Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

HY VỌNG SỐNG LẠI CỦA CHÚNG TA



HY VỌNG SỐNG LẠI CỦA CHÚNG TA
Không có sự sống lại nào cho người chết chăng?
Đấng Christ đã rao giảng rằng Ngài đã sống lại từ kẻ chết
I Côrinhtô 15 là chương quan trọng nói tới sự trông cậy cho từng tín hữu trong Đức Chúa Jêsus Christ vì chương nầy ứng dụng sự cố quan trọng đó vào đời sống chúng ta, đặc biệt chúng ta ghi nhớ ngày nầy… sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Sự sống lại của Chúa Jêsus có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta là Cơ đốc nhân, một khi họ đặt sự trông cậy và tin cậy của họ vào chỉ một mình Ngài? Sự sống lại là một phần rất quan trọng trong Tin Lành và sáng nay chúng ta sẽ xét xem sự sống ấy quan trọng là dường nào!?!
Trong các câu 1-11 Phaolô đã thiết lập sự kiện phục sinh của Đấng Christ, Đức Chúa Jêsus Christ đã sống lại và có hơn 500 người đã nhìn thấy Ngài, họ có thể đưa ra bằng chứng tai nghe mắt thấy về sự kiện nầy. Ở 3-4 Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo Kinh Thánh, ở đây chúng ta có Tin Lành với một sự ngắn gọn.
Đây là điều mà Phaolô đã nhận lãnh và đây là điều mà ông đã rao giảng và đây là điều đã được rao giảng cho quí vị hôm nay. Đấng ấy đã sống lại từ trong kẻ chết.
Những kẻ hồ nghi
Nhưng có những kẻ hồ nghi – ở thành Côrinhtô khi Phaolô viết sách nầy đã có những kẻ luôn nghi ngờ. Xuyên suốt lịch sử Hội Thánh, đã có những kẻ hay có lòng hồ nghi. Thậm chí trong thời buổi của chúng ta, cũng có nhiều kẻ hay nghi ngờ. Những nghi ngờ về Đấng Christ, những hồ nghi về Tin Lành và những điều nghi ngờ về hy vọng phục sinh của kẻ chết.
Có người đã tìm cách xưng công bình những điều hồ nghi nầy bằng cách xem toàn bộ sự việc giống như một câu chuyện hư cấu. Một câu chuyện hấp dẫn như chưa thực sự có chi hết vậy.
Nhiều người khác sẽ tìm cách xưng công bình những điều nghi ngờ nầy bằng cách bám víu vào khoa học. Nói theo khoa học, thì rất khó cho một người đã chết rồi trở lại với cuộc sống, dù là ba ngày, ba tháng hay ba năm. Sự việc ấy không thể minh chứng được bằng phương pháp khoa học trong phòng thí nghiệm, vậy thì chuyện ấy không có thực được đâu.
Có người tìm cách xưng công bình những điều hồ nghi bằng cách nói bóng nói gió. Họ từ chối một sự sống lại của thân thể vật lý rồi cho rằng những điều Kinh Thánh dạy chỉ nên xem là hình bóng mà thôi. Sự phục sinh của Đấng Christ là một hình bóng cho chúng ta, để tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta cũng có thể thắng hơn những khó khăn đang vây lấy chúng ta, dù theo cách riêng hay như một cộng đồng (thí dụ, những thói tật xấu, nghèo khổ, phân biệt chủng tộc chẳng hạn).
Vẫn có nhiều người khác nói chúng ta đang cải tử hoàn sinh nhưng không phải là chính chúng ta nữa – chúng ta sẽ được đầu thai. Nếu chúng ta sống thiện hảo trong đời nầy, chúng ta sẽ được đầu thai làm một vì Vua trong đời hầu đến. Và nếu chúng ta không sống tốt trong đời nầy – khi ấy chúng ta sẽ trở lại làm một rệp và chỉ có hy vọng chúng ta tiếp thu bài học của mình cho đời hầu đến. Có một ví dụ tiêu biểu trong sự đa dạng của nghi ngờ và chối bỏ về sự sống lại mà chúng ta đang nhìn thấy hôm nay.
Vì vậy, sáng nay chúng ta sẽ đối diện với những kẻ hồ nghi nầy. Chúng ta sẽ nắm lấy những điều hồ nghi cùng những kết luận hợp lẽ của họ rồi xem coi chúng tỏ ra điều gì!?!
Phaolô nói trong các câu 3,4 và một lần nữa trong câu 12 cái điều đã được rao giảng giữa vòng quí vị rằng Đấng Christ đã chịu chết và đã sống lại với sự ứng nghiệm của Kinh Thánh. Việc kỳ lạ, ấy là mặc dù con người ở thành Côrinhtô đang vật vã với sự kiện phục sinh của Đấng Christ. Cái điều đã được thắc mắc, ấy là hy vọng và lời hứa về sự sống lại của mọi tín đồ sẽ diễn ra vào thời điểm tái lâm của Đấng Christ. Nhưng Phaolô chỉ ra tình trạng vô lý của sự ức đoán nầy trong câu 12: Vậy nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại? Dường như hơi ngớ ngẩn một chút, có phải không?
Để nhấn mạnh tình trạng ngớ ngẩn nầy Phaolô đã chấp nhận suy nghĩ của họ trong một phút ngắn ngủi – giống như Jimmy Stewart trong quyển Đây là Cuộc Sống Kỳ Diệu – George Bailey chấp nhận suy tưởng của anh ta và xét xem cuộc sống ấy sẽ như thế nào nếu anh ta chưa hề được sinh ra. Vậy, sẽ ra sao nếu chẳng có sự sống lại? Ở đây Phaolô xoay mọi việc chung quanh những điều người thành Côrinhtô nghi ngờ rồi tỏ cho họ thấy cuộc sống của họ sẽ như thế nào nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết. Ông tỏ cho họ thấy một vài kết quả. Bắt đầu từ câu 13
Các hậu quả của sự giả ngụy nầy
#1 – Đấng Christ đã không sống lại (các câu 13, 16)
Hậu quả tiên khởi nầy rất quan trọng. Quan trọng đến nỗi Phaolô cứ nhắc đi nhắc lại, ông nhấn mạnh trong câu 16 . Nói cách đơn giản, nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết – thì lẽ nào Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết?
Phaolô nhấn mạnh sự mâu thuẫn của họ – làm sao anh em nói Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết nếu anh em tin rằng kẻ chết không sống lại. Tự mâu thuẫn. Chúa Jêsus đã chết, đã chết, đã chết. Ngài không ngất đi, hay hôn mê sâu như một số nhà phê bình hiện đại nói. Ngài đã trút hơi cuối cùng và đã chết trên thập tự giá.
Chúng ta có phần làm chứng của mấy tên lính La mã – Giăng 19.33-34: “Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chân Ngài; nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra”. Họ không cần phải đánh gãy chân của Chúa Jêsus để làm cho Ngài mau chết, vì họ nói Ngài đã chết. Và có lẽ họ đã có nhiều kinh nghiệm về việc đóng đinh trên thập tự giá nhiều lần trước đó – họ biết rõ người đã chết khi họ nhìn thấy người ấy. Thậm chí việc nầy còn sâu sắc hơn trong Mác 15.44-45: “Phi-lát lấy làm lạ về Ngài chết mau như vậy, bèn đòi thầy đội đến mà hỏi thử Ngài chết đã lâu chưa.Vừa nghe tin thầy đội trình, thì giao xác cho Giô-sép”. Ở đây thầy đội làm chứng trước mặt Philíp-lát rằng Chúa Jêsus thực sự đã chết rồi. Thầy đội đã nói ra sự thực vì chính sự sống ông đã nương vào sự thực đó. Hiển nhiên là ông ta không dám nói dối với quan Tổng đốc. Chúa Jêsus đã chết.
Sẽ như thế nào nếu Chúa Jêsus đã chết và kẻ chết không sống lại!?! – vì thế chúng ta có thể kết luận như Phaolô kết luận ở đây, rằng Chúa Jêsus đã không sống lại từ kẻ chết. Quả là khó nghĩ hay ít nhất là rất lố bịch khi mâu thuẫn như vậy. Ý tưởng đó rất là ngớ ngẩn. Giống như sự sinh động nầy chưa đủ để đùa bạt đi những điều hồ nghi – Phaolô nhấn mạnh thêm và liệt kê ra vài hậu quả của việc cứ khư khư hồ nghi về sự sống lại của thân thể.
#2 – Toàn bộ Tin Lành bị lật đổ (câu 14)
Nếu Đấng Christ không sống lại so với những điều đã được giảng dạy – là cốt lõi của chính Tin Lành – Đấng Christ đã chịu chết, bị chôn và đã sống lại theo Lời Kinh Thánh – hết thảy mọi điều nầy đã được giảng dạy trong sự luống công. Nói sát nghĩa – nội dung ấy hư không. Đạo đã được giảng dạy và đọc – nhưng những lời ấy dẫn tới chỗ hư không, đấy chỉ là một bó không khí nóng hổi mà thôi.
Và nếu nội dung của sự giảng đạo, là Tin Lành, mà rơi vào chỗ hư không; thì đức tin của chúng ta cũng vô ích khi đặt trên chính Tin lành đó. Đức tin của chúng ta cũng luống công, vô ích khi đến với một thứ tuyệt đối là hư không như vậy. Cho nên, nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết, Tin Lành đã bị lật đổ, những tin tức tốt lành đã bị phá hủy.
Ở đây chúng ta thấy trọng tâm của sự sống lại của Đấng Christ đối với Tin Lành, đối với đức tin và đối với Cơ đốc giáo. Nếu bạn gạt bỏ sự sống lại, bạn đang gạt bỏ mọi sự rồi ở lại với sự trống rỗng, chẳng có chi hết. Sao lại phải như thế chứ? Vì Chúa Jêsus đã đặt mọi sự – mọi sự xưng nhận và hết thảy các lời hứa của Ngài, thậm chí sự bảo đảm ơn cứu rỗi của chúng ta đều căn cứ trên sự sống lại. Chúa Jêsus có quyền cứu con người ra khỏi tội lỗi của họ vì Ngài sống và đã thắng hơn sự chết – Ngài sẽ làm gì được nếu Ngài vẫn cứ là một kẻ chết? Ngài không thể làm chi được hết.
Sự phá đổ nầy thậm chí được nhấn mạnh sâu sắc hơn ở Rôma 1.4: “theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta”. Nếu sự sống lại cần có để công bố Đấng Christ là Con của Đức Chúa Trời, nhưng sự sống lại không xảy ra, thế thì Đức Chúa Jêsus Christ không phải là Đấng mà Ngài xưng nhận. Ngài là một kẻ nói dối và là một tiên tri giả.
Những lời hứa của Ngài cho các môn đồ; trở lại với họ, ban Đức Thánh Linh, đi sửa soạn cho họ một chỗ, gạt bỏ tội lỗi đi và sự chết một lần đủ cả … hết thảy mọi điều nầy sẽ trở nên dối trá nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết. Những Tin Tức Tốt Lành không còn có nữa!
Há Đức Chúa Trời nói dối sao? – Không hề – Há Đức Chúa Jêsus Christ nói dối sao? Tuyệt đối không. Nhưng chối bỏ sự sống lại của kẻ chết sẽ hàm ý rằng Chúa Jêsus, và thậm chí Đức Chúa Trời không nói ra sự thực. Bạn có bằng lòng gọi Đức Chúa Trời là kẻ nói dối không? Tôi tin là không rồi.
#3 – Những chứng nhân dối (câu 15)
Thứ ba, nếu Chúa Jêsus và Đức Chúa Trời không nói ra sự thực về sự sống lại của Đấng Christ và sự sống lại của kẻ chết, thế thì những ai công bố Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết bởi quyền phép của Đức Chúa Trời đều là những chứng nhân giả dối hết. Câu 15. Phaolô lưu ý – chúng ta bị phác hiện là những chứng nhân giả dối – nghĩa là, các vị sứ đồ bị phơi ra và bị phác hiện là những kẻ dối trá nếu chẳng có sự sống lại.
Phaolô và các sứ đồ khác đều xưng mình được chính mình Chúa Jêsus sai phái để công bố Ngài thực sự đã sống lại. Nhưng nếu kẻ chết không sống lại thì họ sanh ra để làm một kẻ làm chứng dối. Vi phạm Điều Răn Thứ Chín. Họ đã không nói ra sự thực y như họ đã tuyên xưng. Sự thực cho thấy rằng họ đã tuyên xưng những điều họ đã nhận lãnh từ Đức Chúa Trời hết thảy đều chẳng có giá trị và đáng bị khiển trách – Một lần nữa, họ đã đặt điều hay Đức Chúa Trời đã nói dối với họ.
Hãy xem xét những gì Luca đã nói khi mở đầu sách Công vụ Các Sứ đồ nói về Chúa Jêsus và các vị sứ đồ: Công vụ Các Sứ đồ 1. 3: “Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời”. Những minh chứng không thể sai lầm được – không thể sai lầm, chúng hoàn toàn đáng tin, không ai chối bỏ cả – tất nhiên trừ phi đây là một sự giả vờ, một sự dàn dựng – quả thực đấy là một sự dàn dựng nếu kẻ chết không sống lại và Đấng Christ không sống lại.
Tại sao các vị sứ đồ tin theo một lời dối trá chứ? Tại sao họ dám liều mạng cho một việc không phải là sự thực? Ngay cả Phaolô, ông mau thăng tiến trong đẳng cấp của người dòng Pharisi với tri thức và sự sốt sắng về các truyền thống của những trưởng lão – rồi tại sao ông lại ném bỏ hết các thứ ấy để liều mạng chạy theo một lời dối trá chứ? Tất nhiên là trừ phi – họ bị lừa gạt cách dại dột – và ai đã lừa gạt họ – chỉ có thể là Chúa Jêsus và chính Đức Chúa Trời – vì nếu kẻ chết không sống lại y như Đức Chúa Trời đã nói trước và Đấng Christ đã không sống lại y như Ngài đã hứa, thế thì họ đã bị lừa gạt. Và nếu họ bị lừa gạt, thì chúng ta cũng vậy … và mỗi người nào xưng nhận danh của Đấng Christ đang nhóm lại trong ngày nầy để tưởng nhớ sự sống lại của Chúa Jêsus cũng vậy. Và nếu bạn đang chia sẻ Tin Lành với bất cứ ai, không những bạn bị lừa gạt mà bạn còn là một kẻ làm chứng dối đang tìm cách dối gạt nhiều người khác nữa.
Có phải bạn bằng lòng trở thành một nhân chứng dối bằng cách nói Đức Chúa Trời đã làm ra một việc mà Ngài thực sự chẳng có làm không? Hoặc giả, bạn có bằng lòng liều mạng sống mình vì một lời nói dối, nếu Đức Chúa Trời đã phán Ngài sẽ làm một việc nhưng Ngài không bao giờ làm chăng? Vì đấy là những gì bạn đang làm nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết và nếu Đấng Christ đã không sống lại.
#4 – Vẫn còn ở trong tội lỗi (câu 17)
Áp lực dần lên cao – khi một lần nữa Phaolô nhấn mạnh kết quả của logic mà những kẻ nghi ngờ đặt ra (câu 16) – và rồi ông nói thêm – câu 17
Nếu Đấng Christ đã không sống lại, thì đức tin của bạn ra vô ích rồi – trước tiên ông nói đức tin ấy là hư không hay vô ích – giờ đây ông đang nói rằng đức tin đó chẳng có giá trị chi hết – nó không kết quả và chúng ta biết rõ đức tin không kết quả là đức tin chết và đức tin chết thực sự chẳng phải là đức tin chi cả – nhưng kế đó Phaolô đóng ngay một mũi đinh quyền lực – “anh em còn ở trong tội lỗi mình”. Đây là hậu quả thứ tư khi cho rằng sự sống lại của kẻ chết không phải là một thực tại.
Nếu Đấng Christ không sống lại từ kẻ chết, thì chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi mình. Nếu chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi mình, thì chúng ta vẫn còn ở dưới sự phán xét, ở dưới cơn thạnh nộ và sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Chẳng có một hy vọng gì cho việc tái hội hiệp của chúng ta với Đức Chúa Trời nếu Đấng Christ không sống lại từ kẻ chết. Chúng ta bị hư mất cho đến đời đời.
Hãy xem xét lời lẽ của Phaolô ở Rôma 4.25: “Ngài [Chúa Jêsus] đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”. Nếu sự sống lại của Đấng Christ bảm đảm cho sự xưng công bình của chúng ta, nghĩa là, chúng ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời; chúng ta sẽ ở đâu nếu Đấng Christ không sống lại – chúng ta chưa được xưng công bình, chưa được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi mình và chúng ta sẽ chết trong tội lỗi mình.
Hãy tưởng tượng xem, nếu kẻ chết không sống lại và Đấng Christ không sống lại – thế thì trong lúc nầy chẳng có gì khác hơn là chỉ có sự phán xét dành cho những ai đang ở trong Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi. Tuần vừa qua chúng ta đã xem xét mục đích của thập tự giá – sự trả giá của Chúa Jêsus cho án phạt tội lỗi của chúng ta – nhưng hết thảy sẽ ra hư không nếu Đấng Christ không sống lại từ kẻ chết. Sự chuộc tội chưa được thực thi trọn vẹn. Kẻ thù sau cùng – sự chết - chưa được thắng hơn. Tiền công của tội lỗi vẫn y nguyên – sự chết – sự chết cho hết thảy những ai đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nếu chẳng có sự sống lại thì hết thảy chúng ta đều ngã chết trong tội lỗi và sự quá phạm mình và chẳng có sự sống nào nơi chúng ta.
Có phải bạn bằng lòng ở lại trong tội lỗi của mình và gánh chịu mọi hậu quả của sự chết và sự phân rẽ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời? Bạn có thấy mình đang có một đức tin chết không kết quả, nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết không? Hết thảy sẽ là vô ích thôi.
#5 – Chết là hư mất (câu 18)
Và sự việc đi đến chỗ tệ hại hơn khi Phaolô nói tiếp – câu 18 – Nếu kẻ chết không sống lại và Đấng Christ không sống lại thì những kẻ đã chết với sự tin cậy nơi Đấng Christ sẽ bị hủy diệt dưới cơn thạnh nộ và sự rủa sả của Đức Chúa Trời.
Ở đây ‘ngủ’ là một hình bóng nói tới đã chết – nhập trí sự yên ủi Cơ đốc nhân có trong sự chết khi nhìn biết rằng khi chết họ sẽ ở trong đôi vòng tay đời đời của Đấng Christ. Nhưng nếu Đấng Christ không sống lại thì hy vọng của họ rơi vào chỗ hư không, trống rỗng và vô ích – họ đã chết trong tội lỗi họ và họ sẽ gánh chịu án phát đời đời dành cho họ.
Vậy thì có ích chi cho họ khi xưng danh Đấng Christ và bước theo Ngài cả cuộc đời của họ chứ? Tuyệt đối là chẳng có chi hết! Chúng ta có niềm yên ủi nào cho những người thân của mình, những người đã tin theo Đấng Christ nhưng giờ đã chết rồi? Chẳng có chi hết. Không có một sự yên ủi nào, không một bảo đảm nào về một chỗ tốt hơn cho những kẻ chịu khổ trong những ngày cuối đời họ – kẻ yếu đuối vẫn yếu đuối, kẻ mắc chứng ung thư vẫn ở trong sự đau dớn, kẻ mù loà vẫn không nhìn thấy được và kẻ què vẫn không bước đi được – nỗi đau khổ của họ càng tăng thêm, không hề được thu nhỏ lại. Bởi vì họ vẫn còn sống trong tội lỗi của họ – chẳng có một sự chữa lành nào trong bóng cánh của Đấng đã từng hứa với họ – vì Ngài đã không sống lại từ kẻ chết. Ngài đã không sống lại vì chẳng có sự sống lại của kẻ chết. Nếu đấy là những gì bạn muốn tin.
Không có sự trông cậy, không một sự yên ủi nào hết – bạn có bằng lòng gánh chịu nỗi đau khổ như thế nầy chăng?
#6 – Chúng ta là những kẻ khốn nạn (câu 19)
Sau cùng, Phaolô đưa nỗi khổ nầy đến chỗ kết thúc, câu 19 – hậu quả sau cùng cho việc chối bỏ sự sống lại của kẻ chết. Nếu sự trông cậy duy nhứt của chúng ta nơi Đức Chúa Jêsus Christ đặt vào đời nầy – chúng ta là một bọn mất mát khốn nạn đáng thương.
Nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết, thì chúng ta nên đặt hy vọng, kỳ vọng và sự trông cậy của mình vào các bậc vua chúa, nơi những người khác, nơi hình tượng và các thần giả dối, nơi của cải, sự giàu có, quyền lực, danh vọng và thậm chí vào các việc làm của chúng ta.
Nếu giờ đây bạn vẫn còn xưng nhận danh của Đấng Christ – hãy xem xét giá phải trả – Chúa Jêsus phán cùng chúng ta ở Mathiơ 16.24: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta”. Có một giá phải trả cho địa vị môn đồ và việc bước theo Chúa Jêsus – bạn có thể mất gia đình, bạn bè, tiền bạc, sự giàu có, theo đuổi các khoái lạc riêng hoặc như một số bạn trẻ có thể nhìn thấy – chối bỏ ‘thú vui’ trong cuộc sống. Quả thực, nếu Đấng Christ không sống lại từ kẻ chết – hãy xem coi bạn mất điều gì – sự giả vờ chối bỏ xâm chiếm lấy bạn – bị coi là một kẻ dại dột vì bạn không sống cuộc sống với sự đầy dẫy nhất mọi lạc thú của nó. Nếu sự tin cậy của bạn nơi một mình Đấng Christ để được cứu rỗi và chẳng có sự sống lại của kẻ chết thì bạn và tôi, chúng ta đều là kẻ khốn nạn và trong cả mọi người – chúng ta là kẻ đáng thương nhất vì sự cả tin và dại dột của chúng ta.
Hỡi anh chị em, nếu chẳng có sự sống lại của kẻ chết và nếu Đấng Christ không sống lại thì đây là tình trạng đáng đau buồn nhất của chúng ta. Chúng ta nên gói ghém mọi thứ lại rồi trở về nhà ngay. Nào, chúng ta hãy đi đi. Chúng ta ngồi đầy nhà thờ hay tốt hơn thế, hãy chuyển nó thành một nhà hàng vui tươi giống như chúng có trong các thành phố lớn với những ngôi nhà thờ đã đánh mất đi lẽ thật của Tin Lành. Nào mọi người hãy ra khỏi đây đi – chúng ta hãy đi – tôi lấy làm lo – Hãy làm thế, nếu Đấng Christ đã không sống lại từ kẻ chết – đúng là một trò hề – ha ha hãy cười nhạo chúng ta đi – đây là lúc phải nhún nhảy rồi đó – sao các bạn không chịu đi vậy? … Tôi sẽ nói cho quí vị biết lý do tại sao, vì quí vị biết bài giảng không thực được soạn giống như một bản tin đâu – Phân đoạn Kinh Thánh: I Côrinhtô 15.12-20 – chúng ta chỉ xem 12-19 mà chúng ta không nhìn đến câu 20 – bạn biết rõ câu đó và tôi biết – mọi sự tôi có thể nói là ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ câu 20
Đấng Christ là trái đầu mùa
Nhưng bây giờ
“Nhưng bây giờ” … câu nầy đánh dấu một sự thay đổi quan trọng và nhấn mạnh cách lý luận của Phaolô – giống như George Bailey trong quyển Đây là Cuộc Sống Kỳ Diệu – ông đã xây lại với cuộc sống hiện tại rồi chạy suốt cả ngôi làng hô to lên với sự vui mừng “Chúc Mừng Giáng Sinh …”; thay vì thế, chúng ta đang vui mừng: “Nhưng bây giờ … Nhưng bây giờ … Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại”. Vinh hiển thay Hallelujah. Ngài đã sống lại và thật đã sống lại rồi.
Tin Lành là hợp lý và đức tin chúng ta là giàu có trong ân điển của Ngài, Tin Lành ấy không ở trong sự hư không. Đức Chúa Trời không phải là kẻ nói dối. Chúa Jêsus là đường đi, lẽ thật và sự sống. Chúng ta không làm chứng dối khi chúng ta rao giảng Tin Lành của Đấng Christ. Chúng ta đã được xưng công bình, chúng ta đã được thanh tẩy và chúng ta đã được nên thánh bởi huyết đổ ra của Ngài. Sự thắng hơn tội lỗi và sự chết đã được hoàn tất. Chúng ta không còn ở trong tội lỗi nữa, mà đang bước đi trong đức tin. Chúng ta có sự yên ủi, và trông cậy rất lớn cho những ai đã chết với lòng tin cậy nơi Đấng Christ. Họ không tin trong sự hư không. Linh hồn họ đang sống với Ngài trên thiên đàng và một ngày kia thân thể của họ sẽ được sống lại từ đất khi tiếng kèn vinh hiển trổi lên lúc Ngài tái lâm. Giá phải trả của chúng ta không ở trong sự luống công, chúng ta không mất mát trong cuộc đời nầy bởi tuân theo luật pháp của Ngài, chúng ta tiếp tục được nắn đúc và hình thành theo ảnh tượng của Đức Chúa Jêsus Christ. Thay vì khốn nạn, chúng ta được vinh hiển ở trong Ngài. Hết thảy mọi điều nầy là vì Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết. Ngợi khen Đức Chúa Trời.
Bảo đảm hy vọng của chúng ta
Nhưng còn nữa, phần cuối của câu 20 cung ứng cho chúng ta hy vọng sau cùng – 20b
Trái đầu mùa là một của lễ đã được dâng vào lúc bắt đầu mùa gặt – trái đầu mùa của mùa gặt đã được dâng cho Đức Chúa Trời – được biệt riêng ra và được làm nên thánh cho Ngài từ sự cảm tạ vì sự dư dật mà Ngài đã mang lại cho suốt phần còn lại của mùa gặt.
Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết như trái đầu mùa là sự bảo đảm sẽ có một ngày là mùa gặt trúng nhất mà chúng ta đáng phải dâng lời cảm tạ – mùa gặt ấy đã được bảo đảm qua những gì Đấng Christ đã hoàn tất. Mùa gặt đó là sự sống lại của kẻ chết. Mùa gặt ấy đã được bảo đảm, vì những kẻ đã chết rồi và thậm chí vì chúng ta hôm nay, nếu Đức Giêhôva đang lần lữa.
Hỡi kẻ yêu dấu của Đức Chúa Trời, sự sống lại của Đấng Christ cung ứng cho chúng ta hy vọng và sự bảo đảm về sự sống lại vinh quang của chúng ta cho đến sự sống đời đời trong sự hiện diện vinh hiển nhất của Ngài. Cho hết thảy những ai tin cậy nơi một mình Ngài để được cứu rồi. Ngay cả những kẻ có lòng hồ nghi, dầu ở đây ngay hôm nay, sứ điệp Tin Lành kỳ diệu nầy nói tới Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã chịu chết, bị chôn và đã sống lại, kêu gọi bạn hãy hạ mình xuống, ăn năn rồi xây khỏi những điều nghi ngại, tội lỗi và hãy kêu cầu danh Ngài để được cứu rỗi. Hãy đến gần Ngài thì bạn sẽ không thất vọng đâu, không thất vọng trong lúc bây giờ và chắc chắn không thất vọng lúc có sự sống lại. Nguyện chỉ có Đức Chúa Trời được vinh hiển mà thôi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét