Êphêsô – Những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra
Bước đi trong sự khôn ngoan
Êphêsô 5.15-21
1. Tôi thích câu chuyện nói về chàng thanh niên mới 32 tuổi vừa được chỉ định làm Chủ tịch Ngân hàng. Chàng ta không hề mơ mình sẽ làm Chủ tịch, ít nhiều gì khi với tuổi còn trẻ như thế. Vì vậy chàng ta mới bước tới gần Hội đồng rồi nói. "Quí vị biết đấy, tôi vừa được bầu làm Chủ tịch. Tôi rất ngạc nhiên không biết quí vị có cho tôi một lời khuyên nào không?" Một ông cụ quay lại nói với bốn từ. "Những quyết định đúng!" Chàng thanh niên mong mỏi nhiều hơn thế, vì vậy anh ta nói. "Tôi tán thưởng điều đó, nó thực sự nâng đỡ đấy, nhưng quí vị có điều chi đặc biệt hơn không? Làm sao tôi biết đưa ra những quyết định đúng cho được?" Ông cụ kia đáp thật đơn giãn. "Kinh nghiệm". Chàng thanh niên kia trả lời. "Đúng đấy, đó là mục đích mà tôi hiện diện ở đây. Tôi chưa có loại kinh nghiệm mà tôi đang cần. Làm sao tôi có được nó chứ?" Ông cụ đáp. "Những quyết định sai!"
2. Hết thảy chúng ta đều cần sự khôn ngoan và chúng ta cần một đường lối tốt hơn để có được nó thay vì kinh nghiệm việc đưa ra những quyết định sai lầm! Lẽ đạo của phân đoạn Kinh thánh nầy là đúng như thế, buớc đi trong sự khôn ngoan… sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
3. Kinh thánh thường sử dụng cụm từ "bước đi" làm biểu tượng cho cách chúng ta sinh sống, lối sống của chúng ta. Trong chương nầy chúng ta đã học biết nhiều về việc ăn ở theo cách “bước đi" hay sống giống như một Cơ đốc nhân. Sứ điệp chính là. Chúa Jêsus sẽ tạo ra một sự khác biệt trong đời sống chúng ta. Trong câu 2 chúng ta được truyền cho phải "bước đi trong sự yêu thương". Trong câu 8, chúng ta được truyền cho phải "bước đi như các con sáng láng". Còn bây giờ, sứ đồ Phao-lô khuyên chúng ta chớ "xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan". Một việc mà hết thảy chúng ta đều cần tới là phải học biết cách thức để ăn ở trong sự khôn ngoan càng hơn.
4. Kinh thánh có nói nhiều về sự khôn ngoan. Trong phân đoạn nầy chúng ta sẽ học biết hai phương diện của việc ăn ở trong sự khôn ngoan. Thứ nhứt, ăn ở trong sự khôn ngoan là phải sống có mục đích. Thứ hai, bước đi trong sự khôn ngoan là phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
I. Ăn ở trong sự khôn ngoan là phải sống có mục đích (các câu 15-17).
Có nhiều người đang lang thang vô mục đích trong cuộc sống nầy, lăn quay với mấy chai rượu, chấp nhận những điều cao thấp, trôi dạt với sóng đào và họ không bao giờ cập được bến nào hết. Người khôn ngoan luôn luôn có một hướng đi, một mục đích trong cuộc sống. Hãy chú ý ba phương thức chúng ta có thể sống có mục đích.
A. Sống với một mục đích là bước đi cách cẩn thận (câu 15).
1. Câu 15 nói chúng ta phải "cho khéo về sự ăn ở". "Circumspectly" (cho khéo) sát nghĩa ra từ chữ "carefully" (cẩn thận). Chúng ta cần phải sống hay "ăn ở" theo một tư thế rất cẩn thận.
2. Sống cẩn thận có nghĩa là sống khôn khéo. Châm ngôn 14.16 chép: "Người khôn ngoan sợ và tránh khỏi điều ác; Song kẻ ngu muội ở xấc xược, và có lòng cậy mình". 12.15 chép: "Đường lối của kẻ ngu muội vốn ngay thẳng theo mắt nó; Còn người khôn ngoan nghe lời khuyên dạy". 28.26 chép: "Kẻ nào tin cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội; Còn ai ăn ở cách khôn ngoan sẽ được cứu rỗi".
3. "Ăn ở khôn khéo" hay sống cách cẩn thận có ý nói phải chú ý từng chi tiết. Ăn ở khôn khéo có nghĩa là giữ mắt mình luôn mở ra, nhìn vào nơi mà quí vị đang đi tới.
4. Cũng hãy chú ý trong câu 15, chúng ta cần phải ăn ở "đừng như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan". Sự đối ngược với cách ăn ở khôn khéo và ăn ở dại dột, không chú ý chi cả.
Tuần vừa qua, chúng tôi đưa mấy đứa con đến công viên Six Flags Over Texas chơi. Chúng tôi có thì giờ tuyệt vời khi chơi lướt sóng và xem mọi cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, một điều làm cho khó chịu, ấy là người ta cứ hay đụng chạm vào chúng tôi. Quí vị có biết điều gì đã xảy ra không? Họ cứ mãi xem toàn cảnh nên họ không nhìn vào nơi họ đang tiến tới. Cũng thực như thế trong cuộc sống thực. Chúng ta bị lôi kéo hết ngày này sang ngày khác vào những việc mà chúng ta dại dột không nhìn vào bức tranh thật.
5. Sống cách khôn khéo, "khôn khéo" hay khôn ngoan là phải biết chú ý tới chỗ mà cuộc đời quí vị sẽ đi tới. Đây là một vài trường hợp.
a. Không có ai đề ra một chuyến đi mà chẳng có ý tưởng nào về nơi mà họ sẽ đi tới cả. Chúng ta luôn luôn có một nơi đến ở trong trí. Chúng ta cầm lấy tấm bản đồ và tính lộ trình đi. Chúng ta có một khung thời gian trong trí.
b. Không có ai xây một ngôi nhà mà không có một bản vẽ hay kế hoạch nào hết. Quí vị có thể tưởng tượng một ngôi nhà xây mà không có kế hoạch chăng? Tôi từng biết một vị Mục sư đã có 7 đứa con. Mỗi lần ông có một đứa con hay hai đứa, Hội thánh sẽ xây căn phòng khác trong tư thất. Ngôi nhà ấy giống như một mê cung vậy!
c. Không có ai viết một quyển sách mà không có chủ ý hay một sự sắp xếp nào ở trong trí. Ai muốn đọc một quyển sách chẳng có định hướng chi hết?
d. Không có ai chạm tới một mục tiêu trừ phi họ có mục đích. Trong trường hợp quí vị muốn bắn một phát súng hay một mũi tên, quí vị phải cẩn thận nhắm vào mục tiêu.
6. Có phải quí vị đang sống đời sống của mình cách khéo léo, "khéo léo" hay khôn ngoan không? Hoặc, có phải quí vị chỉ làm một số việc trong một ngày với một thời gian nhất định, bị xao lãng bởi một việc gì đó và mọi sự?
Trong một cuốn phim cổ điển rất sinh động nói về Thiên Lộ Lịch Trình của John Bunyan, Chàng Lữ Khách, vai chính đã bị bầy sư tử gầm rống tấn công. Bầy sư tử gần như chạm đến chàng, nhưng Lữ Khách khám phá ra rằng nếu chàng cẩn thận quan sát các bước chân mình và trụ lại trên đường mình, bầy sư tử không thể chạm đến chàng được. Chúng bị trói buộc bởi những sợi dây xích giữ chúng không sao chạm đến chàng được. Tuy nhiên, Lữ Khách phải giữ mắt nhìn vào con đường. Nếu chàng nhìn vào bầy sư tử, chàng sẽ tẻ tách ra khỏi con đường và chúng sẽ nuốt mất chàng. I Phierơ 5.8 chép: "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được".
B. Sống với một mục đích là phải biết lợi dụng thì giờ (câu 16).
1. Câu 16 nói cho chúng ta biết chúng ta cần phải "lợi dụng thì giờ". Chúng ta cần phải lợi dụng hầu hết thì giờ mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Một trong những lý do chúng ta cần phải ăn ở cách cẩn thận hay "khéo léo" là vì thời gian rất hạn chế. Chúng ta chỉ có bấy nhiêu thời gian thôi. Một người khôn ngoan biết sử dụng thì giờ. Một kẻ dại dột phung phí thì giờ.
2. Hết thảy chúng ta đang sống ở một kỷ nguyên đầy sự lo lắng. Chúng ta chạy tới chỗ nầy rồi chỗ kia. Chúng ta nghe cuộc gọi nầy rồi gọi cuộc khác. Chúng ta sống trong vòng lẫn quẫn phòng ngủ, phòng tắm, bàn tiệc và công ăn việc làm. Nan đề là, phần lớn thì giờ đã bị phung phí.
Chúng ta lại có khuynh hướng phung phí thì giờ. Mới đây, tôi có xem những biểu thống kê nói về một người có lương 25.000USD/năm, làm việc 40 giờ/tuần. Mỗi giây có trị giá 0,2135USD, mỗi giờ trị giá 12,81USD. Nếu ông ta phung phí một giờ/ngày trong một năm người ấy đã phung phí tổng giá trị là 3.125USD. Nếu ông ta phung phí một giờ/ngày trong 30 năm, những thì giờ ấy có giá trị là 93.750USD!
Tim Hansel trong quyển When I Relax, I Feel Guilty [khi tôi thoải mái, tôi cảm thấy phạm tội], ông trưng dẫn một đề tài có đề tựa là: "Nếu bạn 35 tuổi, bạn có 500 ngày để sống". Luận điểm của quyển sách cho rằng khi quí vị trừ ra thì giờ để ngủ, làm việc, làm những việc cá nhân, vệ sinh, những việc vặt, kiểm tra y tế, ăn uống, du lịch, và mất thì giờ linh tinh, trong năm 36 tuổi quí vị sẽ có tương đương 500 ngày còn lại cho quí vị sử dụng khi quí vị muốn. Cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi Thi thiên 90.12 chép: "Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan".
Tôi thích bài thơ nầy từ một tác giả vô danh:
Chỉ một phút nhỏ thôi, chừng sáu mươi giây trong đó
Nó thúc đẩy tôi. Không thể từ chối nó được. Không tìm kiếm nó, không chọn lựa nó
Tôi phải chịu khổ nếu tôi phung phí nó, hãy ghi sổ nếu tôi lạm dụng nó
Chỉ một phút nhỏ thôi, nhưng cõi đời đời ở trong nó
3. Trở lại câu 16, chúng ta học biết rằng chúng ta cần phải "lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu". Kẻ thù của chúng ta, Satan muốn cướp lấy thì giờ của chúng ta. Hắn muốn chúng ta phải bị lôi kéo vào những việc tạm thời không quan trọng bao nhiêu, để chúng ta sẽ không tối đa hoá những việc đời đời có tầm quan trọng siêu nhiên.
4. Cụm từ "lợi dụng thì giờ" cũng có thể được dịch "mua lại hay mua lấy thì giờ". Nói cách khác, chúng ta cần phải nắm lấy từng cơ hội để từ khước những gì là ác hay để "vạch ra" hoặc để quở trách "công việc vô ích của sự tối tăm" (câu 11).
5. Khi tôi đọc câu nầy, tôi nghĩ tới Nôê ngay. Ông đã lao động lo đóng chiếc tàu trong 100 năm vì thời buổi của ông cũng rất là "gian ác". Ông đã tận dụng gần hết thời gian của mình. Ông đã nắm bắt cơ hội. Ông đã giảng đạo lúc ông cầm búa đóng đinh. Tuy nhiên, người ta đã không chịu nghe theo. Khi chiếc tàu đã đóng cửa lại và cơn mưa bắt đầu trút xuống, cách người ta sử dụng thì giờ của họ sẽ quyết định ai là "khôn ngoan" ai là "dại dột".
C. Sống với một mục đích là phải hiểu rõ Ý chỉ của Chúa (câu 17).
1. Một lần nữa chúng ta thấy trong câu nầy "chớ nên như kẻ dại dột" hay điên dại. Thay vì thế, chúng ta cần phải "hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào". Làm sao chúng ta có thể ăn ở cách cẩn thận hay "khéo léo" cho được? Làm sao chúng ta có thể lợi dụng "thì giờ" trong thời buổi "gian ác" nầy cho được? Làm sao chúng ta có thể sống khôn ngoan? Chúng ta phải "hiểu rõ" "ý muốn của Chúa".
2. Nếu chúng ta không biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hoang phí thì giờ và tài nguyên của mình lo làm những việc thực sự không đáng làm.
Những việc chúng ta làm thực sự không phải là vấn đề. Quí vị có nghe nói về luật 80/20 chưa? 20% số người làm 80% lượng công việc. Cũng thực y như thế trong đời sống của quí vị đấy. Vì người trung bình làm 80% những gì chúng ta làm ít có ý nghĩa lâu dài lắm. John Maxwell nói: "Bạn không thể đánh giá cao mọi sự thực tế không có gì quan trọng". Trong thực tế chỉ có khoảng 20% những gì quí vị làm thực sự mới là vấn đề. Làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời là ưu tiên một cho 20% đó!
Tướng Eisenhower được trưng dẫn khi ông nói: "Điều cấp bách hiếm khi là quan trọng, và điều quan trọng hiếm khi là cấp bách". Cuộc sống thường bị cai quản bởi "bạo chúa của sự cấp bách". Chúng ta hãy gạt qua một bên những mục tiêu cao hơn và xứng đáng hơn để nhóm lên những ngọn lửa.
3. Làm sao chúng ta có thể "hiểu rõ điều chi là ý muốn của Chúa" cho được? Chúng ta phải tiếp thu lấy ở trong Ngôi Lời. Câu 10 chép chúng ta cần phải "xét điều chi vừa lòng Chúa". Chúng ta phải nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời để biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời!
4. Nếu chúng ta không học hỏi Lời của Đức Chúa Trời mỗi ngày, chúng ta sẽ không bước đi trong sự khôn ngoan, chúng ta sẽ không nắm bắt được thì giờ vì chúng ta không hiểu rõ ý muốn của Ngài.
Tuần nầy tôi sẽ trao đổi với một người từ gia đình Hội thánh của chúng ta và bà ta đã chia sẻ một câu chuyện nói tới sự khích lệ từ một người bạn của bà ta. Người nầy cảm thấy đời sống thuộc linh của mình đang ở chỗ trống không. Ông ta trao đổi với Mục sư chủ toạ của mình và Mục sư bảo ông ta nên đọc Kinh thánh mỗi ngày. Ông ta nghĩ cách nói như thế giống như một "câu trả lời dễ dàng" cho một nan đề khó, nhưng ông quyết định thử xem. Khi ông đã đọc Kinh thánh, ông ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy Đức Chúa Trời đã phán với ông qua Kinh thánh!
II. Ăn ở trong sự khôn ngoan là phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 18-21).
Mấy câu nầy tiếp tục phần đối chiếu giữa sự khôn ngoan và dại dột. "Say rượu" là dại dột. Được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" là khôn ngoan.
A. Ý nghĩa của việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh (câu 18).
1. Thứ nhứt, Phao-lô nói: "Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng" hay quá độ. Điều nầy chẳng bao giờ là "ý muốn của Chúa" (câu 17) vì một người tín đồ không phải "say sưa" với rượu bao giờ. Cũng một ý nghĩa đó, người không nên đụng tới ma túy. Tại sao vậy? Vì "say sưa" đang bị khống chế bởi một chất liệu ở bên ngoài.
2. Tại sao người ta uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các thứ ma túy khác? Có người muốn tránh né những nan đề ngày hôm nay. Có người muốn quên đi nỗi đau của quá khứ. Có người muốn tìm một ý thức vui mừng. Có người muốn cảm thấy khá hơn. Có người muốn được tiếp nhận.
3. Mặc dù họ có thể tìm được nổi khuây khoả tạm thời nơi rượu hay ma túy, họ cũng mất đi sự tự chủ của thể xác và lý trí. Đó là "sự luông tuồng", là một từ ngữ có ý nói tới ai đó đã nhiễm bịnh không thể chữa lành được nữa. Đây là sự tự hủy diệt. Chúng ta hãy xem ở Châm ngôn 23.19-21, 29-33.
4. Thắc mắc đã được đưa ra từ lâu rồi: "Một Cơ đốc nhân có thể uống rượu được không?" Một câu hỏi hay hơn nữa là: "Tại sao một Cơ đốc nhân lại muốn uống rượu?" Người ấy có thể đem mọi nan đề của mình mà trình cho Chúa Jêsus. Chúa Jêsus cất bỏ tội lỗi và nỗi đau trong quá khứ. Chúa Jêsus ban cho sự vui mừng cho đến đời đời. Chúa Jêsus làm cho chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn hơn. Trong Chúa Jêsus chúng ta có sự tiếp nhận hoàn toàn và tình yêu thương vô điều kiện. Nói ngắn gọn, Chúa Jêsus cất bỏ hết bất kỳ lý do nào cho việc uống rượu!
5. Thay vì phải "say sưa", chúng ta cần phải "đầy dẫy Đức Thánh Linh". Thay vì "chịu ảnh hưởng" của rượu, chúng ta nên "chịu ảnh hưởng" của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
6. Được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" không có nghĩa là phải say sưa với Đức Thánh Linh đâu. Rượu là chất làm giảm hoạt động của thần kinh. Thánh Linh là chất kích thích. Bị "say sưa" là không còn tự chủ được nữa. "Tiết độ" là một trái của Thánh Linh (Galati 5.22-23).
7. Khi chúng ta được cứu, chúng ta đã được Đức Thánh Linh ngự vào và được Ngài đóng ấn cho. Chúng ta hãy xem lại 1.13-14 và 4.30. Khi chúng ta được cứu, chúng ta chịu báptêm trong Đấng Christ bởi Đức Thánh Linh. I Cô-rinh-tô 12.13 chép: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa". Ngài thuyết phục, dạy dỗ, hướng dẫn, cầu thay cho chúng ta và bày tỏ Đức Chúa Trời ra cho chúng ta. Nếu quí vị đã được sanh lại, hết thảy quí vị đang có Đức Thánh Linh mà quí vị từng cần đến!
8. Được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" là một việc hoàn toàn khác. Đây là một mạng lịnh theo ngôn ngữ tiếng Anh, nhưng là một mạng lịnh mạnh mẽ hơn trong Tân Ước Hy lạp. Đúng ra phải được dịch như sau: "Anh em phải liên tục được đầy dẫy Đức Thánh Linh". Thế rồi có thắc mắc: "Thưa Mục sư, làm sao tôi được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Làm sao tôi vâng theo mạng lịnh nầy?"
9. Quí vị có thể được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" khi quí vị đem thân thể mình đầu phục Đức Thánh Linh. Được "đầy dẫy" là không phải xin thêm Đức Thánh Linh, mà là từ bỏ thêm bản ngã đối với Ngài!
Khi tôi thấy mình trống không và cần được đầy dẫy với quyền phép và sự hiện diện của Đức Thánh Linh một lần nữa, tôi chỉ cầu nguyện đầu phục như sau: "Lạy Chúa, con đang trống không đây. Con cảm thấy bất lực về mặt thuộc linh. Con nhận rằng con đang vận hành theo sức riêng của con, chớ không phải sức của Ngài, làm theo ý muốn con, chớ không phải ý muốn Ngài. Con dâng chính mình con cho Ngài và cầu xin Đức Thánh Linh đầy dẫy con để con có thể suy gẫm những tư tưởng mà Ngài muốn con phải suy gẫm, phải nói ra những lời mà Ngài muốn con phải nói và làm theo những việc mà Ngài muốn con phải làm. Con xin đầu phục Ngài cách tươi mới".
B. Những dấu hiệu của việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh (các câu 19-21). Làm sao quí vị có thể nói lúc nào thì một tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Quí vị xét đoán sự đầu phục của mình như thế nào? Phao-lô cung ứng cho chúng ta ba dấu hiệu về người được "đầy dẫy Đức Thánh Linh".
1. Người tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh ưa thích sự thờ phượng (câu 19).
a. Câu 19 nói chúng ta cần phải "lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau". Thứ nhứt, đây không có ý nói rằng chúng ta cần phải thôi không nói nữa và khởi sự thông công bằng cách ca hát đâu! Thay vì thế, chúng ta cần phải "hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa".
b. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy quí vị, quí vị không thể làm chi khác hơn là ca hát! I Phierơ 1.8 chép: "Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển".
Đời tôi dốc đổ bằng một bài ca không dứt vượt trên những ta thán của đất
Tôi lắng nghe bài ca thực lắm, tôn cao một người được dựng nên mới
Không một giông tố nào có thể làm lay động sự bình tịnh trong tôi khi tôi bám vào một vầng đá
Vầng đá ấy như một cái neo cho linh hồn tôi, làm sao tôi không ca hát cho được? Nguồn vô danh
c. Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh không những có một bài ca ngợi khen trong "tấm lòng" của chúng ta, mà chúng ta còn sẽ "đối đáp" hay ca hát "cùng nhau" nữa. Khi chúng ta nhóm lại, chúng ta sẽ hát lên những bài ca ngợi khen Đức Chúa Trời và những bài hát khích lệ lẫn nhau!
d. Chúng ta sẽ hát lên những "ca vịnh" – Kinh thánh cho âm nhạc. Chúng ta sẽ hát lên những "thơ thánh" – những bài ca ngợi khen nhắm thẳng vào Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ hát lên những "bài hát thiêng liêng" – những bài ca làm chứng nói về sự chúng ta ăn ở với Đức Chúa Trời và khích lệ lẫn nhau.
e. Người được đầy đẫy Đức Thánh Linh tuôn tràn ra với bài ca. Bất cứ lúc nào có một cơn phấn hưng lớn lao, ở đó có sự đổ ra nhiều bài hát thật hay. Tôi muốn khích lệ hội chúng của chúng ta viết ra nhiều bài hát ngợi khen và khích lệ. Thậm chí nếu quí vị không phải là nhạc sĩ, quí vị có thể viết ra những bài thơ. Tôi muốn chúng ta hát lên những bài ca sản sinh từ chính những kinh nghiệm thuộc linh riêng của chúng ta kìa.
f. Quí vị có được đầy dẫy Đức Thánh Linh chưa? Ngay cả khi quí vị chưa thể hát hay đọc một nốt nhạc, có phải quí vị thấy mình "hết lòng hát mừng khen ngợi Chúa" không?
2. Người tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh dâng lời cảm tạ (câu 20).
a. Ca hát là một dấu hiệu bên trong của việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh. "Vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời" là một dấu hiệu ở bên ngoài của việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
b. Người tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh không phải là một người hay lằm bằm. Người không than phiền về những gì người không có hay những gì người ao ước người đã có. Người chỉ cảm tạ Đức Chúa Trời vì những thứ ơn mà người đã nhận lãnh. Chúng ta hãy xem xét lời nói của Phao-lô ở Phi-líp 4.10-13, 19.
c. Chúng ta không đáng được bất cứ một điều gì. Mọi sự chúng ta đang có đều đến từ Đức Chúa Trời. Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Ngài liên tục làm cho chúng ta biết rõ rằng những gì chúng ta đang có đều là những ơn phước đến từ nơi Chúa.
d. Có phải quí vị đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh? Có phải quí vị thấy mình đang than phiền nhiều hơn hay cảm tạ Đức Chúa Trời nhiều hơn?
3. Người tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh biết vâng phục nhau (câu 21).
a. Ca hát là một dấu hiệu bên trong của việc được đầy dẫy Đức Thánh Linh, biết ơn là một dấu hiệu bên ngoài và "vâng phục nhau" là một dấu hiệu ở bên ngoài.
b. Trong phân đoạn kế, chúng ta sẽ học biết về sự vâng phục trong hôn nhân, còn ở đây chúng ta đang xử lý với sự thực: hết thảy các tín đồ cần phải bằng lòng mà "vâng phục nhau".
c. "Vâng phục nhau" có nghĩa là chúng ta đặt mọi nhu cần của người khác lên trên hết. Nó có nghĩa là chúng ta tìm cách phục vụ người khác, chớ không phải phục vụ mình. Được đầy dẫy Đức Thánh Linh có nghĩa là chúng ta sẽ có sự khiêm nhường đặt người khác lên trước tiên.
d. Chúa Jêsus là tấm gương của chúng ta. Mặc dầu Ngài vốn có mọi sự, Ngài chẳng giữ lại chút chi. Ngài đã tự quấn khăn rồi rửa chơn cho các môn đồ. Khi chúng ta phục theo Đấng Christ, chúng ta sẽ vâng phục đối với các tín hữu khác.
e. Có phải quí vị đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh không? Có phải quí vị thấy mình khiêm nhường phục vụ người khác hay đang ích kỷ lo toan những ham muốn riêng của mình?
Có còn nhớ vị chủ tịch ngân hàng trẻ tuổi kia không? Chàng ta đang tìm kiếm sự khôn ngoan và được truyền cho chỉ có thể tìm được trong những quyết định và kinh nghiệm sai lầm. Tôi không biết về quí vị như thế nào nhưng tôi đã kinh nghiệm quá nhiều các quyết định sai trái. Tôi muốn lợi dụng thì giờ để làm theo ý muốn của Chúa bằng cách được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đấy là một quyết định đúng đắn. Đấy là một quyết định khôn ngoan. Đức Chúa Trời sẽ tôn cao quyết định đó. Còn quí vị thì sao?
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét