Êphêsô – Những sự kín nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Bước đi trong sự yêu thương
Êphêsô 5.1-7
1. Một trong những hình ảnh phổ thông nhất có trong Tân Ước nói tới việc sống một đời sống vâng phục đối với Đức Chúa Trời và phục vụ tha nhân là ăn ở theo cách bước đi. Phao-lô sử dụng hình ảnh nầy suốt cả sách Êphêsô. Trong 4.1, ông nói: "Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em". Trong 4.17 ông nói chúng ta "chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình". Trong câu 2 của phân đoạn Kinh thánh ngày hôm nay, chúng ta được truyền cho phải "bước đi trong sự yêu thương". Trong 5.8, chúng ta được truyền cho phải "bước đi như các con sáng láng". Trong 5.15 chúng ta cần phải "ăn ở" trong sự khôn ngoan, "chớ xử mình như người dại dột". Ăn ở theo cách bước đi có nghĩa là làm theo những gì Chúa Jêsus đã làm. Ăn ở theo cách bước đi có nghĩa là Chúa Jêsus đã tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của chúng ta. Ăn ở theo cách bước đi có ý nói sống khác hơn phần còn lại trong thế gian. Ăn ở theo cách bước đi không có ý nói tới việc sống như một kẻ phi văn hoá, mà là tương xứng với văn hoá.
2. Một phần của sự ăn ở theo cách bước đi là bước đi trong sự yêu thương. Hãy chú ý, trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta ngày hôm nay, chúng ta được truyền cho chúng ta cần phải luôn luôn "bước đi trong sự yêu thương". Vậy thì bước đi trong sự yêu thương là như thế nào?
A. Bước đi trong sự yêu thương là một tín đồ còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ chối không tham gia vào việc trêu chọc, đùa bỡn của bạn khác, thay vì thế nên kết bạn và khích lệ bạn ấy trong những thời điểm khó khăn. Đấy là bước đi trong sự yêu thương.
B. Bước đi trong sự yêu thương là một người cha, người mẹ biết yêu thương con cái của họ đủ để không bước lên xe điện ngầm đi chơi, mà dành thì giờ dạy dỗ chúng, trò chuyện với chúng, chơi đùa với chúng, yêu thương chúng bằng đời sống của họ. Đấy là bước đi trong sự yêu thương
C. Bước đi trong sự yêu thương là một thánh đồ cao tuổi có chồng đã về nước Chúa từ lâu. Mặc dù bà cô độc, mục tiêu của bà không nhắm vào tình trạng cô đơn của mình, mà nhắm vào việc khích lệ những người cô độc khác bằng những tấm thiếp, thư từ và các cú điện thoại. Đấy là bước đi trong sự yêu thương.
3. Tôi thường sốt sắng thưởng thức việc nghiên cứu Kinh thánh. Đôi khi tôi có quyết định nghiên cứu chỗ nào mà mình ưa thích nhất, sửa soạn để rao giảng. Tôi nghiên cứu những gì tôi thích và thích những gì tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, tuần lễ nầy và phân đoạn Kinh thánh nầy rất là khó. Khi tôi nghiên cứu, Đức Thánh Linh đã thuyết phục tôi qua nhiều lãnh vực của đời sống tôi. Tôi dám chắc quí vị sẽ cảm nhận y như thế khi chúng ta bắt đầu bài học nầy. Tôi muốn quí vị biết rõ rằng những gì tôi rao giảng cho quí vị đều đã chạm đến tôi rồi.
4. Phân đoạn Kinh thánh nầy đối chiếu việc bước đi trong sự yêu thương với việc bước đi theo tư dục. Phần nghiên cứu nầy khởi sự bằng cách cung ứng cho chúng ta ba nguyên tắc tích cực về việc bước đi trong sự yêu thương và kế đó bốn nguyên tắc tiêu cực của việc bước đi theo tư dục.
I. Bước đi trong sự yêu thương (các câu 1-2).
A. Chúng ta bước đi trong sự yêu thương bằng cách bắt chước Đức Chúa Trời.
1. Phao-lô nói chúng ta cần phải trở nên kẻ "bắt chước Đức Chúa Trời". Từ ngữ "kẻ bắt chước" đến từ chữ mimetes từ đó chúng ta có từ ngữ "mimic" [giống hệt] theo tiếng Anh và chữ [mime] (tài bắt chước]", là kẻ sao y cá tánh của người khác. Là "con cái" của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải bắt chước theo mọi bổn tánh của Đức Chúa Trời, nghĩa là tình yêu thương của Ngài.
2. Tôi thích cách dịch của Eugene Peterson từ Sứ điệp: "Hãy nhìn xem những gì Đức Chúa Trời đang làm, rồi kế đó bạn làm theo điều ấy, giống như con cái học theo cách ứng xử thích ứng từ bố mẹ của chúng vậy".
3. Hãy chú ý từ ngữ "vậy" ở phần đầu của câu 1. Nó khiến chúng ta phải quay trở lại với 4.32, ở đây bảo chúng ta phải "ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy". Đấy là cốt lõi của việc bắt chước theo Đức Chúa Trời, ăn ở nhơn từ, đầy lòng thương xót và biết tha thứ.
4. Mục đích của Đức Chúa Trời luôn luôn khiến cho chúng ta ra giống như chính mình Ngài. Rôma 8.29 bảo chúng ta rằng lý do chúng ta được cứu, ấy là chúng ta đã được định sẵn "nên giống như hình bóng Con Ngài". Mathiơ 5.48 chép chúng ta cần phải: "nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn". Chúa phán trong I Phierơ 1.16 và Lêvi ký 11.44: "Phải nên thánh, vì ta là thánh". Niềm hy vọng lớn lao của chúng ta là tín đồ nằm ở I Giăng 3.2: "Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy". Thực thế, lý do duy nhứt chúng ta có thể bước đi trong sự yêu thương được thấy ở Rôma 5.5: "vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta".
5. Chúng ta cần phải bắt chước Đức Chúa Trời "như con cái rất yêu dấu". Thật là tự nhiên cho con cái khi bắt chước bố mẹ chúng.
a. Quí vị có nhớ chương trình thương mại trên TV khích lệ người ta thôi đừng hút thuốc nữa hay không? Chương trình nói: "Cha nào con nấy".
b. Tôi thường bước đi dọc theo mấy hàng cây trong vườn của chúng tôi, bước theo dấu chơn của cha tôi.
c. Vợ tôi là một người rất thích làm sạch sẽ. Nàng thường dùng máy hút bụi, làm sạch sẽ bụi bặm và những thứ rác rưỡi… con gái út của tôi cũng có tánh ấy!
6.Vì Cha thiên thượng của chúng ta là thánh, chúng ta cần phải nên thánh. Vì Ngài hay thương xót, chúng ta cần phải có lòng thương xót. Vì Ngài hay tha thứ, chúng ta cần phải tha thứ. Vì Chúa Jêsus tự hạ mình xuống, chúng ta cũng phải tự hạ mình xuống. Vì Chúa Jêsus là một tôi tớ, chúng ta cần phải trở thành hạng tôi tớ. Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương, chúng ta cần phải "bước đi trong sự yêu thương".
B. Chúng ta bước đi trong sự yêu thương bằng cách yêu thương giống như Chúa Jêsus đã yêu thương.
1. Câu 2 chép chúng ta cần phải "bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã yêu thương" chúng ta. Phao-lô đang nói rằng: "Hãy nhìn xem Chúa Jêsus". Chúng ta không thể yêu thương giống như Ngài đã yêu thương bằng chính sức riêng của mình. Đây không phải là một khả năng tự nhiên, mà là khả năng siêu nhiên vì Chúa Jêsus đã sống trong chúng ta.
2. Nhiều đứa trẻ học vẽ bằng cách dùng tay đồ lại bức tranh. Chúng càng đồ sát theo mẫu của bức tranh gốc, thì bức hình sẽ càng thực hơn. Chúng ta phải luôn luôn lần theo khuôn mẫu của Chúa Jêsus trong đời sống chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ sống "thoải mái". Chúng ta cần phải sống và "yêu thương giống như Đấng Christ đã yêu thương" chúng ta.
3. Phần thử nghiệm quan trọng nhất dành cho tình yêu thương giống như Đấng Christ là sự tha thứ (nghĩa là 4.32). Giăng 3.16 chép rằng Đức Chúa Trời "yêu thương thế gian đến nỗi…". Không có gì biểu lộ tình yêu thương cho bằng sự tha thứ dành cho kẻ không đáng được. Không điều gì tỏ ra một tấm lòng chai cứng không biết yêu thương cho bằng một quyết định không chịu tha thứ.
4. Bất luận ai đó đã làm gì cho chúng ta, Chúa Jêsus đã trả rồi cái giá dành cho tội ấy. Phierơ đã tưởng tha thứ có 7 lần là đủ, nhưng Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 18.22 chúng ta cần phải tha thứ "bảy mươi lần bảy". Mục tiêu của Ngài là chúng ta cần phải giữ luôn sự tha thứ và cứ mãi yêu thương.
C. Chúng ta bước đi trong sự yêu thương bằng cách phó chính mình.
1. Không những Chúa Jêsus đã "yêu thương chúng ta" và đã tha thứ cho chúng ta, nhưng câu 2 chép Ngài đã "phó chính mình Ngài cho Đức Chúa Trời làm của dâng và của tế lễ…".
2. Tình yêu của Chúa Jêsus không phải là một cảm xúc thích thú hay tình cảm gán ghép đâu. Loại tình cảm ấy đến rồi đi. Tình yêu của Chúa Jêsus là một tình yêu chơn thật, là tình yêu ban hiến.
3. Chúng ta không xứng đáng với món quà quí báu của Chúa Jêsus, nhưng Ngài đã phó chính mình Ngài không cứ cách nào. Rôma 5.8 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết".
4. Chúa Jêsus đã phó chính mình Ngài làm "của dâng và của tế lễ như một thức hương có mùi thơm". Tất cả những của dâng và của tế lễ đều là hình bóng của lễ toàn vẹn của Chiên Con Đức Chúa Trời. Sự Chúa Jêsus bằng lòng phó chính mình Ngài để làm đẹp lòng Đức Chúa Cha như "một thức hương có mùi thơm". Mùi thơm kỳ diệu ấy rãi khắp mọi người, gồm những ai tiếp nhận sự hy sinh của Ngài vì ích cho bản thân họ.
5. Quí vị không mất điều gì trong tình yêu thương, quí vị phó hết cho tình yêu ấy!
Trong Đệ I Thế Chiến, có một người lính Pháp còn trẻ lắm, anh ta bị thương rất nặng. Cánh tay anh ta bị nát ngứu đến nỗi nó phải chịu cắt bỏ mà thôi. Anh ta là hạng người có tài, song cuộc giải phẩu cho thấy giờ đây anh ta phải ở trong cảnh tàn tật. Vì vậy, viên bác sĩ cứ chờ bên cạnh giường đợi anh ta tỉnh dậy để nói cho anh ta biết. Khi mắt người lính kia mở ra, vị bác sĩ nói với anh ta: "Tôi rất buồn phải nói cho anh biết rằng anh đã mất cánh tay mình". Anh ta đáp ngay: "Thưa bác sĩ, tôi không mất nó; tôi đã phó nó – cho nước Pháp".
II. Bước đi theo tư dục (các câu 3-7).
Satan có mặt trong việc giả mạo, làm ra những phiên bản giả và đồ giả. Phiên bản giả của hắn về tình yêu thương chính là tư dục. Người ta mong muốn tình yêu chơn thật, nhưng lại tìm cách định liệu bằng tư dục, bằng những điều tưởng tượng rẽ rúng thoáng qua. Chỉ có Chúa Jêsus, Ngài ban cho tình yêu thương chơn thật mà thôi. Nhiều tín đồ chọn lấy đồ giả mà cứ tưởng là chơn thật. Chúa Jêsus sẽ tạo ra một sự khác biệt trong đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy xét qua 4 cách thức chúng ta có thể lẫn tránh việc bước đi theo tư dục.
A. Chúng ta tránh không bước đi theo tư dục bằng cách gạt bỏ tình trạng gian dâm (câu 3a).
1. Phao-lô nói rằng "phàm những sự gian dâm và sự ô uế… cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ". Tôi thích cách bản Kinh thánh NIV dịch câu nầy: "Giữa vòng anh em không nên có, thậm chí lời nói bóng gió về tình trạng gian dâm hay bất kỳ một sự ô uế nào".
2. "Fornication" [gian dâm] ra từ chữ pornea, nó nói tới tất cả tội lỗi về tình dục. "Ô uế" có ý nói tới bất cứ điều chi không sạch hay bất khiết.
3. Dân chúng thành Êphêsô đã đến với Đấng Christ trong một thành phố chuyên tổ chức sinh hoạt tình dục bất chính. Thủ phủ là ngôi nhà có đền thờ thần Diana. Các nữ tế của đền thờ đều là gái điếm và cuộc thờ phượng là tình dục. Người thành Êphêsô như một tổng thể đã chấp nhận và thậm chí còn tán dương mọi kiểu cách trụy lạc của tình dục nữa.
4. Duy Cơ đốc giáo theo Tân Ước kêu gọi một sự thanh sạch hoàn toàn về mặt tình dục. Hoạt động tình dục KHÔNG BAO GIỜ được phép ở ngoài mối quan hệ vợ chồng. Không một tôn giáo nào khác có những đạo đức đáng tin cậy như thế, Phật giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác đều không có được như thế.
5. Hãy suy nghĩ tới những Cơ đốc nhân đã sa ngã trong lãnh vực tội lỗi về tình dục xem. Có bao nhiêu cuộc hôn nhân đổ vỡ và gia đình tan nát từ chính tội lỗi nầy? Có bao nhiêu vị Mục sư và cấp lãnh đạo đã làm cho Hội thánh có con mắt đen vì họ đã bước đi theo tư dục?
6. Tư dục về mặt tình dục đều không bằng lòng và không thể nhìn thấy các hậu quả của tội lỗi. Tư dục nhận lãnh, tình yêu thương ban cho. Tư dục mong muốn sự thoả mãn, tình yêu thương ban cho sự đầu phục. Tư dục là ích kỷ, tình yêu thương là vô kỷ. Tư dục chẳng quan tâm đến ai khác, tình yêu thương không nghĩ đến bản thân mình. I Cô-rinh-tô 13.5 chép tình yêu thương "chẳng làm điều trái phép".
Kent Hughes thuật một câu chuyện về một bà mẹ lo nướng một mẻ bánh bích quy. Bà nói chẳng có ai ăn bích quy trước bữa ăn tối bao giờ. Không lâu sau đó, bà nghe thấy tiếng động của nắp nồi bánh và bà gọi đứa con trai nhỏ của mình: "Con đang làm gì đấy?" Nó đáp:: "Bàn tay của con đang ở trong nồi bánh, nó đang chống lại sự cám dỗ". Hughes kể tiếp: "Có nhiều nồi bánh đang mở ra ở quanh chúng ta. Nồi bánh đâu cũng có trong xã hội chúng ta là vô tyuến truyền hình, nó án ngữ ngay chính giữa nhà của từng gia đình tại nước Mỹ. Tắt nó đi thì thấy các thứ bánh kẹo đang được trình bày trong một tạp chí hay trong một tờ rơi quảng cáo. Có những nồi bánh sống động ở khắp mọi nơi, chúng đang chào mời khách qua đường nếm thử các món ăn của chúng. Nếm thì quá dễ rồi… nhưng khi những món ăn ấy đã được lấy ra khỏi nồi, mùi dịu ngọt của chúng đổi thành mùi thối rửa, và mùi hôi thối có phần của bàn tay lấy chúng ra, kết quả trong việc làm hư hoại linh hồn" (trang 155-156).
B. Chúng ta tránh không bước đi theo tư dục bằng cách gạt bỏ sự tham lam (câu 3b).
1. Hãy chú ý từ ngữ "tham lam" trong câu 3. Điều nầy không nên "nói đến giữa anh em". Dường như gian dâm đã bị loại ra khỏi đây trong phần bàn bạc nầy. Tuy nhiên, nó đã được đưa vào trong văn mạch nói tới tình dục bất chính. Nó có thể giải thích đúng đắn về sự thèm muốn chiếm hữu điều chi thuộc về người khác hay tham muốn thân thể của ai đó.
2. Con người tham lam có điều chi đó rất giống với con người dính dáng vào việc gian dâm… người ấy không kềm chế được tánh thèm khát của mình. Sự khác biệt duy nhứt, ấy là người nầy theo tư dục của xác thịt và người kia theo sự mê tham của mắt.
3. Thay vì luôn luôn tham muốn có càng nhiều tư dục ấy, chúng ta phải nhớ những gì Phao-lô đã nói trong 4.28. Khi ấy chúng ta nên làm việc không phải để có thêm nhiều tư dục mà chúng ta nên "có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn". Đúng là một tư tưởng rất hay!
4. Cả hai: tánh tham lam và gian dâm "cũng chớ nên nói đến giữa anh em [thậm chí lời nói bóng gió về sự ấy nữa] theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ". Quí vị ơi, chúng ta không thể canh giữ tấm lòng của mọi người cho được, nhưng chúng ta có thể canh giữ tấm lòng của mình. Hãy khiến cho tội lỗi đừng bao giờ được "nói đến" ở đây trong Hội thánh, trong gia đình, trong mối hôn nhân, trong lứa tuổi thanh niên của chúng ta, v.v…
C. Chúng ta tránh không bước đi theo tư dục bằng cách gạt bỏ không nói lời tục tỉu (câu 4a).
1. Trong câu 4, hãy chú ý ba từ đặc biệt. "tục tỉu", "giễu cợt" và "giả ngộ tầm phào". Những việc nầy là những điều "không đáng" giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời.
2. "Tục tỉu" có ý nói tới lời nói tục tỉu, cách ăn nói nhớp nhúa, và sự thô tục. Khi một người trở thành một tín đồ, một trong những việc khó nhứt phải thay đổi là thói quen ăn nói tục tỉu. Tuy nhiên, thói quen ấy có thể và phải được thay đổi.
3. "Giễu cợt" ra từ chữ morologia (Moros – "moron", Lego – "nói"). Châm ngôn 15.2 chép: "Lưỡi người khôn ngoan truyền ra sự tri thức cách phải; Nhưng miệng kẻ ngu muội chỉ buông điều điên cuồng” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ thì “điên cuồng” là “giễu cợt”]. Không có gì sai với sự đùa giỡn vui vẻ, đàng hoàng. Châm ngôn 17.22 chép: "Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay". Tạp chí American Health nói: một nụ cười vui giống như "nhảy múa ở trong lòng". Tuy nhiên, chúng ta có thể hân hoan theo cách vui vẻ thích ứng.
4. "Giả ngộ tầm phào" có ý nói tới một cách đùa được quyết định là "không tao nhã" hay thô tục. Cách đùa nầy chứa ý tưởng lấy bất cứ đề tài nào rồi biến nó thành tục tỉu hay khêu gợi. Điều nầy rất thông thường trên những tuồng kịch diễn trên sân khấu hay trên vô tuyến truyền hình.
5. Hầu hết chúng ta đều không hề phạm vào tội tà dâm, nhưng có lẽ không một ai trong chúng ta là vô tội trong việc kinh nghiệm tội tà dâm bằng cách nhìn xem nó trên màn hình. Trong khi chúng ta không thể nói ra những lời tục tỉu dơ bẩn hay sử dụng lời lẽ thô tục, chúng ta thường cho nó là đúng bởi những cách chọn lựa bộ môn giải trí của chúng ta.
6. Tôi có thể nói không phải bất cứ xu hướng nào hợp pháp đều là sai, quả là tội lỗi cho người tin Chúa khi chìu theo sự gian dâm của người khác hay ưa thích giải trí bằng cách nói bóng gió về sự dâm dục rồi vui đùa với nó.
7. Cho phép tôi cung ứng cho quí vị 5 lý do tại sao chúng ta nên tránh không nói "giả ngộ tầm phào" cùng các hình thức nói năng tục tỉu khác nữa.
a. Thứ nhứt, khi chúng ta đùa giỡn cách tục tỉu, cuộc trao đổi luôn luôn đi tới chỗ ngày càng tệ lậu hơn. Tôi thường có mặt với một nhóm tráng niên khi có người kể lại một câu chuyện lắm màu sắc. Không bao lâu sau đó có người khác xen vào: "Nếu ông nghĩ chuyện ấy là xấu, chờ một chút đi đây nầy…". Có khi sự thể nầy đang diễn ra giữa vòng những tráng niên Cơ đốc và tôi đã ngồi đấy và bật cười. Quí vị ơi, đừng nên có việc đó!
b. Thứ hai, khi chúng ta sử dụng cách đùa giỡn tục tỉu, chúng ta đang góp phần vào việc làm cho sa bại đạo đức trong xã hội. Có bao nhiêu người trong quí vị biết xì-căng-đan tình dục của Tổng thống Clinton? Quả là một ngày đáng buồn cho xứ sở của chúng ta!
c. Thứ ba, khi chúng ta ăn nói tục tỉu, chúng ta tỏ ra những tư tưởng ở trong lòng mình. Chúa Jêsus đã phán trong Mác 7.21: "Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người…". Những gì chúng ta nói chỉ ra mọi điều chúng ta đang suy nghĩ. Nếu có ai đó mau mắn nói ra sự gian dâm, sự gian dâm đang ở trong lý trí của người ấy.
d. Thứ tư, chúng ta đang làm hại phẩm chất thuộc linh của mình. Làm sao chúng ta có thể làm chứng? Làm sao chúng ta có thể hướng dẫn các tín hữu khác về mặt thuộc linh?
e. Thứ năm, Đức Chúa Trời đang lắng nghe chúng ta. Chúng ta "đang làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời". Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 12.36: "Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói".
8. Thay vì sử dụng cách nói năng tục tỉu và giễu cợt tầm phào, lời nói của chúng ta "thà cảm tạ Chúa thì hơn".
Một người ngồi xuống dùng bữa với gia đình mình và cầu nguyện cảm tạ Chúa vì cớ thức ăn. Trong suốt bữa ăn, ông than phiền về bánh, cà phê và phó mát. Đứa con gái nhỏ hỏi ông: "Bố ơi, bố có nghĩ Đức Chúa Trời nghe thấy lời cầu nguyện mà chúng ta đã thốt ra hôm nay không?" Ông đáp rất quả quyết: "Tất nhiên rồi". Khi ấy nó hỏi tiếp: "Bố có nghĩ là Đức Chúa Trời đã nghe thấy những lời bố đã nói về cà phê, phó mát và bánh ngọt chăng?" Ông ta đáp: "Sao, ừ bố cũng tin là thế". Nó nói: "Vậy thì bố nghĩ Đức Chúa Trời đã tin theo điều nào hả bố?"
D. Chúng ta tránh không bước đi theo tư dục bằng cách bỏ đi sự dối gạt (các câu 5-7).
1. Câu 6 chép: "Đừng để cho ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em". Người ta đang bị phỉnh dỗ hôm nay.
2. Tại sao chúng ta phải cẩn thận về những gì chúng ta làm hay nói? Vì người nào đang thực hành những việc như thế không có một chỗ nào trên thiên đàng cả.
3. Câu 5 chép: "vì anh em phải biết rõ" hay ít nhất chúng ta nên "biết rõ". Câu nói theo sau dường như khó nghe hơn. Câu nầy nói rằng "kẻ gian dâm [người nào phạm tội về mặt tình dục], ô uế [người nào ăn nói tục tỉu], tham lam [kẻ phạm tội tham lam], tức là kẻ thờ hình tượng, KHÔNG MỘT KẺ NÀO được dự phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời".
4. Thật là đơn giãn. Nếu quí vị bị vướng vào những tội nầy, quí vị đang bị H-Ư – M-Ấ-T!
5. Chúng ta hãy xét qua một số tiểu đoạn Kinh thánh I Cô-rinh-tô 6.9-10; Galati 5.19-21; 1 Giăng 3.7-10. Quí vị có nắm bắt được làm thể nào các sách trong Tân Ước hổ tương với nhau không? Không một người nào theo tư dục mà chẳng biết ăn năn sẽ có một "phần kế nghiệp của nước Đấng Christ và Đức Chúa Trời ".
6. Người nào bước đi theo tư dục tách rời khỏi Đấng Christ thường nghĩ họ có nhiều thì giờ lắm. Họ muốn trước tiên phải có một ít vui thú, sống xả láng, sống một chút mà có sao đâu!?! Hãy xem lại câu 6: "Đừng để ai lấy lời giả trá phỉnh dỗ anh em… vì ấy là nhân những điều đó mà cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên các con bạn nghịch".
Có một câu chuyện thuật lại về ba con quỉ, chúng đang bàn bạc về cách tốt nhứt để hủy diệt Cơ đốc giáo. Con quỉ thứ nhứt nói: "Chúng ta hãy nói cho con người biết không có thiên đàng nào cả. Gạt bỏ đi cách động viên về phần thưởng thì họ sẽ không tin cho coi". Con quỉ thứ hai nói: "Hay hơn thế nữa nè, chúng ta hãy nói cho họ biết chẳng có địa ngục gì cả đâu. Gạt bỏ đi nỗi sợ về án phạt thì họ chắc sẽ không tin cho coi". Con quỉ thứ ba nói: "Còn có cách tốt hơn thế nữa. Chúng ta hãy nói cho họ biết mọi sự, chẳng có gì phải vội hết" và cả ba lập tức nói: "Đúng vậy! Mọi sự chúng ta phải làm là nói cho họ biết chẳng có gì phải vội và họ sẽ không bao giờ đến với Đấng Christ đâu".
7. Câu 7 chép con người mà không có sự sống đời đời là "một kẻ thờ lạy hình tượng". Thay vì thờ lạy Đức Chúa Trời, con người thờ lạy những tư dục lấy mình làm trọng tâm, làm cho cái tôi của mình được thoả mãn.
8. Có phải câu nầy có ý nói rằng một người tin Chúa sa ngã vào trong tội lỗi có thể mất ơn cứu rỗi của mình không? Không. Những tín đồ chơn thật sẽ không hề khăng khăng ở trong những tội lỗi ấy đâu. Chúng ta có thể vấp ngã từng hồi từng lúc. Chúng ta sẽ vấp ngã vào trong tội lỗi. Tuy nhiên, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không trụ lại ở đó.
9. Chúng ta không nên để cho ai "phỉnh dỗ" chúng ta bằng "những lời giả trá". "Ai cũng làm việc đó mà". "Thời thế đã đổi thay rồi". "Không có ai quan tâm đâu". "Chẳng có ai bị tổn hại đâu". "Chỉ có anh và tôi biết thôi mà". "Anh đáng được thoả mãn một chút chứ". "Đâu có ai biết đâu mà lo".
10. Hỡi anh em tín hữu ơi, chúng ta không nên "thông đồng với họ".
11. Hỡi những ai chưa tin Chúa, có hy vọng đấy. I Cô-rinh-tô 6.11 chép: "Trước kia anh em ít nữa cũng có một đôi người như thế; nhưng nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi".
PHẦN KẾT LUẬN. Hãy nhớ, chúng ta cần phải trở nên "kẻ bắt chước Đức Chúa Trời". Chúa Jêsus không hề bị ám ảnh với tư dục. Ngài không hề thốt ra một lời giả trá. Ngài không hề nói lời tục tỉu. Ngài không hề nói ra lời giả ngộ tầm phào hay đùa vui vô tích sự. Ngài không hề cười cợt với những chuyện không đáng cười. Chúa Jêsus không bao giờ phạm vào tư dục, mà đúng hơn, Ngài luôn luôn bước đi trong sự yêu thương. Thực vậy, Ngài yêu thương chúng ta nhiều lắm; Ngài đã phó chính mình Ngài cho chúng ta. Giờ đây Ngài yêu cầu chúng ta phải bước đi theo cùng một tình yêu ấy hôm nay.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét