Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

ĐẤNG CHRIST ĐÃ SỐNG LẠI RỒI!



I Côrinhtô 15.20
ĐẤNG CHRIST ĐÃ SỐNG LẠI RỒI!
Buổi thờ phượng Phục sinh sáng nay là một lễ kỷ niệm sự thực Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết. Nếu có một lẽ thật nào cần thiết như sự chết có tính cách thay thế của Đấng Christ trên thập tự giá, thì chính là sự sống lại của Đấng Christ ra khỏi mồ mả. Tuy nhiên, những tin tức quan trọng, ấy là Đấng Christ quả thực đã sống lại từ kẻ chết. I Côrinhtô 15.3-4
I Côrinhtô 15.20: “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ”.
Câu Kinh thánh ngắn ngủi nầy cho chúng ta biết ba việc quan trọng về sự sống lại. Câu nầy nói tới:
TÌNH TRẠNG TỨC THÌ CỦA SỰ SỐNG LẠI
Chúng ta đang sống trong một xã hội ưa thích cái "bây giờ".
Chúng ta muốn được hài lòng ngay tức khắc.
Đó là một trong những lý do tài khoản nợ lên cao đối với nhiều người. Chúng ta không muốn chờ đợi tiết kiệm mới mua được một thứ gì đó. Chúng ta muốn có nó ngay bây giờ.
Hầu hết chúng ta đều không thích chờ đợi để có một việc gì đó.
Có một việc mà chúng ta chẳng muốn chờ đợi. Chúng ta không chờ đợi sự sống lại của Đấng Christ diễn ra. Chúng ta không mong rằng một ngày kia Chúa Jêsus sẽ ra khỏi mồ mả. Ngài đã ra khỏi mồ mả rồi. Nhưng giờ đây Đấng đã sống lại từ kẻ chết
Sự thực cho thấy rằng Đấng Christ đã sống lại ra khỏi kẻ chết rồi là quan trọng vì điều nầy chỉ cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã tiếp nhận sự hy sinh Chúa Jêsus đã lập vì tội lỗi chúng ta.
Sự tức thì của sự sống lại của Chúa Jêsus cũng quan trọng vì nơi Chúa Jêsus đang cư ngụ. Ngài đang ở trên trời! Công vụ các sứ đồ 1.9-11, Hêbơrơ 1.1-3
Đấng đã chịu chết cho quí vị, hiện đang ngồi bên tay hữu của ngai Đức Chúa Trời để đại diện cho quí vị! Ngài là trạng sư biện hộ của quí vị! I Giăng 2.1-2
Nếu quí vị là Cơ đốc nhân đã được tái sanh, Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi của quí vị.
Vì quí vị là Cơ đốc nhân, Đức Chúa Trời không muốn quí vị phạm tội.
Tuy nhiên, có nhiều lần chúng ta phạm tội.
Khi chúng ta thất bại đối với Đức Chúa Trời, chúng ta có một trạng sư, một luật sư, "là Đấng được gọi đến bên cạnh để giúp đỡ", Ngài đang ngồi bên tay hữu của ngai Đức Chúa Trời. Ngài hiện diện ở đó để đại diện cho chúng ta. Tôi tưởng tượng rằng khi chúng ta phạm tội, Ngài đã thưa cùng Đức Chúa Cha như sau: "Lạy Cha, người ấy thuộc về Con, Con đã chịu chết vì tội ấy".
Là Cơ đốc nhân, chúng ta nên phấn đấu để sống loại đời sống thánh khiết. I Phierơ 1.15-16
Và khi chúng ta phạm tội, chúng ta cần phải xưng nhận tội lỗi ấy, rồi quên nó đi. I Giăng 1.9
Nhưng thật là hay khi nhìn biết rằng chúng ta có một Cứu Chúa phục sinh, Ngài hiện diện ở đó làm đại biểu cho chúng ta khi chúng ta phạm tội. Tội lỗi sẽ không được xem nhẹ, nhưng rất là hay khi có sự vùa giúp.
Không những Chúa Jêsus đang ở trên trời trong lúc bây giờ làm trạng sư biện hộ cho chúng ta, Ngài còn hiện diện ở đó trong vai trò thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta nữa. Hêbơrơ 4.14-16
Tôi rất vui khi có nhiều người bạn đôi khi nói như sau: "Tôi biết rõ cách anh cảm nhận, vì tôi đã nếm trải chính sự việc ấy".
Ở trên trời, quí vị có một thầy tế lễ thượng phẩm không những nói ra vì ích cho quí vị trước mặt Cha thiên thượng, mà Ngài còn biết quí vị cảm nhận ra sao và những gì quí vị sẽ nếm trải nữa. Ngài bị cám dỗ giống như chúng ta bị đấy thôi. Giờ đây Chúa Jêsus không còn đối diện với chính tình huống mà quí vị đang đối diện với, nhưng Ngài đã đối diện với những loại cám dỗ mà quí vị đã đối diện với.
 Bạn có bị cám dỗ phải lo lắng không? Chúa Jêsus đã bị rồi.
 Bạn có bị cám dỗ phải đầu hàng chưa? Chúa Jêsus đã bị rồi.
 Bạn có bị cám dỗ phải trộm cắp chưa? Chúa Jêsus đã bị rồi.
 Bạn có bị cám dỗ phải sống bất lương chưa? Chúa Jêsus đã bị rồi.
 Bạn có bị cám dỗ phải biếng nhác chưa? Chúa Jêsus đã bị rồi.
 Bạn có bị cám dỗ phải mất tinh thần chưa? Chúa Jêsus đã bị rồi.
Đâu là sự khác biệt giữa sự cám dỗ của quí vị và sự cám dỗ của Chúa Jêsus? Chúa Jêsus đã bị cám dỗ mà không hề phạm tội. Chúng ta bị cám dỗ và thường không chống nổi phải phạm tội.
Vì Chúa Jêsus hiện sống trong lúc bây giờ và đang ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Trời,
Quí vị được khích lệ "hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”.
Vì vậy, khi quí vị lo lắng, hãy đến với Chúa Jêsus.
Khi quí vị muốn đầu hàng, hãy đến với Chúa Jêsus.
Khi quí vị bị cám dỗ làm điều sai quấy, hãy đến với Chúa Jêsus.
Ngài hiện diện ở đó vì chúng ta.
Khi chúng ta không biết phải xây qua đường nào vì những nan đề dường như quá lớn, hãy đến với Chúa Jêsus!
Mọi việc lớn lao đã được làm ra là do Đức Chúa Jêsus Christ làm ra bởi Đức Chúa Jêsus Christ phục sinh! Vì BÂY GIỜ Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ SỐNG LẠI
Nhưng giờ đây Đấng đã từ kẻ chết sống lại
Sự sống lại từ kẻ chết của Đức Chúa Jêsus Christ rất quan trọng, vì sự chết của Chúa Jêsus là quan trọng.
Ai nấy trong chúng ta sẽ đối diện với sự chết trừ phi Chúa Jêsus tái lâm trước khi chúng ta chết.
Đối với hầu hết chúng ta, khi chúng ta chết thì đây chẳng phải là tin quốc tế hay là tin quốc nội đâu. Sự chết của chúng ta sẽ chỉ có ý nghĩa đối với một vài người mà thôi.
Sự chết của Chúa Jêsus là quan trọng vì Ngài là ai.
Ngài là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt.
Ngài là Đức Chúa Trời ở trong hình thể con người. Giăng 1.1-4
Sự chết của Chúa Jêsus cũng rất quan trọng vì lý do tại sao Ngài chịu chết.
Êxêchiên 18.4: “linh hồn nào phạm tội, linh hồn ấy sẽ chết”.
Chúa Jêsus không phạm tội. Vì lẽ ấy Chúa Jêsus không buộc phải chịu chết.
Vậy thì tại sao Ngài chịu chết?
Ngài đã chịu chết để trả giá cho tội lỗi của quí vị và tôi. Êsai 53.5-6, II Côrinhtô 5.21
Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã đạt được mọi sự mà Ngài đã dự định phải đạt được trong đời nầy. Đấy là lý do tại sao Ngài đã kêu lên: “Mọi sự đã được trọn!”
Cho nên, chúng ta biết rõ lý do tại sao Chúa Jêsus chịu chết. Ngài đã chịu chết vì chúng ta. Sự chết của Ngài rất quan trọng. Nhưng sự sống lại của Ngài cũng rất quan trọng. Khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, điều nầy chứng minh rằng Đức Chúa Trời đã chấp nhận sự hy sinh của Chúa Jêsus cho tội lỗi. Êsai 53.10
Sự sống lại của Đấng Christ từ kẻ chết cũng rất quan trọng, vì đây là Cứu Chúa hằng sống, Ngài hiến cho chúng ta sự sống đời đời. Đây là một con người đã thắng hơn sự chết để hiến cho chúng ta sự tha thứ và một sự sống trên thiên đàng!
Đây là một Cứu Chúa hằng sống, Ngài đã phán trong Khải huyền 3.20: “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta”.
Chính đức tin nơi Cứu Chúa hằng sống đem lại cho chúng ta ơn tha thứ và sự sống đời đời. Rôma 10.9-10
Rôma 10.9-10: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi”.
Quí vị có đặt đức tin và lòng tin cậy mình nơi Đấng Christ chưa?
HÀM Ý CỦA SỰ SỐNG LẠI
I Côrinhtô 15.20: ““Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại”.
Theo John MacArthur, khi đến mùa gặt trong xứ Israel, người Do thái phải đem một số sản vật trong vụ mùa của họ làm một của dâng cho Chúa trước khi họ thâu hoạch mùa màng. Của dâng nầy được gọi là "trái đầu mùa". John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary, 1 Corinthians, © 1984, Moody Bible Institute, Chicago, p. 416
Hàm ý của sự sống lại cho chúng ta, ấy là Đấng là "trái đầu mùa" trong số những người đã ngủ. Người nào ngủ là những người nhận biết Đấng Christ làm Cứu Chúa nhưng đã chết rồi.
Sự thực cho thấy rằng Đấng Christ là trái đầu mùa của sự sống lại hàm ý rằng có nhiều người khác sẽ theo sau. Thực vậy, sự sống lại nầy đã được hứa cho ngay trong I Côrinhtô 15.22-23
Phân đoạn Kinh thánh nầy nói gì với chúng ta?
Phân đoạn Kinh thánh nầy nói rằng một ngày kia chúng ta, là những Cơ đốc nhân, sẽ có một thân thể phục sinh mới.
Phân đoạn Kinh thánh nầy nói rằng không những chúng ta không cần phải sợ sự chết vì linh hồn chúng ta lên thẳng thiên đàng, chúng ta không cần phải sợ sự chết vì chúng ta, giống như Đấng Christ, sẽ sống lại ra khỏi mồ mả. I Côrinhtô 15.52-55
Điều nầy cũng có ý nói rằng tất cả những Cơ đốc nhân mà chúng ta yêu mến, dù họ đã qua đời rồi cũng sẽ có loại thân thể phục sinh nữa. I Têsalônica 4.13-18
Đúng là những hàm ý rất quan trọng mà chúng ta có cần.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét