Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Thi thiên 23.1-6: ""CHÚA Ở CÙNG NGƯƠI TRONG TRŨNG BÓNG CHẾT!"



"CHÚA Ở CÙNG NGƯƠI TRONG TRŨNG BÓNG CHẾT!"
Thi thiên 23.1-6
PHẦN GIỚI THIỆU: Một vị Mục sư có cột chỉ tấm thẻ ghi câu gốc rất dễ đọc ở mặt nầy. Còn mặt sau của tấm thẻ ấy trông giống như một mớ lộn xộn ... một chùm chỉ rối nùi chẳng ra thể thống gì cả. Vị Mục sư nầy sử dụng tấm thẻ ấy khi ông thực hiện những lần thăm viếng các Cơ đốc nhân nào đang chịu đựng những cơn thử thách. Trước tiên, ông chỉ cho họ thấy phần phía sau của tấm thẻ và hỏi họ nhìn thấy cái gì ... câu trả lời của họ luôn luôn là giống nhau: "chẳng có gì ngoại trừ một mớ chỉ rối". Kế đó, ông lật qua mặt kia và chỉ cho họ thấy những gì có ở đó, và câu gốc ghi ở đó là: "ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ SỰ YÊU THƯƠNG". Mặt đó của tấm thẻ rất có ý nghĩa; nó xác định đúng vấn đề có cần. Sau đó ông sẽ giải thích rằng đây là cách mà chúng ta thường nhìn xem cuộc sống, chúng ta nhìn thấy nó từ phía sau, một mớ chỉ rối dường như chẳng giống với điều chi hết, tuy nhiên khi nhìn từ chỗ của Đức Chúa Trời, thì nó rất có ý nghĩa, cho dù có những giờ phút đau đớn, chẳng hài lòng, chúng phụ giúp tạo ra một khung mẫu đáng phải đọc là: "ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ SỰ YÊU THƯƠNG". Điều nầy chỉ ra một bức tranh lớn lao và sáng sủa hơn!
David trong khi viết ra Thi thiên nổi tiếng nhất trong các Thi thiên nói như thế ... ông tô vẽ một bức tranh chỉ về Đức Chúa Trời là Đấng Chăn Chiên, và chúng ta là bầy chiên của Ngài ... và cái nhìn toàn cảnh cả đời sống chúng ta; thậm chí cả phần cuộc sống chẳng có gì là hài lòng mà chúng ta gọi là sự chết!
Chính ở chỗ nầy mà chúng ta học biết rằng CHÚA “Ở CÙNG CHÚNG TA DÙ TRONG TRŨNG BÓNG CHẾT ... chúng ta không phải sợ hãi bất kỳ một TAI HOẠ nào hết!”
Trong khi cuộc sống có những thời điểm tốt lành, nó cũng có những cuộc hành trình ngang qua “trũng bóng chết!” Trong khi thật là dễ dàng nhận ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong những lúc thuận tiện, nhận biết Đức Chúa Trời đang hiện diện là rất quan trọng “trong trũng bóng chết!”
I. CÁC ĐƯỜNG HƯỚNG CỦA CUỘC SỐNG (23.1-3).
A. Không lơ đễnh! (23.1)
1. Hãy chú ý David đề cập tới Đức Chúa Trời trong phân đoạn nầy cẩn thận là dường nào, khi ông tả về “BỨC TRANH LỚN”.
a. Đức Chúa Trời không được đề cập tới ở đây là một VÌ VUA đang ngồi trong cung điện để cai trị dân sự của Ngài từ đàng xa hay từ một nơi oai nghi trong khi chúng ta chạy vòng quanh trên hành tinh để tìm kiếm điều chi tốt nhất mà chúng ta có thể tìm được!
b. David gọi Đức Chúa Trời là “Đấng Chăn Giữ” ... họ rất đặc biệt trong nghề nghiệp của họ vì họ không có đồng hồ chỉ thời gian ... và họ không sống loại đời sống phân rẽ ra khỏi bầy chiên mà họ đang trông coi!
c. Những người chăn ăn uống, ngủ nghỉ, đi đứng, chiến đấu, và sống ngay bên cạnh bầy chiên ... người đi đâu chúng theo đó, và chúng đi đâu người theo đó!
2. Một vì vua phải nhìn biết mọi nhu cần của công dân của mình ... nhưng vua sẽ quên hay bất chấp họ đang khi bản thân vua quá bận rộn trong chính cung điện mình ... nhưng người chăn không thể bất chấp bầy chiên của mình, người sống với chúng, kinh nghiệm mọi thứ chúng kinh nghiệm, đặt những xa xỉ của một vì vua với những khó khăn của cuộc sống với bầy chiên!
3. Đối với bầy chiên, đây là một mối quan hệ thật là tuyệt vời ... người chăn cung ứng bộ khung cho toàn bộ nhu cần của bầy chiên trong cuộc sống hàng ngày!
a. Sự bảo hộ tránh mọi kẻ thù.
b. Dẫn dắt tìm thức ăn ngon.
c. Sự an ninh và nhận thức bình an.
d. Dẫn tới một nguồn cấp nước thích ứng.
e. Hiểu biết về các nguy hiểm khi đi đó đi đây.
f. Ý thức về quyền lực cao hơn hầu giúp đỡ cho người không biết.
g. Hiểu biết cuộc sống không phải sống một mình hay không có mục đích.
4. Khi “CHÚA LÀ ĐẤNG CHĂN GIỮ TÔI ... TÔI SẼ CHẲNG THIẾU THỐN GÌ!”
B. Chú ý các nhu cần! (23.2)
1. Hình ảnh "đồng cỏ xanh tươi" có ý nói tới "MỌI SỰ LÀM CHO CUỘC SỐNG ĐƯỢC THỊNH VƯỢNG".
a. Đây là một nơi yên nghỉ – bình an và thoả lòng.
b. Đây là một nơi làm mới lại (thức ăn cung ứng sức lực hàng ngày cho chúng ta)
c. Đây là nơi cung ứng sức sống mới (nằm xuống cho thấy rằng bầy chiên ý thức về sự an ninh từ người chăn ... bầy chiên không thoải mái cách dễ dàng đâu!)
2. "Dẫn đến mé nước bình tịnh" là hình bóng nói tới một nơi yên nghỉ.
a. Đây là một nơi dễ chịu và thích thú (nước là biểu tượng)
b. Đây là một nơi nghỉ ngơi (mé nước bình tịnh ... không xáo trộn)
3. Mục đích của hai việc nầy chỉ ra rằng Đức Chúa Trời chú ý mọi nhu cần chúng ta đang gặp phải khi là bầy chiên của Ngài và Ngài tiếp trợ các nhu cần đó cách sẵn lòng và vui vẻ!
MINH HOẠ. PHILIP KELLER, BẢN THÂN ÔNG TỪNG LÀM NGHỀ CHĂN CHIÊN, ĐÃ VIẾT MỘT QUYỂN SÁCH VỚI ĐỀ TỰA: "NGƯỜI CHĂN CHIÊN XEM THI THIÊN 23" VÀ ÔNG MÔ TẢ SỰ THỰC BẦY CHIÊN CẦN 4 THỨ TRƯỚC KHI CHÚNG CHỊU NẰM XUỐNG ... TÌM VÀ ĐEM LẠI 4 ĐIỀU NẦY CHÍNH LÀ CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI CHĂN:
1. ĐỐI VỚI TÍNH NHÚT NHÁT CỦA BẦY CHIÊN, CHÚNG PHẢI ƯỢC TỰ DO KHÔNG THẤY SỢ HÃI CHI HẾT ... VÌ VẬY MÉ NƯỚC PHẢI BÌNH TỊNH.
2. ĐỐI VỚI TÍNH DỄ THÂN THIỆN CỦA CHÚNG, CHÚNG PHẢI ĐƯỢC THOẢI MÁI KHÔNG VA CHẠM VỚI BẦY CHIÊN KHÁC.
3. CHÚNG CŨNG PHẢI ĐƯỢC THOẢI MÁI ĐỂ NGHỈ NGƠI KHI KHÔNG BỊ LOÀI KÝ SINH ĂN BÁM VÀ MUỖI MÒNG.
4. CHÚNG PHẢI ĐƯỢC THOẢI MÁI KHÔNG BỊ ĐÓI KHÁT TRƯỚC KHI CHÚNG CÓ THỂ NGHỈ NGƠI VÀ NẰM XUỐNG; CHỈ CÓ NGƯỜI CHĂN MỚI CÓ THỂ CHU CẤP 4 THỨ NẦY CHO CHÚNG THÔI! – NGUỒN VÔ DANH
C. Tên mới! (23.3)
1. "Ngài bổ lại linh hồn tôi". Đấng Chăn Giữ của chúng ta không những quan tâm đến đời sống vật chất của chúng ta; Ngài còn quan tâm đến đời sống thuộc linh của chúng ta nữa!
a. Sự hiểu biết ngấm ngầm ở đây cho thấy rằng linh hồn chúng ta đang cần sự hồi phục!
b. Thứ hai, chúng ta không có khả năng phục hồi lại cho chính linh hồn mình!
2. Sự hồi phục nầy về linh hồn chúng ta bao gồm cả việc được dẫn tới “đường lối công bình!”
a. Đâu là những con đường đó?
b. Chúng là Lời của Đức Chúa Trời, các nguyên tắc sống công bình của Ngài.
c. Sự công bình không phải là thứ chúng ta tạo ra được, đây là việc mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, chúng là những con đường của Ngài; và Ngài không bỏ chúng ta lại mà chẳng có khả năng nhận biết chúng ... chúng ta có Kinh Thánh!
3. Tại sao Đấng Chăn hiền lành “bổ linh hồn chúng ta lại và dẫn chúng ta vào các lối công bình?” Ấy là “vì CỚ DANH NGÀI!”
a. Để chúng ta nhận biết Ngài như Ngài vốn có thật vậy!
b. Và nhiều người khác sẽ chạy đến để nhận biết Đức Chúa Trời chơn thật qua chúng ta!
4. Những con đường nầy dẫn chúng ta qua các nơi nguy hiểm với tâm trí bình an ... đấy là những con đường chắc chắn mà Đấng Chăn Giữ xác định là an toàn!
a. Thật là quan trọng khi nhận biết điều nầy trước khi đọc qua câu kế tiếp nói về việc “đi trong trũng bóng chết” ... một nơi kinh hoàng!
b. Có con đường an ninh nào không những đi qua cuộc sống nầy mà còn qua cả sự chết không?
c. Đời sống chúng ta trên con đường an ninh sẽ đem lại vinh hiển chỉ cho danh của Đức Chúa Trời!
d. Vì lẽ đó, khi chúng ta xem thường những con đường công bình đó, chúng ta không làm vinh hiển cho danh của Đấng Chăn Giữ mình!
II. SỰ SỐNG & SỰ CHẾT (23.4)
A. Phiền toái cần thiết (23.4a)
1. Bối cảnh đột ngột chuyển từ bức tranh trong sáng chỉ về bầy chiên đang yên nghỉ đang đi trên các con đường an ninh sang một chuyến đi xuống một chỗ gọi là “trũng bóng chết!”
a. “Dầu tôi đi...” chỉ ra ý tưởng ở một điểm nào đó điều nầy sẽ xảy ra cho mọi người!
b. Những chỗ nầy vẫn còn trong vùng Trung đông, ở đó những người chăn chiên đã đưa bầy chiên của họ từ trũng nầy băng qua một rặng núi đến đồng trũng kia ... những con đường nguy hiểm trong vùng núi non thường là hẹp và tối tăm, và trong bóng tối của dãy núi!
c. Đấy là những con đường khó đi và tăm tối ... ít khi có ánh sáng đầy đủ!
d. Chỉ có hướng dẫn viên, là người đã băng qua các con lộ tối tăm nầy mới có thể biết rõ đường lối! Bầy chiên không có một sự lựa chọn nào hết, chúng chỉ phải tin cậy vào Đấng Chăn Giữ của chúng, là Đấng vốn biết rõ phải băng qua ở chỗ nào!
2. Chúa Jêsus đã đi qua rồi con đường sự chết đến bờ bên kia, chắc chắn Ngài biết rõ chỗ an toàn để băng qua!
a. Mục đích ở đây, ấy là vì Đấng Chăn Giữ bầy chiên sẽ “CHẲNG SỢ TAI HOẠ NÀO”.
b. Nói như thế không có nghĩa là bầy chiên chẳng sợ hãi đâu, chỉ chẳng sợ tai hoạ mà thôi! Chắc chắn con đường tối tăm nầy rất là ghê khiếp!
c. Chúng có thể nghỉ ngơi trong sự hiểu biết rằng chúng đang ở gần người chăn, là người phó thác mạng sống của người cho chúng!
d. Với nhận thức nầy, chúng chẳng cần phải sợ một tai hoạ nào!
e. Tai hoạ là Địa Ngục ... thứ nầy chúng ta chẳng cần phải sợ hãi nữa.
3. Hãy nhớ, chính trong “BÓNG CHẾT” ... Đây là con đường dẫn tới một đồng trũng mới, ở đó sự sống rất dư dật!
MINH HOẠ. MỤC SƯ DONALD BARNHOUSE ĐANG KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN KHI NGƯỜI VỢ ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG QUA ĐỜI, ÔNG CÙNG VỚI MẤY ĐỨA CON TỪ ĐÁM TANG VỀ NHÀ VỚI NỖI BUỒN SÂU SẮC. RỐI BỜI TÌNH CẢM, HỌ KHÔNG CÒN NHÌN THẤY CHIẾC XE TẢI ĐANG CHẠY Ở SAU LƯNG HỌ, NÓ SẮP VƯỢT NGANG QUA HỌ. KHI CHIẾC XE TẢI CHẬM CHẬM QUA MẶT HỌ, MỘT TƯ TƯỞNG THOÁNG QUA, ÔNG NGHĨ NÊN GIÚP ĐỠ CHO MẤY ĐỨA CON CỦA MÌNH, VÌ VẬY ÔNG HỎI CHÚNG: "MẤY CON ƠI, CÁC CON THẤY CHIẾC XE TẢI CHẠY QUA MÌNH HAY CÁI BÓNG CỦA NÓ VẬY?" MẤY ĐỨA CON CỦA ÔNG ĐÁP: "BỐ ƠI, TẤT NHIÊN LÀ CÁI BÓNG RỒI, NÓ KHÔNG LÀM HẠI CHÚNG TA ĐÂU!" CŨNG VẬY, ĐÂY LÀ CÁCH NGHĨ SUY MÀ NHỮNG NGƯỜI TIN CHÚA PHẢI CÓ ... CHỈ CÓ BÓNG CHẾT CHẠM VÀO CHÚNG TA THÔI, VÀ TAI HOẠ CỦA NÓ KHÔNG THỂ CƯỚP KHỎI CHÚNG TA SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI. CẢM TẠ ĐẤNG CHĂN GIỮ CHÚNG TA! – NGUỒN VÔ DANH.
B. Không chễnh mãng! (23.4b)
1. Có 2 việc mà Đấng Chăn Giữ vốn có khiến cho bầy chiên “chẳng sợ tai hoạ nào!”
a. Cây trượng. Đây là cây gậy lớn thường là dấu hiệu chỉ về quyền hành. Nó được sử dụng chống lại kẻ thù, và có nhiều lúc nó được sử dụng để kỷ luật bầy chiên!
b. Cây trượng nầy tách kẻ thù và bầy chiên ra!
c. Thật là thú vị khi thấy David kể món nầy ra như một thứ YÊN ỦI cho bầy chiên!
2. Những con chiên ngỗ ngược là một mối nguy hiểm cho bản thân chúng và cho những con khác theo sau chúng; vì vậy cây trượng đã được dùng để bảo hộ bầy chiên tránh khỏi sự phán xét và những hậu quả không hay!
a. Đức Chúa Trời sử dụng phần kỷ luật trong đời sống chúng ta với cùng mục đích ấy.
b. Những lúc kỷ luật đó sẽ góp phần như một sự yên ủi, thậm chí khi kỷ luật rất đau đớn! Nó hoàn toàn giải cứu chúng ta ra khỏi các tình huống tệ hại hơn!
3. Cây gậy. Một cây gậy dài, thường không có uốn cong ở cuối cây gậy.
a. Nó được sử dụng để hướng dẫn và giúp đỡ vào những lúc kéo con chiên ra khỏi chỗ dốc trong chỗ đá lởm chởm. Đôi khi con chiên té ngã vào những chỗ hiểm trở nầy và bị mắc kẹt!
b. Cho nên, cây gậy là công cụ để giải cứu cũng như để hướng dẫn vậy!
c. Kinh Thánh thường chỉ ra nhận định nầy, Kinh Thánh cung ứng sự dẫn dắt để giữ chúng ta không kẹt vào những địa hình trơn trợt, hay khi chúng ta té ngã chúng thường là công cụ giúp đưa ta ra khỏi bẫy lưới!
4. David nói rằng những công cụ nầy YÊN ỦI bầy chiên!
a. Từ ngữ có ý nói TÁI BẢO ĐẢM, nói cách khác, mọi sự đều được che chở cả rồi.
b. Thậm chí trong những lúc tình hình xấu đi, chúng ta bất tuân lại được công cụ mà Đấng Chăn Giữ dùng để che chắn hầu phục hồi chúng ta lại!
c. Cho nên chúng ta cảm thấy càng an ninh, an ninh hơn không những trong khi chúng ta ngaon ngoản, mà còn bị kỷ luật khi là chiên ngoan cố và sự trợ giúp đưa chúng ta ra khỏi những vị trí khó khăn nữa!
5. Rõ ràng chúng ta KHÔNG BỊ NGƯỜI CHĂN CHỄNH MÃNG!
III. SỰ GIẢI CỨU CỦA CHÚA (23.5-6)
A. Những tin tức mới lạ! (23.5)
1. David nâng bối cảnh giờ đây từ bầy chiên đến bàn tiệc.
a. “Chúa dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi”.
b. Đây là một bức tranh nói tới một vì vua đang đưa mọi người ở dưới sự bảo hộ của quyền lực mình vào một bữa tiệc trong cung điện!
c. Một bữa ăn đã được chia sẻ, một giao ước bình an đã được hai bên ký kết; họ thề hứa với nhau trong sự bình an dù trước đó họ từng là kẻ thù của nhau!
d. Ngay ở đây là một bức tranh nói tới tiệc thánh của Chúa ... chúng ta được mời đến dự tại bàn của Ngài, là Vua của các vua, và sự chia sẻ của Ngài bữa ăn nầy với chúng ta ký kết giao ước bình an đã được lập bằng chính huyết của Con Ngài!
2. Đúng là ý tưởng mới lạ ... dọn một bàn tiệc trong sự hiện diện của kẻ thù!
a. Chúng ta không còn là kẻ thù nữa hay một mình chống lại kẻ thù nữa, giờ đây chúng ta đang ở dưới sự bảo hộ của nhà vua mà chúng ta đang dự tiệc từ chính bàn tiệc của Ngài!
b. Vì lẽ đó, chúng ta không phải sợ hãi những gì kẻ thù sẽ cố gắng thực hiện chống chúng ta, nhà vua từng chia sẻ bánh ăn đã thề hứa đến tiếp trợ cho chúng ta, đây là giao ước bình an và bảo hộ đã được đóng ấn!
c. Nhà vua không xây lưng lại với giao ước bảo hộ của Ngài đối cùng chúng ta ... nếu kẻ thù nổ lực tấn công chúng ta, nhà vua xem đó là một cuộc tấn công vào Ngài và Ngài sẽ phản ứng với đầy đủ lực lượng quyền lực của Ngài để bảo hộ chúng ta như một người giữ đúng giao ước đã ký kết vậy!
3. Ngài cũng sẽ “xức dầu cho đầu tôi”, điều nầy được thực hiện bởi nhà vua giống như một lời phát biểu đầy sự vinh dự ... một cách nói với thực khách được mời rằng họ rất đặc biệt và có một không hai!
a. “Ngài xức dầu” đúng nghĩa có ý nói tới “làm cho mập béo!” Đây là ơn phước lớn lao và vinh dự cho thực khách nào được xức dầu.
b. Sự xức dầu nầy tạo ra nhận thức về sự tự tin rất lớn cho người được xức dầu!
c. Sự xức dầu thực sự tạo ra thái độ tự tin nơi họ! Nhà vua đang tôn cao họ!
4. Hình ảnh kế tiếp: “chén đầy tràn” – có thể chỉ ra tính dồi dào của kinh nghiệm nầy!
a. Đây là sự dư dật rất nhiều; cái chén không thể chứa hết được.
b. Nói ra cả hai: thực tế và tình cảm!
c. Đây là tấm lòng của người được cứu, sự vui mừng to lớn tràn ra cả mặt tình cảm và thực tế ... cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng hay làm những việc lạ lùng trong thời hiện đại nầy!
B. Trưởng dưỡng không hề dứt! (23.6)
1. Đúng là phần kết luận cho sự thực có được ĐẤNG CHĂN GIỮ/VUA nầy?
a. "Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi…"
b. Không có một kết luận nào khác hơn phần kết luận như thế nầy sau khi khảo sát tỉ mỉ câu đi trước cùng những lẽ thật chúng bày tỏ!
c. Quí vị thấy đấy, David vừa bước tới một kết luận trong khi nhìn xem BỨC TRANH LỚN và phần kết duy nhứt là “PHƯỚC HẠNH VÀ SỰ THƯƠNG XÓT!”
2. Chúng ta có thể trông mong phước hạnh và sự thương xót nầy bao lâu? "Trọn đời tôi!"
a. Đúng là một bức tranh to lớn!
b. Đúng là ĐẤNG CHĂN GIỮ/VUA chúng ta phải hầu việc!
3. ĐÁP ỨNG CỦA TÔI TRƯỚC MỌI SỰ NẦY LÀ GÌ?
a. "Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giêhôva cho đến lâu dài!"
b. Người tín đồ vốn hiểu rõ tình yêu mà Đấng Chăn Giữ và Nhà Vua dành cho đời sống mình không phải làm cho cảm thấy tội lỗi để đi nhóm ở nhà thờ hay điều chi khác ... tình yêu ấy sẽ trở thành SỰ CẢM THÔNG của hạng thánh đồ!
c. Thậm chí cõi đời đời sẽ không dời chúng ta ra khỏi nhà của Đức Giêhôva! David không phải miễn cưởng đi lên nhà của Đức Giêhôva, ông ưa thích đi lên đó!
d. Nếu chúng ta CÓ NHÀ THỜ Ở TRÊN TRỜI CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI ... TẠI SAO KHÔNG THỰC HÀNH TRONG LÚC BÂY GIỜ!
4. Rõ ràng là chúng ta cần phải đến với BỨC TRANH LỚN kia!
PHẦN KẾT LUẬN. Đây là Thi thiên "bỨC TRANH LỚN"! Bức tranh ấy tỏ ra tình yêu thương và sự quan phòng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta ... thậm chí trong sự chết Chúa sẽ ở cùng chúng ta! Trong "bỨC TRANH LỚN" sự hiện diện và sự quan phòng của Đức Chúa Trời sẽ tự tỏ ra ngay trong cả “bóng chết!” Đức Chúa Trời không những là một vì Vua đang tể trị từ cung điện của mình ... Ngài còn là Đấng Chăn Giữ đang sống cùng bầy chiên nữa!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét