Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 22.24-38: "VIỄN CẢNH, THAM VỌNG CÁ NHÂN, VÀ LỜI TIÊN TRI"



Phần giới thiệu
Bối cảnh
Cuộc tranh cãi (22.24)
Sự chỉnh đốn của Chúa Jêsus trước sự ganh đua của các môn đồ (22.25-30)
Lời lẽ Chúa Jêsus nói tiên tri về Phierơ (22.31-34)
Lời lẽ khó hiểu của Chúa Jêsus về túi và gươm (22.35-38)
Ý nghĩa của câu nói kín nhiệm nầy
Kết luận
Bài 69:

VIỄN CẢNH, THAM VỌNG CÁ NHÂN, VÀ LỜI TIÊN TRI

(Luca 22.24-38)
“Môn đồ lại cãi lẫy nhau, cho biết ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình. Nhưng Ngài phán cùng môn đồ rằng: Các vua của các dân ngoại lấy phép riêng mình mà cai trị, những người cầm quyền cai trị được xưng là người làm ơn. Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc. Vì một người ngồi ăn với một người hầu việc, ai là lớn hơn? Có phải là kẻ ngồi ăn không? Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu việc vậy. Còn như các ngươi, đã bền lòng theo ta trong mọi sự thử thách ta, nên ta ban nước cho các ngươi, cũng như Cha ta đã ban cho ta vậy, để các ngươi được ăn uống chung bàn trong nước ta, và được ngồi ngai để xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỉ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình. Phi-e-rơ thưa rằng: Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta. Đoạn, Ngài lại phán rằng: Khi ta đã sai các ngươi đi, không đem túi, bao giày chi hết, các ngươi có thiếu gì không? Môn đồ thưa rằng: Không thiếu chi hết. Ngài phán rằng: Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy lấy đi, ai có bao, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo người đi mà mua. Vì ta rao cho các ngươi, có lời chép rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ. Lời ấy phải ứng nghiệm về chính mình ta. Thật vậy, sự đã chỉ về ta hầu được trọn. Các sứ đồ thưa rằng: Thưa Chúa, có hai thanh gươm đây. Ngài phán rằng: Ấy là đủ”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Fred Smith, bạn tôi, từng nói với tôi: “John Calvin là một tay chơi golf rất cừ khôi”. Anh ấy chờ một phản ứng. Tôi cố nén không đáp, thì anh ấy giải thích: “Anh thấy đấy, John Calvin dạy rằng điều chi đến tự nhiên thì là không đúng, đừng nên làm theo. Trong thú chơi golf, anh đừng làm theo điều chi anh cảm thấy là đúng”. Tôi biết chơi golf đủ để tin rằng Fred nói đúng. Tương tự thế, trong môn lướt ván, khi người ta thấy không còn tự chủ được và điều chỉnh tốc độ để xuống dốc, cách giải quyết vấn đề là nghiêng người về phía trước. Thế nhưng khuynh hướng tự nhiên là ngã người ra phía sau, kềm hãm tốc độ lại, và đừng tìm cách lèo lái tấm ván nữa.
Calvin, thực sự nếu ông đã dạy giống như Fred vừa nói, cũng rất là đúng đấy thôi! Thường thì làm theo việc tự nhiên lại là việc không đúng, ít nhất là khi bước vào đời sống Cơ đốc. Trong nhiều, nhiều lãnh vực của cuộc sống, nếu chúng ta tự hỏi lòng làm thế nào chúng ta kiểm soát được một tình huống nhất định nào đó hoặc hoàn tất được một mục tiêu đặc biệt nào đó, và rồi làm theo điều ngược lại, chúng ta sẽ thấy mình làm đúng, nói theo Kinh Thánh. Chúa Giêxu dạy rằng kẻ nhu mì sẽ hưởng được đất, rằng người than khóc sẽ được vui mừng, rằng người nào tìm được sự sống mình, ấy là do chịu mất nó, và kẻ đạt được sự giàu có là do bố thí của cải đi. Đường lối của Chúa Giêxu khi làm theo nhiều sự việc thường là ngược lại với đường lối mà chúng ta suy nghĩ để thực thi những sự việc đó. Vì lý do nầy Donald Kraybill đã ghi đề tựa cho quyển sách ông viết như sau: “Vương quốc đang trên đà xuống dốc”.
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta gồm ba phân đoạn chính. Trong các câu 24-30, Luca đưa ra một câu chuyện nói về sự tranh cãi giữa các môn đồ về ai là lớn nhất, và lời lẽ chỉnh đốn cùng sự dạy dỗ của Chúa Giêxu. Trong các câu 31-34, Chúa Giêxu báo cho Phierơ biết về sự ba lần chối của ông ấy, không bao lâu sau đó sẽ xảy ra; nhưng Ngài đã làm thế theo một phương thức để cung ứng cho Phierơ một sự khích lệ và hy vọng sau khi ông thất bại. Trong tiểu đoạn sau cùng, những câu 35-38, chúng ta đến với một trong những tiểu đoạn khó nhất trong các sách Tin lành, một tiểu đoạn đã khiến cho nhiều học viên Kinh Thánh phải gãi đầu luôn.
Hãy nhớ, khi chúng ta tiếp cận ba phân đoạn nầy, đây là những lời giáo huấn cuối cùng mà Chúa Giêxu đã ban ra cho các môn đồ, ít nhất đã được quan tâm đến trong câu chuyện của Luca. Đây là những lời lẽ quan trọng, thực vậy, những câu nói có ý nghĩa tối quan trọng cho các môn đồ, và là những lời lẽ chứa nhiều bài học quan trọng cho chúng ta nữa. Không những các môn đồ trong thời ấy đã ra đi, trong khi có người mang lấy tham vọng dã tâm xấu xa và có kẻ phản ảnh một tinh thần tranh cạnh bất kính và có tính cách huỷ diệt. Khi chúng ta nhìn vào Hội Thánh Côrinhtô, chúng ta thấy vấn nạn tìm kiếm địa vị và cái tôi quá cao như thế nầy vẫn là một trong những mối ngăn trở chính cho sự hiệp một và chức vụ của Hội Thánh thời Tân ước. Trong thư tín gửi cho người thành Philíp, Phaolô đã viết về những người mà ông sai phái đến, họ vừa là thánh đồ vừa là mục sư, ông chỉ có một người không tìm lợi riêng, và người ấy chính là Timôthê. Tất cả những người khác, thì lo “tìm lợi riêng” (Philíp 2.21), Phaolô nói như thế. Nếu chúng ta nhìn vào Hội Thánh ngày hôm nay, chúng ta thấy những cuộc tranh giành quyền lực, tham vọng, và tìm kiếm tư lợi đang có mặt ở khắp mọi nơi — ở khắp mọi nơi. Chúa Giêxu có câu trả lời cho vấn nạn nầy, và Luca đã ghi lại câu trả lời trong phân đoạn Kinh Thánh trên. Chúng ta hãy lắng nghe cho rõ Chúa chúng ta, vì lời phán dạy của Ngài tuyệt đối là cần thiết cho hôm nay.
BỐI CẢNH
Từ lâu, Chúa Giêxu đã hướng mặt Ngài nhìn về thành Jerusalem, ở đây Ngài từng bị các cấp lãnh tôn giáo và xứ sở chối bỏ, và ở đây Ngài sẽ bị bàn tay của người La mã đóng đinh trên cây thập tự. Chúa Giêxu đã đến với thành Jerusalem, ở đây Ngài được nhiều người tiếp đón, nhưng không phải bởi các cấp lãnh đạo xứ sở, và thực sự không phải bởi hầu hết những cư dân thành Jerusalem. Chúa Giêxu đã thanh tẩy đền thờ, đánh đuổi những kẻ đổi bạc, Ngài đến đó từ sáng sớm, rồi rời khỏi đó vào buổi tối, đến đóng trại [dường như] trên Núi Ôlive. Người Do thái đã tìm cách thách thức và làm cho Chúa Giêxu phải lúng túng cách công khai, họ thách thức uy quyền của Ngài, để gài bẫy Ngài trong lời nói của Ngài, thế nhưng chương trình nầy đã thất bại một cách đáng thương. Họ cũng tìm cách xâm nhập vào hàng ngũ của Ngài, để nhận được thông tin từ bên trong để họ có thể bắt Ngài theo cách riêng rồi kết án tử hình Ngài mà đoàn dân đông không trông thấy, họ vẫn còn ưa thích Ngài lắm.
Tuy nhiên, không một nổ lực nào trong các nổ lực nầy được thực thi mỹ mãn, vì chương trình của họ hòng tiêu diệt Chúa Giêxu đều bị thiên hạ nhìn biết hết. Chính một trong những người theo Chúa Giêxu, tên nầy đã tình nguyện giao Chúa Giêxu cho họ một cách êm ái khi cơ hội đến, để lấy một số tiền. Sự phản bội được tính toán mau chóng, nhưng không phải liền khi được. Chúa Giêxu đã nhóm các môn đồ Ngài lại để giữ Lễ Vượt Qua. Tại bàn tiệc, Chúa Giêxu đã dạy dỗ các môn đồ thật nhiều điều, vì đây là cơ hội sau cùng để nói với họ trước khi Ngài bị tách riêng ra khỏi họ lúc Ngài bị bắt, bị thử thách và bị đóng đinh trên thập tự giá. Dường như là ở một thời điểm nào đó khi đang ăn tiệc, thì cuộc tranh cãi nổ ra giữa vòng các môn đồ, một cuộc tranh cãi đã cung ứng cơ hội cho sự dạy dỗ và khiển trách sâu sắc hơn bởi Chúa chúng ta. Đây là bối cảnh cho toàn phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta.
CUỘC TRANH CÃI (22.24)
“Môn đồ lại cãi lẫy nhau, cho biết ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình”.
Thật là khó quyết định từ câu chuyện của Luca là cuộc cãi lẫy đã dấy lên có phải là trước khi rửa chơn cho môn đồ hay sau!?! (Giăng 13). Dường như là cuộc cãi lẫy đã xảy ra trước, có lẽ trong sự kết nối với sự các môn đồ mau mắn chạy ùa đến bàn tiệc để tìm chỗ tốt nhất mà ngồi. Chỗ một người ngồi tại bàn tiệc trong cái thế giới thời ấy đã chỉ ra người ấy quan trọng là dường nào (đối chiếu Luca 14.7-11; Mathiơ 23.6). Dường như là các môn đồ đã bước lên phòng cao, nơi mà họ phải dự lễ Vượt Qua, họ đã ùa qua cái chậu, nơi một nô lệ sẽ rửa chơn của thực khách (và là nơi chẳng có một người nô lệ nào hiện diện hết), hầu kiếm được chỗ ngồi tốt nhất. Có lẽ các môn đồ đã tranh cãi vì họ luôn tưởng trong lòng là căn cứ theo chỗ ngồi mà phân cao thấp. Phierơ, có thể là người lớn tuổi nhất, và nhơn đó là ứng viên cho “chiếc ghế trên hết”, dường như đã cách biệt với Chúa Giêxu hơn là Giăng, ông nầy đã nghiêng người trên ngực Chúa Giêxu và cũng là người trẻ nhất (đối chiếu Giăng 13.23-25). Nếu đây là trường hợp, thì việc Chúa Giêxu rửa chơn các môn đồ quả thực là một bài học đáng giá. Hành động nầy chắc chắn làm minh hoạ cho việc Chúa chúng ta tự nhận mình ở giữa vòng họ là “người đang phục vụ” (Luca 22.27).
Nhưng tại sao lại bận tâm nhiều tới chỗ một người ngồi tại bàn tiệc, về sự ai sẽ được xem là lớn nhất? Tôi nghĩ câu trả lời rất đơn giản: các môn đồ dường như nghĩ rằng ai là người lớn nhứt lúc vương quốc được mở ra cũng sẽ là lớn nhứt trong Vương quốc. Sự thể giống như người muốn mua vé để có chỗ ngồi tốt nhứt tại Super Bowl, vé có giới hạn và đòi hỏi cao. Họ sẽ trải qua một nổ lực và những hy sinh lớn lao để chờ đợi xếp hàng trong nhiều giờ để được ngồi đầu hàng lúc phòng vé mở cửa.
Khi tôi sinh sống tại bang Washington, một trong các bộ môn thể thao mà tôi mến chuộng nhất, đó là chiếc cúp thế giới đua xuồng máy lướt trên mặt nước được tổ chức tại Hồ Washington. Những chiếc thuyền nầy sẽ được đem ra khỏi hồ một thời gian trước khi khẩu súng báo hiệu nín tiếng. Thực ra, đã có một khẩu súng sẽ khai hoả để giúp cho người ta chú ý chỉ trong một phút thôi, khẩu súng hiệu lệnh sắp sửa khai hoả. Trong khi các chiếc thuyền sẽ ở trong một nơi khác trước khi khẩu súng nín tiếng đi, hết thảy họ sẽ tụ tập lại trong cùng một khu vực, rồi, với từng vận động viên cẩn thận quan sát tốc độ, và khi chiếc đồng hồ gõ tiếng, các chiếc thuyền sẽ phóng ra hồ, chạy ngang qua cây cầu Hồ Washington với tốc độ 160 dặm/giờ, với hy vọng băng qua lằn ranh đầu tiên, ngay một giây sau khi khẩu súng bắt đầu khai hoả.
Mỗi vận động viên đều biết rõ cơ hội của mình muốn thắng cuộc đua thì họ phải nhanh tay chạy trước những vận động viên khác. Nếu anh ta không phải là người vượt lên trước nhứt, thì anh ta phải ngay lập tức bám theo sau chiếc thuyền hay những chiếc thuyền đang ở trước mặt mình, thay vì lướt trên mặt nước phẳng. Chiếc thuyền sẽ lao vào sóng nước do những chiếc chạy trước để lại. Làn sóng cao sau đuôi các chiếc chạy trước sẽ đe doạ làm hỏng máy của chiếc thuyền chạy phía sau. Lên trước nhứt ở mức khởi hành có nghĩa là nắm lấy cơ hội tốt nằm ở đàng trước suốt con đường chạy. Tôi tin đây là cách các môn đồ đã cảm nhận về chỗ họ sẽ ngồi trong khi kỷ niệm Lễ Vượt Qua, cũng như cách họ cảm nhận ai sẽ là lớn nhất giữa vòng họ. Tôi giả định rằng các môn đồ đã không để ý tới việc Đấng Christ quan tâm đến họ như thế nào, thay vì thế họ đã tranh cãi về việc thứ bậc của họ trước đám dân đông. Ai là lớn nhất, khi các môn đồ lo toan như thế sẽ không phải là điều thực tế, đấy chỉ là nhận thức mà thôi. Vị trí của họ trước mặt loài người dường như đã trở thành vấn đề.
Thật là trớ trêu, nhưng không phải là tình cờ đâu, tôi nghĩ thế, Luca đặt câu chuyện của mình nói tới sự tranh cãi nầy giữa vòng các môn đồ về ai được coi là lớn nhứt ngay tức thì sau câu chuyện chúng ta được thuật cho biết các môn đồ đang bàn bạc xem ai giữa vòng họ là kẻ phản bội mà Chúa Giêxu vừa mới nói ra. Mặc dù các môn đồ quan tâm nhiều đến sự cao trọng của chính họ hơn là việc xác nhận xem ai là kẻ phản bội. Có ít thì giờ truy tìm kẻ phản bội khi có người đang tranh chấp về sự quan trọng của mình.
Tôi không biết cuộc tranh cãi nầy là “nội bộ” hay “tế nhị”. Giữa vòng nhiều người, cuộc tranh chiến dành lấy địa vị và quyền lực có thể là rất trí thức, rất trật tự và rất lừa lọc. Ở đây, tôi có khuynh hướng xem các môn đồ là rất bộc trực chớ không có gì là xảo quyệt cả. Hãy nhớ, Giacơ và Giăng, ai cũng biết họ là “con trai của sấm sét”. Hai người nầy là loại người đạt đến mức có thể thổi ra những vấn đề như vậy, ít nhất là trước khi họ gặp gỡ Đấng Christ nữa.
Chúng ta không tiếp tục mà không có việc chỉ ra sự tranh cãi xem ai là người nắm được vị trí cao nhất không nổ ra ở đây trong lần đầu tiên. Dường như đây là lý do cho sự tranh cãi thường xuyên giữa vòng 12 sứ đồ. Trong Luca chương 9 (câu 46), sau khi Chúa chúng ta hoá hình và sau việc sai phái thành công 12 người ra đi, các môn đồ đã tranh luận xem ai là người lớn nhứt rồi. Thường thì sự tranh luận của các môn đồ về tình trạng cao trọng của họ đã đến trong phần Chúa Giêxu vạch trần ra sự chối bỏ, sự thương khó và sự chết của Ngài (đối chiếu Mác 9.31-34).
SỰ CHỈNH ĐỐN CỦA CHÚA GIÊXU TRƯỚC SỰ GANH ĐUA CỦA CÁC MÔN ĐỒ (22.25-30).
“Nhưng Ngài phán cùng môn đồ rằng: Các vua của các dân ngoại lấy phép riêng mình mà cai trị, những người cầm quyền cai trị được xưng là người làm ơn. Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc. Vì một người ngồi ăn với một người hầu việc, ai là lớn hơn? Có phải là kẻ ngồi ăn không? Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu việc vậy. Còn như các ngươi, đã bền lòng theo ta trong mọi sự thử thách ta, nên ta ban nước cho các ngươi, cũng như Cha ta đã ban cho ta vậy, để các ngươi được ăn uống chung bàn trong nước ta, và được ngồi ngai để xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên”.
Chúa Giêxu bắt đầu bằng cách đối chiếu những gì chúng ta gọi là “sự cao trọng Cơ đốc” với “sự cao trọng của dân Ngoại”. Trong hai câu 25 và 26, Chúa Giêxu đã đối chiếu cách ứng xử của “các vua dân Ngoại” với cách ứng xử của “các sứ đồ cao trọng”. Các vua dân Ngoại “sử dụng” sự cao trọng của họ; họ buộc những người khác phải biết họ có sự cao trọng đó, họ khoe khoang về sự cao trọng ấy. Các vua dân Ngoại không những đang lãnh đạo; họ bức chế và thống trị; họ “chiếm ưu thế” trên người khác. Cách cai trị bức chế của họ dường như được xưng là công bình, ít nhất là trong lý trí của họ, họ xưng mình là hạng “ân nhân”. Họ muốn họ được gọi bằng tước hiệu: “một người làm điều lành” và nhơn đó họ là “tôi tớ nhân dân”, một người làm điều lành cho nhân dân dường như được xưng công bình khi họ lạm dụng quyền lực. Chúng ta nghe nói về hạng người xưng công bình việc họ lạm dụng quyền lực do gắng công hợp tác với các nhà lãnh đạo trên cùng một lời hứa: “Tôi không quan tâm nếu có sự tham nhũng và hối lộ trong chức năng lãnh đạo. Họ đã làm nhiều việc đúng đắn cho tôi”.
Còn làm môn đồ của Chúa Giêxu thì khác biệt dường bao. Ở đây Chúa Giêxu không luận bàn nghịch lại sự cao trọng. Ngài chấp nhận sự thật ai đó sẽ là lớn, lớn hơn nhiều người khác. Mọi người không phải là bằng nhau cả đâu. Vấn đề ở đây không phải là có thánh đồ nào sẽ là lớn hơn những người khác, mà đúng hơn họ phải biết sử dụng sự cao trọng của họ như thế nào mới là phải, mới là đúng. Chúa Giêxu phán tính cách đầu tiên sẽ đánh dấu Cơ đốc nhân cao trọng: ấy là họ không sử dụng địa vị của họ. Trong khi họ có thể là người lớn nhất, họ không được hành động giống như là người lớn nhất, hoặc đòi hỏi họ phải được người ta đối xử như là người lớn nhất. Họ cần phải xử sự giống như người nhỏ nhất; họ cần phải tự coi mình và hành động giống như có ít quyền hành nhất. (Phần nhiều người trong chúng ta đều biết những anh chị em có thể tỏ ra mình là “trùm” như thế nào rồi, và cách họ suy nghĩ họ có thể sai anh chị em ruột của họ phải làm điều nầy điều nọ). Họ ăn nói thật nhẹ nhàng, lúc họ lẫn tránh việc khó hay nặng nhọc. Họ sẽ không tìm cách buộc người khác phục vụ họ đâu! Thay vì thế, họ sẽ khoác lấy, tỏ ra những đặc điểm của hàng tôi tớ. Họ sẽ sử dụng địa vị cùng quyền lực của họ như một cái nền cho sự phục vụ. Những tiện ích mà họ sẽ đòi hỏi cho bản thân họ, họ sẽ chuyển chúng sang cho người khác. Nói ngắn gọn, Chúa Giêxu dạy các môn đồ Ngài rằng họ sẽ chứng tỏ sự cao trọng chính xác phải ngược lại với cách thức mà người dân Ngoại bày tỏ. Họ phải sống trong một vương quốc “hạ mình xuống”.
Nếu hai câu 25 và 26 đối chiếu cách ứng xử của hạng người Ngoại cao trọng và hạng Cơ đốc nhân cao trọng, các câu 27-30 cho chúng ta biết những lý do tại sao phải sống như thế. Nếu hai câu 25 và 26 đối với việc tỏ ra về sự cao trọng (giữa các môn đồ và người theo tà giáo), thì những câu 27-30 chứa động lực, phương tiện của sự cao trọng thật, sự cao trọng đánh dấu Đấng Christ, các môn đồ Ngài, và bản chất của Nước Trời.
Các môn đồ không nên mô phỏng đời sống họ theo người tà giáo, mà đúng hơn, họ phải mô phỏng đời sống họ theo Thầy của họ. Chúa chúng ta chỉ ra, người lớn nhứt là người ngồi tại bàn tiệc — người được người khác phục vụ — trong khi kẻ đứng kia, là tôi tớ, là người thấp kém nhất. Không có một sự bàn bạc nào cho rằng Chúa Giêxu là người lớn nhứt, và Ngài bảo họ: Ngài là kẻ đang phục vụ (câu 27). Khi Chúa Giêxu bảo các môn đồ như thế, người lớn nhứt phải trở thành tôi tớ của mọi người, Ngài đang nhắc cho họ nhớ rằng họ phải sống giống như Ngài. Ngài không buộc họ phải làm theo những điều mà Ngài không làm cho chính mình Ngài. Thế thì làm sao mà người cao trọng nhứt — là Đức Chúa Giêxu Christ — lại là tôi tớ cho được? Câu trả lời sẽ được thấy trong tiểu đoạn sau cùng của phân đoạn Kinh Thánh.
Dường như Chúa Giêxu đang nói rằng các môn đồ Ngài đừng bao giờ sở hữu một địa vị, quyền lực, hay chức năng lãnh đạo nào cao trọng, song đây không phải là trường hợp. Chúa Giêxu phán trong các câu 28-30 rằng các môn đồ Ngài đang từ bỏ địa vị và quyền lực trong đời nầy vì họ phải nhận lãnh trong đời hầu đến, trong Nước của Đức Chúa Trời. Chúa Giêxu không hề đòi hỏi con người phải từ bỏ đời sống, tiền bạc, gia đình, và quyền lực để lấy cái hư vô. Ngài kêu gọi các môn đồ của Ngài nên từ bỏ những sự giàu có tạm thời và bất toàn của đời nầy để chất chứa chúng cho đời hầu đến. Những sự giàu có nầy đều là nhất thời mà thôi; chúng là đối tượng cho sự hư nát và trộm cướp. Những sự giàu có thật của thiên đàng sẽ không bao giờ bị hư nát. Địa vị và quyền lực cũng y như thế. Chúng ta cần phải từ bỏ “chỗ thứ nhứt” cùng mọi đặc quyền đặc lợi của nó để được ban cho một chỗ vinh quang trong nước của Ngài. Trong Vương quốc của Ngài, các môn đồ được hứa cho rằng họ sẽ ngồi tại bàn ăn — bàn tiệc của Ngài, và họ sẽ được ban cho ngôi vị trên đó họ sẽ ngồi, rồi từ đó họ sẽ trị vì.
Mối bận tâm và sự tranh cãi của các môn đồ về địa vị, danh tiếng, và quyền lực của chính họ không thích đáng vì một vài lý do. Chúa Giêxu đã nhắc tới những lý do ấy như sau: (1) đây là cách ứng xử mà người theo tà giáo có; (2) cách ứng xử đó ngược lại với cách ứng xử mà Chúa Giêxu đã tự Ngài bày tỏ ra, thậm chí dù Ngài là đấng lớn hơn hết đối với mọi người; và, (3) bận tâm với sự cao trọng là không đúng lúc, vì những gì các môn đồ đang tìm kiếm không đến trong đời nầy, mà đến trong đời hầu đến.
Mọi thành tựu của các môn đồ, sự cao trọng của họ đều không kiếm cho họ được một địa vị quyền lực trong vương quốc, mà chính Chúa là Đấng ban địa vị ấy cho họ. Phước hạnh cùng mọi đặc ân của họ là những điều mà chính mình Đấng Christ đạt được, và rồi chia sẻ với các môn đồ Ngài. Đấng Mêsi không “cỡi lên vai các môn đồ Ngài” như họ từng suy nghĩ, bị thúc đẩy bởi sự cao trọng của họ; mà đúng hơn Ngài đã mang đến cho họ nhiều ơn phước.
LỜI LẼ CỦA CHÚA GIÊXU NÓI TIÊN TRI VỀ PHIERƠ (22.31-34)
“Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỉ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình. Phi-e-rơ thưa rằng: Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta”.
Đối với tôi, dường như Phierơ là một trong những nhân vật chính trong cuộc tranh cãi nầy về nhận thức của môn đồ về sự cao trọng. (Tôi e Giacơ và Giăng cũng có vai trò trong cuộc tranh cãi nầy nữa). Lời lẽ của Chúa Giêxu nói với Phierơ khi ấy trực tiếp nhắm vào vai trò của Ngài trong cuộc tranh cãi về sự cao trọng. Lời lẽ của Chúa Giêxu đã gây nhức nhối cho phát ngôn viên của nhóm, ông tưởng mình là lớn nhất, ông đã nghe thấy từ Chúa Giêxu rằng ông không qua khỏi được mấy tiếng đồng hồ nữa mà không chối Chúa của mình, ba lần không hơn không kém! Nếu Phierơ cảm thấy mình là người lớn nhứt, chắc chắn ông cũng phải nhìn lại mình là một trong những thành viên trung thành, đầu phục, trong nhóm của Chúa chúng ta. Thật không thể tưởng được khi ông nghĩ về mình là một kẻ yếu đuối đến nỗi ông sẽ chối Chúa của mình khi sự khó khăn sẽ đến.
Có hai tham khảo đến Phierơ (tên mà Chúa Giêxu ban cho ông, nghĩa là “hòn đá”) là Simôn. Đây là tên “tự nhiên” của Phierơ, là cái tên đánh dấu ông, ông luôn luôn đáp trả với cái tên đó, trước khi ông gặp Chúa. Dường như cái tên cho thấy rằng Phierơ sẽ hành động giống như bản năng cũ của ông, chớ không phải như một môn đồ của Chúa khi ông chối bỏ Ngài. Ông đã hành động theo năng lực riêng của mình, chớ không phải theo năng lực mà Chúa ban cho.
“Simon cũ” cần phải đắc thắng trong mấy giờ kế tiếp, nhưng ông đã thất bại. Chúa Giêxu nói cho Phierơ biết rằng chính Satan đã dính dáng vào những gì đã diễn ra. Điều làm cho tôi phải ngạc nhiên: ấy là Satan đã có sự táo bạo, sự kiêu căng, dám đòi hỏi đôi điều từ nơi Chúa. Càng ngạc nhiên hơn đối với tôi, ấy là Chúa Giêxu không ngăn cấm Satan “sàng sãy” Phierơ (và những người khác — chữ “ngươi” ở đây là số nhiều = “sàng sãy các ngươi”). Tại sao Chúa Giêxu không ngăn cấm Satan đừng tấn công Phierơ và nhiều người khác? Câu trả lời là: Chúa Giêxu đã dự trù sử dụng mưu mẹo bẩn thỉu của Satan góp phần vào các mục đích của chính Ngài khi làm ích cho các môn đồ.
Sự thất bại của Phierơ là vì ích cho ông và vì ích cho hết thảy các môn đồ. Trong khi Chúa không ngăn cản Satan tấn công, Ngài sẽ cầu thay cho đức tin của Phierơ đừng thất bại. Cho nên, khi Phierơ đã được định cho phải chịu thất bại, đức tin của ông không lui đi. Vì thế, Chúa Giêxu đã nói trước, không những sự thất bại của Phierơ mà còn nói trước sự phục hồi của ông nữa. Và khi ông quay trở lại, Chúa Giêxu đã dạy, khi ấy Phierơ sẽ làm cứng mạnh anh em mình. Phierơ sẽ không được sử dụng khi ông quá “cao trọng”, quá tin cậy vào bản thân, quá tôn tặng cái tôi của mình. Nhưng sau khi ông thất bại rồi, sau khi ông đã kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời, khi ấy Phierơ sẽ lãnh đạo nhiều người. Phierơ không cần phải kinh nghiệm sự cao trọng, mà phải kinh nghiệm ân điển, và ân điển nầy không bao lâu nữa sẽ đến.
Phierơ đã kháng cự lại, cứ khăng khăng rằng lời lẽ của Chúa Giêxu sẽ không bao giờ trở nên hiện thực, và ông sẽ giữ lòng trung thành, thậm chí đồng tù đồng chết. Có một nhận định trong đó điều nầy sẽ là thực, vì chính Phierơ đã rút gươm mình ra, tìm cách ngăn không để Chúa Giêxu bị bắt, và cắt tai của tôi tớ thầy tế lễ thượng phẩm. Nhưng theo phần phân tích sau cùng, Phierơ sẽ gọi Chúa chúng ta là kẻ nói dối. Phierơ, là người đã chỉ ra, ông bằng lòng tin cậy vào các xúc cảm yêu thương và tự tín thay vì tin cậy vào những lời tiên tri nầy, là những lời lẽ của không ai khác hơn là Chúa Giêxu. Vì thế, Chúa Giêxu một lần nữa phải lặp lại sự kiện Phierơ sẽ chối bỏ Ngài, và không phải chỉ một lần đâu, mà là ba lần.
LỜI LẼ KHÓ HIỂU CỦA CHÚA GIÊXU VỀ TÚI VÀ GƯƠM (22.35-38)
“Đoạn, Ngài lại phán rằng: Khi ta đã sai các ngươi đi, không đem túi, bao giày chi hết, các ngươi có thiếu gì không? Môn đồ thưa rằng: Không thiếu chi hết. Ngài phán rằng: Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy lấy đi, ai có bao, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo người đi mà mua. Vì ta rao cho các ngươi, có lời chép rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ. Lời ấy phải ứng nghiệm về chính mình ta. Thật vậy, sự đã chỉ về ta hầu được trọn”.
Tiểu đoạn nầy, không có gì phải hồ nghi nữa, là một trong những đoạn khó hiểu nhất trong sách Tin lành của Luca. Những khó khăn rất rõ ràng:
(1) Khi Chúa Giêxu sai phái 12 môn đồ (chương 9) và 72 môn đồ (chương 10), Ngài chỉ ban ra cho họ những lời hướng dẫn và các nguyên tắc cai quản các chuyến hành trình truyền giáo trong tương lai, thậm chí (có lẽ rất đặc biệt) sau khi Ngài chết, bị chôn, và sống lại. Còn bây giờ, dường như là Ngài đang ném bỏ hết những gì Ngài đã nói với họ.
(2) Trong lần sai phái các môn đồ trước đây, Chúa Giêxu đã ban cho họ sự bảo đảm về sự hiện diện và sự bảo hộ của Ngài (đối chiếu 10.3, 18-19), nhưng bây giờ dường như Chúa Giêxu đang nói cho mấy người nầy biết rằng họ cứ làm theo ý riêng mình, và họ sẽ phải tự lo liệu cho bản thân mình.
(3) Các phân đoạn sau dường như cho thấy rằng Chúa Giêxu không muốn các môn đồ Ngài phải làm theo những gì dường như Ngài đang truyền ra ở đây. Khi Phierơ ra sức kháng cự sự bắt bớ Chúa Giêxu bằng cách rút gươm ra, Chúa Giêxu đã quở trách ông bằng những lời lẽ rõ ràng cấm đoán cách sử dụng võ lực (đối chiếu Mathiơ 26.52). Sách Công vụ Các Sứ Đồ (do Luca viết), cũng như bất kỳ một thư tín nào, đều không nhắc lại hay cũng cố cách thực hành mà Chúa Giêxu dường như đang biện hộ ở đây.
Thế rồi chẳng có một thắc mắc nào cho thấy đây là một tiểu đoạn khó, và những câu nói nầy là khó hiểu. Nhưng nếu chúng ta tin Kinh Thánh là Lời được Đức Chúa Trời cảm thúc, thì chúng ta phải giả định là đã có một giải pháp, một giải pháp mà chúng ta mong muốn tìm thấy. Khi tôi tiếp cận phân đoạn Kinh Thánh nầy cùng những khó khăn mà phân đoạn cho thấy, tôi tiếp cận với một vài giả định, xin cho phép tôi bày tỏ trước khi chúng ta tiếp tục:
(1) Những cái khó trong tiểu đoạn nầy (tôi thường cho đây là “những chỗ căng thẳng trong phân đoạn” là do Chúa ấn định. Chúng được ấn định để nắm bắt hay lôi kéo sự chú ý của chúng ta, khiến cho chúng ta phải suy gẫm và để cầu nguyện, và để nghiên cứu Kinh Thánh một cách cẩn thận.
(2) Tiểu đoạn nầy không thể hiểu cách hoang đường được, mà chỉ hiểu theo ánh sáng của nội dung của nó, cũng như Kinh Thánh là một tổng thể vậy (Cựu và Tân ước).
(3) Chúa Giêxu đã nối kết và đối chiếu (“Đoạn”, câu 35). Những lời dạy dỗ của Ngài ở đây với những lời dạy đã đề ra trong Luca 9 và 10. Bản chất và phạm vi sự đối chiếu nầy là một yếu tố chủ đạo, là những điều chúng ta phải quyết định.
(4) Lời lẽ của Chúa Giêxu ở đây có nhiều hàm ý và ứng dụng cho những người nầy, nhưng trong giây lát họ phải có một sự ứng dụng thực tiễn ngay tức khắc.
Các môn đồ đang có một vấn nạn, và nhiều nguy hiểm, thử thách tức thì, về những điều mà họ phải dạn dĩ cầu nguyện (đối chiếu Luca 22.46). Phierơ không bao lâu sau đó đã tới với thanh gươm, mà vì thanh gươm ấy ông đã bị Chúa quở trách. Trong Giăng 16, phân đoạn nầy mô tả cùng bối cảnh đó, song lại cung ứng thêm phần dạy dỗ, Chúa Giêxu nói cho các môn đồ Ngài biết Ngài còn nhiều điều để nói với họ, nhưng họ không thể tiếp thu nổi lúc bấy giờ (Giăng 16.12-13). Đây dường như là một dấu hiệu cho thấy Ngài đang nói cho họ biết về những vấn đề cấp bách và ngay tức khắc.
(5) Lời lẽ của Chúa Giêxu không được xem theo nghĩa đen. Trong cùng nội dung đó ở sách Tin lành Giăng (ít nhất là cùng khung thời gian — tại bàn tiệc với các môn đồ Ngài trên phòng cao), Chúa Giêxu đã phán Ngài không nói với họ theo nghĩa đen (Giăng 16.25). Chúa Giêxu đã quở trách Phierơ vì đã xem lời lẽ của Ngài theo nghĩa đen (Mathiơ 26.50-54).
(6) Chìa khoá để hiểu ý nghĩa của lời lẽ của Chúa Giêxu trong Luca 22.35-37 sẽ được thấy trong Êsai 53.12, là câu Kinh Thánh mà Chúa Giêxu kể như một sự lý giải và là nền tảng cho lời nói khó hiểu của Ngài.
Ý NGHĨA CỦA CÂU NÓI KÍN NHIỆM NẦY
Nếu chúng ta muốn hiểu ý nghĩa câu nói của Chúa chúng ta, trước tiên chúng ta phải xem xét phân đoạn Kinh Thánh. Bối cảnh được mô tả trong Luca ở câu 24. Các môn đồ đang tranh cãi với nhau xem ai trong số họ là người lớn nhứt. Cuộc tranh cãi nầy không phải là mới mẻ đâu! Cuộc tranh cãi nầy đã diễn ra trong một thời gian rồi. Chúng ta thấy các môn đồ tranh cãi về vấn đề nầy trong chương 9 (câu 46), ngay sau khi Chúa Giêxu nói cho họ biết về sự phản bội sắp tới (9.43-45). Tôi nghĩ quyền phép ban hiến cho họ trong chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên (9.1-6) đã bắt đầu đến với đầu óc của họ rồi. Không những họ tranh cãi xem ai là người lớn nhứt, mà họ còn muốn tiêu diệt cả ngôi làng của người Samari bằng cách gọi lửa giáng xuống từ trên trời (9.51-55).
Trong chương 10, 72 người được được sai đi (10.1-16), và rõ ràng từ phần đáp ứng của các môn đồ khi họ trở về, họ đã có ấn tượng sâu đậm với quyền phép họ đã có theo thứ bậc của họ (10.17). Chúa Giêxu không tranh cãi về quyền phép họ đã được ban cho, và thậm chí còn tiếp tục mô tả quyền phép ấy theo những giới hạn vượt quá sự hiểu biết của họ nữa (10.18-19). Tuy nhiên, các môn đồ đã mất đi nhận định đúng đắn của họ, và vì thế Chúa Giêxu đã nhẹ nhàng khen ngợi họ bằng mấy lời nầy:
“Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng” (Luca 10.20).
Không những các môn đồ đã sai trong việc tìm kiếm sự cao trọng và trong việc ganh đua với nhau khi tìm kiếm như thế, mà họ cũng sai trong khi tìm kiếm sự cao trọng như con loài người nhìn xem sự cao trọng đó. Phân đoạn Kinh Thánh không nói thẳng vấn đề nầy, nhưng phân đoạn có ám chỉ đến. Luca thông báo cho chúng ta biết, các môn đồ đang tranh cãi xem “ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình” (Luca 22.24, phần nhấn mạnh là của tôi). Thắc mắc là đây: “Xem ai là lớn nhứt, bởi ai chứ?” Chắc chắn không phải bởi Chúa rồi, mà đúng hơn, là bởi con người. Trong khi xem xét chỗ đứng của họ, theo các giới hạn tán thành của con người, họ phạm cùng một thứ tội đã đánh dấu người dòng Pharisi:
“Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi làm bộ công bình qua mặt người ta, song Đức Chúa Trời biết lòng các ngươi; vì sự người ta tôn trọng là gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời” (Luca 16.15).
Thậm chí nếu một trong các môn đồ làm đúng, thì người ấy là người “số một” trong các môn đồ của Chúa Giêxu, khi đám dân đông nầy cho rằng người ấy là “số 1”, người ấy sẽ xứng đáng với một lời quở trách từ nơi Chúa, vì họ đang đùa giỡn không đúng với khán thính giả. Tấm lòng của họ không tìm kiếm sự tán thưởng của Đức Chúa Trời, mà tìm kiếm sự tán thưởng của loài người.
Mối lo toan với địa vị và quyền phép là nan đề lâu nay với các môn đồ, và Chúa Giêxu đang nhắc tới nan đề ấy ở đây lần cuối cùng trước khi Ngài chịu chết. Đối với tôi, dường như đây là lý do cho lời lẽ khó hiểu của Chúa Giêxu đối với các môn đồ Ngài. Chúa Giêxu đã chỉ ra rằng người dân Ngoại ưa được xem là người cao trọng nhất, và họ đã đạt tới tham vọng nầy bằng cách “lấn lướt người khác”, là những người ở dưới tay của họ, và họ tìm cách được nổi danh là hạng người chuyên làm việc thiện. Cách xử sự của các môn đồ cần phải ngược lại. Cho dù họ là lớn đi nữa, họ cần phải xử sự như là kẻ nhỏ hèn nhất, và họ cần phải sử dụng quyền hạn của họ để phục vụ cho người khác, thay vì đòi hỏi người khác phục vụ họ.
Phierơ đã nhận ra sự cao trọng của mình không những là kết quả do tuổi tác của mình, mà còn là một kết quả của sự trung tín và đầu phục của ông nữa. Chúa Giêxu giàu ơn loại bỏ sự tự tín của Phierơ bằng cách nói cho ông biết rằng mặc dù những lời tuyên bố dạn dĩ về lòng trung thành và ngay thẳng của ông, ông sẽ gặp thất bại ba lần, và chỉ trong một thời gian rất ngắn. Tiểu đoạn sau cùng trong phân đoạn nầy, các câu 35-38, nói ra chính điều xấu nầy — mối lo toan của các môn đồ về địa vị, quyền phép và danh tiếng.
Chìa khoá cho sự giải thích đúng đắn lời lẽ của Chúa Giêxu sẽ được thấy trong câu Kinh Thánh mà Ngài có nhắc tới — đó là Êsai 53.12. Chúa Giêxu đã giải thích lời lẽ khó hiểu của Ngài cho các môn đồ bằng câu nói nầy:
“Vì ta rao cho các ngươi, có lời chép rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ. Lời ấy phải ứng nghiệm về chính mình ta. Thật vậy, sự đã chỉ về ta hầu được trọn” (Luca 22.37).
Thật là thú vị khi bản dịch Kinh Thánh NASB dùng từ ngữ “tội phạm” thay vì “kẻ dữ” ở đây. Cách dùng nầy có thể bị ảnh hưởng bởi các từ ngữ nầy, có trong tin lành Mác:
“Cũng có hai đứa ăn cướp bị đóng đinh với Ngài, một đứa tại cây thập tự bên hữu Ngài, một đứa tại cây thập tự bên tả. [Như vậy được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ.]” (Mác 15.27-28).
Người ta có thể hiểu cách dễ dàng tại sao chữ “tội phạm” lại được chọn ở đây. Rốt lại, có phải những kẻ đến bắt Chúa Giêxu cùng các môn đồ Ngài chưa xuất hiện, họ đã được trang bị tận răng, một đơn vị giống như đội SWAT chăng? Và phải chăng Chúa Giêxu chưa chỉ ra trong khi tìm bắt Ngài, họ đang xử Ngài giống như một tên cướp, một tội phạm (đối chiếu Luca 22.52)?
Từ ngữ trong phân đoạn Kinh Thánh nguyên thủy đã được tìm thấy ở đây không phải là một từ ngữ thông thường mà chúng ta trông mong được dùng cho một tội phạm, mặc dù ý nghĩa nầy có thể được chấp nhận. Từ ngữ nguyên thuỷ (tiếng Hybálai) đã được dùng trong Êsai 53.12 là một từ ngữ nói tới một kẻ “loạn nghịch”, là kẻ đã phạm tội nghịch lại Đức Chúa Trời. Điều nầy có thể kết quả từ những hành vi tội phạm, còn chữ “kẻ dữ” là, tôi nghĩ, là cách dịch hay hơn. Tất nhiên sách Mác là đúng hơn hết. Sự thật cho thấy rằng Chúa Giêxu đã bị đóng đinh giữa hai tên tội phạm đã làm ứng nghiệm lời tiên tri Êsai 53.12, mà nó còn ứng nghiệm theo cung cách biểu tượng nữa, nó cũng chừa chỗ cho một sự ứng nghiệm rộng rãi, có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Chúa Giêxu đã được kể (có lẽ, như đã đề nghị, “chính Ngài đã cho phép được kể”) giữa vòng những kẻ dữ, và hai tên trộm cướp thì chắc chắn là kẻ dữ rồi. Nhưng cũng phải nói rằng, khi Chúa Giêxu bị kể như một tên tội phạm, các môn đồ Ngài bị người ta xem cùng một cách thế ấy. Chúa Giêxu và các môn đồ Ngài đã bị xem là hàng kẻ dữ.
Ở một cấp độ nào đó, Chúa Giêxu đã để cho người ta liệt Ngài vào lời tố cáo nầy. Ngay từ lúc đầu, các nhà lãnh đạo tôn giáo “giai cấp cao” đã chống đối sự kiện cho rằng Chúa Giêxu đã gắn chính mình Ngài với những nhân vật rất ghê tởm. Nói một cách máy móc, hạng người như Mathiơ có lẽ là tội phạm trước khi ông gặp Chúa. Rốt lại, Chúa Giêxu phán, Ngài đã đến để tìm và cứu tội nhân. Chắc chắn tội phạm cũng chính là tội nhân.
Ở đây Chúa Giêxu phán rằng những lời dạy của Ngài cho các môn đồ là phải biết chắc lời tiên tri Êsai 53 đã được ứng nghiệm. Lời tiên tri nầy nói trước điều gì, và tại sao Chúa Giêxu lại tạo ra một sự lôi cuốn sự chú ý của các môn đồ vào lời tiên tri đó? Tôi tin Êsai 53.12 là chìa khoá để mở ra ý nghĩa của lời Chúa dạy. Chúng ta hãy xem qua một cách vắn tắt phân đoạn chứa câu tiên tri ấy. Phân đoạn nầy, như quí vị sẽ công nhận, là một trong những phân đoạn quan trọng nhất (và đẹp đẽ nhất) nói về Đấng Mêsi trong Cựu ước. Các sứ đồ cùng những thư tín đều chỉ ra phân đoạn ấy như một trong các phân đoạn chính nói về Đấng Mêsi. Còn ở đây, trong các sách Tin Lành, có phải chúng ta tìm gặp lời tiên tri nầy được xem như lời tiên tri nói về Đấng Mêsi, và đã được làm ứng nghiệm bởi Chúa chúng ta. Đây là một phân đoạn nổi bật.
Êsai 52.13-15: “Nầy, tôi tớ ta sẽ làm cách khôn ngoan; sẽ được tôn lên, dấy lên, và rất cao trọng. Như nhiều kẻ thấy ngươi mà lấy làm lạ (mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài-xể hơn con trai loài người), thì cũng vậy người sẽ vảy-rửa nhiều dân, và các vua ngậm miệng lại vì người; vì họ sẽ thấy điều chưa ai nói cho mình, và sẽ hiểu biết điều mình chưa hề nghe”.
Êsai 53.1-12: “Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán-bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, những khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ. Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của-bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội”
Nếu quí vị muốn hỏi một trong số các môn đồ xem họ đã đặt mọi sự trông cậy của họ về Đấng Mêsi trên cái gì, họ sẽ đáp ngay rằng mọi sự trông mong của họ đều đặt trên các lời tiên tri trong Kinh Thánh nói về Nước Đức Chúa Trời và Đấng Mêsi. Trong thực tế, mặc dù mọi sự họ trông mong đều đặt trên một vài lời tiên tri, nghĩa là những lời tiên tri nào phù hợp với những gì họ ao ước. Không nghi ngờ chi nữa, họ sẽ nhắm vào các phân đoạn nào nói về sự đến của Đấng Mêsi với ý định xét đoán kẻ ác và giải phóng cho Israel. Một phân đoạn mà họ không đề cập tới là phân đoạn kể trên ở Êsai 52 và 53. Có ít nhất hai lý do cho sự kiện nầy. Thứ nhứt, phân đoạn nầy không được công nhận hay được xem là nói về Đấng Mêsi cho tới sau sự đến của Đấng Christ. Thứ hai (và, ở một cấp độ rộng lớn hơn, sự giải thích cho phần quan sát trước tiên), phân đoạn nầy không nói về một Vị Vua đắc thắng, mà nói về một Cứu Chúa chịu thương khó. Điều nầy không thích ứng với những gì họ trông mong. Đây là phân đoạn mà Chúa chúng ta kêu gọi các môn đồ hãy chú ý vào, một phân đoạn mà Ngài phán sẽ ứng nghiệm qua Ngài và qua các môn đồ của Ngài nữa. Điều chi phân đoạn nầy nói tới mà không tỏ ra cho các môn đồ (hay một ai khác), thế mà Chúa Giêxu lại nhìn thấy tới chỗ ứng nghiệm?
Có một việc về lời tiên tri nầy đánh dấu như một tổng thể, là việc mà tôi chưa hề nhận ra trước đây. Toàn bộ lời tiên tri sử dụng một loại đối chiếu văn học. Đấng Mêsi sẽ trở thành Vua của Israel, là Đấng sẽ bày ra sự phán xét đối với hạng tội nhân, thế mà Ngài cũng được gọi là Cứu Chúa Thương Khó, là Đấng đã chịu chết vì tội lỗi của dân sự Ngài. Ngài sống vô tội, thế mà Ngài phải gánh lấy tội lỗi của nhân loại. Ngài được Đức Chúa Trời quý trọng và được tôn lên đỉnh cao của địa vị và quyền lực, thế mà Ngài lại bị loài người xem là một tội nhân (một kẻ tội phạm, nếu quí vị muốn), sự chối bỏ, sự thương khó, và sự chết của Ngài được xem là một sự công bình. Ngài là Đức Chúa Trời lại bị người ta xem là bị Đức Chúa Trời xét đoán cách công bình. Ngài là Đấng gánh lấy tội lỗi của loài người, lại bị xem như đang chịu lấy tội lỗi của chính mình Ngài. Đấng Mêsi đã bị loài người xem theo một cung cách ngược lại với cái nhìn của Đức Chúa Trời. Loài người xem Ngài xứng đáng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, thế mà chỉ một mình Ngài là xứng đáng (công bình), là Đấng gánh lấy tội lỗi của loài người.
Phần ứng dụng của lời tiên tri nầy cho mọi trường hợp của phân đoạn Kinh Thánh trong sách Tin lành Luca thì thật là lạ thường. Chúa Giêxu không những nói tới sự cần thiết lời tiên tri nầy phải ứng nghiệm nơi Ngài (như tin lành Mác cho chúng ta biết — về việc Ngài bị đóng đinh giữa hia tên cướp), nhưng còn nói tới phần hàm ý rộng rãi hơn của lời tiên tri. Loài người sẽ chối bỏ Đấng Mêsi vì cớ Ngài không phù hợp với những điều họ trông mong về Ngài và về Nước của Ngài. Trong khi Đức Chúa Trời nhìn xem Đấng Mêsi là là Con Đức Chúa Trời vô tội, loài người lại xem Ngài là một tội nhân, bị Đức Chúa Trời xét đoán. Loài người mong muốn một nước để cho họ được giàu có, tự do, quyền lực, và khoái lạc trong đó. Đấng Mêsi sẽ mang tới, ít nhất là nhất thời, sự chối bỏ và sự thương khó. Và vì thế loài người sẽ chối bỏ Ngài.
Các môn đồ đang tranh cãi xem ai là lớn nhứt giữa vòng họ. Họ đang nghĩ tới các giới hạn của một “quyền trượng”, còn Chúa Giêxu nói với họ về một “thanh gươm”. Các môn đồ đang suy nghĩ tới giới hạn của một vương miện, còn Chúa Giêxu đang nhắm tới một thập tự giá. Chúa Giêxu, khi hướng tới như vậy, đang làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu ước nói về Đấng Mêsi cùng Vương quốc của Ngài, còn các môn đồ lại bỏ quên mục đích của sự Ngài hiện đến. Những điều các môn đồ không hiểu lại là những điều lời tiên tri nầy đang nói tới, rằng vương quốc công bình vinh hiển sẽ được mang tới bởi một nhà “Vua”, là Đấng sẽ bị chối bỏ như một tội nhân. Mão triều thiên sẽ đi sau thập tự giá. Thực thế, thập tự giá là phương tiện của Đức Chúa Trời để kiếm được mão triều thiên. Mọi sự nầy đã được tỏ ra qua lời tiên tri của Êsai. Thế mà các môn đồ lại thất bại không nắm bắt được điều đó, vì họ đang tìm kiếm nhiều việc qua con mắt tham vọng riêng của họ.
Nếu Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời đã bị xem và bị chối bỏ như một tội phạm, điều nầy cũng có nghĩa là các môn đồ của Ngài sẽ bị xem và đối đãi y như vậy. Có phải các môn đồ đang tranh cãi xem ai có địa vị cao nhất, quyền thế nhất, danh tiếng nhất không? Thế thì các môn đồ đã sai hoàn toàn. Họ, do sự gắn bó với Đấng Christ, đã bị người ta xem là hạng tội nhân, chớ không phải bậc vua chúa đâu. Vì thế họ cần phải suy nghĩ theo các giới hạn của cung kiếm, chớ không phải quyền trượng. Họ phải sẵn sàng chịu đựng sự chối bỏ và sự bắt bớ của con người, chớ không phải đón lấy sự khen ngợi và vinh quang của con người đâu. Trong việc đồng hoá như thế với Đấng Christ và cùng chịu thương khó với Ngài, các môn đồ chắc chắn sẽ bước vào những đắc thắng và vui mừng của vương quốc hầu đến của Ngài, như Ngài đã nói với họ rồi (Luca 22.28-30).
Theo phạm trù rộng rãi hơn của lời tiên tri Êsai và theo phạm trù sự chối bỏ, sự thương khó và sự chết của Chúa chúng ta, tôi tin chúng ta giờ đây có thể hiểu rõ hơn lời lẽ của Chúa Giêxu phán cùng các môn đồ trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Khi Chúa Giêxu đối chiếu phần kinh nghiệm trong tương lai của các môn đồ với kinh nghiệm trong quá khứ (“Nhưng bây giờ”, câu 36), Ngài không làm đảo lộn từng nguyên tắc và sự dạy đã được ban ra cho các môn đồ trước đây. Các nguyên tắc và sự dạy đã đề ra trong khi sai phái 12 môn đồ (chương 9) và 72 môn đồ (chương 10) là những điều đã được ban ra để cai quản công cuộc truyền giáo của Hội Thánh như đã được thực thi sau Lễ Ngũ Tuần và đã được Luca mô tả trong sách thứ nhì của ông, là sách Công vụ Các Sứ Đồ.
Cách nói “Nhưng bây giờ” của Chúa chúng ta trong câu 36 đã được dự trù nhắm vào sự chú ý của các môn đồ trên sự thay đổi đang diễn ra trong tâm trí của người Do thái về Đấng Mêsi. Chúa Giêxu đã hỏi các môn đồ của Ngài rằng họ có thiếu điều chi khi họ đi ra trước đây không? Họ đã đáp rằng họ không thiếu chi hết. Nhưng tại sao họ không thiếu chi hết? Vì họ được lòng người ta, sứ điệp của họ cũng vậy, và Đấng “Mêsi” nữa. Nhưng bây giờ một bức tranh đầy đủ hơn về Đấng Mêsi là sẵn có rồi, và người ta không thích những gì họ xem thấy, thậm chí dù Êsai đã có nói trước rồi.
Thật là bất ngờ, chúng ta đang có một dấu hiệu báo trước về sự thay đổi đột ngột nầy về sự ưa thích của quần chúng trong sách tin lành của Luca. Ngay phần mở đầu chức vụ công khai của Chúa chúng ta, Ngài đi đến nhà hội của thành Nazarét, và Ngài đã tự giới thiệu về Ngài là sự ứng nghiệm lời tiên tri nói về Đấng Mêsi mà ai cũng ưa thích rồi. Ngay lúc đó, những người dân nầy rất rộng mở với khả năng nhân vật nầy sẽ là Đấng Mêsi (Luca 4.16-22). Thế nhưng khi Chúa Giêxu tiếp tục nói tới chức vụ Mêsi của Ngài kể cả ơn phước cho dân Ngoại, dân chúng không còn dung chịu Ngài được nữa, và họ đã tính kết án tử hình Ngài rồi (Luca 5.23-30). Sự cố sớm sủa nầy đã được nói trước trong chức vụ của Chúa chúng ta là dường nào, là điều mà Chúa chúng ta đã hay nhắc tới trong lời tiên tri của Êsai.
Không, các môn đồ không cần phải khoác lấy những tư tưởng về vương quốc trong đó có cả sự được lòng người, địa vị và quyền thế. Họ phải chuẩn bị cho sự chối bỏ và bắt bớ mà Đấng Mêsi đã được nói trước phải kinh nghiệm, hầu cho bước vào vương quốc phước hạnh hầu đến. Mão triều thiên (12 ngôi, câu 30) sẽ đến, nhưng không đến cho tới chừng thập tự giá đã được làm ra. Đây là cớ cho sự suy gẫm mọi lời lẽ nầy của Chúa Giêxu đã được đưa ra cho các môn đồ.
Phải chăng lời lẽ của Chúa Giêxu nên hiểu theo nghĩa đen? Chắc chắn là không rồi. Chúa Giêxu đã quở trách các môn đồ Ngài vì đã tìm cách sử dụng gươm để ngăn trở người ta bắt lấy Ngài. Không một chỗ nào trong sách Công vụ Các Sứ Đồ hay các thư tín cho chúng ta thấy việc sử dụng sức mạnh được ủng hộ cho việc rao giảng hay nương vào đức tin của chúng ta. Thanh gươm đúng là phải thuộc về nhà nước (Roma 13.4). Nếu chúng ta cần phải mang một thanh gươm để đánh trận, đó phải là một thanh gươm thuộc linh, vì đây là chiến trận thuộc linh (Êphêsô 6.10-20). Lời lẽ của Chúa Giêxu trong Luca 22 đã lôi kéo sự chú ý vào cách đối chiếu “bầu không khí” trong thì giờ nầy, với bầu không khí đắc thắng ngay lúc Ngài sai phái các môn đồ Ngài ra đi trước đây, nhưng ngay thời điểm Ngài nói nhiều về sự chống đối và sự chối bỏ. Không phải là Chúa Giêxu không nói gì về sự chối bỏ, mà các môn đồ vốn chưa kinh nghiệm qua điều ấy, và họ cũng chưa sẵn sàng suy nghĩ tới nó nữa — mãi cho tới lúc nầy. Lời lẽ của Chúa Giêxu ở đây trong Luca 22 không được xem theo các giới hạn của sự đối chiếu, mà được xem là làm cho sáng sủa dễ hiểu hơn — làm sáng sủa những điều đã được nói ra rồi, còn những gì chưa nhận ra là vì cớ tham vọng của các môn đồ Ngài, một khi họ đang được nung nấu bởi quyền phép và sự họ được lòng dân, với các đám dân đông.
KẾT LUẬN
Có nhiều quan điểm ứng dụng mấy lời nầy của Chúa chúng ta, đã được nói ra với các môn đồ từ lâu. Chúng ta hãy xem một vài hàm ý của mấy lời nầy khi chúng ta qua phần kết luận:
Thứ nhứt, chúng ta cũng nên mong chờ sự chối bỏ và sự bắt bớ, giống như Chúa đã dạy cho các môn đồ Ngài vậy. Các môn đồ đã rơi vào cảnh “mất phương hướng”. Họ rất sốt sắng và bằng lòng bước vào mọi sự vui mừng của Nước Đức Chúa Trời, khi họ trông mong và chịu đựng sự chối bỏ của Đấng Christ, như tiên tri Êsai đã nói trước. Tại sao lại phải như thế đang khi Tin Lành vẫn còn đang được rao giảng như cánh cửa ngỏ cho sự được lòng người, sự thịnh vượng, quyền thế và danh tiếng ngay tức khắc chứ? Vì đó là phương thức chúng ta mong muốn mọi việc phải ra như thế, thay vì phương thức mà Chúa chúng ta, các vị tiên tri đã hứa.
Thứ hai, chúng ta phải, giống như các môn đồ, quyết định chúng ta có nên xem thế gian bằng hai con mắt tham vọng của mình, hay qua thấu kính Lời Đức Chúa Trời đã được tỏ ra rồi. Lời lẽ của Chúa chúng ta đã được dự trù để kêu gọi các môn đồ phải sống theo ánh sáng của những điều mà các tiên tri và Ngài đã nói trước — sự hiểu lầm, sự chối bỏ, và sự chết của Đấng Mêsi, hầu gánh lấy tội lỗi của nhân loại và để mang tới (một cách hoàn toàn) nước của Đức Chúa Trời. Nước ấy không thể hiện hữu bằng một thanh gươm, mà bằng sự đổ huyết ra của Cứu Chúa, để con loài người sẽ được cứu rỗi. Các môn đồ không nên trông mong quyền lực, thịnh vượng, và danh tiếng, mà nên trông mong sự chối bỏ và sự bắt bớ. Suy cho cùng, các môn đồ nên học sống theo ánh sáng của những điều Đức Chúa Trời phán dạy, thay vì theo ánh sáng những gì họ mong muốn, hay thậm chí những gì họ nhìn thấy trong một phút. Lời của Đức Chúa Trời phải là kim chỉ nam của chúng ta, chớ không phải mọi tham vọng cùng những điều chúng ta mơ ước. Đức tin không đặt vào những gì chúng ta trông thấy, hay thậm chí những gì chúng ta muốn nhìn thấy, mà phải trên những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy, dù là những điều không thấy được bằng mắt thường.
Thứ ba, đường lối của Đức Chúa Trời không phải là đường lối của chúng ta, suy tưởng của Ngài cũng không phải là suy tưởng của chúng ta. Các môn đồ đang tranh cãi về một mão triều thiên trong khi Chúa Giêxu đang nói tới một thập tự giá. Đấng Mêsi đã bị chối bỏ như một tội nhân bởi con người, thế nhưng lại được Đức Chúa Cha tiếp nhận như Con Đức Chúa Trời vô tội. Chúng ta phải bỏ sự sống của chúng ta đi để kiếm cho kỳ được chúng, bỏ đi sự giàu có của chúng ta để kiếm cho kỳ được những sự giàu có thật, phục vụ người khác để được trở nên cao trọng. Thường thì mọi giá trị của con người luôn ngược lại với mọi giá trị của Đức Chúa Trời, và đường lối của Ngài vốn là khó hiểu đối với con người. Nếu chúng ta suy tưởng và hành động theo đường lối của Đức Chúa Trời, chúng ta phải sống sao cho phù hợp với Lời của Ngài.
Thứ tư, chúng ta không nên cầu xin đừng có thất bại, nhưng hãy cầu xin sao cho đức tin của chúng ta đừng lui đi. Thường thì những lời cầu nguyện của chúng ta dường như chỉ nhắm vào việc tránh né thất bại, thay vì nhắm vào sự nhịn nhục của đức tin chúng ta. Chúa Giêxu đã hứa với Phierơ rằng ông sẽ thất bại, nhưng đức tin ông sẽ không thất bại đâu! Sự thất bại dạy cho Phierơ biết rằng chính ân điển nâng đỡ chúng ta, chớ không phải vẻ bề ngoài của chúng ta đâu — chúng ta khẳng định cái bề ngoài ấy lớn lắm. Khi chúng ta cầu nguyện, dù là cho bản thân mình hay cho người khác, chúng ta hãy cầu xin rằng đức tin sẽ còn lại và sẽ được làm cho vững mạnh cho đến đời đời, chớ đừng xin cho chúng ta tránh thất bại.
Thứ năm, nếu quí vị bước vào nước của Đức Chúa Trời, quí vị phải nhìn thấy bản thân mình là tội nhân và Đấng Christ là Con vô tội của Đức Chúa Trời. Lời tiên tri của Êsai cho thấy rằng loài người xem Đấng Mêsi là một tội nhân. Giả sử theo Kinh Thánh dạy đi, ấy là chúng ta công bình, còn Con Đức Chúa Trời là tội nhân. Nếu chúng ta đạt tới mức kinh nghiệm ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời rồi bước vào Vương quốc của Ngài, chúng ta phải làm đảo lộn mọi suy tưởng của chúng ta — chúng ta phải ăn năn. Chúng ta phải thấy rằng chính chúng ta mới là kẻ tội lỗi và Ngài là vô tội. Chúng ta phải thấy chính chúng ta mới là kẻ xứng đáng với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, và Ngài xứng đáng trị vì cả đất nầy. Trên thập tự giá Ngài đã gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã hứng chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời thay cho chúng ta. Bằng cách tin cậy vào công giá và việc làm của Ngài, như đã được nhân hình hoá và thể hiện ra qua Con của Ngài, là Đức Chúa Giêxu Christ, chúng ta có thể kinh nghiệm sự tha thứ và ơn chửng cứu của Đức Chúa Trời. Nói ngắn gọn, chúng ta phải ăn năn, và chúng ta phải nhìn xem mọi việc như chúng đang hiệu hữu, như Lời Đức Chúa Trời đang mô tả chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét