Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Các bức tường bị phá đổ (Eph 2.11-18)



Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Các bức tường bị phá đổ
Êphêsô 2.11-18
1. Tim Kimmel, trong quyển “Ngôi nhà nhỏ bên đường” viết về sự quân Nhật chiếm đóng Hàn quốc một thời gian ngắn trong chiến tranh.
Những kẻ hà hiếp vốn chẳng có lòng thương xót. Họ đã áp đảo người Hàn quốc với hành động tàn ác hầu làm suy yếu những cái bao tử mạnh nhất. Đặc biệt Cơ đốc nhân bị bắt bớ. Nhiều nhà thờ bị đóng cửa và các giáo sĩ ngoại quốc bị trục xuất. Một vị Mục sư khăng khăng nài xin cảnh sát Nhật cho phép đến dự các buổi thờ phượng. Sau cùng, viên cảnh sát trưởng đã cho phép mở cửa nhà thờ của ông ... cho một lần nhóm lại. Nhiều gia đình người Hàn quốc khắp cả khu vực ấy đã đến dự buổi thờ phượng. Nhiều giọng nói ngợi khen của họ không thể giấu được ở bên trong nơi thánh làm bằng gỗ nầy. Nhiều nông dân gần đó đã nghe họ hát: "Chúa ôi, cho tôi gần Ngài". Khi họ cất tiếng hát, cảnh sát Nhật đã kéo các chướng ngại vật rào mấy cánh cửa lại, họ dùng dầu hôi tưới quanh nhà thờ rồi châm lửa đốt nó. Người nào tìm cách thoát ra qua ngã cửa sổ đều bị bắn chết. Vị Mục sư biết rõ đã đến mức cuối rồi. Ông bèn dẫn hội chúng của mình vào một bài thánh ca xưa. Với khói ung đôi mắt của họ, ngay khi ấy họ đã hiệp nhau như một người hát lên niềm hy vọng và rời bỏ di sản của họ. Than ôi! Cứu Chúa tôi đổ huyết sao? Đấng Tối Cao của tôi đã chết sao?Lẽ nào Ngài hiến thân thánh của Ngài cho một con sâu giống như tôi sao? Ngay lúc trước khi mái nhà sập xuống, họ đã hát xong câu cuối cùng, lời lẽ của họ, một bằng chứng đời đời cho đức tin của họ. Nhưng những nỗi khổ đau nầy không thể trả nổi món nợ yêu thương mà tôi đã mắc. Lạy Chúa, con dâng lòng con, mọi sự con có thể dâng cho Ngài! Tại nơi thập tự giá, tại nơi thập tự giá, nơi ấy lần đầu tiên con nhìn thấy sự sáng, và gánh nặng trong lòng con rớt mất đi – chính ở đó bởi đức tin con nhận lãnh sự sáng láng của mình, và giờ đây trọn đời con được phước. Kimmel viết: "Những giai điệu nhạc cùng tiếng khóc la của con trẻ như lạc mất trong tiếng gào của ngọn lửa. Nhưng các nguyên tố từng hình thành xương và thịt bị trộn lộn với khói lan dần vào bầu không khí. Các thân thể từng chứa sự sống bị nấu chảy với than gạch của toà nhà từng chứa một Hội thánh. Nhưng các linh hồn họ đã để lại tiếng hát xong phần điệp khúc tại phòng có ngôi của Đức Chúa Trời".
Trong nhiều thập niên, Cơ đốc nhân ở Hàn quốc không thể quét sạch ký ức của sự bắt bớ tàn ác như thế. Họ ghê tởm tất cả người Nhật. Một tấm bia kỷ niệm đã được dựng lên ngay tại nơi hoả hoạn. Bia ấy đứng đó như một sự nhắc nhớ nỗi đau khổ của họ. Đến năm 1972, một nhóm Mục sư người Nhật du hành sang Hàn quốc đến tại nơi đáng nhớ ấy. Khi họ đọc các chi tiết của thảm hoạ, họ bị phủ lút với nỗi xấu hổ. Họ trở lại Nhật bản và một sự tuôn tràn tình yêu thương từ những đồng bào tín hữu của họ, họ đã gây được một nguồn quỹ 10 triệu yen (25.000USD). Với số tiền nầy, họ đã xây một ngôi nhà thờ màu trắng tuyệt đẹp ngay trên bối cảnh của thảm hoạ. Tại buổi thờ phượng cung hiến đền thờ, sự rời rộng của người Nhật được công nhận, nhưng các ký ức vẫn còn đó. Những người Nhật nầy là dòng dõi của kẻ thù không có lòng thương xót kia. Những bài diễn văn đã được đọc lên, các chi tiết của thảm hoạ đã được gợi lại, và tên tuổi của người chết được tôn vinh. Đến cuối buổi thờ phượng, họ bắt đầu hát: "Chúa ôi, cho tôi gần Ngài". Khi các giọng hát pha trộn lẫn với nhau, những ký ức của quá khứ trộn lẫn với với lẽ thật của bài hát, và sự đối kháng bắt đầu nổ ra. Người hướng dẫn khi ấy bắt nhịp bài "Thập Tự Xưa". Các tín hữu người Nhật bắt đầu bật khóc. Sự cay đắng của những tín hữu Hàn quốc bị tình yêu thương của thập tự giá thắng hơn. Kimmel kết luận: "Họ bám vào nhau mà khóc. Những giọt nước mắt của người Nhật cùng những giọt lệ của người Hàn quốc trộn lẫn vào nhau thấm ướt bối cảnh kinh hoàng xưa. Thiên đàng đã gửi đến tặng phẩm phục hoà cho một Hội thánh nhỏ kia ở Hàn quốc" (pp.56-61).
2. Có hai từ chìa khoá trong tiểu đoạn Kinh Thánh mà quí vị nên gạch dưới. Ở câu 14, hãy gạch dưới "ngăn cách". Ở câu 16, hãy gạch dưới "hoà thuận". Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta sẽ xem xét ý tưởng của “ngăn cách” và “hoà thuận”.
3. Con người luôn luôn tạo ra sự ngăn cách. Đức Chúa Trời luôn luôn làm ra sự hoà thuận. Hãy xem xét sự ngăn cách và sự ghét bỏ của thế gian. Chúng ta đã ngăn cách về chủng tộc, về chính trị, về xã hội và về kinh tế. Chúng ta bị ghét bỏ nơi nhà cầm quyền, trong gia đình, và đôi khi trong các Hội thánh của chúng ta nữa. Con người rất giỏi trong việc dựng lên các bức tường ngăn cách. Ở mặt kia, Đức Chúa Trời ưa thích phá đổ các bức tường ngăn cách. Ngài ưa thích làm sự phục hoà. Ngài ưa thích việc vá lại những cuộc hôn nhân, những gia đình và những đời sống bị tan vỡ. Ngài thích hiệp các Cơ đốc nhân lại với nhau đặng làm công việc Ngài. Trên hết mọi sự, Chúa thích làm cho con người được hoà thuận lại với Ngài. Câu 14 nói rằng Chúa Jêsus đã "phá đổ bức tường ngăn cách".
4. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta sẽ học biết rằng chúng ta tự nhiên bị ngăn cách, nhưng được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và với nhau bởi Đức Chúa Jêsus Christ.
I. Tự nhiên chúng ta bị ngăn cách (các câu 11-12).
A. Chúng ta cần phải "nhớ" tới sự phân cách của đời sống chúng ta trước đây (câu 11).
1. Câu 11 kêu gọi chúng ta hãy "nhớ". Chúng ta đừng bao giờ quên bị hư mất là như thế nào!! Mặc dù tôi lớn lên trong một gia đình Cơ đốc tin kính, mặc dù tôi bắt đầu đi nhà thờ khi tôi còn là ấu nhi, mặc dù tôi đến với Đấng Christ khi tôi được 14 tuổi, tôi còn nhớ nỗi sợ bị hư mất kia kìa.
2. Khi tôi không "nhớ" bị hư mất là như thế nào, chúng ta quên mất các ơn phước của sự được cứu! Dù quí vị đến với Đấng Christ ở tuổi 7, 17, 27, hay 77, đừng bao giờ quên bị hư mất có ý nghĩa như thế nào!?!
3. Vấn đề bị hư mất đối với các tín hữu thành Êphêsô đã bị cột chặt vào lai lịch của họ là "người Ngoại". Hôm nay chúng ta có thể nắm bắt được ý nghĩa của bức tường ngăn cách dân Ngoại và người Do thái vào thế kỷ thứ I.
4. Người Do thái vốn thù ghét dân Ngoại. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên họ để "nhen lên ngọn lửa địa ngục". Một câu châm ngôn rất phổ thông là: "Hãy chà nát con rắn độc nhất trong loài rắn… hãy giết chết dân Ngoại xấu nhất trong số dân Ngoại". Đối với người Do thái, cái điều không đúng luật là giúp đỡ cho một phụ nữ dân Ngoại sinh con vì điều đó sẽ đưa một thứ tà giáo khác vào trong thế gian. Người Do thái xem dân Ngoại chẳng hơn gì loài chó. Mặt khác, người Ngoại đã xem người Do thái là kẻ thù không đội trời chung trong dòng giống nhân loại.
5. Chúng ta giống như người thành Êphêsô "theo xác thịt là người Ngoại". Chúng ta "bị những kẻ xưng mình là người chịu cắt bì trong xác thịt bởi tay người ta, gọi anh em là người không chịu cắt bì". Đây là một loại rủa sả của người Do thái. Phép cắt bì là một dấu và ấn tín của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Israel. Một người nam phải chịu phép cắt bì khi được 8 ngày tuổi. Người Ngoại vốn chẳng chịu phép cắt bì. Khi họ bị gọi là "người không chịu cắt bì" [sát nghĩa, "bao quy đầu"] đây là một cách nói khác cho rằng họ ở đẳng cấp thấp trong xã hội. Người Do thái, theo cách suy nghĩ của họ, họ được Đức Chúa Trời tiếp nhận và vì lẽ đó cao siêu hơn hết thảy dân Ngoại.
6. Sự thật cho thấy bản chất và phép cắt bì của họ đã ngăn cách dân Ngoại đối với Đức Chúa Trời. Họ bị bỏ "ở ngoài" không thừa hưởng được các ơn phước giống như người Do thái.
B. Người Ngoại bị ngăn cách trong 5 phương thức (câu 12). Không những "người Ngoại" trong thời của Phaolô bị ngăn cách trong các phương thức nầy, chúng ta cũng một thể ấy trước khi chúng ta đến với Đấng Christ. Chúng ta được kêu gọi phải "nhớ" cuộc sống bị bỏ "ở ngoài" nầy.
1. Chúng ta không có Đấng Christ. Phaolô nói: "trong thuở đó, anh em không có Đấng Christ". Điều nầy có nghĩa là lúc bấy giờ, dân Ngoại không có một hy vọng gì về một Cứu Chúa. Giờ đây họ đã có phần với tuyển dân của Đức Chúa Trời. Người thành Êphêsô đã thờ lạy nữ tà thần Diana. Đã có một đền thờ lớn cung hiến cho nữ thần nầy tại thành Êphêsô. Họ đã thờ lạy các tà thần và chẳng biết gì về Chúa Jêsus. Mỗi người chưa được cứu, dù là Do thái hay dân Ngoại, đều bị hư mất "không có Đấng Christ".
2. Chúng ta bị ngoại quyền công dân. Chúng ta bị "ngoại quyền công dân trong Israel". Israel là một dân ở dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời, một chế độ thần quyền. Đức Chúa Trời đã ban cho họ những ơn phước đặc biệt và tình yêu thương của Ngài. Họ có luật pháp của Đức Chúa Trời, chức năng thầy tế lễ, các thứ con sinh, sự dẫn dắt và sự bảo hộ. Thi thiên 147.20 chép: "Ngài chẳng hề làm như vậy cho dân nào khác; Chúng nó không có biết mạng lịnh của Ngài. Ha-lê-lu-gia!" Mặc dù dân Ngoại có thể là người cải đạo mà trở thành người Do thái, họ không ra đời với quyền công dân nầy.
3. Chúng ta chẳng dự vào giao ước. Chúng ta "chẳng dự vào giao ước của lời hứa". Đức Chúa Trời không hề lập một lời hứa đặc biệt nào với các dân Ngoại. Đức Chúa Trời đã lập một giao ước đặc biệt với Ápraham, tổ phụ của dân Do thái trong Sáng thế ký 12.1-3. Dân Ngoại chẳng có một sự bảo đảm nào từ nơi Chúa cả. Vì thế người Do thái tin kính mới dám nói khi cầu nguyện: "Cảm tạ Đức Chúa Trời vì con sinh ra không phải là người Ngoại".
4. Chúng ta không có sự trông cậy.
a. Phaolô nói chúng ta ở trước mặt Đấng Christ, chúng ta không có "sự trông cậy". Trong thành phố tà giáo Êphêsô đã có nhiều hình tượng và đền thờ ở khắp mọi nơi, rất nhiều tà thần. Tất cả họ đều có một điểm chung. Họ là giả dối. Họ chẳng ban cho những kẻ thờ lạy họ một sự trông cậy nào hết. Có nhiều tôn giáo trong thế gian, nhưng chẳng một tôn giáo nào trong số đó cung hiến cho sự trông cậy.
b. Thế kỷ thứ I là "thời đại của tự tử". Thi sĩ Catullus người La mã đã viết: "Mặt trời có thể lặn đi và mọc lại, nhưng tia sáng của chúng ta chớp tắt có một đêm dài ngủ vùi không dứt". Chẳng có gì thay đổi trong 2000 năm. Con người bị hư mất vẫn sống trong bóng tối tăm vô vọng và thất vọng.
c. Kent Hughes viết: "Người nào lìa khỏi Đấng Christ đang cuộn mình quanh nhiều thứ và từ chối không chịu suy nghĩ tới thực tại. Kẻ khôn sẽ thoát ra khỏi đó, còn không, họ đang dự vào trò chơi Nintendo đời đời".
Một người đang đứng trên cây cầu, chuẩn bị nhảy xuống tự vẫn. Một người qua đường trờ đến và ra sức trao đổi với kẻ kia. Ông ta hỏi người nầy tại sao muốn nhảy cầu tự vẫn. Với thái độ chán nãn cùng cực, người kia đáp rằng mọi sự là vô vọng, và vẫn còn sống với nhiều việc sai quấy trong thế gian nầy. Khách qua đường kia mới luận lẽ với người nầy, ông ta nói rằng có nhiều thứ không ảm đạm như họ thấy đâu. Trong 20 hay 30 phút họ trao đổi với nhau, cho tới khi người thứ hai sau cùng bị thuyết phục – đúng thời điểm ấy CẢ HAI cùng ngảy xuống sông!
5. Chúng ta không có Đức Chúa Trời. Chúng ta đã sống "ở thế gian không có Đức Chúa Trời". Người thành Êphêsô đã có rất nhiều thần, nhưng không có Đức Chúa Trời chơn thật. Chúng ta đã ở trên cùng một chiếc xuồng. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, Ngài kêu gọi chúng ta, nhưng có một lúc nào đó chúng ta lại chọn sống không có Đức Chúa Trời trên thế gian. Ngài đã tìm gặp chúng ta, há quí vị chẳng vui sướng sao?
II. Bởi Đấng Christ chúng ta được hoà thuận (các câu 13-18).
A. Được hoà thuận có nghĩa là “được đem đến gần" (câu 13).
1. Trong các câu 1-3, Kinh Thánh cho chúng ta biết chúng ta đã "chết trong quá phạm và tội lỗi mình", chúng ta đã bất tuân với Đức Chúa Trời và hoàn toàn đồi bại. Câu 4 bắt đầu với lẽ thật quan trọng: "Nhưng Đức Chúa Trời…" Trong một phương thức tương tự, các câu 11-12 nói tới sự ngăn cách trước đây đối với Đức Chúa Trời và dân sự của Đức Chúa Trời. Câu 13 bắt đầu với những tin tức quan trọng: "Nhưng hiện nay…"
2. Sự thực cho thấy cả người Do thái và dân Ngoại đều "cách xa". Chúng ta bị ngăn cách đối với Đức Chúa Trời bởi tội lỗi chúng ta. Nhưng hiện nay chúng ta đã "nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi".
3. Phương thức duy nhứt chúng ta được làm hoà hay "được gần" là nhờ vào "huyết của Đấng Christ". Chẳng có một thứ gì nơi chúng ta có thể cứu chúng ta. Chúng ta đã "chết" trong tội lỗi của mình. Tuy nhiên, nhờ sự chết của Đấng Christ, nhờ huyết đổ ra của Ngài, chúng ta đã được "làm cho sống… được đến gần" Đức Chúa Trời trong Ngài. Đấy là ý nghĩa của sự phục hoà.
B. Chúng ta đã được hoà thuận với nhau (các câu 14-15).
1. Chúng ta đã được hoà thuận bởi sự bình an của Đấng Christ.
a. "Huyết của Đấng Christ" khả dĩ làm cho chúng ta đến gần không những với Đức Chúa Trời mà còn với nhau nữa. Thậm chí hai sắc dân tuyệt đối chống báng nhau như Do thái và dân Ngoại có thể tìm được sự hoà thuận lại cùng nhau trong Đấng Christ.
b. Làm sao điều nầy xảy ra được chứ? Câu 14 chép: "Vì, ấy chính Ngài là sự hoà hiệp của chúng ta". Theo Tân ước Hy lạp, đây là một câu nói rất dứt khoát. Câu nói ấy chạm đến chúng ta, nó đi thẳng vào tấm lòng của chúng ta.
c. Thế giới đang kêu gào muốn có hoà bình và sự hoà thuận. Loài người kêu gọi chấm dứt đối với tai hoạ thiên kiến, phân biệt đối xử và sự thù nghịch. Mặc dù con người sẽ ao ước muốn có một điều không tưởng như thế, nó không thể xảy ra được đâu… nếu không có Chúa Jêsus.
d. Chỉ ở trong Đấng Christ chúng ta mới có thể chôn cất bất kỳ một sự hận thù hay phân biệt nào. Chỉ ở trong Đấng Christ mới có kết thúc cho phân biệt chủng tộc, phái tính và xã hội. Chỉ ở trong Đấng Christ mới có "hoà hiệp" thực vì "ấy chính Ngài là sự hoà hiệp của chúng ta".
e. Đây là lẽ đạo chủ yếu trong sách Êphêsô, một lẽ mầu nhiệm mà Đức Chúa Trời đã giấu kính trong mọi thời đại đã qua. Ngài "đã hiệp cả hai lại làm một", người Do thái và dân Ngoại hoà hiệp lại trong Đấng Christ. Đấy là lẽ mầu nhiệm của thân thể, là Hội thánh.
f. Làm thế nào điều nầy khả thi được chứ? Vì Chúa Jêsus đã "phá đổ bức tường ngăn cách".
g. Galati 3.28 chép: "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một".
Trong đền thờ của Hêrốt tại thành Jerusalem có một Hành Lang cho dân Ngoại và Hành Lang cho người Do thái. Hành Lang của dân Ngoại phải là nơi mà dân Ngoại có thể đến, học hỏi về Đức Chúa Trời chơn thật. Tuy nhiên, nó đã trở thành một nơi mà những kẻ đổi bạc, buôn bán trao đổi làm ăn. Khi Chúa Jêsus đánh đuổi họ, Ngài phán trong Mác 11.17: "Há chẳng có lời chép: Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân hay sao? Nhưng các ngươi đã làm thành cái hang trộm cướp". Thay vì là một nơi làm chứng, nó trở thành một khu chia chác. Thay vì để cho người ta bước vào, họ đã đuổi người ta ra. Thực vậy, người Do thái đã dựng lên một bức tường lớn để ngăn cách dân Ngoại. Khi được khai quật vào năm 1871 và 1934, hai tấm bia được tìm thấy. Chúng ghi như sau: "Không một người lạ nào [dân Ngoại] có thể bước vào trong hàng rào xoay quanh nơi thánh và vật cản. Bất kỳ ai vi phạm, người ấy sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của mình". Tấm lòng phân biệt của mọi người không đặt ở trí khôn, xã hội hay chính trị. Nó đặt ở chỗ thuộc linh. Sự hy sinh của Chúa Jêsus phá đổ bất kỳ bức tường nào ngăn cách dân sự Ngài. Chúng ta có sự hoà thuận là nhờ ở nơi Ngài!
2. Chúng ta được hoà thuận bởi sự trừ bỏ luật pháp.
a. Chúa Jêsus "đã đem thân Ngài mà trừ bỏ luật pháp" là "luật của các điều răn", những điều đã được "chép thành điều lệ".
b. Đừng hiểu sai ở đây. Chúa Jêsus không đến để trừ bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời rồi khởi sự luật mới. Mà ngược lại, Ngài phán trong Mathiơ 5.17: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn". Đây là sự khác biệt. Chúa Jêsus không gạt bỏ luật đạo đức của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã trừ bỏ luật nghi thức đã được "chép thành điều lệ".
c. Chúa Jêsus đã xoá đi hàng trăm điều luật nghi thức về các kỳ lễ, con sinh, của dâng cùng những luật lệ tẩy rửa và làm sạch. Ở trước mặt Đấng Christ, một người dân Ngoại không thể thờ phượng trong đền thờ của người Do thái và một người Do thái không thờ lạy trong một đền thờ ngoại giáo. Trong Đấng Christ, hiện nay họ có thể cùng nhau thờ phượng và tất cả các dị biệt về nghi thức đều đã bị "Ngài lấy xác thịt mà trừ bỏ". Chúng đã được ứng nghiệm ở trong Ngài và không còn cần tới nữa.
3. Chúng ta được hoà thuận bởi trở thành một người mới.
a. Vì Chúa Jêsus đã phá đổ "bức tường ngăn cách", vì Ngài đã "trừ bỏ" các luật nghi thức, Ngài có thể "lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài".
b. Hãy quan sát cho thật kỹ từ ngữ "mới". Chữ nầy ra từ chữ kaino, nó có ý nói tới "sự tươi mới" hơn là tuổi tác. Nó không nói tới một vật gì đó mới được làm cho trọn vẹn, giống như chiếc xe hơi mới ra khỏi chỗ tập trung. Nó nói mạnh hơn thế. Từ ngữ có ý nói mới theo chủng loại và theo chất lượng, một kiểu hoàn toàn mới!
c. "Một người mới" mà Chúa Jêsus dựng nên không còn là người Do thái hay người Ngoại nữa. Người ấy là một mẫu người mới không giống như người trước đó nữa. Người ấy là Cơ đốc nhân. Trở thành Cơ đốc nhân là trở thành một phần của "một người mới" nầy. "Người" có ý nói tới cả nhân loại.
d. Chúa Jêsus không Cơ đốc hoá người Do thái hay Do thái hoá người dân Ngoại. Ngài không dựng nên một người lai. Ngài dựng nên một "người mới" hoàn toàn, một kiệt tác (câu 10). Chúng ta, dân sự của Đức Chúa Trời, thân thể của Đấng Christ là một dân mới, khác với bất cứ dân nào khác trên thế gian.
e. Đây là lẽ đạo quan trọng trong sách Êphêsô (đối chiếu 1.9-10, 22-23; 4.4-6). Có thể là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Anh, nhưng chẳng có Cơ đốc nhân gốc Phi hay Cơ đốc nhân gốc Anh đâu. Có Cơ đốc nhân châu Á, châu Âu, châu Phi, Tây ban Nha hay Bồ đào nha. Trong Đấng Christ chúng ta là một!
f. I Phierơ 2.9 nói tới tất cả những ai thuộc về Đấng Christ khi câu ấy chép như sau: "Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài".
g. John Oxenham đã viết: "Trong Đấng Christ không có Đông hay Tây, trong Ngài chẳng có Nam hay Bắc, nhưng có một mối giao thông yêu thương lớn lao khắp cả mặt đất rộng nầy".
C. Chúng ta đã được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời (các câu 16-18).
1. Làm hoà với con người không thể tách rời khỏi sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao thế gian không hề có được nó. Khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, chúng ta đến với nhau. Mẫu số chung của chúng ta là Đấng Christ.
2. Chúa Jêsus đã chịu chết để "khiến cả hai hiệp thành một thể", nghĩa là cả người Do thái và dân Ngoại hiệp về với Đức Chúa Trời. Cả người Do thái và dân Ngoại hiệp thành một dân mới tại chân thập tự giá. Chính "bởi thập tự giá" mà Chúa Jêsus có thể "làm cho sự thù nghịch tiêu diệt", sự ghét bỏ giữa loài người và Đức Chúa Trời, và giữa con người với con người.
3. Chính duy nhứt bởi Chúa Jêsus mà chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời. Hình thức tà giáo của dân Ngoại không đem họ đến với Đức Chúa Trời được. Chủ nghĩa hình thức của người Do thái không thể cứu lấy họ được. Chúa Jêsus là "đường đi" cho TẤT CẢ mọi người.
4. Trong Công vụ các sứ đồ 15.9, khi nói tới cả người Do thái và dân Ngoại, Phierơ nói: "Ngài chẳng phân biệt chúng ta với người ngoại đâu, vì đã lấy đức tin khiến cho lòng họ tinh sạch".
5. Câu 17 dạy chúng ta rằng chính vì lý do nầy mà Chúa Jêsus đã giáng sinh, để "rao truyền sự hoà bình cho anh em là kẻ ở xa [dân Ngoại] và sự hoà bình cho kẻ ở gần [người Do thái – gần hơn vì cớ giao ước].
6. Ở câu 18 chúng ta thấy chính "nhờ Ngài" là Chúa bình an mà "chúng ta cả hai", cả người Do thái và dân Ngoại đều được phép đến "gần" trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta đều có "một Thánh Linh". Chính Đức Thánh Linh đang ngự ở bên trong hết thảy những ai có lòng tin, cả người Do thái và người dân Ngoại.
PHẦN KẾT LUẬN. Chúng ta hãy xem xét hai lẽ thật thực tế đến từ tiểu đoạn nầy.
1. Chúng ta phải làm cho bức tường ngăn cách chúng ta đối với các tín hữu khác sụp xuống theo một cấp độ riêng. Có phải quí vị bị ngăn cách đối với tín hữu khác trong gia đình, nơi sở làm, hay thậm chí trong Hội thánh của quí vị. Chúa Jêsus đã đến để làm sự hoà thuận.
2. Chúng ta phải làm cho bức tường ngăn cách chúng ta đối với các tín hữu khác sụp xuống theo một cấp độ rộng rãi hơn. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ gạt bỏ những lẽ đạo hay những sự tin quyết ra khỏi Kinh Thánh. Nói như thế có nghĩa là chúng ta cần phải công nhận rằng Đấng Christ đã kết chúng ta đời đời với Hội thánh gồm hết thảy những ai được cứu bởi ân điển nhờ đức tin. Chúng ta phải quí mến họ và tán thưởng họ như anh chị em ở trong nhà của Đức Chúa Trời.
Có nhớ thảm hoạ của Hội thánh Hàn quốc không? Đừng quên sự phục hoà nhé!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét