Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 4.13-21: "Ở trong sự yêu thương"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Ở trong sự yêu thương
I Giăng 4.13-21
1. Tuần qua, trong câu 12 chúng ta đã công nhận sự thực rằng "chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời". Đức Chúa Trời không thể thấy được. Tuy nhiên, "nếu chúng ta yêu nhau" Đức Chúa Trời trở nên thấy được nơi chúng ta. Người ta không thể thấy được bản chất của Ngài, song họ có thể nhìn thấy mọi hành động của Ngài. Chúa Jêsus đã phán điều nầy như sau: "Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta" (Giăng 13.35). Có thể bạn đã nghe thuật lại câu chuyện về lính Mỹ ở châu Âu vào cuối Đệ II Thế Chiến. Xứ sở đã bị chiến tranh tàn phá và đã ở trong những đống đổ nát. Phần đáng buồn nhất là hoàn cảnh khó khăn của những đứa trẻ mồ côi bị đói khát trên các đường phố. Vào một sáng sớm lạnh lẽo kia, người lính nầy đang đi dạo trên đường phố Luân đôn khi anh ta phát hiện ra một cậu bé với cái mũi đang ấn vào cửa sổ cửa hàng làm bánh nọ. Ở bên trong người thợ làm bánh đang nhồi bột để đưa ra mẻ bánh thật mới. Cậu bé đói bụng chảy nước dãi khi quan sát từng động tác của người thợ làm bánh. Người lính nói: "Nầy, cháu thích có vài cái bánh không?" Đứa trẻ ấy đáp: "Cháu à!". Người lính đó liền bước vào bên trong rồi mua một tá bánh rồi trao cái túi cho cậu bé. Khi anh ta bước đi, cậu bé kia kêu lên: "Ông ơi, có phải ông là Đức Chúa Trời không?"
2. Giăng viết thư tín ngắn ngủi nầy để thuật lại cho chúng ta biết rằng chúng ta giống Đức Chúa Trời hơn khi chúng ta hành động trong sự yêu thương. Thực vậy, không những Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải hành động trong tình yêu thương, Ngài muốn chúng ta cứ ở trong sự yêu thương.
3. Từ ngữ "ở trong" hay gốc của nó xuất hiện khoảng 21 lần suốt cả sách I Giăng. Khi viết cho các Cơ đốc nhân thuộc thế kỷ thứ nhất, sứ đồ Giăng tuyên bố rằng Đức Chúa Trời không những muốn có một mối quan hệ với chúng ta, Ngài còn muốn giao thông với chúng ta nữa. Ngài muốn chúng ta phải "ở trong" hay ổn định trong mối quan hệ mật thiết, tình cảm với Chúa Jêsus. Bạn thấy đấy, khi Đấng Christ ở trong tôi (quan hệ) và tôi ở trong Ngài (giao thông) tôi có cùng sự mật thiết với Chúa Jêsus mà các vị sứ đồ đã có khi họ đồng đi và trò chuyện riêng tư với Ngài.
4. Câu 8 chép: "Đức Chúa Trời là sự yêu thương". Khi chúng ta ở trong Đức Chúa Trời, chúng ta ở trong sự yêu thương. Có người nói: "Thưa Mục sư, làm sao tôi biết tôi đang ở trong sự yêu thương với Chúa?" Giăng trả lời cho thắc mấc đó bằng cách cung ứng cho chúng ta ba bảo đảm và ba thuộc tính của việc ở trong tình yêu thương.
I. Ba bảo đảm cho việc ở trong sự yêu thương (các câu 13-16).
A. Sự hiện diện có thể phân biệt được của Thánh Linh Đức Chúa Trời (câu 13).
1. Giăng nói rằng chúng ta có thể "biết mình ở trong Ngài" và "Ngài ở trong chúng ta" trên cơ sở sự thực "Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta". Hãy chú ý cách cẩn thận câu nầy không những nói Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta, mà Ngài còn ban cho chúng ta "THUỘC VỀ Thánh Linh Ngài" nữa. Sát nghĩa câu nầy dịch là "rút lấy Thánh Linh Ngài". Khi chúng ta yêu giống như Đức Chúa Trời yêu, chúng ta đang rút tỉa mọi tài nguyên của Đức Thánh Linh.
2. Rôma 5.5 cho chúng ta biết: "…sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta". Khi chúng ta trở thành một Cơ đốc nhân, Đức Thánh Linh đã đến ngự ở trong bạn theo cách riêng. Đấy là điều câu 13 muốn nói bởi "Ngài ở trong chúng ta". Ngài đã "rãi khắp" tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong bạn hầu cho bạn có tất cả những tài nguyên bạn cần để yêu giống như Đức Chúa Trời yêu.
3. Làm sao chúng ta biết "chúng ta ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta?" Chúng ta biết hay hiểu rõ điều nầy bởi sự hiện diện có tính phân biện của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể nhận ra công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể nghe được tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Ngài ở trong tấm lòng của chúng ta. Chúng ta nhận ra sự thuyết phục, sự khích lệ và sự dẫn dắt của Ngài.
4. Nếu bạn không thể phân biện được sự hiện diện của Thánh Linh Đức Chúa Trời, một trong hai việc là sai lầm trong đời sống của bạn.
a. Thứ nhứt, bạn chưa có một MỐI QUAN HỆ với Đức Chúa Trời. II Côrinhtô 13.5 chép: "Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao?" Bạn có thể cầu nguyện một ít lời, chịu phép báptêm, đi nhà thờ trong nhiều năm, bạn có thể tỏ vẽ bề ngoài là một Cơ đốc nhân, nhưng nếu bạn không có sự hiện diện bên trong của Đức Thánh Linh trong đời sống của bạn, bạn chưa được cứu. Rôma 8.9 chép: "song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài".
b. Thứ hai, bạn chưa có MỐI GIAO THÔNG với Đức Chúa Trời. Có thể bạn thực đã được cứu và bạn thường nghe thấy tiếng của Đức Thánh Linh trong tấm lòng, nhưng không còn nghe thấy nữa. Có thể bạn đang sống trong sự loạn nghịch và mọi sự bạn cảm thấy là tội lỗi và sự thuyết phục. Có thể bạn đã chất đầy đời sống mình với sự bận rộn đến nỗi tiếng ồn ào dộn dựt của kế hoạch đã lấn át đi tiếng êm dịu nhỏ nhẹ của Đức Chúa Trời.
5. Nếu bạn thuộc về Đấng Christ và đang ở trong Ngài, "thuộc về Thánh Linh Ngài", đang rút tỉa sự dư dật của Thánh Linh Ngài để bạn có thể yêu giống như Ngài yêu vậy. D.L. Moody đã có một chiến dịch truyền giảng Tin lành ở Anh quốc. Một Mục sư lão thành phản kháng: "Tại sao chúng ta cần đến Ông Moody nầy? Ông ấy chẳng có học vấn và không có kinh nghiệm. Ông ấy nghĩ mình là ai chứ? Có phải ông ấy nghĩ mình là độc quyền về Đức Thánh Linh chăng?" Một vị Mục sư trẻ tuổi hơn, khôn ngoan hơn đã đứng dậy đáp: "Không, Đức Thánh Linh có sự độc quyền trên Ông Moody".
B. Tin cậy xưng nhận Con Đức Chúa Trời (các câu 14-15).
1. Giăng nói: "Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian" (đối chiếu 1.1-3). Vì trong ba năm họ đã "thấy" Chúa Jêsus. Tuy nhiên, sau đó họ mới tiếp nhận Đấng Yên Ủi, Đức Thánh Linh vào dịp Lễ Ngũ Tuần họ mới có quyền phép "làm chứng" về "Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa". Gordon Brownville đã viết về nhà thám hiểm Na uy lỗi lạc Roald Amundsen, người đầu tiên khám phá ra đỉnh điểm của Bắc Cực và khám phá ra Nam Cực. Trong một chuyến du hành của ông, Amundsen đã đem theo con chim bồ câu đi với ông. Sau cùng, khi ông lên tới đỉnh cao của thế giới, ông mở lồng chim ra rồi thả cho nó bay đi. Hãy tưởng tượng sự thích thú của vợ Amundsen, trở về lại Na uy, khi bà nhìn ra khung cửa nhà mình và nhìn thấy con chim bồ câu đó đang vòng vòng bên trên bầu trời. Không nghi ngờ chi nữa, bà hô lên: "Ông ấy còn sống! Chồng tôi hãy còn sống!" Cũng một thể ấy khi Chúa Jêsus thăng thiên. Ngài đã đi rồi, nhưng các môn đồ cứ bám vào lời hứa của Ngài sẽ sai phái Đức Thánh Linh đến với họ.
2. Chúa Jêsus không phải là "Cứu Chúa" của mọi người trong "thế gian" mà Ngài là "Cứu Chúa" của bất cứ ai đang ở trong "thế gian" nhơn đức tin mà đến với Ngài. Ngài là "của lễ chuộc tội lỗi … cho cả thế gian".
3. Câu 15 chép rằng bất cứ ai cũng có thể nhìn biết rằng "Đức Chúa Trời ở trong người và người ở trong Đức Chúa Trời" nếu người ấy "xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời".
4. "Xưng" không những có ý nói là "tin tưởng". Nhiều người đang tin Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời song chẳng có mối quan hệ nào với Ngài. Thay vì thế, "xưng" mang ý tưởng phó thác đời sống của một người. Xưng Đấng Christ ra là phó thác mọi sự trong đời sống của bạn cho Ngài. Giống như 3.18 nói, yêu mến Ngài không những "bằng lời nói và bằng lưỡi" mà còn "bằng việc làm và bằng lẽ thật" nữa.
5. "Xưng" cũng mang ý tưởng làm chứng về Đấng Christ. Người nào ở trong sự yêu thương của Chúa chẳng làm chi khác hơn là trở thành một chứng nhân cho Ngài. Họ nói về Ngài. Có bao nhiêu ông bà, bố mẹ ở đây hôm nay có hình ảnh chụp chung với con cháu mình? Có bao nhiêu người trong quí vị đã nói đôi điều sáng nay về con cháu của mình? Quí vị chẳng làm chi khác hơn là nói về điều mình yêu. Khi một thanh niên đem lòng yêu một thiếu nữ kia, anh ta chẳng làm chi khác hơn là nói với nàng. Những cô thiếu nữ nói rất nhiều giờ bên máy điện thoại với và về bạn trai của họ! Khi bạn yêu thích môn golf, săn bắn, câu cá hay bất cứ gì, bạn sẽ nói, nói, nói về sự ấy. Bạn không làm chi khác hơn là nói về điều mình yêu.
6. Lý do nhiều người không nói về Chúa Jêsus là vì họ chưa ở trong Ngài. Chúng ta không bước đi trong sự yêu thương của Ngài và vì thế chúng ta không có tình cảm dành cho tha nhân, những kẻ đang cần đến Ngài.
C. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời tỏ ra trông thấy được (câu 16).
1. Ở câu 12, Giăng đã nói rồi "nếu chúng ta yêu nhau", có hai việc là thực. Thứ nhứt, "Đức Chúa Trời ở trong chúng ta" và thứ hai, "sự yêu mến Ngài được trọn vẹn [phu phỉ, hoàn toàn] trong chúng ta". Ở đây trong câu 16, Giăng viết: "ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy". Nói cách khác, người tín đồ nào đang ở trong mối giao thông với Đức Chúa Trời, người ấy ở trong sự yêu thương và đấy là sự bảo đảm cho thấy Đức Chúa Trời đang ở trong người ấy.
2. Giăng cũng nói ngay lúc bắt đầu câu: "Chúng ta đã biết và tin [đã đạt tới mức tin tưởng và nương cậy] sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta". Chúng ta dám chắc rằng Đức Chúa Trời yêu chúng ta, nhưng nếu chúng ta yêu Đức Chúa Trời chúng ta sẽ yêu thương tha nhân.
3. Ở I Côrinhtô 11, Phaolô trách hội chúng Côrinhtô vì họ thiếu tình yêu thương. Họ đã đến với bàn Tiệc Thánh để kỷ niệm tình yêu của họ đối với Ngài mà chẳng yêu thương nhau. Phaolô nói cho họ biết thật là nguy hiểm khi kỷ niệm mối tương giao với Đức Chúa Trời với sự giả vờ dối trá. Họ không nên đến với bàn Tiệc Thánh để giao thông với Ngài cho tới chừng nào họ có thể giao thông với nhau.
4. Phaolô đã nói trong câu 26: "Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến". Họ cần phải nhớ tới "sự chết của Chúa". Tại sao chứ? Vì sự chết của Ngài là biểu tượng tối hậu cho tình yêu của Ngài. Ngài đã phán trong Giăng 15.13: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình" (đối chiếu Rôma 5.8).
5. Nếu bạn đang ở trong Đấng Christ, bạn nghe tiếng của Đức Thánh Linh và bạn làm chứng về Chúa Jêsus, và bạn sống giống như Chúa Jêsus với tình cảm của mình.
6. Nếu ai đó chỉ có chút xíu tình yêu, sở dĩ như thế là vì người ấy chỉ có chút giao thông với Đức Chúa Trời. Mặt khác, khi bạn nhìn thấy một tín hữu trưởng thành thường xuyên hành động trong sự yêu thương, bạn biết ngay mối giao thông của ngưới ấy với Chúa rất là mạnh mẽ.
II. Ba thuộc tính của sự ở trong tình yêu thương (các câu 17-21).
A. Dạn dĩ thay vì xấu hổ (câu 17).
1. Giăng nói rằng nếu "sự yêu thương được trọn vẹn [hoàn toàn, phu phỉ]", nghĩa là nếu chúng ta trưởng thành trong sự chúng ta đồng đi với Đấng Christ, chúng ta sẽ được "lòng mạnh bạo trong ngày phán xét".
2. "Mạnh bạo" ra từ một chữ có nghĩa là "thẳng thắn, thẳng thừng". Giăng dạy ở 2.28 rằng chúng ta sẽ "đầy sự vững lòng" nơi sự tái lâm của Đấng Christ nếu chúng ta ở trong Ngài. Ở 3.21-22, ông dạy rằng chúng ta được "lòng dạn dĩ" trong sự cầu nguyện nếu chúng ta ở trong Ngài. Giờ đây, ông dạy chúng ta biết rằng chúng ta có thể có chính "lòng dạn dĩ" (parrhesia) ấy tại Ngai Phán Xét của Đấng Christ.
3. Nếu chúng ta ở trong Chúa Jêsus, Ngài đang hành động qua chúng ta để hoàn thành mọi mục đích của Ngài. Vì lẽ đó, phán xét chúng ta là phán xét chính mình Ngài! Có bao giờ bạn tham dự cuộc thi mà bạn đã được chuẩn bị đầy đủ rồi chưa? Bạn rất phấn khởi muốn tỏ ra mình đã tiếp thu nhiều là dường nào. Bạn biết rõ bạn sẽ thắng cuộc thi ấy!
4. Hãy gạch dưới cụm từ sau ở trong câu 17. Đức Chúa Trời đã khiến cho điều nầy ra thực đối với tôi trong tuần lễ nầy: "ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy". Chúng ta là thân thể của Đấng Christ trong thế gian. Ngài thể nào trong thân thể vật lý của Ngài thì chúng ta cũng hiện y như vậy!
5. Trong chức vụ của Ngài ở trên đất, lai lịch của Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt. Lai lịch của chúng ta là con trai con gái của Đức Chúa Trời trong loài xác thịt. Sứ mệnh của Ngài là làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và hoàn tất công việc của Ngài. Sứ mệnh của chúng ta là làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời và hoàn tất công việc của Ngài. Sự kêu gọi của Ngài là để chứng tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Sự kêu gọi của chúng ta là chứng tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho một thế giới đang quan sát.
6. Tony Evans đã nói: "Chúng ta là phần cơi rộng thêm sự hoá thân thành nhục thể. Sự hoá thân thành nhục thể là Đức Chúa Trời trở thành người để con người có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời. Chúng ta là hạng người được sự yêu thương của Đức Chúa Trời ngự ở trong để cho người ta có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời". Giăng nói: "ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy". Chúng ta không phải là thần linh, song thần linh đang ngự trong chúng ta để chúng ta có thể làm những việc mà Chúa Jêsus đã làm!
7. Nếu bạn phải đứng trước mặt Chúa Jêsus hôm nay trong "sự phán xét", liệu bạn sẽ được "lòng dạn dĩ" hay xấu hổ? Bí quyết là “ở trong!”
B. Đức tin thay vì sợ hãi (câu 18).
1. Giăng nói "sự yêu thương trọn vẹn [trưởng thành] thì cắt bỏ sự sợ hãi". Vì chúng ta ở trong Chúa Jêsus, chúng ta không phải sợ hãi.
Cậu bé Johnny 5 tuổi có mặt ở trong bếp khi mẹ nó đang làm bữa ăn. Bà yêu cầu nó vào phòng ăn rồi lấy cho bà một hộp cà, nhưng nó không muốn đi một mình: "Ở đó tôi thui hà, và con sợ lắm". Bà yêu cầu một lần nữa, và nó cứ khăng khăng. Sau cùng, bà nói: "Thôi được rồi. Chúa Jêsus sẽ có mặt ở đó với con". Johnny bước chần chừ đến cửa rồi chậm chậm mở ra. Nó bước vào bên trong, nhìn thấy phòng vẫn tối thui, rồi khởi sự ra khỏi đó nhưng ngay lập tức một ý tưởng hiện đến, và nó nói: "Lạy Chúa Jêsus, nếu Ngài có mặt ở đó, xin Ngài trao cho con cái hộp cà ấy đi?"
2. Giăng nói: "Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương". Lý do duy nhứt chúng ta sống trong sợ hãi là vì chúng ta không hiểu rõ tình yêu thương. Một cựu chính trị viên Phát xít đã lẫn trốn trong 32 năm vì e sợ hình phạt. Ông ta nói ông ta thường kêu la khi nghe thấy những giọng nói vui sướng ở bên ngoài, song chẳng dám tỏ mình thậm chí trong đám tang của mẹ ông ta. Janez Rus là một thợ đóng giày trẻ tuổi khi phải đi trốn ở nhà chịu mình tại vùng nông thôn vào tháng 6 năm 1945. Người ta tìm ra anh ta nhiều năm về sau sau khi người chị đi mua nhiều bánh ở ngôi làng Zalna gần bên. Rus đã nói: "Nếu tôi không bị phát hiện, tôi cứ mãi lẫn trốn. Vì vậy, tôi rất vui khi điều nầy đã xảy ra". Trong những năm ấy anh ta chẳng làm gì cả. Anh ta không hề ra khỏi nhà, và chỉ có thể nhìn xuống ngôi làng dưới thung lũng (Today in the Word).
3. Tôi biết nhiều Cơ đốc nhân, họ đã bị sợ hãi làm cho tê liệt.
4. Sợ hãi là kết quả của sự Sa Ngã. Tại Vườn Ê-đen, Ađam đã không sợ hãi. Ông ấy đã sống mặt đối mặt giao thông với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho mọi sự ông có cần, ngay cả một người vợ. Vì tình yêu thương của Đức Chúa Trời, Ađam không biết đến cảm xúc sợ hãi. Tuy nhiên, khi ông phạm tội, sợ hãi đã ụp đến phủ lút ông.
5. "Vì sợ hãi có hình phạt", Giăng nói. Sát nghĩa thì câu nầy đọc là: “Sợ hãi có hình phạt" chớ không phải "sợ hãi phải làm với hình phạt". Từ ngữ nói tới "hình phạt" ra từ một gốc có nghĩa là: "giới hạn hay ngăn trở". Sợ hãi giới hạn chúng ta. Sợ hãi bắt tù chúng ta.
6. Những nỗi lo lắng và sợ sệt bắt tù chúng ta. Một số Cơ đốc nhân phải rời khỏi nhà cửa của họ vì nỗi sợ hãi. Nhiều người khác sẽ không dám lái xe ra phố vì sợ tai nạn. Đấy là lối sống ở trong ngục tù!
7. Nếu sợ hãi là kết quả của sự Sa Ngã, đức tin là kết quả cửa ơn cứu rỗi. Đức tin "cất bỏ sợ hãi" đến từ chỗ ở trong sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Trong Đấng Christ, tôi được phục hồi đối với vườn E-đen. Khi tôi ở trong Ngài, tôi bắt đầu nắm lấy tình yêu thương, mối quan tâm, sự thương xót và sự tiếp trợ của Ngài dành cho tôi.
8. Đôi khi tôi sợ cho gia đình tôi. Tôi lo lắng về sự an toàn của mấy đứa con cùng sức khoẻ của vợ tôi. Tuy nhiên, khi tôi tìm cách ở trong Đấng Christ, tôi nhận ra rằng Ngài yêu thương tôi và họ và Ngài sẽ chăm sóc chúng tôi.
C. Khả thi thay vì bất khả thi (các câu 19-20).
1. Trong câu 19, Giăng nói: "Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước". Có lẽ cần phải đọc sát nghĩa hơn như sau: "Chúng ta yêu và trước tiên Ngài đã yêu chúng ta". Chúng ta có thể yêu vì trước tiên Ngài đã yêu chúng ta! Tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta khiến cho tình yêu của chúng ta dành cho tha nhân ra khả thi.
2. Giờ đây Giăng xử lý với người nào nói "Ta yêu Đức Chúa Trời" trong khi thù hận một tín hữu khác. Giăng nói người nầy là "kẻ nói dối". Nếu bạn không yêu anh em mình bạn không yêu mến Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao I Phierơ 3.7 chép rằng nếu chúng ta không yêu vợ mình, sự cầu nguyện của chúng ta sẽ bị "rối loạn".
3. Chúng ta có một "điều răn" đến từ Đức Chúa Trời, điều răn nầy nói: "Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình". Henry Ford chổi dậy với một chương trình cải cách cho loại máy mới mà chúng ta ngày nay biết là máy V-8. Ông mau mắn đưa ý tưởng mới nầy vào sản xuất. Ông vạch ra chương trình rồi gặp gỡ các kỷ sư. Họ nghiên cứu các bản vẽ rồi đi đến kết luận rằng ý tưởng của ông không thể thực hiện được. Khi họ ra sức dịu dàng nói cho ông biết, Ford nói: "Hãy sản xuất nó ra, dù với giá nào". Họ đáp: "Nhưng không thể được đâu". Ford ra lịnh: "Cứ làm đi, và hãy trụ lại cho tới chừng nào quí vị thành công, bất luận phải tốn bao nhiêu thời gian". Trong 6 tháng, họ đã phấn đấu với hết bản thiết kế nầy đến bản thiết kế khác với những kết quả không mấy tích cực. Sáu tháng khác chẳng đem lại được một điều gì. Đến cuối năm, một lần nữa họ nói cho ông biết đây là điều bất khả thi. Ford bảo họ cứ tiếp tục. Họ đã làm theo. Và họ khám phá ra cách để dựng lên một máy V-8. Dường như có những người khó mà yêu được lắm. Tuy nhiên, nếu chúng ta ở trong sự yêu thương của Đức Chúa Trời, Ngài biến điều bất khả thi thành ra khả thi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét