Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Hướng về sự sáng
Êphêsô 4.17-24
1. Một thiếu nhi khoảng 9 tuổi cùng đi với bố mẹ đến Âu châu vào mùa hè kia. Một phần trong chuyến đi của họ là thăm viếng các giáo đường lớn xa xưa trong quá khứ. Khi nó tham quan hết giáo đường nầy đến giáo đường khác, nó nhìn thấy tấm kính lớn vẫn đục vẽ hình các môn đồ cùng các thánh đồ khác. Nó có ấn tượng khi đứng trong các sảnh đường lớn nầy nhìn vào những tấm kính vẫn đục xinh đẹp ấy. Trên đường về, khi vị Giáo viên Trường Chúa Nhựt hỏi nó thích gì nhất ở các nhà thờ châu Âu và nó đáp các cửa sổ có hình các thánh đồ. Cô giáo hỏi nó định nghĩa thế nào về một thánh đồ!?! Và khi lý trí nó xây trở lại với mấy khung kính cửa sổ lớn kia, nó đáp: "Thánh đồ là người mà Đức Chúa Trời rọi ánh sáng qua".
2. Ánh sáng của Chúa trong một thế giới tối tăm là một ẩn dụ rất thường có trong Kinh thánh.
A. Các Thi thiên nói về Chúa và Lời của Ngài là ánh sáng của chúng ta. Thi thiên 27.1 chép: "Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai?" Thi thiên 119.105 chép: "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi".
B. Các sách Tin lành nói về Chúa Jêsus là Sự Sáng. Mathiơ 4.16 chép: "Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, đã thấy ánh sáng lớn; và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên". Xachari đã nói tiên tri trong Luca 1.78-79: "Vì Đức Chúa Trời chúng tôi động lòng thương xót, và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi, để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết, cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an". Simêôn mô tả con trẻ Jêsus trong Luca 2.32 như sau: "Soi khắp thiên hạ, và làm vinh hiển cho dân Y-sơ-ra-ên là dân Ngài". Giăng 1.4 chép: "Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người". Chúa Jêsus đã nói về chính mình Ngài trong Giăng 8.12: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống".
C. Nhiều phân đoạn Kinh thánh khác, đặc biệt các thư tín mô tả tín đồ là ánh sáng của thế gian. Chúa Jêsus phán với các môn đồ Ngài trong Mathiơ 5.14: "Các ngươi là sự sáng của thế gian". Êphêsô 5.8 chép: "Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng".Câu 14: "Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi". Philíp 2.15 chép chúng ta cần phải sống "không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian". I Têsalônica 5.5 chép: "Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối". I Phierơ 2.9 chép: "Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài".
3. Mặc dù chúng ta là những người yêu mến Chúa Jêsus, chúng ta được xem là người mà Đức Chúa Trời đang chiếu ánh sáng của Ngài qua, hầu hết chúng ta thường chập chờn giữa ánh sáng tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự mờ tối của tội lỗi. Đấy là điều mà phân đoạn Kinh thánh ngày hôm nay đang nói tới.
Công tắc đèn là một hình ảnh rất tuyệt vời! Với chỉ một cử động nhỏ của bàn tay, một công tắc đèn có thể giúp tôi làm cho một căn phòng tối tràn ngập ánh sáng. Tôi muốn quí vị suy nghĩ về phân đoạn Kinh thánh nầy như một công tắc đèn thuộc linh cho đời sống của quí vị. Khi quí vị chạm tới, hãy để cho Chúa sử dụng nó chiếu ra ánh sáng của Ngài trong ngôi nhà của quí vị.
4. Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ học biết mỗi ngày Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm hai việc: tránh xa bóng tối tăm và sống theo sự sáng.
I. Tránh xa bóng tối tăm (các câu 17-19).
A. Tín đồ không nên bước đi trong tối tăm như người không tin Chúa (câu 17a).
1. Trước tiên hãy chú ý từ "vậy" trong câu 17. Từ nầy khiến cho chúng ta phải quay lại với mọi sự mà chúng ta đã học rồi trong sách nầy trước đây. Vì chúng ta có một ơn kêu gọi cao cả đến từ Đức Chúa Trời, vì chúng ta được ngồi trong các nơi trên trời, vì chúng ta là chi thể trong gia đình đời đời của Ngài, vì chúng ta được Đức Thánh Linh ban ơn cho, vì hết thảy mọi sự nầy chúng ta chớ "nên ăn ở như người ngoại đạo nữa".
2. Chúng ta cần phải không "ăn ở" [sống] như "người ngoại đạo nữa". Tất nhiên "người ngoại" là một từ ám chỉ đến kẻ không phải là người Do thái. Từ ngữ Hy lạp là ethnos từ đó chúng ta có từ "ethnic" [dân tộc thiểu số]. Theo ý nghĩa nầy, từ nầy có ý nói tới những kẻ thờ lạy hình tượng, những con người vô tín.
3. Phần ứng dụng cơ bản của câu nầy là: vì quí vị đã được cứu, quí vị không nên sống giống như kẻ chưa được cứu. Chúa Jêsus sẽ tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của quí vị. I Phierơ 4.3 chép: "Ngày trước cũng đã đủ làm theo ý muốn người ngoại đạo rồi, mà ăn ở theo tà tịch, tư dục, say rượu, ăn uống quá độ, chơi bời, và thờ hình tượng đáng gớm ghiếc".
4. Hãy nhận biết rằng việc soi sáng, sống giống như một tín đồ là một cuộc chiến liên tục giữa xác thịt và Thánh Linh. Đây không phải là cuộc chiến từng hồi từng lúc đâu. Đây không phải là một việc mà những giọt nước mắt rơi trên bàn thờ sẽ được sửa lại đâu. Mà đúng hơn, đây là một chiến trận hàng ngày, một sự tranh chiến lớn lao giữa các thế lực tăm tối và sáng láng.
B. Một Mô Tả Về Sự Sống Trong Tối Tăm (các câu 17b-19). Phao-lô đặc biệt chỉ ra lối sống của người chưa tin Chúa. Ông mô tả ở đây, như trong 2.1-3 "chúng ta hết thảy đều ở trong số ấy". Đức Chúa Trời không cứu chúng ta để chúng ta có thể tẻ tách ra khỏi đời sống tội lỗi của mình giống như thể chẳng có gì xảy ra cả.
1. Người nào ở trong tối tăm sống theo SỰ HƯ KHÔNG CỦA Ý TƯỞNG MÌNH (câu 17b).
a. Phao-lô nói người không tin Chúa đang "ăn ở theo sự hư không của ý tưởng họ". "Ý tưởng" dĩ nhiên đang nói tới đường lối chúng ta suy tưởng. Người tin Chúa hành động khác với người chưa tin vì họ suy nghĩ rất khác.
b. Tội nhân đến từ mọi chiều hướng của cuộc sống: giàu, nghèo, đen, trắng, có học, thất học. Lai lịch tạo ra một ít khác biệt. Tuy nhiên, mối nối kết chung giữa hết thảy họ là cung cách suy nghĩ. Họ suy nghĩ về việc nhận lãnh ít nhiều từ tội ác một khi phạm vào đó.
c. Rõ ràng, tất cả những người không tin Chúa đều không phải là tội phạm nhưng hết thảy đều có những suy tưởng về "sự hư không". Từ nầy có nghĩa là "việc nầy chẳng bao giờ được hanh thông". Từ ngữ nầy được sử dụng như một từ đồng nghĩa nói tới sự trống không. Vì một người hư mất suy tưởng luôn đến những việc hư không, cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi thấy đời sống của người luôn trống rỗng, hư không và vô nghĩa.
Có người nói: "Đời sống của một người chưa tin Chúa bị ràng buộc trong sự suy tưởng và hành động trong một đấu trường hoàn toàn vớ vẩn. Người tự lao mình vào những cuộc theo đuổi các mục tiêu thực là ích kỷ, vào việc tích lũy những vụ việc tạm bợ, và vào việc tìm kiếm sự thoả lòng trong những thứ toàn là dối gạt và gây thất vọng" (MacArthur, p.168).
d. Vua Solomon tiếp tục một "câu hỏi dành cho người tài ba nhất" khi sử dụng sự giàu có và quyền thế của mình để theo đuổi từng khoái lạc nào thoắt hiện đến trong trí, nhưng ông đã kết luận rằng một đời sống như thế chỉ là "hư không theo luồng gió thổi" (Truyền đạo 2:26).
e. Có nhiều người, thậm chí sau khi đến với Đấng Christ, họ trở lại với chính cái bẫy dò suy tưởng giống như thế gian, bước theo tư dục ngày càng thêm rồi đâm ngã lòng và thất vọng ngày càng nhiều hơn.
f. Sở dĩ tôi nói như thế là vì đây là nan đề cho nhiều người đang có mặt ở đây hôm nay. Những suy tưởng của chúng ta không tựu trung vào Chúa Jêsus, mà đang nhắm vào cái tôi của chính mình. Đây là lý do tại sao Kinh thánh chép: "Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào" (Rôma 12:2).
2. Người nào ở trong tối tăm đang sống trong SỰ NGU MUỘI VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 18).
a. Phao-lô nói những người chưa tin Chúa "trí khôn họ tối tăm" và "xa cách sự sống của Đức Chúa Trời vì sự ngu muội… vì lòng họ cứng cỏi".
b. Ngày nay có thật nhiều người ăn học cao hơn bất cứ thời đại nào khác. Thế mà, có nhiều người ngu muội và mù loà đối với những lẽ thật quan trọng nhất về cõi đời đời hơn bất cứ một thời đại nào khác.
c. Hãy chú ý rằng họ đang sống "xa cách sự sống của Đức Chúa Trời" vì cớ hai việc: "ngu muội" và "cứng cỏi". Họ chẳng biết Đức Chúa Trời là ai và những điều Ngài đã làm và những gì Ngài sẽ làm nữa.
d. Đúng là tệ hại, họ cố ý không biết đến. Từ ngữ nói tới "cứng cỏi" là porosis, mang đúng ý nghĩa ấy. Phần lớn những người chưa tin Chúa đều có một quyết định cứng cỏi giống như đá không biết tới Đức Chúa Trời, cứng cổ và cứng lòng.
Năm 1994, George và Tina Rollason ở York, Pa. đặt tên cho đứa con gái đầu lòng của họ là Atheist Evolution Rollason [Tiến hoá vô thần Rollason]. Ông Rollason nói rằng tên của con gái mình là câu trả lời của hai vợ chồng cho một cặp bố mẹ khác đang sử dụng những cái tên theo Kinh thánh. Ông ta nói: "Có quá nhiều người được đặt tên là Christian, hay Christine, còn ở đây chỉ có một người được đặt tên là Atheist [vô thần]".
e. Hỡi quí vị tín đồ, có phải quí vị đang sinh sống giống như người chưa tin Chúa chăng? Có phải quí vị đang tấn tới trong sự thông biết Đức Chúa Trời hay có phải quí vị đang bằng lòng giữ lấy sự ngu muội của mình? Có phải quí vị sốt sắng nghiên cứu Ngôi Lời? Có phải quí vị bằng lòng cho thế gian nuôi dưỡng mình?
3. Người nào ở trong tối tăm đang sống trong TÌNH TRẠNG TÊ LIỆT ĐẠO ĐỨC VÀ THUỘC LINH (câu 19a).
a. Hãy quan sát mệnh đề nầy trong câu 19, "mất hết sự cảm biết". Những người chưa tin Chúa đều cứng lòng và chai lì. Họ trở nên đờ đẫn và mất cảm giác đối với tình trạng đạo đức và thuộc linh. Đó là tình trạng "mất cảm giác".
b. I Ti-mô-thê 4.2 mô tả người nào lìa khỏi đức tin là "kẻ nung lương tâm mình bằng chiếc bàn ủi nóng” [có lương tâm đã lì, theo bản Kinh Thánh tiếng Việt]" / Minh họa – Trong phim ảnh của Tây phương, đôi khi một bàn ủi còn nóng thường được dùng để gây ra một vết thương. / Lương tâm, linh hồn của con người không những bị cứng cỏi đối với Đức Chúa Trời, mà còn cứng cỏi đối với bất cứ điều chi tốt lành hay có giá trị.
Eugene Peterson trong quyển Run with the Horses [Chạy thi với ngựa], ông viết: "Cái điều rắc rối, ấy là tại sao có nhiều người sống tệ hại như thế. Không phải là gian ác, mà là ngu muội. Không phải là độc ác, mà là dốt nát. Có ít người khâm phục và ít người bắt chước theo số người hiện nổi bật trong xã hội của chúng ta. Chúng ta có nhiều người nổi tiếng, nhưng không phải là thánh đồ. Nhiều diễn viên hài nổi tiếng chọc cười một đất nước mang lấy chứng mất ngủ. Những tên tội phạm khét tiếng xấu xa luôn biểu hiện sự gây hấn những ai luôn tuân thủ pháp luật. Những vận động viên có tánh nóng nảy thi đấu thay cho số khán giả biếng nhác và đờ đẫn kia. Con người vô mục đích tự mình làm trò tiêu khiển với chuyện vớ vẩn và vô giá trị. Không một chuyến phiêu lưu tốt lành nào, cũng không có một theo đuổi sự công bình nào nằm ở những đường tít lớn cả".
Một quyển tiểu thuyết cổ điển của William Golding là “Chúa tể loài ruồi”. Tiểu thuyết nầy thuật lại một câu chuyện nói về một nhóm nam sinh bị kẹt lại trên một đảo hoang sau khi bị đắm tàu. Bị cô lập và không có những kềm chế, dần dần họ thoái hoá thành một đám người dã man. Những thiếu niên nào kháng cự những đổi thay nầy bị săn đuổi và bị giết. Một đứa đã bị đẩy qua bờ vực. Trong một bối cảnh, Ralph, lãnh tụ của những đứa trẻ “tốt” bị xua đuổi từ khu rừng rồi hướng ra biển. Khi nó chạy ra tới bờ biển, nó té xuống nơi chơn của một sĩ quan hải quân đến từ một tàu cứu hộ đúng lúc đám trẻ dã man kia bung ra với những tiếng la hét cùng giơ cao những ngọn giáo mác. Khi chúng nhìn thấy viên sĩ quan, chúng bèn hạ vũ khí độc địa của mình xuống và một lần nữa chúng trở thành những gã học trò với thái độ nơm nớp, lo sợ. Nói tới Ralph, Golding viết: "Với thân thể dơ dáy, mái tóc rối nùi và cái mũi chưa ráo sạch, Ralph đã bật khóc vì cứu cánh vô tội, vì tình trạng tối tăm của tấm lòng con người, và sự sa ngã suốt thời gian qua của người bạn thân có tên là Piggy".
c. Có phải quí vị đang sống trong tối tăm hay trong sáng láng? Có phải tấm lòng của quí vị ngày càng cứng cỏi thêm chăng? Phao-lô kêu lên: "Đừng sống như thế nữa!"
4. Người nào ở trong tối tăm đang sống trong cảnh CHIỀU THEO ÍCH KỶ (câu 19b).
a. Câu 19 cũng mô tả những người chưa tin Chúa là hạng người "bỏ mình trong một đời buông lung… ô uế… [và] tham lam".
b. "Buông lung" có ý nói tới sự vắng mặt hoàn toàn những kềm chế về đạo đức đặc biệt trong lãnh vực ham muốn tình dục, bừa bãi. Giống như các đặc điểm mà chúng ta thường thấy trên TV, họ nhảy từ giường nầy sang giường kia với các sở thích khác nhau tùy giới tính. Mặc dù chúng ta không phạm vào các tội lỗi nầy theo phần xác, chúng ta dung dưỡng chúng bằng những sự lựa chọn theo cách giải trí của chúng ta.
c. "Ô uế" hay bất khiết được gắn với "không biết chán". Cánh đàn ông "phạm" [như trong làm ăn] vào những việc thế nầy.
d. Há chúng ta không sống ích kỷ và buông lung giống như phần còn lại của thế gian sao?
C. Lý do người tin Chúa trở lại với tối tăm – Điều nầy quá DỄ.
1. Tội lỗi giống như cocaine hay nicôtin, một khi chúng ta lậm vào… nó hủy diệt chúng ta ngay.
2. Ngay khi chúng ta đã được giải phóng ra khỏi chốn tối tăm và đã được đưa vào chốn sáng láng của Chúa, quay bước trở lại với tối tăm cũng là dễ dàng thay. Tại sao? Vì xác thịt vẫn còn yêu mến sự tối tăm. Nó đã được tạo ra trong chỗ tối tăm.
3. Nếu một đôi trai gái đi quá xa về mặt thể xác, dừng lại rất là khó. Nếu một thanh niên cứ say sưa mãi, thôi không uống nữa quả là điều rất khó.
4. Hãy hiểu rõ điều nầy: quí vị không có hai bổn tánh đâu. Không có một hình ảnh con chó đen hay chó trắng nào trong Kinh thánh đâu. Rôma 6.6 chép: "…vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa". Vấn đề không phải là hai bổn tánh, mà là một người mới đang sống trong một thân thể cũ, một người có lối sống sáng láng đang ở trong một thân thể tối tăm. Sự thèm khát tội lỗi không đến từ bên trong mà đến từ bên ngoài. Vì lẽ ấy, chúng ta phải huấn luyện lại thân thể của mình đặng chịu phục một ông thầy mới (Rôma 12:1).
II. Sống trong sự sáng (các câu 20-24).
A. Sống trong sự sáng có nghĩa là TỰU TRUNG vào Chúa Jêsus (câu 20).
1. Đây là những tin tức tốt lành, sống trong sự sáng là điều khả thi khi chúng ta đem bản ngã mình phục theo Chúa Jêsus mỗi ngày. Phao-lô nói: "Nhưng anh em học cho biết Đấng Christ thì chẳng phải như vậy". Cho phép tôi đóng ngoặc đơn: "Người chưa được chuộc sinh sống trong tối tăm, nhưng qnh em không sống trong tối tăm… Tại sao? Vì anh em đang có Chúa Jêsus".
2. "…học cho biết Đấng Christ" có ý nói tới sự cứu rỗi. Vì Chúa Jêsus sống trong quí vị, quí vị có thể có sự thắng hơn tối tăm. Vì Ngài là Cứu Chúa của quí vị, quí vị có thể "bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt" (Galati 5.16).
Trong quyển Tramp for the Lord [Lặn lội tìm Chúa], Corrie Ten Boom đã viết về một phụ nữ mà bà đã gặp sau Đệ II Thế Chiến trong một trại dành cho người tị nạn. Bà nầy từng là giáo sư âm nhạc tại Nhạc viện Dresden. Vì vậy Corrie chỉ cho bà ấy thấy cây đàn dương cầm cũ mà người ta vừa dâng hiến. Người phụ nữ ấy ngồi xuống rồi những ngón tay thon thả của người lập tức dạo qua các phím đàn. Bà tấu lên một trong những kiệt tác của Bach. Khi ấy bà bắt đầu thổn thức. Bà nói âm nhạc nhắc cho bà nhớ tới mọi thứ mà bà đã mất mát trong chiến tranh và không một thứ chi còn lại với bà cả. Corrie nói: "Ồ không, bà sai rồi. Bà vừa lấy lại thứ của cải đáng giá nhất của mình… âm nhạc của bà đó. Vì nó ở trong lòng của bà, chẳng ai có có thể lấy nó ra khỏi đó được kìa". Nếu quí vị đã "học cho biết Đấng Christ". Nếu Ngài đang sống trong quí vị, thế gian không bao giờ cất Ngài ra khỏi quí vị được đâu! Quí vị có thể và sẽ có sự đắc thắng trọn vẹn cho xem.
B. Sống trong sự sáng có nghĩa là nhận biết LẼ THẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (câu 21).
1. Thay vì "ngu muội xa cách sự sống của Đức Chúa Trời" chúng ta đã "nghe đạo Ngài, và được dạy dỗ trong Ngài". Một lần nữa, điều nầy ám chỉ tới ơn cứu rỗi, là lẽ thật của Tin lành.
2. Chúng ta đã "nghe" theo sự kêu gọi của Chúa Jêsus. Chúng ta đã tiếp nhận khi Ngài "dạy dỗ" chúng ta về ơn cứu rỗi. Chúng ta không phải là không biết tới tri thức tuyệt vời nhất mà con người có thể nhìn biết! "Sự sáng của thế gian" đã chiếu ra nơi đời sống của chúng ta. "Ánh sáng" đã chiếu rọi ở chỗ mà chúng ta từng ngồi trong chỗ tối tăm.
C. Sống trong sự sáng có nghĩa là thoát lốt NGƯỜI CŨ của mình (câu 22).
1. "Thoát lốt người cũ" không phải là một mạng lịnh. Đây không phải là việc mà quí vị phải làm. Nếu quí vị đã được cứu, thì đây là việc đã xảy ra rồi. Câu 22 là một sự liên tục của câu 21: "anh em đã nghe… đã được dạy dỗ [đã] thoát lốt…"
2. "Người cũ" là bổn tánh cũ, là người mà chúng ta đã sống trước khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus. Như đã nói trước đây, rằng "người cũ đã bị đóng đinh vào thập tự giá" với Chúa Jêsus. Một khi quí vị không tấn tới, thì chắc "hư hỏng bởi tư dục dỗ dành".
3. Quí vị không phải "thoát lốt người cũ", Chúa Jêsus đã lột bỏ lốt ấy rồi. Đây không phải là việc phải làm, mà là việc để nhận biết thôi! Chúa Jêsus đã buông tha quí vị khỏi đời sống ấy rồi!
D. Sống trong sự sáng có nghĩa là trở thành NGƯỜI MỚI (các câu 23-24).
1. Câu nầy dúng ra phải được dịch là: "đã được đổi mới trong tâm chí mình… hãy mặc lấy người mới".
2. Một lần nữa, Rôma 12:2 chép: "Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa…". Có phải đây là việc quí vị làm hay là việc do Đức Chúa Trời làm? Quí vị có thể biến hoá đời sống mình chăng? Không! Đức Chúa Trời đang làm điều ấy! Bằng cách nào? "…bởi sự đổi mới của tâm thần mình".
3. "Người mới", là người quí vị đang có hoàn toàn khác với "người cũ", là người mà quí vị đã đem đóng đinh trên thập tự giá với Chúa Jêsus. Người mới quí vị được "dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật".
4. Ba chương đầu tiên của thư tín nầy cho chúng ta biết chúng ta là ai trong Đấng Christ [TỈ MỈ]. Chúng ta không phải làm một điều gì trong mấy chương nầy. Thường chỉ có chấp nhận chúng ta là ai và sống y như thế… đừng tưởng chúng ta ra gì.
KẾT LUẬN: Câu chuyện thuật lại về một người giữ ngọn hải đăng, ông nầy làm việc trên một sườn núi đá sát bờ biển và đã nhận lãnh trợ cấp dầu cho mình mỗi tháng một lần để thắp đèn cháy sáng luôn. Một đêm kia, có người đờn bà từ làng đến xin chút dầu về sưỡi ấm cho gia đình. Một lúc khác, người cha đến xin chút dầu về đốt đèn. Người khác nữa cần chút dầu để bôi trơn bánh xe. Khi thấy mọi lời cầu xin nầy đều hợp lý, nhân viên giữ ngọn hải đăng đã cố làm đẹp lòng mọi người và cho mỗi người một chút dầu. Đến cuối tháng, ông ta mới nhận ra nguồn cung cấp dầu đến chậm. Không lâu sau đó, dầu hết đi, ngọn đèn bèn tắt ngúm. Đêm hôm đó, có mấy chiếc tàu bị đắm và nhiều sinh mạng bị chết đuối. Khi ấy nhà cầm quyền mở cuộc điều tra, nhân viên nầy rất ân hận. Đối với lỗi lầm ấy, ông ta đã nài xin sự tha thứ, lời đáp của họ là: "Ông được cung cấp dầu vì một mục đích – để giữ cho ngọn đèn được cháy luôn!"
Cũng một thể ấy, chúng ta được cung ứng cho mọi ơn phước nầy trong Đấng Christ vì một mục đích là giữ cho đèn được cháy luôn! Chúng ta phải nhìn biết chúng ta là ai trong Đấng Christ và sống y như thế. Chúng ta chớ nên "ăn ở như người ngoại đạo nữa". Cho phép tôi hỏi quí vị: "Quí vị đang làm gì với dầu của mình vậy?"
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét