Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 13.1-21: "MỘT VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC"



Phần giới thiệu
Một sự nhắc nhở
Ý nghĩa việc giết chóc người xứ Galilê (13.1-5)
Thí dụ nói về cây vả đưng (13.6-9)
Sự chữa lành cho kẻ gù lưng (13.10-17)
Hột cải và men (13.18-21).
Thí dụ nói về hột cải
Thí dụ nói về men.
Phần kết luận
BÀI 46
MỘT VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC
(Luca 13.1-21)
Luca 13.1-21: “Cũng lúc ấy, có mấy người ở đó thuật cho Đức Chúa Jêsus nghe về việc Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, lấy huyết trộn lộn với của lễ họ. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy. Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy. Ngài lại phán thí dụ nầy: Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thấy; bèn nói cùng kẻ trồng nho rằng: Kìa đã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy: hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích? Kẻ trồng nho rằng: Thưa chúa, xin để lại năm nầy nữa, tôi sẽ đào đất xung quanh nó rồi đổ phân vào. Có lẽ về sau nó sẽ ra trái; bằng không, chúa sẽ đốn. Một ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus giảng dạy trong nhà hội kia. Vả, tại đó, có người đàn bà mắc quỉ ám, phải đau liệt đã mười tám năm; cong lưng chẳng đứng thẳng được. Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi mà phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh; Ngài bèn đặt tay trên mình người. Tức thì, người đứng thẳng lên được, và ngợi khen Đức Chúa Trời. Bấy giờ người cai nhà hội nhân Đức Chúa Jêsus đã chữa bịnh trong ngày Sa-bát, thì giận mà cất tiếng nói cùng đoàn dân rằng: Có sáu ngày phải làm việc, vậy hãy đến trong những ngày ấy để được chữa cho, đừng đến trong ngày Sa-bát. Nhưng Chúa đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, mỗi người trong các ngươi, đang ngày Sa-bát, há không mở bò hoặc lừa mình ra khỏi máng cỏ, dắt đi uống nước hay sao? Con gái của Áp-ra-ham nầy, quỉ Sa-tan đã cầm buộc mười tám năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao? Ngài phán như vậy, thì các kẻ thù nghịch cùng Ngài đều hổ thẹn, và cả dân chúng vui mừng về mọi việc vinh hiển Ngài đã làm. Vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nước Đức Chúa Trời giống như gì, ta lấy chi mà sánh với? Nước ấy giống như một hột cải, người kia lấy gieo trong vườn; nó mọc lên trở nên cây cối, và chim trời làm ổ trên nhành. Ngài lại phán rằng: Ta sẽ sánh nước Đức Chúa Trời với gì? Nước ấy giống như men, người đàn bà kia lấy trộn vào ba đấu bột, cho đến chừng bột dậy cả lên”.
Phần giới thiệu
Nhận thức của một người tạo nên sự khác biệt trong thế gian. Đối với hầu hết quý vị, một chiếc xe hơi “bệnh” hay “chết” chẳng có gì là hấp dẫn cả. Nếu quý vị làm cho chủ nó, quý vị sẽ tìm cách suy nghĩ làm sao để dụ ai đó mua nó, hoặc vứt nó ra khỏi tay mình. Mặt khác, khi tôi nhìn vào phần quảng cáo cần “xe”, tôi chẳng có thích thú gì ở loại xe còn chạy tốt. Tôi muốn loại xe bệnh hoạn và loại xe đã chết.
Người con trai của chủ trang trại nhìn xem đống phân bò như một thứ mà anh ta phải dọn ra khỏi chuồng – một cơn đau trong cổ họng. Mặt khác, người làm vườn hoa, nhìn xem đống phân như một thứ hữu cơ. Họ rất vui khi thu thập lấy loại hàng thượng phẩm. Họ vui với nó quanh khóm hoa với sự vui vẻ. Một vấn đề của nhận thức.
Nhận thức của chúng ta chính là sự suy gẫm nhiều về chúng ta là ai!?! Nhận thức của một Cơ đốc nhân được xác định đúng đắn tuỳ theo các ân tứ thuộc linh của chúng ta (dù nam hay nữ). Đối với sứ đồ Phaolô, Giăng Mác là thứ của nợ, một người không đáng kể, và một người như thế không đáng đem theo trên chuyến hành hình truyền giáo. Còn đối với Banaba, ân tứ của người là ân tứ khích lệ, Mác là một cơ hội và là một sự thách thức. Mác là một người vốn cần tới sự khích lệ, và Banaba là người phải thực hiện sự khích lệ ấy, giống như ông đã phục vụ cho Phaolô (Saulơ) trong những ngày đầu tiên ông ăn ở theo đạo Cơ đốc.
Trong phân đoạn Kinh Thánh trên, chúng ta thấy có hai nhận thức khác nhau. Một nói tới chức năng lãnh đạo của người Do thái cùng nhiều người chịu làm môn đồ của họ. Còn phần kia là nhận chức của Đức Chúa Trời, như đã được thấy rõ trong quan điểm của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Con của Đức Chúa Trời. Trong các câu 1-5, một số người nầy đã xem cái chết thê thảm của một nhóm người kia, như một sự chỉ ra tội trọng và chỉ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Đối với Chúa Jêsus, tai vạ nầy có một ý nghĩa hoàn toàn khác, một ý nghĩa mà Ngài đã chia sẻ với khán thính giả của Ngài. Thí dụ nói về cây vả dưng trong các câu 6-9 là đáp ứng của Chúa chúng ta với sự cố trước, dạy cho Israel biết về họ và về Đức Chúa Trời.
Câu chuyện nói về sự chữa lành người bị gù lưng, người đờn bà Israel đã bị quỷ Satan cầm buộc 18 năm (các câu 10-17) một lần nữa tỏ ra một nhận thức rất khác biệt. Nỗi khổ quá lâu ngày của người đờn bà đã sinh ra một đáp ứng, và sự chữa lành khiến cho bà ta phải buộc miệng khen ngợi và gây hứng thú cho nhiều người, song sự việc lại chọc tức viên cai nhà hội, ông nầy không muốn ngày Sabát bị vi phạm bởi “công việc” chữa lành như thế. Chúa Jêsus có một nhận thức hoàn toàn khác từ nhân vật nầy, như chúng ta sẽ thấy trong phần nghiên cứu của chúng ta.
Sau cùng, trong các câu 18-21 phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta kết thúc với hai thí dụ ngắn. Hai thí dụ nầy, một nói về cây cải (các câu 18-19) và thí dụ kia nói về men (các câu 20-21), cung ứng một nhận thức thiêng liêng về nước Đức Chúa Trời, là nhận thức rất khác biệt với hy vọng của hầu hết người Israel.
Phương thức tự nhiên của con người khi quan sát sự việc không hề giống với phương thức của Đức Chúa Trời (Êsai 55.6-9), vì thế chúng ta chỉ nhìn biết các tư tưởng của Đức Chúa Trời từ Lời của Ngài, như đã được tỏ ra qua Thánh Linh Ngài (I Côrinhtô 2.14-16). Chúng ta hãy tiếp cận phân đoạn nầy trong vai trò hạng người có nhận định bị tội lỗi vặn cong và bóp méo, và chúng ta hãy mong Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhận thức đó, là nhận thức giống như nhận thức của Ngài. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ những lời nầy trong Kinh Thánh rồi để ý đến chúng như để ý tới Lời của Đức Chúa Trời vậy.
Một sự nhắc nhớ
Khi chúng ta tiếp cận với phân đoạn nầy, thật là quan trọng cho chúng ta khi nhớ khán giả của Luca và mục đích của ông về việc viết sách Tin Lành. Các sách Tin Lành khác thì Luca vốn biết rõ rồi, nhưng ông viết sách Tin Lành của mình cho các tín hữu dân Ngoại đọc. Ông không viết cho khán thính giả người Do thái, tỏ ra cho họ thấy thể nào một Đấng Mêsi người Do thái, trong sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài cho Israel, sẽ đem lại sự cứu rỗi cho toàn thế gian.
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta từ bài học nầy là phân đoạn giúp giải thích lý do tại sao Israel đã chối bỏ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của mình, và giải thích phương thức mà Đức Chúa Trời sử dụng sự cứng lòng của Israel và sự chối bỏ Đấng Christ đã dẫn tới vương quốc của Ngài đã được hứa cho. Bản chất của Nước Đức Chúa Trời rất khác biệt đối với mọi điều mà Israel trông mong, và chờ đợi một cung cách rất khác với mọi điều mà họ suy tưởng. Có vài phân đoạn sẽ cung ứng cho chúng ta nhìn thấy một số lý do tại sao Đức Chúa Trời đã cất bỏ Nước khỏi Israel rồi ban Nước ấy cho dân Ngoại.
Ý nghĩa của việc giết chóc người xứ Galilê (13.1-5)
“Cũng lúc ấy, có mấy người ở đó thuật cho Đức Chúa Jêsus nghe về việc Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, lấy huyết trộn lộn với của lễ họ. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy. Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy”.
Chúa Jêsus vẫn bị đoàn dân đông cả ngàn người vây quanh (Luca 12.1), lúc nầy Ngài dạy cho đoàn dân đông (thí dụ 12.54) và lúc khác thì dạy cho các môn đồ (thí dụ 12.22). Có khi người ta không rõ Ngài đang phán dạy ai nữa (đối chiếu 12.41). Ngay thời điểm có người đến với Chúa Jêsus đem theo một số tin tức quan trọng – một báo cáo cho hay Philát mới vừa giết một số người Galilê khi họ đang thờ phượng. Chúng ta được biết ông ta đã trộn lộn huyết của họ với các thứ của lễ (câu 1). Chúng ta không biết ai đã đến đem câu chuyện nầy nói về họ, hoặc (theo ý kiến của tôi), không phải về họ.
Có một ý nghĩa trong sứ điệp nầy. Tường trình ấy đưa đến cho Chúa Jêsus một lý do. Những kẻ đem tin tức xấu nầy đã xem sự việc theo nhận định riêng của họ, một nhận định rất khác biệt với nhận định của Chúa chúng ta. Đáp ứng của Chúa Jêsus đối với họ chỉ ra cả hai phần: suy nghĩ của họ và sự sai lầm mà tin tức ấy lộ ra. Họ đã kéo nhau đến một kết luận không đúng: những người Galilê nầy là hạng tội nhân trọng hơn nhiều người khác. Lối kết luận không đúng như vậy đã căn cứ vào một lời hứa không tốt: nỗi khổ của người nầy trong cuộc sống biểu thị tội lỗi của người, cũng như sự thịnh vượng của người kia thì xứng với sự hiếu thảo của người.
Chúa Jêsus đã bác bỏ cả phần kết luận cùng lời hứa của nó là giả dối. Ngài đã đưa ra thắc mắc, thắc mắc nầy Ngài đáp trả bằng một câu: “Không phải” thật đơn sơ, nhưng rất dứt khoát. Kế đó Ngài thay đổi mục tiêu tức thì. Thảm họa giáng trên những người Galilê kia không được coi là một cơ hội để xét đoán, mấy người đã ngã chết trong tay của Philát là hạng người có tội trọng. Thay vì thế, thảm hoạ ấy được xem là một lời cảnh cáo cho tất cả các tội nhân, đích danh họ, về một cơn phán xét đang chờ đợi họ.
Trước khi chúng ta quay sang lời lẽ của Chúa chúng ta, trước hết hãy nhìn vào câu 3 rồi được lặp lại trong câu 5, trước tiên chúng ta hãy lưu ý rằng Chúa chúng ta đổi sự chú ý của mấy người nầy sang một thảm hoạ khác. Đây cũng là một tai hoạ đã xảy ra tại thành Giêrusalem, ở tháp Silôê. Ở đây, 18 người đã bị giết khi tháp Silôê thình lình đổ sụp xuống đè lên họ. Mấy người nầy không phải là hạng người có tội trọng hơn các người khác đâu!
Có người chỉ ra rằng trong khi số người Galilê ngã chết nơi tay của con người (nghĩa là Philát), 18 người kia ngã chết trong thành Giêrusalem nơi tay của “thiên nhiên” trong chỗ mà chúng ta gọi là “hành động của Đức Chúa Trời”. Chúng ta cũng kết luận rằng đang khi nhóm người đầu tiên ngã chết là số người xuất thân từ xứ Galilê, nhóm thứ hai dường như là những người sinh sống tại thành Giêrusalem. Nếu những người ở thành Giêrusalem nầy có ý xem thường những người Galilê, Chúa Jêsus sẽ cung cấp cho họ một trường hợp những người ngang hàng với họ đã chết theo một phương thức tương tự, thê thảm, vội vàng, chẳng ngờ. Trong khi họ đem người Galilê ra sánh với họ, Chúa chúng ta đã sánh người Galilê với người Galilê (câu 2), và người thành Giêrusalem với người thành Giêrusalem (câu 4).
Có những khác biệt giữa hai nhóm người đã ngã chết, nhưng có những điểm tương đồng gây ấn tượng nơi tôi. Thứ nhất, những người trong cả hai nhóm đều đã chết. Chúa Jêsus không nói tới đau khổ theo những giới hạn chung chung đâu, song đặc biệt nói tới sự chết. Ngài cũng cảnh cáo khán thính giả của Ngài về sự chết mà họ sẽ kinh nghiệm. Thứ hai, cả hai nhóm đã chết theo cùng một cách – vội vàng, bất ngờ, thê thảm. Thứ ba, cả hai nhóm đều đã chết cùng một địa điểm và thời gian khi họ cảm thấy rất an ninh. Khi một người Do thái sống theo luật pháp cảm thấy thuộc linh và “gần gũi Đức Chúa Trời” (nhờ đó “an ninh” tránh khỏi cơn phán xét thiêng liêng) hơn khi người thể hiện đúng nghi thức tôn giáo về của lễ. Họ đã chết trong khi họ đang dâng của lễ! Và 18 người ngã chết tại thành Giêrusalem đã chết trong khi đang đứng gần một cái tháp, tháp là bộ phận quan trọng trong mạng lưới phòng thủ quân sự của họ. Cái tháp sẽ là nơi các lính canh được đặt ở đó, là nơi từ đó đánh trả một cuộc tấn công từ bên ngoài bức tường thành. Người ta sẽ đứng ở đâu làm cho họ cảm thấy an toàn hơn? Ấy thế mà họ đã bị cái tháp đè chết. Nói đúng ra, họ đã chết dưới đống gạch vụn của cái tháp ấy. Chỗ mà họ đã xem là chỗ cứu rỗi lại chính là chỗ huỷ diệt họ.
Do thái giáo, theo nhận định của người Do thái tự xưng công bình (và hư mất), là sự cứu rỗi của người. Là dòng dõi theo phần xác của Ápraham, một người được đảm bảo có một chỗ trong Vương quốc hầu đến. Đây là lối suy nghĩ chung của người Do thái. Lời lẽ của Chúa Jêsus đã đem lại sự rùng mình ớn lạnh cho từng người nghe. Tất cả những người nầy đã chết khi lo làm theo những gì khiến cho cảm thấy an ninh và đảm bảo.
Lời lẽ của Chúa Jêsus, theo tôi hiểu, khi chúng hai lần được nhắc lại trong phân đoạn Kinh Thánh, nhắm trực tiếp đặc biệt đến quốc gia Israel:
“Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy”.
Chúa kêu gọi hết thảy khán thính giả của Ngài phải ăn năn. Từ ngữ “ăn năn” không có gì mới mẻ, nhưng ở đây nó nhấn mạnh sự thật rằng những kẻ đang lắng nghe cũng là hạng tội nhân nữa. Có phải họ đang chơi trò chơi cân nhắc tội lỗi của những người đã chết không? Chúa Jêsus làm cho họ biết hết họ chính là tội nhân. Họ có suy nghĩ về cái chết của mấy người Galilê kia không? Hãy để cho họ nhìn nhận rằng họ, cũng sẽ chết. Có phải họ đã xem mấy người nầy đặc biệt là phạm tội không? Thế thì Chúa đã truyền cho họ biết rằng tất cả họ sẽ ngã chết trong một phương thức tương tự.
Tôi không nghĩ là Chúa chúng ta đang nói tới sự chết theo cách chung chung đâu. Ngài không nói rằng hết thảy mọi người đều sẽ chết, rồi vì thế họ phải ăn năn tội lỗi của họ, để sẵn sàng cho giờ chết của họ. Chúa Jêsus đang phán với dân Israel. Chúa Jêsus đang phán với dòng dõi những người Israel nào đã nhìn thấy Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời và đã thất bại không tiếp nhận Ngài làm Vua của họ. Dòng dõi nầy sẽ hư mất, song sẽ như một nhóm người đối diện với một cái chết khủng khiếp hơn cái chết của số người mà họ mới vừa nói tới. Dòng dõi của những người Israel đó sẽ tự nhào đến một kết cuộc ghê khiếp, sự huỷ diệt thình lình không thể tránh được sẽ đến khi Rôma xuất chinh với đầy đủ lực lượng để tiêu diệt các cư dân của thành Giêrusalem và huỷ diệt thành phố. Tôi tin rằng đây là những gì Phierơ đã đề cập tới trong bài giảng đầy quyền năng của ông, do Luca ghi lại trong sách Công vụ Các Sứ đồ :
“Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời giảng nữa mà giục lòng và khuyên lơn chúng rằng: Các ngươi khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà nầy!” (Công vụ Các Sứ đồ 2.40).
Dĩ nhiên là có một nhận thức chung (và rất quan trọng) trong đó người “được cứu” phải hiểu rõ, nhưng ở đây sự cứu rỗi của khán thính giả của Phierơ đặc biệt bao gồm một sự cứu ra khỏi dòng dõi đó và sự huỷ diệt đang ở trước mặt dành cho hết thảy những ai cứ khăng khăng trong sự chối bỏ Đấng Christ của họ. Đây chính là sự huỷ diệt mà Chúa chúng ta đã nói tới trong phân đoạn Kinh Thánh ở Tin Lành Luca. Nếu khán thính giả của Luca nghĩ rằng hai nhóm nhỏ người đã ngã chết thình lình và bất ngờ vì cớ tội lỗi của họ, thì chẳng có gì đáng sánh với cái chết đang có ở trước mặt họ hết. Đừng để họ bối rối khi suy nghĩ về tội lỗi của nhiều người khác. Hãy khiến cho họ ăn năn về chính tội lỗi của họ, và phải mau chóng!
Thí dụ nói về cây vả dưng (13.6-9)
“Ngài lại phán thí dụ nầy: Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình, đến hái trái mà không thấy; bèn nói cùng kẻ trồng nho rằng: Kìa đã ba năm nay ta đến hái trái nơi cây vả nầy mà không thấy: hãy đốn nó đi; cớ sao nó choán đất vô ích? Kẻ trồng nho rằng: Thưa chúa, xin để lại năm nầy nữa, tôi sẽ đào đất xung quanh nó rồi đổ phân vào. Có lẽ về sau nó sẽ ra trái; bằng không, chúa sẽ đốn”.
Mối tương quan giữa năm câu đứng trước và thí dụ nầy có lẽ không lộ rõ ngay tức thì đâu, song mối tương quan ấy rất rõ ràng và trực diện. Trong phân đoạn trước đó, Chúa Jêsus đang phán với người Do thái là người Do thái, và cảnh báo họ về sự huỷ diệt sẽ đến cho dân tộc. Thí dụ nầy nói về “cây vả dưng” đang kéo sự chú ý đến cùng một việc, chỉ theo một phương thức khác mà thôi. Cây vả thường được mượn và là biểu tượng dễ hiểu cho dân Israel. Chúa Jêsus sử dụng thí dụ nầy để nhấn mạnh với khán thính giả của Ngài, một lần nữa, sự thất bại hoàn toàn của Israel khi sống theo các tiêu chuẩn và sự kỳ vọng mà Đức Chúa Trời đã gắn cho họ trải qua nhiều thế kỷ lịch sử. Thí dụ không những đang nhấn mạnh tình trạng không kết quả, phạm tội của dân Israel, mà còn nhấn mạnh sự huỷ diệt nó đang tới gần, theo giới hạn của loại cây nầy, thì giờ nó sẽ bị đốn bỏ.
Cả xưa và nay, cây vả được người ta trồng ở giữa vườn nho của một người. Nhà nông mong mỏi cây phải đôn ra những trái vả, và trong ba năm người phải để ý xem chừng có trái hay chưa, song chỉ thấy chẳng có trái nào hết. Người nầy đã kết luận rằng (và kinh nghiệm lâu dài sẽ khẳng định cho) cây vả không còn cho trái nữa, và vì thế người ra lệnh đốn bỏ nó. Người chăm sóc vườn mới thưa với chủ vườn rằng xin đợi thêm một năm nữa, rồi sẽ đốn bỏ nó nếu nó cứ ù lì không ra trái nữa. Không những cây vả không có trái và vô dụng, nó đang đứng sừng sững trên một khu đất có giá trị. Nó sẽ bị đốn hạ nếu nó cứ ù lì không cho trái.
Nhà nông hiểu rất rõ hình ảnh nầy. Một nhà nông chuyên về trứng gà sẽ tiếp thu cẩn thận tình trạng cho trứng của bầy gà mái. Một con gà không cho trứng sẽ chẳng được nuôi lâu chi nữa, nhưng sẽ bị đưa vào nồi hầm là tốt hơn. Cũng một thể ấy với trâu bò hoặc với các loại cây ăn quả khác. Các loại cây vô dụng và không cho trái chẳng ai thích chúng, chúng cũng không nên sống nữa. Một người làm nông có quyền trông mong sự đầu tư của mình có kết quả. Nhà nông nầy đã “chán ngấy” cây vả nầy, nhưng ông ta được khuyên phải chờ thêm một năm nữa. Thực ra, thời gian dành cho “cây” nầy quá ngắn.
Thí dụ nầy không những dạy về tình trạng tội lỗi của dân Israel, nó còn nhấn mạnh sự ngắn ngủi của thì giờ và nhơn đó sự cấp bách của dân tộc cần phải ăn năn và được cứu ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sắp đến. Ngọn “lửa” mà Giăng Báptít đã cảnh báo (Luca 3.8-9) và Chúa chúng ta mới vừa nói ra (Luca 12.49…) đang kéo tới gần rồi. Hãy khiến cho dân Israel thôi đừng suy nghĩ về tội lỗi của người khác và bắt đầu hành động với việc ăn năn về tội lỗi của chính họ.
Có phải “ba năm” mà người chủ phải đợi để có trái vả (câu 7) tương ứng với chiều dài của thời gian Chúa chúng ta đã bỏ ra để rao giảng Tin Lành cho dân Israel? Có lẽ thế. Tôi có khuynh hướng nghĩ như vậy. Điều nầy có nghĩa là có rất ít thời gian cho cả nước phải ăn năn. Chúa Jêsus đang hướng thẳng về thành Giêrusalem (9.31, 53; đối chiếu 13.31-35). Khi thời điểm sự chết của Ngài đang đến gần, cũng vậy, thời điểm sự huỷ diệt của Israel.
Trong khi thí dụ nầy, giống như câu chuyện nói tới sự chết chóc ghê khiếp của người Galiê và những người chết do tháp Silôê, chứa sứ điệp cảnh báo dân Israel, nó cũng điều chỉnh sai lầm khác trong suy nghĩ của dân chúng. Phần kết luận được gạch dưới ở các câu 1-5 ấy là Đức Chúa Trời đã đưa ra sự chết của những người đã chết, trong phần xét đoán tội lỗi của họ. Thí dụ cho chúng ta thấy sự đối ngược. Dân sự đã không đúng khi kết luận rằng số người đã chết là hạng tội nhân trọng hơn người đồng thời với họ. Đức Chúa Trời không đến để xét đoán họ vì cớ tội ác trọng hơn của họ đâu! Thực ra, thí dụ nói về nhà nông kia cùng cây vả dưng là nói về sự kiên nhẫn và chịu đựng quá lâu của Đức Chúa Trời đối với sự loạn nghịch cứng cổ và tội lỗi của Israel. Lần nầy, lần trì hoãn việc phán xét nầy, là vì mục đích dành cho dân sự Đức Chúa Trời cơ hội để ăn năn. Trong khi có một số tội nhân có thể giải thích và ứng dụng sự chậm trễ của Ngài như một cơ hội để mở rộng thêm tội lỗi của họ (đối chiếu 12.45), người công bình sẽ nhìn biết rõ rệt hơn. Phần kết luận không đúng của dân chúng cho thấy nhận định của dân sự; mục đích của thí dụ tỏ ra quan điểm của Đức Chúa Trời.
Sự chữa lành cho kẻ gù lưng (13.10-17)
“Một ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus giảng dạy trong nhà hội kia. Vả, tại đó, có người đàn bà mắc quỉ ám, phải đau liệt đã mười tám năm; cong lưng chẳng đứng thẳng được. Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi mà phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh; Ngài bèn đặt tay trên mình người. Tức thì, người đứng thẳng lên được, và ngợi khen Đức Chúa Trời. Bấy giờ người cai nhà hội nhân Đức Chúa Jêsus đã chữa bịnh trong ngày Sa-bát, thì giận mà cất tiếng nói cùng đoàn dân rằng: Có sáu ngày phải làm việc, vậy hãy đến trong những ngày ấy để được chữa cho, đừng đến trong ngày Sa-bát. Nhưng Chúa đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, mỗi người trong các ngươi, đang ngày Sa-bát, há không mở bò hoặc lừa mình ra khỏi máng cỏ, dắt đi uống nước hay sao? Con gái của Ap-ra-ham nầy, quỉ Sa-tan đã cầm buộc mười tám năm, há chẳng nên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao? Ngài phán như vậy, thì các kẻ thù nghịch cùng Ngài đều hổ thẹn, và cả dân chúng vui mừng về mọi việc vinh hiển Ngài đã làm”.
Phân đoạn kế đây, quý vị sẽ thấy, là phân đoạn dài nhất trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Phân đoạn nầy cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nó. Lúc đầu nó được xem là câu chuyện nói về sự chữa lành người đờn bà nầy hoàn toàn nằm ngoài văn mạch của chúng ta. Dường như có một sự ngắt quãng. Tuy nhiên đây chẳng phải là trường hợp, vì sự cố nầy chỉ ra sự khác biệt trong nhận thức giữa các cấp lãnh đạo Do thái và Chúa Jêsus, một sự khác biệt sẽ lên tới cao điểm tại thập tự giá ở đồi Gôgôtha.
Giờ đây bối cảnh đã thay đổi. Chúa Jêsus không còn dạy dỗ đoàn dân đông nữa; Ngài đang dạy dỗ lần cuối cùng trong sách Luca, ở một nhà hội. Có một người đờn bà mắc quỷ ám, phải đau liệt giường 18 năm. Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi và đặt tay trên mình người (là điều mà Chúa Jêsus dường như không hề làm đối với kẻ bị quỷ ám) và chữa lành cho bà ta trọn vẹn và ngay tức khắc.
Đáp ứng của bà ta gần như là ngay tức thì. Bà ta bắt đầu ngợi khen Đức Chúa Trời. Đây là sự thờ phượng mà nhà hội nầy hầu như chưa hề thấy trước đó. Phần nhiều người trong đám dân đông đã hiệp với bà ta trong sự mừng vui vì bà ta được chữa lành. Phần nhiều người, chứ không phải là tất cả. Viên cai nhà hội cùng một số người khác (đối chiếu các câu 15, 17) đều chẳng lấy làm vui chi hết. Không giống với Chúa Jêsus, họ chẳng có lòng thương xót chi đối cùng người đờn bà nầy, họ cũng không vui mừng khi bà ta được cứu giúp. Ngược lại với nỗi vui mừng của nhiều người, viên cai nhà hội đã nổi giận dữ lên. Ông ta đã nổi giận, song ông ta chẳng dám đối mặt với Chúa Jêsus. Thay vì thế, ông ta quay sang quở trách mọi người, buộc rằng nếu họ muốn được chữa lành thì có sáu ngày trong tuần cho những việc như vậy, nhưng đừng đến trong ngày Sabát.
Chúa Jêsus gọi người ấy cùng những kẻ hiệp ý với người là giả hình. Có nhiều vấn đề trong sự bất bình của viên cai nhà hội nầy nằm trong sự giả hình. Thí dụ như, ông ta nói rằng có sáu ngày dân sự sẽ được chữa lành. Quý vị nghĩ xem, có bao nhiêu lần chữa lành xảy ra trong nhà hội đó chứ? Quý vị chờ đợi nghĩ rằng đờn bà nầy trở lại vào ngày hôm sau và rồi được chữa lành chăng? Không bao giờ, một khi Chúa Jêsus đã đi qua chỗ khác rồi. Tôi e rằng người đờn bà nầy là một “khách quen” của nhà hội nầy, nhưng bà ta chẳng thấy sự chữa lành ở đâu hết trong 18 năm trời. Làm sao viên cai nhà hội đề nghị rằng sự chữa lành sẽ chắc có trong một dịp khác chứ?
Một hình thức giả hình khác, như một người đã đọc giữa các dòng chữ nầy, ấy là người nầy sắp sửa trở thành một lãnh đạo trong sự thờ phượng, cũng như sắp nắm lấy quyền dạy dỗ. Trong khi hầu hết những người đang có mặt đều tích cực ngợi khen Đức Chúa Trời – họ đang thờ phượng như họ chưa bao giờ thờ phượng trước đó – vị lãnh đạo nầy đang thực hiện mọi sự khả thi để “tắt cụp” đi những gì đang xảy ra.
Tuy nhiên sự giả hình lớn lao nhất phải là sự giả hình mà Chúa Jêsus chọn đưa ra. Chúa Jêsus đã tố giác các cấp lãnh đạo tôn giáo về sự giả hình vì họ thường trừng phạt “việc vi phạm ngày Sabát” vì lợi lộc của một con thú trong bầy của họ, song chẳng phải vì lợi lộc của người đờn bà nầy, là con gái của Ápraham. Họ sẽ thả con lừa của họ trong ngày Sabát, và để cho nó đi uống nước, nhưng họ sẽ cấm Chúa Jêsus không được giải phóng người đờn bà nầy ra khỏi cái nắm bắt của Satan, ra khỏi vòng nô lệ, là điều đã kéo dài những 18 năm ròng. Lòng thương xót của họ có sự chọn lựa, lấy mình làm trung tâm, và giả hình.
Lời quở trách đầy nhức nhối của Chúa Jêsus về sự giả hình đã mang lại hai phản ứng. Người nào có lòng vui mừng với người đờn bà nầy ưa thích lời quở trách đó, vui mừng trước tất cả những gì Chúa Jêsus nói và làm. Tuy nhiên, những kẻ chống đối thì bị bẽ mặt. Họ chẳng buồn thẹn. Họ chẳng chịu sửa sai. Họ bị đặt vào chỗ xấu hổ. Họ phải tự dạy dỗ họ, ngày của họ sẽ đến. Phải, ngày ấy sẽ đến.
Đâu là khác biệt trong nhận thức, trong suy tưởng của các cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái, từ đó mới có sự đáp ứng mang tính chống đối hoàn toàn với sự chữa lành của người đờn bà nầy? Làm sao mà họ lại có thể phẫn nộ trong khi dân chúng đều ngây ngất sung sướng chứ? Tôi tin rằng câu trả lời thực sự rất đơn sơ. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái đều cảm thấy rằng họ rất công bình, xứng đáng được nhiều phước hạnh thiêng liêng. Những người khác dường như biết rõ hơn thế. Các cấp lãnh đạo Do thái không những từ chối và bài bác ân điển của Đức Chúa Trời (như được thấy trong sự chữa lành của người đờn bà), họ đã xem khinh sự chữa lành đó. Sao lại như vậy chứ? Họ cảm thấy rằng cả ơn phước và sự căm phẫn thiêng liêng đều là đáp ứng của Đức Chúa Trời đối với các việc làm của con người. Họ nghĩ theo khía cạnh luật pháp. Trong lý trí của họ, MỖI HÀNH ĐỘNG ĐỀU CÓ PHẦN ĐÁP ỨNG TƯƠNG ỨNG ĐẾN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI.
Khi quý vị đọc Giao ước của Môise, đây đúng chính xác những gì quý vị đang tìm kiếm. Khi Israel phạm tội, Đức Chúa Trời đã mang tới sự sửa phạt và kỷ luật. Khi Israel vâng theo luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban ra, Đức Chúa Trời chúc phước cho họ. Vì thế, chúng ta có thể thấy rõ thể nào số người nghe thấy tường trình về cuộc tàn sát người Galilê, họ đã tỏ ra cái nhìn theo luật pháp ngay. Nếu có việc chi xấu xảy tới cho dân sự, họ phải thực sự sống không tốt. Nếu có việc chi thực sự xảy tới tốt cho họ (thí dụ, sự thịnh vượng hay sống thọ), họ phải sống thiện hảo. Trong lời lẽ của bài hát mà Julie Andrews hát ở Đại hội Âm nhạc: “Tôi phải làm điều lành…”.
Cái điều mà dân Israel đã quên: ấy là Giao ước Môise là Giao ước tạm thời. Những lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham sẽ không được ứng nghiệm qua Giao ước Môise, mà qua Giao ước Mới. Giao ước Mới nầy đã được nói đến và mô tả trước, thí dụ, trong Giêrêmi 32 và 33. Các ơn phước của Đức Chúa Trời và sự đến của Nước Trời không phải là kết quả việc Israel vâng theo luật pháp, mà là phù hợp với sự công bình của Đấng Mêsi, và qua sự chết của Ngài vì ích cho tội nhân, Ngài gánh lấy sự xét đoán của luật pháp, là điều mà tội lỗi của con người đáng phải gánh chịu (Êsai 52.13 – 53.12).
Tại sao dân Israel chối bỏ Đấng Mêsi là giao ước mới mà Ngài hiện đến để thiết lập chứ? Tại sao họ lại thích sự xét đoán của luật pháp hơn các ơn phước của sự tha thứ và sự sống đời đời trong Đấng Christ chứ? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Những người Israel nầy đều là hạng người tự xưng công bình. Họ không chịu xem chính mình họ là hạng tội nhân, mà đúng hơn họ xem mình là công bình trước mặt Đức Chúa Trời và nhơn đó đáng được hưởng các phước hạnh của Ngài trên cơ sở mọi việc lành của họ. Nói theo thuật ngữ đương thời, họ “làm việc lành là vì ích cho chính bản thân họ”.
Đó là sự khác biệt giữa nhận thức của Chúa Jêsus và nhận thức của những kẻ chống đối Ngài, mọi điều nầy đã được kể ra trong hai thí dụ cuối của phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta hãy xét qua chúng và sứ điệp của chúng khi chúng ta nổ lực đưa bài học nầy đến chỗ kết thúc.
Hột cải và men (13.18-21)
“Vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Nước Đức Chúa Trời giống như gì, ta lấy chi mà sánh với? Nước ấy giống như một hột cải, người kia lấy gieo trong vườn; nó mọc lên trở nên cây cối, và chim trời làm ổ trên nhành. Ngài lại phán rằng: Ta sẽ sánh nước Đức Chúa Trời với gì? Nước ấy giống như men, người đàn bà kia lấy trộn vào ba đấu bột, cho đến chừng bột dậy cả lên”.
Trước khi chúng ta xem xét ý nghĩa của hai thí dụ ngắn nầy, chúng ta hãy dừng lại trong một phút để suy nghĩ từ một quan điểm rộng rãi hơn, như đã được lý giải trong văn mạch của các sách Tin Lành, và trong phần còn lại của Tân Ước. Chúng ta biết rằng Israel trong vai trò một dân, đã không xây lại cùng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, và dân ấy như một toàn thể đã chống đối Ngài, họ hiệp ý với nhau trong sự đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Chúng ta cũng biết rằng Giêrusalem đã bị huỷ diệt và cả dân tộc đã bị tan rãi ra, không được phép trở về xứ cho tới cách đây vài năm, và dân nầy vẫn ở trong tình trạng vô tín mà Chúa Jêsus đang nói tới. Chúng ta biết rằng người Do thái đã chối bỏ ân sủng của Đức Chúa Trời và rốt lại Tin Lành đã được chuyển sang cho dân Ngoại, và Đức Chúa Trời hiện đang vận hành qua Hội Thánh, hơn là qua Israel, mặc dù trong một ngày tương lai điều nầy sẽ thay đổi (đối chiếu Rôma 9-11). Đấng Mêsi là sứ điệp mà Israel đã chối bỏ, dẫn tới một số dân Ngoại (và một số người Do thái) đã tin Chúa. Hai thí dụ nầy đang mô tả vấn đề nầy, tôi tin, trong một thứ ngôn ngữ bị che mờ đi.
Thí dụ nói về hột cải
Thí dụ thứ nhất là thí dụ nói tới hột cải. Ở nơi khác, phần nhấn mạnh nhắm vào chỗ hột cải thì rất nhỏ và cây cải thì lớn đem lại kết quả (đối chiếu Mathiơ 13.31-32). Tuy nhiên, ở đây Chúa Jêsus đặt phần nhấn mạnh trên hành động của con người, người nầy vô ý làm rơi hột cải trong vườn của mình. Bản Kinh Thánh NIV nói không chính xác ở đây, làm mờ đi ý nghĩa của ngôn ngữ. Bản Kinh Thánh NASB nói sát nghĩa, người kia ném hột giống vào trong vườn. Ông ta không “gieo” nó (nói cách khác, như đã nói ở trong câu 6 ở trên). Thí dụ nầy phải được hiểu ngược lại với thí dụ ở trên, về cây vả không trái. Cây vả đã được trồng với mục đích hẳn hòi (một từ trong câu 6 khác hơn từ ngữ ở đây trong câu 19), và cây được chăm sóc và trưởng dưỡng rất cẩn thận. Hột cải nầy đã bị ném vào trong vườn. Tôi có xu hướng nghĩ đây là phần rải phân bón vào trong vườn, để làm xốp đất. Người ấy chẳng có ý trồng một cây lớn lên ở đây, và chắc chắn không phải là một cây cải. Loài chim sẽ tụ lại trên cây nầy có khuynh hướng muốn cướp đi những thứ đang mọc lên trong vườn (như bất kỳ ai là nông dân trong chúng ta đều biết rõ kinh nghiệm đau đớn nầy).
Tôi tin sứ điệp của thí dụ nầy rất đơn sơ và đã chỉ ra. Chúa Jêsus đã cảnh cáo dân Israel về cơn thạnh nộ hầu đến của Đức Chúa Trời. Họ là cây vả dưng sắp bị đốn hạ. Cây cải là cây mà Đức Chúa Trời đã chọn để thay thế nó. Hình ảnh của một cây, cung ứng một chỗ bảo hộ cho loài chim, là một hình ảnh phổ thông được gắn với dân Ngoại trong Cựu Ước. Đây là việc “ném bừa” hột giống bởi Israel, kết quả trong một cây lớn nói về “Nước” rộng lớn dành cho dân Ngoại.
Há điều nầy chẳng đáng ngạc nhiên sao? Phần nhiều người Do thái đều muốn “làm việc” để kiếm được chỗ của họ trong Nước Trời bằng cách tỉ mỉ “tuân giữ luật pháp”. Không có gì phải ngạc nhiên hết, khi thấy viên cai nhà hội đã nổi giận về việc “vi phạm ngày Sabát” như ông ta thấy ít nhất là như vậy. Thế nhưng trong khi phấn đấu để kiếm được ơn phước của Đức Chúa Trời, họ đã chối bỏ chính tình trạng tội lỗi của họ và vì thế chối bỏ luôn Đấng Cứu Thế. Khi họ ném sự cứu rỗi đi, cây vả sẽ bị đốn hạ, nhưng cây cải sẽ lớn lên. Sự Israel chối bỏ Đấng Mêsi đã mang lại cứu rỗi cho dân Ngoại.
Thí dụ nói về men
Thí dụ thứ hai trong cặp thí dụ nầy được thấy trong câu 20 và 21. Ở đây, Chúa Jêsus đã ví “Nước Đức Chúa Trời” với men mà người đờn bà tìm cách giấu vào ba đấu bột. Bản Kinh Thánh NASB nói tới men được “giấu” trong ba đấu bột, trong khi bản Kinh Thánh NIV nói men được “trộn trong một đống bột lớn” có ý nói “giấu” (đối chiếu cách dùng của từ nầy trong Luca 8.17; 18.34; 19.42; Mathiơ 13.44; 25.25). Trong khi người đờn bà cố sức giấu men đi, kết quả thì ngược lại, vì men thấm vào toàn bộ đống bột.
Quý vị sẽ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã cứu Israel để trở thành “sự sáng cho dân Ngoại”. Người Do thái vốn không thích người dân Ngoại, như sách Giôna tỏ ra rồi. Họ không muốn chia sẻ ơn phước của họ với dân Ngoại, và vì thế họ tìm cách “giấu” đi lẽ thật rồi giữ các ơn phước của lẽ thật ấy chỉ cho bản thân họ mà thôi. Thật là dại dột và hư không cho người đờn bà đang ra sức “giấu” men trong đống bột. Cũng vậy, thật là dại dột và hư không cho dân Israel khi tìm cách “giấu” sự sáng của Tin Lành đối với dân Ngoại. Quý vị sẽ nhớ ra là Chúa Jêsus đã phán rất rõ ràng về sự cứu rỗi của dân Ngoại cho đồng bào của Ngài nghe, và phản ứng của họ đượm đầy nét bạo lực (đối chiếu Luca 4.16-30). Trong chính hành động của họ cố gắng ngăn trở Tin Lành không đến được dân Ngoại, họ chỉ khiến cho Tin Lành lan rộng mau chóng và kết quả càng thêm mà thôi. Trong sách Công vụ Các Sứ đồ, Luca chứng tỏ rằng sự bắt bớ người Do thái tại thành Giêrusalem chỉ làm tan rãi Hội Thánh và Tin Lành càng nhiều mà thôi.
Nước của Đức Chúa Trời thì gống như vậy đấy, Chúa Jêsus phán. Người Do thái nào nghĩ họ là công bình sẽ chối bỏ Đấng Christ và sẽ từ chối không chịu ăn năn, và vì thế họ sẽ bị xét đoán như một dân. Họ, cây vả, sẽ bị đốn hạ. Và cây cải sẽ mọc lên trong chỗ của nó, như câu chuyện cho thấy, là Hội Thánh. Bằng cách cố gắng che giấu lẽ thật đối với dân Ngoại, dân tộc chỉ chứng minh lẽ thật ấy được rải ra rộng khắp mà thôi – những nhà truyền đạo bất trung và bất hợp tác của Đức Chúa Trời. Hãy khiến cho tất cả người Do thái đều nghe và học hỏi từ lời lẽ của Chúa Jêsus về sự cảnh cáo và sự dạy dỗ.
Kết luận
Phân đoạn nầy nói về dân Israel, sự dân ấy chối bỏ Đấng Mêsi, sự tự xưng công bình của dân ấy, và sự phán xét hầu đến sẽ giáng trên hết thảy những ai không đoạn tuyệt đức tin của họ với Do thái giáo và đồng hoá với Chúa Jêsus là Đấng Christ, Đấng Mêsi của họ. Phân đoạn Kinh Thánh nầy giải thích lý do tại sao Nước Đức Chúa Trời đã bị cất khỏi Israel, và lý do tại sao dân Ngoại đã bước vào đóng vai trò chủ yếu trong chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy chắc chắn nhấn mạnh tính cấp bách của nhu cần phải ăn năn của Israel, trước khi thời điểm phán xét giáng trên thế hệ đó. Còn nếu phân đoạn ấy chứa một sứ điệp cảnh cáo cho thế hệ đó, nó cũng nói cho chúng ta biết tính cấp bách của sự ăn năn và của công cuộc truyền giáo. Nếu quý vị chưa đạt tới đức tin cá nhân nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa, Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai phái vào trong thế gian để mang lại sự tha tội, quý vị phải ý thức chính sự cấp bách mà Chúa Jêsus đã nói tới. Quý vị thấy đấy, khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, Ngài ngồi ở đấy để chờ đợi cho tới khi Đức Chúa Cha chỉ ra đã đến lúc phải trở lại để xét đoán thế gian và xử lý kẻ ác. Ngài sẽ tái lâm, và tái lâm không bao lâu nữa. Người nào chưa tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ không bao lâu nữa sẽ thấy họ đang đứng (hay sấp mình xuống) trước mặt Ngài là quan án của họ, thậm chí Phaolô cảnh báo trong Philíp chương 2. Chúa Jêsus sẽ tái lâm để luyện đất với lửa, như Phierơ nói ra trong chương 3 của sách II Phierơ. Sự chậm trễ trong lần đến của Ngài không có nghĩa là từ bỏ ý định của Ngài đâu, song phù hợp với lòng thương xót và chịu đựng lâu nay của Ngài. Ngài đang cung ứng thì giờ cho con người để ăn năn, giống như “cây vả dưng” đã được thêm thời gian để ra trái vậy. Nhưng có mnột ngày phán xét và “lửa” không bao lâu nữa sẽ đến. Hãy sẵn sàng cho ngày đó. Phương thức duy nhất để sẵn sàng là phải ăn năn tội và phải tin cậy Chúa Jêsus là Đấng đã chịu chết trong chỗ của quý vị, vì cớ tội lỗi của quý vị.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy cũng khuyên Cơ đốc nhân rằng thì giờ tái lâm của Đấng Christ đã gần rồi, chúng ta cần phải thức canh và trông đợi Ngài. Chúng ta cần phải trung tín và giữ vững Tin Lành, chính là “sự sáng” mà chúng ta phải mang tới cho mọi người. Chúng ta không cần phải “che giấu” sự sáng nầy như dân Israel đã làm mà chi. Chúng ta hãy trung tín kêu gọi mọi người phải sẵn sàng cho sự đến của Nước Trời.
Sau cùng, chúng ta hãy tỉnh thức về sự suy nghĩ giống như loại suy nghĩ của dân Israel trong thời của Chúa Jêsus. Chúng ta hãy tỉnh thức về sự suy nghĩ người nào chết sớm hay đang ở trong chỗ khó khăn đều là hạng tội nhân tồi tệ hơn chúng ta. Chúng ta hãy xem cuộc sống thọ và thịnh vượng không phải là phần thưởng của chúng ta vì sống công bình, mà là vì ân điển của Đức Chúa Trời.
Tôi thấy rằng chúng ta là người Mỹ thường lộ ra loại kiêu ngạo dân tộc theo kiểu dân Israel. Họ tưởng rằng Đức Chúa Trời chúc phước cho họ vì họ quá kỉnh kiền, quá thuộc linh. Thực ra chẳng phải như vậy đâu. Đức Chúa Trời ban phước cho dân sự Ngài bất chấp tội lỗi của họ, và do ân điển của Ngài, chứ không phải do các việc lành của họ đâu. Chúng ta những người Mỹ thường nghĩ (và thậm chí dạn dĩ nói) rằng chúng ta sống thịnh vượng vì chúng ta là một “dân Cơ đốc”, và chúng ta sai phái các giáo sĩ, và cứ như thế. Bất kỳ một sự thịnh vượng nào chúng ta đang có và cứ tiếp tục kinh nghiệm, theo sự hiểu biết của tôi, chỉ là sản phẩm tự nhiên của ân điển thiêng liêng, chớ không phải là công trạng của con người đâu. Chúng ta hãy biết rõ rằng nước Đức Chúa Trời đến với đất vì cớ sự công bình của Đấng Christ và ân điển của Đức Chúa Trời bày tỏ ra qua Con của Ngài. Và chúng ta hãy hạ mình xuống do sự thật Nước đã đến bao gồm cả dân Ngoại vì sự thất bại và tội lỗi của Israel, chớ không phải vì cớ sự công bình riêng của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét