Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 5.16-21: "Mối giao thông liên tục"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Mối giao thông liên tục
I Giăng 5.16-21
1. Chiếc Queen Mary là chiếc tàu lớn nhất băng qua các đại dương khi nó được hạ thủy vào năm 1936. Qua bốn thập niên và Chiến Tranh Thế Giới, nó đã dự phần cho tới khi nó về hưu, neo đậu như một khách sạn và viện bảo tàng nổi ở Long Beach, California. Trong suốt cuộc chuyển dời, ba ống khói cao của nó đã được gỡ ra. Chúng cần được cạo sạch và sơn phết lại. Tuy nhiên, chúng bị nát vụn ra khi được đưa vào xưởng. Gần như chẳng có gì của cái đĩa thép 3/4-inch còn lại ở chỗ mấy cái ống khói được dựng lên. Phần lớn những gì còn chừa lại là hơn 30 túi thuốc màu đã được sử dụng qua nhiều năm trời. Thép đã bị gỉ đi nhiều. Trên bề mặt của mấy cây cột to lớn đó, mọi sự dường như có hình thù chiếc tàu, nhưng thực tế tình trạng của chúng rất khác biệt với vẽ bề ngoài của chúng. Cái điều đáng kinh ngạc nhất, ấy là chúng đã đã được chế tạo từ lâu rồi mà không ngã xuống cách thê thảm trên boong tàu và hành khách ở bên dưới. Sức mạnh của bề mặt chúng có đủ để đưa chúng trải qua nhiều năm tháng trên các đại dương mãnh liệt nhất. Sự chòng chành của những lượn sóng hay sự va đập của các ngọn gió cũng không đánh hạ được chúng. Khả năng ở bề mặt có thể chịu đựng những trận bão, nhưng chúng lại thất bại dưới sự kiểm tra.
2. Nhiều tín đồ có các điểm chung với mấy cái ống khói của chiếc tàu Queen Mary. họ có khả năng ở bề mặt. Trông họ rất okay ở bề ngoài và có thể dễ nhìn trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, gánh nặng của nhiều năm tháng và chấn thương của nhiều cơn bão trong cuộc sống đã làm cho họ suy yếu đi tới mức họ sẽ chắc chắn ngã quỵ đi trong một đám mây bụi gỉ sét. Một cuộc hôn nhân lâu dài kết thúc trong ly dị cay đắng. Một cơn nghiện gióng lên tiếng chuông sau cùng của nó. Những sai lầm về luân thường đạo lý kết quả trong sụp đổ về tài chính. Những suy sụp đạo đức phải trả giá trong chỗ mất ơn công khai. Thật là thê thảm khi thấy một tín đồ sa ngã nhưng việc nầy luôn xảy ra bất cứ thời điểm nào. Thắc mắc là: chúng ta tránh né một sự suy sụp về mặt thuộc linh bằng cách nào?
3. Đây là phân đoạn sau cùng trong sách I Giăng. Xuyên suốt thư tín nầy, chúng ta đã được dạy dỗ nhiều lần về tính cần thiết của không những MỐI QUAN HỆ mà còn MỐI GIAO THÔNG với Đức Chúa Trời. Được cứu đem lại sự sống ĐỜI ĐỜI, còn mối giao thông mật thiết cung ứng cho sự sống DƯ DẬT. Chìa khoá cho việc tránh né sự sụp đổ là mối giao thông không dứt, liên tục với Đức Chúa Trời.
4. Khi bạn lập gia đình, bạn đã bắt đầu một mối quan hệ. Lúc đầu có nhiều mối tương giao lắm. Tuy nhiên, nếu bạn không quạt lên những ngọn lửa mật thiết, sẽ có những hậu quả khốc liệt trong mối quan hệ.
5. Trong phân đoạn sau cùng nầy, Giăng cung ứng cho chúng ta bốn chìa khoá sau cùng cho việc quạt lên những ngọn lửa mật thiết với Đức Chúa Trời.
I. Nhìn biết tính hủy diệt của tội lỗi (các câu 16-17).
A. Một số tội lỗi dẫn tới sự chết.
1. Trong các câu 16-17, Giăng viết ba lần về "tội không đến nỗi chết" và một lần về "tội đến nỗi chết" cũng như trách nhiệm của chúng ta là phải cầu thay cho những kẻ bị kéo vào vòng tội lỗi. Vì quan niệm về "tội đến nỗi chết" rất hấp dẫn, cho nên chúng ta hãy xem xét nó trước hết.
2. Tội lỗi luôn luôn đem lại sự chết. Rôma 6.23 đặt biệt nói: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết". Đóng ngoặc: "Vì chúng ta phạm tội chúng ta ngã chết". Trong Vườn Ê-đen, Đức Chúa Trời bảo A-đam: "nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết" (Sáng thế ký 2.17). Ở sự Sa Ngã, Ađam đã chết về mặt thuộc linh ngay tức khắc, nhưng tội lỗi của ông cũng chắc chắn đem lại sự chết về phần xác.
3. Ở đây trong I Giăng 5, vị sứ đồ cảnh cáo chúng ta phải biết rõ rằng dù mọi tội của chúng ta chắc chắn gây ra sự chết theo phần xác, có một số tội gây ra sự chết về phần xác ngay tức khắc.
4. Một số tín đồ ngã chết trước thời điểm của họ. Họ bất tuân, loạn nghịch và từ chối không nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời ở một điểm mà họ không còn phục vụ cho các mục đích của Ngài ở trên đất nữa, vì vậy Ngài cất họ về quê hương ở trên trời. Điều nầy không có ý nói Ngài không yêu thương họ đâu; nói như vậy có nghĩa là Ngài không thể sử dụng họ được nữa.
5. Trên hết mọi sự, Đức Chúa Trời ao ước MỐI GIAO THÔNG với con cái của Ngài. Nếu chúng ta không giao thông với Ngài ở đây trên đất, có thể Ngài sẽ cất chúng ta về quê hương một cách sớm sủa để Ngài có mối giao thông với chúng ta ở trên trời.
6. Có nhiều bài giảng hôm nay về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, tuy nhiên có ít bài giảng nói tới sự nghiêm khắc trong tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu chúng ta nhiều đến nỗi Ngài từ chối không để cho chúng ta ném bỏ đời sống của mình đi. Ngài sẽ không để cho chúng ta hủy diệt đời sống của mình và đời sống của nhiều người khác, vì vậy trước hết Ngài phải cất chúng ta về quê hương. Chúng ta cần phải biết rõ không những tình yêu của Đức Chúa Trời mà còn phải biết rõ những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời nữa!
7. Có thể bạn bị cám dỗ mà nghĩ rằng: "Tôi biết điều nầy là sai, nhưng tôi chỉ làm tổn thương bản thân mình thôi mà". Nói như thế thì chẳng thật đâu. Là một tín đồ, không những bạn có quan hệ với Đức Chúa Trời, mà còn quan hệ với cả gia đình của Ngài nữa kìa. I Côrinhtô 12.26 chép: "Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng".
B. Một số trường hợp tội đến nỗi chết.
1. Dân số ký 3.4 thuật lại về hai con trai đầu tiên của Arôn , NAĐÁP và ABIHU họ đã "thác trước mặt Đức Giêhôva khi hai người dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Giêhôva". Họ đã lệch lạc khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng.
2. Dân số ký 16 thuật lại về CÔRÊ là người lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại Môise và Arôn. Đức Chúa Trời đã khiến cho đất phải nứt ra và nuốt lấy ông ta cùng hết thảy những kẻ chạy theo ông ta.
3. Dân số ký 20 chép rằng ngay cả MÔISE đã nổi loạn khi ông đập vào hòn đá thay vì chỉ nói cùng nó theo như Đức Chúa Trời muốn. Ông nói: "Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?" Đức Chúa Trời đã phán trong câu 12: "Bởi vì hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà ta đã cho nó đâu" (đối chiếu 20.1-13). Ông không chết ngay tức khắc, nhưng ông đã chết sau đó một thời gian ngắn.
4. Giôsuê 7 dạy rằng ACAN đã nổi loạn khi ông ta vi phạm mạng lịnh của Đức Chúa Trời không được chiếm lấy bất cứ thứ gì từ sự hủy diệt thành Giêricô. Israel đã thất trận tại thành Ahi vì ông ta giấu một cái áo đẹp, một số bạc vàng dưới trại của mình. Ông ta đã bị ném đá và thi thể bị thiêu cháy đi.
5. II Samuên 6 nói tới UXA là người đã chạm vào Hòm Giao Ước khi nó được dời đi. Câu 7 chép: "Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va bèn nổi phừng cùng U-xa; Đức Chúa Trời hành hại người vì cớ lầm lỗi người, và người chết tại đó, gần bên hòm của Đức Chúa Trời".
6. Công vụ Các Sứ đồ 5 thuật lại về ANANIA và SAPHIRA, họ đã nói dối với các vị sứ đồ về tiền bạc đã nhận từ chỗ bán đất đai. Họ đã đánh hạ cùng lúc, bị đem đi chôn vì sự dối trá đó.
7. I Côrinhtô 11 dạy rằng có người trong HỘI THÁNH CÔRINHTÔ phạm thượng Tiệc Thánh của Chúa. Câu 30 chép: "Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ".
C. Có tội vẫn còn đến nỗi chết.
1. Có người sẽ nói: "Thưa Mục sư, ông có thực sự tin rằng điều nầy vẫn còn xảy ra không?" Có chứ! Chúng ta thường không công nhận các lý do của việc chịu khổ và ngã chết vì chúng ta không ý thức được các hoàn cảnh.
2. Trong những trường hợp mà tôi đã nhắc đến, các tội lỗi chẳng giống nhau đâu. Vậy thì điều chi biến tội lỗi thông thường thành "tội đến nỗi chết"? Vấn đề, ấy là sự bất tuân và loạn nghịch có tính toán trước mặt Đức Chúa Trời với sự hiểu biết rõ ràng làm như vậy là sai.
3. Sự chết không luôn luôn đến ngay tức khắc, nhưng đôi khi nó đến đấy. Không phải mọi thứ bệnh tật và không phải tất cả những cái chết chưa đến tuổi trưởng thành là vì tội lỗi cố ý đâu, nhưng có người cố ý đấy.
D. Một số tội không đến nỗi chết.
1. Ba lần trong hai câu nầy, Giăng nói cho chúng ta biết có "tội không đến nỗi chết". Phần lớn tội lỗi của chúng ta đều rơi vào phạm trù nầy. Có khi chúng ta phạm tội từ chỗ thiếu hiểu biết hay do thói quen đã ăn sâu. Chúng ta cần phải "xưng ra" những tội nầy và nhận lãnh sự tha thứ và thanh tẩy (1.9).
2. Có thể bạn thắc mắc: "Làm sao ông biết một tội không phải là tội đến nỗi chết?" Bạn vẫn còn đang thở đấy thôi!
3. Câu 17 chép: "Mọi sự không công bình đều là tội". Tất cả tội lỗi đều gây hại và có tính hủy diệt, nhưng không phải tất cả tội lỗi đều đến nỗi chết ngay tức khắc.
E. Tất cả tội lỗi đều đòi hỏi sự cầu nguyện của chúng ta.
1. Trọng tâm của mấy câu nầy không nhắm nhiều vào tội lỗi như nó nhắm vào sự cầu nguyện. Giăng nói: "Vì có kẻ THẤY anh em mình phạm tội, mà tội không đến nỗi chết, thì hãy CẦU XIN, và Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho, tức là ban cho những kẻ phạm tội mà chưa đến nỗi chết". Khi chúng ta THẤY chúng ta cần phải CẦU XIN Đức Chúa Trời vùa giúp cho trong sự cầu nguyện.
2. Nếu tôi có một chứng bịnh khủng khiếp nhưng chưa trình cho bác sĩ biết, bạn sẽ làm gì? Nếu bạn yêu mến tôi bạn sẽ sắp xếp lo liệu cho tôi, đưa tôi đến bịnh viện và làm mọi sự để cứu lấy sức khoẻ của tôi.
3. Thế thì tại sao khi chúng ta thấy một tín hữu bị kéo vào trong tội lỗi, chúng ta lại nói: "Đấy là việc của hắn, chớ không phải việc của tôi?" Chúng ta có thái độ như thế vì chúng ta không yêu mến như chúng ta đáng phải có.
4. Tony Evans nói câu nầy có nghĩa như vậy khi chúng ta thấy một anh em bị kéo vào trong tội lỗi, chúng ta cần phải "trình với Đức Chúa Trời về người!" Chúng ta cần phải cầu thay cho người ấy để người ấy không đi quá đà. Chúng ta cần phải cầu nguyện để người anh em đang "phạm tội không đến nỗi chết" để tội lỗi của người ấy không trở thành một "tội đến nỗi chết".
5. Tuần qua chúng ta đã học biết rằng Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe và đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta cầu nguyện "theo ý muốn Ngài". Tuần qua chúng ta đã học biết về sự cầu nguyện cho bản thân mình; tuần nầy chúng ta học biết cầu nguyện cho tha nhân.
6. Cầu nguyện theo cách ích kỷ rất là dễ dàng. Có thể bạn đã nghe nói về thiếu nữ kia đã cầu nguyện: "Lạy Chúa, con cầu thay cho người mẹ kỳ diệu của con. Con cầu xin rằng Ngài sẽ ban cho bà ấy một đứa con rễ thật đẹp trai, thật giàu có".
7. Mối quan tâm của chúng ta, ấy là một anh em phạm tội sẽ được phục hồi lại. Galati 6.1 chép: "Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng".
8. Chúng ta phải cầu nguyện điều chi đây? Chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời sẽ làm bất cứ điều chi phải làm để phục hồi lại người anh em của chúng ta đang phạm tội kia.
9. Bậc trưởng lão của Hội Thánh đặc biệt phải cầu thay cho người anh em đang phạm tội. Chúng ta hãy xét qua Giacơ 5.13-20. Tuy nhiên, điều nầy không hẳn dành cho bậc trưởng lão đâu. Hết thảy chúng ta đều phải trở thành các đại biểu của ân điển và sự phục hoà.
10. Dường như là khi chúng ta thành khẫn cầu thay cho người anh em đang phạm lỗi kia, có thể người ấy nhận được một lượng ân sũng của Đức Chúa Trời vì cớ những lời cầu nguyện chân thành của những kẻ đang ở trong mối giao thông với Đức Chúa Trời.
II. Tránh những cái nắm chặt của kẻ thù (các câu 18-19).
A. Bổn tánh mới của chúng ta là vô tội, nhưng xác thịt của chúng ta vẫn còn sai sót (câu 18).
1. Giăng nói: "Chúng ta biết rằng ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì hẳn chẳng phạm tội". Khi bạn được sanh lại, bạn đã nhận được một bổn tánh mới. II Côrinhtô 5.17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Người được dựng nên mới trong bạn không phạm tội.
2. Tuy nhiên, bạn là con người mới, bổn tánh mới nầy vẫn còn được bọc trong xác thịt, mà xác thịt thì yêu mến tội lỗi. Đấy là lý do tại sao bao lâu chúng ta sống trong loại thân thể nầy, chúng ta sẽ vật vã với sự cám dỗ mà phạm tội.
3. Hãy gạch dưới phần nầy: "nhưng ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì tự giữ lấy mình". "Tự giữ lấy mình" có nghĩa là "nắm chặt, đứng canh". Cơ đốc nhân nào ao ước mối giao thông liên tục với Đức Chúa Trời phải luôn canh chừng và cảnh giác về sự cám dỗ và tội lỗi cá nhân.
4. Israel đã được giải phóng ra khỏi Ai cập, nhưng họ vẫn còn tưởng về Ai cập, lấy làm ngạc nhiên khi trở lại đó thì sẽ như thế nào!?! Đôi khi chúng ta tưởng tượng về lối sống của người không tin Chúa. Đừng đi đến đó!
5. Vì bổn tánh mới của bạn "không phạm tội" nên "ma quỉ chẳng làm hại người được". Satan là một thế lực NGOẠI TẠI chớ không phải một thế lực NỘI TẠI. Kẻ thù chỉ thắng khi con người mới bạn đầu hàng xác thịt và một lần nữa phục theo lối sống cũ.
6. Hãy nhớ bạn là ai đấy! Bạn là con cái của một vì vua. Bạn không phải sống như một người nhà quê được. Những gì bạn tin về bản thân mình quyết định lối hành xử của bạn.
7. Hãy tiếp lấy điều nầy: tín đồ không phải phạm tội, nhưng họ có thể phạm tội.
B. Thế gian nằm trong cái nắm bắt của Satan (câu 19).
1. Giăng nói: "Chúng ta biết mình thuộc về Đức Chúa Trời". Chúng ta có thể biết rõ những điều chúng ta đang biết rõ. Ông đã nói trong câu 13 rằng chúng ta "biết mình có sự sống đời đời".
2. Tuy nhiên, chúng ta cũng "biết" rằng "cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ". Mọi sự trong thế gian nầy được bồng bế trong đôi vòng tay của Satan. HÃY PHÂN BIỆT ĐI! Đừng mong có khả năng canh giữ tấm lòng nếu bạn chứa đầy lý trí với những lời dối trá của Satan!
3. Châm ngôn 4.23 chép: "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra".
4. Không chỉ cầu thay cho người anh em đang bị lôi kéo vào trong tội lỗi kia như trong các câu 16-17, mà hãy cầu thay cho bản thân mình để bạn không dễ dàng bị lừa dối.
III. Tấn tới trong sự thông biết Đấng Christ (câu 20).
A. Trong câu kế đó, Giăng tái khẳng định lẽ đạo thường trực trong thư tín của mình: "Chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến". Chúng ta có thể xác nhận Ngài theo cách khách quan trong lịch sử và theo cách chủ quan qua kinh nghiệm riêng của chúng ta với Đức Thánh Linh.
B. Chúng ta cũng "biết" rằng Ngài "đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chân thật". "Trí khôn" về cơ bản có nghĩa là "khả năng" hay "lý trí". Đấng đã ban cho chúng ta khả năng để hiểu biết lẽ thật của Ngài.
C. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy với những dư luận khác nhau về mọi sự. Không ai biết chắc về bất cứ điều gì.
D. II Timôthê 3.7 mô tả những người chưa tin Chúa là "vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được".
E. Có được “trí khôn” nầy quả là một sự kỳ diệu. Năm lần trong mấy câu cuối, Giăng đã nói chúng ta có thể "biết" được.
F. Khi chúng ta theo đuổi MỐI GIAO THÔNG với Đức Chúa Trời "trí khôn" của chúng ta về "Đấng chân thật" sẽ tăng thêm lên. Chúng ta có được lòng tin cậy rằng chúng ta đang "ở trong Đấng chân thật, là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Ngài". Khi chúng ta tìm cách bước đi trong điều chi là "chân thật" MỐI GIAO THÔNG của chúng ta với Đức Chúa Trời tăng lên và được giữ vững.
IV. Quyết định thờ lạy chỉ một mình Đức Chúa Trời (câu 21).
A. Giăng kết luận với phần chú thích sau cùng về sự mật thiết khi ông gọi chúng ta là "con cái bé mọn". Ông đã sử dụng cụm từ ấy ở đây là lần thứ 15 trong thư tín của ông. Giống như ông nội nhóm lại cả gia đình lần sau cùng trước khi ông ra đi với cái ôm hôn và một lời khuyên vậy.
B. Lời khuyên của ông rất là đơn sơ. Ông nói: "hãy giữ mình về hình tượng". Điều nầy quả là lạ lùng vì ông không nhắc tới "hình tượng" trong suốt cả bức thư nầy. Ở cái nhìn ban đầu dường như đây là phần kết luận yếu ớt chẳng hay ho gì. Hãy xem lại đi.
C. Trong văn hoá Hy lạp-La mã, Giăng đã sinh sống trong đó, hình tượng có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ tội lỗi nào cũng có đôi phần hình thức thờ lạy hình tượng. Các độc giả nguyên thủy của ông có thể đưa vào thực tế điều nầy rất dễ dàng.
D. Có thể bạn nói: "Thưa Mục sư, tôi không phải lo về sự ấy. Chúng tôi không thờ lạy hình tượng hôm nay". Có chắc chưa?
E. Cách đây nhiều thế kỷ, Augustine đã viết: "Thờ lạy hình tượng là thờ lạy bất cứ điều chi thường hay dùng đến, hay sử dụng bất cứ thứ chi thường được thờ phượng".
F. Một hình tượng là điều chi bạn đặt trước mặt Đức Chúa Trời. Bạn đang thần tượng hoá điều chi vậy? Bạn muốn điều chi nhất trong cuộc sống? Được lòng người? Danh tiếng? Tiền bạc? Của cải chọn lọc? Ngay cả đời sống gia đình?
G. Nếu Đức Chúa Trời không có mặt trong đó, đây là một hình tượng và nó đang đuổi theo ngọn gió. Nếu bạn được "sanh bởi Đức Chúa Trời", bạn đừng bao giờ tìm kiếm niềm vui hay hạnh phúc thật trong bất cứ điều chi không có MỐI GIAO THÔNG với Đức Chúa Trời.
H. Nếu bạn dựng bất cứ điều chi lên trước mặt Đức Chúa Trời, nó trở thành một hình tượng. MỐI GIAO THÔNG của bạn đã bị hạ xuống và bạn đang hướng tới một sự sa ngã giống như cái thùng lăn vào thác nước vậy.
I. Một lần nữa, chúng ta không đánh giá MỐI GIAO THÔNG của chúng ta với Đức Chúa Trời bằng những cảm xúc nồng ấm của chúng ta. Chúng ta đánh giá MỐI TƯƠNG GIAO bằng các quyết định của chúng ta.
J. Có người nói: "Đức Chúa Trời biết rõ lòng tôi". Nói như thế giống như người chồng ngủ với nhiều người đờn bà khác nhưng tự tha thứ cho mình bằng cách nói: "Vợ tôi biết tôi yêu nàng mà".
K. Bạn không cần ai tư vấn, bạn cần đưa ra một sự chọn lựa. Liệu sự chọn lựa đó là Đức Chúa Trời hay một hình tượng đây? Câu nói cuối trong thư tín nầy về MỐI GIAO THÔNG với Đức Chúa Trời, ấy là không có tình trạng trung lập. Bạn lựa chọn thờ lạy Đức Chúa Trời hay một điều chi khác đấy thôi!?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét