Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Làm cho Đức Thánh Linh vui vẻ bằng cách nào!?!
Êphêsô 4.25-32
1. Nhà văn Edgar Jackson đưa ra phần mô tả rất hay về nỗi buồn. "Buồn là một goá phụ trẻ đang cố gắng nuôi ba đứa con của mình, cô đơn. Buồn là người chồng đầy dẫy với cú sốc bất an và rối rắm đến nỗi muốn gạt bỏ người sống gần gũi mình nhất. Buồn là người mẹ bước đi hàng ngày tới một nghĩa trang gần đó rồi đứng yên lặng, một mình trong mấy phút trước khi bắt tay vào công việc mỗi ngày. Bà biết rõ vai trò của mình trong nghĩa trang ấy, cũng như vai trò của mình trong công việc hàng ngày. Buồn là nỗi kinh khiếp im ắng, giống như lưỡi dao và là buồn rầu đến hàng trăm lần trong một ngày, khi bạn khởi sự trao đổi với ai đó chẳng còn có ở đó nữa. Buồn là sự trống không, nó đến khi bạn dùng bữa có một mình sau khi dùng bữa với ai đó trong nhiều năm trời. Buồn dạy cho chính bạn lên giường ngủ mà không một lời chúc ngủ ngon nào cho người đã quá cố. Buồn là ao ước hư không khi mọi việc đều ra khác, khi bạn biết chúng không có và sẽ không bao giờ có nữa. Buồn là một tổng thể những điều chỉnh, những lo toan, và nhiều bất ổn đập vào cuộc sống, nó đang ở trước mặt và khó chỉnh lại mọi năng lực của cuộc sống".
2. Hết thảy chúng ta đều đối mặt với nỗi buồn. Hết thảy chúng ta đều ở trong hình thái gánh chịu nầy hay hình thái khác về nỗi đau mất mát và phân ly. Sự chết đem lại nỗi đau buồn. Sự chết của một người bạn, của người mẹ, người cha, anh chị em, con trai, con gái, vợ hay chồng là một sự mất mát mà chúng ta không bao giờ thắng hơn, ngay cả nhiều năm sau đó nữa. Không những chúng ta buồn rầu đối với sự chết, mà còn đối với cảnh ly dị, nỗi mất mát một tình bạn hay mất việc làm. Sống là phải kinh nghiệm nỗi đau khổ về tình cảm mà chúng ta gọi là buồn rầu.
3. Quí vị có biết Đức Thánh Linh buồn không? Câu quan trọng nhất trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta là câu 30. Câu nầy chứa mạng lịnh "Chớ làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời". Hết thảy tội lỗi đều làm đau lòng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi con cái của Đức Chúa Trời cố ý chọn sống trong bóng tối tăm thay vì sáng láng, khi họ chọn sống giống như những kẻ chưa tin Chúa thay vì những người tin Chúa, sự lựa chọn ấy đặc biệt khiến cho Ngài phải buồn rầu.
4. Khi quí vị được cứu, quí vị đã "được ấn chứng đến ngày cứu chuộc" với Đức Thánh Linh. 1.13 chép: "ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa". Nói như thế có nghĩa là Đức Thánh Linh, ngôi thứ ba Đức Chúa Trời đã đến đặng thường trực ngự ở trong quí vị. Ngài đã đến đặng làm cho quí vị được đầy dẫy, hướng dẫn, yên ủi, dạy dỗ, thuyết phục, cầu thay và giúp cho quí vị ngày càng ra giống với Chúa Jêsus thêm. Ngài đi bất cứ đâu quí vị đi. Ngài ở cùng quí vị, bất luận quí vị làm gì. Bất cứ quí vị nói gì, Ngài lắng nghe. Bất cứ quí vị suy nghĩ gì, Ngài biết rõ. Ngài khóc lóc khi quí vị nói dối, giận dữ, ăn cắp hay nói tục. Giống như một người cha đau buồn khi có một đứa con ngỗ nghịch, Đức Thánh Linh buồn rầu.
5. "Buồn" đến từ chữ Hy lạp lupeo, có nghĩa là "đau khổ, đau buồn gây ra lòng nặng nề, sầu khổ". Từ ngữ nầy có ý nói tới nỗi đau ghê gớm về tình cảm. Chúa Jêsus đã sử dụng từ nầy để mô tả nỗi đau trong tấm lòng của các môn đồ khi Ngài bị phản, bị bắt, bị đánh đập và bị đóng đinh trên thập tự giá. Mẹ của một người bạn đã chết khi sinh ra người. Ngài phán quí vị có thể nhìn thấy nỗi buồn ấy nơi ánh mắt của bà nội người dù 35 năm sau đó.
6. Trong Giăng 3, Chúa Jêsus đã mô tả Đức Thánh Linh như là ngọn gió, quí vị không nhìn thấy gió nhưng quí vị nhìn thấy những kết quả mà gió gây ra. Tôi thường nghe người ta nói sau một buổi thờ phượng: "Tôi có thể thực sự cảm thấy Đức Thánh Linh đang vận hành hôm nay". Là tín đồ, chúng ta ý thức được quyền phép của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, có bao giờ quí vị nghĩ rằng Đức Thánh Linh "cảm" quí vị chưa? Ngài vui mừng với sự vâng phục của chúng ta và Ngài buồn rầu bởi tội lỗi của chúng ta.
7. Chắc chắn là nếu chúng ta có thể "làm buồn Đức Thánh Linh" bằng cách sống như những kẻ không tin Chúa, chúng ta cũng có thể làm cho Đức Thánh Linh vui sướng bằng cách sống như Đức Chúa Trời dự trù cho chúng ta phải sống theo vậy. Phân đoạn Kinh thánh nầy dạy chúng ta 4 cách thức chúng ta thôi không làm buồn Đức Thánh Linh nữa và làm cho Ngài được vui sướng.
I. Thôi không nói dối và khởi sự nói ra lẽ chơn thật (câu 25).
A. Là tín đồ, chúng ta cần phải dẹp bỏ không nói dối nữa.
1. 2000 năm đã trôi qua kể từ khi Phao-lô trước tiên viết ra những lời nầy, nhưng con người đã không thay đổi. Nói dối khi ấy và bây giờ là vấn đề rất phổ thông cho hạng người chưa được cứu.
Lời nói dối nổi tiếng của người Mỹ. Tấm ngân phiếu đương ở trong mail. Tôi sẽ lo thực đơn của mình vào ngày mai. Chúng tôi phục vụ những gì chúng tôi đang rao bán. Hãy cho tôi số điện thoại của bạn và bác sĩ sẽ gọi bạn ngay. Tiền sẽ được hoàn lại. Một cở vừa vặn với mọi người. Sự biếu xén nầy chỉ giới hạn cho 100 người nào gọi đến trước tiên. Cái túi xách của bạn không bị mất đâu; nó chỉ được đặt sai chỗ mà thôi. Hãy thôi, đừng tranh giành nữa và chúng tôi sẽ giữ nó trong hồ sơ. Điều nầy làm cho tôi phải điêu đứng hơn là nó làm cho quí vị phải điêu đứng. Tôi chỉ cần 5 phút trong thời gian của quí vị thôi. Bàn của quí vị sẽ sẵn sàng trong vài phút nữa thôi. Hãy cởi mở đi, không sao đâu. Chúng ta sẽ có bữa trưa lát nữa mà. Ấy chẳng phải là tiền bạc; mà đó là nguyên tắc. (Bits and Pieces, December 9, 1993, Page 12-13).
Quyển sách The Day Americans Told the Truth nói rằng 91% những lời nói dối thường nhắm vào các vấn đề mà họ xem là không quan trọng, và 36% lời nói dối về các vấn đề quan trọng; 86% lời nói dối thường là đối với cha mẹ, 75% nói với bạn bè, 73% nói với anh chị em ruột, và 69% nói với người bạn đời (Daily Bread, August 28, 1992).
2. Quả là tệ hại khi có nhiều người xưng mình là Cơ đốc nhân lại có thói quen hay nói dối. Thay vì được biến đổi và sống như hạng người mà Đức Chúa Trời kêu gọi họ phải sống theo, họ đang sống giống như kẻ bị hư mất.
3. Nói dối được gắn sâu vào cái khung xã hội của chúng ta. Thật là không hay cho chúng ta khi nói dối với nhà cầm quyền, nhưng chẳng có gì là không hay khi nhà cầm quyền nói dối với chúng ta! Nói dối có nghĩa là lừa đảo trong một cuộc thi, cắt xén trên các thứ thuế, làm cho những lời hứa ra “lèo”, phá vỡ một sự tin cậy, biến những sai trái ra hợp pháp, đổ thừa cho những người khác, thổi phồng, v.v…
B. Là tín đồ, chúng ta cần phải luôn luôn nói thật.
1. Chúng ta chừa không nói dối chưa phải là đủ, chúng ta cũng phải nói ra sự thực nữa. Một phần của câu 25 là một trưng dẫn từ Xachari 8.16. Chúng ta hãy mở ra và đọc các câu 16-17.
2. Satan là tác giả và là nguồn của những lời dối trá. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.44: "Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối". Câu hỏi đầu tiên trong Kinh thánh là Satan đang ném ra những nghi ngờ nơi Lời của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3.1).
3. Từ khi Satan là nguồn và là sự cảm thúc cho những lời nói dối, khi chúng ta nói dối chúng ta dâng cho hắn sự vinh hiển. Hãy hình dung hắn phấn khích là dường nào vì một con cái của kẻ thù đang làm theo mệnh lệnh của hắn! Khi chúng ta nói dối, chúng ta làm cho những chủ trương của hắn được nâng cao và khuyến khích nước của hắn.
4. Hãy hiểu rằng "nói thật" không phải là nói ra mọi sự chúng ta biết. Chúng ta phải giữ lấy những sự đáng tin cậy. Chỉ một sự dại dột thôi sẽ trút hết mọi cảm xúc của mình.
C. Là tín đồ, chúng ta là chi thể cho nhau.
1. Phao-lô bảo chúng ta rằng chúng ta không nên nói dối, mà phải nói thật vì "chúng ta là chi thể cho nhau". Nói cách khác, nói ra một lời nói dối với một tín hữu khác là giống như nói dối với chính mình.
2. Những lời nói dối nguy hiểm nhất là những lời nói dối chúng ta đang nói với lòng mình. Một lời nói dối không bị xem là một lời nói dối vì lời ấy thực đáng tin… lời ấy rất nguy hiểm.
Trước tiên, có người nói ra lời ấy,
thế rồi cả phòng không thể kềm chế được nữa,
Vì vậy có nhiều cái lưỡi lặp lại lời ấy,
cho tới chừng họ rao lời ấy ra.
Khi ấy có đám đông người đi ngang qua đó,
và họ không quên được lời ấy,
Họ đồn ra và đồn ra lời ấy,
cho tới khi nó lan đi rộng khắp.
Lời nói dối nầy được chuyển cho nhiều người khác nữa, anh chị em tối tăm,
Và những người làm cha làm mẹ —
một đoàn đông kinh khủng.
Và khi họ vội vã bươn tới trước,
họ làm rối động cả dân chúng,
Và rối rắm cùng lo toan,
những lời nói dối luôn luôn gây ra như thế.
Và cả đoàn người gian ác,
con ác thú nầy cứ lộng hành,
Cho tới lúc sau cùng
nó bùng nổ thành khói và xấu hổ.
Thế rồi từ vũng bùn lầy lội,
nhiều lời dối trá bay cao hơn nữa,
Nó đụng phải một nạn nhân
rồi giết đi một danh tiếng tốt.
Bịnh Hansen là một từ ngữ y khoa hiện đại để nói tới bịnh phung trong Kinh thánh. Một số hình thái bịnh phung dẫn tới một tình trạng ở đó thần kinh bị hủy hoại nặng nề. Nó thường bắt đầu ở mũi, ngón tay ngón chân. Khi một người phung vấp phải một sợi dây và bị bong gân ở mắt cá, người ấy không thể nói là có vấn đề được. Họ không cảm nhận được sự đau đớn. Khi họ tiếp tục đi trên chi thể bị thương, thịt chảy nước ra, những sợi gân bị đứt và mô bị hủy hoại. Khi chúng ta nói dối với nhau, chúng ta đang đưa ra một dấu hiệu lừa lọc. Khi chúng ta nói dối chúng ta tiếp tục vấp phải sợi dây và bước đi trên chi thể bị thương tích. Những lời nói dối sẽ làm tê liệt và làm cháy sém lương tâm. Khi quí vị nói dối, quí vị đang làm buồn chính mình, nhiều người khác và Đức Chúa Trời.
II. Chớ căm giận và hãy tha thứ (các câu 26-27, 32b).
A. Là tín đồ, chúng ta không có chỗ cho căm giận.
1. Phao-lô, đang trưng dẫn Thi thiên 4.4, ở đây nói chúng ta "khá e sợ, chớ phạm tội". Căm giận nhất thiết không phải là sai. Chúng ta có thể giận mà không phạm tội.
2. Từ ngữ dùng cho căm giận ở đây không ám chỉ tới cơn giận không kềm chế được, mà nói tới "một sự kết án đã được liệu định, sâu sắc" (MacArthur). Là tín đồ, chúng ta cần phải có một sự căm phẫn công bình, một cơn giận nghịch lại điều ác, sự bất công, vô luân và sự bất kỉnh.
3. Mặt khác, một Cơ đốc nhân không nên có sự căm giận. Điều nầy đã được mô tả ở câu 31 như "cay đắng, buồn giận… kêu rêu, mắng nhiếc cùng mọi điều hung ác". Cơn giận của chúng ta không nên nhuốm sự ích kỷ và lấy cái tôi làm trọng.
B. Là tín đồ, chúng ta nên luôn luôn giải quyết những cảm xúc giận dữ.
1. Phao-lô cung ứng cho chúng ta lời khuyên quan trọng ở đây. Nếu chúng ta căm giận, chúng ta phải cẩn thận đừng "căm giận cho đến khi mặt trời lặn". Nói cách khác, đừng cứ giận mà không chịu giải quyết. Hãy lắng nghe Thi thiên 37.8: "Hãy dẹp sự giận, và bỏ sự giận hoảng; Chớ phiền lòng, vì điều đó chỉ gây ra việc ác".
2. Căm giận không giải quyết được sẽ trở thành điều mà Kinh thánh mô tả trong câu 31 là "hung ác". "Hung ác" là một cảm giác bịnh hoạn, là cơn giận trong câm nín thù hận, nó sẽ dẫn tới ao ước tìm cách trả thù. "Hung ác" ấp ủ và sôi sụt. Nó ấp ủ sự "cay đắng", nó nuốt chửng chúng ta giống như chứng ung thư vậy.
3. Hiển nhiên là "hung ác" sẽ mở đường cho "buồn giận". Đây là cách giận bùng nổ. Vấn đề duy nhứt là, quí vị không hề biết khi nào thì cơn giận ấy sẽ thôi. Quí vị có bao giờ căm giận với ai đó trừ ra đổ giận trên vợ con mình không? Tôi dám chắc là có đấy! Giận như thế là không hay lắm đâu.
Vào mùa xuân năm 1894, đội Baltimore Orioles đã đến Boston để thi đấu dã cầu. Nhưng những gì đã xảy ra trong ngày ấy rất quan trọng nhưng cũng rất thông thường. John McGraw của đội Orioles đã đánh nhau với một cầu thủ của đội Boston. Trong vòng mấy phút tất cả các cầu thủ trong cả hai đội đã tham dự vào cuộc đánh nhau. Bãi chiến trường nhanh chóng lan rộng ra các khán đài. Giữa vòng những người hâm mộ cuộc chiến đã đi từ xấu xa đến tệ hại hơn. Có người châm lửa vào khán đài và toàn bộ sân bóng bị cháy cho đến tận nền. Không những thế, ngọn lửa còn lan rộng đến 107 toà nhà khác ở Boston nữa (Daily Bread, August 13, 1992).
4. Một người bạn Mục sư của tôi đã nói như sau: "Hung ác đang làm thinh. Căm giận thì sôi sụt. Cả hai đều là tội lỗi. Cả hai đều sai lầm. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta làm thinh hay sôi sụt, nhưng thay vì thế hãy trưởng thành hơn!"
5. Nếu chúng ta từ chối không giải quyết sự giận của mình, chúng ta đang "để cho ma quỉ nhân dịp". Chúng ta đang cung ứng cơ hội cho hắn, một chỗ để bám lấy trong đời sống của chúng ta. Bộ muốn hầu việc ma quỉ sao? Cứ tiếp tục nói dối đi. Cứ tiếp tục xưng công bình cơn giận không chịu giải quyết của mình với kết quả của sự mình dại dột! Tấm lòng của quí vị sẽ là một mãnh đất phì nhiêu để tạo thành ngôi vườn gian ác.
6. Hãy nhìn vào phần cuối của câu 32. Ở đây nói cho chúng ta biết phải "tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy". Không cứ cách nào đó chúng ta sẽ bị mất lòng, bị tổn thương hay bị xúc phạm, nhưng hãy đem so sánh với những gì Chúa Jêsus đã gánh chịu vì chúng ta xem. Không những Ngài ban cho chúng ta ân điển trong sự tha thứ, nhưng Ngài cũng ban cho ân điển để tha thứ nữa. Không một điều gì làm cho Đức Thánh Linh vui sướng hơn.
III. Thôi trộm cắp mà hãy làm lụng (câu 28).
A. Tín đồ không phải là trộm cắp.
Một nhà nông kia đã lấy làm phiền do chiếc xe tải của những người thích leo qua hàng rào và ăn táo của ông mà chẳng xin phép chi hết. Ngày kia, ông ra gặp họ, có người trong số ấy đã bẽn lẽn mĩm cười nói: “Chúng tôi mong rằng ông không phiền khi chúng tôi hái vài trái táo của ông”. Nhà nông kia đáp: “Không, không có chi đâu, và tôi mong quí vị không phiền khi tôi lấy đi không khí ra khỏi ruột của quí vị đấy nhé”.
1. Phao-lô nói: "Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa". Đúng là phương thuốc chữa của Đức Chúa Trời dành cho kẻ có bịnh trộm cắp? HÃY THÔI ĐI! Cơ đốc nhân không thích sống giống như thế! Klepto là từ ngữ Hy lạp nói tới "steal" [trộm cắp].
2. Vào thế kỷ thứ nhứt, có rất nhiều nô lệ. Những chủ nhân của họ thường đối xử với họ tệ bạc lắm. Những người nô lệ thường lấy cắp của chủ họ với tính cách trả thù. Có bao nhiêu người sống giống như thế hôm nay? Họ cảm thấy bị đối xử bất công khi làm việc thành thử họ mới lấy cắp… một ít thời gian ở đây, một ít đồ dùng ở kia… ai sẽ nhớ tới việc nầy?
Trộm cắp là một vấn đề thông thường trong đời sống của người Mỹ. Một nghiên cứu đã được tổ chức bởi Hội Tâm Lý Mỹ [The American Psychological Association] nhắm vào nhân công lấy cắp tại nơi làm việc cho thấy thiệt hại lên tới 8 tỉ đôla. Chỉ có 10% sai sót khi biên chép mà thôi. Trong 30% còn lại là lấy cắp tại cửa hàng, còn 60% lỗ lã kia là do nhân công ăn cắp! Một việc rất là sai trái!
3. Vị Sứ Đồ đã viết trong Tít 2.9-10: "Hãy khuyên những tôi tớ phải vâng phục chủ mình, phải làm đẹp lòng chủ trong mọi việc, chớ cãi trả, chớ ăn cắp vật chi, nhưng phải hằng tỏ lòng trung thành trọn vẹn, để làm cho tôn quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường". Làm sao quí vị trở thành một chứng nhân của Cứu Chúa chúng ta nếu quí vị đang lấy đi những thứ chẳng thuộc về mình?
4. Satan là một tên cướp cạn. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 10.10: "Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật". Khi chúng ta nói dối, có sự căm giận hay trộm cắp, chúng ta đang bước theo hắn chớ không bước theo Đức Thánh Linh.
B. Tín đồ cần phải làm việc vì một lý do.
1. Có người đã nói như thế nầy: "Quyển tự điển là nơi duy nhứt ở đó sự thành công đi trước việc làm". Phao-lô nói rằng người nào vốn hay trộm cắp "nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện". Có giá trị rất lớn trong khi chịu khó làm nghề lương thiện!
2. Nếu một người chịu làm việc, người ấy làm "nghề lương thiện" là sống đúng theo chương trình của Đức Chúa Trời. "Lương thiện" ở đây có nghĩa là "đàng hoàng đúng chất lượng". Nó có ý nói tới một việc làm được thực thi với tính ngay thẳng và chú trọng cẩn thận từng chi tiết.
Max Anders thuật lại một câu chuyện kể về Jim bạn ông từng có việc làm trong xí nghiệp kia. Ông nầy chịu trách nhiệm về các phụ tùng máy móc. Ông ta đã được trả lương rất hậu để làm ra các thứ phụ tùng mỗi giờ. Trước đó, ông ta đã cho ra nhiều thứ phụ tùng hơn là người ta mong đợi. Những công nhân khác đã làm đủ chỉ tiêu theo giờ của họ trong 15 phút rồi ngồi xuống đánh bài trong 45 phút kia. Jim không đánh bài vì vậy ông cứ lo làm việc và tạo ra sản phẩm nhiều gấp 4 lần! Viên giám thị đã đe doạ đốt ông nếu ông không làm chậm lại!
3. Chúng ta cần phải làm việc để chúng ta "có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn". Là Cơ đốc nhân chúng ta không nên làm việc chỉ vì những lý do ích kỷ. Lo chu cấp nhiều cho các nhu cần cơ bản trong gia đình không nên là động lực phải kiếm nhiều, nhiều hơn, mà là bố thí! Cần phải triệt để! Sự ích kỷ làm buồn Đức Thánh Linh. Chịu khó làm lụng và tính rời rộng làm cho Ngài được vui sướng!
IV. Đừng làm buồn nữa mà hãy lo gây dựng (các câu 29-32).
A. Tín đồ không nên làm cho người khác phải buồn rầu (câu 29a, 31).
1. Phao-lô nói: "chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em”. "Dữ" ra từ chữ sapros và đã được dùng để mô tả trái cây, rau cải bị hư thối.
2. "Một lời dữ" là lời nói độc hại. Nó bao gồm những câu chuyện hài, loại chuyện bẩn thỉu, tục tỉu, nói giỡn chơi, nói dối, nói vu, ngồi lê đôi mách, v.v…Gia-cơ nói: "Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác".
3. Một danh sách đầy đủ chi tiết về sự độc dữ có trong câu 31. Chúng ta cần phải "bỏ… sự cay đắng" – nọc độc ung thư trong tấm lòng đến từ thái độ không chịu tha thứ. Chúng ta không nên độc dữ với "buồn giận" – cơn giận bùng nổ. Chúng ta không nên độc dữ với "tức mình" – cơn giận sâu lắng ở bên trong. Chúng ta không nên độc dữ với "kêu rêu" – một sự bùng phát công khai phản ảnh mất sự tự chủ. Chúng ta không nên độc dữ với "mắng nhiếc" – nói xấu liên tục phát sinh từ một tấm lòng không biết tha thứ. Chúng ta không nên độc dữ với "hung ác".
B. Tín đồ cần phải lo gây dựng người khác (câu 29a, 32).
1. Trở lại trong câu 29 chúng ta biết những gì ra từ miệng của chúng ta cần phải "lành… giúp ơn cho và có ích lợi". Lời nầy "có ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến". Những gì chúng ta nói ra sẽ gây dựng hay "giúp ích" cho những kẻ đang lắng nghe.
2. Tôi thích cụm từ "có ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến". Tôi nghĩ câu nầy có ý nói rằng khi người ta nói với chúng ta, chúng ta ý thức được tình yêu thương và sự khích lệ của Đức Chúa Trời. Trong câu 32, có sự tỉ mỉ hơn nữa: "hãy ở với nhau cách nhơn từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau”.
Phần kết luận. Trong Đệ II Thế Chiến tàu ngầm Mỹ Tang đã gánh chịu bóng tối tăm của bom lửa khi có đoàn tàu chiến của hải quân Nhật đi ngang qua ở bờ biển Trung Hoa. Khi những lần đột kích trước để lại cho chiến hạm Mỹ tám ngư lôi duy nhứt, tính chính xác của từng lần bắn phải tuyệt đối chính xác. Bảy ngư lôi đầu tiên đánh trúng mục tiêu; nhưng khi quả ngư lôi thứ tám được phóng ra, thình lình nó lệch hướng và nhắm vào phía sau chính con tàu của họ. Báo động khẫn phải lặn xuống rung lên, nhưng đã quá trễ. Trong vòng mấy giây, chiếc tàu ngầm Mỹ đã nhận lãnh cú chạm trực tiếp của ngư lôi rồi chìm xuống ngay tức thì.
Cũng đúng như thế khi chúng ta từ chối không tha thứ và có lời lẽ độc dữ ra từ miệng chúng ta, nó sẽ giống như những chiếc hoả tiễn cay đắng quay tấn công trở lại chúng ta ngay.
Suỵt. Đức Thánh Linh đang lắng nghe đấy. Ngài sẽ cảm nhận ra sao về những gì đang diễn ra trong đời sống của quí vị trong lúc bây giờ? Ngài đang vui hay buồn vậy? Có phải Ngài đang bật khóc về những lời nói dối, về sự căm giận không giải quyết, về sự bất lương và cách ăn nói tục tỉu của quí vị không? Có phải quí vị đang sống giống như người tin Chúa hay kẻ không tin? Có phải quí vị đang dập tắt công tác đầy quyền phép của Ngài trong đời sống của quí vị?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét