LỄ PHỤC SINH
Kỹ niệm Lễ Phục Sinh, trong khi được cử hành trong sự tưởng nhớ Đấng Christ, nguyên là một kỳ lễ dành cho nữ thần Norse (của người Nauy).
Từ PHỤC SINH [Easter] không được nhắc tới trong Kinh thánh ngoại trừ Công vụ các Sứ đồ 12 (bản Kinh thánh King James), trong phân đoạn nầy các bản dịch khác sử dụng từ chính xác: là Lễ Vượt Qua.
Các Cơ đốc nhân đầu tiên đem Lễ Vượt Qua vào trong lễ kỹ niệm sự sống lại của Chúa Giêxu và, không cứ cách nào đó, từ ngữ Phục Sinh [Easter] đã gắn bó với Lễ đó. Sở dĩ có như vậy là vì cả hai lễ đều diễn ra vào lúc bình minh cùng thời điểm trong năm.
PHỤC SINH [EASTER] đã trở thành thời điểm khi một số nơi trên thế giới biệt riêng thời gian để tưởng niệm một sự cố đã diễn ra cách đây 2000 năm. Trong xã hội ngày nay, ý nghĩa thực của Phục sinh gần như đã bị quên lãng. Đối với Cơ đốc nhân, Phục Sinh [Easter] là lễ tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Giêxu mặc dù lễ nầy không bị hạn chế đối với sự cố đặc biệt nầy hàng năm. Bất cứ lúc nào Hội thánh tưởng niệm sự thương khó thì sự sống lại của Chúa Giêxu được ghi nhớ.
Từ PHỤC SINH [EASTER] là cách khẳng định những gì đã đạt được qua sự chết và sự sống lại của Đấng Christ.
TÔN LÊN BÊN HỮU ĐỨC CHÚA TRỜI
Mác 16.19: “Đức Chúa Jêsus phán như vậy rồi, thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời”.
Bên hữu là địa vị danh dự. Đây là chỗ được dành cho khách đặc biệt và cho người con trai.
Tay hữu Đức Chúa Cha là địa vị quyền lực của Chúa Giêxu, nhưng Ngài cũng kiếm được địa vị bằng chính sự sống và sự chết của Ngài.
Philíp 2.5-11: “Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.
Con người dành vinh dự cho người nào thực hiện được những hành động đặc biệt hoặc có tính cách anh hùng. Đức Chúa Trời cũng ban vinh dự cho con người theo các hành động của họ. Đức Chúa Trời tôn cao con người theo lối sống mà họ đã sống. Đặc biệt Đức Chúa Trời ban vinh dự cho hàng tôi tớ.
Kinh thánh, trong sách Philíp khích lệ người ta phải có đồng tâm tình giống như Đấng Christ đã có. Đừng nghĩ về mình quá cao vời vì địa vị mình có, mà hãy nghĩ mình là một tôi tớ.
Giăng 12.26: “Nếu ai hầu việc ta, thì phải theo ta, và ta ở đâu, thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người”.
Tấm gương quan trọng nhất tỏ ra cho người ta thấy về một tôi tớ là Chúa Giêxu. Ngài gạt qua một bên mọi thần tính của Ngài. Đấng Tạo Hoá đã trở thành loài thọ tạo. Ngài đã đến để phục vụ và làm theo ý chỉ của Cha Ngài.
Thập tự giá là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời. Đây không phải là một dấu hiệu nói tới sự thất bại đâu! Chúa Giêxu rất thành công trong sứ mệnh mà Ngài được sai phái để thi hành. Vì cớ sự thành công của Ngài, Ngài đã được tôn lên cao.
KHẢ NĂNG GIẢI CỨU CHO TỚI CÙNG:
Hêbơrơ 7.25: “Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy”.
Huyết của bò đực và dê đực không đủ để tha thứ và cất bỏ tội lỗi đi. Không có một quyền phép nào ở trong huyết của các loài thú. Huyết đã che phủ tội lỗi của con người, nhưng không buông tha người khỏi quyền lực của tội lỗi được.
Sự chết của Đấng Christ là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời để cứu lấy loài người. Không những cứu lấy người ra khỏi tội lỗi, mà còn giải phóng người ra khỏi quyền lực của tội lỗi nữa.
Luca 22.42: “rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!...”
Nếu Đức Chúa Trời có thể cứu lấy con người theo một phương thức khác, Ngài sẽ không để cho Chúa Giêxu phải gánh chịu sự ngược đãi theo phần xác và tình cảm của thử thách và thập tự giá. Mọi sự đã xảy ra đều cần thiết để tội lỗi của con người được chất lên trên Chúa Giêxu.
I Phierơ 2.24: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh”.
Sự hy sinh của Đấng Christ, vì Ngài là toàn vẹn, vốn cao siêu hơn sự hy sinh của một con thú. Vì sự toàn vẹn nơi sự hy sinh của Ngài, Ngài có quyền cứu, MỘT CÁCH TOÀN VẸN.
Huyết của Đấng Christ không che phủ tội lỗi giống như sinh tế bằng thú vật. Huyết của Ngài cất bỏ tội lỗi, và sự quá phạm của nó, toàn vẹn ra khỏi con người.
Thi thiên 103.12: “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu”.
Bởi sinh tế của Đấng Christ, con người được tha thứ và được buông tha ra khỏi tội lỗi.
UY QUYỀN TRÊN HẾT MUÔN VẬT:
I Phierơ 3.22: “là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài”.
Khi Đức Chúa Trời dựng nên con người, Ngài đã ban cho người quyền quản trị trên mọi loài thọ tạo. Con người, khi phạm tội, đã trao quyền quản trị của mình cho Satan.
Luca 4.6: “và nói rằng: Ta sẽ cho ngươi hết thảy quyền phép và sự vinh hiển của các nước đó; vì đã giao cho ta hết, ta muốn cho ai tùy ý ta”.
Đấng Christ, qua sự chết và sự sống lại của Ngài, đã nắm lấy quyền quản trị trên muôn loài thọ tạo mà con người đã đánh mất. Ngài đã làm điều nầy trong vai trò một con người, chớ không phải trong vai trò Đức Chúa Trời đâu! Ngài đã làm cho quyền quản trị nầy một lần nữa ra hữu dụng cho con người.
Không có một quyền lực nào, một thiên sứ nào, một nhân vật nào lớn lao hơn cả Chúa Giêxu. Uy quyền của Ngài đã được thiết lập trên thập tự giá. Thập tự giá là ngai của Ngài.
Cơ đốc nhân không phải chờ đợi Chúa Giêxu trở lại với lần đến thứ hai để Ngài công bố mình là Vua. Ngài là Tối Cao ngay bây giờ đây! Ngài là Vua trong lúc nầy. Các môn đồ của Ngài cần phải kinh nghiệm vương quốc của Ngài, ngay bây giờ.
Êphêsô 2.1, 6: “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình… và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
Phaolô đã không nói về sự việc trong tương lai. Ông đã không nói về sự việc một ít người được chọn. Phaolô đang nói về một cung cách sống khả thi cho mỗi một Cơ đốc nhân. Chỗ sống ở trên trời là một phần uy quyền khả thi cho người nào chịu bước theo Đấng Christ.
Chỗ sống ở trên trời nầy được tóm gọn lại trong các thư tín của Phaolô.
Êphêsô 1.21: “cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra, không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa”.
Đây không phải là một đời sống tự do không có sự cám dỗ và thử thách. Đây là một đời sống mà ở đó có nhiều việc không cai quản được Cơ đốc nhân.
Không có sự chết và sự sống lại của Chúa Giêxu đời sống nầy sẽ không thể khả thi.
THẮNG HƠN TỘI LỖI, SATAN, SỰ CHẾT, VÀ ĐỊA NGỤC
Côlôse 2.15: “Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ”.
Thập tự giá không phải là cách Satan phô bày cho thế gian sự hắn thắng hơn Đấng Christ đâu! Đây là sự Đấng Christ phô bày cho thế gian thấy sự Ngài thắng hơn Satan.
Trong suốt đời sống của Ngài Chúa Giêxu đã thắng hơn tội lỗi. Ngài đã thắng hơn nó. Ngài đã bị cám dỗ ở từng điểm một giống như con người nhưng Ngài đã thắng hơn sự cám dỗ.
I Phierơ 2.22: “Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá”.
Đời sống của Đấng Christ đã cung ứng cho con người một tấm gương để noi theo. Chúa Giêxu đã thắng hơn sự cám dỗ khi là một con người, chớ không phải là Đức Chúa Trời. Con người cũng có thể làm theo y như thế.
Bởi sự chết của Ngài Chúa Giêxu đã thắng hơn Satan. Ngài đã đi vào chỗ mà Satan hay lui tới, một môi trường không thân thiện, và lãnh lấy những gì đúng là của con người.
Hêbơrơ 2.14: “Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ”.
Chúa Giêxu đã chỉ ra Satan hoàn toàn là vô dụng. Ngài lột trần quyền lực mà hắn có trên con người.
Bởi sự sống lại của Ngài Chúa Giêxu đã thắng hơn sự chết và địa ngục. Sự sống lại của Chúa Giêxu là một hành động đơn phương phân rẻ Hội thánh Cơ đốc ra khỏi mọi tôn giáo khác.
Khải huyền 1.18: “là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm-phủ”.
Satan không trao những chiếc chìa khoá cho Đấng Christ. Ngài đã lấy chúng. Satan không thể cầm giữ được Ngài; Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Hành động nầy trao cho Ngài những chiếc chìa khoá của sự chết và âm phủ.
Nếu Chúa Giêxu không sống lại từ kẻ chết, sẽ không có một sự đắc thắng, không có một sự tha thứ, và không có một sự chiến thắng nào trong cuộc sống. Ngài sống giống y như bao nhiêu người khác. Ngài không giống như bao nhiêu người khác. Ngài đã chết. Ngài đã sống lại, và Ngài đã thắng hơn tội lỗi, Satan, sự chết và âm phủ.
THẦY TẾ LỄ ĐỜI ĐỜI
Hêbơrơ 7.24: “Nhưng Ngài, vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay”.
Các thầy tế lễ thuộc chi phái Lêvi giữ chức vụ trong những thời gian ngắn vì cớ sự chết. Không có một sự liên tục nào khác hơn chức vụ tế lễ được truyền từ đời cha sang đời con.
Chính trách nhiệm của các thầy tế lễ là phải làm sự phục hoà cho dân sự. Họ sẽ đứng giữa con người và Đức Chúa Trời, rồi dâng các của lễ, theo như luật pháp đòi hỏi. Thầy tế lễ không nhất thiết phải cảm thông với dân sự trong vai trò trung bảo của họ. Họ đã làm tròn trách nhiệm của họ theo luật pháp.
Mặt khác, vì Ngài hằng sống, Đấng Christ có một chức tế lễ không bao giờ kết thúc. Ngài luôn luôn hiện diện trước mặt Đức Chúa Cha cầu thay cho dân sự.
Hêbơrơ 2.17: “Nhơn đó, Ngài phải chịu làm giống như anh em mình trong mọi sự, hầu cho đối với Đức Chúa Trời, trở nên thầy tế lễ thượng phẩm, hay thương xót và trung tín, đặng đền tội cho chúng dân”.
Đền tội….Hành động làm giảm bớt hay ngăn trở cơn giận của ai đó; để tìm được ơn; hành động nhân nhượng hay xoa dịu.
Vì Đấng Christ đã sống như một con người, Ngài biết rõ mọi trăn trở của con người. Ngài hiểu con người cảm xúc như thế nào! Sự hiểu biết của Ngài về con người giúp đỡ Ngài khi Ngài làm hoà với Đức Chúa Cha vì ích cho con người.
Chức tế lễ của Ngài sẽ không bao giờ kết thúc. Ngài sẽ liên tục hiện hữu trước mặt Đức Chúa Cha vì dân sự của Ngài.
TRỊ VÌ CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI
Khải huyền 19.6: “Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: A-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị”.
Chúa Giêxu phải chịu chết để trở thành Vua.
Ngài là Đấng Tạo Hoá. Con người hầu việc Ngài vì họ kính sợ Ngài. Giờ đây họ hầu việc Ngài vì họ yêu mến Ngài.
Vương quốc của Ngài đang hiện hữu trong tấm lòng của nhiều người nam và nữ. Dân sự là những người đã tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa và đã tôn Ngài làm Vua của đời sống họ.
Vương quốc của Ngài là một Vương quốc còn mãi đời đời. Ngài là Nhà Vua không bao giờ bị truất phế. Sẽ không có một hành động phi thường nào mà ai đó dám làm để cướp lấy Nước được.
Chúa Giêxu là Đấng Chinh Phục. Ngài là Vua trên đời sống của dân sự Ngài; Ngài cũng là Vua trên cả đất. Nếu Ngài tra tay trên mọi vụ việc của con người, hết thảy địa ngục, sẽ phải nới lỏng ra.
Phục Sinh là một kỳ lễ lớn dành cho Cơ đốc nhân.
Exaltation to God’s right hand
Ability to Save to the uttermost
Supremacy over all things
Triumph over sin, Satan, Death, and Hell
Eternal Priesthood
Reigning Forever and Ever
Được tôn cao bên hữu Đức Chúa Trời
Khả năng giải cứu cho tới cùng
Uy quyền trên hết muôn vật
Thầy tế lễ cho đến đời đời
Thắng hơn tội lỗi, Satan, sự chết và địa ngục
Trị vì cho đến đời đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét