NHỮNG ĐIỀU LỄ PHỤC SINH CUNG ỨNG CHO CHÚNG TA
Kinh Thánh: Roma 1.1–4, 4.24–25, và 8.11, đặc biệt 1.3–4: “bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép”.
Roma 1.1-4
“Phao-lô, tôi tớ Đức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời, là Tin Lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh, về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”.
Roma 4.24-25
“nhưng cũng vì chúng ta nữa, đức tin sự được kể là công bình cho chúng ta, là kẻ tin Đấng đã làm cho Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết, Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”.
Roma 8.11
“Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống”.
Phần giới thiệu: Ngay sau Đệ II Thế Chiến, một vị lãnh đạo hệ phái Giám Lý ở Luân đôn có tên là William Sangster đã bị nhiễm một chứng bịnh dần dần làm cho ông bị tê liệt. Thậm chí những dây phát âm của ông cũng bị liệt luôn. Vào ngày Chúa nhật Lễ Phục sinh — lễ Phục sinh sau cùng của ông trên đất — con gái ông đến thăm viếng. Sử dụng những ngón tay đã bị tê cứng, ông ghi vội một sứ điệp: “Thật là khủng khiếp làm sao khi tỉnh dậy vào ngày Lễ Phục sinh mà không hô to lên được: ‘Ngài đã sống lại rồi!’” Kế đó, dừng lại nghỉ một chút, ông nói thêm: “Còn tệ hại hơn nữa khi có giọng nói được mà không muốn hô to lên”. Hết thảy chúng ta đều cảm nhận giống như đang hô to lên hôm nay vì đây là Lễ Phục Sinh, và Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết. Nhưng điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta ở đây, ngay bây giờ, trong thế kỷ thứ 21 nầy? Câu trả lời nằm trong sách Rôma, câu nói quả quyết của Phaolô chỉ về lẽ thật Cơ đốc. Ba lần trong sách Rôma sứ đồ Phaolô kể ra các hàm ý quan trọng của Lễ Phục Sinh.
1. Lễ Phục sinh cung ứng cho chúng ta sự khẳng định về lai lịch của Đấng Christ (Roma 1.1–2). Phaolô bắt đầu thư tín của mình viết cho người thành Rôma bằng một sự nhắc nhớ Lễ Phục sinh: “Phao-lô, …để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời, là Tin Lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh, về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”. Làm sao chúng ta biết Đức Chúa Giêxu Christ thực sự là một con người — một con người? Ngài ra từ dòng dõi của Vua David. Làm sao chúng ta biết Ngài thực sự là thần linh — Đức Chúa Trời? Sự sống lại xác minh điều đó.
Nhiều người có sự hiểu sai những vị sáng lập ra các tôn giáo khác trên thế giới đều xưng mình là thần linh, nhưng thực không phải vậy đâu. Ápraham và Môise, những vị sáng lập ra Do thái giáo, đã không xưng nhận mình là Đức Chúa Trời. Mohammed, nhà sáng lập Hồi giáo, đã không xưng mình là Allah. Đức Phật không xưng mình là Đức Chúa Trời, và Zoroaster cũng vậy. Giữa vòng các vị lãnh đạo nhiều thứ tôn giáo mà ai cũng biết trên thế giới, chỉ có Chúa Giêxu tự xưng nhận Ngài chính là Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài đã đưa xác minh nào? Nếu một vị cảnh sát gõ cửa nhà quí vị lúc nửa đêm, tôi phải buộc ông ấy trình giấy tờ hành sự trước khi cho ông ta vào nhà. Sở dĩ phải làm như vậy là vì có nhiều người tự nhận mình là thế nầy thế kia, song họ không thực sự là thế đó. Đấng Christ đã tự nhận mình là Đức Chúa Trời, nhưng đâu là uỷ nhiệm thư của Ngài? Ngài phán: “Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!” (Giăng 2.19). Ngài phán: “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mathiơ 12.40). Ngài dạy rằng Con Người phải chịu khổ nhiều điều, bị chối bỏ và bị giết, và sau ba ngày phải sống lại (Mác 8.31). Lễ Phục Sinh đã làm ứng nghiệm những lời hứa đó và đã khẳng định những lời Ngài tự xưng nhận về thần tính của Ngài.
2. Lễ Phục sinh cung ứng cho chúng ta sự huỷ bỏ án phạt dành cho tội lỗi (Rôma 4.24–25). “nhưng cũng vì chúng ta nữa, đức tin sự được kể là công bình cho chúng ta, là kẻ tin Đấng đã làm cho Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết, Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”. Theo phần chú giải Kinh Thánh cho biết: “Sự chết của Đấng Christ là Chiên Con của lễ của Đức Chúa Trời (Giăng 1.29) đã bị nộp làm của lễ trả giá chuộc tội cho mọi người (Roma 3.24) hầu cho Đức Chúa Trời sẽ rời rộng tha thứ cho những ai chịu đáp ứng bởi đức tin đối với điều khoản đó. Sự sống lại của Đấng Christ là phần minh chứng (hay chứng tỏ và xác minh) sự Đức Chúa Trời chấp nhận của lễ của Chúa Giêxu (Roma 1.4). Vì Ngài sống, Đức Chúa Trời có thể công nhận sự công bình mà Ngài cung ứng cho vào tài khoản của từng người nào chịu đáp ứng bằng đức tin đối với sự cung hiến đó”.
3. Lễ Phục sinh cung cứng cho chúng ta phần tán dương sự sống đời đời (Roma 8.11). “Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống” (Cũng xem Roma 6.1–9). Những ai nhận biết và tin theo Đấng Christ đều có hy vọng chắc chắn về một sự sống lại của chính bản thân mình, về sự sống đời đời. Robert Ingersoll, nhà chỉ trích phê bình, đã từ chối không chịu tin vào sự sống lại, nhưng trước quan tài của anh mình, ông ta đã tự biện bạch về phần ở bên kia mồ mả. Ông ta nói: “Chúng ta kêu la lớn tiếng, và câu trả lời duy nhất là tiếng kêu thống khổ của chúng ta vang dội lại”. Còn Chúa Giêxu, Ngài phán: “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?” (Giăng 11.25–26).
Phần kết luận: Lễ Phục Sinh cung ứng cho chúng ta mọi sự mà tâm trí chúng ta đang có cần — sự khẳng định về lai lịch của Đấng Christ, sự huỷ bỏ án phạt của tội lỗi, và sự tán dương sự sống đời đời. Mọi sự ấy thuộc về quí vị để nắm lấy, cho người chịu tin, cho người chịu tiếp nhận. Quí vị có chịu đến với Đấng Christ hôm nay trong sự ngợi khen, trong tình yêu thương và trong sự tôn kính chăng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét