Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 6.12-26: "XÁC ĐỊNH ĐỊA VỊ MÔN ĐỒ"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Những “điểm căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh”
Giải thích Bài Giảng Trên Núi
Bối cảnh của Bài Giảng (6.12-20a)
Bài giảng (6.20b-26)
Phần kết luận
BÀI 19
XÁC ĐỊNH ĐỊA VỊ MÔN ĐỒ
(Luca 6.12-26)
Phần giới thiệu
Trong quyển sách có đề tựa là “Phục hồi niềm đam mê thuộc linh của bạn” (Restoring Your Spiritual Passion), Gordon MacDonald xác định năm hạng người khác nhau:
Hạng người có tài xoay sở, là hạng người khuấy động và thách thức chúng ta trong chức vụ – họ là những cố vấn của chúng ta.
Hạng người rất quan trọng, là những người dự phần với chúng ta trong chức vụ, thường là những người cùng cộng tác.
Hạng người có học, là những người có khả năng trong chức vụ, là hạng người chúng ta có thể đào tạo.
Hạng người chiếu lệ, họ chẳng làm bao nhiêu công việc trong chức vụ.
Hạng người chuyên rút tỉa, là những người dễ làm mất thì giờ và năng lực của chúng ta trong chức vụ. Đây là hạng người chuyên nhận lãnh, đôi lúc trở thành hạng người sản xuất hay ban cho. Đây là hạng người nghèo túng, họ rút tỉa năng lực và thì giờ của chúng ta.
Khi tôi đọc phần giới thiệu của Luca về Bài Giảng Trên Núi như ông đã ghi lại tôi nghĩ rằng có một số người hiện diện ở đó để nghe những điều Chúa Jêsus dạy dỗ. Chẳng cần phải gắng sức, chúng ta tìm ra ngay hạng người thích ứng với từng hạng mà MacDonald đã xác định rồi cho chúng ta. Dĩ nhiên Chúa chúng ta sẽ là “nhân vật có tài xoay sở”. Mười hai môn đồ sẽ là hạng “người rất quan trọng”. Nhóm đông các môn đồ hơn gồm “hạng người chiếu lệ” và có một số là “hạng rút tỉa”. Tôi nghĩ rằng có một hạng khác nữa cần phải thêm vào, đó là “hạng người khó chịu”, hình thành từ hạng người mà sự kêu gọi đời sống họ dường như là để quấy rối và làm cho chúng ta phải bối rối. Người Pharisi chắc chắn rơi vào phạm trù nầy.
Việc khó xử đối với tôi là hầu hết các hạng người đó được gom lại với nhau ở một cấp độ được chỉ ra bằng từ ngữ “môn đồ”. Chúng ta sử dụng từ ngữ nầy chủ yếu là cho 12 người mà Chúa Jêsus đã chỉ định làm sứ đồ của Ngài (câu 13). Nhóm 12 người đã được tuyển chọn, được gọi là “môn đồ” (câu 13). Tôi muốn lấy chữ nầy khi nó nói tới nhóm 70 người, là những người về sau Chúa Jêsus đã sai đi (Luca 10.1…). Rồi, có một nhóm “các môn đồ” đông hơn, họ chờ đợi Chúa Jêsus và các “môn đồ” Ngài khi họ từ trên núi xuống (câu 17), họ đến để nghe Chúa Jêsus giảng dạy và để được chữa lành.
Một số các học giả tôn giáo đã xem địa vị của bài giảng trên núi là “Bản Hiến Pháp của Vương Quốc trong Thời Kỳ Thiên Hy Niên”, và vì thế bài giảng ấy không áp dụng trực tiếp vào Hội thánh ngày hôm nay. Tôi không đồng ý. Dường như đối với tôi ít nhất từ câu chuyện của Luca chúng ta phải kết luận rằng chủ đề của bài giảng (ít nhất là những câu 20-26) là chức năng môn đồ. Bài giảng đang nói thẳng vào họ, các môn đồ (câu 20a). Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta không những giúp xác định chức năng môn đồ có nghĩa gì, mà nó còn nói nhiều về động cơ thúc đẩy của một môn đồ nữa. Đối với hết thảy chúng ta, là những người mong muốn (hay không mong muốn) trở thành hạng môn đồ, phân đoạn Kinh Thánh nầy nói rất nhiều về chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ mọi lời lẽ của Chúa chúng ta, Ngài đang phán với các môn đồ về chức năng môn đồ.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh có thể được tóm lại như sau:
1. Bối cảnh của bài giảng trên núi, các câu 12-20a
Sự lựa chọn 12 người làm sứ đồ – các câu 12-16
Chức vụ lạ lùng của Chúa Jêsus – các câu 17-19
2. Bài giảng trên núi, Phần 1 – các câu 20b-26
Những phước lành – các câu 20b-23
Những sự khốn cho – các câu 24-26
Những “điểm căng thẳng của phân đoạn Kinh thánh”
Có vài “điểm căng thẳng” trong phân đoạn nầy, các nan đề đó tác động chúng ta nghiên cứu và cung ứng những đầu mối quan trọng cho phần giải thích của phân đoạn. Nói tóm lại, “những điểm căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh” nầy là:
Chúa Jêsus xuất hiện để làm thay đổi bầy ngựa đang chạy giữa dòng, từ kẻ đã tận hưởng cuộc sống và môn đồ của họ (đối chiếu 5.27-39), đến kẻ cưu mang một sự nín chịu cuộc sống đến nổi phải nghiến răng nghe sào sạo.
Chúa Jêsus xuất hiện để dạy rằng nghèo khổ là một phước lành và giàu có là một sự rủa sả. Phải chăng người nghèo lại có phước hơn người giàu?
Câu chuyện của Luca về bài giảng trên núi hoàn toàn là một trích đoạn từ sách Mathiơ. Tại sao câu chuyện của Mathiơ nhắm vào người “thuộc linh” (“lòng khó khăn”, “đói khát sự công bình”), trong khi câu chuyện của Luca thì nhắm vào con người thuộc thể (“nghèo khó”, “đói”).
Phần Giải thích Bài Giảng Trên Núi
Có nhiều quan điểm khác nhau để chúng ta có thể tiếp cận với Bài Giảng Trên Núi. Tôi đã nói rồi, tôi tin vào sự thúc đẩy trong lời lẽ của Chúa chúng ta, ít nhất là từng phần của bài giảng, đang nhắm vào vấn đề chức năng môn đồ trong hiện tại, chớ không phải nhắm vào vấn đề nói về Vương quốc thiên hy niên trong tương lai đâu. Điều nầy cho thấy rằng sự dạy của Chúa Jêsus ở đây có quan hệ với đời sống hằng ngày của chúng ta ở một mức độ rất nhỏ, nhưng có liên quan trực tiếp với chúng ta. Tôi cũng muốn nói rằng bài giảng nầy sẽ được giải thích theo cùng một cách Chúa chúng ta đã dạy ở câu chuyện nói tới Bài Giảng Trên Núi trong sách Mathiơ, với giới hạn các nguyên tắc của luật pháp, chớ không giới hạn trong những huấn thị. Vì vậy, sự dạy của Chúa chúng ta về việc “đưa gò má kia” không những là một phép tắc dạy loại đáp ứng theo kiểu thập tự giá đúng nghĩa (từ ngữ xác định sự dạy nầy, hơn là một cái vả, như chúng ta về sau chỉ ra), mà là một nguyên tắc kiểm soát mối quan hệ của chúng ta với kẻ thù. Các thói quen được biện hộ ở đây phác hoạ ra các nguyên tắc, và chủ yếu là các nguyên tắc.
Bối cảnh của Bài Giảng (6.12-20a)
Luca bắt đầu bằng cách thuật lại cho chúng ta các sự cố trong ngày nối theo buổi tối cầu nguyện nơi phần của Chúa chúng ta. Tin lành Luca có một phần nhấn mạnh vào đời sống cầu nguyện của Chúa chúng ta, như chúng ta đã thấy rồi. Kinh Thánh kể lại Chúa chúng ta cầu nguyện khi Đức Thánh Linh giáng trên Ngài (3.21). Chúa chúng ta đã bước ra cầu nguyện sau khi chữa lành cho bà gia Phierơ và buổi nhóm chữa lành rất kết quả (4.42, so với Mác 1.35). Sau đó, Luca nói rằng Chúa Jêsus có một thói quen cầu nguyện: “Song Ngài lánh đi nơi đồng vắng mà cầu nguyện” (Luca 5.16).
Trong khi có nhiều vấn đề quan trọng đòi hỏi sự cầu nguyện, những gì Chúa chúng ta đang làm không phải là bất thường đâu. Từ nhận định của chúng ta, có bao nhiêu người trong chúng ta dành ra cả đêm để cầu nguyện? Và nếu Chúa Jêsus thấy cần thiết phải cầu nguyện như thế, chúng ta càng phải cầu nguyện hơn thế nữa!
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi kết luận rằng Chúa Jêsus đã cầu nguyện thâu đêm chỉ riêng việc chọn lựa 12 người được tuyển làm môn đồ. Sự chọn lựa nầy chắc chắn đã có trong chương trình hoạt động của Ngài, nhưng tôi nghĩ rằng có một số vấn đề khác mà Ngài đã dâng lên trong khi cầu nguyện. Tôi muốn nói rằng Chúa chúng ta đã cầu nguyện về người bệnh và về sự tỏ ra quyền phép lớn lao của Ngài (các câu 18-19) đã nằm trong sự trả lời cho phần cầu nguyện của Ngài. Tôi tin chắc rằng Bài Giảng Trên Núi là một tiêu đề của sự cầu nguyện. Chúa Jêsus phải chuẩn bị cho các sứ điệp của Ngài, và Ngài cũng làm thế trên hai đầu gối của Ngài. Chúng ta là những người lo giảng đạo chắc chắn phải học hỏi từ nơi Thầy ở đây! Sau hết, tôi nghĩ rằng Chúa đã cầu thay cho kẻ thù, là người Pharisi. Trong câu 28 Chúa Jêsus đã dạy: “Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình”.
Tôi không thể hình dung được Chúa chúng ta đang thất bại không thực thi được những gì Ngài đã rao giảng trong những lời cầu nguyện của Ngài. Ý kiến của tôi ở đây: ấy là lời cầu nguyện của Chúa chúng ta cho người Pharisi đã giúp Ngài rất nhiều trong việc giảng Bài Giảng Trên Núi. Tôi không thể tưởng được người Pharisi không có mặt lúc bài giảng nầy phát ra. Luca không hề nhắc tới họ (câu chuyện của Mathiơ có nhắc tới họ, đối chiếu 5.20), Luca cũng không hề nhắc tới họ có mặt ở đó. Tuy nhiên, họ chẳng hề vắng mặt. Thí dụ, hãy nhớ lại đi, họ đã có mặt ở đó khi Chúa Jêsus chữa lành người đau bại (5.17…), và ở buổi tiệc chiêu đãi của Lêvi (5.29…), và trong cánh đồng lúa mì khi Chúa Jêsus cùng đi với môn đồ trong ngày Sabát (6.1…). Người Pharisi hầu như có mặt ở khắp mọi nơi khi nghe nói có Chúa Jêsus. Họ không dám để Ngài ở một mình, mà không bị chống báng.
Một nhà truyền đạo bạn của tôi từng chia sẻ rằng ông có gặp một phụ nữ trong hội chúng của ông, ông cảm thấy người phụ nữ nầy có phần việc thách thức và cố tình hạ nhục ông. Mỗi Chúa nhật bà ta ngồi ở băng đầu tiên và bày tỏ sự bất đồng lớn tiếng với ông. Quý vị có nghĩ người Pharisi ở đây có gì khác biệt không? Tôi dám chắc rằng họ đã có mặt ở đó khi Chúa Jêsus giảng bài giảng nầy. Tôi chẳng hồ nghi chi hết khi thấy họ đã ở trong sự bất đồng. Còn Chúa Jêsus thì cầu thay cho họ, là kẻ thù của Ngài, Ngài quan sát họ từ trên cao, và chẳng nao núng trước những đòn tấn công của họ.
Sau khi thức thâu đêm cầu nguyện, Chúa Jêsus đã kêu gọi một nhóm đông “các môn đồ” đến với Ngài, từ đó Ngài mới chọn 12 người, chỉ định họ làm sứ đồ cho Ngài. Đây là các cấp lãnh đạo của Hội thánh (hãy nhớ rằng Luca cũng là tác giả sách Công vụ các sứ đồ). Mười hai người nầy đã nhiều lần hiện diện cùng với Chúa Jêsus. Họ đã được sai đi trong các chiến dịch truyền đạo và chữa lành tật bệnh. Họ đã trở thành các sứ đồ.
Ngay cả Giuđa cũng được chọn. Luca cẩn thận cho chúng ta biết Giuđa sẽ trở thành kẻ phản bội (câu 16). Điều nầy chỉ ra rằng Giuđa lúc ban đầu chưa phải là kẻ phản bội. Câu chuyện thuật lại rằng Giuđa không có ý định xâm nhập vào vòng trong của Chúa Jêsus như một cơ sở của mọi hoạt động. Giuđa đã có những ý định tốt.
Có người cho rằng khi đây là sự thật, Giuđa là một người chưa tin Chúa, và mọi người khác còn lại đều là những tín đồ rất thành thực. Dĩ nhiên, có sự thật ở đây, theo khả năng phán đoán rất chuyên môn, không một ai trong 12 người khi ấy là những người tin thực sự cả. Mấy người nầy có những đức tính rất tích cực thôi. Mấy người nầy đã trở thành hạng người có đức tin, các cấp lãnh đạo thuộc linh, nhưng trong thời điểm nầy thì chưa được như thế. Mãi cho tới chương 9 của tin lành Luca thì họ mới thực sự là như vậy (chương 16 trong tin lành của Mathiơ) qua lời xưng nhận của Phierơ. Các môn đồ đang nhìn nhau sau phép lạ lớn lao của Chúa và họ tự hỏi lòng “Người nầy là ai…?” Không một ai trong số 12 người lúc ban đầu đã nắm bắt được đầy đủ Chúa Jêsus là Đấng Mêsi theo một phương thức mà chúng ta gọi họ là hạng môn đồ vững vàng ở thời điểm Chúa Jêsus mới chỉ định họ. Chẳng có gì khác biệt giữa Giuđa và Phierơ (nói) hơn là chúng ta suy nghĩ. Phierơ đã trở thành một vầng đá; còn Giuđa, một kẻ phản bội.
Mọi hành động của Chúa Jêsus ở đây dạy chúng ta một số bài học quan trọng về chức năng lãnh đạo. Chúa Jêsus chẳng có gì phải vội vã “đặt tay trên” bất kỳ người nào là cấp lãnh đạo hết. Có một khoảng thời gian đáng kể đã trôi qua trước khi 12 người được chỉ định làm cấp lãnh đạo. Giống như Giuđa sẽ thất bại, cũng một thể ấy có nhiều người sẽ thất bại trong một thời gian sau đó, mặc dù không phải là người không tin Chúa (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 20.29-31). Chúa Jêsus không có một sự băn khoăn nào về việc cung cấp cho một số người lượng thời gian của Ngài hơn người khác. Chúa Jêsus dành ưu tiên một cho những người về sau đã chứng tỏ mình là Mục sư và là cấp lãnh đạo. Mười một người nầy, sử dụng thuật ngữ của MacDonald, là “hạng người dễ đào tạo”.
Trong phân đoạn trước của Luca, tác giả đã đưa ra vấn đề chống đối của người Pharisi. Với người Pharisi, Chúa Jêsus đã trở thành một con người không đáng ưa. Chúa Jêsus bị họ thách thức vì Ngài xưng mình có quyền tha tội (5.21). Kế đó Ngài đã làm cho người Pharisi phải ray rứt vì hạng người mà Ngài hay lui tới – hạng tội nhân (5.27-32). Tiếp theo, họ càng rối hơn nữa khi Chúa Jêsus cùng các môn đồ đã ăn và uống, trong khi họ kiêng ăn (5.33-39). Rốt lại, Chúa đã phạm tội, theo suy nghĩ của người Pharisi, khi phá vỡ luật pháp ngày Sabát, và Chúa Jêsus đã có sự gàn dỡ (theo họ nghĩ) khi xưng mình có quyền làm vậy (6.1-11). Câu nói đứng trước phân đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết người Pharisi lúc bấy giờ đã là kẻ thù của Chúa Jêsus, họ đang tìm kiếm một phương thức nào đó để gạt bỏ Ngài. Những câu chuyện tương ứng cho chúng ta biết họ mong mỏi kết án tử hình Ngài (đối chiếu Mác 3.6).
Trong khi Chúa Jêsus không được người Pharisi ưa chuộng, Ngài vẫn được lòng dân chúng. Chúng ta dám nói, vì Chúa Jêsus được dân chúng ưa chuộng, Ngài không được lòng người Pharisi. Tình trạng người Pharisi không ưa Ngài được thuật lại rất nhiều kèm theo với sự được lòng dân chúng, là điều mà người Pharisi tức tối. Mathiơ và Mác thuật lại cho chúng ta thấy Philát vốn biết rõ nguyên nhân sự thù nghịch của cấp lãnh đạo là sự ganh ghét (Mathiơ 27.18; Mác 15.10).
Phạm vi sự Chúa Jêsus được lòng dân chúng nằm trong hai sự kiện chính mà Luca có nói tới. Thứ nhất, số đông người nhóm lại, thậm chí ở vùng xa xôi hẻo lánh. Thứ hai, dân chúng kéo đến từ những vùng xa xôi. Ở đây, Luca thuật lại cho chúng ta biết họ đã đến từ khắp mọi nơi: xứ Giuđê, thành Giêrusalem, và thậm chí ở vùng bờ biển Tyrơ và Siđôn (câu 17).
Sự Chúa chúng ta được lòng người là một yếu tố quan trọng trong bối cảnh của Bài Giảng Trên Núi, vì nó cho chúng ta thấy sự dạn dĩ lớn lao của Chúa chúng ta khi ban ra sứ điệp ấy. Sự Chúa Jêsus được lòng người đúng là một việc rất mỏng manh, như các sự cố sau đó đã chỉ ra. Chúa Jêsus không chọn rao giảng các đề tài không có sự tranh cãi, Ngài muốn duy trì sự chiếu cố của đoàn dân mà thôi. Khi quý vị thôi không suy nghĩ về những điều Chúa Jêsus đang phán dạy trong bài giảng nầy, thì quý vị phải nghĩ tới sự đối ngược của những gì người khác giảng dạy và tin theo. Chúa Jêsus giảng về sự nghèo khó, đói khát, và sự bắt bớ là được phước, và về sự giàu có, được no đủ, được ưu đãi lại là bị rủa sả. Ngài đã dạy người ta phải yêu thương kẻ thù của họ, chớ không được trả thù. Ngài dạy rằng người ta phải bố thí cho những ai có cần, khi biết rõ họ sẽ không hề trả lại. Đây không phải là những sự dạy đáng được ưa chuộng. Hạng giáo sư “mạnh khoẻ và giàu có” trong thời của chúng ta đều biết rõ điều nầy. Chúa Jêsus, mặc dù rất được lòng người, đã dạy về lẽ thật, và đã giảng ra những gì dân chúng cần phải nghe, chớ không phải những gì họ muốn nghe.
Bài giảng (6.20b-26)
Có một số điểm khác biệt giữa câu chuyện của Luca ghi lại về Bài Giảng Trên Núi (6.20-49) và câu chuyện của Mathiơ (các chương 5-7). Luca 6.20-26: “Đức Chúa Jêsus bèn ngước mắt ngó môn đồ, mà phán rằng: Phước cho các ngươi nghèo khó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi! Phước cho các ngươi hiện đang đói, vì sẽ được no đủ! Phước cho các ngươi hiện đang khóc lóc, vì sẽ được vui mừng! Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ ghét, đuổi, mắng nhiếc các ngươi, bỏ tên các ngươi như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm; bởi tổ phụ họ cũng đối đãi các đấng tiên tri dường ấy. Song, khốn cho các ngươi và người giàu có, vì đã được sự yên ủi của mình rồi! Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang no, vì sẽ đói! Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang cười, vì sẽ để tang và khóc lóc! Khốn cho các ngươi, khi mọi người sẽ khen các ngươi, vì tổ phụ họ cũng xử với các tiên tri giả như vậy!”
Mathiơ 5.1-12: “Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng: Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi! Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ! Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót! Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời! Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời! Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng nhiếc, bắt bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy”.
Trong chỗ thứ nhất, câu chuyện của Luca ngắn hơn câu chuyện của Mathiơ. Thứ hai, trong phân đoạn các phước lành mà chúng ta đang nghiên cứu, hạng người được phước được nói tới trong ngôi thứ ba của Mathiơ (như: “những kẻ ấy”), trong khi ở câu chuyện của Luca hạng người được phước được nói tới ở ngôi thứ hai (“các ngươi”). Câu chuyện của Mathiơ “thuộc linh” hơn (“lòng khó khăn”, “đói khát sự công bình”), trong khi câu chuyện của Luca thuộc thể hơn (“nghèo khó”, “đói”). Luca nhấn mạnh nhiều về thời gian (“ngày đó”). Câu chuyện của Mathiơ xử lý với các phước lành, trong khi Luca ghi lại cả những lời rủa sả nữa.
Những lời mà Chúa chúng ta đã phán cùng những môn đồ Ngài trong mấy câu 20-26 chứa một sứ điệp pha trộn các phước lành và sự rủa sả. Phân đoạn “rủa sả” rất đặc biệt đối với Luca. Câu chuyện của Mathiơ chỉ ghi lại các phước lành mà thôi. Thật khó nắm bắt được những điểm tương ứng rút ra giữa các phước lành và những rủa sả trừ phi hai phân đoạn được đem đặt song song với nhau, như sau đây:












Đức Chúa Jêsus bèn ngước mắt ngó môn đồ, mà phán rằng.
Phước cho các ngươi NGHÈO KHÓ vì nước Đức Chúa Trời thuộc về các ngươi!
Song khốn cho các ngươi là người GIÀU CÓ, vì đã được sự yên ủi của mình rồi!
Phước cho các ngươi hiện đương ĐÓI, vì sẽ được NO ĐU!
Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đương NO, vì sẽ ĐÓI!
Phước cho các ngươi hiện đương KHÓC LÓC, vì sẽ được VUI MỪNG!
Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đương CƯỜI, vì sẽ ĐỂ TANG và KHÓC LÓC!
Phước cho các ngươi khi vì cớ Con người, thiên hạ sẽ GHÉT, ĐUỔI, MẮNG NHIẾC CÁC NGƯƠI, BỎ TÊN CÁC NGƯƠI như đồ ô uế! Ngày đó, hãy vui vẻ, nhảy nhót và mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi trên trời sẽ lớn lắm; bởi tổ phụ họ cũng đối đãi CÁC ĐẤNG TIÊN TRI dường ấy.
Khốn cho các ngươi, khi mọi người sẽ KHEN CÁC NGƯƠI, vì tổ phụ họ cũng xử với các TIÊN TRI GIẢ như vậy!
Lúc đầu đọc những lời lẽ của Chúa chúng ta thì khó mà tin được. Dù Chúa Jêsus đã phán những ai nghèo khó, đói khát, khóc lóc và bị bắt bớ thì được phước, trong khi những ai giàu có, no đủ, hạnh phúc, và được tôn trọng lại bị rủa sả. Chẳng lẽ nghèo khó, đói khổ, buồn đau, và bị chối bỏ lại có phước? Có phải hạng người đau khổ trong thế gian thình lình có phước như vậy, trong khi những người sống đầy đủ, hạnh phúc trong thế gian thực sự lại bị rủa sả sao?
Giải đáp cho thắc mắc nầy là: “Không!” Thực chất nghèo chẳng có phước gì hết, cũng như giàu chẳng có gì xấu. Luca rất cẩn thận trong cách chọn từ ngữ mà ông sử dụng đề truyền đạt sứ điệp của Chúa Jêsus. Hãy xem lại một lần nữa đi. Chúa Jêsus phán: “Phước cho các ngươi nghèo khó…”, Ngài không phán: “Phước cho hết thảy những ai nghèo khó…”.
Có một thế giới khác biệt giữa hai câu nói nầy. Câu chuyện của Mathiơ giới hạn kẻ “nghèo khó” với người có “lòng khó khăn”. Câu chuyện của Luca giới hạn kẻ “nghèo khó” với các môn đồ, họ đã chọn nghèo khó khi theo Ngài. Cũng vậy, những kẻ bị chối bỏ và bắt bớ bị đối xử như thế “vì cớ Con Người” (câu 22). Cho nên chấp nhận nghèo là được phước, nhưng phải là nghèo vì cớ Đấng Christ kia. Chẳng có gì xứng đáng khi bị chối bỏ, khi bị bắt bớ, nhưng chỉ xứng đáng khi bị ngược đãi vì cớ Đấng Christ mà thôi (đối chiếu I Phierơ 2.20).
Không phải hết thảy Cơ đốc nhân được kêu gọi đến với một đời sống nghèo khó, đói khát, than khóc và bị chối bỏ, nhưng các môn đồ của Chúa chúng ta được kêu gọi vào một đời sống như thế. Nghèo khó, đói khát, than khóc và bị chối bỏ là đời sống mà Chúa chúng ta đã lựa chọn. Ngài đã gạt bỏ mọi sự giàu có và vinh hiển thuộc về Ngài hầu cho Ngài trở thành Cứu Chúa của thế gian bằng cách chịu chết trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Các môn đồ, là những kẻ đã đi theo Ngài, phải nhận lấy cung cách sống của Ngài và gánh chịu sự bắt bớ của Ngài. Các môn đồ đồng hoá với Đấng Christ có nghĩa là sống đời sống của Chúa Jêsus. Đối với mười một môn đồ sống đời sống của Chúa Jêsus có nghĩa là nghèo khó, đói khát (nhiều lúc), than khóc, và bị chối bỏ.
Vâng theo Đức Chúa Trời, loại cung cách sống nầy dành cho nhiều người – không phải hết thảy, mà là cho nhiều người. Hãy lưu ý lời lẽ của tác giả thơ Hêbơrơ, ông nói đức tin của những người ấy đã khiến họ lựa chọn sự chịu khổ trong lúc bây giờ, hầu cho họ sẽ nhận lãnh các phần thưởng mà Đức Chúa Trời đã hứa cho:
“Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi” (Hêbơrơ 11.36-37).
Cũng một thể ấy, đây là đời sống mà sứ đồ Phaolô đã lựa chọn:
“Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chịu đói khát, trần mình, bị người ta vả trên mặt, lưu lạc rày đây mai đó” (I Côrinhtô 4.11).
“Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm trong những sự hoạn nạn, thiếu thốn, khốn khổ, đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức, kiêng ăn” (II Côrinhtô 6.4-5).
Như Chúa Jêsus thường giảng dạy, sự lựa chọn phải được thực hiện giữa tiền bạc và Đức Chúa Trời, trước tiên phải là Đức Chúa Trời (Mathiơ 6.24). Tiền bạc không phải là xấu xa, trừ phi nó chiếm lấy vị trí mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có (đối chiếu I Timôthê 6). Tiền bạc của chàng trai trẻ giàu có thật là quá nhiều đối với chàng ta. Khi bị buộc phải đưa ra sự chọn lựa theo Đấng Christ hoặc lo làm giàu, chàng ta đã chọn giữ lấy sự giàu có (Luca 18.18…). Trong thí dụ của Chúa nói về các loại đất, đất có bụi gai làm biểu tượng cho “những sự lo lắng đời nầy”, chúng làm nghẹt ngòi hột giống tin lành. Luca thuật lại cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã kêu gọi họ: “sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời nầy làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nỗi không sanh trái nào được chín” (Luca 8.14). Khi chúng ta phải lựa chọn sự giàu có hay Chúa Jêsus, được no đủ hay Chúa Jêsus, vui chơi hay Chúa Jêsus, chúng ta phải luôn luôn chọn lấy Ngài.
Vậy thì, có phải điều nầy có ý nói tới những kẻ đi theo Chúa Jêsus, những người nào là môn đồ của Ngài, phải bước vào một đời sống tối tăm, khốn khổ, bất hạnh? Không phải hết thảy đâu! Lý do là đây: niềm vui mừng và phước hạnh của sự hầu việc Ngài lớn lao đến nỗi mọi sự khác chúng ta phải bỏ đi để lo hầu việc Ngài không phải sự mất mát quá lớn đối với chúng ta đâu. Đấy chỉ là những sự mất mát to lớn nếu chúng ta đầu tư quá nhiều vào chúng, nếu chúng có ý nghĩa quá lớn đối với chúng ta. Thí dụ, nói về “hạt ngọc vô giá” (đối chiếu Mathiơ 13.44-46) dạy dỗ lẽ thật nầy. Người kia từng tìm thấy “hạt ngọc vô giá”, người ấy vui sướng bán hết mọi thứ để ông ta mua lấy giá trị cao nhất đó. Chúng ta thấy mình chẳng mất mát gì nhiều khi chúng ta bỏ đi những việc nhỏ hơn để kiếm được thứ có giá trị lớn nhất. Đây là điều mà Jim Elliot đã nhớ khi nói: “Người không dại dột là người bỏ đi thứ mình không thể giữ để tìm kiếm thứ mà mình không thể mất”.
Điều nầy làm dấy lên một điểm rất thú vị và rất quan trọng. Điều chi khiến cho việc đi theo Chúa Jêsus là có phước đến nỗi có nhiều người bằng lòng bỏ đi sự giàu có, tiện nghi, và thậm chí cả bạn bè để theo Ngài chứ? Câu chuyện của Luca sẽ ung ứng cho chúng ta một lý do rất mạnh mẽ: các phước lành mà Chúa Jêsus ban cho là đời đời, trong khi các thứ mà môn đồ chối bỏ chỉ là tạm thời mà thôi. Chúng ta có thể điền vào những câu trả lời khác từ sách tin lành như một tổng thể. Chúa Jêsus ban cho sự tha tội, sự hoà thuận với Đức Chúa Trời, niềm vui mừng trong mối tương giao với Ngài, và sự hầu việc Ngài. Địa vị môn đồ dẫn tới nhiều ơn phước lớn lao nhất, lớn lao đến nỗi sự giàu có, sức khoẻ, và sự khen ngợi của loài người không còn là vấn đề nữa.
Từ bỏ đi những ích lợi nhỏ bé hơn để lấy những ơn phước lớn lao không phải là một nguyên tắc mà chỉ có Cơ đốc nhân biết và thực hành đâu. Đó là một nguyên tắc mà hết thảy những ai khôn ngoan đều thực hành. Chúng ta từ bỏ những khoái lạc tức thời để tiết kiệm tiền bạc hầu mua sắm thứ chi có giá trị hay khoái lạc lâu dài. Những vận động viên chạy đua từ bỏ bớt thức ăn và cả bạn bè để duy trì việc huấn luyện kham khổ, hết thảy chỉ vì niềm vui chiến thắng trong cuộc đua. Những sự hy sinh là một ơn phước khi chúng dẫn tới phước lành lớn lao hơn. Đấy là những gì Chúa Jêsus đã phán dạy trong bài giảng nầy. Các môn đồ Ngài có phước là dường nào! Thực thế, họ sẽ chịu nghèo khó, họ sẽ kinh nghiệm sự đói khát, và họ sẽ bị chối bỏ và bị bắt bớ. Nhưng trong ánh sáng các ơn phước của mối tương giao với Con Đức Chúa Trời, mọi điều nầy xứng đáng với việc được kêu gọi phải hy sinh.
Chúng ta cũng phải đưa ra câu hỏi khác: “Những điều ‘khốn cho’ kia được công bố cho những ai vậy?” Hãy chú ý Chúa Jêsus cũng phán ở đây: “Khốn cho các ngươi là người giàu có” (câu 24).
Ý kiến của tôi: ấy là Chúa Jêsus hiện đang phán với hạng người rất đặc biệt, y như Ngài đã phán với các môn đồ vậy (Thí dụ, há đây có phải là lời nói đặc biệt cảnh cáo Giuđa, người sẽ đánh cắp tiền bạc từ túi tiền ông đang giữ cho các môn đồ hay không? – đối chiếu Giăng 12.6).
Nếu “các ngươi” trong câu 20-23 có thể gán cho các vị tiên tri thời xưa khi bị xứ sở chối bỏ và bắt bớ, “các ngươi” trong câu 24-26 phán gán cho những người đồng hoá với tiên tri giả (câu 26). Tôi tin rằng Chúa Jêsus đặc biệt in trong trí người Pharisi ở đây. Về sau Luca cho chúng ta biết: “Người Pharisi là kẻ ham tiền tài” (Luca 16.14).
Phần kết luận
Mục đích của phân đoạn Kinh Thánh rất rõ ràng. Con người phải đưa ra một quyết định đối với mọi giá trị và mọi điều ưu tiên một của họ. Hết thảy chúng ta đều phải chọn bỏ đi một số điều trong khi theo đuổi những điều khác. Không phải hết thảy mọi người đều bỏ đi sự giàu có để đi theo Đấng Christ đâu, mặc dù hết thảy đều phải bỏ đi lòng ham mến tiền bạc. Sự sống bao gồm những sự lựa chọn. Chúng ta phải chọn theo đuổi điều chi đó trong cuộc sống. Mỗi sự lựa chọn đều có cả những ích lợi (ơn phước) và một giá phải trả. Tin lành nói đến Đức Chúa Jêsus Christ là những tin tức tốt lành nói tới một ơn phước, ơn ban sự sống đời đời, một giá trị vô hạn định. Muốn nhận được ơn ấy, mất hết những thứ khác thì xứng đáng thôi. Giá phải trả: ấy là chúng ta phải nhìn biết tội lỗi của mình và chỉ tin cậy nơi một mình Đấng Christ thôi. Chúng ta phải bỏ đi mọi thần khác và chỉ theo một mình Đấng Christ. Nếu một sự lựa chọn như thế phải trả giá bằng nghèo khó, đói khát, buồn rầu, và bị chối bỏ, cũng xứng đáng thôi, và sự lựa chọn đó đem lại phước hạnh. Nguyện Đức Chúa Trời chấp nhận mỗi một chúng ta đều là môn đồ của Chúa chúng ta. Chúng ta thấy rõ ngay đi theo Ngài thì tốt hơn mọi thứ đời nầy cung hiến cho. Chúa Jêsus không hề thu nhỏ cái giá của chức năng môn đồ. Ngài không cần phải làm như vậy, vì đó là viên ngọc vô giá. Tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời là phước hạnh lớn lao nhất trong mọi ơn phước. Hết thảy các “ơn phước” khác đều là rác rưởi khi đem ra so sánh. Nguyện các giá trị của Đức Chúa Trời và giá trị của tin lành đều thuộc về chúng ta. Theo đuổi sự giàu có không phải là sai, nhưng là theo đuổi sự giàu có giả dối. Hãy để cho lời lẽ của Chúa Vinh Hiển phán với Hội thánh Laođixê trở làm kim chỉ nam cho chúng ta:
“Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ. Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được” (Khải huyền 3.17-18).
Chúng ta hết thảy hãy theo đuổi sự giàu có, nhưng phải là sự giàu có mà chỉ có Chúa chúng ta ban cho mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét