Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 16.1-13: "PHẢI CHĂNG ĐẤNG CHRIST KHEN NGỢI KẺ LỪA ĐẢO"



Phần giới thiệu
Chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Xuất xứ
Luca 3
Luca 4
Luca 5
Luca 6
Luca 8
Luca 9
Luca 10
Luca 11
Luca 12
Luca 14
Luca 15
Thí dụ nói tới viên quản gia bất trung (16.1-3a)
Giải thích của Chúa Jêsus về thí dụ nói tới viên quản gia bất trung (16.9-13)
Phần kết luận
Bài 51:

PHẢI CHĂNG ĐẤNG CHRIST KHEN NGỢI KẺ LỪA ĐẢO?

(Luca 16.1-13)
PHẦN GIỚI THIỆU
Khi tôi lớn lên, cha tôi và tôi đã đi nhờ xe lên Portland, Oregon, ở đây chúng tôi hy vọng mua được một chiếc xe tải giá rẻ. Chúng tôi rất vui khi đi cùng xe với một người đồng hương. Ông ta, giống như cha tôi, là giáo sư dạy học. Từ các năng khiếu mà ông đã tiếp thu được trong học đường, ông đã nhắm vào thế giới kỹ nghệ. Việc làm mới của ông là “tống khứ những kẻ hay gây rối”, nhưng theo một phương thế không phạm luật, không làm cho cộng đồng phải tức giận. Ông được đặt đứng kế kẻ hay gây rối trong công việc, rồi làm cho gã mà ông muốn tống khứ phải khốn khổ theo ý của ông.
Đó là một câu chuyện khác. Cái điều lý thú cho tôi và cha tôi là nghe thấy các kinh nghiệm của người đồng hương nầy trong lớp học, kinh nghiệm ấy đã khiến cho ông trở thành một bậc chuyên gia trong việc kềm giữ hạng người gây rối. Ông cho chúng tôi biết rằng ông đã dạy học ở thành phố Nữu ước. Hoàn cảnh tồi tệ đến nỗi đã có cảnh sát đến gát trong sảnh đường. Các vị giáo sư thường bị tấn công và bị đe doạ. Ông ta đã mau học biết nhiều điều thực tế trong cuộc sống.
Vào ngày đầu tiên ông đứng lớp, mọi việc dường như khởi sự khá tốt. Sinh viên tương đối yên lặng ngồi tại chỗ của mình và có một sự chú ý đến ông. Nhưng, đến giờ đã định trước, cả lớp đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi, rồi ra phía sau lớp học, ở đó chúng tiếp tục nói với nhau: “những mẫu chuyện tào lao”. Vị giáo sư nầy chẳng phản ứng chi hết. Nhưng qua ngày sau ông đã chuẩn bị sẵn. Ông đã chủ động ngay tại chỗ mà chúng hay “nói chuyện tào lao”, ông đặt tại đó một cái đĩa kim loại. (Cái đĩa nầy dường như tạo cho chúng một mặt bằng). Ông gõ vào cái đĩa, rồi qua ngày sau, khi lớp học ra phía sau để chơi trò của chúng, ông để cái đĩa ra. Có nhiều việc xảy ra rất mau chóng, như quí vị mong muốn. Có một sinh viên kia đến nói với vị giáo sư: “Giáo sư ơi, gõ nhịp trên cái đĩa đi. Ông gõ hay lắm”.
Tôi nghĩ quí vị có thể nói rằng, gã kia không thích bị hạ gục với môn điện học. Và, mặt khác, anh ta có một loại thán phục cách thức vị giáo sư chuyển hoá mọi sự. Vị giáo sư vốn lanh lợi khi xử lý với tình trạng khó khăn nầy. Tôi tiếp tục kể cho quí vị nghe có một vài sinh viên trong lớp đã mời ông “lui về” sau giờ học, để “đem cái đĩa đi chỗ khác”. Vị giáo sư nầy cũng là nhà vô địch quyền anh có đôi găng vàng trong hạng cân của mình. Sau khi thầy hiệu trưởng cho phép ông hay ông nên đi “đường riêng mình”, vị giáo sư ấy bèn “lui lại” và đánh những gã khó chịu nhất trong lớp học. Đấy là lúc giờ học thực sự bắt đầu.
Mục đích của tôi khi thuật lại cho quí vị nghe câu chuyện nầy: thật là dễ cho một người lanh lợi đánh giá sự lanh lợi của người khác, cho dù người phải chịu khổ do sự lanh lợi đó. Sinh viên thực sự không thích bị môn học hạ gục, nhưng anh ta chẳng làm chi khác hơn là tán thưởng các phương pháp có tác dụng thúc đẩy của vị giáo sư. Có lẽ gã học trò nầy đã không vô tư trong việc chinh phục bạn bè, nhưng anh ta có một sở thích muốn gây ảnh hưởng trên người ta. Khi vị giáo sư thực thi một công việc của giáo viên gây ảnh hưởng cho cả lớp học, theo một ý nghĩa, đấy là một sự cảm thúc.
Cũng một thể ấy khi nói tới người giàu trong phân đoạn Kinh thánh Luca 16. Chắc chắn ông ta không thích bị tên quản gia của mình “xé toạc ra”, nhưng ông ta ít nhất đã đưa ra một lời khen tặng về năng khiếu, sự lanh lợi của viên quản gia khi lo sắm sửa một số điều dành chứa cho tương lai của mình. Viên quản gia, là kẻ sắp mất chức phận, đã sử dụng phần hành của mình và tài sản của chủ trong một phương thức “kết bạn” và nhơn đó sắm sẵn cho tương lai của chính mình. Ngay cả Chúa cũng nhất trí rằng viên quản gia quá lanh lợi. Có lẽ, bằng lời lẽ của gã học trò kia, Chúa cũng phán với viên quản gia của mình rằng: “Hãy gõ nhịp trên cái đĩa kia đi!”
CHỖ CĂNG THẲNG CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Muốn nhận dạng chỗ căng thẳng của phân đoạn Kinh thánh thì không lấy gì làm khó lắm. Trong khi muốn nhìn thấy người giàu thể nào đã khen ngợi viên quản gia của mình chẳng có gì là khó hết, phải chăng Chúa Giêxu đã khen ngợi tên lừa đảo nầy? Chúa chúng ta, là Đấng căm ghét tội lỗi, lại khen ngợi một tên lừa đảo sao? Thắc mắc là một thắc mắc hợp lý. Khi quí vị đọc qua các bài tường thuật, quí vị sẽ thấy có nhiều nổ lực rất sáng tạo để “gài bẫy Chúa chúng ta”, qua cách trình bày rõ nét các hành động của viên quản gia rồi nhơn đó thu nhỏ lại sự phản trắc của ông ta. Tôi tin rằng phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đang giải quyết chỗ căng thẳng nầy, theo một phương thức khá lý thú, nhưng chúng ta hãy giữ lấy vấn đề nầy cho tới lúc chúng ta nghiên cứu xong phân đoạn Kinh thánh nầy cẩn thận hơn.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Thí dụ nói đến người quản gia bất trung là một phần của một tổng thể to lớn hơn. Toàn bộ chương 16 của sách Luca xoay tròn lẽ đạo chính nói về của cải vật chất. Cho phép tôi bắt đầu bằng cách tóm tắt ngắn gọn cấu trúc của cả chương:
(1) Người quản gia bất trung — Các câu 1-13
(2) Về người Pharisi (họ vốn ham mến tiền bạc) Sự phản kháng & đáp ứng của Chúa Giêxu — Các câu 14-18
(3) Người giàu và Laxarơ — Các câu 19-31
Cả chương xoay quanh thái độ của một người (đối với và sử dụng) của cải vật chất. Câu chuyện của chúng ta, thí dụ nói tới người quản gia bất trung, chỉ là một phần trong sự dạy của Chúa Giêxu về đề tài của cải. Đấy chỉ là một phần của chương 16. Vậy thì, chương 16 chỉ là một phần của sự dạy rộng lớn hơn nhiều của Chúa chúng ta về đề tài của cải xuyên suốt sách tin lành Luca (nối theo là sách Công vụ các Sứ đồ).
Với toàn bộ cấu trúc nầy trong trí, chúng ta hãy dành sự chú ý vào cấu trúc của phân đoạn chúng ta đang xử lý đây, như sau:
(1) Thí dụ nói tới người quản gia bất trung — Các câu 1-8a
(2) Phần giải thích và ứng dụng của Chúa Giêxu trong thí dụ — Các câu 8b-13
XUẤT XỨ
Đề tài về tiền bạc và của cải vật chất là đề tài đã được Luca nói tới suốt cả sách tin lành Luca. Những gì chúng ta tìm thấy trong chương 16 không phải là lời nói sau cùng về đề tài nầy, mà nó chú trọng vào phần ứng dụng nhiều hơn các lần nói trước đó, theo ý kiến của tôi. Chúng ta hãy xét tóm tắt những gì Luca đã ghi lại Chúa Giêxu đã phán về đề tài ấy trong sách tin lành nầy:
LUCA 3
Giăng Báptít bắt đầu chức vụ công khai của mình khi lo sửa soạn cho dân sự trước sự đến của Đấng Christ. Ông bảo họ phải dọn đường cho Chúa. Ông nói cho đoàn dân đông biết không những họ cần phải ăn năn, mà còn phải “kết quả xứng đáng với sự ăn năn” nữa (câu 8). Nói cách khác, họ phải thực hành điều họ xưng nhận. Khi đám đông hỏi họ phải làm gì, Giăng đã đưa ra ba phần ứng dụng đặc biệt cho ba nhóm khác nhau nầy:
(1) Người nào có của cải vật chất (quần áo & đồ ăn) cần phải chia sẻ với những ai không có (câu 11).
(2) Những người thâu thuế không nên thâu thứ chi khác hơn là thuế (câu 12).
(3) Những người lính cần phải thoả lòng với lương hướng của họ và không nên moi tiền người khác qua sự lạm dụng quyền hành của họ (câu 13).
LƯU Ý: MỖI HẠNG NGƯỜI TRONG BA ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT NẦY ĐỀU CÓ CỦA CẢI VẬT CHẤT.
LUCA 4
Chúa Giêxu đã giới thiệu chức vụ của Ngài bằng cách kể ra lời tiên tri của Êsai, lời nầy nói tới các tin tức tốt lành đã được công bố cho người nghèo và kẻ bị hà hiếp, với thuật ngữ năm hân hỉ của Cựu ước, trong thời điểm nầy người Do thái được buông tha hết các món nợ của họ (đối chiếu các câu 18-19).
LUCA 5
Trước khi Chúa Giêxu kêu gọi 12 người trở thành sứ đồ của Ngài (chương 6), Ngài đã truyền cho họ xuống thuyền đánh cá, và được một mẻ lưới lớn, mẻ lưới nầy góp phần như một lời hứa về sự tiếp trợ của Ngài — cho những người sẽ tin theo (các môn đồ), nhưng có lẽ cũng nói về mọi nhu cần vật chất của những ai theo Ngài trong vai trò môn đồ của Ngài.
LUCA 6
Trong câu chuyện của Luca nói về “Bài Giảng Trên Núi” (ở đây, rõ ràng hơn trong Mathiơ 5) Chúa Giêxu đã nhấn mạnh các phước lành giáng trên người nghèo (không phải “nghèo trong tâm linh”, như trong Mathiơ), và những điều “khốn cho” sẽ giáng cho kẻ giàu (đối chiếu 6.20-26).
Sau đó, Chúa Giêxu đã dạy các môn đồ Ngài nên bố thí cho người nào không thể trả lại, Ngài hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ trả lại cho họ (các câu 34-38).
LUCA 8
Chính mình Chúa Giêxu vốn là “nghèo” và một nhóm phụ nữ đã trợ giúp cho Ngài, họ cùng đi theo với Ngài, tiếp trợ cho Chúa Giêxu cùng những người khác từ tài sản riêng của họ (các câu 1-3).
LUCA 9
Chúa Giêxu đã phái 12 người ra đi giảng đạo, mà chẳng có một sự tiếp trợ nào hết. Họ phải tự minh chứng họ xứng đáng với tiền công của họ qua sự giảng đạo và chức vụ của họ (các câu 3-6). Nói cách khác, các môn đồ phải tin cậy Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho chức vụ của họ, rồi vì thế các khoản tiếp trợ về vật chất cho họ sẽ kết quả từ thái độ biết ơn của nhiều người đối với chức vụ của họ.
Trong câu 25 Chúa Giêxu đã hỏi có nên không khi một người: “kiếm được cả thế gian, mà mất linh hồn mình?”
LUCA 10
Chúa Giêxu đã sai 70 người ra đi giảng đạo, một lần nữa không có đem một thứ gì theo hết (các câu 1-12).
LUCA 11
Trong bài cầu nguyện được gọi là bài cầu nguyện của Chúa, Chúa Giêxu dạy các môn đồ cầu nguyện: “Xin ban cho chúng tôi đồ ăn đủ ngày” (câu 3).
Trong phần đáp ứng với người Pharisi quá mấu về sự sạch sẽ theo nghi thức, Chúa Giêxu đã bảo họ: “… lấy của mình có mà bố thí, thì mọi điều sẽ sạch cho các ngươi” (câu 41).
LUCA 12
Từ câu 13 trở đi. Có một người tới đề nghị Chúa Giêxu bảo người anh em của ông ta chia gia tài cho, Chúa Giêxu đáp lại như sau:
“Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết, vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu” (câu 15).
“Ấy vậy ta nói cùng các ngươi, đừng vì sự sống mà lo đồ mình ăn, cũng đừng vì thân thể mà lo đồ mình mặc. Sự sống trọng hơn đồ ăn, thân thể trọng hơn đồ mặc” (các câu 22-23).
“Hỡi kẻ ít đức tin, nếu loài cỏ ngoài đồng là loài nay sống mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho mặc thể ấy, huống chi là các ngươi! Vậy các ngươi đừng kiếm đồ ăn đồ uống, cũng đừng có lòng lo lắng. Vì mọi sự đó, các dân ngoại ở thế gian vẫn thường tìm, và Cha các ngươi biết các ngươi cần dùng mọi sự đó rồi. Nhưng thà các ngươi hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời, rồi mọi sự đó sẽ được cho thêm. Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng. Hãy bán gia tài mình mà bố thí. Hãy sắm cho mình túi không hư, và của báu không hề hao kém ở trên trời, là nơi kẻ trộm không đến gần, sâu mọt không làm hư nát. Vì của báu các ngươi ở đâu, thì lòng cũng ở đó” (các câu 28-34).
LUCA 14
Chúa Giêxu bảo khán thính giả của Ngài rằng khi họ tổ chức tiệc tùng, họ không nên mời những người có thể mời trả lại họ, mà nên mời những người không thể mời trả lại, để Đức Chúa Trời trả lại cho họ (các câu 12-14).
Trong câu chuyện nói về bàn tiệc, có nhiều người cuối cùng từ chối không chịu đến, họ cáo lỗi vì mãi lo về của cải đời nầy (mua đám ruộng, một đôi bò, các câu 15-24).
“Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta” (câu 33).
LUCA 15
Người con trai hoang đàng đã phung phí hết tài sản của mình; người anh cả thì lo tiết kiệm tài sản, nhưng cả hai đều bận tâm quá vào của cải.
Hết thảy những câu Kinh thánh nầy đều nhắc cho chúng ta nhớ rằng sâu xa trong sách Tin lành Luca, Chúa Giêxu luôn nói về cách xử lý với của cải vật chất. Những gì Chúa Giêxu phán về của cải trong chương 16 được kiến thiết trên nền tảng đã đề ra trong các chương đứng trước. Tôi tin, chúng ta có thể tóm tắt sự dạy của Chúa Giêxu lên tới điểm nầy với các nguyên tắc sau đây:
(1) Chúa Giêxu chuyển hướng, lộn ngược suy nghĩ của con người về tiền bạc.
(2) Sự ăn năn và đức tin thật sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ và hành động của một môn đồ Đấng Christ khi xem xét về của cải vật chất — từ việc nhận lãnh cho tới việc giữ lấy nó (thí dụ: “kho chứa lớn hơn”), và bố thí.
(3) Lý do cho sự thay đổi nầy trong suy nghĩ của một người về tiền bạc: ấy là môn đồ thật, đang đạt tới chỗ nhận biết rằng tiền bạc không thể đưa đến cho người những việc thực sự là quan trọng, chỉ có Đấng Christ mới có thể làm việc đó.
Cơ đốc nhân thôi không tin cậy vào tiền bạc nữa, mà chỉ tin cậy vào Đức Chúa Trời.
Cơ đốc nhân thôi không phục vụ cho tiền bạc, mà phục vụ Đức Chúa Trời.
(4) Tiền bạc và của cải vật chất là những thứ tạm thời — chúng không bền lâu. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm với tiền bạc là sử dụng nó ngay lúc nầy tạo ra những thứ lâu bền . Bằng cách sử dụng tiền bạc ở trên đất theo như Đức Chúa Trời dạy dỗ, chúng ta phải chất chứa của cải ở trên trời. Một trong các phương thức đầu tư tiền bạc ở trên đất để kiếm được các ơn phước đời đời là giúp đỡ cho người nghèo thiếu và có cần.
Với chủ đích nầy, chúng ta hãy nhắm vào thí dụ nói tới “viên quản gia bất trung”, tìm cách tiếp thu các bài học mà Đức Chúa Trời đã sẵn dành cho chúng ta trong đó.
THÍ DỤ NÓI TỚI VIÊN QUẢN GIA BẤT TRUNG (16.1-8a)
“Đức Chúa Giêxu lại phán cùng môn đồ rằng: Người giàu kia có một quản gia, bị cáo với chủ rằng người tiêu pha của chủ. Vậy, chủ đòi người đó mà nói rằng: Ta nghe nói về ngươi nỗi chi? Hãy khai ra việc quản trị của ngươi, vì từ nay ngươi không được cai quản gia tài ta nữa. Người quản gia tự nghĩ rằng: Chủ cách chức ta, ta sẽ làm gì? Làm ruộng thì ta không có sức làm nổi, còn đi ăn mày thì hổ ngươi. Ta biết điều ta sẽ làm, để khi bị cách chức, có kẻ tiếp rước ta về nhà. Người ấy bèn gọi riêng từng người mắc nợ chủ mình đến, và hỏi người thứ nhứt rằng: Ngươi mắc nợ chủ ta bao nhiêu? Trả lời rằng: Một trăm thùng dầu. Quản gia nói rằng: Hãy cầm lấy tờ khế, ngồi xuống đó, viết mau: Năm chục. Rồi hỏi người kia rằng: Còn ngươi, mắc bao nhiêu? Trả lời rằng: Một trăm hộc lúa mì. Quản gia rằng: Hãy cầm lấy tờ khế và viết: Tám chục. Chủ bèn khen quản gia bất nghĩa ấy về việc người đã làm khôn khéo như vậy”.
Người giàu kia có một quản gia làm việc cho ông ta, người nầy phung phí tài sản của chủ. Tôi nghĩ câu nầy cho rằng viên quản gia đã biển thủ nhiều thứ thuộc về chủ của mình. Tôi có thể hình dung ra trong nền văn hoá của chúng ta điều nầy có nghĩa là tráo trở trong kế toán sổ sách, các bữa ăn và dàn xếp hoang phí, một chiếc limousine, và cứ như thế. Người nầy đã tiêu pha nhiều tài sản của chủ mình, nhưng làm lợi thì rất ít. Viên quản gia nầy không làm việc cho chủ mình, mà làm việc cho bản thân mình. Không giống như Giôsép, ông thấy chức vụ quản gia của mình là một sự phó thác thiêng liêng, và ông đã từ chối không “tận dụng” vợ của chủ mình, viên quản gia nầy đã lo liệu cho bản thân mình đối với mọi thứ nằm trong tầm tay với của mình.
Lời nói linh hoạt của người chủ viên quản gia kia có tác động đến thời tương lai. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi nầy, viên quản gia đã mong đợi sự giải thích của chủ mình để rồi ông ta sẽ bị thay thế. Khoảng thời gian ngắn ngủi nầy không được trù tính để nói tới lợi ích của viên quản gia, mà là nói tới lợi ích của người chủ. Tuy nhiên, viên quản gia đã bị tác động rất lớn. Ông ta quá già không đủ sức “để đào mương” và ông ta quá tự phụ không thể đi ăn xin được. Ông ta phải suy tính phương thế nào đó hầu cho ông ta có thể sử dụng được của cải của chủ mình trong khoảnh khắc ngắn ngủi nầy để lo liệu cho tương lai của mình.
Giống như một tia chớp loé lên vậy, ông ta định sử dụng phần hành của mình và của cải của chủ trong một thời gian ngắn ngủi còn lại, theo một phương thế chu cấp cho mọi nhu cần của mình trong tương lai. Trong khi địa vị của ông ta và tài sản của chủ sẽ bị cất đi khỏi ông ta, ông ta có thể kết bạn với những kẻ nằm trong quyền quản lý của ông ta. Và thế là ông ta liền bắt tay ngay vào việc. Ông ta gọi từng người một trong số những kẻ mắc nợ chủ đến. Mỗi người dường như là một phe với “kẻ đánh lận con đen” nầy, nhưng mỗi người đều được ích bằng cách rút bớt tờ khế của họ đối với chủ của viên quản gia. Vì thế, hết thảy đều mang nợ viên quản gia.
Trước khi chúng ta xem xét đáp ứng của chủ là “xé toạc” hết hoặc xem xét phần lý giải của Chúa chúng ta về thí dụ nầy, chúng ta hãy lưu ý tới sự gian ác của viên quản gia, như đã được thấy trong các việc làm của ông ta. Viên quản gia là kẻ bất trung, cả ngay lúc bắt đầu thí dụ, và ngay cả phần kết nữa. Viên quản gia không những là bất trung trong vai trò một con người, ông ta còn bất trung trong vai trò một viên quản lý nữa. Ông ta đã bất trung trong công việc và với chủ của mình. Sự bất trung nầy là điều cần phải có trong sự linh lợi của ông ta khi chuẩn bị cho hậu sự của mình. Mỗi nét đều chỉ ra sự thật rằng tất cả các lý lẽ đều chống lại viên quản gia (sự hoang phí tài sản) là chính xác. Viên quản gia đã không thay đổi về của cải, ông ta càng tinh xảo hơn trong việc làm ác. Mọi thái độ và hành động của viên quản gia tất cả đều bị tác động bởi tính tư lợi. Ông ta đã làm cho nhiều người khác dính dáng vào trò “đánh lận con đen” tội lỗi của ông ta. Thật không thể tưởng tượng được những kẻ mắc nợ của người giàu kia không phải là những kẻ đồng mưu với viên quản gia. Họ vốn biết rõ họ đang làm việc gì. Vậy thì, viên quản gia đã kêu gọi tánh tham lam của họ.
Trong khi thuật lại thí dụ nầy, Chúa Giêxu đã không thu nhỏ tội ác mà nhân vật nầy đã phạm, Ngài cũng không khen ngợi ông ta vì đã làm ác, thế nhưng chủ của ông ta đã khen ngợi ông ta. Có lẽ, nỗi kinh ngạc lớn lao nhất trong thí dụ ấy là người chủ, là người sắp sửa bị “xé toạc” ra bởi viên quản gia của mình, đã lên tiếng ngợi khen viên quản gia ấy. Sự khen ngợi nầy không phải vì điều lành mà hắn đã làm cho chủ của mình, cũng không phải các phương diện đạo đức trong việc làm của hắn, mà chỉ vì sự tiểu xảo mà hắn đã tỏ ra đấy thôi.
Thắc mắc đáng phải có ở đây là: Tại sao một người sắp sửa bị người làm của mình “xé toạc” ra, một người đã gánh chịu nỗi mất mát đáng kể và chẳng lấy chi bù đắp lại được, lại khen ngợi tên nhân công không thật thà đó? Câu trả lời cho thắc mắc nầy do Chúa chúng ta đưa ra nằm trong câu 8. Câu trả lời của Chúa Giêxu là chìa khoá cho sự giải thích phân đoạn nầy, vì vậy chúng ta hãy xét phân đoạn ấy thật cẩn thận.
“Chủ bèn khen quản gia bất nghĩa ấy về việc người đã làm khôn khéo như vậy. Vì con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng” (Luca 16.8).
Phần thứ nhứt của câu 8 là phần kết luận của thí dụ. Câu chuyện kết thúc với phần ngợi khen của chủ về sự tinh khôn của viên quản gia. Trong phần thứ hai của câu 8 Chúa chúng ta bắt đầu phần giải thích của Ngài về thí dụ đó. Chúng ta cần phải suy hiểu và ứng dụng thí dụ nầy như thế nào đây? Thí dụ nầy muốn nói cái gì? Câu trả lời đến từ Chúa chúng ta, Ngài bắt đầu giải thích câu chuyện nầy trong phân nửa thứ nhì của câu 8 bằng một sự giải thích lý do tại sao người chủ lên tiếng khen ngợi tính tiểu xảo của viên quản gia bất trung. Có một sự giải thích khác được chỉ ra do chữ “vì”, chữ nầy đứng trước câu “con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng”.
Lời lẽ của Chúa chúng ta ở đây chỉ ra một vài điểm thực tế rất quan trọng. (1) Cả viên quản gia bất trung và chủ của ông ta đều nhận thức (đánh giá) cùng một sự việc — tính tiểu xảo. Quí vị không khen ngợi một người vì một việc gì đó mà quí vị xem khinh. (2) Cả viên quản gia bất trung và chủ của ông ta đều là thuộc viên của một nhóm người mà Chúa chúng ta đã đánh giá là “con đời nầy”. Cách nói thời ấy: “người nầy biết rõ người kia” rất phù hợp ở đây. Người chủ có thể nhận ra và đánh giá đúng “tính tiểu xảo” vì ông ta đã hiểu biết và đã thực hành tính tiểu xảo đó, và vì thế ông ta là “một” với viên quản gia của mình. (3) Người chủ cũng như viên quản gia cũng không phải là thuộc viên của nhóm người được nhận dạng là “con sáng láng”. Tôi cho rằng khi nói như vậy, có nghĩa là cả hai người kia đều không nhận biết Đức Chúa Trời — họ là những người vô tín.
Tôi không nghĩ rằng tôi đã nói quá lố, vậy thì, người chủ đã khen ngợi tính tiểu xảo của quản gia kia vì ông ta biết rõ ông ta đã từng làm chính việc ấy trong cùng một hoàn cảnh. Quí vị không khen ngợi những việc mà quí vị chưa làm, hoặc mong muốn quí vị sẽ làm.
Bây giờ, thắc mắc là đây: Có phải Chúa Giêxu khen ngợi viên quản gia vì tính tiểu xảo của ông ta chăng? Chúng ta có thể dễ nhận ra rằng người chủ đã khen ngợi tính tiểu xảo của viên quản gia, và chúng ta có thể hiểu rõ lý do tại sao ông ta đã làm như vậy nữa. Thế nhưng Chúa Giêxu có hiệp với người chủ trong sự khen ngợi tính tiểu xảo của viên quản gia hay không? Câu trả lời là câu trả lời dựa theo giáo điều, “Không!” Câu trả lời nầy, theo ý kiến của tôi là rất rõ ràng, cho dù có một số nhà giải kinh đã chấp nhận nó, tốt hơn là nên xem thí dụ nầy như sự dạy cho Cơ đốc nhân phải tinh khôn hơn, giống người thế gian hơn trong phương thức chúng ta nắm giữ tiền bạc. Cho phép tôi liệt kê ra các lý do tại sao phần kết luận nầy là một kết luận không thể tránh được.
(1) Chúa Giêxu không hề khen ngợi cũng không biện hộ tính tiểu xảo với các môn đồ Ngài ở đây. Chữ “khôn khéo” hay “tiểu xảo” được thấy hai lần trong thí dụ nầy (câu 8), nhưng không nằm trong phần giải thích và ứng dụng của Chúa trong thí dụ ấy (các câu 9-13). Chúa chúng ta không hề ám chỉ hay nói rằng Cơ đốc nhân cần phải khôn khéo, trong bất kỳ phương thế nào gần như sự tiểu xảo của viên quản gia “bất trung” nầy.
(2) Khái niệm thường được thấy có trong phần giải thích và ứng dụng của Chúa chúng ta trong thí dụ là SỰ TRUNG TÍN. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, sự trung tín và tính tiểu xảo đều chỏi nhau một cách tuyệt đối. Viên quản gia “phải” tiểu xảo vì ông ta vốn bất trung. Các môn đồ sống trung tín không cần phải tiểu xảo.
(3) Tiểu xảo đang đánh dấu Satan (Sáng thế ký 3.1) và thế giới vô tín (Luca 16.8), nhưng tính ấy không đánh dấu cho Cơ đốc nhân. Viên quản gia và chủ ông ta cả hai đã được Chúa Giêxu nhận dạng là hạng người vô tín. Có phải Kinh thánh dạy chúng ta phải hành động giống như người thế gian không? Phải chăng Kinh thánh không dạy chúng ta phần ngược lại? Chúng ta phải sống “khôn khéo như con rắn” và “đơn sơ như chim bồ câu” (Mathiơ 10.16), nhưng chúng ta không cần phải tiểu xảo giống như viên quản gia nầy đã sống. Chúng ta xem thêm:
(4) Khi viên quản gia sống bất trung và chủ của ông ta, giống như ông ta, là một trong những kẻ mà ai cũng biết là “con đời nầy”, ngược lại với “Con sáng láng”, làm sao chúng ta dám kết luận rằng người chủ là biểu tượng cho Đức Chúa Trời và viên quản gia là thánh đồ? Sự kiện nầy, đối với tôi là một trong các luận điểm rất khó chịu nhất. Cách duy nhất chúng ta thực sự có thể kết luận: ấy là khi Chúa Giêxu đang khen ngợi tính tiểu xảo thì phải xem người chủ như đang làm mẫu cho Đức Chúa Trời. Nhưng tôi muốn thách quí vị minh chứng Luca đang cố gắng phác họa ra Đức Chúa Trời là một người giàu có theo sau những gì ông đã viết rồi về sự giàu có và nghèo khó (thí dụ Bài Giảng Trên Núi trong chương 6). Làm sao Đức Chúa Trời lại được biểu thị bằng một người giàu vô tín cho được, và Cơ đốc nhân lại được biểu thị bằng một viên quản gia bất trung? Thay vì thế, Chúa Giêxu dạy chúng ta rằng cả hai người nầy đang tiêu biểu cho các giá trị, cách ứng xử, và sự khen ngợi của một thế hệ vô tín.
(5) Lời lẽ giải thích của Chúa Giêxu là mô tả cách thức hạng người gian ác suy nghĩ và hành động, nhưng không phải một lời khen ngợi hạng người nầy cũng không phải gắn điều nầy cho các thánh đồ đâu. Trong sách Châm ngôn, chúng ta có thể thấy một số câu nói mô tả “đường lối” ác của hạng người gian ác, nhưng không một câu nào trong số nầy chúng ta thấy cách ứng xử của họ được khen ngợi để chúng ta phải bắt chước, mà đúng hơn chúng ta phải tỉnh thức trước mọi điều ấy, và chúng ta phải lẫn tránh nó:
Tài sản kẻ giàu có là cái thành kiên cố của người; Song sự hư nát của người khốn khổ là sự nghèo nàn của họ (10.15).
Của hối lộ giống như viên ngọc quí trước mặt ai được nó; Dầu nó xây trở phía nào, cũng được may mắn (17.8).
Người gian ác lãnh nhẹm của hối lộ, Đặng làm sai lệch các lối xét đoán (17.23).
Của lễ dâng kín nhiệm nguôi cơn thạnh nộ; Của hối lộ đút vào lòng làm ngất cơn giận dữ tợn (21.14).
Trong từng trường hợp nầy, cuộc sống đã được mô tả như vốn có thật y như vậy. Vì vậy chính trong thí dụ nói về viên quản gia bất trung, Chúa Giêxu đang thuật lại một câu chuyện mô tả tính tiểu xảo mà hạng người vô tín có khi làm việc trong thời buổi của họ để làm ra tiền, và lo liệu cho bản thân họ.
(6) Như trong các lãnh vực khác của cuộc sống Cơ đốc, ơn phước của Đức Chúa Trời trong lãnh vực tài chính không dựa vào tài khéo hay tính tiểu xảo của con người, mà dựa vào sự thành tín với các lời hứa của Ngài. Nếu trách nhiệm của con người được tìm thấy có ở đây, thì trách nhiệm đó cũng được thấy trong lãnh vực trung tín, là điều Chúa chúng ta khen ngợi, chớ không phải tính tiểu xảo, là điều Ngài đánh dấu là đặc trưng của hạng người vô tín.
(7) “Những việc mà con người đánh giá cao thì Đức Chúa Trời lấy làm gớm ghiếc”. Trong câu 15 dưới đây, ở đây Chúa Giêxu giải thích thí dụ nầy, Ngài dạy cho chúng ta biết rằng mọi giá trị của Đức Chúa Trời đều ngược lại với giá trị của con người. Ngài phán rằng những việc con người ca tụng, Đức Chúa Trời xét đoán. Người chủ vô tín kia và viên quản gia của ông ta có thể ca tụng tính tiểu xảo, còn Đức Chúa Trời thì xét đoán tính ấy. Những gì Đức Chúa Trời xét đoán, Ngài không khen ngợi đâu! Vậy thì, thí dụ không dạy tính tiểu xảo theo như cách Đức Chúa Trời dạy cho các môn đồ của Ngài, mà các môn đồ Ngài phải lẫn tránh phương thức đó.
(8) Phần ứng dụng thí dụ của Chúa trong các câu 9-13 được đánh dấu ngược lại hơn là so sánh với người thế gian. Lãnh vực so sánh duy nhất, trong đó môn đồ bị thúc giục rõ ràng phải sống “giống như” viên quản gia ở chỗ làm bạn với ma-môn bất nghĩa, và ở đây có nhiều điểm khác biệt giữa cách thức viên quản gia hành động và cách thức các môn đồ phải ứng xử trong đó.
Một vấn đề sẽ dễ dàng dấy lên như sau: Tại sao ở chỗ khác Chúa Giêxu dạy các môn đồ ngài rằng họ cần phải “khôn khéo”?:
“Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói. Vậy hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” (Mathiơ 10.16).
Từ ngữ nói tới “khôn khéo” ở đây chính là từ ngữ mà Luca đã dùng trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta. Phải chăng điều nầy không thách thức phần giải thích mà tôi đưa ra sao? Tôi nghĩ là không.
Từ ngữ Hy lạp và từ ngữ Hy bá lai về chữ nầy không luôn luôn mang cùng ý nghĩa đó. Thí dụ, từ ngữ “tempt” (cám dỗ) cũng được dịch là “test” (thử nghiệm). Chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không “cám dỗ” (tempt) ai (Giacơ 1.12), song chúng ta cũng biết rằng Ngài đang “test” (thử) chúng ta (Giăng 6.6), và Kinh thánh dạy chúng ta phải “test” (thử) bản thân mình (II Côrinhtô 13.5). Cũng chữ đó được sử dụng trong từng trường hợp, nhưng ý nghĩa của nó phải chiếu theo văn mạch.
Chữ ‘khôn khéo” “shrewd” tĩnh từ và trạng từ “shrewdly” (khôn khéo) cả hai đều được thấy có trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, với trạng từ xuất hiện duy nhất ở đây. Tuy nhiên, tĩnh từ được sử dụng thường hơn. Thật là thú vị khi thấy rằng lúc Mathiơ sử dụng từ ngữ, nó có khuynh hướng mang ý nghĩa tích cực, rộng hơn (“khôn ngoan”, “wise”). Khi sứ đồ Phaolô sử dụng từ ngữ, nó lại mang đặc điểm tiêu cực (tương đương với “khôn ngoan một cách ngạo mạn”, “arrogantly wise” hay “khôn ngoan cách giả dối” “falsely wise”). Luca, trong phân đoạn Kinh thánh nầy, đã nói rõ ràng trong văn mạch rằng chúng ta cần phải hiểu “shrewdness” “khôn khéo” theo cách tiêu cực (tiểu xảo), như một tật xấu, chớ không phải là một đức tính tốt. Tôi tin, chúng ta cần phải sống khôn ngoan, thậm chí khôn khéo, giống như loài rắn, thế nhưng chúng ta không nên tiểu xảo giống như viên quản gia kia. Tính tiểu xảo của hắn về bản chất là xấu, trong động lực và trong phương pháp. Tính khôn khéo của con rắn không phải như vậy theo ý kiến của tôi.
Vì thế, Chúa Giêxu không dự trù dạy cho các môn đồ phải sống khôn khéo. Nếu khôn khéo là lý tưởng cần phải tranh đấu để đạt được, Ngài không phải chỉ ra một kẻ lừa đảo, Ngài cũng không cần có người chủ kia để khen ngợi tên lừa đảo nầy. Ở đây Chúa Giêxu đang dạy môn đồ Ngài phải tỉnh thức về một sự khôn khéo sử dụng con người vì lợi ích tư kỷ riêng của ai đó, hơn là tính đơn sơ hy sinh để phục vụ. Thật là lý thú, trong Tân ước, người nào bố thí được truyền cho phải bố thí “với tính đơn sơ”, với động lực duy nhất, và không phải với hy vọng kiếm lại (đối chiếu Roma 12.8).
Nhưng tại sao Chúa Giêxu lại dành quá nhiều thì giờ thuật lại về viên quản gia, nếu chúng ta không nên sống khôn khéo giống như ông ta? Đây là một thắc mắc rất hay, với một số câu trả lời cũng hay không kém. Thứ nhứt, Chúa Giêxu đang dạy dỗ bằng cách đối chiếu. Ngài đã thuật lại câu chuyện nầy hầu cho chúng ta có thể nhìn thấy, trong những từ ngữ thực tế, chúng ta không nên sống giống như những từ ấy. Thứ hai, tính tiểu xảo của viên quản gia nầy đã (và đang) là đặc trưng của đường lối mà hạng người vô tín đang thể hiện ra. Nếu Cơ đốc nhân chịu lột bỏ tính thế gian — những đường lối suy tưởng và hành động theo đời nầy — thì chúng ta phải hiểu rõ thế gian có nghĩa là gì rồi. Câu chuyện nầy cung ứng cho chúng ta một bức tranh trong sáng về một chiều kích suy nghĩ theo thế gian. Thứ ba, trong thí dụ nầy Chúa Giêxu đang chỉ ra tính giả hình và sự gian ác của người Pharisi.
Người Pharisi, Kinh thánh cho chúng ta biết họ là “hạng người ham mến tiền bạc”. Đúng vậy, họ đánh giá cao tiền bạc, rồi vì thế họ đã dùng tới một số phương tiện rất vô liêm sĩ để có được tiền bạc. Họ đã rất “khôn khéo” trong vấn đề làm ra tiền, và họ cũng rất tự hào về điều ấy. Vì thế, khi Chúa Giêxu bắt đầu thuật câu chuyện nầy, người Pharisi đã nghĩ trong lòng rằng khi nói tới tài khéo của việc làm ra tiền, họ chính là hình ảnh thu nhỏ của tính tiểu xảo, của tài khéo, của sự khôn khéo.
Thật không có gì phải nghi ngờ nữa, với một số ngại ngùng mà họ đã nghe Chúa Giêxu khi Ngài nói tới tính tiểu xảo của viên quản gia nầy. Tính tiểu xảo của hắn ta đang nhấn mạnh rất đậm hạng người đạo đức ở đây. Nhưng cú sốc thực đã đến khi Chúa Giêxu nói ra những lời lẽ sau cùng giải thích trong câu 8. Ở đây Chúa Giêxu chỉ ra sự tiểu xảo đó là tội lỗi, là đặc trưng của đường lối suy nghĩ và hành động của hạng người vô tín (con đời nầy). Nếu họ tưởng họ phải khôn khéo (và chắc chắn họ đã sống khôn khéo), nếu phần lý giải của Chúa Giêxu chỉ ra tính tiểu xảo của họ như một minh chứng, không phải chỉ ra tình trạng thuộc linh của họ, mà chỉ ra tính thế tục tội lỗi của họ. Tính tiểu xảo của họ Chúa Giêxu đã sử dụng như một ám chỉ đến sự vô tín của họ. Câu chuyện nầy kể về viên quản gia bất trung cũng là để tỏ ra học thuyết Pharisi. Không có gì phải ngạc nhiên, người Pharisi đã rối lên khi nghe những lời lẽ nầy (câu 14).
GIẢI THÍCH CỦA CHÚA GIÊXU VỀ THÍ DỤ NÓI TỚI VIÊN QUẢN GIA BẤT TRUNG (16.9-13)
“Còn ta nói cho các ngươi: Hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn, để khi của ấy hết đi, họ tiếp các ngươi vào nhà đời đời. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc lớn. Vậy nếu các ngươi không trung tín về của bất nghĩa. Có ai đem của thật giao cho các ngươi? Nếu các ngươi không trung tín về của người khác, ai sẽ cho các ngươi được của riêng mình? Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dễ chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa”.
Có nhiều bài học cần phải tiếp thu khi đối chiếu giữa người quản gia bất trung và chủ của ông ta. Các bài học nầy, Chúa Giêxu sẽ dạy chúng ta trong những câu nối theo sau. Nhưng khi Chúa Giêxu bắt đầu, Ngài bắt đầu với một điểm rất phổ thông. Viên quản gia bất trung “kết bạn” bằng cách sử dụng tiền bạc của chủ mình, hoặc chúng ta có thể nói khác hơn, nhờ “ma-môn bất nghĩa”. Hắn đã sử dụng mọi thứ của chủ mình, những gì nằm trong quyền quản lý của hắn, để kết nhiều bạn bè với mình. Cơ đốc nhân có thể thực hành tương tự, nhưng khi xem xét cẩn thận thì có sự khác biệt lớn lắm. Chúng ta hãy xét xem lời lẽ của Chúa chúng ta khi giải thích thí dụ, để tiếp thu những gì Ngài dự trù cho chúng ta từ câu chuyện đó:
(1) Kết bạn cho mình bằng cách sử dụng của cải vật chất, câu 13. Trong câu 13, từ thí dụ nói về người quản gia bất trung, Chúa Giêxu nói tới một sự tương ứng những gì Cơ đốc nhân cần phải thực hành. Viên quản gia bất trung đã nhìn thấy ngày của mình đã được kết sổ rồi, và ông ta không có quyền đem tiền của chủ theo với mình nữa. Ông ta bắt đầu sử dụng tiền bạc của chủ theo một phương thức kết giao với bạn bè, vì hắn thấy không còn được sử dụng tiền bạc của chủ nữa. Hắn đã sử dụng tiền bạc của chủ để kết bạn.
Cơ đốc nhân nên hành động tương tự, nhưng không được giống y như thế. Chúng ta, giống như viên quản gia bất trung, là những người quản lý. Chúng ta không sở hữu một điều gì, nhưng chúng ta được Đức Chúa Trời ban cho quyền quản lý những tài nguyên nhất định trong một thời gian. Chúng ta cần phải hiểu rằng sự tái lâm của Chúa chúng ta đang gần rồi (hoặc sự chết của chúng ta sẽ đến), và chúng ta không thể đem tiền bạc theo với chúng ta. Tiền bạc sẽ không lâu bền, nhưng chúng ta sẽ bền lâu sống trong cõi đời đời. Phương thức chúng ta sử dụng tiền bạc sao cho lâu bền đời đời là “kết bạn” với nhiều người, họ sẽ biết ơn tiếp đón chúng ta trên thiên đàng. Tôi chẳng biết một ứng dụng nào khác về điều nầy quan trọng hơn công tác truyền giáo. Bằng cách sử dụng tiền bạc của chúng ta theo những phương thức bày tỏ Đấng Christ ra cho người ta thấy và kéo người ta đến với Đấng Christ nhơn đức tin, chúng ta đang “kết bạn”, chúng ta đầu tư vào linh hồn của con người, hầu cho họ sẽ đợi chúng ta trong thiên đàng. Vì thế, dù tiền bạc không lâu bền, các đầu tư vào linh hồn người ta sẽ bền lâu. Theo phương thức nầy, chúng ta có thể bắt chước viên quản gia bất trung, trong một chừng mực nào đó. Ít nhất ông ta có thể nhìn thấy bạn bè mình đang sử dụng tiền bạc.
Trong câu nầy, hãy lưu ý rằng Chúa Giêxu đã trình bày tiền bạc như đang có hai đặc điểm: (1) tiền bạc sẽ không lâu bền — nó sẽ hết; và (2) ở một chừng mực nào đó, nó bất nghĩa. Chúa Giêxu gọi đấy là “ma-môn bất nghĩa”. Tiền bạc về thực chất nó không phải là xấu, nhưng nó thường được kết với điều ác. Tiền bạc có một loại đồi bại, dù vậy nó được sử dụng để tạo ra một cứu cánh công nghĩa — sự cứu rỗi và gây dựng loài người. Tôi nghĩ từ ngữ: “ma-môn bất nghĩa” có đích nhắm vào người Pharisi, họ có xu hướng coi tiền bạc ngang với sự công bình. Có phải họ xem tiền bạc là một việc công nghĩa không? Chúa Giêxu gọi tiền bạc là ma-môn bất nghĩa, vì sự ham mến những việc vật chất thường là gốc rễ mọi thứ tội lỗi. Như Phao-lô đã nói như sau:
“Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn” (I Timôthê 6.9-10).
(2) Chúa Giêxu không biện bạch sự khôn khéo cho các môn đồ, mà Ngài nói về sự trung tín. Chúa Giêxu không hề sử dụng từ “khôn khéo” khi ứng dụng thí dụ nầy. Tuy nhiên, Ngài đang dùng từ “trung tín”. Viên quản gia bất trung chắc chắn rất “khôn khéo” trong mối thông công với chủ mình, nhưng ông ta không “trung tín” với chủ hoặc với địa vị quản gia của mình. Dường như Chúa Giêxu muốn kết việc “làm bạn” với việc trở thành loại quản gia trung tín. Không giống như viên quản gia bất trung, chúng ta cần phải trở nên loại quản gia trung tín.
(3) Chúa Giêxu muốn nói rằng trở thành loại quản gia trung tín là phục vụ mọi lợi ích của Đức Chúa Trời, mọi sở thích của con người, và của chúng ta, và mọi người cùng một lúc. Hãy chú ý sự kiện viên quản gia “vượt lên trên hết” bằng cách “sử dụng con người” và bằng cách lạm dụng chủ và tiền bạc của chủ. Loại quản gia trung tín thành công, không phải bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Loại quản gia trung tín biết vâng lời và tôn vinh Đức Chúa Trời, họ theo đuổi lợi ích cao nhất của những người đồng thời với họ (có lợi ích nào của con người cao hơn sự cứu rỗi đời đời của họ không?), đồng thời họ lo sửa soạn thiên đàng cho chính họ nữa. Mọi người đều đạt mục đích. Đúng là một sự khác biệt!
(4) Chúa Giêxu muốn nói ở đây rằng tiền bạc, thuộc về nó và chính bản thân nó, không phải là một việc quan trọng. Thật là tỉ mỉ, Chúa Giêxu nói cho chúng ta biết tiền bạc (hoặc có lẽ rộng rãi và chính xác hơn, các việc vật chất) là một “việc nhỏ”. “Ma-môn bất nghĩa” được Chúa chúng ta, đem đối chiếu với những “của thật” (câu 11). Và trong khi tiền bạc không thuộc về chúng ta, “của thật” mới thuộc về chúng ta (câu 12).
(5) Chúa Giêxu dạy chúng ta rằng trong khi tiền bạc là “việc nhỏ”, nó có một chức năng quan trọng về sự phục vụ như một cớ thử nghiệm, nó thử khả năng nắm giữ các vụ việc quan trọng hơn. Vì thế, quản gia trung tín, là người sử dụng ma-môn bất nghĩa để đạt được các cứu cánh công nghĩa, sẽ đổi điều chi là tạm thời để lấy việc đời đời, và điều chi là ma-môn bất nghĩa để lấy điều chi là “của thật”.
Tất cả các nguyên tắc nầy Chúa Giêxu đã dạy dỗ có dự tính khích lệ các môn đồ Ngài trở thành hạng “quản gia trung tín”, hơn là loại quản gia tiểu xảo, bất trung. Trong câu cuối cùng của phân đoạn nầy, Chúa Giêxu đang tóm tắt vấn đề ma-môn bằng cách nói rằng người ta phải chọn tiền bạc có phải là thần của mình hay không!?!:
“Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dễ chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi ma-môn nữa”.
Chúng ta có thể lấy làm lạ làm sao người ta có thể chọn giữa hai ông “chủ”, một trong hai ông ấy là tiền bạc. Đây quả là sự thử thách đối diện với viên quản gia, vì ông ta một là sống trung tín với chủ của mình, sử dụng tiền bạc cho mọi lợi ích của chủ mình, hoặc ông ta có thể chọn phục vụ tiền bạc của chủ, vì lẽ ấy sử dụng chủ và tiền bạc của chủ như một phương tiện cho lợi ích của bản thân mình. Đấy đúng là những gì tên quản gia bất trung đã làm.
Như chúng ta sẽ nhìn thấy trong mấy câu kế, một lý do cho thấy tại sao người Pharisi không thể kính sợ Đức Chúa Trời (mặc dù họ quả quyết là họ yêu mến Đức Chúa Trời) là vì họ ham mến tiền bạc. Người Pharisi ham mến tiền bạc, và vì thế họ xu hướng vào tiền bạc. Họ đã xu hướng vào tiền bạc đến nỗi họ trở nên tiểu xảo, như “con đời nầy”. Người nào thực sự yêu mến Đức Chúa Trời và con người không thể yêu mến tiền bạc được.
PHẦN KẾT LUẬN
Như tôi đã suy nghĩ qua phân đoạn Kinh thánh nầy, có một việc đột ngột xảy đến với tôi, nó rất bất thường trong thời buổi của chúng ta: KHI CHÚA GIÊ-XU NÓI TỚI TIỀN BẠC, NGÀI KHÔNG NÓI TỚI CỦA LẠC HIẾN.
Quí vị có nghĩ tới việc nầy chưa? Các nhà truyền đạo ngày nay đều nói về cách xử lý với tiền bạc. Dường như có người không nói một điều gì khác. Chúa Giêxu cũng nói nhiều về tiền bạc, nhưng Ngài không hề nói tới một của dâng. Có nhiều người ngày nay nói tới tiền bạc rất mau mắn “chuyền cái hộp tiền dâng qua”. Hãy coi chừng hạng người thể ấy.
Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục để thấy lời lẽ của Chúa chúng ta dạy chúng ta điều gì về tiền bạc và về của cải vật chất.
Thứ nhứt, phân đoạn Kinh thánh cung ứng cho chúng ta với động lực thích ứng cho chức năng quản lý tốt. Lời tiên tri có ý đồ tác động vào đời sống tin kính, và điều nầy có nhiều điều phải làm với việc trở thành loại quản gia trung tín về mặt của cải vật chất của chúng ta. Viên quản gia bất trung bị tác động phải từ bỏ đường lối hoang phí và bắt đầu sống tiểu xảo, vì ông ta biết những ngày của mình đã bị kê sổ rồi, ông ta không còn được phép đem tiền bạc của chủ theo với mình nữa rồi, và ông ta sẽ phải trình sổ. Lời tiên tri cho thấy rằng chúng ta phải để tiền bạc lại sau lưng, rằng thời giờ thì ngắn ngủi, và chúng ta sẽ phải trình sổ. Hầu hết chúng ta, nếu chúng ta thành thật, sẽ thừa nhận rằng chúng ta là hạng người lãng phí. Làm quản gia như vầy không khá hơn làm một tên lừa đảo, vì cả hai đều là kẻ biển thủ tiền bạc của Chủ. Chúng ta hãy xét qua sự Chúa sắp tái lâm rồi hãy để cho sự ấy tác động chúng ta nắm lấy địa vị quản lý cho tốt hơn.
Thứ hai, tôi thấy rằng phân đoạn Kinh thánh của chúng ta khiến chúng ta phải nhìn thấy mối quan hệ giữa “thiên đàng” và “bạn bè”. Viên quản gia bất trung không những đã sử dụng chủ của mình, mà ông ta còn sử dụng luôn bạn bè của ông ta nữa. Không có một sự vô kỷ nào, không có một sự hy sinh nào, không có việc vác lấy thập tự giá, mà chỉ có tư lợi trong mọi hành vi của viên quản gia. “Bạn bè” của viên quản gia đều thuộc về loại thấp kém.
Hãy chú ý Chúa Giêxu phán thế nào về thiên đàng ở đây. Ngài đang nói tới một xã hội vật chất, nhưng Ngài không mô tả nó theo các giới hạn “những con đường bằng vàng” của nó, theo như chúng ta thấy trong các chương cuối của sách Khải huyền? Tại sao vậy? Bộ quí vị không thể nhìn thấy thiên đàng nếu Chúa Giêxu đem những kẻ ham mến tiền bạc vào đó sao? Hết thảy họ đều ở ngoài nhặt lấy túi quặng nhỏ của họ rồi thử giá trị của vàng trên các đường phố của thiên đàng. Nhưng Chúa Giêxu đã chọn mô tả thiên đàng là một nơi mà bạn bè của một người sẽ đến ở. Công cuộc truyền giáo có nhiều việc, nhưng một trong các việc nầy là quá trình kết nhiều bạn hữu. Một trong các phước hạnh của thiên đàng không phải là những đường phố bằng vàng, mà là các thánh đồ, đặc biệt nếu chúng ta đã sử dụng đời sống và “ma-môn” của chúng ta để đưa dẫn nhiều người nam người nữ đến với Đấng Christ, để lót đường cho họ đến thiên đàng, ở đấy họ sẽ chờ đợi sự đến của chúng ta. Đây là quan điểm của sứ đồ Phao-lô:
“Hỡi anh em, về phần chúng tôi đã xa cách anh em ít lâu nay, thân tuy cách nhưng lòng không cách, chúng tôi đã nôn nả biết bao, tìm phương để thoả lòng ao ước lại thấy mặt anh em. Vì vậy, đã hai lần, chúng tôi, nhứt là tôi, Phao-lô, muốn đi đến cùng anh em; nhưng quỉ Satan đã ngăn trở chúng tôi. Vì sự trông cậy, vui mừng và mão triều thiên vinh hiển của chúng tôi là gì, há chẳng phải là anh em cũng được đứng trước mặt Đức Chúa Giêxu chúng ta trong khi Ngài đến sao? Phải, anh em thật là sự vinh hiển và vui mừng của chúng tôi vậy” (I Têsalônica 2.17-20).
Thứ ba, chúng ta có khuynh hướng chấp nhận sự khôn khéo là một đức tính mà Đức Chúa Trời khen ngợi chúng ta, nó sẽ góp phần dạy dỗ chúng ta rằng khôn khéo là một “đức tính” lôi cuốn hơn một điều tin kính nào khác. Tại sao chúng ta sẵn sàng tìm kiếm sự Chúa chúng ta khen ngợi một tên lừa đảo chứ? Tại sao chúng ta lại bằng lòng chấp nhận khôn khéo là một mỹ đức? Vì, tôi e, chúng ta thấy khôn khéo hấp dẫn hơn bất kỳ một điều gì trái ngược trong Kinh thánh — sự hy sinh. Vì có ai đó nhìn thấy nơi chúng ta một sự khôn khéo được xem là một sự đáng ca ngợi. Nhưng với Chúa chúng ta thì không phải như vậy đâu. Khôn khéo trong các việc vật chất hàm ý thiên nhiều về các thứ vật chất. Chúng ta thích sử dụng nhiều thì giờ và nổ lực trong việc tìm cách được khôn khéo hơn, vì điều nầy sẽ góp phần vào sự ngụy trang của chúng ta cho sự tham lam và lòng ham mến tiền bạc.
Thứ tư, nếu khôn khéo đạt được sự khen ngợi của loài người, thì hy sinh không được ca tụng đâu. Phải có một ít thời gian để nhận ra sự ấy, nhưng Chúa Giêxu không biện bạch tính khôn khéo trong cách sử dụng những vụ việc vật chất. Ở một cấp độ rộng rãi, Ngài biện hộ cho sự dại dột, ít nhất là nhắm tới “con đời nầy”. Quí vị nghĩ hạng người vô tín khôn khéo như thế nào khi họ nghĩ chúng ta nên từ bỏ của cải của mình, mà không theo đuổi sự giàu có, còn Đức Chúa Trời, Ngài muốn chúng ta bán đi của cải hơn là tiết kiệm chúng, và cho ai đó mượn mà không có khả năng hoàn trả? Không một đường lối nào là tuyệt đối để chúng ta có thể tuân theo sự dạy và các mạng lịnh của Chúa chúng ta liên quan tới của cải vật chất mà không có việc nhìn thấy sự dại dột của “con đời nầy”. Đừng mong được hạng người vô tín xem là khôn khéo. Họ đã nhìn thấy viên quản gia bất trung là khôn khéo rồi. Thậm chí họ còn khen ngợi tên lừa đảo nầy nữa. Nhưng đừng nghĩ rằng họ sẽ ca ngợi quí vị đâu!
Và nầy quí vị ơi, tại sao chúng ta không mong mỏi khác như thế chứ? Đường lối của Đức Chúa Trời không phải là đường lối của con người. Sự điệp nói tới thập tự giá không được coi là “khôn ngoan” bởi hạng người vô tín, mà là dại dột. Chúng ta không nên mong đợi đường lối chúng ta sẽ được tung hô bởi hạng người khéo léo và khôn ngoan. Nếu hạng người gian ác được coi là khôn khéo bởi bản tính của riêng họ, chúng ta đừng lấy làm ngạc nhiên, chúng ta cũng đừng mong đợi họ sẽ ca tụng “con sáng láng”.
Đây là Chúa nhật Phục sinh. Đây không phải là sứ điệp Phục sinh, theo như quí vị hiểu. Nhưng phân đoạn Kinh thánh nầy có liên quan tới Lễ Phục sinh. Đối với Cơ đốc nhân, Lễ Phục sinh là lễ kỹ niệm sự sống lại của Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta. Đây là sự bảo đảm của chúng ta về sự công bình của Đấng Christ, và về sự thoả lòng của Đức Chúa Trời đối với Đấng Christ và công tác cứu chuộc của Ngài (tha tội) trên thập tự giá đồi Gô-gô-tha. Đây là sự tán thưởng của Đức Chúa Trời trên mọi điều mà Chúa Giêxu đã phán và đã lo làm trong khi còn ở trên đất. Đây cũng là sự bảo đảm của Cơ đốc nhân về sự sống lại của chính họ. Sự chắc chắn nầy về đời sống sau khi chết, hy vọng về thiên đàng, nó đang tác động chúng ta sống những đời sống phân biệt với đời sống của hạng người vô tín trong đời nầy. Đây là điều tác động chúng ta sử dụng của cải vật chất theo một cách khác biệt, thực sự chúng ta đang lo chất chứa của cải ở trên trời, hơn là ở trên đất.
Nhưng hết thảy mọi điều nầy đều là dại dột đối với người vô tín. Chúng ta sẵn sàng công nhận điều nầy. Nếu quí vị đang đọc sứ điệp nầy và suy gẫm trong lòng: “Điều nầy là dại dột”, đây đúng là điều mà người ta sẽ tin, không tin nơi Đức Chúa Trời, nơi thiên đàng và địa ngục, và nơi Lời của Ngài. Tôi không thể thuyết phục quí vị, các bạn tôi ơi. Tôi sẽ không cố gắng mà làm gì! Đấy là phần việc của Thánh Linh Đức Chúa Trời, Ngài thuyết phục con người về lẽ thật (đối chiếu Giăng 16.8-11). Nguyện Ngài làm như thế trong đời sống của quí vị ngay hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét