Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 5.1-5: "Đức Chúa Cha Biết Hết"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Đức Chúa Cha Biết Hết
I Giăng 5.1-5
1. Bạn có nhớ chương trình truyền hình Bố Biết Hết không? Robert Young đã diễn xuất như người bố Mỹ trong vở kịch hài được ưa thích nầy đã được phát sóng trên đài phát thanh vào năm 1949. Vở kịch được chuyển sang truyền hình vào năm 1954 và cứ được trình chiếu cho tới năm 1960. Ai cũng ưa thích vở kịch nầy, đài truyền hình CBS cứ tiếp tục chiếu vở kịch nầy trong hơn hai năm trời. Tôi nhớ chương trình nầy được chiếu xen giữa Leave It to Beaver và The Rifleman. Robert Young đã đóng vai Jim Anderson cùng với vợ là Margaret lo nuôi dạy mấy đứa con của họ là Betty, Bud và Kathy theo mẫu lý tưởng của văn minh Mỹ. Trong vở kịch truyền hình, người cha luôn luôn biết rõ nhất.
2. Những người làm cha luôn luôn được xem là biết rõ họ phải làm gì. Họ luôn biết các sự việc xảy ra như thế nào và phải sắp đặt mọi điều để hàn gắn lại những mối quan hệ đã gãy vỡ. Năm ngoái tạp chí Las Vegas đã chạy một tiêu đề đòi hỏi độc giả của nó phải viết lại những mẫu chuyện riêng tư để đăng cho Ngày Phụ Thân. Họ yêu cầu những người đăng ký phải hoàn tất tư tưởng: "Thời điểm cha tôi ĐÃ biết rõ là …". Robert Thompson đã thắng giải với chú thích ngắn gọn như thế nầy về cha của mình là Henry Thompson: "Trong khi bàn bạc với vợ tôi là Christie, nàng đã thắc mắc, không, nàng nói với tôi rằng tôi nên nói với cha tôi về nan đề của chúng tôi. Tôi dám chắc rằng ông sẽ đến bên cạnh tôi, rốt lại ông là cha tôi. Vì thế, tôi nói OK, được, tôi sẽ nói với ông và chờ nghe lời khuyên dạy của ông. Sau khi nghe hết mọi điều rồi, và chẳng có gì kiểu cách lắm trong khi trình bày, cha tôi, là người có lương tri chất phác hơn bất cứ ai mà tôi quen biết, ông quay sang tôi rồi nói rằng tôi đã sai, hãy về nhà lo dọn dẹp với Christie và sắp xếp lại cuộc sống của mình. Tôi biết và đã biết rõ rằng nếu tôi cần ông thì ông sẽ có mặt ngay, tôi có thể nương vào sự khôn ngoan của ông để chỉ lối cho tôi. Nếu các con trai tôi cảm thấy tôi đã có phân nửa công việc lo nuôi dạy con cái mà ông đã có khi nuôi dạy con cái của ông, tôi biết mình đã làm hết sức mình rồi".
3. Cha của tôi đã truyền đạt nhiều sự khôn ngoan trải qua nhiều năm tháng. Thực vậy, ông vẫn còn làm thế. Không may, chẳng phải ai trong chúng ta cũng có cha biết lo lắng, khôn khéo đâu. Tuy nhiên, nếu bạn đã được cứu, bạn đang có Cha Thiên Thượng khôn ngoan, có lòng thương xót, Ngài muốn điều tốt nhứt cho đời sống của bạn. Trong phân đoạn Kinh Thánh gốc hôm nay, khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu hết câu nầy qua câu khác trong I Giăng, chúng ta sẽ thấy Cha Thiên Thượng có ba mẫu khuyên dạy về tình yêu thương, vâng phục và đức tin.
I. Cha tôi biết rõ phải hành động trong sự yêu thương, điều nầy là tốt nhứt cho tôi (câu 1).
A. Một điều răn thiêng liêng. Yêu anh em mình.
1. Những câu đầu trong chương 5 là một sự liên tục của tư tưởng sau cùng ở chương 4. "Điều răn" mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, ấy là "ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài".
2. Ở buổi tiệc thánh sau cùng, khi Giăng dựa vào ngực Chúa Jêsus, Chúa phán: "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy" (Giăng 13.34).
3. Đây là một điều răn thiêng liêng, chớ không phải một lời đề nghị thiêng liêng đâu!
4. 4.12 chép: "Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời". Đức Chúa Trời là thần (Giăng 4.24). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường có thể thấy được trong tình yêu của chúng ta dành cho anh em mình.
B. Một thắc mắc theo con người. Ai là anh em của tôi?
1. Người tin Chúa không những yêu mến Đức Chúa Trời, mà người còn phải "yêu mến anh em mình" nữa. Ai là anh em của tôi? Trong câu 1, Giăng nói rằng anh em của bạn là "hễ ai tin Chúa Jêsus là Đấng Christ" là anh em của bạn vì người ấy "được sanh bởi Đức Chúa Trời".
2. Anh chị em của bạn là người nào có cùng sự tuyên xưng đức tin. Chúng ta trở nên chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời là do được "sanh ra bởi Đức Chúa Trời".
3. Tình anh chị em trong gia đình của Đức Chúa Trời không dựa vào chủng tộc, giai cấp, văn hoá, giáo dục, tài chính, v.v… Tình anh chị em ấy dựa vào sự tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa trong đời sống của chúng ta. Điều nầy không nhắm vào việc tin theo trí khôn, mà là nhắm vào việc phó thác đời sống của một người cho Đấng Christ.
C. Một nguyên tắc theo Kinh Thánh. Yêu mến Đức Chúa Trời thì phải yêu mến con cái của Đức Chúa Trời.
1. Giăng nói thêm: "và ai yêu Đức Chúa Trời là Đấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài". Bản Kinh Thánh NCV đưa ra phần dịch thuật sáng sủa hơn: "hễ ai yêu Đức Chúa Cha cũng yêu con cái của Đức Chúa Cha". Nếu bạn yêu mến Đức Chúa Trời, bạn sẽ yêu mến con cái của Đức Chúa Trời.
2. Chúng ta cần phải yêu thương HẾT THẢY con cái của Đức Chúa Trời, tất cả những tín đồ. Thường thì có nhiều Cơ đốc nhân nghĩ rằng Đức Chúa Trời chỉ mĩm cười với nhóm nhỏ hay hệ phái của họ mà thôi. Nếu chúng ta chỉ yêu mến người nào trông giống như chúng ta và tin chính xác những điều chúng ta tin, chúng ta sẽ không yêu mến nhiều người đâu. Tonto và the Lone Ranger đang cùng lái xe qua một hẽm núi thì đột nhiên ở cả hai bên sườn núi đầy dẫy với người da đỏ và các chiến binh ngồi trên lưng ngựa, mặc chiến y sửa soạn cho chiến trận. The Lone Ranger quay sang Tonto và hỏi: "Chúng ta sẽ làm gì đây?" Tonto đáp: "'chúng ta' có nghĩa gì vậy hỡi anh bạn da trắng?"
3. D.L. Moody nói: "Có hai cách cho sự kết hiệp — một là siết chặt nhau lại, còn cách kia là hoà tan vào nhau. Điều mà Cơ đốc nhân cần là phải kết hiệp trong tình yêu anh em, và khi ấy họ mới mong có được năng lực".
4. Nếu chúng ta thất bại không yêu mến anh chị em mình trong Đấng Christ, chúng ta đã dứt bỏ bất kỳ khả năng mật thiết nào với Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không hành xử trong tình yêu thương đối cùng các tín hữu khác, chúng ta sẽ không ở trong tình yêu thương với Đức Chúa Trời. Giăng đã nói ở 4.20 rằng người nào nói mình yêu Đức Chúa Trời mà ghét anh em mình là "kẻ nói dối".
5. Satan thích đem sự phân rẽ đến giữa các Cơ đốc nhân vì hắn biết rõ nếu chúng ta sống ngoài mối giao thông với nhau, chúng ta sẽ sống ngoài mối giao thông với Đức Chúa Trời.
6. Các bạn ơi, hắn đang cám dỗ bạn đánh trận với người bạn đời của mình vì hắn biết I Phierơ 3.7 chép: "Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em".
7. Chúng ta biết chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời vì chúng ta chọn hành động trong tình yêu thương đối cùng những tín hữu khác. Cơ đốc giáo không phải là bộ môn thể thao đơn điệu đâu. Đấy là lý do tại sao bạn cần những tín hữu khác để biết chắc bạn đang yêu mến Đức Chúa Trời.
8. Có người nói: "Tôi yêu mến Đức Chúa Trời, nhưng tôi chẳng quan tâm gì đến sự thiết lập Hội Thánh". Hội Thánh chơn thật chẳng phải là một sự thiết lập đâu. Đây là mối giao thông yêu thương của anh chị em trong gia đình của Đức Chúa Trời. Bạn không thể ủng hộ Đấng Christ mà nghịch lại với Hội Thánh được!
9. Làm sao bạn biết mình ưa thích môn golf? Bạn phải chơi bộ môn đó. Làm sao bạn biết mình thích đọc sách chứ? Bạn đang đọc đó. Làm sao bạn biết mình thích ăn kem? Bạn đang ăn kem đấy! Làm sao bạn biết mình yêu mến Đức Chúa Trời? Bạn yêu mến dân sự của Ngài.
10. Chúng ta đánh giá tình cảm dành cho Đức Chúa Trời bằng tình cảm dành cho con cái của Ngài. Đức Chúa Trời đã ấn định rằng tình cảm chúng ta dành cho Ngài phải được thử nghiệm bởi con người. Đức Chúa Trời có chiến lược đặt để con người vào đường lối của bạn, họ thật khó mà yêu thương lắm. Tôi nghĩ Ngài thích đặt những gã tài xế tồi ở quanh chúng ta! Bạn không ưa thích họ, nhưng bạn phải yêu thương họ. II. Cha tôi biết rõ hành động trong sự vâng phục, điều nầy thật lấy làm tốt cho tôi (các câu 2-3).
A. Thử nghiệm của tình yêu thương là vâng theo các điều răn của Đức Chúa Trời (câu 2).
1. Ở câu 1, chúng ta học biết rằng chúng ta biết chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời khi chúng ta yêu mến con cái của Ngài. Ở câu 2, chúng ta học biết rằng "Chúng ta biết mình yêu con cái Đức Chúa Trời, khi chúng ta yêu Đức Chúa Trời và giữ vẹn các điều răn Ngài". Đây là cách lý luận vòng tròn.
2. Vâng phục là minh chứng cho thấy rằng chúng ta yêu mến Đức Chúa Trời. Khi bạn vâng theo Đức Chúa Trời trong mối quan hệ với con cái của Ngài, bạn yêu mến họ và điều nầy chứng tỏ rằng bạn yêu mến Đức Chúa Trời và bạn có mối mật thiết với Ngài.
3. Mạng lịnh của Ngài phải vâng phục, ấy là chúng ta hành động trong tình yêu thương đối với nhau.
4. Đức Chúa Trời đã hoạch định cuộc sống nầy cho tới chừng nào Cơ đốc nhân quyết định yêu thương nhau, họ sẽ không bao giờ có mối mật thiết với Đức Chúa Trời. Nếu bạn muốn sống gần gũi với Đức Chúa Trời, đừng huênh hoang hết nhà thờ nầy đến nhà thờ khác mà chẳng đưa ra một sự phó thác. Hãy tìm một mối tương giao trong Kinh Thánh của các tín đồ rồi đem đời sống của mình mà yêu thương họ. Tình yêu nắm lấy thế chủ động. Yêu thương theo Kinh Thánh tìm một con đường để dấn thân vào những người khác.
5. Tôi không thể có sự mật thiết với Đức Chúa Trời trừ phi tôi yêu mến bạn. Tuy nhiên, khi tôi quyết định hành động trong tình yêu thương đối với bạn, tôi giữ vẹn "điều răn" của Ngài trong mối quan hệ với bạn và chứng minh rằng tôi yêu mến Ngài vì tôi biết yêu thương bạn. Khi ấy tình yêu của Ngài tuôn tràn ra trong lòng tôi và tôi có mối tương giao mật thiết, sâu sắc, vĩnh cửu với Ngài! Tên của tôi là Coy Wylie. Tên của cha tôi là Taylor Wylie. Bởi mối quan hệ, tôi là con của ông ấy. Máu của ông ấy đang chảy trong các mao mạch của tôi. Tôi có mã gene của ông. Không một điều gì có thể làm thay đổi sự thực tôi là con của ông ấy. Tuy nhiên, tôi đã học biết rất sớm trong cuộc sống rằng nếu tôi không vâng theo cha tôi, tôi sẽ mất đi mối giao thông với ông ấy. Bao lâu tôi làm những gì ông ấy muốn tôi làm theo, chúng tôi sống trong sự hài hoà. Khi tôi bất tuân, sự hài hoà kia bị tan vỡ đi. Không một điều gì có thể làm thay đổi mối quan hệ của tôi là con của ông ấy, nhưng sự bất tuân có thể làm thay đổi mối tương giao của tôi với cha tôi. Cũng một thể ấy với Đức Chúa Trời.
B. Vâng theo điều răn của Đức Chúa Trời không phải là khó (câu 3).
1. Ở câu 3, Giăng nói "điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề". "Nặng nề" có nghĩa là "chán ngắt, chồng chất". Đức Chúa Trời không hề muốn sự vâng phục của chúng ta trở thành một gánh nặng đeo quanh cổ chúng ta.
2. Nếu bạn nghĩ vâng theo Đức Chúa Trời là khó hay "nặng nề", bạn đã hiểu sai rồi. Bạn cần phải trưởng thành trong đức tin của bạn. Khi tôi lớn lên, tôi nghĩ cha tôi khắc nghiệt lắm. Họ đòi hỏi những điểm số phải thật tốt. Họ buộc tôi phải làm những việc vặt trong nhà. Họ muốn tôi phải lên giường ngủ cho đúng giờ. Sau đó, tôi phải có mặt đúng giờ nhất định tại nhà. Là một đứa trẻ, tôi nghĩ họ không muốn tôi phải vui chơi nhiều. Khi tôi trưởng thành, tôi học biết rằng những gì tôi đã nghĩ trước đây là khắc nghiệt quả thực là sự yêu thương. Vì họ yêu thương tôi, họ đã có những luật lệ để bảo hộ tôi và kỷ luật để sửa đổi tôi. Mọi sự họ đã làm đã được làm ra trong sự yêu thương. Tuy nhiên, tôi phải lớn lên trước khi tôi có thể hiểu được như thế. Nói cách khác, sự trưởng thành dạy cho tôi nhận ra rằng cha tôi biết rõ hết.
3. Nếu bạn nhận ra những gì bạn đang nhìn biết trong lúc bây giờ rồi trở lại làm một đứa trẻ, bạn sẽ là một đứa trẻ rất khác biệt. Bạn đã hiểu rõ mọi điều luật kia.
4. Khi bạn trưởng thành trong sự hiểu biết về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho bạn, bạn không vật vã với những gì Ngài muốn bạn làm vì bạn biết Ngài có sở thích tốt nhứt của bạn trong tấm lòng. Đức Chúa Trời chẳng được lợi lộc gì khi khiến cho bạn phải đau khổ.
5. Có người phải chịu đau khổ vì họ dành quá nhiều thì giờ đánh trận với Đức Chúa Trời, họ chưa hề học biết niềm vui của sự vâng phục.
6. Chìa khoá cho một sự bước đi gần gũi hơn với Đức Chúa Trời không phải là nói tiếng lạ, kiếm được một chứng chỉ thần học hoặc sống ẩn dật trên một ngọn núi ở Tây Tạng. Chìa khoá cho một sự bước đi gần gũi hơn với Đức Chúa Trời là vâng theo Ngài, làm theo những gì bạn biết rõ Ngài muốn bạn phải làm.
J. Stuart Holden viết về sự có mặt trong một phân xưởng lớn, là nơi có hàng trăm khung cửi đang xoay tròn với những sợi chỉ tơ tốt nhứt. Viên quản lý phân xưởng nói: "Cổ máy nầy tinh vi đến nỗi là nếu có một sợi tơ trong toàn bộ 30.000 sợi, bị đứt đi ngay giây phút nầy, tất cả các khung cửi nầy đều sẽ dừng lại ngay". Ông ta bước tới một khung cửi và ngắt đứt một sợi tơ. Thình lình mỗi khung cửi đứng im lại cho tới khi sợi tơ kia được nối liền. Cũng một thể ấy, chỉ cần một hành động bất tuân thì các ơn phước trong mối giao thông của chúng ta với Ngài phải dừng lại. Cho tới chừng nào sợi tơ được nối liền, thì sự vui mừng của Chúa sẽ tuôn tràn lại trong tấm lòng của chúng ta. Có sợi tơ nào bị đứt trong đời sống của bạn không?
III. Cha tôi biết hành động trong đức tin là điều tốt nhứt đối với tôi (các câu 4-5).
A. Tất cả con cái của Đức Chúa Trời đều là những kẻ đắc thắng.
1. Hai câu cuối nầy chứa một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Nếu bạn chịu áp dụng những gì bạn sắp sửa tiếp thu đây, nguyên tắc nầy sẽ làm thay đổi đời sống của bạn và buông tha cho bạn được tự do.
2. Trong các câu 4-5, chúng ta thấy chữ "thắng hơn" đến ba lần. Chúng ta thấy chữ nầy hai lần trong câu 4, một lần ở thì hiện tại ["thắng hơn"] và một lần ở thì quá khứ ["đã thắng hơn"] [trong bản Kinh Thánh Anh ngữ].
3. Là tín đồ được "sanh bởi Đức Chúa Trời", chúng ta hiện đang thắng hơn thế gian vì chúng ta đã thắng hơn nó rồi.
4. "Thắng hơn" ra từ chữ nikao có nghĩa là "chinh phục, chiến thắng, đắc thắng". Tại sao thế gian phải cần được "thắng hơn"? Hệ thống thế gian đang bị Satan cai quản (câu 19). Hệ thống thế gian muốn thắng hơn bạn để giữ bạn không nhìn biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời, không kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời và không còn theo đuổi mục đích của Đức Chúa Trời. Thế gian muốn giữ bạn không còn ở trong Đấng Christ và trưởng thành như một tín đồ nữa. Thế gian muốn hủy diệt đời sống thuộc linh của bạn đấy.
5. Phần lớn các Cơ đốc nhân đều không hiểu hay không tin rằng họ đã "thắng hơn thế gian" rồi. Chúng ta không phải tìm kiếm để "chiến thắng" vì chúng ta đã có sự "chiến thắng" rồi.
6. Khi Chúa Jêsus chịu chết và đã sống lại, Ngài đã thắng hơn kẻ thù. Ngài phá vỡ quyền lực của tội lỗi. Ngôi mộ trống là dấu hiệu của sự "chiến thắng". Khi bạn được "sanh bởi Đức Chúa Trời", Thánh Linh của Đấng Christ đến ngự ở trong bạn, tâm trí của Đấng Christ đã được cài vào bạn và quyền phép của Đấng Christ đã được ban cho bạn! Nhân vật chiến thắng trong trận đánh vũ trụ đang ngự ở trong bạn và vì Ngài là Đấng Thắng, bạn là một người đắc thắng! Đời sống của bạn được gói ghém ở trong Ngài. Bạn đang "ngồi" với Ngài ở "các nơi trên trời".
7. Chúng ta không phải đánh trận với thế gian để đạt được "chiến thắng", chúng ta chỉ phải bước đi trong sự "chiến thắng" đã thuộc về chúng ta rồi nhờ vào Đấng Christ. Quyền phép, oai nghi, và các nguồn lực của Ngài đã thuộc về chúng ta rồi!
8. Là tín đồ được "sanh bởi Đức Chúa Trời" bạn là một kẻ đắc thắng. Bạn hiện đang thắng hơn thế gian vì Ngài đang ngự ở trong bạn và Ngài đã thắng hơn rồi.
B. Đức tin của chúng ta buông tha chúng ta ra khỏi vòng nô lệ.
1. Niềm tin của chúng ta luôn luôn quyết định cách xử sự của chúng ta. Nếu bạn tin bạn là người mà Kinh Thánh nói, bạn có thể có chiến thắng ấy. Giăng nói: "và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta". Bạn sẽ thắc mắc: "Nếu đức tin là sự chiến thắng, tại sao tôi lại cảm thấy thắng hơn?" Khi tôi là một đứa trẻ, tôi thích đi xem xiếc khi gánh xiếc đến tại thị trấn của chúng tôi. Tôi đã thấy những người làm xiếc kia sử dụng sức mạnh của mấy con voi để dựng lên những tấm lều thật lớn. Thật là đáng ngạc nhiên khi thấy chính những chú voi nầy lại bị xích bởi những sợi xích thật nhỏ và một cây đinh chừng 18-inch. Khi chúng còn nhỏ, chúng không có sức lực để tự do. Ngay cả khi thân thể của chúng càng lớn mạnh hơn, niềm tin về bản thân của chúng cũng y như vậy. Chúng đã tin rằng chúng không mạnh đủ để rứt ra mà được tự do.
2. Đấng Christ đã ban rồi cho bạn sức mạnh để phá vỡ bất cứ xiềng xích nào trói buộc bạn. Lý do chúng ta có những sự nghiện ngập, các thói tật xấu, nhận thức về bản thân thật nghèo nàn vì chúng ta bị xiềng vào đường lối suy tưởng cũ. Tuy nhiên, sự thực là ĐỨC TIN MANG LẠI SỰ TỰ DO!
3. Có nhớ khi David đối mặt với Gô-li-át không? Chúng ta hãy mở I Samuên 17 ra. Saulơ đã trang bị với gươm và sự vô tín. David được trang bị chỉ với một cái trành ném đá cùng với mấy viên đá, nhưng ông vốn biết rõ rằng ĐỨC TIN LÀ SỰ CHIẾN THẮNG!
4. Nhiều Cơ đốc nhân nói họ cần có thêm đức tin. Có người đến nói với tôi: "Thưa Mục sư, nếu tôi chỉ có đức tin của ông…" Chúng ta có đủ đức tin mà chúng ta cần rồi. Chúng ta phải luyện tập đức tin ấy. Câu 5 chép: "Ai là người thắng hơn thế gian" "há chẳng phải kẻ tin…". Bạn tin gì về bản thân mình, niềm tin ấy quyết định cách xử sự của bạn đấy!
Trong vài phút thôi, bạn sẽ bước ra chỗ đậu xe rồi tra chìa khoá vào lỗ cắm. Nếu bạn không vặn ổ cắm, công tắc sẽ không khởi động máy và bạn sẽ chẳng đi đến đâu hết. Đức tin là ổ công tắc và quyền phép của Đức Chúa Trời là bộ máy. Nếu bạn được "sanh bởi Đức Chúa Trời", bạn đang có rồi đủ đức tin và đủ quyền lực mà bạn có cần. Lý do bạn chẳng đi tới đâu hết trong đời sống thuộc linh của bạn, lý do thế gian đang thắng hơn bạn là vì bạn không vặn công tắc. Bạn đang ngồi ở đàng sau vô lăng và lấy làm lạ không biết tại sao mình vẫn ở yên một chỗ khi mọi sự bạn có cần là xoay chiếc chìa khoá. Bạn không đạt tới mức dám tin rằng bạn là người mà Đức Chúa Trời phán bạn phải trở thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét