Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Luca 3.21-38: "PHÉP BÁPTÊM VÀ GIA PHỔ CỦA CHÚA JÊSUS"



Phần giới thiệu
Những căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Tiếp cận với bài học nầy
Ý nghĩa của “Con Ta” trong Cựu ước
Gia phổ của Đấng Christ (3.23-28).
Vai trò của phép báptêm và gia phổ trong Tin lành Luca
Phần kết luận
BÀI 8
PHÉP BÁPTÊM VÀ GIA PHỔ CỦA CHÚA JÊSUS
(Luca 3.21-38; I Samuên 16.1-13; II Samuên 7.8-13)
Phần giới thiệu
Cách đây hai năm, chúng tôi có xử lý một chuyện rắc rối với hệ thống điện thoại. Với sự rạn nứt của hệ thống, mọi người dường như muốn trút đổ trách nhiệm sửa chữa nan đề lên nhóm khác. Sau cùng với sự thất vọng, tôi đã gọi điện cho một người bạn đang làm việc cho một công ty điện thoại, cốt ý để tìm ra người đến giúp đỡ mà thôi. Trong một vấn đề chi ly, đã có những người giám sát trên tuyến và mọi việc thực sự bắt đầu xảy ra. Không bao lâu, một nhân viên giám sát đến từ một thị trấn khác đã có mặt tại văn phòng làm việc của tôi, chỉ để quyết chắc với tôi là nhân viên sửa chữa đang tiến hành công việc, và nan đề đã được quyết toán trong đêm đó.
Vấn đề hiện ra rất rõ ràng cho tôi: bạn tôi là một người có ảnh hưởng và địa vị cao trong công ty điện thoại. Khi tôi hỏi nhân viên giám định bạn tôi làm gì trong công ty, anh ta đáp: “Khi họ gọi cho chúng tôi, chúng tôi liền bỏ mọi việc đang làm và làm ngay những gì họ bảo”. Địa vị của một người và quyền lực của một người có nhiều việc phải làm với những gì người ấy [nam hay nữ] có khả năng phải hoàn thành.
Cũng một thể ấy với Đức Chúa Jêsus Christ của chúng ta. Từ mọi thể diện bên ngoài, Chúa chúng ta là một người chẳng có quyền hạn hay địa vị gì lớn lao trong cuộc sống. Ngài ra đời trong một gia đình nghèo, như các hoàn cảnh trong sự Ngài ra đời cho thấy rất rõ ràng. Ngài hiển nhiên là một người thợ mộc cho tới lúc bắt đầu chức vụ công khai của Ngài. Nhưng lúc chịu phép báptêm đã có một lời công bố quan trọng từ chính mình Đức Chúa Trời, lời công bố nầy xác định Đấng Christ là Vua của dân Ysơraên, và sự đáp đậu của Đức Thánh Linh ngay thời điểm nầy mặc cho Ngài quyền phép để gánh vác chức vụ.
Những căng thẳng của phân đoạn Kinh Thánh
Có lẽ điểm căng thẳng chính trong phân đoạn Kinh Thánh nầy đã thể hiện ra với sự cần thiết Giăng đã làm phép báptêm cho Đấng Christ. Quý vị sẽ nhớ lại Giăng đã nhấn mạnh dứt khoát tính siêu việt của Đấng Mêsi. Một bằng chứng cho điều nầy là tính siêu việt của phép báptêm Ngài:
“nên Giăng cất tiếng nói cùng mọi người rằng: Phần ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa” (Luca 3.16).
Nếu phép báptêm của Giăng thấp kém hơn phép báptêm của Chúa, thế thì tại sao Chúa chúng ta không làm phép báptêm cho Giăng, mới đúng hơn là Giăng làm phép báptêm cho Ngài, y như Giăng đã phản kháng trong câu chuyện của Mathiơ?
Căng thẳng thứ hai cần phải lo liệu với bản gia phổ của Chúa chúng ta. Không những bản gia phổ rất khác với bản gia phổ trong câu chuyện của Mathiơ, mà nó cũng được xếp đặt rất khác biệt nữa. Luca đưa bản gia phổ ra ngay sau khi Chúa chịu phép báptêm, và ngay trước khi Ngài bắt đầu chức vụ công khai. Câu chuyện của Mathiơ đặt bản gia phổ ngay phần đầu tin lành của ông.
Tiếp cận với bài học nầy
Trong bài học nầy chúng ta sẽ tìm cách tiếp thu ý nghĩa các sự cố trong phép báptêm của Chúa chúng ta, và cũng tiếp thu ý nghĩa bản gia phổ của Ngài, khi được Luca đặt kiên kết với phép báptêm của Ngài. Chúng ta sẽ tìm cách hiểu rõ ý nghĩa mọi sự nầy trong sự kết hợp với chức vụ của Chúa chúng ta. Chúng ta cũng sẽ cố gắng xác định phần đóng góp của Luca có ý nghĩa như thế nào qua tin lành của ông. Sau cùng, chúng ta sẽ tìm cách tiếp thu ý nghĩa và mọi hàm ý trong phép báptêm và bản gia phổ của Chúa dành cho chúng ta.
Ý nghĩa của “Con Ta” trong Cựu ước
Chìa khoá cho sự hiểu biết phép báptêm của Chúa được thấy trong ý nghĩa của thuật ngữ “Con Ta” trong Kinh Thánh. Thuật ngữ có quan hệ trực tiếp với sự Đức Chúa Trời chọn lựa và chỉ định vua của dân Ysơraên. Chúng ta hãy tra xét quan niệm về “địa vị con” đã được phát triển trong Cựu ước.
I Samuên 9-10
Vị vua đầu tiên của dân Ysơraên là Saulơ. Mặc dù đã bị cảnh cáo trước về cái giá rất cao của một vì vua, dân Ysơraên đã đòi hỏi một vị vua, giống như mọi dân khác đã có (đối chiếu I Samuên 8). Đức Chúa Trời đã chấp thuận lời thỉnh cầu của dân Ysơraên và chính phần việc của Samuên, là thầy tế lễ phải chọn lựa nhà vua sẽ là người nào. Trong I Samuên 9-10 toàn bộ quá trình đã được mô tả từng chi tiết. Saulơ cùng tôi tớ phải lặn lội tìm kiếm bầy lừa của cha mình bị thất lạc, rồi ngẫu nhiên gặp gỡ Samuên, ông đã xức dầu cho Saulơ, chọn ông làm người cai trị dân Ysơraên (I Samuên 10.1). Sau đó một thời gian ngắn, Đức Thánh Linh đã giáng trên Saulơ (10.6-13), mặc lấy cho ông quyền phép để làm vua.
I Samuên 16
Saulơ căn cứ theo sự bất tuân của ông, đã bị chối bỏ không còn làm vua trên Ysơraên nữa, và người khác đã được ấn định để thay thế cho ông. Không những Saulơ bị truất phế, mà triều đại của ông cũng bị khước từ luôn, thật là cần thiết cho Đức Chúa Trời phải chọn lựa qua Samuên ai sẽ là vị tân vương. Câu chuyện nói về sự chọn lựa nầy được thấy trong I Samuên 16. Sau khi thẩm định tại chỗ hết thảy mấy người anh của Đavít và biết rõ ràng chẳng có ai trong số họ sẽ làm vua, Đavít đã được triệu tới và được xức dầu trước sự hiện diện của các anh mình là vị tân vương của dân Ysơraên, ngay thời điểm ấy Đức Thánh Linh cũng giáng trên chính mình ông (16.13).
II Samuên 7
Sau đó, Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với “triều đại” Đavít, ai cũng biết đây là Giao ước với Đavít:
“Vậy bây giờ, ngươi hãy nói cùng Đa-vít, kẻ tôi tớ ta, như vầy: ĐỨC GIÊ-HÔ-VA vạn quân có phán như vầy: Ta đã gọi ngươi từ giữa đồng cỏ, từ nơi ngươi chăn chiên, đặng lập ngươi làm kẻ dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên của ta. Ta đã ở cùng ngươi trong mọi công việc ngươi làm, tuyệt diệt các kẻ thù nghịch ngươi khỏi trước mặt ngươi, khiến cho ngươi được danh lớn như danh người sang trọng của thế gian. Ta đã sắm sẵn một chỗ cho dân Y-sơ-ra-ên ta, làm cho nó châm rễ tại đó, và nó sẽ ở nơi mình, chẳng còn bị quấy rối nữa; các con loài ác sẽ chẳng hà hiếp nó nữa như ngày xưa, tức là như lúc ta lập quan xét trị dân Y-sơ-ra-ên ta. Ta đã giải cứu ngươi khỏi các thù nghịch ngươi mà ban bình an cho ngươi. Rốt lại, ĐỨC GIÊ-HÔ-VA phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà. Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững. Nó sẽ xây một đền thờ cho danh ta, và ta sẽ khiến cho ngôi cùng nước nó bền đổ đời đời. Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con ta. Nếu nó phạm tội ác, tất ta sẽ sửa phạt nó bằng roi và thương vít loài người; nhưng ta sẽ không rút ân điển ta khỏi nó như ta rút khỏi Sau-lơ, là kẻ ta đã trừ diệt khỏi trước mặt ngươi. Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được bền đổ trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi” (II Samuên 7.8-16, nhấn mạnh “của ta”).
Cũng hãy chú ý mối quan hệ giữa vua Ysơraên và Đức Chúa Trời đã được mô tả là mối quan hệ giữa cha và con: “Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con ta. Nếu nó phạm tội ác, tất ta sẽ sửa phạt nó bằng roi và thương vít loài người” (câu 14). Câu nói: “Nó sẽ làm con ta”, trở thành thuật ngữ khi chọn vua của Ysơraên, như thấy có trong Thi thiên 2:
“Dầu vậy, ta đã lập Vua ta Trên Si-ôn là núi thánh ta. Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: ĐỨC GIÊ-HÔ-VA phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải. Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm” (Thi thiên 2.6-9).
“Nầy là Con yêu dấu ta, đẹp lòng ta mọi đàng”.
Vì thế, thuật ngữ “Ngươi là Con yêu dấu ta” đang chọn Chúa Jêsus là vua của Ysơraên, là Đấng Mêsi của Ysơraên. Điều nầy đã được hứa hẹn ngay lúc công bố sự giáng sinh của Ngài (1.32), và bây giờ Đức Chúa Trời đã công bố y như thế. Thêm nữa, thuật ngữ “đẹp lòng ta mọi đàng” cũng có ý nghĩa nhấn mạnh cùng một lẽ thật. Những câu nói có dụng ý gợi nhớ lại phân đoạn nầy trong lời tiên tri của Êsai:
“Nầy, đầy tớ ta đây, là kẻ ta nâng đỡ; là kẻ ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn ta lấy làm đẹp lòng. Ta đã đặt Thần ta trên người, người sẽ tỏ ra sự công bình cho các dân ngoại. Người sẽ chẳng kêu la, chẳng lên tiếng, chẳng để ngoài đường phố nghe tiếng mình. Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dụt tim đèn còn hơi cháy. Người sẽ lấy lẽ thật mà tỏ ra sự công bình. Người chẳng mòn mỏi, chẳng ngã lòng, cho đến chừng nào lập xong sự công bình trên đất; các cù lao sẽ trông đợi luật pháp người” (Êsai 42.1-4).
Trong lời tiên tri nầy, Đấng Mêsi của Ysơraên, Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, là Đấng mà nơi Người Ngài vui thích, và Ngài cũng là Đấng mà Thần Linh sẽ đáp đậu trên (42.1).
Bằng chứng để cho thấy bất kỳ một người nào thích ứng với lời tuyên bố cho Đức Chúa Cha, cùng với sự đáp đậu của Đức Thánh Linh, đã chỉ định Chúa Jêsus là Vua của Ysơraên, mặc lấy quyền phép cho Ngài để nhận lấy phần việc hiện đang đặt trước mặt Ngài. Giống như Samuên, Giăng Báptít đã được ơn để đóng một vai trong việc xác định Chúa Jêsus là Vua của Đức Chúa Trời. Khi Chúa chúng ta bắt đầu thi hành chức vụ công khai, sự kiện Ngài là Vua của Ysơraên đã được công nhận. Trong lời lẽ của Nathanaên: “Lạy thầy, thầy là Con Đức Chúa Trời, thầy là Vua dân Ysơraên!” (Giăng 1.49).
Bản gia phổ của Đấng Christ (3.23-28)
Bản gia phổ của Chúa chúng ta theo sau ngay lập tức câu chuyện ngắn nói về phép báptêm của Chúa chúng ta trong sách tin lành Luca. Như chúng ta thấy qua việc so sánh bản gia phổ của Luca với bản gia phổ của Mathiơ, có những điểm khác biệt. Không những chúng đã được ở những vị trí khác nhau trong tin lành, mà bản gia phổ của Luca được ghi từ Đấng Christ trở lại Ađam. Còn Mathiơ thì ghi từ Ápraham xuống Đấng Christ. Điểm khác biệt lớn nhất: ấy là sau Đavít, nhiều cái tên cũng khác nhau. Tốt nhất là phải giải thích sự khác biệt bằng cách xem bản gia phổ của Luca như đang lần theo các tổ phụ phần đời của Đấng Christ qua Mary, trong khi bản gia phổ của Mathiơ lần theo dấu vết dòng dõi vua chúa của Đấng Christ qua Giôsép.
Bản gia phổ của Luca kết thúc với Ađam, “Con Đức Chúa Trời” là tổ phụ đầu tiên. Theo một ý nghĩa, Ađam và Êva đã đóng vai trò làm “vua” trên loài thọ tạo, vì họ được dựng nên để “quản trị” trên sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1.26). Ađam và Êva đã phạm tội, và quyền “quản trị” của họ bị xóa bỏ đi. Là “Ađam thứ hai”, Đấng Christ sẽ ngự đến tể trị trên loài thọ tạo của Đức Chúa Trời làm Vua của Ysơraên. Câu chuyện kế tiếp của Luca là sự thử thách của Đấng Christ, vì sau sự đắc thắng của Chúa đối với những gạ gẫm của Satan thì Ngài mới được tỏ ra là có “quyền cai trị”. Phép báptêm của Đấng Christ xác định Đấng Christ làm vua của Ysơraên, và chứng tỏ Ngài là sự chỉ định của Đức Chúa Cha và được Đức Thánh Linh xức dầu. Bản gia phổ tỏ ra Chúa thuộc một dòng dõi thích đáng, quả thật Ngài xứng đáng với “Ngôi Đavít”. Sự thử thách minh chứng rằng Chúa chúng ta có đức tính tin kính để trị vì. Trong mỗi phương cách Luca tỏ ra Chúa chúng ta rất xứng đáng với phần việc mà Ngài đã được trao phó cho.
Dường như tin lành Luca đã thiết lập “địa vị Vua của Đấng Christ” theo một phương thức rất có ý nghĩa cho độc giả dân Ngoại.
Đối với hạng người thính giả Hy lạp – La mã của câu chuyện Luca gợi lên ám hiệu của người La mã khi sử dụng sự bay bổng của loài chim chỉ điểm để phân biệt những điều không thể tránh được. Thí dụ, Plutarch trong việc mô tả thể nào Numa đã được chọn làm vua sau khi Romulus thuật lại thể nào Numa khẳng định trước khi ông được thừa nhận làm vua uy quyền của ông phải được thiên đàng phê chuẩn. Vì vậy đầu trưởng của những chiêm tinh gia mới xây cái đầu có che mạng của Numa về hướng Nam, trong khi ông ta, đứng phía sau Numa với bàn tay phải đặt trên đầu Numa, cầu nguyện lớn tiếng rồi nhướng mắt nhìn khắp bốn phía để quan sát coi có loài chim nào hay điềm gì sẽ được các thần sai tới hay không, khi loài chim bay đến, thì Numa khoác lấy chiếc áo chàng vương giả của mình và được tiếp nhận như “người yêu dấu nhất của các thần”. Trong một thế giới đầy tưởng tượng như thế, câu chuyện của Luca sẽ được xem là một điềm chỉ về thân thế của Chúa Jêsus. Chắc chắn một thân thế như vậy sẽ được phân biệt từ loài chim, một con chim bồ câu, và giọng nói giải thích đến từ trời.
Trong phong tục xưa ở vùng Địa Trung Hải, chim bồ câu là biểu tượng của “ơn phước thiêng liêng trong tình yêu thương”, bản tính yêu thương của chính sự sống thiêng liêng (E. R. Good enough Jewish Symbols in the Greco-Roman Period [New York: Pantheon Books, 1953--], VIII: 40-41).
Vai trò của phép báptêm và bản gia phổ của Luca
Trong các chương đầu tiên của tin lành Luca, là những chương rất đặc biệt trong việc kể lại từng chi tiết các sự cố xây quanh sự ra đời của Chúa Jêsus và Giăng Báptít, Luca đã chỉ ra rằng Đức Chúa Jêsus Christ là “Vua của Ysơraên”. Trong phép báptêm của Chúa Jêsus, cả Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh đều làm chứng cho sự kiện nầy. Bản gia phổ cho thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ là một với con người, và Ngài cũng là dòng dõi của Đavít.
Phần còn lại của tin lành sẽ đóng vai trò đáp ứng của Ysơraên trước lời xưng nhận của Đấng Christ là Vua của họ. Ở chương 4, Chúa Jêsus đã tự giới thiệu Ngài là Vua, lúc đầu được hoan nghênh, nhưng rồi bị chối bỏ khi mọi hàm ý đầy đủ hơn về sự đến của Ngài được giải thích (Luca 4.16-30). Chúa Jêsus đã tự giới thiệu (y như các tiên tri Cựu ước đã giới thiệu) là Vua, là Đấng sẽ đến để giải phóng người bị áp bức và bị chà đạp, kể cả dân Ngoại. Điều nầy quá giản dị đối với người Do thái, họ tìm cách giết Ngài sau khi nghe lời tự xưng nhận nầy (Luca 4.23-29).
Trong nhiều cách thức khác nhau, Chúa Jêsus đã thốt ra ý nghĩa về địa vị vua chúa của Ngài và về vương quốc của Ngài. Bài Giảng Trên Núi là một sự soi sáng cho thấy nước Trời giống như thế nào (Luca 6). Sự chống đối bắt đầu lớn lên cân xứng với sự tỉnh thức nhìn biết thể nào là nước của Đấng Christ! Không một ai chối rằng Chúa có quyền phép, nhưng khi sứ điệp Ngài bắt đầu bị chối bỏ, quyền phép của Ngài liền bị gán cho Satan. Trước sự kiện nầy, Chúa chúng ta phản ứng: “Nhưng nếu là cậy ngón tay Đức Chúa Trời mà trừ quỷ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi” (Luca 11.20).
Quyền phép của Đấng Christ là minh chứng cho lời xưng nhận của Ngài là Vua dân Ysơraên. Cuối cùng, dân Ysơraên đã chối bỏ vị vua của mình. Thậm chí họ đã đóng đinh Ngài với bản án Ngài tự xưng là Vua của họ (Luca 23.2), và đã chối bỏ Ngài là Vua của họ bằng câu nói: “Chúng tôi không có vua khác chỉ Sêsa mà thôi” (Giăng 19.15).
Đức Chúa Trời đã làm chứng cho sự thật Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, Vua của Ysơraên, lúc Ngài chịu phép báptêm, cũng một thể ấy Ngài đã quyết địa vị Vua của Ngài bằng cách sống lại từ kẻ chết, và đặt Chúa Jêsus ngồi bên hữu Ngài. Khi Đức Thánh Linh giáng lâm lúc Hội thánh khai sinh vào ngày lễ Ngũ Tuần, Phierơ đã rao giảng, minh chứng rằng Chúa Jêsus là Vua của Ysơraên, và Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết. Phần kết luận của Phierơ công bố rất mạnh mẽ:
“Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ” (Công vụ các sứ đồ 2.36).
Vua Jêsus hiện bây giờ đang ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Cha, và Ngài sẽ tái lâm, bắt phục mọi kẻ thù nghịch và thiết lập Vương quốc Ngài. Cho nên chẳng có phải ngạc nhiên khi thấy nỗi lo sợ giáng trên đám đông và nhiều người đã tuyên xưng Đấng Christ là Cứu Chúa và là Vua của họ trong ngày ấy.
Khi cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái ngăn cấm các môn đồ của Chúa chúng ta rao giảng Tin Lành, Hội thánh đã xem yêu cầu nầy là một sự loạn nghịch chống lại Đấng Christ là Vua của Ysơraên. Lời lẽ của họ cho thấy rằng họ xem những sự cố nầy đang làm ứng nghiệm lời nói của tác giả Thi thiên 2. Thi thiên nầy nói Đấng Christ là Vua của Đức Chúa Trời:
“LẠY CHÚA, LÀ ĐẤNG DỰNG NÊN TRỜI, ĐẤT, BIỂN, CÙNG MUÔN VẬT TRONG ĐÓ, và đã dùng đức thánh linh, phán bởi miệng tổ phụ chúng tôi, tức là đầy tớ ngài, là vua đa-vít, rằng: VÌ SAO CÁC DÂN NỔI GIẬN, LẠI VÌ SAO CÁC NƯỚC LẬP MƯU VÔ ÍCH? CÁC VUA TRÊN MẶT ĐẤT DẤY LÊN, CÁC QUAN HIỆP LẠI, MÀ NGHỊCH CÙNG CHÚA VÀ ĐẤNG CHỊU XỨC DẦU CỦA NGÀI…” (Công vụ các sứ đồ 4.24b-26).
Phần kết luận
Lời tuyên bố của Chúa Jêsus là Vua của Ysơraên mang nhiều hàm ý cho chúng ta, cũng như cho những ai phải bề ngoài đáp ứng với những lời xưng nhận của Chúa chúng ta trong những ngày của Giao ước mới. Chúng ta hãy xét một số các lãnh vực ứng dụng khi chúng ta kết luận bài học của chúng ta.
Thứ nhất, nếu Đức Chúa Jêsus Christ là Vua của Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải lắng nghe Ngài một cách cẩn thận hơn, và làm theo các mạng lệnh của Ngài. Tôi không tin là các môn đồ đều có nghe những lời lẽ phán ra bởi Đức Chúa Cha lúc Chúa chúng ta chịu phép báptêm Ấn tượng của tôi: ấy là chỉ có Giăng và Chúa Jêsus nghe mà thôi. Gần như những lời lẽ đó đã được phán ra có ba môn đồ nghe được từ núi hoá hình, và ở đây rõ ràng những lời lẽ nầy có dụng ý khích lệ các môn đồ nên lắng nghe Chúa Jêsus cách cẩn thận hơn:
“Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (Mathiơ 17.5).
Tác động rõ ràng là điều nầy: “Nếu đây là Con của Đức Chúa Trời, các ngươi phải nghe lời Con ấy triệt để”.
Phierơ nói cũng một câu ấy với hàng độc giả của ông. Nếu lời lẽ của Đức Chúa Trời xác nhận lời nói của Chúa Jêsus, thì Phierơ nói họ cũng phải xác nhận sự rao giảng của các sứ đồ về thập tự giá:
“Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhận lãnh sự tôn trọng vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: "Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường." Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh. Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em” (II Phierơ 1.16-19).
Với điều nầy, trước giả sách Hêbơrơ cũng ở trong sự nhất trí. Ông đã viết: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ rằng: NGƯƠI LÀ CON TA, NGÀY NAY TA ĐÃ SANH NGƯƠI? Lại há có khi nào phán: TA SẼ LÀM CHA NGƯƠI, NGƯƠI SẼ LÀM CON TA?” (Hêbơrơ 1.5).
“Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng. Vì nếu lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?” (Hêbơrơ 2.1-3a).
Thứ hai, Đức Chúa Jêsus Christ là Vua, Ngài sẽ tái lâm để ban thưởng cho người công bình và thu phục kẻ thù nghịch Ngài. Sứ điệp mà Phierơ cung ứng cho thính giả của ông cũng có thể ứng dụng cho chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ là Vua của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không bao lâu nữa sẽ tái lâm. Sự tái lâm của Ngài đã được mô tả rất chi tiết trong sách Khải huyền. Chẳng có một thắc mắc nào Ngài sẽ tái lâm hay không. Thắc mắc duy nhất là quý vị có chấp nhận Ngài là Vua của quý vị hay không, hay Ngài sẽ bất ngờ gặp quý vị như là kẻ thù. Tôi khuyên quý vị nên tiếp nhận Ngài ngay hôm nay. Đây là sứ điệp của tác giả Thi thiên, khi ông nói về Nhà Vua và về phản ứng của chúng ta đối với Ngài:
“Hãy hôn Con, e Người nổi giận, Và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (Thi thiên 2.12).
Sau cùng, khi Đấng Christ đến làm Vua, hết thảy những ai tin cậy Đấng Christ đều sẽ trị vì với Ngài. Không những Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, mà mọi thánh đồ ai cũng biết họ là “những con trai của Đức Chúa Trời” nữa, họ sẽ cùng Ngài trị vì.
“Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời. Thật thế, muôn vật ước ao nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy” (Rôma 8.14, 19-21, 23).
“Kẻ nào thắng sẽ được những sự ấy làm cơ nghiệp, ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con ta” (Khải huyền 21.7).
Nguyện quý vị có mặt giữa vòng họ là những con trai của Đức Chúa Trời, và cùng họ trị vì với Ngài cho đến đời đời.
Như Chúa chúng ta đã chịu phép báptêm bởi Đức Thánh Linh, khi ấn định Ngài là Con của Đức Chúa Trời, và mặc cho Ngài quyền phép để thi hành chức vụ, thì cũng một thể ấy mỗi thánh đồ chân thật đều chịu phép bápêm cũng bởi Đức Thánh Linh, và được mặc lấy quyền phép đặng hầu việc Ngài.
“Trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống cho mọi vật, và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng tốt nơi Bôn-xơ Phi-lát, ta khuyên con phải giữ điều răn, ở cho không vết tích và không chỗ trách được, cho đến k" sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là sự mà Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến k" sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng, quyền năng thuộc về Ngài đời đời! A-men” (I Timôthê 6.13-16).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét