Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 4.1-6: "Thử các thần như thế nào!?!"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Thử các thần như thế nào!?!
I Giăng 4.1-6
1. "Phân biệt đối xử" là một từ ngữ rất tồi tệ trong ngôn từ của xã hội chúng ta. Các toà án đầy dẫy những kiện cáo dựa theo sự phân biệt đối xử. Trong một xã hội đa văn hoá, chúng ta được dạy dỗ phải dung chịu nhau. Ở một cấp độ nào đó thì điều nầy rất thích nghi. Bản Hiến Pháp của chúng ta nói rằng tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau. Công vụ Các Sứ đồ 10.34 chép: "Đức Chúa Trời chẳng hề vị nể ai"; Ngài không tỏ ra sự thiên vị. Vì thế, chúng ta không nên phân biệt đối xử về chủng tộc, về kinh tế, về xã hội hay về văn hoá.
2. Trong phân đoạn nầy, Giăng dạy chúng ta phải phân biệt đối xử về mặt giáo lý. Chúng ta phải "thử cho biết các thần". Chúng ta phải học biết phân biệt giữa "thần chân thật và thần sai lầm". Sáu câu nầy nằm trong dấu ngoặc đơn trong bài giảng của ông về tình yêu thương. Tình yêu thương làm bằng chứng cho mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời, nhưng yêu thương không hề phân rẽ ra khỏi lẽ thật. Một lớp mẫu giáo đang có thời điểm để chủng ngừa y tế. Một đứa trẻ hỏi tại sao các bác sĩ và y tá thường rửa tay của họ. Cô y tá đáp: "Chúng tôi rửa tay vì hai lý do: chúng tôi yêu sức khoẻ và chúng tôi ghét vi trùng". Cơ đốc nhân là người ở trong Đấng Christ và bước đi theo Thánh Linh yêu mến lẽ thật và ghét sai lầm. Người ấy đang phân biệt đối xử.
3. Là Cơ đốc nhân, chúng ta được gọi là "tín đồ". Tuy nhiên, mỗi tín đồ cũng được gọi là một người vô tín khi phạm phải sai lầm. Không những Kinh Thánh khích lệ chúng ta phải tin, mà còn khích lệ chúng ta chớ tin nữa. Giống như chúng ta không thể hít vào và thở ra cùng một lúc, chúng ta không tin theo lẽ thật mà chấp nhận sai lầm. Bạn không thể yêu thương cho tới khi bạn từ chối không ghét bỏ nữa. Bạn không thể theo đuổi sự công bình cho tới chừng nào bạn lìa bỏ điều ác. John Stott đã viết: "Vô tín có thể là một dấu chỉ ra sự trưởng thành thuộc linh giống như tin quyết vậy" (p.157).
4. Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy xem xét mạng lịnh phải thử cho biết các thần và ba tiêu chuẩn bởi đó chúng ta thử nghiệm các thần.
I. Mạng lịnh thử cho biết các thần (câu 1).
A. Tại sao chúng ta cần phải thử cho biết các thần.
1. Giăng đang nói với những người tin Chúa. Ông gọi họ là kẻ "rất yêu dấu". Ông nói chúng ta chớ "tin cậy mọi thần" nhưng hãy "thử" họ coi họ "có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng!?!" Tại sao vậy? Vì có "nhiều tiên tri giả" họ đã "hiện ra trong thế gian".
2. Về mặt lịch sử, cái nền của phân đoạn Kinh Thánh nầy nằm trong kỷ nguyên mà Tân Ước đã được hoàn tất rồi. Các vị sứ đồ vẫn còn ở trong tiến trình viết ra nhiều sách vỡ và thư tín khích lệ giúp cho chúng ta hiểu biết về đức tin Cơ đốc.
3. Đức Chúa Trời phân phát Lời của Ngài cho các hội chúng những tín đồ từng phần qua lời lẽ của những vị tiên tri được ơn và được cảm thúc về mặt thiêng liêng. Chúng ta đọc về các ân tứ đầy năng quyền và đắc thắng ở I Côrinhtô 12 và 14.
4. Giăng cảnh cáo độc giả của ông chớ "tin cậy mọi thần" mà phải "thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng" vì chẳng phải ai xưng mình là tiên tri đều được cảm thúc về mặt thiêng liêng cả.
5. Đã và đang có tính cấp thiết về phần đánh giá cụ thể sự dạy dỗ thuộc linh. Vẫn còn có các giáo sư giả trong thế gian.
B. Thử cho biết các thần là như thế nào!?!
1. Mỗi tín đồ đều có sự hiện diện bề trong của Đức Thánh Linh. Ở 3.24, chúng ta đã học biết tuần vừa qua rằng Đức Chúa Trời "đã ban Đức Thánh Linh cho chúng ta". Ở chương 2, Giăng gọi sự hiện diện của Đức Thánh Linh là "sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa…".
2. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh Linh Ngài ngự ở trong lòng, nhưng giờ đây Giăng chỉ ra có "các thần" khác đang xuất hiện trong thế gian. Nếu chúng ta có Đức Thánh Linh, chúng ta cần phải "thử cho biết các thần".
3. Cơ đốc nhân thường thử sự dạy qua cách sử dụng ngôn từ, từ ngữ được sử dụng, qua biến điệu của giọng nói, qua những câu chuyện được thuật lại, nếu sự dạy ấy cảm động họ hoặc khiến cho họ cảm thấy yên lòng. Không một điều nào trong số nầy là phần thử nghiệm thích ứng cả. "Thử" trong câu 4 có ý nói "ưng thuận hay xem xét". Chữ được dùng để chỉ ra vàng được đặt trong ngọn lửa để thử mức độ trong sạch của nó.
4. Có hai phạm trù về các thần đang tác động trong thế gian. Khi có ai chủ động nói về Đức Chúa Trời, bạn phải "thử cho biết các thần" hoặc bạn phải "amen" đối với thần sai lầm! Tôi đã ở trong một số Hội Thánh mà ở đó họ sẽ "amen" cho bất cứ điều gì.
5. Ở đàng sau mỗi vị tiên tri là một thần. Thắc mắc quan trọng là: có phải Thánh Linh của Đức Chúa Trời hay một tà linh đang dẫn dắt vị giáo sư nầy không!?! Trước khi chúng ta tin theo bất cứ một bị giáo sư nào, chúng ta phải "thử cho biết các thần".
6. Phaolô viết trong I Têsalônica 5.20-22: "chớ khinh dể các lời tiên tri; hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy".
7. Chúa Jêsus đã cảnh cáo trong Mathiơ 7.15-16: "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được…".
8. Phaolô cảnh cáo các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ Các Sứ đồ 20.29: "Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu".
9. Phierơ cũng đưa ra lời cảnh cáo nầy ở II Phierơ 2.1: "Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình".
10. Hôm nay vẫn còn có một nhu cần rất lớn về sự phân biệt và phân biệt đối xử theo Kinh Thánh. Nhiều tín đồ vẫn còn giữ lấy sự thiếu hiểu biết Kinh Thánh và cả tin về mặt thuộc linh. Họ chấp nhận bất cứ sự dạy nào rất ngây thơ rồi xem đó là lẽ thật.
11. Ở Êphêsô 4.14, Phaolô nói rằng dấu hiệu chắc chắn về sự chưa trưởng thành về mặt thuộc linh là: "bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc".
C. Thất bại không thử cho biết các thần là rất nguy hiểm.
Mỗi bậc phụ huynh nhơn đức đều dạy cho con cái mình biết phân biệt, biết phân biệt đối xử. Chúng ta dạy cho chúng đừng nhận kẹo từ người lạ hoặc cho người lạ chở về. Tại sao vậy? Chúng ta biết rằng có hạng người gian ác trong thế gian, họ sẽ lợi dụng sự thơ ngây của con cái chúng ta. Có rất nhiều con cái của Đức Chúa Trời chưa hề học biết phân biệt. Họ không biết phân biệt đối xử. Họ bị dẫn đi lạc bởi cây kẹo thuộc linh với giấy gói thuộc linh giả tạo không khác gì với lớp đường dõm sai lạc bọc ở ngoài. Cây kẹo đó nếm ngọt lắm và khiến cho chúng cảm thấy ngon lành trong giây phút ấy, nhưng để lại cho chúng chẳng gì khác hơn là những ca-lo dõm. Chẳng có một sự trưởng dưỡng thuộc linh nào vì không có lẽ thật trong đó.
1. Nếu bạn bước theo thần sai lầm, bạn sẽ phải trả một giá đấy. Nhà doanh nghiệp xiếc nổi tiếng P.T. Barnum thường nói như sau: "Có một sự mê say lộ ra từng phút một". Satan có nhiều trò biểu diễn lôi cuốn con cái của Đức Chúa Trời rồi cướp đi khỏi họ những sự giàu có thuộc linh của họ.
2. Có "nhiều" giáo sư giả trong thế gian hôm nay. Cửa hàng kẹo thuộc linh đang có rất nhiều. Satan có đầy đủ hương vị của các giáo sư và nhà truyền đạo sẵn sàng làm thoả mãn sự khát khao thuộc linh của bạn với một kinh nghiệm bọc đường dõm sẽ để lại cho bạn một chứng đau bụng. Hãy thử cho biết các thần!
3. Có nhớ khi Môise lần đầu tiên xuất hiện trước mặt Pharaôn? Ông đã biến cây gậy thành con rắn. Satan cũng giỏi không kém khi các thuật sĩ cũng biến gậy của họ thành rắn nữa. Hắn biết rõ phải có một sự trình diễn sao cho thật hay, để quyến rũ và cám dỗ chúng ta xa cách lẽ thật.
4. Những nhà cải chánh khẳng định rằng ngay cả kẻ khiêm nhường nhất trong số tín đồ đều có "quyền xét đoán riêng". Giăng đang viết cho kẻ "rất yêu dấu", tất cả những Cơ đốc nhân. Bạn không cần phải có một chứng chỉ của thần học viện mới thử cho biết các thần. Bạn không cần phải tham sự một học viện chuyên thử các thần. Tại sao vậy? Vì Đức Thánh Linh đang ngự rồi ở trong bạn.
5. Trong Hội Thánh nầy, chúng ta mang lấy danh hiệu Báptít, nhưng lòng trung thành của chúng ta phải dành cho Kinh Thánh. Sở dĩ như thế là vì sự dạy Báptít không nhất thiết có nghĩa đấy là sự dạy theo Kinh Thánh đâu. Chúng ta "thử cho biết các thần" và thước đo chính yếu phải là Kinh Thánh!
II. Tiêu chuẩn để thử cho biết các thần (các câu 5-6).
A. Họ xem thế nào về Con của Đức Chúa Trời? (các câu 2-3).
1. Phần thử nghiệm đầu tiên là công nhận sự hoá thân thành nhục thể trong lịch sử của Chúa Jêsus, nghĩa là "Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời". Những người tin Chúa cần phải thử nghiệm để nhìn biết lẽ thật dựa theo thái độ của vị giáo sư về thân vị và công việc của Chúa Jêsus. Thắc mắc thứ nhứt luôn luôn là: "Họ tin gì về Chúa Jêsus?" vì nếu bạn sai lầm về Chúa Jêsus bạn sẽ sai lầm về Đức Chúa Trời.
2. Trong thời của Giăng, có một giáo sư tên là Cerinthus, ông nầy dạy rằng Chúa Jêsus đã trở thành Đấng Mêsi khi chịu phép báptêm. Đức Thánh Linh ngự đến và khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Đức Thánh Linh đã lìa khỏi Ngài thì Ngài gục chết và cứ chết mãi, thế là chối bỏ sự sống lại. Cerinthus dạy các học trò của ông rằng Chúa Jêsus không hiện đến như Đức Chúa Trời mà đã trở thành Con của Đức Chúa Trời trong một thời gian. Đây là sự dạy giả dối khủng khiếp.
3. Chúa Jêsus không trở thành Con của Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn tồn tại là Đức Chúa Con. Ngài đã hoá thân thành nhục thể, đã "lấy xác thịt mà ra đời" để làm Cứu Chúa của chúng ta. Chúa Jêsus là Trời và là Người một cách trọn vẹn. Con trẻ nằm trong máng cỏ về mặt con người không biết chi hết nhưng về mặt thiêng liêng thì biết rõ mọi sự. Con trẻ nằm trong máng cỏ về mặt nhân tính đang hiện hữu chỉ ở một nơi vào một thời điểm, nhưng về thần tính thì Ngài toàn tại, hiện diện ở khắp mọi nơi. Con trẻ nằm trong máng cỏ về mặt con người yếu đuối lắm và vô dụng chẳng nương cậy vào ai, song về mặt thiêng liêng Ngài là toàn năng. Con trẻ nằm trong máng cỏ về nhân tính không nói được, nhưng về mặt thần tính Ngài đã phán để cho nhiều thế giới phải đi vào chỗ hiện hữu.
4. Nhiều tôn giáo tìm cách tôn cao Chúa Jêsus là một nhân vật quan trọng hay một giáo sư lỗi lạc, song không công nhận Ngài ở chỗ Ngài là ai. Một số tôn giáo ấy gõ cửa nhà bạn với những ấn phẩm rất lôi cuốn và những lời lẽ tin kính, tôn giáo nhưng họ không tin rằng Chúa Jêsus là "hình bóng của bản thể Ngài" (Hêbơrơ 1.3). Họ sẽ nói Ngài là Con Đức Chúa Trời nhưng chỉ trong một thời gian thôi, chớ không phải cả cõi đời đời. Họ sẽ đồng ý Ngài là một vị tiên tri lỗi lạc, nhưng họ muốn đặt Ngài ở một cấp độ của Mohammed hay Confucius.
5. Một giáo sư không những phải công nhận sự hoá thân thành nhục thể là một sự kiện lịch sử, nhưng họ cũng phải "xưng" Ngài ra. Họ phải cam kết đời sống của họ với Ngài.
6. Satan cùng các quỉ sứ nó công nhận sự hoá thân thành nhục thể của Chúa Jêsus trong lịch sử nhưng không "xưng" Ngài là Chúa. Các tà linh sẵn sàng công nhận Chúa Jêsus trong suốt chức vụ của Ngài ở trên đất. Trong Mác 1.24, chúng ta đọc lời lẽ của một tà linh gặp gỡ Chúa Jêsus: "Hỡi Jêsus, người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!" Trong Mác 5.7 một tà linh khác nói: "Hỡi Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời rất cao, tôi với Ngài có sự gì chăng? Tôi nhân danh Đức Chúa Trời mà khẩn cầu Ngài, xin đừng làm khổ tôi". Giacơ 2.19 lưu ý: "ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ!"
7. Các nhà khoa học Cơ đốc xưng nhận rằng Chúa Jêsus là một người đã nhận lãnh Thánh Linh của Đấng Christ. Hệ phái Mormons nói Chúa Jêsus là một người đã trở thành thần để chỉ cho chúng ta cách thức để trở thành thần. Những nhà thần học tự do chối bỏ sự Chúa Jêsus sanh ra bởi nữ đồng trinh và vì thế chối bỏ sự Ngài hoá thân thành nhục thể và thần tính của Ngài. Tất cả những người nầy thất bại không "xưng" Ngài là Đức Chúa Trời.
8. Có nhiều người trong Hội Thánh mỗi Chúa nhựt họ tin Chúa Jêsus là Đấng Christ hoá thân thành nhục thể song không thực sự xưng nhận Ngài.
9. Người nào được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh sẽ luôn luôn "xưng" Chúa Jêsus ra. Chúa Jêsus dạy rằng Đức Thánh Linh sẽ làm chứng về Ngài và dâng sự vinh hiển cho Ngài. Ngài phán trong Giăng 16.13-14: "Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi".
10. Phaolô nói trong I Côrinhtô 12.3: "Bởi đó, tôi tỏ cùng anh em, chẳng ai cảm Thánh Linh của Đức Chúa Trời, mà nói rằng: Đức Chúa Jêsus đáng nguyền rủa! Nếu không cảm Đức Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa!"
11. Giăng nói trong câu 3, rao giảng điều chi khác về Chúa Jêsus thì đó là "thần của kẻ địch lại Đấng Christ". Giăng đã nhắc tới Antichrist rồi trong chương 2. Chúng ta biết sẽ có một lãnh tụ cấp thế giới được biết là: "Antichrist", tuy nhiên "thần của kẻ địch lại Đấng Christ" thì "hiện nay đã ở trong thế gian rồi".
12. Phải cẩn thận về người mà bạn nghe họ rao giảng, để đừng chuốc lấy sự suy gẫm giả dối.
B. Đâu là mối quan hệ của họ với Thánh Linh của Đức Chúa Trời? (câu 4).
1. Khi nói rằng người tin Chúa "đã thắng được họ" Giăng đang nói cho chúng ta biết rằng các giáo sư giả đã không thành công trong việc dối gạt chúng ta.
2. Các giáo sư giả đang doạ dẫm. Họ hỏi: "Bạn tin điều đó như thế nào?" Dấy lên vấn đề sáng tạo trong phòng sinh vật học rồi quan sát chúng đi đến chỗ điên cuồng. Tuy nhiên, lẽ thật là tuyệt đối. Lẽ thật không sao tranh cãi được. Lẽ thật không bao giờ thay đổi. Nếu tôi nhấn phím Si trên chiếc đàn dương cầm, bạn sẽ nghe nốt Si. Nốt Si là nốt Si cách đây một ngàn năm và vẫn sẽ là nốt Si trong một ngàn năm nữa. Điều đó là tuyệt đối. Lẽ thật là tuyệt đối. Chúa Jêsus là tuyệt đối. Hêbơrơ 13.8 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, cho đến đời đời không hề thay đổi".
3. Tại sao chúng ta "thắng hơn" họ? Không phải vì chúng ta mau lẹ gì, nhanh nhẩu hay cực kỳ khôn ngoan đâu, mà vì Đức Thánh Linh đang ngự trong chúng ta: "vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian". Mặc dù Satan rất lớn lao, Đức Thánh Linh còn lớn lao hơn! Hết thảy chúng ta đều có phần cách nhiệt trong ngôi nhà của mình. Phần cách nhiệt giữ không khí ấm áp bên trong và không khí lạnh bên ngoài hoặc ngược lại. Đức Thánh Linh là bộ phận cách nhiệt Đức Chúa Trời ban cho trong đời sống của người tín đồ, Ngài giữ gìn chúng ta không phạm sai lầm. Có bao giờ bạn nghe một bài giảng hoặc nghe bàn bạc về tôn giáo rồi suy nghĩ: "Có cái gì đó nghe không thuận tai?" Đấy là Đức Thánh Linh đang lọc bỏ sự sai lầm và dẫn dắt bạn vào lẽ thật đó.
C. Có phải họ hài hoà với Lời của Đức Chúa Trời? (các câu 5-6).
1. Hãy chú ý các nhân xưng đại danh từ ở các câu 4-6. Trong câu 4, Giăng nói tới "các con" hay những Cơ đốc nhân. Trong câu 5, ông nói tới "họ", các giáo sư giả. Ở câu 6, ông nói tới "chúng ta" hay các vị sứ đồ mà Đức Chúa Trời đã ấn định.
2. Giờ đây trong câu 5, chúng ta thấy rằng "họ" được thế gian nghe theo. Thế gian công nhận người của nó và nghe theo sứ điệp của họ. Một trong những phương thức dễ dàng nhất để công nhận một giáo sư giả là thế gian có thoải mái với giáo sư ấy hay không!?!
3. Khi bạn đảm đương phần việc rao giảng lẽ thật nói về Chúa Jêsus, có người sẽ luôn nói: "Tôi không muốn nghe như thế!" Tại sao chứ? Lẽ thật phân chia ra. Người ta muốn thấy mình nhơn đức. Lẽ thật luôn luôn khiến cho họ phải có một cái nhìn khó chịu về bản thân mình.
4. Khi tôi soạn một bài giảng, tôi không hề thắc mắc: "Liệu họ có thích sứ điệp nầy hay không?" Mục tiêu của tôi không phải là môn giải trí của bạn, mà là sự gây dựng của bạn. Lẽ thật luôn luôn giúp đỡ cho bạn. Để sống dưới nước, bạn cần có thiết bị đặc biệt. Thiết bị lặn có thể giúp cho thợ lặn sống và làm việc trong một môi trường khác biệt. Cũng vậy, Thánh Linh của Đức Chúa Trời và Lời của Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta hoạt động trong thế gian.
5. Khi Giăng nói: "ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta; còn ai chẳng hề thuộc về Đức Chúa Trời, thì chẳng nghe chúng ta", câu nầy thoạt nghe thì như là ngạo mạn lắm. Thực ra, ông đang nói: "Anh em có thể cho sứ điệp của chúng tôi là sứ điệp của Đức Chúa Trời vì dân sự của Đức Chúa Trời tiếp nhận sứ điệp ấy".
6. Tôi không dám nói như thế. Quả là kiêu ngạo và tự tin lắm cho tôi khi nói: "Ai nhìn biết Đức Chúa Trời đồng ý với tôi và chỉ có những kẻ nào không nhìn biết Đức Chúa Trời mới bất đồng với tôi". Tôi đã biết qua một vài nhà truyền đạo, họ đã đạt gần tới mức độ kiêu ngạo đó.
7. Giăng là một vị sứ đồ; tôi là một mục sư. Cá nhân Giăng đã đồng đi với Chúa Jêsus. Bởi sự cảm thúc, ông đã viết ra lời lẽ của Kinh Thánh. Đồng ý với các vị sứ đồ là đồng ý với Kinh Thánh. Êphêsô 2.20 nói Hội Thánh được "dựng trên nền các sứ đồ và các tiên tri".
8. Hãy mở ra ở II Giăng 10-11. Các Hội Thánh đã nhóm lại ở tư gia trong thời buổi ấy. Giăng đã nói chớ rước họ vào nhà. Trong Hội Thánh nầy, chúng ta phân biệt đối xử về mặt giáo lý.
9. Có người nói: "Lẽ thật, lẽ thật, lẽ thật! Mục sư ơi, ông chỉ chú trọng vào lẽ thật, còn tình cảm thì sao? Còn những cảm xúc thì sao? Tôi muốn cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời". Amen! Tôi cũng muốn cảm nhận được Ngài nữa. Ngài đã ban cho tôi những tình cảm. Tôi muốn cả tâm linh và lẽ thật. Tuy nhiên, tôi muốn biết chắc mình đang cảm xúc điều gì. Tôi không muốn có những cảm xúc chủ quan cho tới chừng nào tôi trụ lại trên lẽ thật khách quan! Chúng ta có thể tìm ra hướng đi cho con tàu bằng cách sử dụng la bàn. Chiếc la bàn chỉ hướng Bắc vì cớ từ tính. Cơ đốc nhân có thể lèo lái đời sống bằng cách đáp ứng lại "hướng Bắc thực" của lời Đức Chúa Trời. Chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời trước mặt chúng ta và Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở bên trong chúng ta. Chúng ta hãy "thử cho biết các thần" và sự dạy của bất kỳ người nào xưng mình đã nói thay cho Đức Chúa Trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét