Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Mới & Cải tiến (Eph 2.19-22)



Êphêsô - Những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Mới & Cải tiến
Êphêsô 2.19-22
1. Mới và cải tiến. Trong xã hội chúng ta dường như mọi sự trong những ngày nầy đều được chào hàng là "mới và cải tiến". Chúng ta có dầu gội đầu mới và đã cải tiến, những bữa ăn tối bên TV mới và đã cải tiến, những màu tóc mới và đã cải tiến, các loại thuốc mới và đã cải tiến, loại xe hơi đời mới và đã cải tiến… bảng danh sách còn dài nữa. Nhiều xí nghiệp thường tranh đua với nhau để sản xuất các loại sản phẩm có thể được mô tả là mới và đã cải tiến. Tại sao? Vì chúng ta thích những đồ vật mới và chúng ta ưa các thứ đã cải tiến hay tốt hơn.
2. Trong Đấng Christ, chúng ta là người được dựng nên mới và đã được cải tiến. II Côrinhtô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Sách Êphêsô đã được viết ra để dạy cho chúng ta biết chúng ta phải nhớ Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta ra mới và cải tiến là thể nào.
3. Sách Êphêsô phân chia thật tự nhiên thành hai phân đoạn. Phân đoạn thứ nhứt, các chương 1-3 dạy cho chúng ta biết chúng ta là ai, là những tín đồ. Phân đoạn thứ hai, các chương 4-6 dạy cho chúng ta biết phải sống như thế nào trong vai trò người tín đồ. Phần thứ nhứt của phân đoạn thứ nhứt dạy chúng ta là ai, là những cá nhân tín đồ. Chúng ta được "phước…đủ mọi thứ phước thiêng liêng". Chúng ta được "chọn trong Ngài trước khi sáng thế". Chúng ta được nhận "làm con nuôi Ngài". Chúng ta nhận lãnh "sự cứu chuộc" và "sự tha tội". Chúng ta nên "kẻ dự phần kế nghiệp". Chúng ta được "ấn chứng bằng Đức Thánh Linh". Chúng ta được "làm cho sống" khi chúng ta về mặt thuộc linh "đã chết trong lầm lỗi và tội ác mình". Chúng ta đã nhận lãnh Đức Chúa Trời giàu lòng “thương xót”, "lòng yêu thương lớn" và "ân điển" dư dật của Ngài. Chúng ta là "việc Ngài làm ra", là kiệt tác của Ngài trong mọi loài thọ tạo.
4. Tuần qua, khi chúng ta xem xét các câu 11-18, chúng ta đã bước qua phần thứ hai của phân đoạn thứ hai. Chúng ta đã học biết chúng ta là ai, về mặt cá nhân trong Đấng Christ, giờ đây đang học biết chúng ta là ai, về mặt tập thể trong Đấng Christ, chúng ta là thân thể của Đấng Christ. Câu 15 đặc biệt nói rằng Đức Chúa Trời đã lấy cả hai: người Do thái và dân Ngoại đã được chuộc rồi hiệp họ lại với nhau trong "một người mới", một nhân loại mới, một dòng giống mới, một nước mới. Nếu quí vị đã được cứu, quí vị là chi thể của nước ấy. Hãy chú ý ở câu 14 Ngài đã "hiệp cả hai lại làm một". Ở câu 16 chúng ta là "một thể". Trong câu 18, nhờ Đức Thánh Linh chúng ta được phép "đến gần Đức Chúa Cha". "Một thể" nầy chính là Thân thể của Đấng Christ, một đoàn đông dân sự của Đức Chúa Trời trong mọi thời đại.
5. Khi quí vị được cứu, quí vị trở thành chi thể của Thân đó. Chúng ta hãy mau chóng đến với I Côrinhtô 12.11-13. Chúng ta về mặt thuộc linh đã chịu phép báptêm trong Chúa Jêsus. Phép báptêm bằng nước chỉ ra điều nầy. Là tín đồ, chúng ta được gắn chặt với Đấng Christ và hết thảy dân sự của Ngài.
6. Đi nhà thờ, chịu báptêm bởi một Hội thánh, thậm chí là một thuộc viên của Hội thánh là điều rất dễ dàng và không phải là chi thể của Thân Thể Đấng Christ. "Ở trong một nhà thờ không làm cho quí vị trở thành một Cơ đốc nhân, sự nầy chẳng khác gì ở trong nhà hàng McDonald có biến quí vị trở thành món gà McNugget đâu!?!" Chúng ta trở thành chi thể của thân khi chúng ta được cứu bởi ân điển nhờ đức tin.
7. Kinh Thánh có nhiều hình bóng nói tới dân sự của Đức Chúa Trời. Hình ảnh chính, ấy là hình ảnh nói tới thân thể. I Côrinhtô 3.9 chép: "…anh em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, nhà của Đức Chúa Trời xây". Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.5: "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh". Ngài gọi chúng ta là "bầy" của Ngài trong Luca 12.32. Ở các phân đoạn khác, chúng ta được mô tả là "cô dâu" của Ngài. Malachi 3.17 nói về chúng ta là "cơ nghiệp riêng" của Ngài. Hêbơrơ 12.23 nói tới chúng ta là "Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời".
8. Ngợi khen Chúa vì bởi ân điển của Ngài chúng ta trở thành chi thể trong Thân nầy. Chúng ta, những người từng là khách lạ, giờ trở thành công dân, tội nhân trở thành hạng thánh đồ, hạng người kiếm chác giờ trở thành hạng người trong nội bộ, khách lạ giờ trở thành thuộc viên trong gia đình, và giai cấp thấp kém nhất trở thành giai cấp hàng đầu. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, "một người mới" được mô tả nhiều hơn nữa trong ba cách.
I. Chúng ta là công dân của Nước Trời (câu 19a).
A. Chúng ta trước đây là "người Ngoại, kẻ ở trọ" đối với dân sự của Đức Chúa Trời.
1. Phao-lô nói "anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa". Chúng ta đúng là thế đấy, nhưng vì cớ Chúa Jêsus, chúng ta không còn là thế nữa. Đó là những tin tức tốt lành.
2. Giăng Báptít đã công bố trong thời của ông: "Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!" (Mathiơ 3.2). Nước thiên đàng sẽ đến cách mau chóng. Trong Chúa Jêsus, Nước đã xuất hiện trên đất. Trong Luke 17.20-21, người Pharisi đã thắc mắc khi nào Nước sẽ đến!?! Chúa Jêsus đáp rằng "…quả thật, nước Đức Chúa Trời đang ở trong các ngươi".
3. Chúa Jêsus đã phán về chúng ta khi Ngài phán với người Do thái trong Mathiơ 21.43: "Bởi vậy, ta phán cùng các ngươi, nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, và cho một dân khác là dân sẽ có kết quả của nước đó". "Nước" đó đang ở trong chúng ta, "một người mới" được nhắc tới trong câu 14.
4. Nước được mô tả là quyền cai trị và sự tể trị của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta. Khi quí vị trở thành một tín đồ, quí vị đem mọi quyền và bản thân mình đầu phục quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong đời sống của quí vị. Vì cớ ấy, quí vị "không còn" là khách lạ hay người ở trọ nữa, mà là một công dân!
B. Giờ đây, chúng ta đã được đầy đủ quyền công dân trong Nước của Ngài.
1. Hiện nay chúng ta là "người đồng quốc với các thánh đồ". Mỗi người được cứu là một thánh đồ và mỗi thánh đồ là một công dân trong Nước của Đức Chúa Trời. Trong Nước của Ngài chẳng còn có "khách lạ và người ở trọ" giữa vòng dân sự Ngài. Không có hạng công dân thuộc giai cấp thứ nhì. Không có "tôi" lớn và "anh" nhỏ đâu! Chỉ có hạng "thánh đồ" và hết thảy chúng ta là "thánh đồ", những người thánh.
2. Đức Chúa Trời kết hiệp đời đời với "các thánh đồ" Ngài, các "công dân" trong Nước của Ngài. Chúng ta được kết hiệp với nhau cho đến đời đời. Chúng ta có một ngôn ngữ chung, ngôn ngữ của tình yêu thương. Chúng ta có một lịch sử chung, cộng đồng của đức tin. Chúng ta có chung một lòng trung thành, cao cả hơn bất kỳ một lòng trung thành nào trên đời nầy. Chúng ta có một mục tiêu chung, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta có chung một số phận, ấy là thiên đàng.
3. Philíp 3.20 chép: "Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ”.
4. Tuần lễ nầy tôi sẽ gặp gỡ và dạy dỗ các tín đồ ở nước Nga. Mặc dù họ rất khác biệt rất lớn đối với tôi về mặt ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, nói chung chúng tôi đụng chạm với nhiều vấn đề thuộc về đời nầy, chúng tôi là một trong Đấng Christ. Chúng ta là "người đồng quốc" trong Nước của Đức Chúa Trời.
C. Quyền công dân của chúng ta có nhiều sức sống!
1. Quyền công dân cung ứng cho chúng ta sự đồng nhất.
a. Từ ngữ "khách lạ" ra từ một chữ Hy lạp rất đặc biệt có ý nói tới một nhóm người nước ngoài đến định cư trong thành phố. Chúng ta thấy ngày nay có những nhóm dân tộc thiểu số nhỏ tập họp lại với nhau. Các công dân thường nhìn xem những nhóm nầy với sự sợ hãi và nghi ngờ. "Người ngoại" có ý nói tới một số người có địa vị thấp, một người chỉ đến cư ngụ, nhưng chẳng hề có quyền công dân … ngoại kiều và tị nạn.
b. Mặt khác, "công dân" vốn tự hào về các thành thị của họ. Trong Công vụ các sứ đồ 19, chúng ta thấy niềm tự hào công dân của người thànht ng act ào về ácc thành thị củ ahọền công dânồ ở nước Nga��������������������������������������������������������� Êphêsô trong lúc nổi loạn chống lại sự dạy của Phao-lô. Tên tuổi của người ta thường nói tới địa vị công dân của họ… Saulơ ở Tạt-sơ, Chúa Jêsus ở thành Nazarét.
c. Là "công dân" của Nước Trời, chúng ta có sự đồng nhất đời đời tỏ ra trong mối tương giao và nhận định của chúng ta.
2. Quyền công dân cung ứng cho chúng ta những đặc ân. Quyền công dân La mã có giá trị rất cao trong thế kỷ đầu tiên. Theo Merrill Unger, quyền công dân La mã "bao gồm quyền bỏ phiếu, quyền được chọn vào chức vụ quan toà, kêu gọi dân chúng, ký kết một cuộc hôn nhân hợp pháp, và có tài sản trong xã hội La mã". Phao-lô đã sử dụng quyền công dân của mình trong một vài trường hợp, trong đó có đặc ân kêu nài trường hợp của mình trước mặt Xê-sa. Là tín đồ, chúng ta có đặc ân đến gần với Đức Chúa Trời.
3. Quyền công dân cung ứng cho chúng ta sự an ninh. Chúng ta thuộc về. Chúng ta có một ngôi nhà trong Chúa Jêsus. A.B. Davidson viết về việc ăn ở tạm thời trong một thành phố lạ. Đến buổi tối người ấy đi dạo quanh các đường phố. Người ấy thường nhìn thấy qua các cánh cửa sổ không có màn, nhiều gia đình ngồi quanh một cái bàn hay tựa người bên lò sưởi. Mọi sự nầy làm cho người ấy cảm thấy cô đơn hơn. Trong Đấng Christ, chúng ta thuộc về. Chúng ta đang ở ngay bên trong, chớ không phải ở bên ngoài.
II. Chúng ta là thuộc viên trong gia đình của Đức Chúa Trời (câu 19b).
A. Chúng ta đang ở trong gia đình vì chúng ta đang ở trong Đấng Christ.
1. Một trong những từ chìa khoá trong sách Êphêsô và các thư tín khác là "trong Đấng Christ". Mệnh đề có chứa giới từ nầy mô tả nội dung đầy đủ của sự cứu rỗi. Đức Thánh Linh nhúng chúng ta vào trong thân thể của Đấng Christ.
2. Vì chúng ta đang "ở trong Đấng Christ" chúng ta cũng đang ở trong gia đình của Đấng Christ nữa. Chúng ta là "người nhà của Đức Chúa Trời". Vì chúng ta đã được kết hiệp với Đấng Christ bởi đức tin, Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta y như Ngài yêu thương Con của Ngài vậy. Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta y như Ngài chăm sóc Con của Ngài vậy. Ngài ban cho chúng ta chính cơ nghiệp mà Ngài ban cho Con của Ngài.
3. Rôma 8.17 chép chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời "nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ …".
4. Hêbơrơ 2.11 chép: "Vì Đấng làm nên thánh và kẻ được nên thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em".
5. Hêbơrơ 3.6 dạy cho chúng ta biết Đấng Christ là "con trai quản trị nhà Chúa; mà nhà Chúa tức là chúng ta …"
B. Là người nhà trong gia đình rất khác với việc là công dân của Nước.
1. Không có người nào là "công dân" của Nước và người nào là “người nhà” trong gia đình cả. Thay vì là một công dân thì cũng là người nhà trong gia đình. Đây không phải là những vai trò khác biệt mà đúng hơn là những nhận định khác biệt về cùng một thực tại mà thôi.
2. Hình ảnh đầu tiên nói chúng ta là "người đồng quốc với các thánh đồ". Trở nên công dân là một việc rất tuyệt vời rồi. Tuy nhiên, là “người nhà trong gia đình” là một việc khác. Là người nhà trong gia đình thì có một giao thông mật thiết càng hơn đi với việc là công dân của một nước. Trong Đấng Christ chúng ta có một sự mật thiết rất lớn, không những với Đức Chúa Trời mà còn là với nhau nữa.
C. Dân sự của Đức Chúa Trời gắn bó mặt thiết với nhau như một gia đình.
1. Thứ nhứt, chúng ta sống với nhau như một gia đình. Trong 3.15 chúng ta đọc về "cả nhà trên trời và dưới đất". Chúng ta đang sống ở đây là chi thể của gia đình trên đất. Người nào đang sống ở trên trời chung đụng với nhau như một gia đình. Một ngày kia hết thảy chúng ta sẽ cùng nhau sống giống như "nhà ở trên trời".
2. Thứ hai, chúng ta có cùng một Cha. Một trong những mệnh đề tuyệt vời nhất trong lời cầu nguyện mẫu ở Mathiơ 6 là câu 9. Quí vị có để ý như thế không? Chúa Jêsus đang cầu nguyện với "Cha chúng ta". Ngài không nói "Cha tôi" mà Ngài nói "Cha chúng ta". Là tín đồ, hết thảy chúng ta đều có chung từ "Aba". Galati 4.6 chép: "Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!" "A-ba" là một từ chỉ về tình cảm. Không những Ngài là "Cha" chúng ta mà Ngài còn là "Bố" của chúng ta nữa.
3. Thứ ba, chúng ta có mối tương giao gia đình với nhau. I Timôthê 5.1-2 chép: "Chớ quở nặng người già cả, nhưng hãy khuyên dỗ họ như cha, còn kẻ trẻ thì như anh em, đàn bà có tuổi cũng như mẹ, bọn thiếu nữ như chị em, mà phải lấy cách thanh sạch trọn vẹn". Có khi chúng ta gọi nhau là "anh" hay "chị". Tại sao chứ? Vì chúng ta là anh chị em. Nhiều lần các mối tương giao thuộc linh của chúng ta với các tín hữu khác còn mật thiết nhiều hơn các mối giao thông huyết thống với các thành viên trong gia đình ruột rà của chúng ta nữa.
4. Thứ tư, là một gia đình chúng ta gắn bó chặt chẽ với nhau. Tôi thích xem thấy một tân tín hữu bước vào trong gia đình đức tin và tấn tới trong Chúa. Giống như nhìn thấy một đứa trẻ lớn lên trong gia đình thuộc thể vậy. Một số người trong chúng ta là con trẻ, một số trong chúng ta là anh em lớn tuổi hơn. Một số trong chúng ta là cha mẹ và ông bà về mặt thuộc linh. Khi một người được cứu, người ấy trở thành chi thể trong một gia đình đông đúc của Đức Chúa Trời! Chúng ta hãy xem qua Mác 10.28-31.
5. Thứ năm, là một gia đình chúng ta lãnh hội các đức tính của Đức Chúa Cha. Những dấu vết về phần xác được thấy có trong tập hợp gen đã được chuyền sang các gia đình chúng ta theo phần xác. Theo một phương thức quan trọng hơn nhiều, trong gia đình thuộc linh của chúng ta, chúng ta có những đặc tính chuyển sang cho chúng ta bởi Cha chúng ta ở trên trời (công bình, thánh khiết, và những trái Thánh Linh). Đây là lý do tại sao chúng ta tìm cách biết chắc người nào đã được "sanh lại" trước khi họ trở thành chi thể của Hội thánh nầy. Nếu họ không có ảnh tượng gia đình thuộc linh, họ không thích hợp bước vào trong và sẽ chẳng có sự bình an đâu.
D. Là một gia đình chúng ta có thể cùng nhau ở trong nhà.
1. Có người đã nói: "Nhà là một nơi chốn, ở đó khi bạn xuất hiện, họ sẽ để cho bạn bước vào trong".
2. Tôi thích được ở trong nhà với gia đình tôi theo phần xác. Ở đó tôi không phải cư xử theo cung cách của Mục sư. Tôi có thể mặc chiếc quần cũ Levi’s tôi ưa thích có mấy cái lỗ rách ở hai đầu gối. Tôi không phải cạo râu mỗi ngày ở nhà. Tôi có thể chợp mắt ở giữa nền nhà. Tôi có thể ở trong nhà!
3. Cũng một thể ấy, chúng ta có thể ở trong nhà với gia đình thuộc linh của chúng ta. Chúng ta có thể là mình, không nhất thiết phải mang ảnh tượng của một Cơ đốc nhân nhơn đức đáng phải có. Tôi không có ý nói rằng quí vị nên như thế ở tại nhà, nghĩa là quí vị mặc chiếc quần jeans cũ nhất và không cạo râu! Tôi muốn nói rằng quí vị phải chính là quí vị.
III. Chúng ta là những hòn đá trong đền thờ của Đức Chúa Trời (các câu 20-22).
Chúng ta hãy xét qua ba yếu tố trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Cái nền, hòn đá góc và những hòn đá của toà nhà.
A. Cái nền của đền thờ. Sự dạy của các Sứ đồ và các Đấng tiên tri.
1. Hãy chú ý thì của động từ, chúng ta đã được "dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các Đấng tiên tri". Đây là thì quá khứ. "Các sứ đồ cùng các Đấng tiên tri" đã đặt cái "nền" rồi. Quí vị không dựng bức tường lên cho tới chừng cái nền đã được làm xong. Trong 2.000 năm Đức Chúa Trời đã dựng Hội thánh Ngài trên cái "nền" đó, cái nền đã được đặt vào thế kỷ thứ nhứt. Chúng ta đang có một đức tin theo lịch sử!
2. “Các sứ đồ cùng các Đấng tiên tri” đã đặt cái “nền” nào? Họ đã đặt một cái "nền" của sự khải thị thiêng liêng và sự dạy được Đức Chúa Trời hà hơi. "Các Đấng tiên tri" không phải là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời trong Cựu ước mà là trong Tân ước. Họ là hạng tôi tớ tối quan trọng của Nước. Họ không phải là cái "nền" đâu, mà là sự dạy họ đã để lại ở sau lưng, đặc biệt Tân ước là cái "nền" trên đó đức tin đã được xây dựng.
3. Hãy cùng tôi xem I Côrinhtô 3.10-11. Ở đây Phao-lô mô tả chính mình, một sứ đồ là "một tay thợ khéo", một kiến trúc sư … còn Chúa Jêsus là cái "nền".
4. Quí vị có nhìn thấy mục đích, bất kỳ ai chối bỏ sự khải thị trọn vẹn của Tân ước, họ đang chối bỏ Chúa Jêsus.
B. Hòn đá góc của Đền thờ. Đức Chúa Jêsus Christ.
1. Phao-lô không chút nghi ngờ: "Chính Đức Chúa Jêsus Christ" là "hòn đá góc nhà".
2. "Hòn đá góc" là phần cấu trúc chính của toà nhà trong xứ Palestine xưa kia. Hòn đá phải được kê sao cho trọn vẹn và nó phải cứng mạnh đủ để nâng đỡ cả toà nhà vì mọi thứ khác đều nương vào nó.
3. "Hòn đá góc" của đền thờ Jerusalem dài 29 feet và có kích cở của một toa xe lửa. John MacArthur viết: "Hòn đá góc là hòn đá nâng đỡ, tổng hợp cả toà nhà. Đấy là những gì chỉ ra Đức Chúa Jêsus Christ trong Nước của Đức Chúa Trời, trong gia đình của Đức Chúa Trời và trong toà nhà của Đức Chúa Trời ".
4. Trong nhiều thế kỷ xuyên suốt lịch sử dân Israel, "hòn đá góc" là hình ảnh nói tới Đấng Mêsi hầu đến. Hàng trăm năm trước Đấng Christ, Êsai đã công bố: "Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta đặt tại Si-ôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quí báu, là nền bền vững: ai tin sẽ chẳng gấp rúc (đừng thất vọng]" (Êsai 28.16). Thi thiên 118.22 chép: "Hòn đá mà thợ xây loại ra, đã trở nên đá đầu góc nhà". Khi Chúa Jêsus trưng dẫn câu nầy ở Mathiơ 21.42, Ngài nói thêm: "..Ấy là việc Chúa làm, và là một sự lạ trước mắt chúng ta, hay sao?"
5. Là "hòn đá góc" của Hội thánh, Chúa Jêsus nâng đỡ hết thảy chúng ta. Ngài giữ chúng ta lại với nhau. Ngài quyết định tính đối xứng, hình thù và kiểu cách của chúng ta.
6. Thi thiên 18.46 kêu lên: "Đức Giê-hô-va hằng sống; đáng ngợi khen hòn đá tôi! Nguyện Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi được tôn cao!"
C. Những hòn đá của toà nhà trong đền thờ. Những tín hữu ở khắp mọi nơi.
1. Phao-lô sử dụng cùng phần loại suy được thấy có ở I Phierơ 2.5, ở đây nói: "và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng". Nếu Chúa Jêsus là "hòn đá góc" và sự dạy thiêng liêng của các sứ đồ là cái "nền", thế thì chúng ta, các tín đồ đều là "những hòn đá sống" của cả toà nhà.
2. Thi thiên 40.2 chép: "Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, khỏi vũng bùn lấm; Ngài đặt chân tôi trên hòn đá". Chúa Jêsus cất chúng ta như những hòn đá chết ra khỏi hố sâu tội lỗi, Ngài ban cho chúng ta sự sống và giờ đây nắn đúc chúng ta, "sắp đặt cách hẳn hoi" như những "hòn đá sống" trong "đền thờ thánh" của Ngài.
3. Mệnh đề "sắp đặt cách hẳn hoi" ra từ một chữ Hylạp có nghĩa là mỗi hòn đá đã được đặt cho đúng chỗ. Điều nầy có ý nói không một hòn đá nào bị đặt sái chỗ, sái hình thù hay bất toàn. Khi sử dụng thuật ngữ của thợ mộc, mọi sự đã thẳng hàng "theo đúng dây dọi".
4. Là một "đền thờ thánh", chúng ta cùng nhau là "nhà ở của Đức Chúa Trời". Mặc dù chúng ta có thể gọi một toà nhà là một Hội thánh hoặc thậm chí là "nhà của Đức Chúa Trời", đó chỉ là gạch, là hồ và là gỗ mà thôi. “Đền thờ” thực là con người. Chúng ta là Hội thánh, chúng ta là nhà của Đức Chúa Trời, là "đền thờ thánh" của Ngài bất cứ đâu chúng ta nhóm lại!
5. Toà nhà không phải là trọn vẹn đâu. Đức Chúa Trời vẫn còn đang thêm vào nhiều hòn đá. Nó sẽ không được trọn vẹn cho tới chừng nào mọi người đều tin cả thảy. Chúng ta giống như các đại giáo đường ở châu Âu phải mất nhiều thế kỷ mới xây dựng xong.
Quí vị có nhìn thấy những cấu trúc ngông cuồng kia đã được sơn phết để tiêu biểu cho một người vạm vỡ, một anh hề, hay thậm chí một người đẹp đang tắm không? Một số người trong chúng ta đã có nhiều hình ảnh của mình được thực hiện theo cách nầy, và các hình ảnh rất hài hước vì cái đầu không vừa vặn với thân mình. Khi chúng ta vẽ Đấng Christ là cái đầu của thân thể gồm các tín hữu địa phương, liệu thế gian sẽ bật cười ở chỗ không vừa vặn hoặc liệu họ sẽ đứng xem trong nỗi sợ hãi chăng?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét