệm" đã được trình bày rất súc tích trong Galati 3.28: "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một". Đây là sự kinh ngạc mà Đức Chúa Trời bất ngờ đổ ra trên thế gian! Hãy xem các câu 5-6 trong phân đoạn Kinh Thánh gốc. Mặc dù "chưa từng phát lộ cho con cái loài người… mà bây giờ đã được tỏ ra… dân Ngoại là kẻ đồng kế tự, là các chi của đồng một thể, đều có phần chung với chúng ta về lời hứa đã nhờ Tin lành mà lập trong Đức Chúa Jêsus Christ…". Đây là trọng tâm và linh hồn của lẽ "mầu nhiệm" quan trọng của Đức Chúa Trời. Bí quyết thiêng liêng của Ngài giờ đây đã được làm cho ai nấy đều biết rõ.
4. Sự mầu nhiệm của thân thể Đấng Christ, Hội thánh là một lẽ đạo quan trọng xuyên suốt cả sách Êphêsô. Nó được nhắc tới lần đầu tiên ở 1.9-10 và được trau chuốt tỉ mỉ ở các câu 22-23. Trong 2.10, chúng ta thấy phần lờ mờ đầu tiên, chúng ta là "việc Ngài làm ra [kiệt tác của Ngài!] được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ". Chúng ta xem thêm ở 2.15, Đức Chúa Trời đã lấy cả người Do thái và dân Ngoại rồi lập thành "một người mới", một nhân loại mới, một nước mới. 2.16 mô tả nhân loại mới nầy là "một thể". 2.19 mô tả chúng ta là "người đồng quốc" và là "người nhà của Đức Chúa Trời". Theo I Phierơ 2.5 mô tả chúng ta là "đá sống" và 2.21 nói chúng ta đã được "sắp đặt cách hẳn hoi" làm "đền thờ thánh trong Chúa".
5. Quí vị có thể nói: "Nghe hay thật đấy? Tại sao đây lại là một vấn đề quan trọng chứ?" Trong xã hội chúng ta, khó mà tưởng tượng nổi cái thành kiến lớn lao giữa người Do thái và dân Ngoại trong xứ Palestine. Xin cho tôi được phép cung ứng cho quí vị thấy một hình ảnh để cho quí vị có thể nắm bắt được.
Hãy tưởng tượng xem cách nói như thế ở hai trường University of Texas và Texas A&M University. Giờ đây chỉ có một trường đại học được gọi là: “Lone Star State University”, và tất cả trường Aggies và Longhorns sẽ trở thành chi thể của trường kia, có cùng cấp, cùng đội thể thao và cùng logo. Họ sẽ được gọi là “Lone Star Prickly Pears”. Ý tưởng nầy đáng bị chỉ trích đối với một số sinh viên Aggies trong hội chúng chúng ta, tương tự cho những sinh viên ở Longhorns! Tuy nhiên, nếu quí vị gặp khó khăn trong việc kết Aggies và Longhorns lại với nhau, hãy nhân rộng khó khăn ấy lên hàng triệu và quí vị vẫn chưa thể đến gần được sự phân cách giữa người Do thái và "bầy chó dân Ngoại".
6. Ngay ở đây, trong Hội thánh của chúng ta, chúng ta thấy một hình ảnh tương tự về sự thực của "lẽ mầu nhiệm". Đức Chúa Trời đã lấy hai Hội thánh phân biệt rồi kết cả hai lại làm một. Cũng vậy, Đức Chúa Trời lấy hai nhóm dân phân biệt, Do thái và dân Ngoại, phục hoà họ trong một thân, một nước, một gia đình, một đền thờ, làm tuyển dân của Ngài, là Hội thánh của Ngài.
7. Chúng ta hãy xem xét ý nghĩa của sự "mầu nhiệm" trong bốn nhóm người khác nhau.
I. Sự mầu nhiệm rất quan trọng đối với Phao-lô (các câu 1-5).
A. “Duyên cớ” của Phao-lô khi viết thư tín nầy (câu 1a).
1. Hãy chú ý, Phao-lô bắt đầu chương nầy bằng cụm từ "Ấy bởi điều đó….". Cũng hãy chú ý câu 14 bắt đầu với một cụm từ giống y như thế. Các câu 2-13 nằm trong dấu ngoặc đơn. Mặc dù Phao-lô đã khởi sự cầu nguyện nhưng muốn biết chắc độc giả của ông đã hiểu rõ sự "mầu nhiệm" mà ông đã mô tả trước đó.
2. Vì "duyên cớ" gì? Ông đang nhắc tới "duyên cớ" gì vậy? Đó là sự "mầu nhiệm" chúng ta đã được lập thành "một người mới", "một thể", rằng dân Ngoại từng "cách xa" đã được đem về gần, rằng mọi tín đồ đều là "công dân" trong Nước của Đức Chúa Trời và là "người nhà" trong gia đình của Đức Chúa Trời, và hết thảy chúng ta đều "được kết lại với nhau" như một "đền thờ… nơi ngự của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh".
B. Phao-lô là "kẻ tù" y như ông đã viết (câu 1b).
1. Hãy chú ý, Phao-lô nói ông là "kẻ tù". Ông thực sự là "kẻ tù" khi ông viết thư tín nầy. Xiềng xích trói buộc ông khi ông cầm viết lên thảo bức thư.
2. Công vụ các sứ đồ 21.27-28.16 nói rất chi tiết thể nào ông qua thành Jerusalem để trao một của dâng giúp cho Hội thánh đang lâm cảnh khó khăn ở đó. Trong khi ở trong thành phố, ông đã bị vu cáo về việc đưa Trô-phim, một anh em dân Ngoại vào trong khu vực cấm của đền thờ. Ông bị bắt và gần như bị người Do thái giết chết. Tuy nhiên, ông đã đối diện với nhiều phiên toà trước các toà án của người Do thái và các quan Tổng đốc La mã trước khi “kêu nài” đến Caesar ở Rome. Ông đã là tù phạm trong khoảng 5 năm khi ông viết thư tín nầy.
3. Hãy lưu ý, dù Phao-lô không nói ông là "kẻ tù" của người La mã hay của người Do thái. Ông nói ông là "kẻ tù của Đức Chúa Jêsus Christ”. Ông đã có mặt ở nơi ông phải có mặt vì cớ sự vâng phục của ông đối với Chúa Jêsus.
4. Có phải quí vị là "kẻ tù" của công ăn việc làm, của tài sản của quí vị hay của Chúa Jêsus?
5. Ông là "kẻ tù… vì anh em là người Ngoại". Có một thời, Sau-lơ tức Phao-lô, là kẻ bảo hộ rất căng về Do thái giáo và là kẻ bắt bớ bạo ngược đối với Cơ đốc nhân. Ông đã bỏ tù họ, thậm chí giết chết một số người trong họ nữa. Ông đã giữ áo choàng của những người đã giết nhà tuận đạo đầu tiên của Hội thánh là Êtiên. Giờ đây ông đã ngồi tù tại Rome và là "kẻ tù của Đức Chúa Jêsus Christ" là sứ đồ cho dân Ngoại. Toàn bộ mục tiêu của đời sống ông là làm chứng cho dân Ngoại về Chúa Jêsus và tỏ ra sự "mầu nhiệm" người Do thái và dân Ngoại là một trong Đấng Christ.
C. Phao-lô được Chúa "ban chức" cho (các câu 2-5).
1. Hãy chú ý từ ngữ "ban chức" trong câu 2. Từ ngữ nầy đến từ một từ kép Hy lạp, oikos – "nhà" và nomos – "luật pháp" có nghĩa là "luật pháp trong nhà”. Theo cách dùng chung, từ ngữ nầy có nghĩa là quản gia, quản lý hay chịu trách nhiệm giám sát một người trong nhà hay tài sản của một người. Các học viên Kinh Thánh thường chỉ ra các thời đại Kinh Thánh như sự sắp sẵn hay phương pháp khác của Đức Chúa Trời trong việc quản trị sự sáng tạo của Ngài đúng giờ.
2. Đối với trí hiểu của chúng ta, nghĩ tới sự "ban chức" là một trách nhiệm hay một chức năng quản lý được phó cho chúng ta từ Đức Chúa Trời.
3. Đức Chúa Trời đã ban cho Phao-lô trách nhiệm về "ân điển của Đức Chúa Trời". Hãy chú ý ở câu 3 rằng Đức Chúa Trời "bởi sự tỏ ra… tôi đã hiểu biết", Phao-lô hiểu biết "điều mầu nhiệm". Đức Chúa Trời đã khiến Phao-lô trở thành một viên quản gia không những về công tác hướng dẫn dân Ngoại đến với đức tin trong Đấng Christ, mà còn dạy cho họ biết địa vị kỳ diệu của họ trong thân thể của Đấng Christ nữa!
4. Trong Đấng Christ, người Do thái và dân Ngoại được hiệp lại với nhau. Nếu quí vị nhận biết Chúa Jêsus, Ápraham không có một điều gì liên quan tới quí vị. Nếu quí vị được cứu, quí vị đứng chung hàng bên cạnh Môi-se. Là một tín đồ, Vua David là anh em với quí vị!
5. Quí vị cũng có một sự "ban chức" cho trong đời sống của mình. Đức Chúa Trời đã phú cho quí vị một ân tứ, một khả năng, một sự khao khát hay một cơ hội để hầu việc Ngài. Có phải quí vị đang nắm lấy chức năng quản nhiệm, trách nhiệm nầy có quan trọng không? I Phierơ 4.10 chép: "Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời".
6. Phao-lô đã viết "mấy lời" rồi về sự mầu nhiệm nầy. Đặc biệt chúng ta nhìn thấy sự việc nầy ở 1.9-10 và 2.14-22. Ông nói rằng khi chúng ta đọc các tiểu đoạn nầy, chúng ta sẽ rõ "sự hiểu biết của tôi về lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ". "Hiểu biết" ra từ chữ sunesis, có nghĩa là: "kết hợp lại". Nó đề cập tới sự thông sáng và hiểu biết. Khao khát lớn lao của Phao-lô, ấy là chúng ta có được sự thông sáng và hiểu rõ sự "mầu nhiệm" của Hội thánh. John MacArthur nói: "Sự thông sáng thuộc linh phải luôn đi trước phần áp dụng vào thực tế, vì điều chi chưa hiểu thấu đáo không thể áp dụng vào thực tế được".
7. Như chúng ta đã có nhắc rồi, ông tiếp tục nói cho chúng ta biết trong câu 5 rằng sự "mầu nhiệm" nầy đã được giấu kín "trải các đời các kiếp" mà "nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài".
8. II Phierơ 1. 20-21 chép: "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời". Khi tới đúng kỳ, Đức Chúa Trời được tỏ ra, được lý giải và làm cho "bí quyết thiêng liêng" ra rõ ràng, ấy là Ngài đang gây dựng cho chính mình Ngài một dân thuộc về giao ước mới.
II. Sự mầu nhiệm rất quan trọng cho dân Ngoại (các câu 6-8).
Như tôi đã trình bày, quả là khó nắm bắt được quan niệm quá thẳng thừng về sự "mầu nhiệm" là như thế nào cho dân sự trong thời của Phao-lô. Nhưng đây lại là sự thực. Khi quí vị đến với Đấng Christ, quí vị có một sự kết hiệp gấp bằng hai với Đức Chúa Trời và dân sự của Đức Chúa Trời. Điều nầy đã được tỏ ra trong 1 Giăng 1.3: "chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ".
A. Dân Ngoại là "kẻ đồng kế tự" với người Do thái (câu 6a).
1. Hãy xem lại 2.12. Chúng ta đã từng "bị ngoại quyền công dân trong Y-sơ-ra-ên, chẳng dự vào giao ước của lời hứa". Giờ đây là "kẻ đồng kế tự" chúng ta đã được ban cho tình trạng xứng hiệp theo luật pháp trong Nước của Đức Chúa Trời.
2. Galati 3. 29 chép: "Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa". Chúng ta sẽ nhận lãnh cơ nghiệp mà Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham và dòng dõi của ông.
3. Chúng ta không phải là người dưng, khách lạ, kẻ ở trọ hay "bầy chó dân Ngoại" nữa. Chúng ta là con trai con gái và là kẻ kế tự tương đương với con cái của giao ước!
B. Dân Ngoại thuộc cùng "một thể" y như người Do thái (câu 6b).
1. Mặc dù chúng ta là "kẻ đồng kế tự" có người sẽ nghĩ dân Ngoại và người Do thái có tư thế khác nhau giống như "huấn luyện viên" hay "chỗ ưu tiên" trên một chiếc máy bay. Không phải như thế đâu! Chúng ta đều là những chi thể tương đương "trong cùng một thân".
2. Trong con mắt của Đức Chúa Trời chúng ta không thể phân biệt. Không có một Cơ đốc nhân Do thái hay Cơ đốc nhân dân Ngoại nào hết. Không có một Cơ đốc nhân da trắng hay Cơ đốc nhân da đen đâu. Không có Cơ đốc nhân nam và Cơ đốc nhân nữ. Hết thảy chúng ta chỉ là Cơ đốc nhân, là người nhà "trong cùng một thân".
C. Dân Ngoại là những kẻ "có phần chung về lời hứa" cùng với người Do thái (câu 6c).
1. Không kể chúng ta là ai trước khi chúng ta được cứu, giờ đây chúng ta chia sẻ mọi sự đã lập trong Đấng Christ "nhờ Tin Lành". Chúng ta có mọi sự đã lập trong Chúa Jêsus và được ban cho mọi sự mà Chúa Jêsus đang có.
2. Chúng ta từng ở ngoài và chúng ta không dám đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã được lại sanh, chúng ta có thể đòi hỏi từng lời hứa!
3. Chẳng có sự phân biệt nào ở trong "thân". Hết thảy chúng ta đều bình đẳng và "có phần chung về lời hứa đã nhờ Tin Lành mà lập trong Đức Chúa Jêsus Christ". Hãy gạch dưới một lần nữa cụm từ có chứa giới từ "trong Đức Chúa Jêsus Christ". Vì chúng ta đang ở "trong Đấng Christ" chúng ta có phần chung tất cả những ơn phước trong "lời hứa của Ngài".
D. Dân Ngoại nhận lãnh "quyền phép" từ Đức Chúa Trời (câu 7)
1. Phao-lô cung ứng cho chúng ta một hình ảnh nói tới "quyền phép" của Đức Chúa Trời từ đời sống của chính ông. Chính "sự ban cho của ân điển Đức Chúa Trời" mà Phao-lô đã được cứu, ông đã nhận lãnh chức vụ quản gia của mình là một sứ đồ.
2. Một trong những vị Mục sư tiền nhiệm của tôi có bản sao của câu nầy đã được thêu bằng chỉ màu, làm câu gốc treo trên tường. Chính ân điển của Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông. Chữ "công hiệu" ra từ chữ năng lực từ đó chúng ta mới có chữ "energy". Chữ "quyền phép" ra từ chữ dunamis, từ đây chúng ta mới có chữ "dynamite". Phao-lô chỉ có thể chu toàn được chức vụ của mình cho dân Ngoại bởi “quyền phép” của Đức Chúa Trời đang "công hiệu" ở trong ông.
3. Cũng chính "quyền phép" ấy đang ở trong quí vị. Hãy xem câu 20. Chính quyền phép của Đức Thánh Linh đang "cảm động chúng ta". Nói cách khác, Đức Chúa Trời sẽ không kêu gọi chúng ta làm theo những gì mà Ngài chưa trang bị cho chúng ta để làm. Ngài không yêu cầu chúng ta làm theo những điều mà chúng ta không có khả năng làm bao giờ. Với sự kêu gọi của Ngài, Ngài luôn luôn ban cho chúng ta "quyền phép".
E. Dân Ngoại nhận lãnh sự "giàu có không dò được của Đấng Christ" (câu 8).
1. Phao-lô nói rằng ông là "kẻ hèn hơn hết mọi thánh đồ". Ở đây ông lấy từ ngữ Hy lạp nói tới "hèn hơn hết" hay "nhỏ nhất, thấp hèn hơn hết". Có người nghĩ ông đang chơi chữ khi lấy tên của ông theo tiếng La tinh Paulus có nghĩa là "ít ỏi" hay "nhỏ nhoi", cho nên mới có ý: "Tôi ít ỏi như tên của mình, vóc dáng thì nhỏ nhoi, về đạo đức và thuộc linh thì là kẻ nhỏ nhất trong tất cả các Cơ đốc nhân. Tôi là Phao-lô nhỏ đây" (Hughes, p.107).
2. Ông nói rất chân tình. Ông đã nói trong I Timôthê 1.15: "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu". Ông đã nói trong I Côrinhtô 15.9: "Vì tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời".
3. Ông không thể nhận quá ân điển của Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông phải giảng đạo. Tôi thích câu nói của W.E. Sangster: "Được kêu gọi để giảng đạo… được Đức Chúa Trời uỷ thác lo giảng đạo! Một sứ giả của Nhà Vua vĩ đại! Một chứng nhân của Tin Lành đời đời! Có công việc nào cao cả và thánh khiết hơn chăng? Đối với phần việc nầy, Đức Chúa Trời đã sai phái chính Con độc sanh của Ngài" (Hughes, p. 107).
4. Sứ mệnh của Phao-lô là phải "rao truyền cho dân ngoại sự giàu có không dò được của Đấng Christ". Tôi thích "sự giàu có không dò được" đó. Nó có nghĩa là "sự giàu có không sao lần theo được". Thật khó xác định từ ngữ ấy bằng một từ nào đó, nhưng các nhà dịch thuật đã sử dụng nhiều từ như không dò được, không lý giải được, không khá phá được, không làm cho cạn được, không xác định được, không đếm được, và vô hạn.
5. Mục tiêu: ấy là Đấng Christ luôn luôn làm cho cuộc sống luôn phong phú. Có người không muốn được cứu vì họ cảm thấy nó sẽ đòi phải từ bỏ một điều gì đó. Sự thực cho thấy Đức Chúa Trời không làm cho đời sống của chúng ta phải giảm sút đi, mà Ngài còn thêm "những sự giàu có không dò được!"
6. Chúng ta là những người đang có "sự giàu có không dò được" đừng nên sống ích kỷ, mà phải bằng lòng chia sẻ từ nguồn tiếp trợ không hề cạn kiệt kia.
III. Sự mầu nhiệm rất quan trọng đối với hàng thiên sứ (các câu 9-10).
A. Sự mầu nhiệm là rất kín nhiệm đối với các thiên sứ.
1. "Những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời" được nhắc tới trong câu 10 có ý nói tới hàng thiên sứ, cả thiện và ác.
2. Tất cả các thiên sứ đều là loại thọ tạo, được dựng nên. Họ bị giới hạn trong sự hiểu biết của họ và không hiểu được mọi sự mà Đức Chúa Trời đang làm. Khi họ quan sát thấy thể nào Ngài đã vén lên bức màn kín nhiệm trong đời sống chúng ta, họ lấy làm tò mò.
B. Hội thánh tỏ ra sự mầu nhiệm cho hàng thiên binh thiên sứ thấy.
1. Đức Chúa Trời đã chọn tỏ ra "sự khôn sáng mọi đường [của Ngài]… cậy Hội thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời". Nói cách khác, không những Hội thánh dạy cho thế gian biết, mà còn dạy cho hàng thiên sứ biết nữa!
2. Chúng ta hãy đọc I Phierơ 1.10-12. Cụm từ "các thiên sứ cũng ước ao xem thấu những sự đó", sát nghĩa nên dịch là: "các thiên sứ cúi xuống nhìn xem”.
3. Luca 15.10 chép: "Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng rỡ cho một kẻ có tội ăn năn". I Côrinhtô 11.10 cho rằng họ đang nhìn xem rất cẩn thận sự nhóm lại của các thánh đồ trong một mối tương giao thuộc địa phương. Trong I Côrinhtô 4.9 Phao-lô nói: "Chúng tôi bị phơi ra…làm trò cho thế gian, thiên sứ, loài người cùng xem vậy".
4. John Stott nói: "Chính qua sự sáng tạo xưa, là vũ trụ mà Đức Chúa Trời bày tỏ ra sự vinh hiển của Ngài cho loài người xem; chính qua sự sáng tạo mới, là Hội thánh, Ngài đang tỏ ra sự khôn ngoan của Ngài cho hàng thiên sứ xem thấy".
5. Một lần nữa hãy xem câu 10. Cụm từ "sự khôn sáng mọi đường". Cụm từ nầy có nghĩa là "sự khôn sáng nhiều màu sắc". Chính cụm từ nầy đã được dùng trong bản Kinh thánh 70 để mô tả chiếc áo choàng nhiều màu sắc của Giô-sép. "Sự khôn sáng" của Đức Chúa Trời kêu gọi Hội thánh phải đa dạng "nhiều màu sắc". Điều nầy phác họa vẽ đẹp và tính đa dạng của thân thể Đấng Christ.
IV. Sự mầu nhiệm rất quan trọng cho hàng tín đồ hôm nay (các câu 11-13).
A. Thứ nhứt, sự mầu nhiệm dạy cho chúng ta biết chúng ta không phải là "kế hoạch B" (câu 11).
1. Có người quan niệm sai khi cho rằng Israel là "kế hoạch A" và Hội thánh là "kế hoạch B". Không một điều chi vượt quá sự thật. Đức Chúa Trời đã hiệp dân Ngoại và người Do thái lại với nhau "theo ý định đời đời của Ngài".
2. Hội thánh không phải là cách giải quyết muộn màng của Đức Chúa Trời. Đây là một phần trong "ý định đời đời" của Đức Chúa Trời, một việc đã nằm trong trí của Ngài từ lúc sáng thế.
3. Hãy đoán xem? Quí vị không phải là một suy nghĩ đến muộn đâu! Quí vị không phải là "kế hoạch B" đâu! Quí vị không phải là một sự tình cờ trong vũ trụ đâu! Đức Chúa Trời cũng dựng nên quí vị vì "ý định đời đời" của Ngài nữa dấy!
B. Thứ hai, sự mầu nhiệm cung ứng cho chúng ta Lòng Dạn Dĩ rất lớn (câu 12). Vì những điều Đức Chúa Trời đang làm qua dân sự của Ngài, chúng ta có thể "đến gần với lòng dạn dĩ", nghĩa là chúng ta có thể đến thẳng tại ngôi của Ngài – chúng ta có lòng tin cậy đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể có "lòng dạn dĩ" – lòng tin cậy sống cho Đức Chúa Trời ở giữa những khó khăn mà chúng ta đang đối diện với trong đời nầy. Chúng ta có thể nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang hiệp mọi sự lại làm ích cho chúng ta và cho sự vinh hiển của Ngài.
C. Thứ ba, sự mầu nhiệm giữ cho chúng ta tránh không bị ngã lòng (câu 13). Phao-lô muốn bạn hữu của ông ở thành Êphêsô không "ngã lòng" vì "những hoạn nạn" khi ông đang là "kẻ tù". Ông đã nói trong Rôma 8.18: "Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta". Bất luận điều chi xảy ra cho chúng ta trong đời nầy, địa vị của chúng ta trong thân bảo đảm sự vinh hiển trong tương lai! Vì lẽ đó sự mầu nhiệm kêu gọi chúng ta phải phát huy hết chức vụ của mình.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét