Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 9.1-17: "HUẤN LUYỆN 12 MÔN ĐỒ"



Phần giới thiệu
Những căng thẳng trong phân đoạn
Văn mạch
Cấu trúc của phân đoạn
Sai 12 môn đồ ra đi (9.1-6)
Hêrốt lo sợ về Chúa Jêsus (9.7-9)
Cho 5.000 người ăn (9.10-17)
Kết luận
BÀI 29
HUẤN LUYỆN 12 MÔN ĐỒ
(Luca 9.1-17)
Phần giới thiệu
Là cha của 5 đứa con gái, tôi chỉ có thể đọc mạng lịnh mà Chúa Jêsus ban cho các môn đồ Ngài để “đi đó đi đây” với sự ngạc nhiên và có cái chạm của sự ghen tỵ. Nhiều lần chúng tôi gói ghém lái xe về miền Tây Bắc để thăm gia đình và bạn bè bằng xe hơi, nó oằn xuống với mọi thứ chúng tôi chất trên nó. Tôi có cảm tưởng là mấy đứa con gái và vợ của tôi đúng là thủ phạm. Tôi biết là mình đã mang theo “một vài” công cụ và mấy thứ xơ cua vào xe – mà đúng như vậy. Khi tôi lái chiếc bus hiệu Volkswagen, tôi có chở theo cái nắp xi lanh xơ cua. Nếu có thể, tôi sẽ mang theo một đầu máy xơ cua nữa (tôi đã làm điều nầy có một lần mà thôi).
Hai đứa con gái lớn của tôi vừa mới từ trường trở về. Đứa nhỏ hơn đã có một người bạn tới gặp nó với chiếc xe tải hạng nhẹ. Đứa con gái lớn hơn của chúng tôi từng gặp gỡ người bạn đã bỏ học với chiếc xe chật ních người. Khi đứa con gái lớn hơn của chúng tôi đi máy bay tới Chicago, vợ tôi đã cặp nó bên hông giống như cặp một cây giáng sinh vậy. Món sau cùng đặt vào trong tay của nàng là – tôi bảo đảm đây là sự thật – một thứ có kích cỡ bằng cái quạt máy được tháo rời ra đặt an toàn bên dưới chỗ ngồi. Tôi mới hay rằng nếu chiếc máy bay rơi ngay khi cất cánh, nó sẽ rơi vì đã chở quá tải mà thôi.
Khi Chúa Jêsus sai 12 môn đồ ra đi để rao giảng và chữa lành ở các làng mạc trong xứ Galilê, Ngài đặc biệt nghiêm cấm họ không được đem theo bất cứ món gì, giống như những thứ chúng ta luôn luôn tìm cách đem theo trên một chuyến hành trình. Tôi viết ra câu nầy với sự kinh ngạc và sự khâm phục. Không biết tôi có thể đưa cả nhà tôi đi theo kiểu cách đó hay không!?!
Những căng thẳng trong phân đoạn
Song phương thức mà Chúa chúng ta đã sử dụng để sai phái các môn đồ ra đi làm dấy lên một số vấn đề rất thực tế trong đó. Chúng ta thấy rằng mọi sự dạy của Chúa Jêsus đưa ra trong tiểu đoạn đầu tiên trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chính là “điều căng thẳng” đầu tiên trong ba điều căng thẳng của phân đoạn. Hãy để tôi chỉ ra ngắn gọn những chỗ căng thẳng nầy, chúng ta sẽ tìm cách giải thích ở phần giải luận phân đoạn nầy.
Trong các câu 1-6 tại sao Chúa Jêsus ra lệnh cho các môn đồ Ngài đi đó đi đây, lo rao giảng tin lành nói về Nước Trời, theo một phương thức không đem theo bất cứ điều chi là cần thiết cả? Tại sao Chúa Jêsus lại ngăn cấm các môn đồ đem theo các thứ mà họ thực sự có cần?
Trong các câu 7-9, tại sao Luca ghi (như Mathiơ và Mác đã ghi lại) nổi lo sợ của Hêrốt, và tại sao Chúa Jêsus lại tránh không muốn gặp Hêrốt, khi Hêrốt cứ tìm cách gặp Ngài cho kỳ được?
Trong các câu 10-17, tại sao Chúa Jêsus lại ra lịnh cho các môn đồ phải cho 5.000 người ăn khi họ không có phương tiện gì để cho họ ăn?
Có những “chỗ căng thẳng trong tiểu đoạn” của chúng ta, những câu trả lời cho mọi thắc mắc nầy sẽ cung ứng cho chúng ta loại chìa khoá cần thiết để hiểu rõ những gì các biến cố do Luca mô tả đã được sắp xếp để dạy dỗ các môn đồ, cũng y như các độc giả câu chuyện của ông, các độc giả trong thời của ông cho đến bây giờ.
Văn mạch
Trong chương 8 của sách tin lành Luca chúng ta được kể cho biết về nhóm môn đồ của Chúa chúng ta, một số trong họ là phụ nữ, họ đã giúp yểm trợ cho Chúa Jêsus cùng nhóm môn đồ bằng các phương tiện riêng của họ. Một trong các phụ nữ nầy rất đặc biệt đối với chúng ta khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh. Chúng ta cũng đã đọc qua sự quở bão yên lặng và sự giải cứu người bị quỉ ám. Sau cùng, chúng ta đọc tới hai phép lạ đan dệt vào nhau, nói về sự chữa lành cho người đờn bà bị bệnh mất huyết và sự làm cho con gái của Giairu sống lại.
Trong những câu nói theo sau tức thì phân đoạn của chúng ta, Luca ghi lại thắc mắc mà Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ về lai lịch của Ngài, và “lời tuyên xưng long trọng” của Phierơ. Kế đó, trong phần đáp ứng với lời tuyên xưng nầy chúng ta có phần khải thị nói tới sự vinh hiển của Chúa trên núi hoá hình, cùng với sự khải thị của Chúa chúng ta về sự chối bỏ và sự Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá hầu đến.
Cấu trúc của phân đoạn
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta chia làm ba phần chính:
Việc sai phái 12 môn đồ (9.1-6)
Hêrốt sợ hãi Chúa Jêsus (9.7-9)
Cho 5.000 người ăn (9.10-17)
Sai 12 môn đồ ra đi (9.1-6)
“Đức Chúa Jêsus nhóm họp mười hai sứ đồ, ban quyền năng phép tắc để trị quỉ chữa bịnh. Rồi Ngài sai đi rao giảng về nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bịnh. Ngài dạy rằng: Đi đường chớ đem gì theo hết, hoặc gậy, hoặc bao, hoặc bánh, hoặc tiền bạc; cũng đừng đem hai áo. Hễ các ngươi vào nhà nào, hãy ở đó cho đến khi đi. Còn ai không tiếp rước các ngươi, hãy ra khỏi thành họ, và phủi bụi chân mình để làm chứng nghịch cùng họ. Vậy, các sứ đồ ra đi, từ làng nầy tới làng kia, rao giảng Tin Lành khắp nơi và chữa lành người có bịnh” (Luca 9.1-6).
Một mặt, việc sai phái 12 môn đồ, chẳng có gì lạ ở đây hết. Mathiơ cho chúng ta biết điểm ưu tiên trong câu chuyện của ông về sự sai phái 12 môn đồ. Chúa Jêsus dạy các môn đồ Ngài phải cầu nguyện để Chúa sai con gặt đến trong mùa lúa chín (Mathiơ 9.38). Việc sai phái 12 môn đồ (và về sau là 70 người) là đáp ứng từng phần cho lời cầu nguyện nầy. Chúng ta cũng mắc nợ đối với Mathiơ (10.2-4) vì đã thuật lại cho chúng ta biết nhiều cặp trong số họ đã được sai đi từng đôi một:
Simôn và Anhrê
Thôma và Mathiơ (người thu thuế)
Giacơ và Giăng
Giacơ và Thađê
Philíp và Anhrê
Simôn người Xêlốt và Giuđa Íchcariốt
Tất cả ba câu chuyện tin lành nầy cho chúng ta biết các môn đồ đã được kêu gọi cùng một lượt, điều nầy cho chúng ta biết, có lẽ với sự kinh ngạc của chúng ta, là các môn đồ không luôn luôn ở với nhau, và không luôn luôn ở với Chúa, thậm chí ở chặng đường nầy trong chức vụ trên đất của Ngài. Một số là người cùng gia đình, và vì thế chẳng có gì phải ngạc nhiên khi họ không luôn luôn ở với Ngài.
Một chỉ thị thiêng liêng đã được đưa ra cho các môn đồ. Họ được ban cho cả quyền năng và phép tắc cần thiết để thực thi sứ mệnh của họ. Chỉ có Luca mới thuật cho chúng ta biết các sứ đồ đã được trao cho cả quyền phép lẫn phép tắc mà thôi.
Chức vụ của các sứ đồ có hai phần: họ phải rao giảng những tin tức tốt lành cho người ta biết Nước Đức Chúa Trời đã đến gần; và, họ phải chữa lành cho người có bệnh, gồm cả việc đuổi quỉ và làm cho kẻ chết sống lại (Mathiơ 10.8). Luca thuật lại cho chúng ta biết các môn đồ đã được ban cho quyền phép cao hơn hết thảy các quỉ, đây là điều rất quan trọng, vì không phải các quỉ đều đồng đẳng cấp hoặc quyền lực đâu, và một số quỉ rất khó mà đuổi được, như sẽ thấy trong trường hợp các môn đồ bị để lại đàng sau trong khi hoá hình (Mác 9.14-32). Ở chặng đường nầy trong chức vụ của họ, từng quỉ dữ đều bị họ bắt phục.
Điều đáng chú ý là vấn đề thuộc thể và vấn đề thuộc linh đan dệt với nhau trong chức vụ của các sứ đồ. Họ phải phục vụ cả nhu cầu thuộc thể (chữa lành) và thuộc linh (giảng đạo) của dân chúng. Điều nầy nhất quán với cách hành đạo của Chúa (đối chiếu 9.11). Có lý do khác cho thấy tại sao sự chữa lành [Mác chỉ ra sự chữa lành kết hợp với việc xức dầu (6.12)] là cần thiết, theo ý kiến của tôi. Cách hành đạo của các sứ đồ và quyền phép họ tỏ ra phù hợp với và nhấn mạnh sứ điệp nói về Nước mà họ đã rao giảng. Trong sách Phục truyền luật lệ ký, thí dụ, dân Ysơraên được truyền dạy rằng phước hạnh của Đức Chúa Trời là do sự họ vâng phục đối với giao ước (Môise) của Ngài bao gồm cả sức khỏe và sự thịnh vượng vật chất (đối chiếu 28.1-14), trong khi sự bất tuân sẽ đem lại tật bệnh và đau ốm (đối chiếu 28.15). Chức vụ chữa lành của các sứ đồ là một nguyên mẫu, một hình bóng nói trước về Vương quốc hầu đến nếu dân tộc chịu ăn năn và quay trở lại cùng Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus không những ban cho các sứ đồ mọi huấn thị đặc biệt về chức vụ và sứ điệp của họ, mà còn về các phương pháp của họ nữa. Họ phải đi đây đi đó, từ làng nầy đến làng khác trong xứ Galilê. Dường như đây là lời công bố kết thúc nói về Vương quốc cho xứ Galilê, phần kết luận cho chức vụ trong xứ Galilê của Ngài. Trong trường hợp nầy, chức vụ là phải đi từ làng nầy sang làng khác, cho thấy đây là chức vụ nhỏ, những nơi mà các sứ đồ sẽ tới, đều là những nơi chưa có một sứ giả nào đến thăm viếng với tin lành nói về Nước Trời cả. Không nghi ngờ chi nữa tiếng đồn đã đến tận các nơi ấy, song chưa phải là lời công bố tin lành nói về Nước Trời chính xác, có thẩm quyền.
Chúng ta không biết chiến dịch nầy kéo dài bao lâu, song dường như kết thúc vào mấy tuần lễ sau đó. Về điều nầy, một người cần phải đòi hỏi một số tiếp trợ. Chúa Jêsus không những cấm các môn đồ đem theo đồ tiếp tế, Ngài khẳng định rằng họ chẳng cần mang theo thứ chi là cần thiết, tỉ như đồ ăn chẳng hạn. Các sứ đồ sẽ được chu cấp cho bởi những người sống trong ngôi làng mà họ đến thăm viếng, mà còn trong một đường lối rất thân mật nữa. Họ phải đến với một trong các ngôi làng ở trong từng làng, rồi công bố sứ điệp của họ cho những cư dân, và, tôi muốn nói, họ còn phải cung hiến cho các nhu cần vật chất cho số dân ở đó nữa.
Nếu những người trong ngôi nhà đặc biệt nầy tiếp đón hai người, họ phải biến ngôi nhà nầy thành căn cứ của họ, trung tâm chính của chức vụ của họ. Từ đây cả ngôi làng sẽ được tiếp cận. Các môn đồ không cần phải đi từ nhà nầy sang nhà khác, là cách mà lý trí chúng ta hay suy nghĩ (khi đây là một trong các phương tiện truyền giáo được Cơ đốc nhân sử dụng, và các hệ phái cũng vậy). Nếu được tiếp đón, họ sẽ ở lại trong chính ngôi nhà đó cho tới chừng nào họ rời khỏi đó đặng sang ngôi làng khác. Những người trong ngôi nhà đó trông mong (có lẽ được trợ giúp bằng thực phẩm từ nhiều người khác trong làng) cung cấp “giường ngủ và bữa điểm tâm”, đồ ăn và nơi họ ở bao lâu họ còn ở lại. Không những các sứ đồ lo giảng đạo, mà còn chữa lành và đuổi quỷ nữa, chức vụ của họ xứng đáng với công giá nhỏ mọn nầy. Nếu đội sứ đồ không được tiếp đón, cả ngôi làng sẽ bị ruồng bỏ, có một dấu hiệu kèm theo chỉ ra sự ô uế của số người nầy giống như dân Ngoại vậy. Đáp ứng của ngôi nhà đầu tiên, quyết định đội truyền giáo sẽ ở lại hay không ở lại trong ngôi làng ấy. Không có cơ hội thứ hai đâu.
Mọi huấn thị nầy Chúa chúng ta đã ban ra cho các môn đồ Ngài không đem theo bất kỳ một thứ gì cần thiết cho chuyến đi của họ – không được xem là phổ thông, áp dụng cho tất cả các giáo sĩ hay chứng nhân trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta biết rằng ra đi theo cách nầy không luôn luôn phải có, vì sau đó trong sách Luca Chúa Jêsus đặc biệt đảo lộn mọi huấn thị mà Ngài đã ban ra cho các sứ đồ trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay:
“Đoạn, Ngài lại phán rằng: Khi ta đã sai các ngươi đi, không đem túi, bao, giày chi hết, các ngươi có thiếu gì không? Môn đồ thưa rằng: Không thiếu chi hết. Ngài phán rằng: Nhưng bây giờ, ai có túi bạc, hãy lấy đi, ai có bao, cũng vậy; ai không có gươm, hãy bán áo ngoài đi mà mua” (Luca 22.35-36).
Có một mục đích đặc biệt cho các huấn thị mà Chúa Jêsus đã ban ra cho các môn đồ, một mục đích sẽ ứng nghiệm, hầu cho các huấn thị khác sẽ được ban ra trong tương lai. Mục đích gì đây? Chúa Jêsus đang ra sức làm gì bằng cách sai đi các môn đồ mà không có các thứ cần thiết họ cần? Tôi tin câu trả lời là đây: Chúa Jêsus đang huấn luyện 12 môn đồ tin cậy Ngài chu cấp cho từng nhu cần của họ, và đặc biệt mọi nhu cần hàng ngày của họ. Nếu các môn đồ muốn có một mái nhà gối đầu qua đêm và đồ ăn ở trên bàn, quyền phép của Đức Chúa Trời sẽ phải rất thực và qua họ. Người tin lành sẽ phải làm việc: “Không làm, không ăn” cómột sự thích đáng rất khác biệt, rất thực đối với các sứ đồ khi họ ra đi, rao giảng tin lành nói về Nước Trời và chữa lành kẻ bệnh.
Nếu các môn đồ được phép mang theo những điều có cần, đáp ứng của dân làng sẽ không thể hiện rõ ràng, và đức tin của các môn đồ vẫn chưa được đưa vào thử nghiệm. Mọi huấn thị của Chúa dạy phải cầu nguyện: “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” (Mathiơ 6.11) sẽ không thích nghi với 12 người nầy khi họ ra đi, với lòng tin cậy quyền phép của Đức Chúa Trời vận hành trong và qua họ, hầu cho dân chúng sẽ tiếp đón họ và sứ điệp như đến từ Đức Chúa Trời, để rồi họ được giúp đỡ bằng đồ ăn và nơi trú thân.
Các môn đồ đã nghe sự dạy dỗ ra từ môi miệng của Chúa Jêsus. Họ đã học phương thức phân phát thần học. Song giờ đây họ cần phải học biết tin cậy nơi Ngài và nơi Lời của Ngài. Đây là thần học thực tế về sự tin cậy Ngài mặc lấy quyền phép cho chức vụ của họ và làm thoả mãn mọi nhu cần của họ, là điều mà họ chưa tiếp thu trong chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên của họ. Mạng lịnh không đem theo theo bất kỳ một thứ gì có ý đồ tạo ra một môi trường về nhu cần, ở đó đức tin được đòi hỏi và ở đó sự vâng phục được thử nghiệm. Vấn đề quan trọng cho người của Đức Chúa Trời ở mọi thời đại không phải là: “Bạn hiểu biết bao nhiêu?” mà là: “Bạn đang tin ai?” Các môn đồ sắp sửa kinh nghiệm sự thành tín của Chúa Jêsus theo một cách mới, bằng cách sinh sống và bước đi bởi đức tin, bởi sự tin cậy vào quyền phép và sự thành tín của Ngài, thậm chí ngay lúc Ngài vắng mặt nữa.
Hêrốt lo sợ về Chúa Jêsus (9.7-9)
“Bấy giờ, Hê rốt là vua chư hầu, nghe nói về các việc xảy ra, thì không biết nghĩ làm sao; vì kẻ nầy nói rằng: Giăng đã từ kẻ chết sống lại; kẻ khác nói rằng: Ê-li đã hiện ra; và kẻ khác nữa thì rằng: Một trong các đấng tiên tri đời xưa đã sống lại. Song Hê-rốt thì nói: Ta đã truyền chém Giăng rồi: vậy người nầy là ai, mà ta nghe làm những việc dường ấy? Vua bèn tìm cách thấy Đức Chúa Jêsus”.
Quả là chẳng có gì khó khăn cho Hêrốt khi theo dõi sự dạy dỗ cùng mọi sinh hoạt của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là “phát ngôn viên của thị trấn”. Lời đồn về sự đến gần hay sự đến của Ngài đã được người ta truyền đi rất nhanh (đối chiếu 9.11). Hơn nữa, Hêrốt, một người có sự đe doạ rất cao, chẳng nghi ngờ chi nữa đã có một tổ chức cảnh sát đặc nhiệm cao, họ có thể theo dõi dấu chân của Chúa Jêsus. Còn hơn thế nữa, Hêrốt đã có một nguồn thông tin trực tiếp. Giữa vòng những người đã được liệt kê ra cùng đi với Chúa Jêsus và góp phần ủng hộ cho Ngài, Gioanna, vợ của Chuxa, quản gia nhà Hêrốt (Luca 8.3).
Quý vị không thể thấy Hêrốt đã lấy tin từ Chuxa, vợ của ông nầy đã báo cho ông ta biết từng sinh hoạt của Chúa Jêsus chăng?
Ba trước giả Tin lành [Mathiơ, Mác và Luca] đã thuật lại cho chúng ta biết Hêrốt có một thái độ lo sợ liên tục đối với Chúa Jêsus. Luca cho chúng ta biết Hêrốt cứ tìm cách gặp gỡ Ngài, một việc không thể xảy ra cho tới lần thử thách Chúa chúng ta, đến trước sự Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá (đối chiếu Luca 23.7…). Tôi tin rằng có vài lý do cho thấy tại sao Hêrốt lại lo sợ đối với Chúa Jêsus.
(1) Hêrốt là một người Do thái, ít nhất là về tôn giáo, và đã có nỗi lo sợ về Đấng Mêsi.
(2) Hêrốt là một vị vua, và Chúa Jêsus cùng với các môn đồ Ngài đã đi đây đi đó trên vùng lãnh thổ của ông ta, họ rao giảng về VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Hêrốt Đại Đế rất sợ mất vùng lãnh thổ của ông đến nỗi ông đã bị đe doạ bởi sự ra đời của một con trẻ, và ông ta đã giết những đứa trẻ vô tội hòng cứu ông ta thoát khỏi một đối thủ đầy khả năng. Không nghi ngờ chi nữa Hêrốt Antipa rất sợ Chúa Jêsus nầy và sự dạy dỗ của Ngài. Nói về mặt chính trị, những gì dân chúng nghĩ về Chúa Jêsus (đã nhấn mạnh trong phân đoạn Kinh Thánh] là quan trọng đối với Hêrốt hơn Chúa Jêsus là ai nữa. Dư luận chung luôn luôn là quan trọng hơn đối với một người làm chính trị, và Hêrốt đã được thông tin đúng mức dân chúng đang nghĩ Chúa Jêsus là ai rồi.
(3) Hêrốt đã phạm phải tội giết Giăng Báptít, và ông ta bị ám ảnh bởi tội lỗi và bởi lo sợ Giăng đã sống lại từ kẻ chết. Giăng đã rao giảng về sự sống lại từ kẻ chết kết hợp với việc ông rao giảng về nước của Đức Chúa Trời. Khi sứ điệp của Chúa Jêsus (và bây giờ là các môn đồ Ngài) là một với sứ điệp của Giăng. Hêrốt cũng sợ rằng Chúa Jêsus cũng chính là con người ấy. Tình huống giống nhau, trong lý trí của Hêrốt là câu chuyện nói về tên học trò của thầy phù thuỷ. Tên học trò nầy nghĩ rằng anh ta đã tự cứu mình thoát khỏi một “linh” rồi kết thúc với nhiều “linh” hơn. Hêrốt đã nghĩ nan đề của ông ta là Giăng, song giờ đây còn có Chúa Jêsus, 12 môn đồ, rồi 70 môn đồ nữa. Câu chuyện kết thúc ở chỗ nào đây?
(4) Hêrốt muốn gặp Chúa Jêsus dể xem một phép lạ.
Vua Hêrốt thấy Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ.
Hêrốt rất sốt sắng muốn gặp Chúa Jêsus, cái mong muốn giống như một đứa trẻ muốn đi xem gánh xiếc vậy.
Với sở thích của Hêrốt muốn gặp Ngài và muốn biết rõ lai lịch của Ngài, tại sao Chúa Jêsus lại cố tình tránh né ông ta? Đây là một con người với quyền lực và ảnh hưởng chính trị rất lớn. Đây là một nhân vật với sở thích rất mãnh liệt nhắm vào Chúa Jêsus. Tại sao Chúa Jêsus lại sai các môn đồ Ngài ra đi đến những “boonies” – đến với những làng mạc xa xôi, vô nghĩa ở xứ Galilê, khi Ngài không thể đi thẳng vào thủ đô? Sự thể cho thấy Chúa Jêsus đã mong gặp thẳng Hêrốt theo cách tư riêng. Chúng ta sẽ bào chữa cho điều nầy với lý do: “Chỉ nghĩ rằng Hêrốt sẽ làm gì cho Nước Trời một khi ông ta được biến đổi…”.
Hãy để tôi nhắc cho quý vị nhớ Hêrốt cũng có sở thích đến Giăng Báptít và chức vụ của ông ta. Hãy nhìn xem điều chi đã xảy ra cho Giăng! Sứ điệp mà Chúa Jêsus sẽ đưa ra cho Hêrốt chẳng có gì khác hơn với sứ điệp mà Giăng (không thành công) đã đưa ra cho ông ta rồi. Hêrốt có thể gặp Chúa Jêsus cách dễ dàng, nhưng ông ta muốn Chúa Jêsus đến tại mảnh đất riêng của mình. Tốt nhất là Hêrốt đã tò mò về Chúa Jêsus, và tệ nhất, ông ta lại có tánh ganh tỵ và sợ mất quyền lực chính trị của mình. Nước của Đức Chúa Trời không do sức mạnh của con người dựng nên, cũng không phải bởi mưu đồ hay mánh khoé chính trị. Nước của Đức Chúa Trời không bởi những người mạnh sức dựng nên đâu, mà bởi những người giống như con trẻ kia mà thôi. Hêrốt không phải là hạng người tìm kiếm thành thật. Chúa Jêsus chẳng có thì giờ dành cho ông ta đâu. Hêrốt sẽ có ngày ông ta gặp được Đấng Christ, và trong ngày phán xét đó, Hêrốt sẽ tỏ ra màu sắc thật của mình. Không có một cuộc hẹn nào khác cho Hêrốt để đứng trước mặt Đấng Christ.
Cho 5.000 người ăn (9.10-17)
“Các sứ đồ trở về trình cùng Đức Chúa Jêsus mọi việc mình đã làm. Ngài bèn đem các sứ đồ đi tẻ ra với mình đến gần thành kia gọi là Bết-sai-đa. Nhưng dân chúng nghe vậy, thì đi theo Ngài. Đức Chúa Jêsus tiếp đãi dân chúng, giảng cho họ về nước Đức Chúa Trời, và chữa cho những kẻ cần được lành bịnh. Khi gần tối, mười hai sứ đồ đến gần Ngài mà thưa rằng: Xin truyền cho dân chúng về, để họ đến các làng các ấp xung quanh mà trọ và kiếm chi ăn; vì chúng ta ở đây là nơi vắng vẻ. Song Ngài phán rằng: Chính các ngươi hãy cho họ ăn. Các sứ đồ thưa rằng: Ví thử chính mình chúng tôi không đi mua đồ ăn cho hết thảy dân nầy, thì chỉ có năm cái bánh và hai con cá mà thôi. Vả, bấy giờ có độ năm ngàn người nam ở đó. Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Hãy biểu chúng ngồi từng hàng năm mươi người. Môn đồ làm theo lời; chúng ngồi xuống hết thảy. Đoạn, Đức Chúa Jêsus lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, chúc tạ, rồi bẻ ra trao cho môn đồ, đặng phát cho đoàn dân. Ai nấy ăn no rồi, người ta thâu được mười hai giỏ đầy những miếng thừa”.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách chú ý vào phép lạ nầy, việc cho 5.000 người ăn, là phép lạ duy nhất, ngoài sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta, đã được ghi lại trong 4 sách tin lành.
Các sứ đồ đã trở về từ chuyến hành trình truyền giáo khắp các làng mạc xứ Galilê. Họ đã tường thuật lại với Chúa mọi điều mà họ đã làm (9.10). Chúa Jêsus bèn đem các sứ đồ đi tẻ ra với Ngài trong một lúc, trong một nơi xa xôi đâu đó gần thành Bếtsaiđa (9.10). Một cuộc rút lui ra khỏi đoàn dân đông dường như thích hợp với một vài lý do. Thứ nhất, từ quan điểm của Mác, họ đã mệt nhọc và họ cần một ít thoải mái cách xa đám dân đông kia.
“Các sứ đồ nhóm lại cùng Đức Chúa Jêsus, thuật cho Ngài mọi điều mình đã làm và dạy. Ngài phán cùng sứ đồ rằng: Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút. Vì có kẻ đi người lại đông lắm, đến nỗi Ngài và sứ đồ không có thì giờ mà ăn” (Mác 6.30-31).
Câu chuyện của Mathiơ cung ứng cho chúng ta lý do thứ hai: việc Giăng Báptít bị chặt đầu đã tạo ra một bầu không khí thù nghịch. Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đã phục vụ trong xứ Galilê, là lãnh thổ của Hêrốt. Cuộc “rút lui” nầy là để cho tình hình lắng dịu đi, và để cho sở thích của Hêrốt về Chúa Jêsus sẽ giảm bớt. Khi Lễ Vượt Qua của dân Do thái đã gần kề (Giăng 6.4), cuộc rút lui nầy sẽ đưa Chúa Jêsus ra khỏi dòng người Do thái, và nó sẽ thu nhỏ lại thái độ sốt sắng và nổ lực quá mấu muốn lập Ngài làm Vua.
Luca không cung ứng cho chúng ta lý do hay mục đích đặc biệt nào trong cuộc rút lui nầy, song tôi nghĩ rằng chúng ta có thể xem các lý do nêu trên là cách giải thích cho cuộc rút lui đó. Từ Mác 6.31, chúng ta biết rõ các môn đồ rất bận rộn trong việc xử lý với đoàn dân đông đến nỗi họ không có thì giờ để mà ăn uống nữa. Khi Chúa Jêsus mời các môn đồ đến với Ngài: “đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6.31), thì điều đáng ngờ là đồ ăn không phải là một phần trong chương trình nầy. Tôi nghĩ rằng họ đã ghi thêm bữa ăn trưa kiểu picnic theo với họ. Chắc chắn họ không mong tìm gặp một tiệm McDonald đâu đó trong đồng vắng và để mua một gói thức ăn to cho bữa ăn trưa đâu!
Rõ ràng là có một người khác, người nầy đã đến với bữa ăn trưa đã được gói lại kỹ càng. Một cậu bé, là người mà Luca không nhắc tới, đã đến với một bữa ăn trưa nho nhỏ, và khiêm tốn (mấy ổ bánh và cá). Tôi rất ngạc nhiên không biết có phải cậu ta tính đi đánh cá trên biển Galilê rồi mới đến đấy với một gói thức ăn trưa hay không!?! Khi cậu ta nhìn thấy đoàn dân đông chạy quanh hồ, một số trong họ đã đến bờ bên kia ngay truớc thuyền của Chúa, cậu ta đã nhìn thấy còn phấn khích hơn cả chuyến đi đánh cá nữa. Cậu ta đã chạy theo họ với sự thích thú lắm. Cậu ta biết rất ít về vai trò cậu ta sẽ đóng trong mọi sự cố của ngày đó.
Chúa Jêsus đã dạy dỗ và chữa lành y như Ngài luôn luôn làm, và như các môn đồ đã làm trong những làng mạc kia. Đến chiều, các môn đồ xin Chúa Jêsus sai đoàn dân đông hãy đi về nhà, để họ ăn uống nữa. Tới đây, các môn đồ mới thấy thương xót đoàn dân đông. Dĩ nhiên, chúng ta biết Chúa Jêsus đã động lòng thương xót đối với đoàn dân đông. Luca thuật lại cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã “tiếp đãi” dân chúng (9.11). Chính Mác mới là người nhấn mạnh lòng thương xót của Ngài:
“Bấy giờ Đức Chúa Jêsus ở thuyền bước ra, thấy đoàn dân đông lắm, thì Ngài động lòng thương xót đến, vì như chiên không có người chăn; Ngài bèn khởi sự dạy dỗ họ nhiều điều” (Mác 6.34).
Tôi không dám chắc là các môn đồ đó có chia sẻ lòng thương xót nầy hay không!?! Về mặt lý trí và tình cảm, tôi không nghĩ là họ sẽ trải thảm rửa chơn, giống như Chúa Jêsus đã làm đâu. Tôi nghĩ rằng họ, giống như tôi thôi, sẽ thở dài: “Ồ không!” ngay trước đám dân đông nầy, ngay thời điểm họ tìm cách rút lui trong một thời gian ngắn, cách xa đám dân đông.
Tôi nghĩ rằng họ cũng đã tìm kiếm một bữa ăn ngon lành rồi đấy. Tôi tin rằng họ đã gói ghém thứ gì đó đặc biệt để ăn. Khi chẳng có một phương thức nào để có thể cho đoàn dân đông nầy ăn, tôi nghĩ họ chẳng áy náy nhắc tới những gì họ đã có. Họ mong Chúa Jêsus đến với cùng một kết luận mà họ đã có. Đó là lúc phải bảo mọi người nên trở về nhà. Họ đã làm gián đoạn việc rút lui của các môn đồ. Họ đã làm chậm trễ bữa ăn tối của các môn đồ. Thôi đủ rồi. Hãy bảo họ về nhà đi thôi!
Dường như đấy là giải pháp hợp lý nhất. Dường như đấy là giải pháp khả thi duy nhất. Đấy là giải pháp mang đầy tính thương xót. Khi nghe đáp ứng của Chúa Jêsus, các môn đồ quả là bị sốc nhiều lắm: “Chính các ngươi hãy cho họ ăn” (Luca 9.13).
Chúa Jêsus, là Đấng không ra lệnh hoá đá thành bánh, để làm thoả mãn cơn đói của Ngài, Ngài ra lệnh cho các môn đồ Ngài phải cho đoàn dân đông kia ăn. Chúa Jêsus, là Đấng không cho con gái của Giairu ăn, nhưng lại ra lệnh cho bố mẹ nó phải cho nó ăn. Giờ đây, Ngài bảo các môn đồ Ngài phải cho đoàn dân đông nầy ăn!
Các môn đồ nghĩ rằng việc kiếm cho ra đồ ăn mới là nan đề của con người. Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ đó là nan đề của họ. Làm sao thực hiện được điều nầy? Làm thế nào đây, khi Chúa Jêsus ra lệnh cho các môn đồ Ngài phải làm một việc quá khó? Chúa Jêsus buộc các môn đồ Ngài phải chịu trách nhiệm làm thỏa mãn mọi nhu cần về phần xác cho đoàn dân đông nầy. Những người mới bỏ ra vài tuần lễ, sống bởi lòng mến khách của người dân làng, giờ đây phải tỏ ra lòng mến khách. Nhưng bằng cách nào mới được?
Chúa Jêsus đã làm ra nhiều việc thật là khác biệt, khiến mọi việc ra dễ dàng hơn cho các môn đồ. Ngài (biết mọi sự) vốn biết rằng nan đề nầy sẽ dấy lên, vì vậy Ngài đã lo liệu trước rồi. Ngài đã có thực phẩm. Ngài đã chu cấp một nguồn tiếp trợ về đồ ăn theo cách thật lạ lùng, và rồi Ngài ra lệnh cho các môn đồ bước vào phục vụ. Song đây không phải là cách mà Chúa Jêsus đã chọn để làm thoả mãn mọi nhu cần của đám dân dông.
Trong khi Chúa là Đấng cho 5.000 người ăn, chính các môn đồ phải bắt tay vào quá trình cho ăn đó. Họ phải khảo sát dân đông, tìm cách khám phá ra đâu là tài tháo vát của họ (Tại sao họ không tính đến đồ ăn cho chính họ, vấn đề tôi nghĩ là họ sẽ phải lo cho bản thân mình). Họ bảo đám đông hãy ngồi xuống thành từng nhóm 50 người, để họ có thể ăn uống. Các môn đồ chuyền thức ăn đi, thức ăn nhân lên thật lạ lùng khi Chúa Jêsus chia thức ăn đó. Và, các môn đồ cũng thu nhập lấy những phần mà dân chúng ăn không hết (tôi nghĩ, không phải những mẫu bánh nhỏ bị bỏ lại trên đĩa đâu).
Mọi điều các môn đồ được truyền cho phải lo làm, họ đã làm với đức tin. Họ phải hành động trước khi Chúa Jêsus cung ứng. Họ đã truyền cho dân chúng ngồi xuống ăn khi chưa có đồ ăn. Dân chúng chắc chắn biết rõ điều nầy. Họ đã nghe theo các môn đồ yêu cầu phải có thật nhiều đồ ăn mới vừa đó thôi. Họ biết rõ chưa có đồ ăn chi hết. Họ đã nhìn thấy cậu bé kia chỉ mang theo một ít thức ăn mà thôi. Các môn đồ đã bắt đầu chuyền thức ăn đi. Khi nào và làm thế nào thức ăn ngày càng nhiều thêm, thì chúng ta không biết. Nhưng giống như các thầy tế lễ khiêng hòm giao ước nhúng chân họ xuống trước khi biển Đỏ chia ra làm hai hay sông Giôđanh ngừng chảy, các môn đồ đã hành động trước khi giải pháp được đưa ra. Đức Chúa Trời đã hành động qua các môn đồ, khi họ chịu vâng lời.
Phần thức ăn chưa sử dụng, chưa dùng đến các môn đồ đã thu lượm lại. Chẳng có gì trùng khớp khi 12 giỏ bánh đầy, mỗi giỏ cho một môn đồ. Những người đã cố công thuyết phục Chúa Jêsus tin rằng chẳng có phương cách nào để cho đoàn dân đông nầy ăn, giờ đây phải gánh lấy những giỏ đầy bánh. Quý vị có thể tưởng tượng cùng đi một bên với Phierơ khi ông ta mang lấy giỏ của mình mà than: “Ông ơi, cái giỏ nầy nặng quá!”
Thế đấy, có phải câu chuyện cho 5.000 người ăn nầy không phải là một minh hoạ và một bảo đảm đẹp đẽ cho lời hứa của Chúa chúng ta về sự tiếp trợ có trong Bài Giảng Trên Núi không? Hãy nhớ mấy lời nầy:
“Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6.31-33).
Đoàn dân đông đã tìm gặp Cứu Chúa, trước tiên và trên hết. Họ chẳng có một tư tưởng nào về sự họ sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì trong ngày đó. Có điều chi làm cho một số môn đồ phải bực bội, chỉ là dại dột thôi. Song vì họ đã tìm kiếm Cứu Chúa hơn mọi điều khác, Ngài đã làm thỏa mãn mọi nhu cần về phần xác của họ.
Kết luận
Tôi tin rằng chúng ta sẽ nhìn thấy từ phân đoạn Kinh Thánh mục tiêu, mục đích của sự Chúa chúng ta xử lý với các môn đồ là huấn luyện họ trong lãnh vực đức tin. “Huấn luyện 12 môn đồ” là, thứ nhất và trên hết, huấn luyện cho họ biết tin cậy nơi Ngài. Ý nghĩa của việc huấn luyện 12 môn đồ biết tin tưởng không phải là “dạy dỗ” theo thực chất, mà là thử nghiệm họ. Chúa Jêsus truyền cho 12 môn đồ phải hành động trong sự vâng phục mạng lệnh của Ngài, mà chẳng có phương tiện gì hết. Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ phải vâng theo Ngài, mà chẳng có một phương tiện nào của con người để làm theo mạng lệnh ấy, và nhơn đó cứ tin cậy Ngài tiếp trợ cho mọi nhu cần của họ.
Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ phải đi ra, rao giảng những tin tức tốt lành nói về Nước Đức Chúa Trời và lo chữa lành, mà chẳng có những khoản cần thiết như đồ ăn, nhà ở và quần áo. Các thứ nầy sẽ được cung ứng cho họ qua những người tin theo sứ điệp của họ, khi quyền phép của tin lành thể hiện ra qua sự họ rao giảng và chữa lành. Nếu tin lành không tác động, nếu các lời hứa của Chúa không có thực, các môn đồ sẽ lâm vào cảnh rắc rối ngay. Những mạng lệnh của Chúa Jêsus đều có mục đích tạo ra các nhu cần mà chỉ có Ngài mới có quyền chu cấp, và các thứ ấy chỉ có thể nhận lãnh được nhơn đức tin mà thôi.
Nhu cần lớn lao của các môn đồ, cũng như chúng ta, không phải là biết nhiều về Chúa Jêsus (theo lý trí), mà là tin cậy Ngài nhiều hơn. Các môn đồ cũng cần phải học biết tin cậy Ngài khi Ngài vắng mặt. Chúa Jêsus sẽ cùng đi với các môn đồ Ngài, nhưng Ngài chủ ý ở lại phía sau. Họ cần phải thấy Ngài có khả năng dù khi Ngài vắng mặt, vì không bao lâu nữa họ sẽ hay biết rằng Ngài sẽ chẳng còn ở với họ nữa (về phần xác).
Có vài nguyên tắc hiển nhiên trong phân đoạn Kinh Thánh không những áp dụng cho các môn đồ, mà còn áp dụng cho chúng ta nữa. Hãy để tôi nhắc ra ở đây các nguyên tắc nầy, cùng với một số hàm ý của chúng, khi chúng ta kết luận sứ điệp nầy.
(1) Chúa dạy chúng ta phải tin cậy Ngài bằng cách ra lệnh cho chúng ta làm công việc vượt quá các phương tiện chúng ta đang có. Khi quý vị dừng lại để suy nghĩ về điều nầy, hết thảy các mạng lịnh của Đức Chúa Trời đều rất khó cho con người tội lỗi, sa ngã phải vâng theo. Đấy là lý do tại sao chúng ta không những được cứu bởi đức tin, mà chúng ta còn phải bước đi bởi đức tin nữa. Các mạng lịnh của Đức Chúa Trời không phải là dễ theo phía con người đâu! Gánh nặng mà người Pharisi Do thái giáo bắt người ta phải cáng đáng, thật là khó cho ai đó phải cưu mang, vì chẳng có ai giúp sức cho họ để làm theo chúng (Mathiơ 23.4). Gánh của Chúa Jêsus là nhẹ nhàng, không phải vì gánh ấy dễ chịu, mà vì Ngài tiếp trợ cho các phương tiện để làm theo mọi điều Ngài truyền dặn (đối chiếu Mathiơ 11.28-30).
(2) Đức Chúa Trời sử dụng “các nhu cần” của con người như một con đường cần có cho sự dạy dỗ và thử nghiệm đức tin của chúng ta. Trong phần thứ nhất của phân đoạn, các môn đồ phải đi ra, với lòng tin cậy Chúa chu cấp cho “giường ngủ và bữa điểm tâm sáng”, cũng như quyền năng và phép tắc để giảng đạo và chữa lành. Quả thực là khó khi tin cậy Đức Chúa Trời trong các lãnh vực đó, chỗ mà chúng ta không xác định được nhu cầu. Đó là lý do tại sao rất khó cho người giàu vào nước của Đức Chúa Trời, và phước cho người nghèo khó, bởi lời lẽ của chính Chúa chúng ta (đối chiếu Luca 18.25; 6.20). Những mạng lịnh của Chúa Jêsus trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta sẽ nhắc cho chúng ta nhớ rằng đức tin đôi khi được tiếp thu ở trong lớp học, song cũng học được trong những lúc khủng hoảng của cuộc sống, khi chúng ta phải vâng theo Đức Chúa Trời mà không có bất cứ phương tiện nào thấy được bằng mắt thường có sẵn đấy để lo làm cả.
(3) Mọi nhu cần của con người sẽ được xem là cơ hội cho đức tin, hoặc chúng sẽ trở thành lý do để bào chữa cho sự vô tín và bất tuân của chúng ta. Trong trường hợp cho 5.000 người ăn, chính sự thiếu thốn đồ ăn trong tay là điều dường như bào chữa cho kết luận của các môn đồ là nên bảo họ chịu đói đi về. Trong cái gọi là “thương xót giả tạo” các môn đồ giục giã Chúa Jêsus nên bảo dân chúng đi về, để thoả mãn mọi nhu cần của riêng họ. Tôi nghĩa rằng các môn đồ sẽ lâm vào chỗ thất vọng khi họ không được ở riêng với Chúa Jêsus. Tôi e rằng họ không muốn có mặt của đoàn dân đông. Đây là “con sư tử đang ở ngoài đường” của họ (sử dụng một câu trong sách Châm ngôn), lý do có sức thuyết phục đặng họ làm theo những gì họ muốn không cứ cách nào. Đáp ứng của Chúa Jêsus cho thấy các môn đồ đều sai hết. Nhu cần của dân chúng về đồ ăn phải được làm cho thoả mãn.
Tình trạng kém cõi, sự thiếu vắng yếu tố cần thiết, thường được sử dụng như một lời bào chữa cho tội lỗi và sự bất tuân. Tôi tin rằng việc thiếu đồ ăn che đậy sự thiếu lòng thương xót của các môn đồ và thậm chí cả sự bực bội của họ đối với đoàn dân đông nữa. Sự thiếu thốn đó cũng che đậy sự thật là họ đã có một số thực phẩm riêng rồi (là các thứ mà họ đã mang theo cho bữa ăn trưa picnic của họ – họ dự định đi một nơi nào đó, trong một chỗ xa xa, dân chúng không biết), họ đã không tính đến “tài tháo vát”, mà họ định tiêu thụ khi đoàn dân đông bỏ về rồi.
Trong công việc làm ăn, và trong các chức vụ Cơ đốc, có một câu nói dường như đưa mọi chương trình vào chỗ yên nghỉ, mà chẳng cần gì phải bàn bạc: “Chúng tôi không có tiền”. Thực ra mọi người đều nói: “Được thôi, tôi đoán rằng là như vậy. Tôi nghĩ chúng ta không thể làm gì khác hơn”.Chúa Jêsus không dung chịu câu trả lời nầy. Không có phương tiện thì không có gì phải bào chữa hết. Chúa Jêsus gắn trách nhiệm việc cho đoàn dân đông ăn cho các môn đồ, thậm chí khi họ không có cái gì (phương tiện của con người) để cho ăn nữa. Việc duy nhất họ đã thất bại là không nhớ rằng Chúa Jêsus có mọi phương tiện có cần để làm bất cứ phần việc nào Ngài dự định lo làm. Thắc mắc không phải là phương tiện của Chúa chúng ta, mà là mục đích, ý muốn của Ngài. Khi Chúa Jêsus truyền cho các môn đồ ra đi từ làng nầy sang làng khác, thậm chí không có một thứ gì hết, rõ ràng là các môn đồ phải vâng theo, với mọi chu cấp hay là không. Khi Chúa Jêsus ra lệnh cho họ cho 5.000 người ăn, bổn phận của họ là phải vâng theo, dù đồ ăn có hay là không.
Thiếu thốn phương tiện để làm theo mọi lệnh lạc của Đức Chúa Trời không những hiển nhiên nơi hạng người hay bào chữa cho tội lỗi đưa ra khi tiền bạc thiếu thốn, đủ loại thiếu hụt được sử dụng để bào chữa cho nhiều hình thức tội lỗi và bất tuân. Trong một xứ sở dư dật, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy chúng ta thường nói tới những chỗ thiếu hụt, và đôi khi nói về sự thừa thải nữa.
Hãy để tôi nhắc tới một số thiếu hụt trong thời hiện tại nầy, thường được sử dụng để bào chữa cho tội lỗi. Có sự thiếu cân đối kích thích tố trong cơ thể. Một hình thức chuyên dùng về trường hợp nầy được thấy có trong các tham khảo mới đây cho PMS. Có nan đề về đường trong máu xuống thấp, lòng tự trọng xuống thấp, và mất khuynh hướng làm cha mẹ. Có sự thiếu đầu phục nơi phần của người làm vợ, thiếu chức năng lãnh đạo của người làm chồng, mọi sự nầy bào chữa cho đủ loại điều ác.
Tôi không bác bỏ mọi thiếu thốn nầy là những nan đề có thật (nhiều lần), với nỗi đau và sự khó khăn kết hợp lại. Nhưng tôi muốn nói rằng thiếu thốn mọi thứ nầy là, theo phân đoạn Kinh Thánh, cơ hội cho đức tin và sự vâng phục, chớ không phải là lời bào chữa cho sự bất tuân, tội lỗi, và hành động xấu xa. Chúng ta luôn luôn thiếu các phương tiện để làm theo những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi chúng ta, và Ngài truyền cho chúng ta phải vâng lời vì Ngài luôn luôn thành tín tiếp trợ các phương tiện để lo làm theo các mạng lịnh của Ngài. Khi chúng ta tự bào chữa không vâng theo các mạng lịnh của Ngài, chúng ta sử dụng mọi thiếu thốn của mình như một lời bào chữa cho sử dụng, hơn là một cơ hội cho đức tin.
(4) Thiếu phương tiện để lo làm việc gì đó không phải là minh chứng cần thiết cho rằng Đức Chúa Trời không muốn chúng ta làm những việc nầy, chúng ta cũng không phải cố sức để làm những việc đó. Không có đồ ăn không phải là sự bào chữa cho việc bảo đoàn dân đông đói bụng đi về. Chúng ta có luôn luôn nhìn thấy sự thiếu thốn như một lời bào chữa cho sự thất bại không làm được việc gì đó chăng? Có phải chúng ta luôn luôn cho rằng mình cần phải hành động khi chúng ta chưa có phương tiện gì hết? Làm sao chúng ta nhận biết lúc nào chúng ta nên hay không nên làm một việc gì đó? Tôi tin rằng câu trả lời tối hậu là đây: ấy là chúng ta luôn luôn bị buộc phải hành động để làm thỏa mãn mọi nhu cần của người khác khi các nhu cần đó là đúng đắn và quan trọng, và khi chúng ta có mạng lịnh rõ ràng từ Đức Chúa Trời phải làm như thế. Theo ý kiến của tôi, Đại Mạng Lịnh là một mạng lịnh rõ ràng đến từ Đức Chúa Trời phải làm thoả mãn nhu cần của một thế giới đang dãy chết cần phải nghe các tin tức tốt lành nói tới tin lành. Thêm nữa, chúng ta có lời hứa của Ngài ở cùng chúng ta khi chúng ta cưu mang phần việc nầy. Những mạng lịnh phải sống đời sống thánh khiết, từ bỏ con người cũ, mặc lấy người mới, phải đầy dẫy Đức Thánh Linh, hết thảy đều rất khó trong năng lực của xác thịt, song khả thi do sự trợ giúp của Đức Thánh Linh. Chúng ta có trong từng trường hợp nầy, một mạng lịnh và một lời hứa của Ngài tiếp trợ cho. Chúng ta phải hành động, chúng ta phải vâng lời, khi chúng ta có một mạng lịnh rõ ràng, và một lời hứa Ngài sẽ tiếp trợ cho.
(5) Những tiếp trợ của Đức Chúa Trời đến ngay thời điểm thiếu thốn của chúng ta. Chúa không chu cấp cho các môn đồ Ngài hay đoàn dân đông cho tới chừng mọi phương kế con người của họ không còn nữa. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus không cho con gái của Giairu ăn, nhưng Ngài đã cho đoàn dân đông ăn. Sự bất toàn, sự thiếu thốn của chúng ta là thời điểm tại đó quyền năng của Chúa sẽ được cung ứng cho, và thường thì không có trước đâu. Phaolô đã đề cập tới vấn đề theo cách nầy:
“Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ” (II Côrinhtô 12.9-10).
(6) Một số nhu cầu nầy thì quan trọng hơn số nhu cầu kia, và vì thế chúng được ưu tiên hơn. Một số nhu cần không phải là loại nhu cần thật sự cả đâu. Thí dụ, Satan đã bịa ra một “nhu cầu” cho Ađam và Êva để ăn trái cấm của cây biết điều thiện và điều ác, để họ sẽ nên giống “như Đức Chúa Trời”. Các nhu cầu khác là thực, song chưa phải là ưu tiên một hơn những nhu cần kia. Chúa Jêsus, trong sự thử thách của Ngài nơi đồng vắng, đã có “nhu cầu” về đồ ăn, và Satan đã tìm cách thuyết phục Ngài nên sử dụng quyền năng của mình để làm thoả mãn nhu cần nầy [hoá đá thành bánh]. Đáp ứng của Chúa Jêsus cho Satan biết rằng nhu cầu của Ngài phải vâng theo Đức Chúa Trời còn quan trọng hơn nhu cần về đồ ăn nữa, thậm chí cho cuộc sống đời nầy. Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ Ngài đừng đem gì theo trong chuyến hành trình của họ để họ phải thấy rằng nhu cần về đồ ăn và nơi trú thân của họ không quan trọng hơn nhu cần phải vâng lời.
Trong việc cho 5.000 người ăn, các môn đồ cũng cần phải học biết rằng việc làm cho thoả mãn mọi nhu cần theo phần xác thịt của họ thấp kém hơn việc làm thoả mãn các nhu cầu của đoàn dân đông về đồ ăn. Họ phải đặt lòng tin cậy Đức Chúa Trời làm thoả mãn mọi nhu cần của họ, và phải dâng mình làm thoả mãn các nhu cần của đoàn dân đông. Rồi khi họ để cho Đức Chúa Trời lo toan cho các nhu cầu của họ, họ được tiếp trợ cho thật là dư dật, mỗi người đều có một giỏ đầy thức ăn. Thế gian nói: “Đức Chúa Trời cứu người nào biết cứu lấy mình”. Phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy chúng ta rằng: “Đức Chúa Trời cứu người nào biết cứu người khác”.
(7) Đức Chúa Trời thường chọn ít để tạo ra nhiều. Chúa Jêsus đã tạo ra một bữa ăn thật xa hoa từ chỗ chẳng có gì hết, giống như Ngài đã dựng nên thế gian xưa, từ chỗ không không. Nhưng Chúa Jêsus lại chọn cho 5.000 người ăn bằng cách nhân rộng cái túi ăn trưa của một cậu bé. Cái “ít” nầy không những là phần tiếp trợ đồ ăn chưa đủ cho bữa trưa của cậu bé, mà còn là những nổ lực bất toàn của chúng ta là những người nam và người nữ nữa.
Có một lẽ đạo thường được dùng đến trong Kinh Thánh về sự “ít, nhiều”. Êli đã dùng một ít bột trong bình của người đờn bà goá, rồi nó trở thành nhiều, thật nhiều, Đức Chúa Trời đã dùng cây gậy nhỏ của Môise trở thành công cụ qua đó nhiều việc đã được thực hiện. Đoàn quân của Ghiđêôn chỉ có 300 người, Đức Chúa Trời đã đem lại một chiến thắng lớn cho họ. Đavít chỉ là một cậu bé chăn chiên khi ông giết chết Gôliát. Và còn nhiều việc như thế nữa đã diễn ra.
Chúa Jêsus đã dùng 5 cái bánh và 2 con cá, rồi tạo ra một bữa ăn thật là lớn. Ngài đã dùng “hạng người nhỏ bé”, yếu ớt, không có học như các môn đồ của Ngài, để rồi Ngài đạt được nhiều việc lớn qua họ. Chúa Jêsus khen ngợi số tiền dân vô nghĩa (2 đồng xu) của người đờn bà goá. Ngài dạy rằng tên nô lệ không sử dụng đúng đắn số talâng được phú cho hắn là dữ và biếng nhác, dù hắn được ban cho ít, khi đem sánh với nhiều người khác (Mathiơ 25.24-30).
Chúng ta thường có tinh thần “một giọt nước nhỏ ở trong thùng”. Chúng ta nhìn thấy mọi nhu cần quanh chúng ta là rất lớn, và năng lực của chúng ta thì quá nhỏ, đến nỗi chúng ta thất vọng không góp phần nào quan trọng hết. Chúng ta, giống như các môn đồ, kết luận rằng tốt hơn là bảo dân chúng về (hay ở cách xa xa họ) rồi làm việc gì đó là nhỏ mọn. Thí dụ, chúng ta nghĩ tới Ấn độ, và sự nghèo khó ở đó, và chúng ta muốn ném bỏ hai bàn tay của mình đi và quên phứt đi cho xong. Nhưng phân đoạn Kinh Thánh nầy và nhiều phân đoạn khác dạy chúng ta rằng “sự góp phần nhỏ bé” của chúng ta đều rất quan trọng.
Có khi sự ứng dụng thần học của chúng ta gắn tội lỗi chúng ta vào trong khu vực nầy. Chúng ta tin (hay chúng ta sẽ tin) rằng con người hoàn toàn bị sa đoạ, rằng con người không phải bệnh tật với tội lỗi mà là chết trong tội lỗi. Con người sa ngã, phạm tội không thể làm gì để góp phần vào sự cứu rỗi của mình. Đức Chúa Trời phải làm sự cứu đó. Chúng ta chỉ tiếp nhận những gì Ngài đã thành tựu mà thôi.
Thế rồi chúng ta cứ tiếp tục suy nghĩ rằng chúng ta không thể góp phần gì vào lãnh vực phục vụ Cơ đốc, và trong khi làm như thế chúng ta lại phạm sai lầm. Tách ra khỏi sự can thiệp và phước hạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời, tách ra khỏi sự Ngài nhân rộng những gì chúng ta đã làm, sự phục vụ của chúng ta sẽ chẳng đạt được gì, nhưng Kinh Thánh dạy rằng chúng ta cần phải làm điều chi chúng ta thấy cần phải làm, ở một cấp độ chúng ta có thể. Đức Chúa Trời thường sử dụng cái nhỏ để chúng ta làm đặng thành những việc lớn lao.
Thí dụ, chúng ta biết chúng ta không thể tạo ra ánh sáng trong bóng tăm tối của tấm lòng con người, cũng không đưa người chết đến chỗ sống được (nói về mặt thuộc linh cũng y như mặt thuộc thể vậy), và chúng ta có thể chia sẻ đức tin của mình, chúng ta có thể nói cho người khác biết các tin tức tốt lành của tin lành. Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể nhân rộng nổ lực đơn sơ đó. Ngài có thể thuyết phục con người về tội lỗi của họ. Ngài có thể tái tạo họ, đem họ đến sự sống. Đức Chúa Trời đã chọn cứu con người qua một việc dường như nhỏ của nhiều người khác lo chia sẻ đức tin của họ. Khi chúng ta thất bại không làm được những việc nhỏ mà chúng ta có thể làm, chúng ta đang phạm tội, và chúng ta đang ngăn trở (chớ không phải ngăn chặn) công việc của Đức Chúa Trời qua chúng ta.
Nếu các biến cố trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta được dự trù để dạy cho các môn đồ biết tin cậy và vâng lời, tôi tin rằng mục đích của Đức Chúa Trời trong câu chuyện nầy cũng là để dạy dỗ cho mỗi một người chúng ta. Đối với những ai chưa hề đến với niềm tin cá nhân nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa, là Đấng Gánh Lấy Tội Lỗi của họ, tôi khuyên quý vị nên tin cậy Ngài để được cứu. Và cho những ai đã có đức tin nơi Ngài là Cứu Chúa, tôi cầu xin rằng chúng ta sẽ tin tưởng nơi Ngài là Đấng Toàn Năng, Ngài tiếp trợ cho chúng ta đặng làm theo mọi điều Ngài đã truyền dạy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét