Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Bước đi trong sự sáng (Eph 5.8-14)



Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Bước đi trong sự sáng
Êphêsô 5.8-14
1. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với sự tự mặc khải của Chúa Jêsus ở Giăng 8.12: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống". Một số trong chúng ta rất quen thuộc với nội dung thẳng thừng… cho rằng Chúa Jêsus đã đưa ra câu nói nầy sau khi Ngài đã tha thứ cho người đờn bà bị bắt quả tang tội tà dâm. Tuy nhiên, tôi đoán có một ít người trong chúng ta hiểu được phạm trù quan trọng hơn về mặt văn hoá của mệnh đề: "lễ Lều Tạm của dân Giu-đa" (Giăng 7.2). Ở cuối kỳ lễ quan trọng nầy, người Do thái đã thực hành một phần truyền khẩu được biết là đêm hoa đăng của đền thờ. Trong nhà kho của đền thờ có bốn đài hoa bằng vàng rất lớn trên đặt trên chót của mấy ngọn đuốc to. Tương truyền rằng chúng được đặt trên cao, trên những bức tường cao nhất của đền thờ. Có một cái thang bắc lên mỗi đài hoa đó và các thầy tế lễ trẻ tuổi đã leo lên những bậc thang để rót đầy bốn cái bát lớn, chứa khoảng hơn 20 gallons dầu, trên từng cái một. Tương truyền rằng khi những cái bấc được thắp lên vào buổi chiều những ngọn lửa lớn đã soi sáng hết thảy thành Jerusalem. Trong khi người Lêvi cất lên những bài hát ngợi khen bằng đàn lia, những bài ca thánh, chập choả cùng các thứ nhạc cụ khác của họ, phân biệt những người nhảy múa chung quanh họ với những ngọn đuốc sáng cầm trong tay khi ca hát. Quí vị có thể hình dung ra mùi dầu, hơi nóng của khói đuốc và bóng của các thầy tế lễ có để râu đổ mồ hôi khi họ xoay tròn quanh đấy không? Buổi tối kỳ lạ nầy tưởng niệm trụ lửa lớn lao, trụ mây vinh hiển của Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Israel qua đồng vắng mà đến với Đất Hứa (theo tự điển Kinh thánh Unger, trang 361 và Hughes, trang 164).
2. Chính tại chỗ ấy sáng sớm hôm sau với mùi vị của buổi tưởng niệm tối hôm qua vẫn còn bám víu trong cơn gió nhẹ, Chúa Jêsus đã công bố: "Ta là sự sáng của thế gian". Người Do thái vốn biết rõ Ngài có ý nói gì rồi. Nói như thế giống như Ngài đang phán: "Ta là sự vinh hiển của trụ mây đã dẫn dắt tổ phụ các ngươi và thắp sáng ban đêm cho họ. Ta là Shekinah đã giáng xuống Đền Thờ của Vua Solomon. Ta là sự sáng của thế gian và nếu các ngươi theo ta, các ngươi sẽ không hề đi trong nơi tối tăm đâu!"
3. Câu 8 trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta công bố rằng hiện nay chúng ta đã nên người "sáng láng trong Chúa". Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 5.14: "Các ngươi là sự sáng của thế gian". Chúa Jêsus là "sự sáng" và bởi mối giao thông của chúng ta với Ngài, chúng ta cũng được gọi là "sự sáng". Donald Grey Barnhouse giải thích câu nầy như sau: "Khi Đấng Christ còn ở trong thế gian, Ngài giống như mặt trời đang chiếu sáng. Khi mặt trời lặn, mặt trăng bèn mọc lên. Mặt trăng là một hình ảnh nói tới các tín đồ, là Hội thánh. Hội thánh chiếu sáng, nhưng không phải với chính ánh sáng của nó. Hội thánh chiếu sáng với thứ ánh sáng phản chiếu… Sự sáng của chúng ta không bắt nguồn từ chúng ta" (Hughes trang 164). Đúng như thế. Đôi khi chúng ta phản chiếu sự sáng của Chúa thật sáng láng trông dường như ánh sáng ban ngày vậy. Ở những thời điểm khác, chúng ta chỉ là một tia sáng nhỏ nằm trên đường chân trời mà thôi. Dù là cách nào, tất cả ánh sáng trong đời sống của chúng ta đều đến từ Chúa Jêsus.
4. Hãy chú ý câu nầy nói: "Vả, lúc trước anh em ĐANG CÒN tối tăm, nhưng bây giờ ĐÃ NÊN người sáng láng trong Chúa". Kinh thánh không nói chúng ta đang còn ở "trong bóng tối tăm" hay chúng ta hiện đang ở "trong sự sáng". Kinh thánh nói chúng ta "còn tối tăm" và bây giờ chúng ta "nên người sáng láng".
A. Thứ nhứt, chúng ta "đang còn tối tăm". Trước khi chúng ta đến với Đấng Christ, chúng ta "đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình" (2.1). Chúng ta không phải là con cái của Đức Chúa Trời mà là con cái của Satan. Chúng ta hoàn toàn vô dụng khi tự cứu lấy mình. Chúng ta chẳng biết gì về lẽ thật của Đức Chúa Trời và tránh né sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta bị hư mất trong vô vọng và bất lực, lẫn tránh bất kỳ sự sáng nào. Chúng ta tạm bằng lòng sống trong bóng tối tăm.
B. Thứ hai, bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta đã nên người "sáng láng trong Chúa". Vì Chúa Jêsus đã cứu chúng ta, nên chúng ta được ở "trong Đấng Christ". Vì chúng ta được ở "trong Đấng Christ" giờ đây chúng ta được ở trong "sự sáng của Chúa". Mặc dù Kinh thánh đôi khi nói tới các tín đồ đang ở trong và thuộc về sự sáng, nhờ Đấng Christ chúng ta trở nên "sự sáng của thế gian" cùng với Ngài. Chúng ta từng là con cái của tối tăm đã trở thành "con cái sáng láng".
5. Đây là mục đích, vì chúng ta là "sự sáng trong Chúa" chúng ta cần phải "bước đi như các con sáng láng". Chúng ta cần phải sống khác biệt với những kẻ nào còn ở trong tối tăm. Chúa Jêsus sẽ tạo ra một sự khác biệt trong đời sống chúng ta! Câu 1 cho chúng ta biết chúng ta cần phải trở nên "kẻ bắt chước Đức Chúa Trời". Câu 2 nói chúng ta cần phải "bước đi trong sự yêu thương". Các câu 5-6 cho chúng ta biết người nào bước đi trong tối tăm sẽ không hề có một cơ nghiệp trên thiên đàng. Câu 7 cho chúng ta biết chúng ta không nên "thông đồng" với họ. Trước khi chúng ta đào sâu vào phân đoạn của chúng ta, chúng ta hãy đọc 1 Giăng 1.5-7.
6. Trong phân đoạn nầy của sách Êphêsô, chúng ta sẽ học biết "bước đi như các con sáng láng" có ý nghĩa như thế nào!
I. Khi chúng ta bước đi trong sự sáng, chúng ta sẽ kết quả (các câu 8-10).
Nếu chúng ta bước đi "như các con sáng láng" sẽ có những đức tính rất rõ ràng nơi đời sống của chúng ta. Phao-lô gọi những đức tính nầy là "trái của Thánh Linh" (đối chiếu Galati 5.22). Cụm từ nầy cũng có thể được dịch như trong bản Kinh thánh NASV "trái của sự sáng". Khi ánh sáng của Đấng Christ chiếu qua chúng ta thì sẽ có một tác dụng của lăng kính, chúng ta sẽ phản ảnh "sự nhơn từ", "sự công bình", "lẽ thật" và sự vâng phục. Quí vị có thể đi nhà thờ, đem theo quyển Kinh thánh, dâng tiền, chịu phép báptêm nhưng phần thử nghiệm thật của việc trở thành một Cơ đốc nhân thật là "trái".
Những đức tính nầy giúp chúng ta kiểm tra đời sống của chúng ta. Vừa qua tôi lấy chuyến bay khẩn đến Dallas và phải bay mà không lấy vé. Vì tôi có một con số thay vì lấy một vé máy bay, hành lý tôi được kiểm tra và tôi chỉ bước ra phi đạo lên máy bay mà thôi. Đây là một sự khó khăn, nhưng tôi không phải lo vì tôi không có gì để che giấu. Những câu nầy là sự kiểm tra của Đức Thánh Linh đối với sự “ăn ở” của chúng ta.
A. Bước đi trong sự sáng tạo ra sự nhân từ (câu 9a).
1. "Sự nhân từ" ra từ một chữ Hy lạp rất hay có thể được mô tả là "yêu thương bằng hành động". Gốc rễ của từ nầy là agape. Chữ nầy có ý nói tới tính ưu việt của đạo đức, tính rời rộng, hành động bằng lòng hy sinh hay ban hiến cái tôi của một người.
2. Phao-lô đã in điều nầy trong trí khi nói trong I Têsalônica 5.15: "nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ".
3. Một đời sống "nhân từ" không những đang diễn ra. Nếu quí vị không thể hiện tình yêu thương vô kỷ trong những việc nhỏ, quí vị sẽ chẳng có nó trong những việc lớn.
4. Tôi có nghe nhiều người nói: "Nếu tôi trúng số, tôi sẽ dâng đủ tiền để trả cho việc xây nhà thờ mới của chúng ta" (xổ số là thứ thuế dành cho người nào không có đáp số đúng!). Tôi rất ngạc nhiên nếu chúng ta sẽ trúng số. Nếu chúng ta không sống vô kỷ với những gì chúng ta đang có trong lúc bây giờ, tại sao chúng ta sẽ sống vô kỷ khi chúng ta có nhiều hơn?
5. Quí vị có mơ mình sẽ chết một cái chết anh hùng không? Hiến đời sống mình cho người bạn đời, con cái hay bè bạn? Dâng mình làm một người tuận đạo cho Đức Chúa Trời? Nếu chúng ta không sống một đời sống “nhân từ” vô kỷ trong lúc bây giờ, làm sao chúng ta dám chắc mình sẽ dâng mạng sống cho đến chết?
6. Hãy học biết để thực thi "sự nhân từ" trước tiên trong các việc nhỏ. Hãy thực thi một sự tử tế bất ngờ dành cho bạn đời của mình. Hãy tắt đi TV và làm cho con cái của quí vị phải ngạc nhiên khi dành thì giờ với chúng. Hãy tình nguyện đến với ai đó đang có cần dù là phần việc không mơ ước trong Hội thánh của quí vị. Hãy giúp đỡ người lân cận. Hãy làm một người tài xế thật nhã nhặn. Hãy thực hành "sự nhân từ" trong những việc nhỏ và quí vị phải sẵn sàng cho những sự hy sinh to lớn hơn.
B. Bước đi trong sự sáng tạo ra sự công bình (câu 9b).
1. "Sự công bình" có nghĩa là sống thành thực trước mặt Đức Chúa Trời và người ta. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta được công bình trước mặt Ngài trong Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 5.21). Theo I Ti-mô-thê 6.11 chúng ta cần phải "theo đuổi sự công bình" trước mặt loài người. Nếu "sự nhân từ" là dâng hiến với sự vô kỷ, "sự công bình" có nghĩa là sống với sự vô kỷ.
2. Có phải quí vị là con người ngay thẳng không? Có phải "sự công bình" đang đánh dấu đời sống của quí vị? Nếu đúng vậy, quí vị sẽ ăn ở đúng theo điều quí vị nói. Nếu thực thế, quí vị sẽ có cùng sự đầu phục vào sáng thứ hai y như quí vị có vào sáng Chúa nhựt. Nếu thực vậy, quí vị sẽ không phải làm chứng cho người khác, sống như thế là quá rõ nét đối với họ rồi.
3. Có người nói như thế nầy: "Khi không còn giàu có, không có gì phải mất; khi sức khoẻ không còn, có cái gì đó đang bị mất; khi sự ngay thẳng không còn nữa, thì mất tất cả".
Trong quyển Objections Answered, R.C. Sproul nói về một thiếu niên Do thái lớn lên tại Đức. Thiếu niên nầy lấy cha mình làm thần tượng, ông ấy là một thương gia rất thành công. Người cha đã bảo đảm cho đời sống gia đình về đức tin của họ và hay có mặt ở nhà hội địa phương. Khi thiếu niên kia là một người lớn, những cơ hội làm ăn đã khiến cho người cha phải dời cả gia đình sang một thị trấn của nước Đức. Thị trấn mới không có nhà hội, mà chỉ có một nhà thờ của hệ phái Luther mà thôi. Cả cộng đồng sống xoay quanh ngôi nhà thờ. Một ngày kia người cha thông báo rằng họ sẽ bỏ đức tin Do thái của họ mà tham gia vào Hội thánh hệ phái Luther. Khi người con yêu cầu một lời giải thích, người cha nói rằng việc ấy rất hiệp lẽ cho công việc làm ăn. Người con thấy chao đảo và nhầm lẫn. Nỗi thất vọng sâu sắc của nó không bao lâu nhường bước cho giận dữ và một sự cay đắng ghê gớm đi theo anh ta suốt đời sống của anh ta. Sau đó anh ta rời nước Đức rồi qua học ở Anh Quốc. Hiển nhiên anh ta đã ghi hết mọi ý tưởng của mình vào một quyển sách bắt đầu một nhận định hoàn toàn mới. Tên của anh ta là Karl Marx và các tác phẩm của anh ta là nền tảng cho phong trào Cộng sản. Lịch sử của thế kỷ 20 đã bị xoay chuyển rất mạnh vì một người cha đã làm cho mọi giá trị của mình bị méo mó.
C. Bước đi trong sự sáng tạo ra sự thành thật (câu 9c).
1. "Thành thật" là một từ đơn. Nó có ý nói tới sự vắng mặt của lừa gạt, giả dối và giả hình. "Nhân từ" nói tới những gì chúng ta làm. "Công bình" chỉ ra cách sống của chúng ta. "Thành thật" chỉ ra điều chúng ta nói.
2. Trong 4.15, Phao-lô dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải "lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật". 4.25 nói chúng ta cần phải "chừa sự nói dối" và phải "nói thật". Chúa Jêsus phán rằng chúng ta cần phải sống chơn thật và ngay thẳng trong cách nói năng của chúng ta, phải nói "phải" khi là "phải" và phải nói "không" khi là "không" (Mathiơ 5.37; đối chiếu Gia-cơ 5.12).
Hai bà cụ kia đang đi dạo trong sân ngôi nhà thờ đông đúc của người Anh, họ đến bên một tấm bia mộ có ghi như sau: "John Smith nằm ở đây, một nhà chính trị và là một người rất chơn thật". Bà cụ nầy nói với bà cụ kia: "Ô hay, sao kỳ thế, sao họ lại chôn hai người nằm chung một ngôi mộ vậy kìa!"
3. Nếu quí vị đang bước đi "như các con sáng láng" Chúa Jêsus sẽ tạo ra một sự khác biệt trong những gì chúng ta nói. Thành thật sẽ mãi luôn là chính sách của chúng ta.
D. Bước đi trong sự sáng tạo ra sự vâng phục (câu 10).
1. Ý tưởng vâng phục đến từ câu 10: "hãy xét điều chi vừa lòng Chúa". Điều nầy có ý nói tìm kiếm và làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
2. Một số lớn các tín đồ đang vật vã với sự nhận biết ý chỉ Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Đối với họ, ý chỉ của Đức Chúa Trời là một lẽ mầu nhiệm thuộc về vũ trụ cần phải khám phá. Hãy xét điều nầy xem! Ý chỉ của Đức Chúa Trời không phải là một sự kín nhiệm đâu! Nó được ghi ra bằng mực đen và giấy trắng (hay đỏ và trắng) trong quyển sách có trước mặt quí vị đây. Nếu quí vị tìm kiếm Ngôi Lời, thì quí vị sẽ thấy "điều chi vừa lòng Chúa" và rồi hãy làm theo Lời ấy, quí vị không những nhận biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, mà quí vị sẽ sống theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và sẽ làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời nữa!
3. Mặt khác, nếu quí vị không nghiên cứu Ngôi Lời và/hay quí vị không làm theo những gì quí vị học được ở đó, quí vị sẽ không sống vâng phục đối với Ngài. Gia-cơ 4.17 chép: "Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội".
Curtis James là một trong những người quí phái. Curtis thích làm việc trong khu vườn ở sân sau nhà ông. Đôi khi ông đem cho tôi các thứ rau hay "trái" ông trồng ở đó. Ông vỡ đất, trồng trọt, bón phân, tưới nước, làm cỏ và thu hoạch. Ông sẽ nói cho quí vị biết chìa khoá để trồng một khu vườn kết quả là sự chăm sóc thường xuyên. Điều nầy cũng rất thực về mặt thuộc linh. Nếu chúng ta lao động để làm ra một số hoa quả, thì sẽ có nhiều hoa quả. Nếu chúng ta vâng theo những gì chúng ta biết, sự hiểu biết của chúng ta về Chúa sẽ tăng thêm. Nếu chúng ta trung tín với sự sáng chúng ta đang có, chúng ta sẽ được ban cho thêm sự sáng nữa.
Bằng chứng quan trọng nhất của ơn cứu rỗi chơn thật chính là trái. Chúng ta không thể đem sự cứu rỗi của mình đặt trên một việc gì trong quá khứ bất luận nó có ý nghĩa như thế nào lúc bấy giờ. Sự bảo đảm chắc chắn nhất cho ơn cứu rỗi là hiện tại đây. Mặc dù chúng ta có thể sa vào tội lỗi từ lúc nầy đến lúc khác, nếu chúng ta thực sự được sanh lại thì sẽ có bông trái thuộc linh trong đời sống của chúng ta. Chúng ta sẽ "bước đi như các con sáng láng".
II. Khi chúng ta bước đi trong sự sáng chúng ta xây khỏi tối tăm (các câu 11-13).
A. Bước đi trong sự sáng có nghĩa là chống lại sự tối tăm (câu 11a).
1. Câu 11 nói chúng ta chớ "dự vào công việc vô ích của sự tối tăm". Chúng ta cần phải mang lấy "trái của Thánh Linh" đừng để "không kết quả".
2. Từ ngữ Hy lạp nằm ở đàng sau cụm từ "thông công" có nghĩa là "tham gia hay dự phần vào". Đôi khi chúng ta có những bữa ăn thông công. Trong đó, chúng ta dự phần bằng đồ ăn và trao đổi thành thực với nhau. "Thông công" với các tín hữu khác rất quan trọng cho sự tăng trưởng sức khoẻ thuộc linh.
3. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ dự phần vào "công việc vô ích của sự tối tăm". Hãy nhớ câu 7: "Vậy, chớ có thông đồng điều chi với họ hết". Chúng ta đừng hiệp với con người hay đồ vật nào là gian ác hay tội lỗi. Tại sao vậy? Vì nếu chúng ta dự vào, sự tối tăm sẽ bắt rễ trong đời sống của chúng ta.
4. Có bao giờ quí vị để ý thấy cách những đồ vật ngã chết trong tối tăm không? Hãy đặt một cây thực vật vào căn phòng tối lâu đủ thì sẽ chết ngay. Cũng vậy, hãy đặt cây đó trong một căn phòng rồi chiếu ánh sáng lên nó thì nó sẽ sống cho xem. Cũng thực như thế trong đời sống thuộc linh của chúng ta.
5. I Cô-rinh-tô 5.11 chép: "Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy". I Cô-rinh-tô 15.33 chép: "Anh em chớ mắc lừa: bạn bè xấu làm hư thói nết tốt".
6. Vậy thì, đâu là "công việc vô ích của sự tối tăm?" Có một loạt công việc ấy trong các chương 4 & 5: dâm dục, ô uế, tham lam, tư dục dỗ dành, nói dối, căm giận, trộm cắp, ăn nói sằng bậy, cay đắng, giận dữ, giận hờn, lời dữ, nói tục, gian dâm, chế giễu tầm phào v.v…
B. Bước đi trong sự sáng có nghĩa là vạch trần sự tối tăm (câu 11b-13).
1. Chống lại hay nghịch với "công việc của sự tối tăm" cũng chưa đủ, chúng ta còn phải "tỏ ra" công việc ấy nữa. "Tỏ ra" ra từ một chữ có nghĩa là "quở trách, chỉnh đốn, phạt vạ hay kỷ luật".
2. Điều nầy đi ngược lại với bản chất xã hội của chúng ta. Trong nền xã hội đa văn hoá bao gồm của chúng ta, về mặt chính trị điều chỉnh cách suy nghĩ về giá trị thường được ca ngợi là khoan dung. Kent Hughes nói rằng khẩu hiệu của con người hiện đại là: "Việc gì tôi không dung chịu là không khoan dung". Theo thế gian, tôn giáo nên phải rõ ràng và có thể chấp nhận được.
3. Vấn đề là chúng ta không thể "bước đi như các con sáng láng", chúng ta không thể mang "trái của Thánh Linh", chúng ta không thể là hình ảnh thu nhỏ về "sự nhân từ, sự công bình, và thành thực" nếu chúng ta bất chấp điều ác. Bất chấp điều ác là khuyến khích điều ác. Giữ im lặng về điều ác là động viên nó.
4. Chúng ta "tỏ ra" tội lỗi bằng cách nào? Cho phép tôi đề nghị tỏ ra tội lỗi ở hai cấp độ.
a. Thứ nhứt, chúng ta "tỏ ra" tội lỗi MỘT CÁCH GIÁN TIẾP, nghĩa là chúng ta đưa ra một lời quở trách bằng phương thức chúng ta sống đời sống của chúng ta. Trong khi những người khác lừa gạt, chúng ta ăn ở thành thực. Trong khi người khác nói năng thô tục, chúng ta nói năng với sự thanh sạch. Trong khi người khác nói dối, chúng ta nói ra lẽ chơn thật. Trong khi người khác sống đồi bại, chúng ta lo gây dựng. Trong khi người khác ồn ào dộn dựt, chúng ta truyền đạt ân điển. Trong khi người khác dính vào sự gian dâm, chúng ta giữ lấy sự thanh sạch về tình dục. Khi làm như vậy, chúng ta làm ứng nghiệm những gì Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 5.16: "Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời".
b. Thứ hai, chúng ta "tỏ ra" tội lỗi CÁCH TRỰC TIẾP. Làm chứng trong im lặng chỉ trôi xa mà thôi. Đôi khi chúng ta phải nói ra và hành động. Tôi tán thưởng những người và các nhóm như Hội Gia đình Mỹ dám đứng chống lại sự bẩn thỉu trong xã hội của chúng ta.
5. Tại sao không có nhiều Cơ đốc nhân gắn bó vào việc tỏ ra điều ác? Tôi nghĩ ít nhất có hai lý do:
a. Thứ nhứt, một số người trong chúng ta không xem trọng tội lỗi. Chúng ta cười cợt với chính những thú vui đó, xem chính những buổi trình diễn và các cuộn phim rồi dự phần nhiều vào chính sự bẩn thỉu ấy. Thậm chí chúng ta còn công nhận tình trạng tội lỗi đó, là điều chúng ta sẽ không tự mình nhúng tay vào, tuy nhiên chúng ta thưởng thức nó gián tiếp qua sự giải trí. Mỉa mai thay, thay vì trở thành một ảnh hưởng, chúng ta lại lãnh lấy ảnh hưởng đó.
b. Thứ hai, một số người trong chúng ta không có những ngôi nhà thuộc linh riêng của mình. Chúng ta không lớn lên trong lẽ thật; chúng ta không bước đi trong sự sáng, vì vậy chúng ta không có một phẩm chất đạo đức hay thuộc linh nào để với phẩm chất ấy mà "tỏ ra" điều ác.
6. Phao-lô tiếp tục nói rằng "vì dầu nói đến điều mà những người đó làm cách kín giấu, cũng đã là hổ thẹn rồi". Một số tội lỗi đang gây ra sự ghê tởm chúng ta thậm chí không nên nói tới. Tỉ như một số tật bịnh, lãng phí nguyên tử và các thứ hoá chất nguy hiểm mà các chuyên gia đã loại bỏ.
7. Câu 13 nói rằng "Nhưng hết thảy mọi sự đã bị quở trách [hiển nhiên, thấy được] đều được tỏ ra bởi sự sáng", phàm điều chi đã tỏ ra thì trở nên sự sáng vậy”.
III. Khi chúng ta bước đi trong sự sáng chúng ta sẽ tỉnh thức về mặt thuộc linh (câu 14).
A. Trước tiên, câu nầy là một lời kêu gọi phải tỉnh thức dành cho các tín đồ đang ở trong một giấc ngủ vùi thuộc linh. Đây là lời được mượn ở Êsai 60.1: "Hãy dấy lên, và sáng lòe ra! Vì sự sáng ngươi đã đến, và vinh quang Đức Giê-hô-va đã mọc lên trên ngươi". Trong hình thức nầy, đây là một phần của bài thánh ca phục sinh đầu tiên. Tuy nhiên, đây là một lời kêu gọi phải tỉnh thực về mặt thuộc linh và bước đi theo sự sáng của Đấng Christ.
B. Thứ hai, câu nầy là một lời kêu gọi phải tỉnh thức dành cho những ai cần được cứu. Hãy chú ý dòng chữ: "hãy vùng dậy từ trong đám người chết". Quí vị có sẵn sàng để tỉnh thức trước sự sống thuộc linh thật chưa?
PHẦN KẾT LUẬN. Trong quyển tự truyện của ông, Benjamin Franklin thuật lại về việc cần thuyết phục những cư dân của Philadelphia lo chiếu sáng các con đường lúc ban đêm, như một sự bảo hộ chống lại tội ác và là một tiện nghi cho những người đi lại vào ban đêm. Khi ông không tác động được họ bằng lời nói của mình, ông đã mua một cây đèn lồng rất đẹp rồi đặt nó trên một cái giá êke thật dài đứng ngay trước nhà ông. Mỗi buổi chiều lúc chạng vạng, ông thắp sáng ngọn bấc lên. Mấy người hàng xóm của ông để ý thấy tia sáng ấm áp ở trước mặt nhà ông. Khách qua đường tán thưởng con đường, ánh sáng đã giúp họ đi an toàn trên những chỗ gồ ghề. Không lâu sau đó nhiều người khác cũng bắt đầu đặt những chiếc đèn lồng ở trước mặt nhà họ nữa. Thế là thành phố đã công nhận nhu cầu cho những con đường cần được thắp sáng (Anders trang 135). Nguyện chúng ta vùng dậy và chiếu sáng để nhiều người khác cũng sẽ nhìn thấy nhu cần sự sáng của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ nữa.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét