Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 8.22-25: "QUỞ BÃO YÊN LẶNG"



Phần giới thiệu
Phần tiếp cận
Nội dung của phân đoạn
Các phân đoạn tương ứng
Việc quở bão yên lặng
Mục đích của sứ điệp
Tầm quan trọng của đức tin
Bản chất của đức tin
BÀI 26
QUỞ BÃO YÊN LẶNG
(Luca 8.22-25)
Phần giới thiệu
Sau nhiều năm lấy nhau và một số thời điểm căng thẳng, hai người bạn của tôi là Don và Maggie đã đi đến chỗ nhất trí: Maggie sẽ không làm ngắt quảng sự tập trung của Don khi anh ấy đang làm một việc gì đó. Trong một số cơ hội Maggie đã ngắt quảng Don khi anh đang bận việc, khiến cho anh phải sửng sốt nhiều. Sau cùng, họ nhất trí rằng khi chị muốn hỏi anh một điều gì đó, chị phải chờ cho tới khi nào anh đã làm xong công việc mà anh đang làm.
Sự nhất trí đã tác động tốt qua nhiều năm tháng. cho tới một ngày kia, Don đang làm việc trong nhà để xe. Maggie, vốn tôn trọng sự giao kết của họ, đã bước vào nhà để xe đến gần bên trong im lặng, chị chờ cho tới khi thấy dấu hiệu có thể ngắt ngang công việc của anh đang lo làm. Khi anh nhìn lên, chị bình tĩnh nói: “Nhà mình đang cháy”.
Có nhiều lúc khi một người với sự phấn khích đã cho mình là đúng, thậm chí với một chút hoang mang. Khi tôi đọc câu chuyện nói tới sự quở bão yên lặng trong các sách tin lành, tôi thật bối rối khi thấy Chúa Jêsus quở các môn đồ vì thái độ lo sợ trong cơn bão đang đe doạ mạng sống. Tôi đã tự hỏi lòng làm sao người ta đến gần Chúa Jêsus để đánh thức Ngài, mà chẳng gạt đức tin mình qua một bên? Nếu bạn là một trong số các môn đồ, bạn vừa bị quở trách vì cớ thiếu đức tin, bạn sẽ làm điều chi khác trong cơn bão đó? Có phải bạn sẽ đến với Chúa Jêsus theo kiểu Maggie đến với Don không? Một người chối bỏ đức tin mình ở giữa cơn bão bằng cách nào? Một người sẽ luyện tập đức tin mình như thế nào trước cơn nguy hiểm đe doạ cuộc sống? Đây không phải là những câu dễ trả lời đâu, nhưng đấy là loại thắc mắc mà phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta đang dấy lên.
Đối với một số người, việc quở bão yên lặng là một phần việc dễ giải thích và ứng dụng. Họ sẽ nói rằng chúng ta “đang tin cậy Chúa Jêsus trong mọi cơn bão táp của cuộc sống”. Nhưng tin cậy như thế nào đây? Một người luyện tập đức tin của mình như thế nào trong những thời điểm cuồng dại của cuộc sống? Chúng ta sẽ đáp ứng ra sao nếu chúng ta đang ở giữa cơn bão đó và nếu chúng ta đang luyện tập đức tin của mình? Dường như chẳng có gì là đơn giản hết. Câu chuyện nói tới việc quở bão yên lặng không phải là một câu chuyện dễ đánh giá đâu, song đây là câu chuyện đòi hỏi một ít tư tưởng và nghiên cứu.
Phần tiếp cận
Lúc đầu, tôi phải nhìn nhận mình bị lôi cuốn bởi toàn bộ các chi tiết mà phân đoạn Kinh Thánh chẳng cung ứng cho chúng ta. Tôi có ý tiếp cận với việc quở bão yên lặng theo kiểu Cơ quan National Transportation Safety Board điều tra vụ tai nạn máy bay vậy. Một tai nạn dường như rất đơn giản và chẳng có gì quan trọng (giống như bị thoát gas vậy) lại bị coi là nghiêm trọng, đòi hỏi nhiều tháng trời điều tra nghiên cứu, những kết luận được tóm tắt bằng các con số rất phức tạp. Khi tôi bắt đầu tiếp cận việc quở bão yên lặng từ chính nhận định nầy, tôi đã đi đến kết thúc với nhiều thắc mắc không giải đáp được.
Đột nhiên, tôi nhận ra mình đã quên bẳng đi mục đích của sứ điệp. Hết thảy các chi tiết mà tôi khao khát muốn khám phá đều bị bỏ sót, không những bởi Luca, mà còn bởi Mathiơ và Mác nữa, trong các câu chuyện tương ứng của họ. Lý do cho thấy tại sao hết thảy nguồn thông tin nầy bị giữ lại hầu cho người ta không nhận ra cú đột phá chính của câu chuyện trong mớ hỗn độn các chi tiết. Kết quả, chúng ta sẽ không tiếp cận phân đoạn Kinh Thánh bằng một phương thức tìm cách khám phá hết thảy các sự kiện, mà ở một phương thức tìm cách giải thích và ứng dụng các sự kiện mà chúng ta được cung ứng cho.
Khi tôi hiểu rõ câu chuyện nói tới sự quở bão yên lặng, hướng chủ đạo của phân đoạn Kinh Thánh đang nhắm vào đức tin, hay đúng hơn, đang nhắm vào sự thiếu đức tin hiển nhiên qua đáp ứng của các môn đồ đối với cơn bão. Không nghi ngờ chi nữa, phần nhấn mạnh hiển nhiên đặt trên nhu cầu về đức tin, song đối với tôi dường như phân đoạn Kinh Thánh nầy cung ứng cho chúng ta cách ứng xử sáng suốt theo bản chất của đức tin. Chúng ta hãy tìm cách tiếp thu từ bài học nầy thực sự đức tin là gì, nó tác động ra sao, và làm sao khám phá ra sự thiếu vắng đức tin. Nguyện Đức Chúa Trời sử dụng bài học nầy để làm cho đức tin chúng ta ngày càng tăng trưởng thêm.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách thuật lại vắn tắt câu chuyện nói tới sự quở bão yên lặng, gồm một số chi tiết được thêm vào bởi các câu chuyện khác do Mathiơ và Mác viết. Chúng ta sẽ tìm cách khai phá một số nguyên tắc liên quan với đức tin, những nguyên tắc có thể phân biệt từ sự việc xảy ra ở giữa biển Galilê. Chúng ta cũng sẽ gắng sức chỉ ra các nguyên tắc nầy sẽ được áp dụng như thế nào ở một số chỗ trong Kinh Thánh và chúng áp dụng thế nào vào kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta.
Nội dung của phân đoạn
Câu chuyện nói tới việc quở bão yên lặng là phép lạ đầu tiên trong ba phép lạ do Luca ghi lại ở chương 8. Việc quở bão yên lặng (Luca 8.22-25) nối theo sau là việc chữa lành người Giêrasê bị quỷ ám (8. 26-38). Phần bày tỏ thứ ba quyền phép kỳ diệu của Chúa chúng ta đã được ghi lại trong câu chuyện nói tới sự làm cho con gái Giairu sống lại, bị ngắt ngang bởi sự chữa lành cho người đờn bà mắc bệnh mất huyết. Hết thảy những câu chuyện nầy đều đã được giảng ra cho các môn đồ, để bày tỏ ra những việc mà Chúa đã làm ở đây:
“Đức Chúa Jêsus nhóm họp mười hai sứ đồ, ban quyền năng phép tắc để trị quỉ chữa bịnh. Rồi Ngài sai đi rao giảng về nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bịnh” (Luca 9.1-2). [Trong 4.31 – 5.11 chúng ta thấy bốn phép lạ lên tới cao điểm bởi sự kêu gọi và uỷ thác sứ mệnh cho Phierơ: các phép lạ đóng vai trò như chất xúc tác cho đáp ứng đức tin của Phierơ. Bây giờ ở cuối phân đoạn dành cho người Galilê là một loạt bốn phép lạ khác theo sau bằng cách sai 12 môn đồ ra đi: những công việc lạ lùng đi trước việc uỷ thác chứng tỏ uy quyền của Đấng ban ra quyền phép cùng ơn cho các sứ giả của Ngài – Charles H. Talbert, Reading Luke: A Literary and Theological Commentary on the Third Gospel (New York: The Crossroad Publishing Conpany, 1984), pp. 96-97].
Hết thảy các phép lạ nầy chỉ ra quyền phép của Chúa Jêsus chúng ta, cũng như lai lịch Ngài là Đấng Mêsi của Ysơraên. Đối với các môn đồ, cũng như độc giả, chúng là nhiên liệu cho đức tin. Hai sợi chỉ chủ yếu luồng qua hai phép lạ nầy là “sợ hãi” và “đức tin”. Khi chúng ta nghiên cứu các sự kiện nầy, chúng ta hãy tìm cách tiếp thu mối quan hệ giữa sợ hãi và đức tin, và giữa quyền phép của Chúa Jêsus, thân vị của Ngài, cùng sự bình an trong tấm lòng và linh hồn của chúng ta.
Các phân đoạn tương ứng
Phép lạ quở bão yên lặng được thấy trong ba sách tin lành (Mathiơ, Mác, và Luca). Mỗi sách tin lành góp một khía cạnh hay yếu tố đặc biệt, để cho phần nghiên cứu của chúng ta về sự cố từ sách tin lành Luca được nâng cao bởi việc đọc thêm các câu chuyện từ sách Mathiơ [8.23-27] và sách Mác [4.36-41]. Lời lẽ của các môn đồ nói với Chúa Jêsus đang nằm ngủ rất khác nhau, thí dụ: “Lạy Chúa, xin cứu chúng tôi với, chúng tôi hầu chết!” (Mathiơ 8.25). “Thầy ôi, Thầy ôi, chúng ta chết!” (Luca 8.24). “Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao?” (Mác 4.38). Mác cũng cho chúng ta biết đã có những thuyền khác cùng đi với họ (4.36).
Việc quở bão yên lặng
Đó là ngày Chúa Jêsus đã giảng dạy cho đoàn dân đông bằng phương tiện thí dụ trên bờ biển Galilê. Đoàn dân đông đứng thành hàng trên bờ, khi Chúa Jêsus giảng dạy từ một chiếc thuyền, neo đậu ngay bờ biển. Trời lúc ấy là buổi chiều (Mác 4.35), và Chúa chúng ta đã giảng dạy xong, Ngài muốn cùng với các môn đồ băng qua bờ hồ phía bên kia bằng thuyền. Họ để đám đông lại sau lưng trên bờ biển, nhưng có một số người đã nghe giảng dạy từ trên các chiếc thuyền khác đã đi theo lúc họ băng qua bờ hồ phía bên kia (Mác 4.36). Chính trong chuyến du hành bình an nầy mà Chúa Jêsus đã nằm ngủ ở phía sau chiếc thuyền, đằng sau lái (Mác 4.38).
Không một lời cảnh cáo, có một cơn bão ụp đến trên mặt hồ. Những ngọn gió thổi rất mãnh liệt, quất vào biển thành những lượn sóng cao như núi. Chiếc thuyền cùng các hành khách của nó đang ở trong tầm nguy hiểm. Những thuỷ thủ dày dặn kinh nghiệm trên mạn thuyền đều hiểu rõ cơn thạnh nộ hơn những người khác và mọi người đâm sợ hãi. Không nghi ngờ chi hết, họ đã làm mọi sự họ có thể để cứu lấy chiếc thuyền và ra sức để khắc phục cơn bão. Chiếc thuyền bị các con sóng tràn ngập, chúng quét qua mũi thuyền. Chúa Jêsus, ở đằng sau lái của con thuyền, ít bị tác động nhất. Con thuyền lắc lư lên xuống thật mạnh dễ cảm nhận nhất là ở phía mũi cũng như đàng sau lái. Cũng một thể ấy, với sóng nước quét lên mũi thuyền. Các môn đồ đều sợ bắt chết; còn Chúa Jêsus, Ngài đang ngủ.
Với một ít tức tối, họ đã để ý thấy Ngài cứ thản nhiên ngủ trong sự bình an. Làm sao Ngài cứ ung dung như thế chứ? Bão thế mà Ngài cứ ngủ ư? Tại sao Ngài chẳng biết cảnh rối ren của họ kia? Có phải Ngài chẳng quan tâm chăng? Kinh Thánh cho chúng ta biết “môn đồ đến thức Ngài dậy”, nhưng tôi tưởng tượng rằng họ chẳng tử tế như thế đâu, mà chắc họ đã day động Chúa để làm cho Ngài tỉnh ngủ.
Các câu nói của môn đồ khác nhau trong những sách tin lành:
“Lạy Chúa, xin cứu chúng tôi với, chúng tôi hầu chết!” (Mathiơ 8.25).
“Thầy ôi, Thầy ôi, chúng ta chết!” (Luca 8.24).
“Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao?” (Mác 4.38).
Tôi tin rằng hết thảy mấy câu nầy đều đã được họ thốt ra, và có lẽ còn hơn thế nữa. Khi có 12 người đều run sợ và nản lòng cùng đi với Ngài, mỗi người đều thốt ra cùng một lúc, hay có lẽ họ nối tiếp nhau mà nói. Cho nên việc ghi lại hết thảy những câu nói nầy đều là thật cho các sự cố, và tỏ ra những cảm xúc và đáp ứng khác nhau. Mathiơ dường như ghi lại tiếng kêu cầu cứu. Luca dường như cung ứng cho chúng ta câu nói của sự bất hạnh. Mác ghi lại lời quở trách của một hay nhiều môn đồ vì thái độ dường như quá cách biệt của Chúa.
Bật dậy từ giấc ngủ, Chúa Jêsus đứng lên rồi quở gió và các lượn sóng. Ngay lập tức gió liền bình tịnh. Ngạc nhiên hơn nữa, các lượn sóng cũng yên lặng như tờ. Theo lẽ thường, phải cần có thời gian cho các lượn sóng ngưng lại, cho dù các ngọn gió thôi không còn thổi nữa. Thế mà ở đây, mọi thứ đều yên lặng. Biển phẳng lặng như một tấm gương. Chúa Jêsus nhẹ nhàng quở trách các môn đồ vì nỗi sợ của họ là vì họ thiếu đức tin. Tuy nhiên, Ngài cũng quở họ quá chao đảo bởi những gì họ nhìn thấy mà chẳng nghĩ tới mọi điều mà Chúa chúng ta vừa phán với họ. Họ hoàn toàn bị áp đảo bởi những điều Ngài mới thực hiện. Trao đổi với nhau, họ lấy làm lạ không những mọi điều vừa mới xảy ra, mà còn Đấng ở với họ trong chiếc thuyền là ai nữa: “Người nầy là ai, khiến đến gió và nước, mà cũng phải vâng lời người?” (Luca 8.25).
Dường như nổi sợ của họ đối với những điều Chúa Jêsus mới làm khác hẳn với loại và cường độ của nổi sợ họ đã có như kết quả của trận bão. Những điều Chúa Jêsus vừa làm đáng giật mình hơn là chính cơn bão đe doạ mạng sống.
Mục đích của sứ điệp
Câu chuyện được thuật lại quá đơn giản. Chẳng có một sự thêm thắt nào trong bất kỳ câu chuyện tin lành nào. Có nhiều thắc mắc hiện ra trên lý trí của độc giả như một kết quả của sự vắn tắt của phân đoạn Kinh Thánh, một số thắc mắc đó đọng lại trong độc giả để suy gẫm và nghiên cứu cá nhân. Nhiều chi tiết mà chúng ta cần nghe thuật đã bị giữ lại để mục đích chính của sứ điệp thật sự bật ra rõ ràng. Sự kiện nầy nhắm thẳng vào đức tin, hoặc có lẽ chính xác hơn, sự thiếu vắng đức tin nơi phần của các môn đồ. Các môn đồ rất sợ hãi, và lời lẽ cùng hành động của họ đối cùng Chúa Jêsus quả là kém cõi. Chúa Jêsus đã phán với họ duy nhất về đức tin mà họ đáng phải có. Chúng ta hãy tìm cách xác định các nguyên tắc mà sứ điệp nầy dạy dỗ có quan hệ tới đức tin.
Tầm quan trọng của đức tin
(1) ĐỨC TIN LÀ CƠ SỞ CHO NHỮNG AI SẼ TRỞ THÀNH MÔN ĐỒ CỦA ĐẤNG CHRIST. Chúa tìm kiếm đức tin của các môn đồ Ngài trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, và chẳng tìm một điều chi khác. Câu chuyện quở bão yên lặng là câu chuyện nói tới việc Chúa tìm kiếm đức tin nơi các môn đồ Ngài mà chẳng thấy đức tin ấy. Hết thảy các chi tiết không ăn nhập đến vấn đề đều bị bỏ ra khỏi câu chuyện nầy hầu cho tầm quan trọng và bản chất của đức tin nổi bật lên.
Chúa Jêsus không phê phán tài dong buồm của số người nầy, Ngài cũng không dạy họ nghệ thuật tát nước ra khỏi thuyền. Ngài chẳng mong họ làm bất cứ điều chi ở giữa cơn bão mà chỉ tin cậy nơi Ngài mà thôi. Thay vì thế, họ đã quở Ngài vì Ngài thiếu quan tâm và chẳng làm chi hết. Sự các môn đồ thiếu đức tin bị Chúa chúng ta xem là nan đề quan trọng nhất. Chúa từ tốn, song quả quyết, quở trách họ vì sự họ vô tín và vì họ sợ hãi. [Từ: “sợ hãi” (NIV), được dịch là “hèn nhát” (NASV), không phải là từ thường được sử dụng trong Tân ước, có thể thấy khi xem phần phụ dẫn. Cũng từ nầy được sử dụng chỉ có 3 lần trong Tân ước, hai lần trong các câu chuyện nói tới sự quở bão yên lặng và một lần trong sách Khải huyền: “Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta. Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai” (Khải huyền 21.7-8). Sự vô tín của các môn đồ, Chúa đã quở họ vì cớ ấy, là chính sự căng thẳng, vì cớ ấy con người sẽ bị xét đoán cho đến đời đời. Vô tín là nan đề quan trọng nhất].
Đức tin là cơ sở cho những ai sẽ trở thành môn đồ của Đấng Christ. Đó là điều mà Chúa chúng ta đang tìm kiếm (đối chiếu Luca 18.8), Ngài vui thích trong đức tin đó, và thiếu đức tin khiến cho Ngài không đẹp lòng. Đức tin quan trọng tương đương cho những ai sẽ theo Đấng Christ hôm nay. Ấy là bởi đức tin mà chúng ta được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta (Êphêsô 2.8-9; Rôma 3.22). Chúng ta cần phải sống bởi đức tin (Habacúc 2.4; Rôma 1.17; Galati 3.11). Với bất cứ giá nào không có đức tin thì là tội lỗi (Rôma 14.23). Đức tin là nền tảng, không những trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, cho các môn đồ, mà còn cho mọi người. Chính đức tin đã giải cứu Ápraham (Rôma 4), chính đức tin đã làm cho vững các anh hùng đức tin đã được kể đến trong Hêbơrơ 11. Chính từ đức tin mà sự vâng phục tuôn tràn ra (Rôma 16.26). Chính bởi đức tin mà chúng ta đứng vững (II Côrinhtô 1.24). Đức tin là cái thuẫn bảo hộ chúng ta tránh khỏi cuộc tấn công của Satan (Êphêsô 6.16; đối chiếu I Phierơ 5.9). Nói tóm lại, không có đức tin không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 11.6).
(2) KHÔNG TIN CẬY ĐẤNG CHRIST KHÔNG TÔN CAO VÀ KHÔNG LÀM ĐẸP LÒNG NGÀI VÀ RẤT BẤT LỢI CHO CON NGƯỜI. Việc thiếu đức tin của các môn đồ không làm cho Chúa đẹp lòng ở đây, cũng một thể ở những chỗ khác (đối chiếu Mathiơ 14.31; 16.8). Thiếu đức tin không làm đẹp lòng Đấng Christ cho thấy rằng các môn đồ không xem Ngài là Con Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hoá, và là Đấng Nâng Đỡ vũ trụ (đối chiếu Côlôse 1.16-17). Thêm nữa, việc các môn đồ thiếu đức tin đã khiến cho họ phải khiếp đảm và sợ hãi không cần thiết.
Bản chất của đức tin
(1) ĐỨC TIN BAO GỒM MỘT QUYẾT ĐỊNH, CON NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM VÌ QUYẾT ĐỊNH ĐÓ. Chúa đã quở trách các môn đồ, cho dù lời quở trách ấy nhẹ nhàng, cho thấy rằng các môn đồ vốn mong có được đức tin, và không sao nói được vì đã bị ức chế không có được đức tin. Theo một ý nghĩa, khi đức tin là một ơn của Đức Chúa Trời, đức tin cũng là một ân tứ sẽ được nhận lãnh hay từ chối. Đức tin gồm có sự lựa chọn của con người.
(2) ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG, ĐÔI KHI BẰNG CÁCH CHỜ ĐỢI, VÀ ĐÔI KHI BẰNG CÁCH HÀNH ĐỘNG. Đôi khi đức tin là một quyết định đòi hỏi con người phải nắm lấy hành động. Thí dụ, đức tin của Ápraham nơi Đức Chúa Trời đòi hỏi ông, trong dịp khác, ông bị buộc phải đuổi Íchmaên đi. Ở một chỗ khác, Chúa buộc ông phải “dâng con trai mình làm của lễ thiêu”. Chúng ta gọi đây là “sự vâng phục của đức tin”. Chính việc làm theo những gì Đức Chúa Trời đã ra lệnh, tin cậy Đức Chúa Trời làm thành các mục đích và mọi lời hứa của Ngài khi chúng ta hành động trong sự vâng phục mạng lệnh của Ngài, thậm chí cho dù vâng phục ấy dường như quá khờ dại, lại có tính huỷ diệt nữa.
Ở những thời điểm khác, một quyết định của đức tin đòi hỏi chúng ta phải tỏ ra thụ động. Đức tin đôi khi phải chờ đợi trong thụ động, ở thời điểm khi chúng ta bị cám dỗ làm theo ý riêng mình hầu đem lại một kết quả nhất định. Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham một đứa con trai. Bởi đức tin, ông đã nhẫn nhục chờ đợi. Thay vì thế, Ápraham đã sanh một con trai qua hầu gái của vợ mình. Đây là hành động của sự vô tín, hành động ấy đem lại hậu quả bất lợi. Đức tin hành động, đôi khi bằng cách chờ đợi, và ở những thời điểm khác, bằng cách hành động.
(3) ĐỨC TIN BỊ THỬ NGHIỆM VÀ MINH CHỨNG BỞI NGHỊCH CẢNH VÀ THỬ THÁCH. Việc các môn đồ thiếu đức tin bị lộ ra qua kinh nghiệm khủng hoảng của họ trên biển Galilê. Sự thiếu vắng hay hiện diện của đức tin được tỏ ra trong nổi khó của cuộc sống. Ra khỏi trận bão nầy, các môn đồ như có vẻ và cảm nhận giống như họ đã làm chủ được tình huống vậy. Sự lo sợ của họ trên biển tỏ ra sự việc khác nữa.
Cũng một thể ấy, đối với chúng ta. Chính những cơn khủng hoảng của cuộc sống chỉ ra đức tin của chúng ta. Đức Chúa Trời đã sai những cơn thử thách vào trong đời sống của Gióp để tỏ ra mối thông công của ông với Đức Chúa Trời là một vấn đề của đức tin, chớ không phải lợi riêng giống như Satan đã đề xuất (đối chiếu Gióp 1). Cũng vậy, Giacơ nói cho chúng ta biết mục đích của những cơn thử thách là để thử nghiệm và để đào sâu đức tin của chúng ta:
“Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục” (Giacơ 1.2-3).
Những sự thử thách và cám dỗ trong cuộc sống – những cơn khủng hoảng trong cuộc sống – chỉ phơi bày ra những thiếu sót và thất bại nơi đức tin của chúng ta trong những sự ấy, nhưng chúng chỉ bị phơi ra dưới sự căng thẳng và áp lực mà thôi. Nếu việc có đức tin là quan trọng, thì chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những thử nghiệm đã chỉ ra mọi nỗi yếu đuối của chúng ta.
(4) ĐỨC TIN LÀ ĐỐI NGƯỢC VỚI SỢ HÃI. Chúa Jêsus đã kể nỗi sợ hãi của các môn đồ là bằng chứng của việc họ thiếu đức tin. Khi quý vị thôi không suy nghĩ về nó nữa, sợ hãi (nghĩa là, loại sợ hãi điên rồ, hốt hoảng, mà các môn đồ đã để lộ ra trong cơn bão), và đức tin loại trừ lẫn nhau. Khi quý vị thấy sợ, thì đức tin không có mặt đâu. Khi quý vị thấy đức tin, sợ hãi biến mất đi. Trong nỗi lo sợ của họ, các môn đồ đã bối rối nhiều và ít trông đợi sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Họ đã tự xem mình đang ở bên bờ tai vạ, đang ở ngưỡng cửa sự chết. Thực ra, họ mới: “lâm nguy” mà thôi (Luca 8.23, theo bản dịch NASV). Nước mới bắt đầu tràn vào thuyền, song các môn đồ lại thấy thuyền đầy nước. Sợ hãi phóng to nan đề và thu nhỏ sự hiện diện cùng mọi sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời.
Lo lắng là một tội lỗi còn lớn lao hơn sợ hãi, theo ý kiến của tôi. Sợ hãi dựa theo thực tại – có một cơn bão dữ đang gầm thét. Lo lắng dự đoán dựa theo rối rắm khả thi. “Sẽ ra sao nếu tôi mất việc làm? Sẽ ra sao nếu tôi ngã bệnh không thể đi làm được?” Sợ hãi có mặt khi đang ở trong thuyền, thuyền đang ở trong cơn bão và đầy nước. Người có lòng lo lắng luôn đứng trên bờ, người có lòng sợ hãi không dám lên thuyền, vì lo sợ trận bão sẽ ụp đến, và thuyền sẽ bị chìm. Sợ hãi có nhiều cơ sở hơn lo lắng, mặc dù sợ hãi là sai lầm.
(5) ĐỨC TIN ĐỐI DIỆN VỚI HIỂM NGUY VÀ LIỀU LĨNH. Đức tin chối bỏ nguy hiểm cũng không thu nhỏ nó. Đức tin bao gồm cả “liều lĩnh” theo nhận định của con người. Đức tin xếp bản ngã, tương lai, sự an ninh của một người vào chung một hàng. Đức tin phó thác bản ngã cho Đức Chúa Trời ở giữa cơn nguy hiểm. Trong khi đức tin là phản diện đối với sợ hãi, nó cũng giống với sợ hãi trong mối nguy hiểm đó sẽ gợi lên một phản ứng nầy hay phản ứng kia. Đức tin đối diện với nguy hiểm bằng sự bình an và tỉnh táo. Sợ hãi đối diện với nguy hiểm trong bối rối. Đức tin bằng lòng nắm lấy liều lĩnh, dựa theo mọi lời hứa cùng các mục đích của Đức Chúa Trời. Sợ hãi tránh né nguy hiểm bằng mọi giá. Đức tin không hành động liều lĩnh, không đùa với nguy hiểm, vì hành động liều lĩnh dựa theo may rủi, trong khi đức tin thì dựa theo Đức Chúa Trời.
(6) ĐỨC TIN TIN TƯỞNG ĐỨC CHÚA TRỜI. Đức tin nhắm vào Đức Chúa Trời, đối tượng của nó là Đức Chúa Trời. Kể từ lúc Đấng Christ hoá thân thành xác thịt, đức tin nhắm vào Đức Chúa Jêsus Christ, là Đức Chúa Trời hoá thân thành xác thịt. Các môn đồ không những thiếu đức tin, họ thiếu đức tin nơi Đấng Christ, Đấng đã có mặt trên thuyền cùng với họ. Lời lẽ của các môn đồ, sau khi Chúa quở bão yên lặng, tỏ ra sự thất bại hoàn toàn của họ không nắm bắt được sự cao cả của Đấng hiện diện với họ trên chiếc thuyền, và vì thế họ đã thiếu đức tin nơi quyền phép, nơi sự hiện diện, và nơi sự nhơn từ của Ngài.
(7) ĐỨC TIN LÀ TIN CẬY CHỈ MỘT MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ THÔI. Đức tin thật, là tin tưởng nơi một mình Đức Chúa Trời. Đức tin không thể đặt vào cả Đức Chúa Trời và con người (đối chiếu Thi thiên 146, đặc biệt các câu 3-4). Đức tin nơi Đức Chúa Trời không thể pha trộn với việc tin cậy vào bản thân mình, hay vào các hành động riêng của chúng ta. Cơn bão trên biển Galilê đã đưa các môn đồ đến một điểm tuyệt đối thất vọng. Họ hay bất kỳ một người nào khác không thể làm được một việc gì để cứu lấy họ. Nếu Đức Chúa Trời không hành động, và nếu Ngài không hành động theo một đường lối siêu nhiên, họ đã bị diệt vong rồi.
Trong trường hợp nầy, các môn đồ ý thức được tình trạng bất khả của họ, về sự họ vô dụng chẳng làm chi được để cứu lấy mình. Ở những trường hợp khác, chúng ta phải đạt tới chỗ nhận biết cho dù mọi hành động của chúng ta dường như cứu lấy chúng ta, chúng không thể cứu chúng ta được. Phương pháp nói dối của Ápraham về lai lịch của vợ mình, là Sara, dường như hữu hiệu, dường như nó cứu được lớp da của ông. Trong phần phân tích sau cùng, Ápraham đã đạt tới mức nhìn thấy chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu lấy ông mà thôi. Khi Ápraham được Chúa gọi phải dâng con trai duy nhất của mình làm của lễ, ông phải đạt tới chỗ tin cậy duy nhất nơi Đức Chúa Trời mà thôi.
(8) ĐỨC TIN LÀ TIN TƯỞNG MỘT MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC. Người có lòng tin không tin Đức Chúa Trời làm những việc sẽ xảy ra trong và thuộc về họ. Đức tin tin tưởng nơi Đức Chúa Trời, Ngài can thiệp cách kỳ diệu, làm ra những việc khó đối với con người. Đức tin không dựa theo những số liệu thống kê, nhưng dựa theo hình thức siêu tự nhiên. Đức tin tin cậy Đức Chúa Trời làm ra nhiều việc mà con người không thể làm được. Các môn đồ thấy không làm sao thoát ra khỏi cơn bão, Chúa Jêsus đã quở bão yên lặng, và mọi sự, kể cả chiếc thuyền, đều đến nơi an toàn qua bờ bên kia biển Galilê.
Kinh Thánh dạy chúng ta rằng chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ không phải bởi mắt thấy (II Côrinhtô 5.7). Mặc dù sự thật cho thấy thân thể chúng ta đang bị hư nát, chúng ta tin chúng ta sẽ sống cho đến đời đời. Trong khi chúng ta thấy mình sẽ chết, chúng ta tin chúng ta sẽ sống lại. Trong khi rõ ràng người nào sống theo Bài Giảng Trên Núi sẽ gánh chịu tai vạ về mặt kinh tế, Đức Chúa Trời đã hứa tiếp trợ cho từng nhu cần của chúng ta. Đức tin không dựa vào số liệu thống kê, cũng không dựa vào mắt thấy, mà dựa vào quyền phép siêu nhiên của Đức Chúa Trời, và dựa trên mọi lời hứa của Ngài.
(9) ĐỨC TIN TIN CẬY MỘT MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ ĐƯỢC CỨU. Một sự nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy đã dẫn tôi đến một kết luận đáng giật mình: Mọi đức tin đều là đức tin cứu rỗi. Các môn đồ ở đây, họ kêu la để được cứu về phần xác của họ. Nếu Chúa chúng ta không can thiệp, họ sẽ bị chết mất. Khi quý vị xem qua Tân ước, quý vị nhìn thấy nhiều người đến với Chúa Jêsus với đức tin xin được “cứu”. Người đờn bà tin rằng bà ta đã được chữa lành bệnh mất huyết nghĩa là bà ta đã “được cứu” (Mathiơ 9.21), và Chúa đã khẳng định rõ ràng điều nầy khi Ngài phán:
“Đức Chúa Jêsus xây mặt lại, thấy người đàn bà, thì phán rằng: hỡi con, hãy vững lòng, đức tin con đã làm cho con được lành. Liền trong giờ đó, người đàn bà lành bịnh” (Mathiơ 9.22).
“nài xin mà rằng: Con gái nhỏ tôi gần chết; xin Chúa đến, đặt tay trên nó, đặng nó lành mạnh [sát nghĩa ‘được cứu’] và sống” (Mác 5.23). Mác về sau cho chúng ta biết hết thảy những ai rờ đến Chúa Jêsus đều được chữa lành [sát nghĩa “được cứu”] (Mác 6.56).
Mục đích của tôi trong mọi sự nầy: ấy là đức tin nào cũng trông mong Đức Chúa Trời “cứu lấy” chúng ta với ý nghĩa theo mắt thấy, theo các giới hạn của những bảng thống kê, những gì chúng ta làm hay không làm theo bởi đức tin dường như dẫn tới sự huỷ diệt. Ápraham bị yêu cầu phải bỏ gia đình lại đàng sau rồi đi tới một xứ mà ông không biết ở đó Đức Chúa Trời hứa ban phước cho ông. Theo nhận định của con người, Ápraham đã bỏ lại tài sản ở sau lưng trong khi gần gũi với tai vạ. Ápraham được truyền cho phải cất lấy mạng sống của con một mình, qua con ấy Đức Chúa Trời đã hứa ban phước cho ông và mọi dân trên đất. Nói theo con người, điều nầy sẽ tiêu diệt gia đình của Ápraham. Thế nhưng Ápraham, bởi đức tin lại tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm cho ông sống lại từ kẻ chết một cách siêu nhiên (đối chiếu Hêbơrơ 11.17-19). Đức tin tin cậy Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi tai hoạ, ra khỏi bệnh tật, khỏi sự huỷ diệt, khỏi sự chết, khỏi thất bại. Mọi thứ đức tin đều là đức tin Đức Chúa Trời sẽ cứu chúng ta ra khỏi điều chi đó (và đến một điều chi đó).
(10) ĐỨC TIN LUÔN LUÔN CÓ MỘT NỀN TẢNG VỮNG CHẮC. Khi Chúa Jêsus quở trách các môn đồ vì cớ họ vô tín. Ngài đã phán: “Chưa có đức tin sao?” (Mác 4.40). Từ ngữ “chưa” nầy nhấn mạnh rằng sự vô tín của họ không thể biện hộ được. Nó ám chỉ rằng các môn đồ đã được cung ứng nhiều bằng chứng đầy đủ cho lòng tin của họ rồi. Nó cho chúng ta biết rằng các môn đồ đã có một nền tảng vững chắc cho đức tin của họ. Trong quá khứ, sự vô tín của họ rất khó hiểu, dù có thể tha thứ, nhưng bây giờ thì không. Đã có nhiều chứng cớ, nhiều sự kiện đã được cung ứng cho các môn đồ, chúng góp phần như nền tảng của đức tin họ. Chúng ta hãy ôn lại tóm tắt một số chứng cớ mà các môn đồ đã có, đấy là một cái nền vững chắc để cho họ đem lòng tin nơi Đấng Christ.
Các phân đoạn Cựu Ước nói về Đức Chúa Trời
“Các từng trời được làm nên bởi lời ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có. Ngài thâu các nước biển lại thành như đống, Và trữ những nước sâu trong chỗ chứa” (Thi thiên 33.6-7).
“Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân. Vì vậy, chúng tôi chẳng sợ dầu đất bị biến cải, Núi lay động và bị quăng vào lòng biển; Dầu nước biển ầm ầm sôi bọt, Và các núi rúng động vì cớ sự chuyển dậy của nó” (Thi thiên 46.1-3).
“Hỡi Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi chúng tôi, Chúa sẽ lấy việc đáng sợ mà đáp lại chúng tôi theo sự công bình; Chúa là sự tin cậy của các cùng tột trái đất, và của kẻ ở trên biển xa. Chúa dùng quyền năng mình lập các núi vững chắc, Vì Chúa được thắt lưng bằng sức lực; Chúa dẹp yên sự ầm ầm của biển, sự ồn ào của sóng nó, Và sự xao động của các dân” (Thi thiên 65.5-7).
“Hỡi GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời vạn quân, ai có quyền năng giống như Chúa? Sự thành tín Chúa ở chung quanh Chúa. Chúa cai trị sự kiêu căng của biển: Khi sóng nổi lên, Chúa làm cho nó yên lặng” (Thi thiên 89.8-9).
Hết thảy các phân đoạn nầy đều nhắm vào sự kiện Đức Chúa Trời vừa là Đấng Tạo Hoá lẫn Đấng Chủ Tể loài thọ tạo của Ngài, gồm luôn biển cả. Tân ước đi xa hơn xác định Đấng Christ là Đấng Sáng Tạo và là Đấng Nâng Đỡ muôn vật.
“Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài” (Côlôse 1.16-17).
Đấng hiện diện trong chiếc thuyền cùng với các môn đồ chính là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Chủ Tể của biển cả.
Những sự việc liên quan tới Ysơraên trong Cựu Ước
“Tại Ê-díp-tô tổ phụ chúng tôi không chăm chỉ về các phép lạ Chúa, cũng chẳng nhớ lại sự nhân từ dư dật của Chúa; Nhưng lại phản nghịch bên biển, tức là Biển đỏ. Dầu vậy, Ngài cứu họ vì cớ danh Ngài, hầu cho bày ra quyền năng của Ngài. Ngài quở Biển đỏ, nó bèn khô; Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên đi ngang qua vực sâu như ngang đồng vắng. Ngài giải cứu họ khỏi tay kẻ ghen ghét, chuộc họ khỏi tay kẻ thù nghịch. Nước chụp phủ những kẻ hà hiếp họ; chẳng còn lại một người” (Thi thiên 106.7-11).
Khi Đức Chúa Trời dựng nên Ysơraên thành một dân và đưa họ ra khỏi Aicập, Ngài làm thế bằng cách phân chia biển Đỏ, với phương thức ấy Ngài giải cứu Ysơraên và hủy diệt đạo binh Aicập. Các môn đồ là phần khởi đầu chương trình mới của Đức Chúa Trời cho Hội thánh. Nếu cần thiết, Chúa đã sử dụng những ngọn gió để tạo thành một con đường trong biển Galilê, và họ có thể đi bộ trên đất khô, qua bờ bên kia.
Những lời tiên tri nói tới Đấng Mêsi trong Cựu Ước
“Từ giữa anh em ngươi, GIÊ-HÔ-VA Đức Chúa Trời ngươi sẽ lập lên một đấng tiên tri như ta; các ngươi khá nghe theo đấng ấy!” (Phục truyền luật lệ ký 18.15).
“Ta đã gặp Đa-vít, là kẻ tôi tớ ta, xức cho người bằng dầu thánh ta, Tay ta sẽ nâng đỡ người, cánh tay ta sẽ làm cho người mạnh mẽ. Kẻ thù nghịch sẽ chẳng hiếp đáp người, Con kẻ ác cũng sẽ không làm khổ sở người được. Ta sẽ đánh đổ kẻ cừu địch người tại trước mặt người. Và cũng đánh hại những kẻ ghét người. Song sự thành tín và sự nhân từ ta sẽ ở cùng người; Nhân danh ta, sừng người sẽ được ngước lên. Ta cũng sẽ đặt tay người trên biển, và tay hữu người trên các sông. Người sẽ kêu cùng ta rằng: Chúa là Cha tôi, là Đức Chúa Trời tôi, và là hòn đá về sự cứu rỗi tôi. Lại ta cũng sẽ làm người thành con trưởng nam ta, Vua cao hơn hết các vua trên đất. Ta sẽ dành giữ cho người sự nhân từ ta đến đời đời, lập cùng người giao ước ta cho vững bền. Ta cũng sẽ làm cho dòng dõi người còn đến đời đời, Và ngôi người còn lâu dài bằng các ngày của trời” (Thi thiên 89.20-29).
Môise đã nói tiên tri có một Đấng giống như ông, nhưng cao cả hơn ông, sẽ đến, Đấng ấy là Chúa Jêsus, Ngài cao cả hơn Môise. Môise đã đem bánh từ trời xuống; Chúa Jêsus là Bánh Hằng Sống, từ trời xuống (đối chiếu Giăng 6.30-40). Nếu Môise phân chia biển Đỏ, thì Đấng cao cả hơn Môise sẽ làm gì với biển Galilê? Thi thiên 89, tôi tin là Thi thiên nói về Đấng Mêsi, không những nói về Đavít, mà còn nói về Đấng Mêsi, là Con của Đavít. Đấng nầy, Kinh Thánh nói cho chúng ta biết, sẽ “đặt tay người trên biển” (câu 25).
Lời nói và việc làm của Chúa Jêsus
Sự dạy và mọi việc làm của Chúa Jêsus, lên đến chỗ nầy đã cung ứng nhiều minh chứng về lai lịch Ngài là Đấng Mêsi, cũng như quyền phép của Ngài. Trong Luca chương 5, đã có một “sự cố về thuyền” tương tự (các câu 1-11), trong đó Chúa đã dạy dỗ từ trên mạn thuyền, và rồi ra lệnh cho các môn đồ ra biển. Trong trường hợp nầy, Ngài đã ra lệnh cho họ hãy thả lưới. Ngược lại với thiên nhiên và thể thức đánh bắt cá, họ đã đánh được một mẻ cá lớn. Lưới gần rách và chiếc thuyền hòng chìm (cùng với cá). Phierơ đã đáp ứng với quyền phép của Chúa bằng những lời lẽ tương ứng với lời lẽ của các môn đồ sau khi biển bị quở phải yên lặng.
Thêm vào phép lạ nầy trên chiếc thuyền, Chúa Jêsus đã chữa lành cho một người phung và một người đau bại (Luca 5.12-26). Ngài đã làm ra nhiều phép lạ (6.17-19). Ngài đã chữa lành tôi tớ gần chết của thầy đội và đã làm cho con trai của bà goá sống lại (7.1-17). Chẳng có gì phải hồ nghi về thân vị của Chúa hay quyền phép của Ngài. Mọi câu nói trong Cựu ước về quyền phép của Đức Chúa Trời, và một số lời tiên tri có liên quan tới Đấng Mêsi có thể được coi là ứng nghiệm trong Đấng Christ.
(11) ĐỨC TIN LÀ TIN CẬY NƠI SỰ HIỆN DIỆN, CÁC MỤC ĐÍCH, QUYỀN PHÉP, VÀ THUỘC TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐƯỢC THẤY CÓ TRONG LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Đức tin bắt rễ trong ý thức của chúng ta về sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đang ở giữa chúng ta. Đấng Christ đã hiện diện cùng với các môn đồ, song lại họ chẳng nhìn biết Ngài là ai. Sự bàn bạc của các môn đồ sau phép lạ cho thấy sự họ thiếu hiểu biết Ngài là ai, ai đã ở với họ. Sự nhìn biết Đấng Christ, và quyết chắc Ngài đang ở với chúng ta, là nền tảng cho đức tin chúng ta.
Thì của động từ dịch là “sợ” trong câu chuyện quở bão yên lặng (Mathiơ 8.26; Mác 4.40) được thấy có một lần trong Tân ước, trong một phương thức tỏ ra loại sợ hãi mà các môn đồ đã tỏ ra ở giữa cơn bão. Hãy chú ý xem người ta có thể tìm thấy sự bình an thay thế cơn hoảng loạn, đều dựa vào sự bảo đảm về sự Đấng Christ hiện diện với chúng ta:
“Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi” (Giăng 14.27).
Một âm điệu tương tự vang lên trong Phục truyền luật lệ ký 31.6, theo bản dịch Hy lạp đã sử dụng từ nầy trong Giăng 14.27:
“Hãy vững lòng bền chí; chớ sợ chi và chớ kinh khủng trước mặt các dân đó; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi cùng ngươi; Ngài chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu” (Phục truyền luật lệ ký 31.6).
Khi Chúa sắp rời khỏi các môn đồ, đã yên ủi họ với lời bảo đảm Ngài sẽ sai Thánh Linh Ngài đến, phần việc của Đức Thánh Linh là đứng trung gian cho sự hiện diện của Đấng Christ (đối chiếu Giăng 14-16). Chúng ta sẽ có sự bình an ở giữa cơn giông bão nếu chúng ta có sự hiện diện của Đấng Christ trong tấm lòng chúng ta.
Thêm vào Thánh Linh Ngài, Chúa Jêsus đã để lại Lời Ngài, Lời nầy làm chứng cho sự hiện diện, quyền phép, và các mục đích của Ngài, là mọi điều sẽ ứng nghiệm nơi chúng ta.
“Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Mathiơ 28.18-20).
“Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” (Hêbơrơ 13.5).
(12) ĐỨC TIN ĐƯỢC DỰNG LÊN TRÊN CÁC MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Các môn đồ đã lo sợ ở giữa giông bão nhưng nếu họ biết Ngài là ai, họ đã có được niềm yên ủi rất lớn trong các mục đích của Chúa. Chính ý muốn Ngài dành cho họ là phải đi qua bờ bên kia. Chính mục đích của Ngài là phải đến tận bờ bên kia. Chính mục đích của Đức Chúa Trời dành cho Đấng Christ là phải chết trên thập tự giá của người Lamã, chớ không phải chết chìm trên biển Galilê đâu! Nhận biết Đấng ấy là ai, Đấng ở trên chiếc thuyền là ai, cùng nhận ra các mục đích của Ngài, có thể cung ứng cho các môn đồ sự bình an lớn lao lắm.
Sự chú ý sau cùng, cho dù đức tin của các môn đồ thất bại, các mục đích của Đức Chúa Trời không hề thất bại. Mặc dù các môn đồ sợ hãi và vô tín, chiếc thuyền đã không chìm, cơn bão đã bình tịnh lại, và mọi người qua tới bờ bến bình an. Mọi thất bại của đức tin chúng ta không làm hỏng được các mục đích của Đức Chúa Trời. Như Phaolô đã nói:
“nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được” (II Timôthê 2.13).
Đây là nền tảng sắt thép cho đức tin chúng ta. Ngài là nhơn từ. Ngài có quyền phép. Các mục đích của Ngài luôn kiên định. Và cho dù chúng ta thất bại trong đức tin, Ngài sẽ không hề thất bại trong sự thành tín của Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét