NGÀI SỐNG!!
I Côrinhtô 15
PHẦN GIỚI THIỆU:
Hôm nay, chúng ta kỷ niệm sự đắc thắng của Chúa Giêxu đối với tội lỗi và sự chết bởi sự sống lại của Ngài.
Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá, bị coi là hình thức trừng phạt dã man và độc địa nhất mà con người nhận biết từ trước tới nay.
Và ba ngày sau, Ngài đã từ kẻ chết sống lại, thắng hơn sự chết và mồ mả.
Sự sống lại của Ngài xác nhận những lời Chúa Giêxu xưng nhận Ngài chính là Đức Chúa Trời. Sự sống lại lót đường cho hạng người tầm thường giống như quí vị và tôi có được mối tương giao sâu sắc, riêng tư, đích thực với chính mình Đức Chúa Trời.
Hôm nay, tôi muốn xét qua ba lãnh vực mà sự sống lại của Chúa Giêxu đã đụng đến. Tôi nói “đụng đến” thay vì “tác động” vì các lãnh vực nầy có tính cách liên tục. Chúng vẫn bị đụng đến bởi sự sống lại của Chúa Giêxu cách đây 2000 năm.
Dự tính của tôi hôm nay là cung ứng cho quí vị một cái nhìn vào Đấng Christ đã làm gì cho quí vị như một cá nhân – một cá nhân mà vì quí vị Đấng Christ đã chịu chết.
Và trong quá trình ấy, cung ứng cho quí vị sự trông cậy nữa.
Vì vậy, tôi muốn đưa ra thắc mắc nầy:
Sự sống lại đụng đến chúng ta ngày nay như thế nào?
1. Sự sống lại đụng đến lịch sử.
Sự sống lại đụng đến mà không nói rõ Chúa Giêxu đã có một cái chạm trên xã hội. Phaolô mô tả Chúa Giêxu đã được biệt riêng ra đối với người khác.
I Côrinhtô 15.3-7: “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi. Đoạn, Ngài hiện ra cho Gia-cơ, rồi cho các sứ đồ. Rồi lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy”.
Chúa Giêxu là một nhân vật của lịch sử. Ngài sống và chết như một nhân vật của lịch sử. Và Ngài đã sống lại như một nhân vật của lịch sử. Trong khi chúng ta hiểu Ngài từng sống còn hơn cả một nhân vật trong lịch sử nữa, thật là quan trọng khi chúng ta hiểu rằng sự sống, sự chết, và sự sống lại đều là các biến cố có thực trong lịch sử.
Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta sáng nay, Phaolô nhấn mạnh điều nầy ở một cấp độ cao, đặc biệt về sự sống lại.
Ông nói rằng sự sống lại của Ngài đã được nói tiên tri trước trong Kinh Thánh, sự sống lại ấy sẽ được ứng nghiệm trong lịch sử, và Chúa Giêxu đã hiện ra cho hơn 500 người thấy sau khi Ngài đã chết.
Hãy chú ý là ông nhắc tới đa số người trong 500 người chứng kiến hãy còn sống ngay thời điểm ông viết ra điều đó. Điều nầy rất quan trọng, vì có nhiều người sống quanh đấy, họ sẽ từ chối mọi điều mà Phaolô đã nói.
Sự sống lại của Chúa Giêxu không những xác quyết sứ điệp của ông, sự sống lại ấy còn cung ứng cho các môn đồ cua Chúa Giêxu lòng can đảm để đối diện với sự chết và sự bách hại, và để đem sứ điệp đến các đầu cùng đất.
Và sứ điệp đó còn tiếp tục đụng đến nhiều đời sống ngày hôm nay. Sự sống lại đụng đến lịch sử, là một sự kiện lịch sử, thậm chí cho đến ngày hôm nay.
Kế đó,…
2. Sự sống lại đụng đến triển vọng của chúng ta.
+ Sự sống lại xác quyết đức tin của chúng ta.
I Côrinhtô 15.12-17: “Vả, nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại? Nếu những kẻ không sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa. Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích. Lại nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời đã chẳng khiến Đấng Christ sống lại, mà chúng tôi đã làm chứng trái với Đức Chúa Trời rằng Ngài đã làm cho Đấng Christ sống lại, té ra chúng tôi làm chứng dối cho Đức Chúa Trời. Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa. Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình. Vậy, những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng phải hư mất đời đời‘.
Về mặt cơ bản, sự sống lại là điều làm cho đức tin của chúng ta có giá trị trong chỗ thứ nhứt. Người ta có thể ưa thích những điều Chúa Giêxu đã nói, đặc biệt những việc nào đẹp lòng nhau, nhưng sự sống lại của Ngài cung ứng quyền phép cho Lời nói của Ngài. Một thứ quyền phép mà chẳng một người tôn giáo nào khác có được.
Quí vị thấy đấy, tất cả các cấp lãnh đạo tôn giáo khác đã chết và vẫn còn nằm trong mồ mả. Chỉ có Chúa Giêxu là đã sống lại. Ngài đã minh chứng cho lời của Ngài bằng cách sống lại từ kẻ chết.
Phaolô nói rằng không có sự sống lại chúng ta vẫn còn sống trong tội lỗi của mình. Tại sao trở thành Cơ đốc nhân cho được nếu quí vị không có sự tha thứ? Sự tha thứ đã được thực thi không những bởi sự chết của Chúa Giêxu, mà còn bởi sự sống lại của Ngài nữa.
Sao chứ? Vì bởi sự sống lại từ kẻ chết, Ngài đã minh chứng quyền phép của Ngài thắng hơn tội lỗi và sự chết.
Sự sống lại của Ngài xác quyết đức tin của chúng ta là hợp lệ.
+ Sự sống lại cung ứng hy vọng cho chúng ta.
Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết.
I Côrinhtô 15.20-22: “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. Vả, vì chưng bởi một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết. Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại”.
Cho phép tôi chỉ ra vài việc ở đây:
Thứ nhứt, câu 19 nói rằng sự sống lại cung ứng cho chúng ta sự trông cậy cho tới khi chúng ta qua đời. Và tôi muốn nhắm tới sự ấy trong một phút.
Có phải quí vị hiểu rằng thì giờ của chúng ta trên đất chỉ là một hạt bụi trên dòng thời gian trong sự sinh tồn của quí vị không? Quí vị sẽ ở trong cõi đời đời lâu hơn quí vị ở trên đất nầy – đây là chi tiết cho thấy lý do tại sao chúng ta gọi đấy là cõi đời đời, có phải không?
Cho phép tôi lấy lòng dạn dĩ nói rằng quí vị muốn đến ở trong thiên đàng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời hơn là ở trong án phạt đời đời nơi địa ngục.
Và nếu đấy là trường hợp, hãy hiểu rõ là sự sống lại của Chúa Giêxu làm cho điều đó ra khả thi. Sự chết của Ngài trên thập tự giá mua lấy sự tha thứ cho chúng ta – sự sống lại của Ngài mở cánh cửa sự sống đời đời ở trên trời và sự tự do ở trên đất ra.
Tôi có thể nhìn qua tình trạng bẩn thỉu của thế giới chúng ta đến cái ngày mà tôi sẽ ở trong nơi ngự trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Và cái nhìn ấy cung ứng cho tôi sự trông cậy.
Thứ hai, câu 19 ám chỉ rằng sự sống lại của Chúa Giêxu cung ứng cho chúng ta sự trông cậy khi chúng ta còn sống trên đất.
Bây giờ, tôi là một người sống lạc quan nhất, bất cứ lúc nào.
Tôi đã sống trong các cảnh ngộ khi các quyết định nghèo nàn làm cho tôi phải trả giá mọi sự.
Tôi từng bị những người tôi yêu mến làm tổn thương tôi nhiều lắm. Tôi có những sự lựa chọn không hay.
Tôi chán nãn. Tôi biết bị tổn thương là như thế nào rồi.
Nhưng quí vị ơi, tôi cũng hiểu rằng sự thương xót của Đức Chúa Trời mỗi buổi sáng thì lại mới luôn. Và tôi biết bất luận tôi nếm trải điều gì, dù đó là kết quả của những sự tôi chọn lựa, hoặc vì các cảnh ngộ nằm ngoài sự khống chế của tôi, tôi biết rõ Đức Chúa Trời vốn yêu thương tôi và Ngài hằng chăm sóc tôi.
Không những Ngài yêu thương và chăm sóc tôi, Ngài còn cho phép tôi đến với Ngài dốc đổ sự lòng mình ra cho Ngài bất cứ lý do gì và bất cứ thời điểm nào.
Khi biết rõ tôi có một mối tương giao cá nhân với Đấng Tạo Hoá của vũ trụ, sự nhận biết nầy cung ứng cho tôi lòng trông cậy khi tôi kêu xin Ngài can thiệp vào đời sống và hoàn cảnh của tôi, vì tôi biết Ngài cao cả và có quyền đủ để làm ra mọi sự.
Tôi có lòng trông cậy cho hôm nay cũng như khi tôi qua đời. Câu 22 nói rằng mọi người đều sẽ sống lại trong Đấng Christ.
Vì vậy, có phải quí vị đang sống một đời sống tỏ ra cho người ta thấy quí vị đang sống trong Đấng Christ không? Có phải quí vị có triển vọng nói “không” cho dù có điều gì xảy ra, tôi có lòng trông cậy cho hôm nay và cho ngày mai vì tôi không thể biết được tương lai, nhưng tôi biết Đấng biết rõ tương lai đó?
Tôi mong thế. Và nếu quí vị biết rõ như thế, thì hãy để cho cái biết ấy chiếu sáng qua gương mặt và qua các thái độ của quí vị.
Người nào sống đời sống có sự trông cậy không phải là hạng người cộc cằn. Lúc nào cũng cộc cằn, điều nầy thật khó một khi quí vị có một đời sống tập trung vào sự trông cậy mà chúng ta đang có trong Đấng Christ.
(Bộ mặt cộc cằn) "Chào. Hãy nắm lấy sự trông cậy là trong Đấng Christ quí vị có thể sống giống như tôi".
Sự sống lại của Chúa Giêxu đụng đến triển vọng của chúng ta, bằng cách xác quyết đức tin của chúng ta là hợp lệ rồi cung ứng cho chúng ta lòng trông cậy.
Lãnh vực sau cùng tôi muốn nhìn vào hôm nay là sự thật…
3. Sự sống lại đụng đến các cơ hội của chúng ta…
+ Cho sự phục vụ
I Côrinhtô 15.58: “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
Quí vị có biết sự phục vụ trong Nước Trời là không hề dứt không? Và tôi không nhất thiết phải ở trong chức vụ trọn thời gian như Mục sư hay Giáo sĩ.
Thế gian đang cần hạng người làm việc cho Đức Chúa Trời trong bất kỳ công việc và từng trạng huống công việc nào.
Chúng ta cần những giáo sư và các viên quản lý Cơ đốc trong các trường công. Chúng ta cần giới thương gia và phụ nữ Cơ đốc, họ phản ảnh các nguyên tắc và phát đạt trong sự tin kính. Chúng ta cần hạng người Cơ đốc trong chính quyền được bầu, dù là địa phương hay cấp quốc gia.
Chúng ta cần những người nội trợ Cơ đốc. Chúng ta cần thợ máy, người chế tạo máy, thợ mộc và thợ ống nước Cơ đốc. Chúng ta cần các bác sĩ và luật sư Cơ đốc. Chúng ta cần những viên quản lý Cơ đốc. Chúng ta cần nam nữ cảnh sát viên Cơ đốc, và chúng ta cần những người lính Cơ đốc nữa.
Quí vị hãy tiếp thu ý kiến.
Nhưng tại sao điều nầy lại quan trọng chứ? Vì Cơ đốc nhân, họ kính sợ Chúa nên làm việc tốt hơn và thành công hơn trong công việc của họ, khi họ tin rằng họ lao động vì Đức Chúa Trời, chớ không phải cho chủ thuê họ.
Và việc lành là một nhân chứng tốt. Và điều nầy mở ra cánh cửa cho việc làm chứng cho nhiều người khác biết về sự trông cậy mà chúng ta đang có trong Đấng Christ.
Chúng ta cũng cần tới những người bằng lòng làm nhiều việc giống như người tình nguyện gia nhập Đội Cứu Thế Quân hay An Ninh Cảng vậy. Hay những người sẵn lòng giúp đỡ ai đó chất hàng tạp hoá vào xe hoặc cắt cỏ hay dọn sạch lề đường chẳng hạn. Chỉ để tỏ ra tình yêu dành cho tha nhân trong danh của Chúa Giêxu mà thôi.
Và trong mọi sự nầy, chúng ta có sự bảo đảm rằng công việc của chúng ta làm cho Đức Chúa Trời không phải là luống nhưng đâu. Có thể quí vị không nhìn thấy bông trái của mọi nổ lực của mình làm cho Đấng Christ. Cứ giữ cho kín đáo.
Có thể là quí vị chưa nhìn thấy bông trái ấy ở bên nầy thiên đàng. Song Đức Chúa Trời hứa rằng mọi nổ lực của quí vị sẽ mang kết quả cho Nước Đức Chúa Trời, bất luận công việc đối với quí vị hay đối người khác có vô nghĩa như thế nào!?!
Tôi có đọc câu chuyện trong quyển Cơ đốc giáo ngày nay về một phụ nữ Đông phương sống ở Canada. Quí vị biết chức vụ của bà ta là gì không? Rửa chơn cho gái điếm. Họ bước vào đấy để được một phụ nữ luôn mĩm cười phục vụ, bà ta yêu thương họ bằng tình yêu của Chúa Giêxu.
Quí vị sẽ không nhìn thấy bà ta đang lãnh đạo một phong trào rất mạnh mẽ, bà ta sẽ không bao giờ được nổi tiếng. Bà ta không cần một thứ gì nữa. Bà ta mong muốn những cô gái điếm nhận biết rằng Chúa Giêxu vốn yêu thương họ, và Ngài có quyền buông tha họ khỏi vòng nô lệ cho tội lỗi mà họ đang sinh sống trong đó.
Và tôi bảo đảm với quí vị rằng bông trái của công lao động của bà ta cho Đức Chúa Trời sẽ là lớn lắm.
Sự sống lại đụng đến những cơ hội dành cho sự phục vụ.
Thứ hai, sự sống lại đụng đến những cơ hội của chúng ta vì…
Vì tầm quan trọng
I Côrinhtô 15.9-10: “Vì tôi là rất hèn mọn trong các sứ đồ, không đáng gọi là sứ đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi”.
Nếu quí vị giống như nhiều người khác, và tôi đoán rằng ít nhất hầu hết quí vị có mặt ở đây đều giống như nhiều người khác, đôi khi quí vị lấy làm lạ không biết quí vị có mục đích gì trong cuộc sống, khác hơn là lấy cắp dưỡng khí của ai đó.
Có thể quí vị đang lấy làm lạ ngay trong lúc nầy đây.
Cho phép tôi nói cho quí vị biết những điều mà Chúa Giêxu đã đạt được trong sự sống lại, chúng ta có lý do để được khích lệ.
Chúa Giêxu phán rằng Đức Chúa Cha vốn biết mọi sự về chúng ta, Ngài đếm hết số tóc trên đầu của chúng ta.
Và tôi có thể bảo đảm với quí vị rằng sở thích của Ngài nơi quí vị không phải chỉ có sinh học thôi đâu. Ngài chăm sóc về những mối lo toan sâu sắc nhất của quí vị và Ngài vui mừng với tình trạng hạnh phúc lớn lao nhất của quí vị nữa.
Quí vị rất quan trọng trong ánh mắt của Đức Chúa Trời. Vấn đề là, chúng ta thường không thấy quan trọng chi hết trong ánh mắt của người khác.
Quí vị sẽ lấy làm kinh ngạc khi tôi nói cho quí vị biết điều nầy, còn nếu đấy là vấn đề – nếu quí vị đang phấn đấu với cảm xúc quan trọng trong ánh mắt của người khác, thế thì những gì quí vị cần phải lo làm là trở nên năng động trong sự phục vụ mà chúng ta đã nói tới cách đây vài phút.
Dâng đời sống mình cho sự hầu việc Đức Chúa Trời đem lại ý nghĩa khi quí vị thấy mình đang đầu tư vào đời sống của nhiều người khác bằng cách mang tin lành đến cho họ trong phạm trù công việc của quí vị.
Tôi hứa với quí vị đây là sự thật.
Nhưng cho phép tôi nói ra một vài điều ở đây. Có thể quí vị suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời không thể sử dụng quí vị. Có thể quí vị bị bỏ lơ trong một thời gian và nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ không còn sử dụng quí vị nữa.
Phierơ đã gặp phải nan đề đó. Ông đã nói với Chúa Giêxu là ông sẽ đi theo Ngài cho đến chết. Chúa Giêxu chỉ lắc đầu rồi nói: "Không, ngươi sẽ không như thế đâu. Thực ra, chỉ trong vài giờ nữa thôi, ngươi sẽ nói dối cho xem, ngươi sẽ chối không biết ta, hầu để cứu lấy mạng của ngươi".
Nhưng Chúa Giêxu đến gặp Phierơ sau khi sống lại rồi phán: "Hỡi Phierơ, ngươi có biết sao không? Ta đã tha thứ cho ngươi. Và ngươi còn biết gì khác nữa không? Ta cần ngươi đấy. Ta có một việc làm cho ngươi. Ngươi sẽ trở thành một thế lực đáng kể ở đây, chỉ trong vài tuần lễ thôi. Và ngươi biết đấy, ngươi sẽ không còn chối ta nữa. Thực thế, rồi đây ngươi sẽ dâng mạng sống của ngươi cho ta".
Dòng cuối của cuộc trò chuyện ở đây, ấy là Chúa Giêxu bảo Phierơ: "Ta vẫn còn cần đến ngươi. Ngươi rất có giá trị đối với ta và với Nước của Đức Chúa Trời".
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của cơ hội thứ hai.
Một mùa hè kia, tôi đến dự kỳ trại hè, rồi có một buổi tối kia, tôi đứng chủ trì một buổi thờ phượng tối.
Buổi thờ phượng không diễn ra tốt đẹp. Thường thì khi mọi người đến nhóm lại để thờ phượng, âm nhạc sẽ được trỗi lên ở phía sau toà giảng. Tôi là một Cơ đốc nhân chuộng nhạc rock, tôi đã chọn băng ghi âm sau cùng của Petra, và cuộn băng ấy không phụ giúp gì được cho bầu không khí thờ phượng.
Thế rồi tôi báo cho diễn giả hay rằng người lo về âm nhạc đặc biệt không có mặt ở đó – diễn giả ấy bảo tôi nên tìm một người khác. Hai phút trước khi buổi thờ phượng bắt đầu. Tôi tìm được một người, nhưng anh ta không có đủ thời gian để sửa soạn cho thích ứng, và anh ta đã phạm lỗi một hai lần.
Khi ấy tôi đã lên tiếng xin lỗi với đám đông về sự thiếu chuẩn bị của tôi, và thế là ngồi không yên với vị Giám đốc của chương trình.
Phải, qua ngày hôm sau, tôi được ơn lạ lùng khi có dịp gặp gỡ riêng với Ed, vị giám đốc trại.
Ông ta nói cho tôi biết những gì đã sai sót, và tôi cảm thấy không hay rồi. Nhưng ông ấy tiếp tục nói: "Brian, đừng để cho những gì đã xảy ra tối hôm qua đụng đến cách anh suy nghĩ về bản thân mình nhé".
Phải, loại khó chịu về mấy người lo âm nhạc kia, mong họ nhìn thấy tầm quan trọng của mình trong công việc.
Nhưng đây là phần còn lại của câu chuyện. Khoảng một tuần hay muộn hơn, khi toán lãnh đạo đang hoạch định buổi nhóm sau cùng cho kỳ trại, vị giám đốc trại nói với toán ấy là ông muốn tôi hướng dẫn buổi nhóm.
Tôi rất thích: "Thực sao? Tôi à? Ôi chao! Có chắc không?"
Tôi nghĩ một số người khác không dám chắc đấy là một ý hay.
Ed có ý ám chỉ rằng ông vốn tin cậy tôi sẽ không để cho những việc đó xảy ra một lần nữa.
Điều nầy nói rất nhiều với linh hồn tôi. Và đấy là một điển hình về những gì Chúa Giêxu đang làm với chúng ta, khi chúng ta nghĩ chúng ta đã bị gạt ra ngoài lề.
Đức Chúa Trời làm thế và Ngài đang làm việc ấy, hầu nắn đúc chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Ngài càng hơn, hầu giúp cho chúng ta biết kiên trì hơn nữa.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của cơ hội thứ hai. Và tôi vốn biết ơn về điều đó.
Nếu quí vị đang tìm cách để sống có ý nghĩa, ý nghĩa ấy được thấy có trong Chúa Giêxu. Ở đó không có sự nhàm chán về mặt thuộc linh. Đó là sự thật. Chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Chúng ta được dựng nên vì mục đích của Ngài. Chúng ta được dựng nên trong tình yêu thương của Ngài.
Kinh Thánh nói rằng muôn vật và mọi người đều đã được dựng nên bởi Ngài và tìm thấy mục đích của họ ở trong Ngài. Tầm quan trọng bắt rễ từ một sự hiểu biết chính xác quí vị là ai trong Đấng Christ.
Sự sống lại của Chúa Giêxu đụng đến các cơ hội của chúng ta cho sự phục vụ và cho tầm quan trọng.
Vì vậy,…
Hãy nắm lấy cơ hội!
Quí vị có tin nơi thực tại lịch sử về sự sống lại không?
Nếu không, hãy nghiên cứu những sự thật đi.
Có phải triễn vọng tạm thời và đời đời của quí vị bị đụng đến ở một điểm hầu cho quí vị có lòng tin cậy vào mọi sự mà sự sống lại đã kiếm được cho quí vị không?
Nếu không, hãy dành thì giờ và nổ lực để đạt tới mức nhận biết Đức Chúa Trời cùng các lời hứa của Ngài.
Có phải quí vị cần phải cảm thấy đời sống của quí vị đáng kể cho công việc gì ở mặt nầy của thiên đàng?
Hãy nắm lấy hành động để đào sâu mối tương giao của quí vị với Ngài. Bắt đầu từ bề mặt, đào sâu xuống những chỗ sâu thẳm trong linh hồn của quí vị.
Kế đó, hãy dấn thân vào sự phục vụ. Hãy nhìn xem Ngài đang tác động trong và qua quí vị.
Rồi hãy để cho Chúa Giêxu sống và trị vì trong quí vị, hầu cho quí vị có thể nhờ Ngài mà trị vì trong cuộc sống.
Một điều sau cùng. Lợi ích to lớn nhất của sự sống lại là lời hứa về sự tha thứ và sự sống đời đời.
Vì vậy tôi có câu hỏi khác. Có phải quí vị có sự bảo đảm là nếu quí vị qua đời hôm nay, quí vị sẽ ở đời đời với Đức Chúa Trời chứ?
Kinh Thánh nói rằng hết thảy mọi người đều đã phạm tội, và tội lỗi ngăn trở không cho chúng ta bước vào thiên đàng. Thay vì thế, chúng ta sẽ đời đời trả án phạt thích ứng cho mọi tội lỗi của chúng ta.
Quí vị phải dành cả cuộc đời của mình trong Hội thánh. Điều đó không thành vấn đề. Quí vị là tội nhân và quí vị đáng bị án phạt của địa ngục.
Nhưng Chúa Giêxu đã đến để trả giá án phạt thay cho quí vị rồi, Ngài gánh lấy tội lỗi của quí vị và của tôi trên chính mình Ngài trên cây thập tự, Ngài chịu chết thay cho quí vị, và sống lại trong sự đắc thắng.
Kinh Thánh phán rằng Chúa Giêxu đã đến với thế gian vì một lý do chính – để đem quí vị đến với Đức Chúa Trời.
Quí vị có muốn tội lỗi mình được tha không? Quí vị có muốn biết quí vị sẽ ở đời đời trên thiên đàng khi quí vị lìa khỏi đất nầy không? Quí vị có muốn tìm ý nghĩa đích thực và quan trọng trong cuộc sống không?
Thế thì hãy kêu cầu Chúa Giêxu. Hãy nhìn nhận quí vị là một tội nhân đang cần sự tha thứ và hãy kêu cầu Ngài để được tha tội và một quê hương ở trên trời. Kinh Thánh nói rằng vô luận quí vị đã làm gì, bất luận quí vị là ai, Ngài đang sẵn sàng và Ngài bằng lòng tha thứ.
Hãy tin rằng Chúa Giêxu đã chịu chết thay cho quí vị và Ngài đã sống lại, và Ngài muốn quí vị phải trở nên con cái của Đức Chúa Trời.
Chúng ta nên cầu nguyện trong một phút. Nếu quí vị muốn rời khỏi đây hôm nay với sự bảo đảm cho một quê hương ở trên trời, thì quí vị có thể làm theo như thế.
Tôi sẽ hướng dẫn cho quí vị bước vào một sự cầu nguyện mà quí vị có thể lập ra cho riêng mình, để tiếp nhận Đấng Christ vào đời sống của quí vị. Khi quí vị làm theo như thế, quí vị đang cầu xin Đấng Christ tha thứ cho quí vị, ban cho quí vị một quê hương ở trên trời, rồi biến quí vị thành một người mới ở đây trên đất nầy. Kinh Thánh nói rằng nếu quí vị sống trong Đấng Christ, quí vị là một tạo vật mới.
Bị mệt mõi vì quí vị sống mà không có Đức Chúa Trời, có phải không? Thế thì hãy chạy đến với Đấng Christ.
Chúng ta hãy cầu nguyện. Sau khi tôi đã cầu thay cho những ai muốn kêu cầu nơi Chúa Giêxu, tôi sẽ cung ứng phần hướng dẫn ngắn gọn, và rồi tôi sẽ kết thúc buổi thờ phượng của chúng ta bằng sự cầu nguyện.
Làm ơn lấy tấm thiệp mời đã có sẵn cho quí vị, rồi ghi lên đó một trong các mẫu tự sau đây, ABC hay D. Đây là những điều mà các mẫu tự ấy muốn nói tới:
A = tin Chúa rồi
B = tin lần đầu tiên, hay tin một lần nữa (B2)
C = Đang tìm hiểu Đấng Christ
D = Không tính tin theo Đấng Christ.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét