Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Mathiơ 16.13-20: "Sự xưng nhận và Hội thánh"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Sự xưng nhận và Hội thánh
Mathiơ 16.13-20
1. Phân đoạn nầy chứa trọng tâm của Cơ đốc giáo. Đây là cao điểm của chức vụ giảng dạy của Chúa Giêxu. Phân đoạn nầy rõ ràng xác định tính cần thiết của sự xưng nhận để được cứu và tính liên tục mối tương giao của dân sự Đức Chúa Trời, là Hội thánh đời đời.
2. Chúa Giêxu đã đưa các môn đồ Ngài đến "địa phận thành Sêsarê Philíp". Khu vực nầy nằm ở biên giới phía Bắc lãnh thổ Do thái khoảng 25 dặm đông bắc Biển Galilê, gần Núi Hẹt môn tuyết phủ và nguồn của Sông Giôđanh. Khu vực gắn bó với sự thờ lạy hình tượng. Hêrốt Đại Đế đã dựng một đền thờ bằng cẩm thạch trắng cho Caesar Augustus. Con trai ông, là vua chư hầu Philíp, đã đặt lại tên thành phố cho Xêsa và cho chính mình ông.
3. Tại thời điểm nầy trong chức vụ của ông, Chúa Giêxu đã đối diện với sự chối bỏ bởi nhiều người trong số các môn đồ Ngài. Ngài đã để ra thật nhiều thời gian ở riêng với 12 môn đồ lo chuẩn bị cho họ cho những gì sẽ xảy đến. Trong địa phận nầy, nơi hình tượng và các vua loài người được thờ lạy như các vì thần, Chúa Giêxu sắp sửa công bố ra thần tính và Vương Quốc đời đời của Ngài.
4. Chúng ta hãy xét qua 3 lẽ thật về lời xưng nhận quan trọng và 6 lẽ thật về Hội thánh đời đời của Đấng Christ.
I. Ba lẽ thật ra từ lời xưng nhận quan trọng (các câu 13-17).
A. Các môn đồ đều biết rõ lai lịch thật của Chúa Giêxu (các câu 13-16).
1. Chúa Giêxu hỏi các môn đồ Ngài: "Theo lời người ta nói thì Con Người là ai?" Ngài không tìm kiếm sự khẳng định, mà chỉ hỏi một câu riêng tư thôi.
2. Thực ra, Ngài muốn hỏi: "Người ta đang nói gì về ta? Họ nghĩ ta là ai?" Chúa Giêxu vốn biết rõ rồi người Do thái đang nói gì về Ngài. Ngài đang dựng lên một cuộc bàn bạc để dạy các môn đồ nhiều thêm về thần tính thực của Ngài. Ngài muốn họ phải cẩn thận đánh giá dư luận quần chúng và lẽ thật đời đời.
3. Sự thật cho thấy rằng "họ", những cá nhân trong vòng 12 người đã đáp lại với nhiều ý kiến khác nhau.
4. Một người trong số họ nói: "Người nói là Giăng Báptít". Chúng ta hãy đọc ở 14.1-2. Có người, như Hêrốt tin Chúa Giêxu là Giăng đã hoá thân thành xác thịt. Họ không thể giải thích quyền phép lạ lùng của Ngài, vì thế đây là một lời giải thích khá khéo léo đối với một số người.
5. Có lẽ người khác đã nói: "Kẻ nói là Êli". Êli được người Do thái xem là vị tiên tri tối cao. Họ nhớ Malachi 4.5 có nói: "Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến". Trong sự tuân giữ Lễ Vượt Qua ngày nay, một chiếc ghế trống được đặt tại bàn cho tiên tri Êli. Họ không biết rằng Giăng Báp tít thích ứng với phần mô tả nầy trong vai trò sứ giả của Đấng Mêsi. Chúa Giêxu đã phán trong Mathiơ 11.13-14: "Vì hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng. Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến".
6. Người nọ nói rằng vẫn có "kẻ khác" xem Chúa Giêxu là tiên tri "Giêrêmi". Người ta nói Giêrêmi đã giấu Hòm Giao Ước và bàn thờ xông hương trên Núi Nêbô với mục tiêu bảo toàn các thứ ấy. Truyền thuyết nói rằng ông sẽ trở lại lúc Đấng Mêsi đến để phục hồi các thứ ấy vào lại đền thờ.
7. Vẫn có "kẻ khác" nói Chúa Giêxu là "một Đấng tiên tri nào đó". Họ không nghĩ tới lai lịch đặc biệt của Ngài mà chỉ kết Ngài với đoàn đông các tiên tri người Do thái. Trong câu chuyện của Luca, các môn đồ đáp: "…kẻ khác nói là một trong các đấng tiên tri đời xưa sống lại" (Luca 9.19).
8. Khi phần bàn bạc nầy sắp sửa kết thúc, Chúa Giêxu bèn hỏi một câu rất quan trọng: "Còn các người thì xưng ta là ai?" Từng người một phải trả lời câu hỏi đó. Chúng ta trả lời câu hỏi ấy như thế nào sẽ quyết định số phận đời đời của chúng ta.
9. Phierơ đã đáp, thường thì là vậy, giống như phát ngôn viên của họ. Ông đã nói thẳng thừng và chẳng chút ngần ngại: "Chúa là Đấng Christ [Đấng Mêsi], con Đức Chúa Trời hằng sống". Người Do thái tin Chúa Giêxu là người tiền khu của Đấng Mêsi, còn Phierơ thì không có ý đó. Ông tuyên bố Ngài là Đấng mà ai nấy đã chờ đợi lâu nay, là Đấng Chịu Xức Dầu, là "Con Đức Chúa Trời hằng sống".
10. Họ đã nghe lời tuyên xưng nầy trước đây rồi. Đôi khi họ tin và đôi khi họ dường như có chút nghi ngờ. Dù vậy, họ càng lắng nghe và quan sát Ngài, họ càng tin quyết thêm hơn. Đức tin của họ giờ đây không thể bài bác được nữa. Đức tin thì đúng như thế đó. Khi chúng ta học hỏi, đức tin càng lớn lên mau.
B. Các môn đồ Đấng Christ được Đức Chúa Trời chúc phước cho (câu 17a).
1. Tôi nghĩ Chúa Giêxu đã mĩm một nụ cười thật tươi! Tôi hình dung được nét long lanh nơi ánh mắt của Ngài khi Ngài đáp với Phierơ!
2. Ngài phán: "Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi có phước đó". Phierơ và hết thảy các môn đồ đều được phước qua lời xưng nhận nầy.
3. Chúa Giêxu đã nhấn mạnh sự bất khả về mặt con người của Phierơ khi Ngài nhắc tới ông bằng đích danh gia đình ông là Simôn con của Giôna.
4. Xưng nhận rằng Chúa Giêxu là Con Đức Chúa Trời là đỉnh cao để được cứu (Roma 10.9-13).
5. Chúng ta hãy xem ở Êphêsô1.3-8 để tiếp thu một bức tranh nhỏ chỉ về phước hạnh đời đời của Đức Chúa Trời giáng trên những ai chịu tin nơi Con của Ngài.
C. Tấm lòng của các môn đồ được Đức Chúa Trời mở ra (câu 17b).
1. Chúa Giêxu tiếp tục phán: "vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu". Nói cách khác: "Hỡi Phierơ, chẳng có cái gì ở trong ngươi chỉ cho ngươi biết điều nầy đâu". Con người tự bản thân họ sẽ không bao giờ tin theo Chúa Giêxu đâu! Roma 3.11: "Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời". Còn I Côrinhtô 2.14 chép: "Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng".
2. Không, họ không suy diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nầy bằng ý riêng của họ được. Đúng hơn, "Cha ở trên trời" đã tỏ điều nầy ra cho họ. Khi họ lắng nghe và chú ý theo Chúa Giêxu, Đức Chúa Trời đã mở lòng họ ra đối với lẽ thật.
3. Đúng là một dạy rõ ràng về ơn cứu rỗi. Đức Chúa Trời mở lòng ra. Loài người nhận lãnh ân tứ đức tin và bắt đầu học hỏi. Khi Đức Thánh Linh bày tỏ Chúa Giêxu ra cho họ, họ xưng nhận từ chỗ sâu thẳm của linh hồn họ rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời!
II. Sáu sự kiện về Hội thánh Đấng Christ (các câu 18-20).
A. Hội thánh là một thân thể đời đời (câu 18).
1. Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng ta cần phải biết Chúa Giêxu muốn nói gì qua từ ngữ "Hội thánh". Từ ngữ nầy ra từ chữ Hy lạp ekklesia. Ek có nghĩa là "đi ra". Kaleo có nghĩa là "kêu gọi". Khi kết lại với nhau, chúng có nghĩa là "được kêu gọi đi ra" hay theo ý nghĩa nầy "những người được kêu gọi đi ra".
a. Từ nầy không có ý nói tới một Hội thánh địa phương. Theo một ý nghĩa, Phierơ và các môn đồ là một loại Hội thánh địa phương (lưu động). Họ được “kêu gọi” ra đi theo Chúa Giêxu. Nếu đây là một Hội thánh đặc biệt, thì chỉ có Hội thánh ấy sẽ nhận lãnh lời hứa của Chúa. Chúng ta cũng biết rằng ở thời điểm nầy, họ chưa có một ý niệm gì về một Hội thánh địa phương giống như Hội thánh của chúng ta.
b. Từ nầy không có ý nói tới loại Hội thánh địa phương theo ý nghĩa tổ chức. Chúa Giêxu không nói tới tất cả các Hội thánh địa phương như một tổ chức vì nếu nói như thế, thì các Hội thánh địa phương sẽ không bao giờ đi ra đâu. Hơn nữa, các ơn phước Chúa Giêxu đang mô tả sẽ nương vào một hình thái thuộc viên Hội thánh nào đó chớ không phải nương vào ân điển.
c. Từ nầy có thể đề cập tới Hội thánh theo ý nghĩa đời đời.
2. Kinh Thánh dùng từ ngữ "Hội thánh" hay ekklesia theo hai cách. Chúng ta thường đọc thấy đi nhóm nhà thờ, một hội chúng địa phương đặc biệt giống như nhà thờ của chúng ta. Trên một vài cơ hội giống như câu nầy, chúng ta thấy được thực thể mà chúng ta gọi là Hội thánh (hội chúng những người được chuộc ở trên trời).
3. Hêbơrơ 12.23 nói tới "gần Hội thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời, là quan án của mọi người, gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành".
4. Sách Êphêsô nói tới "Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài" (1.23). Êphêsô 3.21 chép: "nguyền Ngài được vinh hiển trong Hội thánh, và trong Đức Chúa Jêsus Christ, trải các thời đại, đời đời vô cùng". Không một Hội thánh địa phương nào có thể chu toàn phần mô tả đó.
5. Rõ ràng, thân thể đời đời nầy của tất cả những người được chuộc đã được phác họa ra trong cách Phaolô nói bóng về Hội thánh như cô dâu của Đấng Christ. Chúng ta hãy đọc Êphêsô 5.22-32.
6. Kinh Thánh sử dụng nhiều hình bóng khác để mô tả người được chuộc, một thân thể, một ngôi nhà, các nhánh nho, hòn đá sống, một thửa ruộng, v.v.…
7. Với mục tiêu ứng dụng, Hội thánh địa phương là đại biểu cho Hội thánh đời đời thấy được bằng mắt thường. Điều chi là thực cho Hội thánh đời đời sẽ là thực cho Hội thánh địa phương nầy.
B. Nền tảng của Hội thánh là Chúa Giêxu (câu 18).
1. Hãy chú ý câu 17, Chúa Giêxu gọi Phierơ là "Hỡi Simôn, con Giôna" còn trong câu 18, Ngài gọi ông là"Phierơ”. Khi Anhrê đưa ông tới gặp Chúa Giêxu lần đầu tiên, Chúa Giêxu phán: "Ngươi là Si-môn, con của Giô-na; ngươi sẽ được gọi là Sê-pha [chữ nầy được dịch là hòn đá] (nghĩa là Phi-e-rơ)" (Giăng 1.42).
2. Simôn được gọi là Phierơ hay petros "một hòn đá" một lần. Chúa Giêxu đã đặt tên ông là một con người mạnh sức. Còn bây giờ Chúa Giêxu phán: "Người là Phierơ", được dịch là "Ngươi là hòn đá". Tiếp đến Chúa Giêxu phán: "Ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy". “Đá” mà trên đó Chúa Giêxu lập Hội thánh Ngài không phải là petros mà là petra, không phải "một hòn đá" mà là "vầng đá", không phải là “hòn đá nhỏ” mà là "tảng đá lớn".
3. Chúa Giêxu KHÔNG nói Ngài sẽ lập Hội thánh Ngài trên Phierơ như giáo lý Giáo hội Công giáo La mã tuyên bố, mà trên ĐÁ TẢNG. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời thường được phác họa là vững chắc giống như tảng đá lớn hay thậm chí là một hòn núi.
4. Êphêsô 2.20 chép Hội thánh đời đời được "dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà". Phierơ và các sứ đồ khác đều là những hòn đá nền, còn Chúa Giêxu chính là Hòn Đá góc!
5. Có người giải thích petra như chỉ về lời tuyên xưng của Phierơ về Chúa Giêxu là Đấng Mêsi. Tôi không bất đồng với lối giải thích đó vì Hội thánh đã được lập trên Ngài.
C. Đấng lập nên Hội thánh chính là Chúa Giêxu (câu 18).
1. Chúa Giêxu phán: "Ta sẽ lập Hội thánh ta". Hành động là của Ngài, chớ không phải của chúng ta. Ngài là Đấng sáng lập. Chúng ta chỉ là những công cụ ở trong tay Ngài.
2. Bất luận có những lúc gần như là vô vọng, vô luận thế gian ngược đãi và không thân thiện với Hội thánh, bất luận có sự bắt bớ nào sẽ dấy lên, chúng ta có thể yên nghỉ chắc chắn rằng chúng ta thuộc về lý tưởng không bao giờ thất bại.
3. Loài người có thể xây một nhà thờ bằng đá, bằng bê tông cứng. Con người có thể dựng lên một tổ chức với hàng trăm hàng ngàn người tự xưng là thuộc viên. Chỉ có Chúa Giêxu mới có thể lập nên một Hội thánh thực, thuộc linh và đời đời.
4. Chúa Giêxu đã phán trong Giăng 6.37: "Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu".
5. Công vụ Các Sứ Đồ 2.47 chép: "ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh".
6. Trong Công vụ Các Sứ Đồ 2.39 Phierơ đã nói tới lời hứa cứu rỗi: "Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi".
D. Chủ tể của Hội thánh là Chúa Giêxu (câu 18).
1. Chúa Giêxu phán về địa vị chủ tể của Hội thánh khi Ngài gọi Hội thánh là "Hội thánh ta". Ngài là Đấng Kiến Trúc Sư, Đấng Xây Dựng và là Chủ Tể trên Hội thánh của Đức Chúa Trời.
2. Phaolô nói với các trưởng lão người thành Êphêsô trong Công vụ Các Sứ Đồ 20.28: "Anh em hãy giữ lấy mình, mà luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, MÀ NGÀI ĐÃ MUA BẰNG CHÍNH HUYẾT MÌNH".
3. Có mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêxu khi trở thành chi thể của Hội thánh.
4. I Côrinhtô 6.17 chép: "Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng cùng Ngài".
5. Hêbơrơ 2.11 chép: "Vì Đấng làm nên thánh và kẻ được nên thánh, đều bởi một Cha mà ra. Cho nên Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em". Khi có ai đó tấn công dân sự của Đức Chúa Trời, họ đang tấn công chính mình Đấng Christ.
E. Hội thánh không thể bị đánh bại (câu 18).
1. Chúa Giêxu phán: "Còn ta…sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ [bản Kinh Thánh KJV dịch là địa ngục] chẳng thắng được hội đó".
2. "Các cửa âm phủ" thường được giải thích là quyền lực của địa ngục đang tấn công Hội thánh. Chữ “địa ngục” được dịch trong bản Kinh Thánh KJV là “âm phủ” tương đương với từ ngữ Hy bá lai là sheol, từ nầy có ý nói tới chỗ của sự chết hay mồ mả.
3. Chúa Giêxu khẳng định rằng sự chết sẽ không nắm giữ được những người nào là chi thể của Hội thánh đời đời của Ngài. Phierơ nói về Chúa Giêxu trong Công vụ Các Sứ Đồ 2.24: "Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó". Vì sự chết không thể giữ được Chúa Giêxu, vì Ngài là trái đầu mùa của sự phục sinh, sự chết cũng không thể nắm giữ được chúng ta.
4. Hãy chú ý Côlôse 1.18: "Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng".
5. Hêbơrơ 2.14 chép: "Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ".
F. Hội thánh có thẩm quyền (các câu 19-20).
1. Câu 19 là một câu rất lý thú. Tôi đã nghe cầu nầy được dạy có ý nói rằng thiên đàng kết buộc quyền công dân của một hội chúng địa phương!
2. Chúa Giêxu đã ban cho dân sự Ngài qua các sứ đồ "chìa khoá nước thiên đàng", tin lành, lời tuyên xưng của Phierơ. Nếu tôi ban cho quí vị chìa khoá nhà của tôi, quí vị sẽ vào nhà tôi bằng mấy cái chìa khoá đó.
3. Chúng ta hãy so sánh Giăng 20.23 và Mathiơ 18.15-18. Chúng ta có quyền không phải bởi chức vụ hay bởi đạo dòng, mà bởi Lời của Đức Chúa Trời. Điều chi chúng ta có thể "buộc" hay cấm đoán ở đây và điều chi chúng ta có thể "mở" hay cho phép ở đây đều phải bởi Ngôi Lời. Khi chúng ta hành động, chúng ta có quyền phép của “thiên đàng”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét