Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 10.38-42: "KHI MATHÊ TỎ VẺ BỰC BỘI VỚI CHÚA"



Xuất cứ câu chuyện
Những điều chúng ta biết về Mary và Mathê
Mary và chơn của Chúa Jêsus
Một lời về Mathê
Phản ứng của Chúa Jêsus trước lời trách của Mathê
Kết luận
BÀI 37
KHI MATHÊ TỎ VẺ BỰC BỘI VỚI CHÚA
(Luca 10.38-42)
Trong quyển sách nổi tiếng có đề tựa là: “Loving God”, Charles Colson thuật lại câu chuyện nói về Mickey Cohen, “thiếu niên ba gai số một” ở Los Angeles. Qua sự làm chứng của Jim Vaus và chức vụ của những người giống như Billy Graham, Cohen đã có một kinh nghiệm về sự biến đổi. Thế nhưng khi trở nên một Cơ đốc nhân, đối với Cohen, điều nầy có nghĩa là nó không còn là một tay găng tơ nữa, nó lại dở chứng. Như thế là quá nhiều. Colson đặt tên cho chương sách nói tới Cohen bằng đề tựa: “Một tay găng tơ Cơ đốc?” Hết thảy chúng ta đều biết rõ phải nghĩ tới một người như Cohen có thể xưng là Cơ đốc nhân và danh xưng nầy chỉ ra công tác của anh ta trong tầng lớp cặn bã của xã hội.
Chúng ta tin quyết về trường hợp nầy, có nhiều Cơ đốc nhân thất bại chẳng nhìn biết không những là bản thân mình phải bận rộn với loại công việc đúng đắn, chúng ta còn phải tự lo liệu công việc ấy với một thái độ thật đúng đắn nữa. Một nhà truyền đạo có thể rao giảng với thái độ không đúng, như Phaolô đã nói cho chúng ta biết (Philíp 1.15-18). Có người tỏ ra lòng thương xót bằng cách bố thí đồ ăn và quần áo cho người nghèo, họ có thể bị tác động bởi những động lực sai trái trong những việc họ làm (đối chiếu Rôma 12.8). Vì thế, chúng ta không những phải cẩn thận khi bắt tay làm việc lành; chúng ta cũng phải có lòng quan tâm tới việc làm đó bằng một động lực phải lẽ.
Thường thì chúng ta bắt đầu chức vụ bằng động lực đúng đắn, song có khi chúng ta phải lạc lối đấy. Điều nầy chỉ ra những gì đã xảy ra cho Mathê. Trong một câu chuyện rất quen thuộc, được thấy chỉ trong sách tin lành Luca, Mathê đã bị mệt muốn đứt hơi giữa công việc lo sửa soạn một bữa ăn cho Chúa Jêsus. Tôi biết có người đang chịu khổ do “năng nổ” trong chức vụ, Mathê đã “năng nổ” trong công việc của nàng. Người phụ nữ nầy thực sự đã nổi giận, và đối với Chúa Jêsus cơn giận ấy cũng chẳng kém chút nào! Giống như một bài hát đã chỉ ra điều đó. Mathê đã... “hầu việc Chúa quá tải”.
Đối với một phụ nữ, dễ thương nhất là bày tỏ ra lòng mến khách trong một bữa ăn, có phải thế không? Và Mathê thực sự đã nổi giận, đúng lúc em gái nàng là Mary, chẳng phụ giúp chi hết, mà chỉ ngồi dưới chơn của Chúa Jêsus mà thôi. Và không những Mathê nổi giận với em mình, nàng còn nổi giận luôn cả Chúa của mình nữa. Có việc gì xảy ra đối với phần hành của Mathê? Động lực của nàng có gì sai ư? Tại sao Mathê tỏ vẻ giận dữ với Chúa Jêsus như vậy? Những câu trả lời cho các câu hỏi nầy có thể được thấy trong Kinh Thánh. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ lời lẽ của phân đoạn Kinh Thánh nầy, và chúng ta hãy tìm cách tiếp thu từ bài học mà Đức Chúa Trời đã dự trù cho chúng ta, một khi bài học đã được trình bày để làm sự gây dựng cho chúng ta.
Xuất xứ câu chuyện
Ở chương 9 của sách Luca, Chúa Jêsus bắt đầu làm việc với và qua các môn đồ. Điều nầy phù hợp với sự chống đối chức vụ của Ngài, Ngài đang tiếp cận với sự chối bỏ và sự đóng đinh Ngài trên cây thập tự, và nhu cầu các môn đồ cần được huấn luyện để thực thi công tác của họ khi Ngài vắng mặt. Trước tiên Chúa Jêsus đã sai phái 12 sứ đồ đi ra rao giảng tin lành (9.1-60, và kế đó là 70 môn đồ (10.1-20). Phierơ đã đưa ra lời tuyên xưng long trọng về Thần tính của Đấng Christ, và Đức Chúa Trời đã cung ứng bằng chứng của Ngài rõ ràng ngay trên Núi Hoá Hình (9.18-36). Chúa đã dạy dỗ các môn đồ rất nhiều về công tác truyền giáo, qua những lần truyền giảng thành công của họ (thí dụ, cho 5000 người ăn [9.10-17], và những lần chữa lành và đuổi quỉ), và các thất bại của họ (thất bại của 9 người không đuổi được quỉ ra khỏi chảng trai trẻ kia [9.37-43]).
Chúa Jêsus đã nhấn mạnh công tác truyền giáo cho các thành phố trong việc sai phái 70 môn đồ, và tầm quan trọng của sự vui mừng như là sức thúc đẩy cho công cuộc truyền giáo khi Ngài đáp ứng lại báo cáo của họ lúc trở về (9.17-24). Trong câu trả lời cho thắc mắc của thầy dạy luật về việc ông ta phải làm chi để được sự sống đời đời, Chúa Jêsus bảo thầy nầy nên làm theo mọi điều luật pháp dạy (9.25-37).
Rõ ràng là từ câu chuyện nói về “Người Samari Nhơn Lành” đã bàn bạc nhiều về sự cứu rỗi bởi việc làm. Thực ra, Chúa Jêsus đã làm ngược lại. Ngài đang ra sức chỉ ra cho thầy dạy luật nầy thấy trong luật pháp có trình tự để được cứu qua việc tuân giữ luật pháp, thầy nầy phải làm theo mọi điều mà thầy chẳng làm nổi (đấy là lý do tại sao ông ta cảm thấy có nhu cần phải xưng công bình cho mình), và chẳng một ai có thể làm được, vì sự cứu rỗi qua luật pháp đòi hỏi sự vâng phục trọn vẹn, không ngưng nghỉ đối với luật pháp, không chấp nhận có một sự thất bại nào.
Câu chuyện nói về Mathê và Mary chủ yếu là để nhấn mạnh đến việc làm. Ấy không phải hành động điên rồ của Mathê đã gây ấn tượng trên Chúa Jêsus đâu, và cái điều khiến cho Ngài phải đưa ra lời khen ngợi, chẳng phải là do Mary không làm việc, mà là do ngồi nơi chơn Cứu Chúa, lắng nghe chăm chú sự dạy của Ngài. Nếu một người chú trọng quá nhiều vào các việc làm, câu chuyện nầy sẽ giúp đưa mọi việc đi vào chỗ dễ nhận thức hơn.
Những điều chúng ta biết về Mary và Mathê
Có vài phân đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết và Mary và Mathê (cũng có Laxarơ, anh của họ nữa). Tôi sẽ đặt các phân đoạn Kinh Thánh nầy theo thứ tự thời gian vậy.
Luca 7.36-50: “Có một người Pha-ri-si mời Đức Chúa Jêsus ăn tại nhà mình. Vậy, khi đã vào nhà người Pha-ri-si thì Ngài ngồi bàn. Vả, có một người đàn bà xấu nết ở thành đó, nghe nói Đức Chúa Jêsus đang ngồi bàn tại nhà người Pha-ri-si, bèn đem đến một bình ngọc trắng đựng đầy dầu thơm. Người đứng đằng sau, nơi chân Đức Chúa Jêsus, khóc, sa nước mắt trên chân Ngài, rồi lấy tóc mình mà chùi; lại hôn chân Ngài, và xức dầu thơm cho. Người Pha-ri-si đã mời Ngài, thấy vậy, tự nghĩ rằng: Nếu người nầy là đấng tiên tri, chắc biết người đàn bà rờ đến mình đó là ai, cùng biết ấy là người đàn bà xấu nết. Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Si-môn, ta có vài lời nói cùng ngươi. Người thưa rằng: Thưa thầy, xin cứ nói. Một chủ nợ có hai người mắc nợ: một người mắc năm trăm đơ-ni-ê, một người mắc năm chục. Vì hai người đều không có chi mà trả, nên chủ nợ tha cả hai. Trong hai người đó, ai yêu chủ nợ hơn? Si-môn thưa rằng: Tôi tưởng là người mà chủ nợ đã tha nhiều nợ hơn. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đoán phải lắm. Đoạn, Ngài xây lại người đàn bà mà phán cùng Si-môn rằng: Ngươi thấy đàn bà nầy không? Ta vào nhà ngươi, ngươi không cho nước rửa chân; nhưng người đã lấy nước mắt thấm ướt chân ta, rồi lấy tóc mình mà chùi. Ngươi không hôn ta; nhưng người từ khi vào nhà ngươi, thì hôn chân ta hoài. Ngươi không xức dầu đầu ta; nhưng người lấy dầu thơm xức chân ta. Vậy nên ta nói cùng ngươi, tội lỗi đàn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít. Ngài bèn phán cùng người đàn bà rằng: Tội lỗi ngươi đã được tha rồi. Các người ngồi bàn với Ngài nghĩ thầm rằng: Người nầy là ai, mà cũng tha tội? Nhưng Ngài phán cùng người đàn bà rằng: Đức tin của ngươi đã cứu ngươi; hãy đi cho bình an".
Luca 10.38-42: “Khi Đức Chúa Jêsus cùng môn đồ đi đường, đến một làng kia, có người đàn bà, tên là Ma-thê, rước Ngài vào nhà mình. Người có một em gái, tên là Ma-ri, ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài. Vả, Ma-thê mảng lo việc vặt, đến thưa Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, em tôi để một mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi. Chúa đáp rằng: Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối về nhiều việc; nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được”.
Giăng 11.1-39: “Có một người đau, tên là La-xa-rơ, ở Bê-tha-ni, là làng của Ma-ri và chị người là Ma-thê. Ma-ri là người đã xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc mình lau chân Ngài; chính anh người là La-xa-rơ đang đau. Vậy, hai chị em sai người đến thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nầy, kẻ Chúa yêu mắc bịnh. Đức Chúa Jêsus vừa nghe lời đó, bèn phán rằng: Bịnh nầy không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu cho Con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng danh. Vả, Đức Chúa Jêsus yêu Ma-thê, em người, và La-xa-rơ. Khi Ngài nghe người nầy đau, bèn ở lại hai ngày nữa trong nơi Ngài đang ở. Rồi đó, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê. Môn đồ thưa rằng: Thưa thầy, hôm trước dân Giu-đa tìm ném đá thầy, thầy còn trở lại nơi họ sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Trong ban ngày há chẳng phải có mười hai giờ sao? Nếu ai đi ban ngày, thì không vấp, vì thấy sự sáng của thế gian nầy. Nhưng nếu ai đi ban đêm, thì vấp, vì không có sự sáng. Ngài phán như vậy, rồi tiếp rằng: La-xa-rơ, bạn ta, đang ngủ; nhưng ta đi đánh thức người. Môn đồ thưa rằng: Thưa Chúa, nếu người ngủ, chắc sẽ được lành. Vả, Đức Chúa Jêsus phán lời đó chỉ về sự chết của La-xa-rơ; song môn đồ tưởng nói về giấc ngủ thường. Đức Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: La-xa-rơ chết rồi. Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người. Nhân đó, Thô-ma, gọi là Đi-đim, nói với môn đồ khác rằng: Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài! Khi Đức Chúa Jêsus đến nơi, thấy đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày rồi. Vả, thành Bê-tha-ni cách thành Giê-ru-sa-lem chỉ độ mười lăm ếch-ta-đơ. Có nhiều người Giu-đa đã đến đó đặng yên ủi Ma-thê và Ma-ri về sự anh chết. Lúc Ma-thê nghe Đức Chúa Jêsus đến, thì đi đón Ngài; nhưng Ma-ri thì ngồi tại nhà. Ma-thê thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết; mà bây giờ tôi cụng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Anh ngươi sẽ sống lại. Ma-thê thưa rằng: Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng? Người thưa rằng: Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian. Người nói xong, liền về, lén kêu em là Ma-ri, mà rằng: Thầy ở đằng kia, đang gọi em lại. Ma-ri vừa nghe mấy lời, vội vàng đứng dậy đến cùng Ngài. Vả, Đức Chúa Jêsus chưa vào trong làng, nhưng còn đứng nơi Ma-thê đến đón Ngài. Khi những người Giu-đa đang ở trong nhà với Ma-ri và yên ủi người, thấy người đứng dậy đi ra vội vã như vậy, thì theo sau, vì nghĩ rằng người đến mộ đặng khóc. Nhưng Ma-ri, lúc đã tới nơi Đức Chúa Jêsus đứng, vừa thấy Ngài, thì sấp mình xuống chân Ngài mà nói rằng: Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết! Đức Chúa Jêsus thấy người khóc, và những người Giu-đa đi với người cũng khóc, bèn đau lòng cảm động mà phán rằng: Các ngươi đã chôn người ở đâu? Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin hãy lại coi. Đức Chúa Jêsus khóc. Người Giu-đa bèn nói rằng: Kìa, người yêu La-xa-rơ là dường nào! Có một vài người trong chúng nói: Người đã mở mắt kẻ mù được, há chẳng có thể cũng làm cho người nầy không chết sao? Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus lại đau lòng nữa, bèn đến phần mộ: mộ bằng một cái hang, trước cửa hang có một hòn đá chận lại. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy lăn hòn đá đi. Ma-thê, là em gái kẻ chết, thưa rằng: Lạy Chúa, đã có mùi, vì người nằm đó bốn ngày rồi”.
Mathiơ 26.6-13: “Khi Đức Chúa Jêsus ở làng Bê-tha-ni, tại nhà Si-môn là người phung, có một người đàn bà cầm cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quí giá lắm, đến gần mà đổ trên đầu Ngài đang khi ngồi ăn. Môn đồ thấy vậy, giận mà trách rằng: Sao phí của như vậy? Dầu nầy có thể bán được nhiều tiền và lấy mà thí cho kẻ nghèo nàn. Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đàn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người”.
Mác 14.3-9: “Đức Chúa Jêsus ở tại làng Bê-tha-ni, trong nhà Si-môn là kẻ phung. Ngài đang ngồi bàn ăn, có một người đàn bà vào, đem một cái bình bằng ngọc, đựng đầy dầu cam tòng thật rất quí giá, đập bể ra mà đổ dầu thơm trên đầu Đức Chúa Jêsus. Có vài người nổi giận nói cùng nhau rằng: Sao xài phí dầu thơm ấy như vậy? Vì có thể bán dầu đó được hơn ba trăm đơ-ni-ê, mà bố thí cho kẻ khó khăn. Vậy, họ oán trách người. Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy để mặc người; sao các ngươi làm rầy người mà chi? Người đã làm một việc tốt cho ta. Vì các ngươi hằng có kẻ khó khăn ở cùng mình, khi nào muốn làm phước cho họ cũng được; nhưng các ngươi chẳng có ta ở luôn với đâu. Người đã làm điều mình có thể làm được, đã xức xác cho ta trước để chôn. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, việc người đã làm cũng sẽ được nhắc lại để nhớ đến người”.
Giăng 12.1-8: “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đến thành Bê-tha-ni, nơi La-xa-rơ ở, là người Ngài đã khiến sống lại từ kẻ chết. Người ta đãi tiệc Ngài tại đó, và Ma-thê hầu hạ; La-xa-rơ là một người trong đám ngồi đồng bàn với Ngài. Bấy giờ, Ma-ri lấy một cân dầu cam tùng hương thật, rất quí giá, xức chân Đức Chúa Jêsus, và lấy tóc mình mà lau; cả nhà thơm nức mùi dầu đó. Nhưng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, là một môn đồ về sau phản Ngài, nói rằng: Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đơ-ni-ê đặng bố thí cho kẻ nghèo? -Người nói vậy, chẳng phải lo cho kẻ nghèo đâu, song vì người vốn là tay trộm cắp, và giữ túi bạc, trộm lấy của người ta để ở trong. - Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy để mặc người, người đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn xác ta. Vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở với mình, còn ta, các ngươi không có ta luôn luôn”.
Như tôi hiểu theo thứ tự thời gian của các biến cố nầy, Mary là người đã xức dầu cho chơn của Chúa Jêsus, như đã được ghi lại trong Luca chương 7 (sự viêc nầy Giăng ghi lại trong Giăng 11.20). Sự cố do Luca ghi lại trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay đã diễn ra một thời gian sau sự việc nầy, theo sau cùng là việc sống lại của Laxarơ (Giăng 11), rồi sau cùng là việc xức dầu cho chơn của Chúa Jêsus, để sửa soạn cho việc chôn cất Ngài (Mathiơ 26.6-13;Mác 14.3-9; Giăng 12.1-8). Có người đã giải thích việc Mathiơ nhắc tới nhà của “Simôn người phung” (26.6) và Mác (14.3) đã đề xuất rằng Mathê đã lấy Simôn làm chồng. Một bia mộ được tìm thấy trong khu vực ấy với những cái tên như Simôn, Mathê, Mary, và Laxarơ đã được xem là bằng chứng cho câu chuyện nầy. Theo ý của tôi thì Simôn đã cho phép sử dụng ngôi nhà của ông để đãi ăn vì ngôi nhà nầy rộng rãi hơn, và chính Mathê đã lo phục sự, như đã được tường thuật trong sách tin lành Giăng (song chẳng có nói bữa ăn đã được thết đãi ở nhà của ai).
Căn cứ vào các phân đoạn Kinh Thánh mà Mary và Mathê đã được mô tả trong đó, tôi nghĩ chúng ta có thể suy luận đôi điều về hai người phụ nữ nầy. Mathê rõ ràng là chị lớn trong hai chị em gái. Trong phân đoạn Kinh Thánh Luca chương 10, Mathê được mô tả là chủ tiệc, là người đứng mời Chúa Jêsus đến với gia đình họ. Mathê không những là chị lớn, mà còn là người tháo vát và năng nổ nhất trong hai người. Chính nàng đã đi ra đón Chúa Jêsus sau khi Laxarơ chết, và thông báo cho Ngài biết điều nầy sẽ không xảy ra nếu Ngài đến sớm hơn. Mary sau đó mới lặp lại chính câu nói nầy, không nghi ngờ chi nữa Mary đã bắt chước Mathê, song với một âm điệu khác, theo như tôi đọc thấy, ít nhất là như vậy. Lời lẽ của Mary chỉ chứa có buồn khổ và nuối tiếc mà thôi. Còn lời lẽ của Mathê thì chứa lời quở trách, khi nàng nói: “Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết”. Lẽ ra thì nàng đã nói: “Ngài biết đấy, hết thảy là do lỗi của Ngài thôi!” Cho dù Mathê đã tuyên xưng tin Đấng Christ là Đấng Mêsi rồi, và tin nơi khả năng làm cho người chết sống lại của Ngài (Giăng 11.22-27), nàng đã cảm thấy khó chịu về mùi hôi của mồ mả khi Chúa Jêsus ra lệnh mở cửa mộ ra, và phản ứng của Chúa Jêsus tỏ ra nàng đang thiếu đức tin (Giăng 11.39-40). Trong Luca chương 10, Mathê tỏ ra rất tháo vát và năng nổ. Nàng đã bộc lộ ra cơn giận khi thấy Mary không chịu tới giúp nàng, và nơi sự khích lệ của Chúa Jêsus (hay ít nhất sự khoan dung của Ngài) về cách xử sự của nàng. Toàn bộ phân đoạn Kinh Thánh kết bức tranh nói về Mathê là chị lớn, người có ảnh hưởng (và có lẽ một chút hống hách), là người có ưu thế hơn, và là người hay nói hơn trong hai người.
Có lẽ hai phụ nữ được xem là đối ngược với nhau, căn cứ theo câu chuyện của Giăng nói về sự sống lại của Laxarơ torng chương 11:

Mathê đi đón Chúa Jêsus
Mathê không nói cho Mary biết, Mary còn ở lại nhà
Mathê đứng trước mặt Chúa Jêsus (dường như vậy)
Mary sấp mình xuống nơi chơn của Chúa Jêsus
Mathê nhẹ nhàng trách Chúa Jêsus
Mary đã khóc
Chúa Jêsus nói chuyện với Mathê
Chúa Jêsus đã khóc với (và vì?) Mary
Mary và chơn của Chúa Jêsus
Mathê nổi bực bội vì Mary cứ ngồi nơi chơn của Chúa Jêsus, cứ lắng nghe Ngài dạy dỗ, trong khi gánh nặng về việc dọn bữa hoàn toàn đổ trên nàng. Mary đã làm gì nơi chơn của Chúa Jêsus vậy? Nàng tiếp thu gì ở đó? Tôi nghĩ là tôi biết việc ấy.
Mary luôn luôn có mặt nơi chơn của Chúa Jêsus. Thực vậy, trong mỗi phân đoạn nói về nàng, nàng luôn hiện diện nơi chơn của Chúa Jêsus. Trong Luca chương 7 nàng có mặt ở sau lưng Chúa Jêsus, yên lặng (và kín đáo) rửa chơn Chúa Jêsus bằng nước mắt và mái tóc của nàng. Trong Giăng 11 nàng sấp mình xuống nơi chơn của Chúa Jêsus khi nàng tìm gặp Ngài. Trong Giăng 12 và các phần tương ứng với chương nầy, Mary một lần nữa có mặt nơi chơn của Chúa Jêsus, xức dầu cho Ngài bằng dầu hảo hạng, sửa soạn cho Ngài vì sự chết của Ngài. Tôi tin rằng trong Luca chương 10 nàng đã tìm gặp chính mình tại nơi chơn của Chúa Jêsus, rửa hai chơn ấy sạch hết bụi đất của chuyến đi mà Ngài mới vừa thực hiện. Câu chuyện nói tới việc rửa chơn của Chúa Jêsus cho các môn đồ Ngài trong Giăng chương 13 chiếu sáng trên sự việc nầy, cũng như những lời nói của Chúa Jêsus, mà Luca đã ghi lại trước đó, phán ra cho người dòng Pharisi, là người đã mời Chúa Jêsus đến ăn tối tại nhà của người:
“Đoạn, Ngài xây lại người đàn bà mà phán cùng Si-môn rằng: Ngươi thấy đàn bà nầy không? Ta vào nhà ngươi, ngươi không cho nước rửa chân; nhưng người đã lấy nước mắt thấm ướt chân ta, rồi lấy tóc mình mà chùi. Ngươi không hôn ta; nhưng người từ khi vào nhà ngươi, thì hôn chân ta hoài. Ngươi không xức dầu đầu ta; nhưng người lấy dầu thơm xức chân ta” (Luca 7.44-46).
Mary, tôi tin, đã có mặt nơi chơn của Chúa Jêsus, đã làm từng việc mà ông hoặc bà chủ nhà sẽ phải làm – rửa chơn cho khách của họ. Theo ý của tôi thì Mary không chịu đứng dậy đâu! Mary không thoả lòng công việc ấy được thực hiện quá nhanh. Chúa Jêsus bắt đầu rao giảng, và nàng bị lời lẽ của Ngài cuốn hút lấy. Nàng rất kín đáo, mọi hành động của nàng rất giàu ơn, và Chúa Jêsus rất dễ chịu và khoan khoái, nàng không hề nghĩ tới việc phải đứng lên và lẽn ra sau bếp. Tôi e rằng những người khác trong căn phòng ấy đều nghe thấy tiếng thở dài của Mathê, và tiếng kêu rổn rảng của chén đĩa khi nàng trút đổ cơn giận trong giây phút ấy. Song Mary thì không như vậy. Nàng có đôi mắt chỉ nhìn xem Đấng đã tha thứ cho nàng, và là Đấng yêu thương nàng, khi nàng yêu mến Ngài. Nàng không có lỗ tai nào dành cho tiếng ồn mà Mathê gây ra, mà chỉ dành cho những lời lẽ giàu ơn do Chúa của nàng thốt ra. Bình thường nàng có đầu phục Mathê không? Hôm nay thì không, và Chúa Jêsus rất giàu ơn để cho nàng cứ ở bên chơn Ngài. Tình yêu nồng ấm của người phụ nữ ấy dã làm cho căn phòng phải rực rỡ lên. Có ai dám đề nghị nàng phải ra ngồi chỗ khác, vô luận Mathê có mong muốn như thế nào đi nữa?
Một lời về Mathê
Có vài việc về Mathê mà chúng ta phải lưu ý, trước khi chúng ta xem xét lời lẽ của Chúa chúng ta phán cho nàng.
Thứ nhất, chính Mathê là nhân vật trọng tậm của phân đoạn Kinh Thánh, chớ không phải Mary. Hết thảy chúng ta phải đồng ý rằng Mary là vị anh hùng, nàng là tấm gương, nhưng nàng không phải là nhân vật có ưu thế trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Câu chuyện của Luca không ghi lại một lời nào của Mary hết, và có duy nhất một câu vắn tắt mô tả mọi hành động của nàng (câu 39). Bốn câu còn lại được chia ra giữa các hành động của Mathê (các câu 38, 40) và phản ứng của Chúa Jêsus trước cơn giận của Mathê (các câu 41-42).
Thứ hai, Mathê không phải ganh tỵ vì Mary đã bỏ thì giờ ra với Chúa Jêsus, song giận dữ vì Mary không đến giúp nàng. Có một việc khiến cho tôi phải suy nghĩ về phản ứng của Mathê trước các hành động của Mary: Mathê không phải ganh tỵ đối với Mary, song lại giận dữ đối với Mary. Nếu Mathê có nói: “Lạy Chúa Jêsus, con cũng muốn ngồi nơi chơn của Ngài nữa”, thì đó là một việc. Thế nhưng Mathê đã không nói như thế. Mathê dường như cảm thấy rằng làm việc ở trong bếp là “việc tốt hơn”, không những cho nàng, mà cũng cho Mary nữa. Mathê không có ước muốn mà Mary có, thật đáng buồn làm sao, là ước muốn không làm chi khác hơn là ngồi nơi chơn của Chúa Jêsus, và lắng nghe Ngài dạy dỗ. Đây là “bánh” mà Mathê có ít sự quan tâm tới, hay dường như vậy.
Thứ ba, Mathê không nhìn thấy có nan đề gì trong nàng, song nàng lại đổ thừa cho những người vô tư phạm sai trái. Mathê đã tố cáo cả Mary và Chúa Jêsus phạm sai lầm nghịch lại nàng, và thấy mình vô tội. Chúa Jêsus đã không chịu chấp những cáo buộc của Mathê, thậm chí lãng tránh một cách quyết liệt nữa. Chúa Jêsus đã khen ngợi Mary vì sự lựa chọn mà nàng đã thực hiện và hiểu rõ Mathê đã ở trong chỗ sai lầm.
Thứ tư, không phải sự phục vụ của Mathê là sai, mà chính là thái độ của nàng trong sự phục vụ đó. Tôi không nghĩ phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho rằng cả Mary và Mathê sẽ chịu ngồi nơi chơn của Chúa Jêsus, và chẳng có một bữa ăn nào sẽ được dọn hết. Mathê không sai lầm trong sự phục vụ, nhưng thái độ của nàng trong sự phục vụ rõ ràng là sai lầm. Mathê đã có một chức vụ tiếp đãi, song lại không có tấm lòng của một người tôi tớ.
Thứ năm, điểm thất bại của Mathê, giận dữ, và tánh nóng giận ấy không thể tha thứ được, nhưng ít nhất có thể thông cảm được. Nếu Mary thích ngồi nơi chơn của Chúa là điều dễ hiểu, thì sự chán nản của Mathê cũng dễ hiểu như vậy. Sự ngã lòng không thể tha thứ, song rất dễ thông cảm. Cho phép tôi nhắc cho quý vị nhớ rằng Mathê, là bà chủ của ngôi nhà, đã đối diện với việc phải làm cho một nhóm khá đông người được vui vẻ. Chúng ta biết rằng Chúa Jêsus thường có một nhóm đông người đi kèm. Có thể hình dung được 12 môn đồ có mặt ở đó, chớ chưa nhắc tới một số hay cả thảy 70 môn đồ, và dĩ nhiên, có những phụ nữ cùng đi và cùng nhóm lại với Chúa Jêsus (Luca 8.1-3).
Cách đây nhiều năm, khi em gái tôi lấy chồng, bố mẹ tôi đã tiếp đãi một nhóm đông người tại nhà của họ. Ít nhất 50 hay 60 người đã có mặt ở đó ít nhất cho một bữa ăn. Họ đã hoạch định và dự trù nhiều việc. Vợ tôi, Jeannette đã đóng một vai quan trọng trong buổi tiếp đãi nầy, và nàng có thể xác nhận mọi công việc ở đó. Tôi thu thập từ kinh nghiệm nầy và thấy Mathê tương tự, chẳng có ý nói gì về việc làm đâu. Nàng đã sử dụng mọi sự giúp đỡ mà nàng có thể.
Yếu tố khác trong cơn giận của Mathê khi Mary vắng mặt là một yếu tố thuộc phương diện văn hoá. Trong thời buổi đó (thường là trường hợp trong thế giới Đông phương) những người nam sẽ ngồi xuống trao đổi với “diễn giả” trong khi mấy người nữ lo các “bổn phận nội trợ” của mình. Vì Mary đang có mặt ở “phòng khách”, như Kinh Thánh cho biết, và không có mặt ở trong “bếp” có thể là bất thường đấy. Mathê chẳng ý thức chi về sự Chúa khích lệ Mary cứ ở lại, hoặc, nàng đã thấu suốt việc ấy, là điều sẽ giải thích sự bùng nổ cơn giận của nàng đối với Ngài. Có phải nàng đang nhắc cho Chúa Jêsus biết là Ngài đang “nắm lấy quyền lãnh đạo” ở chỗ nầy không?
Công việc của phụ nữ là ở trong bếp, lo dọn bàn ăn. Công việc của nam giới là trao đổi về thần học trong phòng khách, với Chúa Jêsus. Mary không có quyền, Mathê nhũ thầm, và nếu chúng ta xỏ chơn mình vào đôi giày của nàng, chúng ta sẽ có tư tưởng y như vậy thôi.
Thứ sáu, lời lẽ của Mathê không những phản ảnh một cơn giận, mà còn thiếu sự tôn kính và thiếu sự đầu phục nữa. Mathê đã cho rằng Chúa Jêsus không lo tưởng gì đến nàng, lại còn bỏ qua việc sai trái nơi phần của Mary, và rồi công khai buộc Chúa Jêsus phải nhìn nhận “lầm lỗi” của Ngài không bảo Mary đến phụ giúp chị của mình. Có người cho rằng cách xử sự như vậy là đúng. Nếu Mathê nghĩ rằng Mary không làm theo “vai trò nữ giới” của mình, thì nàng cũng thế thôi.
Phản ứng của Chúa Jêsus trước lời trách của Mathê
Lời lẽ của Chúa Jêsus khi đáp ứng lại với thái độ đối kháng như giông bão của Mathê chẳng biết cái gì là đúng sai hết, song chúng chắc chắn cho chúng ta biết đâu là nan đề chính ở đây. Hãy chú ý vài vấn đề trong lời lẽ của Chúa Jêsus phán cho Mathê.
Thứ nhất, Chúa Jêsus không lấy sự giận mà đáp lại cơn giận của Mathê. Thật là dễ dàng cho Chúa Jêsus phải nổi nóng, hoặc ít nhất có phản ứng chế nhạo đối với Mathê, song chẳng thấy có một dấu vết giận dữ nào hết. Phản ứng của Chúa chúng ta thật rất giàu ơn, và sự quở trách của Ngài quá nhẹ nhàng. Chính lòng thương xót ấy đã kéo Mary ngồi dưới chơn của Chúa Jêsus, và đấy là đặc điểm đánh dấu phản ứng của Chúa Jêsus đối với chị của nàng.
Thứ hai, Chúa Jêsus nhìn thấy Mathê đang ở trong chỗ sai lầm. Những giọt nước mắt và lời trách cứ của nàng, vô luận có thẳng thừng như thế nào, cũng không đặt Chúa Jêsus vào thế thụ động được. Chúa Jêsus chẳng phải gắng sức nhiều để thoát ra khỏi chỗ khó khăn ấy, Ngài cho quyết định của Mary, là một quyết định đúng đắn, và thấy sự bực tức của Mathê là phi lý, và là một triệu chứng cho nhiều nan đề quan trọng hơn. Những lời tố giác và cơn giận dữ tuôn tràn ra, đặc biệt là trong tình trạng mất quân bình (như trường hợp của Mathê), thường để lộ ra nhiều nan đề sâu sắc hơn. Lời lẽ của Chúa chúng ta sẽ chỉ ra những nan đề nầy.
Thứ ba, phản ứng của Chúa Jêsus rất rõ ràng trong sự Ngài từ chối không chấp nhận gán chồng thêm “vai trò của phụ nữ” trên cả Mary và Mathê. Mary và Mathê cả hai đều là phụ nữ, song chẳng có điều gì trong lời lẽ của Chúa Jêsus xử lý với họ vì là nữ giới hết. Không những Mary được tự do ngồi và học hỏi nơi chơn của Chúa Jêsus, nàng lại được khen ngợi vì có mặt ở đó. Mathê không bị cản trở hay quở trách vì mãi lo phục vụ, mà chỉ nài xin để cho Mary lo phụ giúp. Chúa Jêsus xử lý với hai phụ nữ nầy như những cá nhân.
Thứ tư, Chúa Jêsus xử lý với các thái độ của hai người nữ nầy hơn là xử lý với hành động của họ. Mathê bị quở trách vì các thái độ không đúng của nàng vì đã “chịu khó và bối rối về nhiều việc”. Trong khi Mary được tình yêu thương, lòng biết ơn, và niềm vui mừng thanh sạch tác động, còn Mathê lại tất tả với một lượng căng thẳng và lo lắng. Đây không phải phương thức để hầu việc Chúa của nàng.
Thứ năm, Chúa Jêsus chỉ ra nan đề với những điểm then chốt của Mathê. Mary đã chọn phần “tốt” và “cần” (câu 42); Mathê thì mệt mỏi và lúng túng bởi có quá “nhiều việc” (câu 41). Đâu là việc “tốt”, đâu là việc “cần” mà Mary đã lựa, còn Mathê thì không? Nói vắn tắt, tôi nghĩ rằng “việc tốt hơn” là ở trong Đấng Christ, để rút tỉa năng lực và sự dạy dỗ từ nơi Ngài. Việc tốt là được dạy dỗ tại nơi chơn của Chúa. Nếu có một yếu tố nào trong địa vị làm môn đồ, trở thành người học hỏi mới chính là yếu tố đó, và đây là điều Mary đã lựa chọn. Mathê cứ mãi mê lo phục sự Chúa Jêsus, còn Mary thì mãi mê với chức vụ của Chúa Jêsus. Trong phần phân tích sau cùng, Ngài không cậy vào việc làm của chúng ta đối với Ngài, song đời sống của chúng ta trong Ngài đều hoàn toàn nương vào chức vụ của Ngài đối với chúng ta. Trong khi tìm cách để phục vụ Chúa Jêsus, Mathê đã cản trở sự trưởng dưỡng của Chúa Jêsus trong đời sống nàng, và nàng muốn em mình cũng bị cản trở giống như vậy nữa.
Thứ sáu, Chúa Jêsus chỉ ra nan đề trách nhiệm. Mathê đã vượt quá các lãnh vực trách nhiệm của nàng. Nói cách đơn giản, Mathê chỉ chịu trách nhiệm về thái độ, trong sự phục vụ của nàng. Mathê đã cơi rộng trách nhiệm của mình trước “nhiều việc”, là những việc không phải là của nàng. Nàng cảm thấy có trách nhiệm điều khiển việc làm của Mary, và thậm chí buộc các trách nhiệm của Chúa chúng ta nữa (bằng cách buộc Ngài quở trách Mary). Nàng bắt đầu gắn trách nhiệm cho nhiều người khác, trong khi đó lại chẳng biết chi về trách nhiệm của mình hết.
Kết luận
Trước hết chúng ta tìm cách hiểu rõ sự cố nầy cùng ý nghĩa của nó theo nội dung có trong sách tin lành Luca. Thánh Linh Đức Chúa Trời đang dạy dỗ chúng ta điều gì ở đây, tại chỗ nầy trong luận điểm của Luca về đời sống của Đấng Christ? Tôi tin câu chuyện nầy đang chỉ ra nhiều việc mà Luca đang muốn nhấn mạnh khi lên tới chỗ nầy, cũng như chỉnh đốn bất kỳ những quan niệm nào đúng. Tôi tin qua sự kiện nầy, Luca đang chỉ ra địa vị môn đồ thật có ý nghĩa như thế nào. Tầm quan trọng của địa vị môn đồ không đặt ở sự hầu việc của chúng ta đối với Đấng Christ, mà là tìm gặp sự trưởng dưỡng của chúng ta trong Đấng Christ. Quan trọng không phải là trở thành Mathê, mà là Mary. Địa vị môn đồ không phải là cứ mãi mê với bổn phận, mà là tin kính vui mừng đối với và nương cậy nơi Đấng Christ.
Câu chuyện của chúng ta cũng là bằng chứng chỉ ra những điểm đặc biệt đánh dấu Chúa chúng ta và cũng đánh dấu các môn đồ của Ngài. Một trong các đặc điểm đó: ấy là được nâng đỡ và được vững vàng bởi Lời của Đức Chúa Trời như ngược lại với việc tìm kiếm sức lực của chúng ta từ sự trưởng dưỡng của đời nầy, nghĩa là đồ ăn. Trong sự Satan cám dỗ Chúa chúng ta hoá đá thành bánh, đáp ứng của Chúa chúng ta là: “Có chép rằng: Loài người được sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi” (Luca 4.4).
Về sau cũng chính trong chương nầy, khi các môn đồ tìm gặp Chúa Jêsus trong lúc cầu nguyện, họ đã thúc giục Ngài nên trở lại nơi mà Ngài đã sinh sống, vì có nhiều người đang trông đợi Ngài đến chữa lành cho họ. Lời dáp của Chúa Jêsus đã bày tỏ ra điểm ưu tiên một của Lời Đức Chúa Trời trong việc làm thoả mãn các nhu cần về phần xác của con người:
“Vừa rạng ngày, Ngài ra đi đến nơi vắng vẻ, một đoàn dân đông kéo đi tìm Ngài. Họ theo kịp, giữ Ngài ở lại, không muốn để Ngài đi. Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Ta cũng phải rao Tin Lành của nước Đức Chúa Trời nơi các thành khác; vì cốt tại việc đó mà ta được sai đến. Vậy Ngài giảng dạy trong các nhà hội xứ Ga-li-lê” (Luca 4.42-44).
Trong sách tin lành Giăng, chỗ nhấn mạnh về việc rút tỉa phần dinh dưỡng từ Đấng Christ được thấy có ở đây, song lần nầy khi sử dụng phép loại suy về nhánh thì thấy nhánh có sự sống của nó từ gốc nho:
“Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn. Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta đã bảo cho. Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy. Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó. Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy” (Giăng 15.1-8).
Trong sách tin lành Mathiơ, tiếp thu từ Chúa Jêsus không những là được dạy dỗ, mà được dạy dỗ là một phương thức ngăn ngừa con người tránh được những việc lúng túng giống như Mathê. Tiếp thu từ Đấng Christ là chìa khoá tìm gặp sự yên nghỉ ở trong Ngài:
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng” (Mathiơ 11.28-30).
Về sau, trong sách Công vụ các sứ đồ (Luca cũng là tác giả), chúng ta nhìn thấy điểm ưu tiên một của Lời Đức Chúa Trời nhấn mạnh vấn đề nầy:
“Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ, vì những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày. Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng: Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Vậy, anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho. Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo. Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Ê-tiên, là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-no, Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la, là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu-đa; và trình bảy người đó cho các sứ đồ; các sứ đồ cầu nguyện rồi, thì đặt tay lên. Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa” (Công vụ các sứ đồ 6.1-7).
Tân ước có nói nhiều về điểm ưu tiên một của Lời Đức Chúa Trời trong đời sống của Cơ đốc nhân và trong sự sống của Hội thánh nữa. Như có người nói, ấy không phải chúng ta “thờ lạy Kinh Thánh”, mà đúng hơn là vì chúng ta thờ lạy Lời hằng sống, là Đức Chúa Jêsus Christ, chúng ta tương giao với Ngài và tìm kiếm sự trưởng dưỡng từ Ngài qua Lời của Ngài. Bằng cách nhấn mạnh Lời của Đức Chúa Trời trong đời sống của Cơ đốc nhân tôi không muốn nói rằng chúng ta đang ngồi bên chơn Chúa Jêsus giống như Mary đã làm bằng cách ngồi suốt một bài giảng. Ngồi bên chơn Chúa chúng ta, tiếp thu từ Lời của Ngài, được dẫn dắt bởi các giáo sư đầy ơn, chúng ta đang ngồi bên chơn Chúa Jêsus khi cá nhân chúng ta nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời.
Tới điểm nầy tôi muốn chân thành nói với quý vị. Trong khi tôi tin Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ dạy dỗ, tôi thường bị cám dỗ mà quên đi phần nghiên cứu và chịu khó neo mình bên Lời Đức Chúa Trời bằng cách tìm các phương thức khác để hầu việc Đức Chúa Trời. Theo nội dung của phân đoạn Kinh Thánh, tôi thấy thật dễ dàng ở trong bếp với Mathê hơn là ở trong phòng khách với Mary, ở bên Chúa Jêsus. Chúa Jêsus có nhiều việc khó nói, nhiều việc mà các môn đồ không muốn nghe, như sự dạy của Chúa Jêsus liên quan tới sự chối bỏ và sự chết của Ngài. Hầu việc Đức Chúa Trời thường là một lý do dể bào chữa cho việc không nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta phải tỉnh thức đừng để cho một việc tốt như phục vụ lấn lướt một việc tốt hơn, là ở trong Đấng Christ qua Lời của Ngài.
Nhưng làm sao chúng ta nói được ở trong Ngôi Lời là quan trọng hơn, “tốt” hơn là hầu việc Ngài? Chúng ta có thể nói ra điều nầy vì ở trong Đấng Christ qua Lời của Ngài cung ứng cho chúng ta hai phần: động lực và phương tiện cho sự hầu việc Ngài. Phục vụ không kết quả do không nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, mà sự nghiên cứu chân thành Kinh Thánh sẽ tạo ra sự hầu việc. Giống như một nhánh không thể kết trái bằng bất kỳ một phương tiện nào khác hơn là cứ ở trong gốc nho, cũng một thể ấy chúng ta không thể tạo ra trái nếu không ở trong Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài.
Tôi tin phản ứng mạnh mẽ của Mathê trước việc Mary không hiệp tác với nàng lo bếp núc là cách biểu lộ ra một nan đề quan trọng trong đời sống của nàng. Tôi tin nan đề của nàng có thể được tóm tắt lại theo cách nầy: MATHÊ SAI LẦM TRONG ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÌNH TRONG cÁC GIỚI HẠN PHỤC VỤ CỦA NÀNG.
Mathê cảm thấy sự phục vụ của nàng quá quan trọng đến nỗi phải buộc cả Mary đến phụ giúp mình, chứ không cần phải ngồi học nơi chơn của Cứu Chúa. Mathê cũng quá đáng trong phản ứng của mình đến nỗi nàng đã cáo Chúa cũng sai khi không cung ứng cho nàng phần “giúp đỡ” mà nàng có cần trong phần hành của mình.
Tôi không nghĩ Mathê quá tự ái về phần hành của mình nếu nàng không có “ý nghĩa trong cuộc sống” để đầu tư vào đó. Căn bếp là khu vực duy nhất nằm dưới quyền của Mathê. Chính bởi việc lo dọn các bữa ăn và tỏ ra lòng mến khách mà Mathê thấy mình có giá trị hơn những người khác. Khi các hành động của Chúa Jêsus đe doạ khả năng lo liệu của nàng trong lãnh vực nầy, nàng đã phản ứng quá mạnh. Mathê thấy phần hành của mình đối với bản thân là có giá trị rất nhiều. Nàng không thể gạt phần hành đó qua một bên để lo việc gì khác, cho dù để ngồi học hỏi bên chơn Chúa Jêsus. Và nàng cũng không cho phép Mary gạt việc ấy qua một bên.
Thật là ngạc nhiên khi có nhiều Cơ đốc nhân đạt tới chỗ đoạn tuyệt công ăn việc làm của họ, để góp phần vào sự cứu rỗi, không cứ cách nào đó họ tưởng rằng chức vụ của họ quyết định tầm quan trọng của họ đối với Đức Chúa Trời, hoặc ít nhất là đối với nhiều người khác. Kinh Thánh không dạy như vậy đâu, vì các ân tứ thuộc linh, chức vụ, và cấp độ hiệu quả của chúng ta tất cả đều do Đức Chúa Trời ban cho (I Côrinhtô 12.4-6). Người nào có chức vụ quan trọng không thể xem mình quá cao hơn những người có chức vụ kém quan trọng hơn. Chỉ cần chúng ta trung tín trong việc sử dụng ân tứ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, trong phạm trù mà Ngài đã đặt để chúng ta.
Trải qua nhiều năm tháng tôi đã nhìn thấy nhiều thanh niên bước vào thần học viện rồi gắng sức trở thành Mục sư chỉ vì họ (được các Cơ đốc nhân khác bảo hay dạy như thế) tin rằng đây là một chức vụ quan trọng, chức vụ nầy khiến cho họ ra quan trọng hơn nhiều người khác. Tôi nghĩ sự sai lầm nầy đang nằm dưới sự phấn đấu mà nữ giới gặp gỡ trong “vai trò của phụ nữ” đã được dạy dỗ trong Kinh Thánh. Tại sao có một số phụ nữ gò bó quá, chẳng lẽ họ không thể dạy dỗ hay lãnh đạo nam giới chăng? Vì, tôi e, họ nghĩ đây là những chức vụ quan trọng hơn, những chức vụ khiến họ ra quan trọng hơn nhiều người khác. Khi chúng ta suy nghĩ theo cách nầy, chức vụ trở thành ông chủ của chúng ta, như trường hợp của Mathê. Khi chúng ta suy nghĩ theo Kinh Thánh, Chúa của chúng ta tức là chức vụ của chúng ta, như Ngài đối với Mary vậy.
Tôi thấy rất là lý thú khi cho rằng tầm quan trọng của chúng ta không được tính theo sự phục vụ của chúng ta, chúng ta bằng lòng chấp nhận cả hai phần “thành công” và “thất bại” trong chức vụ như đến từ Đức Chúa Trời. Giăng Báptít đã vui mừng khi chức vụ ông kết thúc, vì ông đã đóng xong vai trò của mình rồi, và Chúa đã được hiển vang. Phaolô xử lý với nhiều điều đảo điên trong đời sống của ông, và ông đã xem chúng như đến từ tay của Chúa toàn năng, và ông có thể vui mừng, thậm chí trong các hoàn cảnh tệ hại nhất (đối chiếu Công vụ các sứ đồ 16.25; II Côrinhtô 6; Philíp).
Lời lẽ của Chúa chúng ta nói với Mathê cho chúng ta thấy tầm quan trọng của chức vụ chúng ta gần như không quan trọng bằng động lực của chức vụ ấy. Động lực của con người sẽ được tỏ ra trong ngày phán xét, và chức vụ của chúng ta không nên bị chúng ta xét đoán trong lúc bây giờ (đối chiếu I Côrinhtô 4.1-5). Chúng ta phải ý thức rõ rệt về việc tìm cách lượng tính giá trị chức vụ của chúng ta, một khi sự đánh giá nầy chỉ có Đức Chúa Trời mới xét đoán chính xác mà thôi.
Tôi được nhắc nhớ về điều nầy tuần qua, về công tác vượt bực đã được làm ra bởi Gordon MacDonald, trong quyển sách “Odering Your Private World” của ông. Ông đang làm một công việc rất xuất chúng khi nêu lên nét khác biệt giữa người “được gọi” và người “gắng sức”. Tôi tin câu chuyện ấy đã cung ứng cho chúng ta thuật ngữ của MacDonald, chúng ta sẽ nghĩ tới Mary như người được “gọi” và Mathê là người “gắng sức” vậy. Tôi muốn thay đổi những cái nhãn hiệu ấy và thêm vào một loại nữa. Tôi muốn nghĩ tới các Cơ đốc nhân như đang rơi vào một trong ba phạm trù nầy: (1) người biết đầu phục (người “được gọi”), (2) người bị ép buộc (người “gắng sức”), và (3) người tự mãn. Xin cho phép tôi tóm tắt ngắn gọn mỗi phạm trù theo biểu đồ dưới đây:
NGƯỜI BIẾT ĐẦU PHỤC,
NGƯỜI BỊ ÉP BUỘC VÀ NGƯỜI TỰ MÃN
NGƯỜI BIẾT ĐẦU PHỤC
NGƯỜI BỊ ÉP BUỘC
NGƯỜI TỰ MÃN
Cao độ, song động lực không đúng
Động lực đúng
Không bị tác động
Bị tác động bởi sở thích riêng: thành đạt – quyền lực – khen ngợi – sợ hãi / tội lỗi
Tác động đúng: yêu thương – vui mừng – có ơn
Bị tác động bởi sở thích riêng (hay không bị tác động về mặt thuộc linh): khoái lạc – thế gian
Có cái nhìn tôn giáo
Ít lo lắng về bề ngoài, mà chỉ tìm ơn của Chúa

Kết quả / định hướng thành công
Tôi tớ / trung tín
Tránh định hướng
Tạo ra sự định hướng
Định hướng con người
Tránh định hướng
Muốn sử dụng Đức Chúa Trời
Muốn được Đức Chúa Trời sử dụng
Muốn được phước, muốn Đức Chúa Trời làm cho vui mừng luôn
Người biết đầu phục là người kính sợ, tình yêu và niềm vui của người đang thúc đẩy họ phục vụ cách trung tín. Người bị ép buộc phải phục vụ, song vì những động lực sai trái, dù là tội lỗi, sợ hãi, hay nhu cần tán thưởng của ai đó. Người tự mãn thì chẳng quan tâm gì hết. Tình cảnh thì nguội lạnh, lòng trung thành của họ bị phân tán.
Nỗi sợ của tôi trong phân đoạn Kinh Thánh nầy: ấy là người nào tự mãn sẽ biết ơn mà nói “Amen” với mọi điều họ nghĩ là mình đã có, vì vậy họ xin miễn không làm việc gì khác, mà chỉ có ngồi nghe mà thôi. Có quá nhiều người nữ lo liệu rồi. Mary, tôi muốn nói là đang phục vụ khi nàng đang ngồi nghe. Tôi tin nàng đang rửa chơn, cũng y như Mathê đang phục vụ trong bếp vậy. Cái khác biệt giữa Mary và Mathê không phải là người nầy mãi lo phục vụ còn người kia thì không, mà người nầy lo phục vụ xuất phát từ niềm vui và tình thương, còn người kia xuất phát từ nhu cần phục vụ bị ép buộc, vì lợi ích riêng của mình. Chúng ta hãy nên giống như Mary, hầu việc Chúa với tấm lòng thanh sạch, xuất phát từ lòng biết ơn, chớ không phải do tội lỗi hay sợ hãi hoặc bị ép buộc.
Có một việc mà tôi muốn trình bày khi kết thúc. Chẳng có chỗ nào tốt hơn, chẳng có chỗ nào chúng ta được hoan nghênh hơn là ở tại chơn của Chúa chúng ta. Khi chúng ta sấp mình xuống dưới chơn Ngài, chúng ta thừa nhận sự cao cả, quyền phép và sự nhơn từ của Ngài và nhu cần của chúng ta. Khi chúng ta sấp mình xuống nơi chơn Ngài, chúng ta hản ảnh sự đáp ứng của loài thọ tạo trước mặt Đấng Tạo Hoá. Không một tội nhân nào trong Tân ước tôi thấy họ ngần ngại chẳng chịu đến nơi chơn của Chúa Jêsus cả. Người nào tự xưng công bình chỉ tìm thấy cái chết ở đó, vì sự kiêu ngạo và dốt nát của họ, nhưng tội nhân tìm gặp nơi chơn của Chúa Jêsus, một nơi tiếp đón nồng nhiệt. Quý vị luôn luôn được tiếp đón nồng nhiệt nơi chơn của Ngài.
Nhưng tôi phải nói rằng hết thảy nhân loại một ngày kia sẽ thấy họ đang ở nơi bệ chơn của Chúa Jêsus. Các thánh đồ của Ngài, những người đem lòng tin cậy nơi Ngài để được cứu, sẽ có mặt nơi bệ chơn của Ngài trong thờ phượng, trong sự tôn kính và ngợi khen. Còn người nào chối bỏ Ngài cũng sẽ có mặt nơi bệ chơn của Ngài, hay chính xác hơn, ở dưới bệ chơn của Ngài. Khi tôi kết thúc sứ điệp nầy, xin cho phép tôi nhắc cho quý vị nhớ chính mình Đức Chúa Trời đã phán với mọi kẻ thù của Đấng Christ:
“Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi” (Thi thiên 110.1).
Nguyện quý vị chạy đến nơi chơn của Ngài ngay bây giờ, giống như Mary, trong sự khiêm nhường, trong sự nương cậy, và trong sự tôn kính, vì chính Ngài và chỉ một mình Ngài là Đấng tiếp đón và giải cứu hạng tội nhân, và là Đấng thúc giục họ học hỏi từ nơi Ngài, ách Ngài rất dễ chịu và gánh của Ngài rất nhẹ nhàng (Mathiơ 11.28-30).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét