Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 8.40-56: "PHÉP LẠ BỊ NGẮT QUÃNG HAY HAI LẦN CHẠM TRÁN CỦA PHÉP LẠ"



Phần giới thiệu
Xuất xứ câu chuyện của chúng ta
Cướp lấy sự chữa lành
Thất bại của sự chết
Kết luận
BÀI 28
PHÉP LẠ BỊ NGẮT QUÃNG HAY HAI LẦN CHẠM TRÁN CỦA PHÉP LẠ
(Luca 8.40-56)
Phần giới thiệu
Đức con đầu lòng của chúng tôi là một bé trai đã chết bất ngờ (còn trong nôi) lúc nửa đêm. Bạn có thể tưởng tượng ra thái độ bứt rứt của chúng tôi khi đứa con kế là Beth, lại trở bệnh trong đêm. Khi đôi mắt của nó bắt đầu lộn ngược trong đầu nó, chúng tôi đã đưa nó đến bệnh viện. Đêm hôm ấy tôi mới thấy thế nào là tốc độ nhanh, tôi cũng không dừng xe lại khi gặp đèn đỏ. Trong đầu óc tôi, thì giờ rất cần kíp. Không lâu sau đó, chúng tôi đã đưa Beth đến bệnh viện, nó đã khá hơn. Bất cứ một trễ nãi nào, trong giờ phút đó, dường như sẽ gây nguy hại cho sinh mạng của nó.
Người cai nhà hội là Giairu đã cảm nhận y như vậy rất nhiều khi ông rời khỏi nhà và đứa con gái mang bệnh trầm trọng để tìm kiếm Chúa Jêsus, van xin Ngài đến đặt bàn tay chữa lành của Ngài trên người nó. Giairu từng gặp gỡ Chúa Jêsus, rồi dường như đến và chữa lành cho đứa bé gái là một vấn đề quá dễ dàng đối với Ngài, nhưng có một vài ngăn trở cho sự kíp đến của Ngài. Thứ nhất, có một đoàn dân đông rất ngang bướng, họ lấn ép Chúa Jêsus, khiến cho việc đi tới của Ngài ra chậm chạp. Thứ hai, có một người đờn bà lẫn ở đàng sau Chúa Jêsus, kín đáo rờ đến trôn áo Ngài, cái chạm nầy ngay lập tức chữa lành ngay cho bà ta căn bệnh những 12 năm rồi. Sự chữa lành nầy xảy có ngay lập tức, nhưng mọi điều xảy ra sau đó chỉ làm tốn thời gian mà thôi. Chúa Jêsus vốn biết rõ quyền phép đã ra từ Ngài, nên đứng lại, không bằng lòng đi tới nữa cho đến chừng biết được người chạm vào Ngài. Mọi sự nầy đã làm mất thì giờ, thời gian dường như gây hại cho con gái của Giairu. Kinh Thánh không cho chúng ta biết phản ứng của Giairu, nhưng Luca nói cho chúng ta biết các môn đồ (đặc biệt là Phierơ) đã rối lên bởi hành động của Chúa Jêsus.
Có hai phép lạ đã được mô tả trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, cả hai đã được đan dệt vào nhau cách cẩn thận. Trong thực tế, phép lạ chữa lành cho con gái Giairu đã bị ngắt ngang bởi sự chữa lành người đờn bà với bệnh mất huyết. Trong một thời gian rất ngắn, câu chuyện cho thấy rằng sự chữa lành của người đờn bà đã phải tốn mất sinh mạng con gái của Giairu.
Chỗ “căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh” là đây: tại sao Chúa Jêsus dành thì giờ ra sức xác định xem ai là người đã rờ đến mình, khi điều nầy dường như rất khó biết được, và khi chậm trễ sẽ đe dọa sinh mạng của bé gái đang đau bệnh sắp chết? Một bài học của phân đoạn Kinh Thánh nầy sẽ cung ứng cho chúng ta câu trả lời cho thắc mắc đó. Chúng ta sẽ khám phá ra sự chậm trễ thiêng liêng nầy là vì ích cho mọi kẻ có quan hệ, gồm cả Giairu và đứa con gái của ông ta.
Xuất xứ câu chuyện của chúng ta
Chúa Jêsus đã băng qua hồ, là biển Galilê, với các môn đồ Ngài. Giữa khi băng qua biển, xảy có một trận bão lớn, Chúa chúng ta đã quở trận bão nầy phải im lặng với chỉ một lời mà thôi. Khi họ đến bờ bên kia của biển Galilê, một người bị quỉ ám ra đón họ, Chúa Jêsus đã đuổi quỉ ra khỏi người nầy. Khi Chúa Jêsus cùng với các môn đồ lên bờ, một lần nữa, tại Cabênaum (Mathiơ 9.1), bên kia biển Galilê, có một đoàn dân đông ra đón họ (Luca 8.40; Mác 5.21), họ đã nhóm lại chờ đợi Chúa Jêsus và để tiếp đón Ngài. Cũng có một số thuyền khác có mặt trên hồ (Mác 4.36), và họ đã chứng kiến việc quở bão im lặng, khi về tới bến, họ đã tường thuật lại thể nào Chúa Jêsus đã xử lý với trận bão. Thậm chí có người đã có những báo cáo về sự giải cứu người bị quỉ ám nữa. Không nghi ngờ chi nữa đoàn dân đông đã trông đợi và hồ hởi lắm khi thấy Chúa Jêsus trở về. Chắc chắn Chúa Jêsus đã giảng dạy bên bờ biển (đối chiếu Mathiơ 9.1-17), rồi trong lúc Chúa Jêsus đang rao giảng thì Giairu đến, ông van xin Ngài đến tại nhà ông, hầu cho con gái ông được chữa lành.
Cướp lấy sự chữa lành
Mác và Luca mô tả Giairu với thái độ diễn tả tình trạng của con gái của ông ta là trầm trọng lắm – nó sắp chết. Câu chuyện ngắn gọn hơn của Mathiơ chỉ ra rằng nó đã chết rồi. Khi thì giờ quí báu trôi qua, chẳng có gì là khó khăn khi tưởng tượng rằng Giairu đã nghi ngại điều tệ hại nhất đã xảy ra. Tuy nhiên, như thể nó đã chết rồi, Giairu tin tưởng cái chạm của Chúa Jêsus có thể chữa lành cho nó (Mathiơ 9.18-19). Chúa Jêsus đã bằng lòng, và họ đang trên đường đến nhà của ông ta, cùng lúc với người đờn bà tìm cách tới gần Chúa Jêsus, đám đông không trông thấy hoặc chẳng để ý. Bà ta đã cướp lấy một sự chữa lành bằng cách rờ đến trôn áo Ngài, điều nầy đòi hỏi thời gian – sự chậm trễ, ngăn trở Chúa Jêsus không đến kịp nhà của Giairu trước khi con gái ông ta chết.
Người đờn bà, Kinh Thánh không nói tới tên của bà ta, đã chịu khổ vì bệnh mất huyết những 12 năm trời. Tôi nghĩ mình dám nói chắc rằng bệnh của bà ta rất “nữ giới” trong tự nhiên. Chẳng có gì khó hiểu lý do tại sao bà ta tiếp cận Chúa Jêsus, chẳng ai trông thấy, từ đàng sau, trong khi Giairu đối mặt với Chúa, sấp mình dưới chân Ngài. Giairu đã van nài Chúa mang sự chữa lành đến cho con gái mình; còn người đờn bà thậm chí cũng không nài xin chi hết.
Đọc câu chuyện của Luca theo cách tình cờ sẽ kết quả trong một loại đáp ứng nửa chừng nơi phần của độc giả, nhưng câu chuyện nầy cung ứng cho người đờn bà kia danh phận bà ta đáng được vì mọi điều mà bà ta đã đạt được. Chạm đến Chúa Jêsus dường như là một việc nhỏ đối với một người phải gắng sức để thực hiện, nhưng đây là một thành tựu xứng đáng cho lòng khâm phục của chúng ta. Hãy để tôi chỉ ra một số ngăn trở có mặt trong hành động của người đờn bà nầy.
(1) Có mối ngăn trở trong tình trạng ô uế về mặt nghi thức, được xác định bởi luật pháp Cựu ước. Sách Lê vi ký rõ ràng đã xác định tình trạng của người đờn bà nầy chính là tình trạng đã làm cho bà ta bị ô uế, rồi vì lẽ đó tình trạng ấy đã ngăn cấm bà ta sống trong nhà riêng mình.
“Khi nào một người nữ có kinh nguyệt, phải chịu ô uế trong bảy ngày; hễ ai đụng đến người, sẽ bị ô uế đến chiều tối. Khi một người nữ ngoài kỳ kinh nguyệt mình lại có lưu huyết nhiều ngày, hoặc là bị mất quá kỳ, sẽ bị ô uế trọn trong lúc lưu huyết như trong lúc kinh nguyệt mình vậy. Trong trọn lúc lưu huyết, bất kỳ giường nào người nằm trên sẽ như cái giường của kỳ kinh nguyệt, và mọi vật nào người ngồi trên, đều sẽ bị ô uế như trong kỳ kinh nguyệt vậy. Ai đụng đến các vật đó sẽ bị ô uế; phải giặt quần áo mình, tắm trong nước, và bị ô uế đến chiều tối” (Lê vi ký 15.19, 25-27).
(2) Có mối ngăn trở của một đoàn dân đông, họ đang lấn ép Chúa Jêsus. Luca thuật cho chúng ta biết có một đoàn dân đông và họ lấn ép Chúa:
“Vì người có con gái một, mười hai tuổi, gần chết. Khi Đức Chúa Jêsus đang đi, dân chúng lấn ép Ngài tứ phía” (Luca 8.42).
Thế thì chúng ta phải nói rằng tiếp cận Chúa Jêsus là phần việc không dễ dàng gì cho bất kỳ ai. Tôi nghĩ rằng đám dân đông kia phải rẽ ra để cho Giairu, người cai nhà hội, đến gần với Cứu Chúa. Nhưng họ chẳng làm thế cho ai đó có địa vị xã hội kém cõi hơn. Tôi phải nói rằng thật là dễ dàng cho người đờn bà ốm đau đến gần với Danny White, vượt qua lằn ranh sỉ nhục của Dallas Cowboys, hơn là đến gần Chúa Jêsus. Tuy nhiên, xuyên qua đám dân đông kia đến gần Chúa Jêsus quả là một việc khó tin đặc biệt, với một người đờn bà. Sâu chuyện nhắc cho tôi nhớ rằng ngay từ đầu quyển sách nầy, mẹ và các anh em của Chúa Jêsus đều ở vòng ngoài của đám đông người đó:
“Mẹ và anh em Đức Chúa Jêsus đến tìm Ngài; song vì người ta đông lắm, nên không đến gần Ngài được” (Luca 8.19).
(3) Người đờn bà đã tìm đường tiếp cận Chúa xuyên qua đám đông bất hợp tác kia với một tình trạng yếu đuối. Người đờn bà kia muốn xuyên qua đám đông để đến gần với Chúa Jêsus thì điều kiện bà ta cần có là một tình trạng khoẻ mạnh về phần xác thể, một người nữ phải “lao động” mỗi ngày. Song người đờn bà nầy đã chịu khổ với một căn bệnh kéo dài, căn bệnh mà ngày càng tệ hại hơn (Mác 5.26), và tình trạng của bà ta quả là rất ngặt nghèo. Đây là việc mà bà ta cần phải lo làm: ấy là chổi dậy khỏi giường, rồi một mình tìm đường xuyên qua đám dân đông kia.
(4) Sau cùng, người đờn bà đã tiếp cận Chúa Jêsus bằng cách xuyên qua đám dân đông đang lấn ép đó, với một phương thức chẳng để cho ai nhìn thấy mình. Đặc biệt trong câu chuyện của Luca cho thấy người đờn bà nầy không muốn nói tới tên tuổi mình.
“Người đàn bà thấy mình không thể giấu được nữa, thì run sợ, đến sấp mình xuống nơi chân Ngài” (Luca 8..47).
Muốn biết lý do tại sao người đờn bà nầy thực hiện theo cách thức nầy thì chẳng khó lắm đâu. Bà ta là một người nữ, bà ta là một phụ nữ với tình trạng khiến cho bà ta phải ra ô uế. Bà ta là một người nữ với một “nan đề của nữ giới”, một nan đề mà bà ta không thể tỏ ra trước đám dân đông. Bà ta buộc phải tiếp cận Chúa Jêsus, và chẳng muốn ai trông thấy. Và đấy là một việc đáng ngạc nhiên. Chỉ có Chúa Jêsus mới có thể giúp cho bà ta tránh được việc gắng sức phạm tội – cướp lấy một sự chữa lành, chẳng có ai để ý giữa một đám dân dông.
Một sự trễ nãi thiêng liêng
Chỉ rờ đến trôn áo của Chúa, người đờn bà liền được lành ngay tức khắc. Không nghi ngờ chi nữa bà ta định giữ kín luôn nếu có thể được, và chỉ ở đó chờ Chúa Jêsus cùng với đám dân đông đi qua, còn bà ta ở lại một mình, chẳng ai đoái hoài, rồi sẽ trở về với gia đình và một đời sống bình thường. Tuy nhiên, Chúa Jêsus lại không muốn như thế. Làm cho các môn đồ cùng với đám dân đông phải kinh ngạc, Chúa Jêsus đã đứng lại và lên tiếng hỏi ai đã rờ đến Ngài.
Đối với các môn đồ, và đặc biệt là Phierơ, phát ngôn viên của họ (Luca 8.45; đối chiếu Mác 5.41), điều nầy thật khó tin, thậm chí có lẽ quá chất phác nữa. Phierơ đã nói thay cho nhiều người khác khi ông nói: “Thưa thầy, đoàn dân vây lấy và ép thầy” (Mathiơ 8.45).
Tôi có thể trông thấy đôi mắt của Phierơ trợn tròn lên trước lời phán của Chúa chúng ta. Tôi lấy làm lạ khi ông ta có tia nhìn đó, lúc ông tỏ ra sự hoang mang. Chúng ta phải nhớ rằng ai nấy đều chưa biết rõ lai lịch của Chúa Jêsus ở đây, có thể thấy được qua thắc mắc của các môn đồ sau khi Chúa quở bão im lặng (Luca 8.25). Ở thời điểm nầy, Phierơ cùng các môn đồ thường lắng nghe đôi lời của Chúa Jêsus với một loại hạ mình chịu đựng, hơn là với đức tin và sự hiểu biết. Thí dụ, khi Chúa Jêsus (sau đó) phán về sự chết của Ngài, Phierơ đã cảm nhận được điều đó khi trách nhiệm của ông ta là phải quở trách Chúa Jêsus, để chỉnh đốn Ngài lại. Tôi cảm nhận được thái độ cơ bản đó tại đây. Và lẽ ra là phải như vậy: “Có ai đó nên đưa Chúa Jêsus ra ngoài rồi trao đổi ngắn với Ngài. Ngài muốn biết việc khó ư! Ngài muốn biết ai đã rờ đến Ngài khi hàng trăm người đang chen lấn như vậy sao!”
Thật là khó tin. Lên tiếng hỏi ai đã rờ đến Ngài giống như đang đứng giữa cơn mưa rào rồi suy nghĩ đến xuất xứ của một giọt mưa. Tìm cách nhận ra lai lịch của người đã rờ đến Ngài trong một đám dân đông chen lấn và xô đẩy dường như là một phần việc rất khó. Hơn thế nữa, dường như đây là phần việc chẳng có kết quả gì hết. Điều chi đã tạo ra sự khác biệt? Thậm chí việc ấy lại càng tạo ra sự lo lắng, nó gây ra một việc dường như là một sự trễ nãi không cần thiết, đang khi đứa con gái của Giairu, nó đang ở ngưỡng cửa sự chết, “lâm nguy vô ích”.
Tuy nhiên, Chúa Jêsus chẳng nao núng. Rõ ràng Ngài có một lý do đúng đắn cho việc phải bật ra vấn nạn nầy, nhưng đâu là lý do? Tại sao Chúa Jêsus lại trì trệ trên con đường cấp bách đến nhà của Giairu, chỉ để học biết ai đã rờ đến Ngài thôi sao, một khi cái chạm ấy tạo ra sự chữa lành? Ít nhất có 2 câu trả lời, tôi tin như thế. Câu trả lời thứ nhất: sự chậm trễ của Ngài là vì ích của người đờn bà mới được chữa lành. Câu trả lời thứ hai: ấy là sự chậm trễ của Ngài cũng là vì ích cho Giairu cùng con gái của ông ta.
Chúng ta hãy trước tiên xét qua sự chậm trễ nầy có ích ra sao cho người đờn bà!?! Lúc đầu, chẳng có ai nhìn nhận rằng họ đã chạm đến Chúa Jêsus. Luca cho chúng ta biết, mọi người đều chối không chạm đến Chúa Jêsus (8.45). Dường như đã có sự bế tắc. Nhưng Chúa Jêsus không để cho vấn đề ngừng lại ở đó, cho dù các môn đồ phản kháng. Sau cùng, người đờn bà đã nhìn nhận mình phải xưng ra thôi. Với sự sợ hãi, bà ta đã đến với Chúa Jêsus, ở đó bà sấp mình xuống nơi chân Ngài. Trước mặt đám đông, bà ta đã làm chứng tại sao bà ta đã rờ đến Chúa Jêsus, và thể nào Ngài đã chữa lành cho bà ta (8.47).
Chúa Jêsus đã nói rất ít với người đờn bà, nhưng đấy là những lời lẽ rất quan trọng. Chúng ta hãy xét qua lời lẽ đó cách cẩn thận:
“Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi; hãy đi cho bình an" (Luca 8.48).
Một ít lời lẽ như vậy sao!?! Vì sự việc nầy Chúa Jêsus đã dừng chân đứng lại, từ chối không đi thẳng tới nhà của Giairu, cho tới chừng nào Ngài đã nói ra những lời nầy với người đờn bà. Tại sao lời nói của người đờn bà và lời phán của Chúa Jêsus quan trọng như thế? Hãy để tôi đưa ra vài lý do:
(1) Chúa Jêsus không để cho người đờn bà phải chịu sự chữa lành như cho giai cấp hàng thứ yếu. Hãy chú ý tình trạng của người đờn bà, giờ đây bà ta đã tự tỏ mình ra. Trước đó, bà ta ở đàng sau lưng Chúa Jêsus, Ngài không nhìn thấy bà ta (hoặc bà ta tưởng như vậy). Giờ đây bà ta hiện hữu tại chân của Ngài, cũng như Giairu vậy.
Có thể tôi sai sót ở đây, song dường như đối với tôi, người đờn bà đã đến với Chúa Jêsus cách kín đáo, từ phía sau lưng, vì bà ta cảm thấy rằng mình không xứng đáng đến gần Ngài cách trực tiếp, như Giairu đã làm. Nếu quả thực vậy, Chúa Jêsus sẽ không để cho suy tưởng của bà ta đứng vững đâu. Ngài sẽ không hài lòng cho tới chừng nào bà ta, giống như Giairu, người cai nhà hội, hiện diện trước mặt Ngài, nhìn thẳng vào mặt Ngài. Đây mới là chỗ mà người có ít đức tin mong mỏi, tại chân của Chúa Jêsus, trước mặt Ngài. Chỉ có người nào không phải là tín đồ mới trông thấy cái lưng của Đức Chúa Trời đang xây về phía họ mà thôi.
(2) Thứ hai, Chúa Jêsus chẳng hiểu lầm lý do thực trong sự chữa lành cho người đờn bà. Có thể lắm, nếu như Chúa Jêsus không xác định rõ đức tin là động lực thực trong sự chữa lành cho người đờn bà, mà gán sự chữa lành ấy cho những lý do khác, na ná với phù phép hơn là với đức tin. Chúa Jêsus đã nhận ra đức tin là lý do chính của phép lạ. Bà ta đã tin, như các sách tin lành khác đã ghi lại, rằng nếu bà ta rờ đến Chúa Jêsus thì bà ta sẽ được lành ngay. Không những bà ta tin điều nầy với tri thức, bà ta còn làm theo nữa. Như chúng ta đã thấy, rờ đến Chúa Jêsus không phải là một việc dễ làm, nhưng bà ta đã làm được. Từ quan điểm nầy, chính quyền phép của Chúa Jêsus đã chữa lành cho bà ta; nhưng từ quan điểm khác nữa (quan điểm Chúa Jêsus không muốn mình bị xem thường), chính đức tin của người đờn bà đã mang lại sự chữa lành cho bà ta, trong khi nhiều người khác trong đám dân đông chẳng được phước như bà ta.
(3) Thứ ba, Chúa Jêsus không muốn người đờn bà phải kinh nghiệm tội cướp lấy sự chữa lành. Theo câu chuyện, người đờn bà sẽ trở về nhà, được lành song lại phạm tội. Bà ta đã cướp lấy ơn chữa lành từ Chúa Jêsus. Bà ta đã cướp lấy ơn ấy mà không xin phép, và, có thể bà ta đã nghĩ là Chúa Jêsus chẳng biết gì hết. Lời phán của Chúa Jêsus: “hãy đi cho bình an" cho thấy rằng bà ta sẽ đi về nhà mà chẳng có lòng lo âu gì hết, không có một tội lỗi nào nữa. Bà ta không “cuớp” lấy một ơn chữa lành từ Chúa Jêsus, Ngài đã ban cho bà ta ơn ấy, như một sự ban cho ân sủng vậy. Ân điển không có tội lỗi, và Chúa Jêsus đã làm cho bà ta nhận biết bà ta đã mặc lấy không những quyền phép thiêng liêng, mà còn với ân điển thiêng liêng nữa.
(4) Sau cùng, Chúa Jêsus không để cho đức tin của người đờn bà không ai biết. Lúc đầu tôi lấy làm lạ tại sao Chúa Jêsus lại khẳng định rằng việc làm cho con gái Giairu sống lại phải được giữ kín, trong khi ở đây Chúa Jêsus buộc người đờn bà phải tỏ sự chữa lành của mình ra công khai. Tôi nghĩ bây giờ tôi hiểu lý do tại sao rồi. Chúa Jêsus không muốn tỏ phép lạ ra công khai đâu, mà Ngài muốn đức tin của người đờn bà phải tỏ ra công khai. Đức tin của Giairu là hiển nhiên rồi, khi ông ta sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus rồi nài xin Ngài đến tại nhà mình. Nhưng trong khi người đờn bà đến với Chúa Jêsus bằng đức tin, bà ta đã đến với sự kín nhiệm, không ai biết Chúa Jêsus không để cho đức tin của bà ta phải ở trong chỗ không ai biết đó. Đức tin nơi Đấng Christ phải được tỏ ra công khai.
“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi” (Rôma 10.9-11).
Đức tin chẳng mong muốn trở thành một vấn đề “riêng tư”, như có nhiều người dường như nghĩ vậy. Tôi thường nghe người ta không chịu nói với tình trạng thuộc linh của chính họ, họ tự xưng công bình với câu nói: “Được thôi, đức tin tôi là một việc tư riêng mà…”. Đức tin nơi Đấng Christ không phải là đức tin tư riêng. Chúa Jêsus đã công nhận rằng chính đức tin của người đờn bà đã chữa lành cho bà ta, còn bà ta cũng phải tuyên xưng đức tin của mình trước mặt mọi người. Đây là việc rất quan trọng mà Chúa chúng ta từ chối không chịu đi nếu bà ta chưa chịu tuyên xưng đức tin của mình ra.
Thất bại của sự chết
Khi người đờn bà đi đường mình rồi, có một sứ giả đến từ nhà của Giairu. Đứa con gái đã chết. Mọi hy vọng, ông ta đã đề nghị, đều mất hết. Chẳng có phiền đến Thầy chi nữa (8.49). Từ câu nói nầy chúng ta có thể trông thấy dư luận rất phổ thông giữa vòng đoàn đại biểu nầy là: “Ở ĐÂU CÓ SỰ SỐNG, Ở ĐÓ CÓ HY VỌNG”. Chúa Jêsus có thể chữa lành cho một đứa trẻ đau bệnh, song họ đã không xem Ngài thực đang có quyền trên cả sự chết. Vì thế, cái chết của đứa trẻ là cái chết của hy vọng cho nó được chữa lành.
Lời khuyên của sứ giả là không đúng, và Chúa Jêsus mau chóng nói ngược lại với lời khuyên đó bằng lời nói nầy cho Giairu: “Đừng sợ, hãy tin mà thôi, thì con ngươi sẽ được cứu” (Luca 8.50).
Khi Chúa Jêsus tới gần nhà của Giairu, Ngài để mọi người ở ngoài hết chỉ đem theo ba môn đồ thân tín với Ngài vào trong mà thôi. Giữa vòng các lý do khác, chỉ có một số lượng giới hạn người ta được vào bên trong ngôi nhà, không nhắc tới sự thật đám đông đã tụ tập lại rồi ở đó, họ đến để than khóc cho đứa trẻ.
Bên trong ngôi nhà, sự khóc than đã bắt đầu rồi. Đã có một nhóm người nhóm lại, hết thảy họ đều đang khóc than cái chết của con gái Giairu. Chúa Jêsus khẳng định rằng việc làm đó nên chấm dứt (Mác 5.39). Hơn thế nữa Ngài bảo họ rằng đứa bé gái ấy sẽ không chết đâu, song chỉ ngủ mà thôi. Khóc than đã đổi thành tiếng cười nhạo báng. Họ biết rõ nó đã chết rồi! Cả Mathiơ và Mác đều thuật cho chúng ta biết những kẻ nhạo báng và khóc than nầy đều bị bỏ lại ở bên ngoài trước khi Chúa Jêsus xử lý với cái chết của đứa con gái (Mathiơ 9.23-25; Mác 5.40). Luca không áy náy chi về chi tiết nầy. Ông chỉ thuật lại cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã bồng lấy đứa trẻ trên tay rồi truyền cho nó sống lại (8.54). Ngay lập tức linh hồn nó trở lại và nó lại sống. Nó đứng dậy rồi đi vòng quanh. Bố mẹ nó cả hai đều ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết.
Chúa Jêsus khi ấy mới đưa ra hai mạng lệnh rất khó hiểu. Thứ nhất, ấy là họ phải cho đứa bé gái ấy ăn chút gì đó. Có người nghĩ rằng nếu Chúa Jêsus có thể làm sống lại đứa bé gái nầy từ kẻ chết, Ngài cũng có thể làm cho bụng nó đầy thức ăn chứ! Và Ngài có thể làm như vậy. Tôi tin rằng có một nguyên tắc rất quan trọng được đề xuất ra ở đây:
ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG LÀM CHO CON NGƯỜI ĐIỀU CHI HỌ CÓ THỂ LÀM CHO BẢN THÂN HỌ.
Tôi luôn ý thức điều mà Kinh Thánh hay tỏ ra, ấy là: “Đức Chúa Trời vùa giúp ai không biết lo liệu cho bản thân họ”. Sự thật cho thấy Đức Chúa Trời đã đến trong thân vị của Đấng Christ để vùa giúp những ai không thể tự lo liệu cho mình. Giairu không thể chữa lành cho đứa con gái tật bệnh của mình, cũng không làm cho nó sống lại khi nó chết. Còn Chúa Jêsus có thể, và Ngài đã làm như vậy. Nhưng Giairu và vợ ông có thể cho đứa trẻ ăn, và vì vậy Chúa Jêsus không làm điều đó, thật là lạ lùng. Nhiều phép lạ không được làm ra ở nơi mọi nổ lực của con người đang có đủ.
Mạng lệnh thứ hai của Chúa chúng ta cũng thật rất hay, song lại cho một lý do khác. Ngài truyền cho bố mẹ đừng nói với ai những gì đã xảy ra (Luca 8.56). Có phải Chúa Jêsus cố giữ cho phép lạ nầy kín nhiệm không? Làm sao được? Đã có nhiều người đứng đợi ở bên ngoài, họ mong nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra. Đứa gái chẳng sớm thì muộn cũng xuất hiện là còn sống. Thực ra, mọi người đều biết rằng nó sẽ sống lại. Mathiơ ghi: “Tin nầy đồn ra khắp cả xứ đó” (Mathiơ 9.26).
Chúa Jêsus không tìm cách ngăn trở việc khó thực hiện ở chỗ nầy. Thay vì thế, Ngài cứ khẳng định rằng người nào chế nhạo sẽ bị bỏ ra ngoài không những chẳng chứng kiến được phép lạ nầy, mà còn chẳng nghe được lời chứng đầu tay những gì đã xảy ra. Hãy suy nghĩ về sự thất bại và sự tức tối của những người cười nhạo Chúa Jêsus, họ đã nhìn thấy đứa con gái còn sống, mà chẳng nghe thấy bố mẹ nó nói gì về chuyện đã xảy ra bên trong căn phòng đó. Họ đòi hỏi: “Hãy nói cho chúng tôi biết điều gì đã xảy ra”. Họ chỉ có nghe câu nầy mà thôi: “Xin lỗi, Chúa Jêsus đã bảo chúng tôi đừng nói chi với quý vị cả”. Người nào không tin, không những thất bại không lãnh hội được các ơn phước của Đức Chúa Trời, mà họ chẳng có quyền chứng kiến các ơn phước ấy nữa.
Kết luận
Hai phép lạ mà chúng ta đã chứng kiến qua lời lẽ của Luca đã có một cái chạm mạnh vào những người đã kinh nghiệm chúng, ý nghĩa và sứ điệp của chúng mà đám dân đông không thể lãnh hội được. Nhưng các phép lạ nầy cũng có ý nói vì ích cho nhiều người khác nữa. Hãy cho phép tôi đưa ra một số phương thức trong đó các sự cố nầy có ý nghĩa cho dân Do thái và cũng có ý nghĩa cho chúng ta.
(1) Phép lạ bị ngắt quãng nầy là một minh hoạ của đường lối Đức Chúa Trời xử lý với Ysơraên và dân Ngoại. Có lẽ tôi phải đặt câu chuyện trong Kinh Thánh thành ra chuyện ngụ ngôn, nhưng hãy tra xét với tôi kinh nghiệm của Giairu và người đờn bà cùng kinh nghiệm của người Do thái và dân Ngoại tương đương với nhau như thế nào!?!
Giairu vốn có lời hứa mặc nhiên của Chúa Jêsus phải đến nhà ông ta và chữa lành (hay làm sống lại) đứa con gái của ông ta. Cùng lúc ấy một người đờn bà đến, khi Chúa Jêsus đang ở trong quá trình xử lý với Giairu, và bà ta đã “cướp lấy” một ơn phước đến từ Đức Chúa Trời. Trong quá trình bà ta làm như thế, có một sự chậm trễ gây đau khổ không ít, sự chậm trễ rất đắt giá đối với Giairu. Ít nhất sự việc phải tốn đi một khoảng thời gian ngắn, (hay đủ cho những người đến báo cáo cho Giairu biết đứa con gái đã chết) rằng ơn phước của người đờn bà phải đánh đổi bằng sinh mạng của con gái Giairu. Đức Chúa Trời dường như đã chậm trễ không cần thiết, để cho người đờn bà nầy được phước với mọi phí tổn của người cai nhà hội. Và, tệ hơn nữa, người đờn bà vốn bị luật pháp công bố là ô uế, bà ta chẳng được quyền tiếp cận hoặc rờ đến Ngài. Đây là Giairu, một người hiển nhiên công bình, kỉnh kiền, một lãnh đạo Do thái có uy tín, “ơn phước” của người đã bị ngắt quãng bởi một người đờn bà ô uế, sự chữa lành của bà ta là không xứng đáng theo một vài đánh giá.
Mọi chuyện xử lý với dân Ngoại cũng một thể ấy. Đức Chúa Trời đã lập giao ước với Ápraham và với dòng dõi (Do thái) của ông, để chúc phước cho họ. Dân Ysơraên đã phạm tội, và tình trạng của họ rất nguy kịch. Tách ra khỏi sự can thiệp thiêng liêng, xứ sở sẽ bị huỷ diệt. Các vị tiên tri đã nói về “sự chữa lành” của xứ sở qua sự đến của Đấng Mêsi (Êsai 53.5). Các tiên tri trong Cựu ước đã mô tả sự “chữa lành” của Ysơraên là một sự sống lại (đối chiếu Êxêchiên 37).
Khi Chúa Jêsus, Đấng Mêsi của Ysơraên đến, người Do thái tự nhiên nghĩ rằng Ngài đến vì ơn phước của họ, mặc dù Chúa Jêsus nói rõ ràng các phước hạnh của dân Ngoại cũng có trong sự đến đó, đây là điều mà người Do thái chẳng hoan nghênh (đối chiếu Luca 4.16-30). Giờ đây chúng ta có thể nhìn thấy rằng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài, là người Do thái, đã bị chậm trễ, và trong thời gian chuyển tiếp đó, dân Ngoại sẽ nhận lãnh các ơn phước của Đức Chúa Trời. Từ giây phút nầy trở đi, (từ khi dân Ysơraên chưa được phục hưng), có thể xem sự chậm trễ trong sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời cho Ysơraên là lỗi của người dân Ngoại, ít nhất họ đã xuất hiện trước người Do thái đó, để cướp lấy các ơn phước của Đức Chúa Trời, và chẳng xứng đáng chi hết!
Trong Rôma chương 9-11, Phaolô đã trình bày mục đích nầy rồi. Ông đã tóm tắt các mục đích của Đức Chúa Trời luôn luôn ban phước cho người dân Ngoại cũng như cho người Do thái. Ơn phước của người nầy không phụ thuộc vào ơn phước của người kia, vì cả hai phước hạnh đều có quan hệ với nhau. Đây là trường hợp với người đờn bà và với Giairu (và con gái của ông ta). Phaolô cho chúng ta biết rằng sự cứu rỗi của người dân Ngoại không che giấu hay làm thất bại sự cứu rỗi của người Do thái, mà là một phần trong chương trình và quá trình của Đức Chúa Trời khi ban phước cho cả người Do thái và dân Ngoại:
“Vậy thì làm sao? Ấy là dân Y-sơ-ra-ên chẳng được điều mình tìm; song những kẻ lựa chọn thì đã được, và những kẻ khác thì bị cứng lòng, Tôi lại hỏi rằng: Có phải dân Y-sơ-ra-ên vấp chân dường ấy hầu cho té xuống chăng? Chẳng hề như vậy! Nhưng ấy là bởi tội lỗi họ mà sự cứu đã đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng tranh đua của họ. Vả, nếu tội lỗi họ đã làm giàu cho thế gian, sự kém sút họ đã làm giàu cho dân ngoại, thì huống chi là sự thạnh vượng của họ! Tôi nói cùng anh em là người ngoại: bấy lâu tôi làm sứ đồ cho dân ngoại, tôi làm vinh hiển chức vụ mình, cố sức để giục lòng tranh đua của những kẻ đồng tộc tôi, và để cứu mấy người trong đám họ. Vì nếu sự dứt bỏ họ ra đã làm sự hòa thuận cho thiên hạ, thì sự họ trở lại trong ân điển há chẳng phải là sự sống lại từ trong kẻ chết sao?” (Rôma 11.7, 11-15).
Sự chối bỏ Đấng Christ và tin lành bởi người Do thái đã thực thi ơn cứu rỗi cho người dân Ngoại, và sự cứu rỗi của dân Ngoại đã gây ra một sự chậm trễ trong sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời cho người Do thái. Song chính sự cứu rỗi của dân Ngoại sẽ đóng vai chính trong việc đưa người Do thái đến với sự ăn năn và đến với sự cứu rỗi.
Khi quá trình xử lý của Đức Chúa Trời với người đờn bà ô uế và Giairu hoàn tất, cả hai đều được phước, và chẳng bên nào tốn kém chi hết. Khi quá trình xử lý của Đức Chúa Trời với cả người Do thái và dân Ngoại hoàn tất, cả hai đều sẽ được phước, chẳng phía nào hao tổn chi hết. Phép lạ nầy đã bày ra, theo một phương thức nhỏ, mọi điều mà Đức Chúa Trời hiện đang thực thi ở một quy mô lớn lao hơn. Phần kết câu chuyện của Luca bảo đảm cho chúng ta về phần kết của câu chuyện trong Kinh Thánh và trong kinh nghiệm của chúng ta (đối chiếu sách Khải huyền).
Có 2 nguyên tắc hiển nhiên trong các sự cố thuộc phân đoạn Kinh Thánh không những giải thích mọi cách xử lý của Đức Chúa Trời với dân Ysơraên và dân Ngoại (như đã được tóm lược ở trên), mà còn chiếu tỏa ánh sáng trên “những lần chậm trễ” mà chúng ta thấy được trong cách xử lý của Đức Chúa Trời với chúng ta. Hãy để tôi đưa mọi điều nầy ra, cùng với mọi hàm ý của chúng nữa.
(1) ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG BAN PHƯỚC CHO NGƯỜI NẦY VỚI SỰ HAO TỔN CỦA NGƯỜI KIA. Không cứ cách nào đó có quan niệm không đúng cho rằng Đức Chúa Trời có tiềm lực bị giới hạn, để Ngài chúc phước cho một người, Ngài phải tận dụng các phước hạnh Ngài sẽ ban cho người khác. Mặc dù Đức Chúa Trời chỉ có 1000$US trong nhà băng, và nếu Ngài ban 1000$US đó cho một người, Ngài chẳng có gì để ban cho người khác. Điều nầy có thể giúp giải thích tại sao Giôna lại có sự đề kháng khi phải đem tin lành cho người thành Ninive. Nếu Đức Chúa Trời chọn ban phước cho dân Ngoại (là điều Giôna chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ làm), thế thì đây há chẳng phải là tổn hại cho người Do thái hay sao?
May thay, mọi tài nguyên của Đức Chúa Trời và quyền phép của Ngài đều không có giới hạn. Thực thế, sự dạy của Phaolô trong Rôma 9-11 cho thấy rằng Đức Chúa Trời đang chúc phước cho người Do thái qua ơn phước của người dân Ngoại. Việc chúc phước cho người Do thái không bị hạn chế bởi sự Đức Chúa Trời chúc phước cho dân Ngoại. Ơn phước của Đức Chúa Trời cho Giairu và con gái của ông ta không bị xâu xé bởi sự Ngài chúc phước cho người đờn bà đã rờ đến Ngài.
Đối với Cơ đốc nhân, điều nầy có nghĩa là chúng ta không cần sợ Đức Chúa Trời chúc phước cho người khác cách nào đó giới hạn ơn phước của chúng ta. Thật vậy, nếu tấm lòng của chúng ta đang ở trong chỗ hài hoà với tấm lòng của Đức Chúa Trời, ơn phước của người khác là phước hạnh cho chúng ta. Chúng ta vui thích nơi sự nhơn từ của Đức Chúa Trời cho người khác. Điều nầy cũng có nghĩa là sự ghen ghét và tranh cạnh đặc biệt bất xứng và gian ác đối với Cơ đốc nhân. Chúng ta không cần phải ước ao những gì thuộc về anh chị em chúng ta. Tài nguyên của Đức Chúa Trời có đủ để ban hiến cho hết thảy con cái Ngài. Chúng ta phải hài lòng với những gì chúng ta hiện có, với sự nhìn biết đây không phải là thiếu thốn (gây ra bởi sự Ngài chúc phước cho người khác) là điều giữ tay Ngài lại không ban phước cho chúng ta. Đức Chúa Trời đang ban phước cho chúng ta bằng cách giữ lại mọi thứ, cũng như Ngài chúc phước cho bằng cách ban hiến mọi thứ ấy ra vậy. Như Gióp đã nói: “Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi” (Gióp 5.21).
(2) NHỮNG SỰ CHẬM TRỄ THIÊNG LIÊNG LÀ MỘT ƠN PHƯỚC VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN CHÚC PHƯỚC CHO CHÚNG TA THEO MỘT PHƯƠNG THỨC LỚN LAO HƠN PHƯƠNG THỨC CHÚNG TA ĐANG CẦU XIN. Sự chậm trễ mà chúng ta nhìn thấy trong phân đoạn Kinh Thánh là một sự chậm trễ thiêng liêng, đó là một sự chậm trễ kết quả từ quyết định và hành động của Chúa chúng ta. Chúa chúng ta đã dừng chân đứng lại và khẳng định muốn biết ai đã chạm dến Ngài, sự Chúa chúng ta đến tại nhà của Giairu chẳng có gì phải lo trễ nãi hết. Ấy chẳng phải các hành động của người đờn bà đã làm cho Chúa Jêsus phải chậm trễ đâu, mà là hành động của Chúa chúng ta. Vì vậy, bà ta không tạo ra một sự chậm trễ, mà Chúa Jêsus đã tạo ra nó. Đó là một sự chậm trễ thiêng liêng.
Nếu lý do của sự chậm trễ là thiêng liêng, thì tác động của sự chậm trễ là một ơn phước. Sự chậm trễ là một ơn phước của người đờn bà. Sự chậm trễ ấy tựu trung vào đức tin của bà ta, và vào sự chữa lành nữa. Sự chậm trễ ấy chỉ ra bà ta đã có tiếp cận với Chúa Jêsus, và Chúa Jêsus vui thích nơi sự chữa lành cho bà ta. Nhưng sự chậm trễ cũng là một phước hạnh cho Giairu. Giống như sự trễ nãi của Chúa chúng ta khi đến với Laxarơ đã kết quả trong sự sống lại từ trong kẻ chết, còn hơn một sự chữa lành nữa, cũng một thể ấy sự chậm trễ của Chúa chúng ta khi đến tại nhà của Giairu đã kết quả bằng một phép lạ lớn lao hơn – một sự sống lại từ kẻ chết, còn hơn một sự chữa lành nữa.
“Sự chữa lành lớn lao hơn” nầy đòi hỏi đức tin lớn lao hơn từ Giairu, và nó mang lại sự vinh hiển to lớn hơn cho Chúa chúng ta. Sự ấy cũng tỏ ra việc thiếu đức tin nơi phần của những kẻ đến thông báo cái chết của đứa con gái, và nơi phần của những kẻ than khóc, họ đã bắt đầu khóc than về sự chết của đứa con gái. Chúa Jêsus có thể ngăn chận cái chết của đứa con gái cách dễ dàng, dù có mặt hay vắng mặt (đối chiếu Luca 7.2-10), nhưng thay vì thế Ngài đã chọn thắng hơn sự chết. Sự chậm trễ thiêng liêng nầy là ơn phước cho hết thảy mọi người có quan hệ.
Bạn và tôi cũng đã kinh nghiệm “nhiều lần chậm trễ” của Đức Chúa Trời. Thí dụ, Ngài đã chậm trễ không đến kịp. Ngài có thể đến sớm hơn, nhưng ngoài sự mong muốn của Ngài. Ngài đã chậm trễ, vì sự đến của Ngài sẽ mang lại sự phán xét trên hết thảy những kẻ vô tín. Chúng ta đã cầu thay cho một Cơ đốc nhân, người nầy đã lâm trọng bệnh, để thấy rằng Đức Chúa Trời đã chậm trễ trong việc đáp lời cầu xin của chúng ta. Lẽ ra đã ngăn trở người ấy không chết mất, Ngài đã chọn chờ đợi, và để làm cho thánh đồ ấy sống lại ra khỏi mồ mả – một phép lạ lớn lao hơn. Song khi “kẻ chết trong Đấng Christ” đã được sống lại, chúng ta khi ấy sẽ dâng lên cho Ngài sự vinh hiển và ngợi khen vì mọi sự mà Ngài đã làm.
Vô luận chuyện chi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời phải làm ngay bây giờ, vô luận chuyện chi trễ nãi trong đời sống chúng ta, nếu Đức Chúa Trời đã hứa làm việc ấy, việc ấy sẽ được làm cho. Chậm trễ bao lâu, thì niềm vui của chúng ta càng lớn lao hơn khi Đức Chúa Trời minh chứng Ngài là thành tín.
(3) NHỮNG SỰ CHẬM TRỄ THIÊNG LIÊNG CHỨNG TỎ HY VỌNG LÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, VÀ ĐỨC TIN ẤY KHÔNG PHẢI LÀ SẢN PHẨM CỦA HY VỌNG. Sự chậm trễ thiêng liêng mà Luca ghi lại minh hoạ cho sự thật đức tin theo Kinh Thánh là đức tin mà Đức Chúa Trời đòi hỏi khi mọi hy vọng của con người đã qua đi. Người đờn bà có đức tin đến nỗi Chúa Jêsus đã chữa lành cho bà ta, khi mọi hy vọng của con người không còn nữa. Bà ta nhìn thấy tất cả các bác sĩ, và họ chỉ làm cho tình trạng bà ta ra tệ hại hơn. Bà ta đã tốn rất nhiều tiền bạc, để rồi bà ta chẳng còn có sự chọn lựa nào nữa hết. Mọi sự đã trải qua 12 năm, nhưng mọi hy vọng của con người giờ đây không còn nữa. Đức tin không phải là kết quả của hy vọng (hy vọng của con người) mà là đáp ứng khi không còn hy vọng nữa.
Cũng một thể ấy với Giairu. Các sứ giả đã đến báo cáo cái chết của đứa con gái dường như để ông tin rằng còn có hy vọng chữa lành cho nó bao lâu nó còn sống thôi. Còn khi nó đã chết, họ không còn thấy hy vọng nữa, và vì thế họ bàn với Giairu thôi: “Đừng quấy rầy thầy mà chi nữa”. Những kẻ than khóc, đã tụ tập bên trong ngôi nhà của Giairu đều cảm thấy y như vậy. Khi Chúa Jêsus phán về tình trạng của đứa bé gái là “ngủ” hơn là “chết”, họ đã cười nhạo trong sự vô tín. Họ không còn thấy hy vọng nữa. Đám tang chắc phải cử hành thôi. Nhưng lời lẽ của Giairu, như đã được ghi lại trong sách Mathiơ, được lời khích lệ của Chúa chúng ta củng cố, cho thấy rằng đức tin có hy vọng khi mọi hy vọng của con người không còn nữa. “Đức tin” có sự chọn lựa của con người là đức tin rất cạn cợt. Đức tin theo Kinh Thánh có Đức Chúa Trời làm đối tượng của nó khi mọi sự chọn lựa khác không còn nữa.
Nguyên tắc nầy rất xác đáng cho Cơ đốc nhân ngày nay. Có nhiều điều đáng phải nói hay viết về PMA (Positive Mental Attiude) [thái độ tích cực của trí khôn], hoặc Sự Suy Nghĩ Tích Cực, song cho dù người ta biết cái mác của nó có là gì đi nữa, cũng không bằng đức tin theo Kinh Thánh. PMA thực sự là chủ nghĩa lạc quan của con người, dựa theo những điều khả thi, nhưng không dựa trên thân vị của Đức Chúa Trời, quyền phép và mọi lời hứa của Ngài. Đức tin là thứ mà người ta bày tỏ khi chẳng có gì phải nói nữa trừ ra Đức Chúa Trời và Lời của Ngài. PMA là quảng cáo thổi phồng, chớ không phải là hy vọng. Đức tin theo Kinh Thánh tạo ra hy vọng, đức tin ấy không nương vào nó hay vào sự tồn tại của nó. PMA tìm cách đảo lộn trật tự, và trong khi làm như thế nó đã sai lầm rồi.
Đối với nhiều người, một ngăn trở lớn cho đức tin: ấy là mọi việc hiện quá tốt đẹp, hy vọng thì quá cao, có quá nhiều sự chọn lựa khác. Tôi tin rằng khi Chúa chúng ta phán: “Phước cho các ngươi nghèo khó…” (Luca 6.20), Ngài đang đề cập tới tình trạng vô dụng, vô hy vọng, những điều khích lệ họ hướng về Đức Chúa Trời và mọi tài nguyên của Ngài, hơn là hướng về các phương tiện của con người. Một lý do tại sao Chúa Jêsus để ra nhiều thì giờ giữa vòng người vô dụng và người không có hy vọng là vì họ đã chín muồi cho đức tin. Họ vốn biết rõ phải đặt lòng tin cậy của họ vào con người hay chết, hay nơi sự khôn ngoan của con người, nơi sức mạnh hoặc nơi con người là tốt hơn. Có nhiều người từ khước Đức Chúa Trời vì họ có quá nhiều việc khác để tin cậy trong đó. Khi Đức Chúa Trời rút tấm thảm ra khỏi chân chúng ta, khi Ngài cất bỏ đi mọi sự chọn lựa khác, khi ấy chúng ta phải tin cậy chỉ một mình Ngài mà thôi. Nguyện chúng ta tìm thấy lòng tin cậy và hy vọng của chúng ta chỉ có nơi Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi.
Có người sẽ bị cám dỗ mà nghĩ rằng hai con người nầy bị buộc phải tin, và theo một ý nghĩa thì điều nầy là sự thực – không còn tin nơi vật gì hay ai khác. Người đờn bà và Giairu cũng không còn có sự chọn lựa nào khác nữa. Như chúng ta đã nói ở đây, họ đã ở “giữa một vầng đá và một nơi khô cứng”. Ai trong chúng ta thấy mình từng ở những vị trí tuyệt vọng có lẽ đã kinh nghiệm đức tin lớn lao hơn chúng tôi, và họ có thể và sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ ấy. Song hết thảy chúng ta đều chọn sống hài hoà với Lời của Đức Chúa Trời, với các mạng lệnh và sự dạy của Ngài, sẽ khám phá ra đức tin bị đòi hỏi không những cho các lần cấp bách trong cuộc sống, mà còn cho mọi việc làm thường nhật nữa. Thí dụ, hãy cố gắng sống bằng Bài Giảng Trên Núi mà không có đức tin. Đức tin rất quan trọng cho mọi người, ở mọi thời đại. Những lúc cấp bách chỉ nhấn mạnh thực tại nầy mọi lúc mọi khi.
Nguyện mỗi một người chúng ta, người nam và người nữ của đức tin, tin tưởng nơi Đức Chúa Trời, nơi quyền phép, và nơi mọi lời hứa của Ngài, và nhìn biết rằng tin cậy vào một cái gì hay một ai khác chỉ là dại dột mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét