Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 5.6-15: "Xua tan bóng nghi ngờ"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Xua tan bóng nghi ngờ
I Giăng 5.6-15
1. Tuần nầy tôi có nghe một câu chuyện từ chương trình Tonight Show, Jay Leno nói về người mẹ của anh vừa mới đến nhập cư. Dường như bà đã sống trong nỗi sợ thường xuyên mình sẽ bị trục xuất. Trong khi thi để lấy quyền công dân, bạn có thể bỏ sót bốn câu hỏi. Bà ấy bỏ sót những năm câu. Câu hỏi mà bà đã bỏ kia là "Đâu là Constitution [Hiến Pháp] của Hoa Kỳ?" Câu trả lời của bà là: "Chiếc tàu". Bà đã trả lời sai hoàn toàn. Chiếc tàu mang tên USS Constitution đang neo đậu ở thành phố Boston. Tuy nhiên vị thẩm phán ngay lập tức từ chối không cho bà quyền công dân. Bố của Leno nổi giận với vị thẩm phán, ông hỏi: "Sao chứ? Cho tôi xem lại bài thi đi! Bà ấy đâu có nói sai. Constitution là chiếc tàu mà!" Vị thẩm phán nhướng mắt lên nói: "Không đâu thưa ông, Constitution [Hiến pháp] là văn kiện cơ bản của chính phủ chúng tôi", Bố của Leno gào lên: "Constitution cũng là một chiếc tàu đậu ở Boston, Constitution [Hiến pháp]! Một chữ giống như nhau! Sao vậy chứ!" Vị thẩm phán sau cùng dịu giọng lại, ông nói: "Thôi được rồi, bà ấy đã được quyền công dân. Bây giờ hãy lui ra!" Với vẽ tự hào, bố Leno nói với vợ mình: "Mình thấy không. Mình đã đậu rồi". Bà nói nhỏ: "Không, em chưa đậu đâu mà, họ sẽ cứ theo dõi em!" Đạo diễn kịch bản nổi tiếng viết: "Từ giờ trở đi, bất cứ lúc nào mẹ tôi có sự tiếp cận với một viên cảnh sát, bà run rẩy với sợ hãi. Khi tôi đưa bà sang Scotland vào năm 1983, bà cứ hỏi tôi: ‘Liệu mẹ có bị đưa trở lại không?’ ‘Mẹ ơi! Đừng có lo! Chuyện đã 50 năm rồi mà!’ Tuy vậy, những nỗi nghi ngờ của bà không bao giờ dứt được".
2. Nhiều Cơ đốc nhân đang vật vã với ơn cứu rỗi của họ theo cùng một cách mà mẹ của Jay Leno đã có với quyền công dân của bà. Họ không thể cảm được sự an ninh. Cách đây không lâu, tôi phải bay sang một thành phố khác và chuyến bay của tôi đã bị hủy bỏ. Tôi nhận được chỗ chắc chắn vào chuyến bay kế đó. Tuy nhiên, đã có nhiều người đi đặt vé cho chuyến bay kế đó hơn là để cho hảng máy bay sắp chỗ cho. Khi tôi chờ đợi, thì nói hành khách nào họ đã có chỗ sẵn thì dễ hơn là những người không có. Không có một sự khẳng định chắc chắn, có người cứ đi tới đi lui với dáng vẽ lo lắng rồi trao đổi trên điện thoại di động trong khi ngồi kế bàn vé tại cổng. Phần nhiều người khác với sự biết chắc thì thoải mái và tin tưởng chờ đợi chuyến bay. Cũng một thế ấy, một số Cơ đốc nhân nghi ngờ ơn cứu rỗi của họ trong khi nhiều người khác yên nghỉ tin cậy biết chắc mình đã có chỗ trước rồi.
3. Tôi đã đưa ra lời tuyên xưng công khai về đức tin và chịu phép báptêm vào lúc 7 tuổi, nhưng đã có nhiều hồ nghi về mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời. Ở tuổi 14, sau cùng tôi phải đối diện với tội lỗi của tôi và đã dâng đời sống tôi cho Đấng Christ và những sự hồ nghi ấy tan biến đi. Rồi từ dạo đó, tôi chẳng còn chút hồ nghi nào về sự an ninh của mình nữa.
4. Nói như thế thì không phải nói rằng tôi không có những điều nghi ngờ trong cuộc sống của mình. Có khi, trong lúc tôi cầu nguyện, tôi hoàn toàn kinh ngạc không biết Đức Chúa Trời có nghe không!?! Có nhiều lúc tôi lấy làm lạ không biết Ngài có quan tâm không nữa.
5. Phân đoạn Kinh Thánh nầy đã được viết ra để xua tan những bóng nghi ngờ của chúng ta. Thực vậy, ở câu 13 Giăng nói bạn có thể "biết mình có sự sống đời đời". Chúng ta dám chắc về ơn cứu rỗi của chúng ta. Ở câu 15, ông nói chúng ta có thể "biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài". Chúng ta dám chắc về những lời cầu nguyện của chúng ta.
I. Chúng ta biết ơn cứu rỗi của chúng ta là chắc chắn (các câu 6-13).
Về ơn cứu rỗi và sự bảo đảm, có người đã chỉ ra có ba nhóm người: (1) nhóm yên tâm nhưng không dám chắc; (2) nhóm dám "chắc" nhưng không yên tâm; và (3) nhóm dám chắc và yên tâm.
A. Chứng cớ của ba làm chứng (các câu 6-8).
1. Giăng nói rằng "Chúa Jêsus đã lấy nước và huyết mà đến … chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết". Ông nói thêm: "Ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng". Chúng ta có ba làm chứng về Chúa Jêsus, NƯỚC, HUYẾT và ĐỨC THÁNH LINH.
2. Biểu tượng của nước, huyết và sự kiện trong câu 7 không có trong các bản thảo xưa làm cho câu nầy ra khó, nhưng không khó cho việc giải thích chính xác.
3. Chúng ta hãy bắt đầu với "nước". Nước nào đây? Nước của sông Giôđanh. Phần lớn các giáo sư dạy Kinh Thánh có tánh bảo thủ đều đồng ý rằng nước chỉ ngược về phép báptêm của Chúa Jêsus. Chúng ta hãy quay trở lại rồi đọc Mathiơ 3.13-17. Phép báptêm của Giăng là một biểu tượng chỉ ra mọi tội lỗi đã được rửa sạch rồi. Chúa Jêsus không có một tội nào, nhưng Ngài chịu phép báptêm vì phép ấy "làm cho trọn mọi việc công bình". Thật lấy làm tốt khi làm theo mọi sự mà Đức Chúa Trời đòi hỏi. Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm ngay cả khi Ngài không cần phải chịu để làm gương cho chúng ta phải làm theo mọi sự mà Đức Chúa Trời đòi hỏi.
4. Thế thì "Nước" là một biểu tượng về tình trạng vô tội của Chúa Jêsus. Cách duy nhứt Chúa Jêsus có thể trả giá cho tội lỗi của chúng ta là Ngài chẳng có tội chi hết.
5. "Huyết" tiêu biểu cho thập tự giá. Tình trạng vô tội của Chúa Jêsus tự nó không thể cứu chúng ta. Đời sống vô tội của Ngài đã dẫn Ngài đến với một cái chết mang tính cách hy sinh. Trên thập tự giá, Đấng Vô Tội đã gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại. Giăng đã nói cho chúng ta biết rồi Chúa Jêsus là "của lễ chuộc tội của chúng ta".
6. I Phierơ 1.19 chép chúng ta đã được chuộc "bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít".
7. "Nước" tiêu biểu cho phép báptêm, đời sống vô tội của Đấng Christ. "Huyết" tiêu biểu cho thập tự giá, sự chết hy sinh của Đấng Christ. Chứng thứ ba là "Đức Thánh Linh đã làm chứng".
8. Nước và huyết là những bằng chứng theo lkịch sử, khách quan và thuộc về trí tuệ. Tuy nhiên, công việc của Đức Thánh Linh là bằng chứng tư riêng, theo kinh nghiệm, chủ quan.
9. Bất cứ đâu Tin Lành được rao giảng, hãy giảng Tin Lành ấy với tài hùng biện thật sâu sắc cho một diễn đàn có hàng ngàn người hay trước bàn của Vua Burger, Thánh Linh của Đức Chúa Trời hành động ở trong lòng. Đức Thánh Linh giúp chúng ta nhận biết không những Chúa Jêsus đã chịu chết cho thế gian, mà Ngài còn chịu chết vì tôi nữa!
10. Theo mặt chủ quan, chúng ta biết Tin Lành là thực vì tính chính xác về lịch sử của Lời Đức Chúa Trời, mà còn vì hoạt động khách quan tư riêng của Thánh Linh Đức Chúa Trời nữa. Ngài KẾT ÁN chúng ta về tội lỗi của chúng ta. Ngài THUYẾT PHỤC chúng ta về lẽ thật của Đấng Christ. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus, Ngài YÊN ỦI chúng ta với sự bảo đảm. Giăng nói "Đức Thánh Linh tức là lẽ thật" (câu 7). Rôma 8.16 chép: "Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời".
11. Tôi biết tôi đang yên tâm về ơn cứu rỗi của mình vì cớ "nước và huyết". Về lý trí, tôi tin chắc rằng Chúa Jêsus đã sống một đời sống vô tội và đã chịu chết một cái chết hy sinh. Thêm nữa, tôi còn tin quyết như thế vì tôi biết "Thánh Linh" của Đức Chúa Trời đã và đang liên tục hành động trong đời sống tôi. Trong câu 8 Giăng nói: "Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một".
12. II Côrinhtô 5.21 chép: "Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi [nước – đời sống vô tội] trở nên tội lỗi [huyết – sự chết hy sinh] vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời [sự làm chứng của Đức Thánh Linh]".
B. Sự làm chứng của Đức Chúa Cha (các câu 9-12).
1. Giăng nói: "Ví bằng chúng ta nhận chứng của loài người, thì chứng của Đức Chúa Trời trọng hơn". Hết thảy chúng ta đều tin cậy nơi lời nói hay sự làm chứng của người khác, ngay cả người lạ hoàn toàn. Có bao nhiêu người trong quí vị tin vào một dược sĩ, ông nầy chẳng biết gì từ A-đam đến kê toa chuốc cho quí vị? Có bao nhiêu người tin một thợ chẳng biết gì về máy móc đến sửa xe cho quí vị chứ? Bạn biết George Washington thực sự sống như thế nào không? Bạn có bao giờ gặp hay trò chuyện với ông ấy chưa? Nếu tôi nói cho bạn biết rằng Washington, Lincoln và Napoleon không phải là con người thực mà là huyền thoại của lịch sử, bạn sẽ nghĩ là tôi là kẻ dở hơi. Bạn tin họ có thực vì bạn tin theo bằng chứng chính xác của các sử gia mà bạn chưa hề gặp gỡ. Người ta tin vào sự làm chứng của con người có thể sai lầm một cách mù quáng, thế nhưng lại không tin vào sự đáng tin cậy của Đức Chúa Trời.
2. Bạn sẽ cảm nhận ra sao nếu có người nói: "Tôi đang cố mà tin ông đấy" hay "Ước gì tôi tin được ông?" Bạn sẽ nổi giận ngay vì khi thắc mắc tính đáng tin của bạn thì có nghĩa là người ấy tin bạn là kẻ nói dối.
3. Trong câu 10, Giăng nói: "còn ai không tin Đức Chúa Trời, thì cho Ngài là nói dối". Đức Chúa Trời đã ban ra "chứng cớ" về Con của Ngài và nếu chúng ta không tin, chúng ta sĩ nhục Đức Chúa Trời và cho Ngài là "kẻ nói dối".
4. Giăng nói rằng người nào "tin đến Con Đức Chúa Trời, thì có chứng ấy trong mình". Khi chúng ta tin theo lẽ thật rồi áp dụng lẽ thật chúng ta sẽ kinh nghiệm lẽ thật. Cho tới chừng nào tôi tin những gì nhân viên tiếp thị nói cho tôi biết về chiếc xe hơi mới rồi áp dụng những điều ông ta nói khi mua chiếc xe đó, tôi chẳng có kinh nghiệm thích thú gì về việc làm chủ chiếc xe ấy.
5. Khi tôi tin theo Kinh Thánh và tìm cách áp dụng lẽ thật đó vào kinh nghiệm hàng ngày của tôi, Đức Thánh Linh nâng cao lời được chép trong các trang Kinh Thánh rồi giúp tôi xem chúng cách tươi mới trong chính đời sống của tôi. Quá trình luôn luôn là TIN, ÁP DỤNG, KINH NGHIỆM.
6. Đâu là "bằng chứng" của Đức Chúa Cha? Câu 11 chép: "Chứng ấy tức là Đức Chúa Trời đã ban sự sống đời đời cho chúng ta, và sự sống ấy ở trong Con Ngài". Đức Chúa Trời không những ban cho chúng ta sự sống với chất lượng mà còn số lượng nữa, không những là sự sống đời đời mà còn là sự sống dư dật nữa!
7. Nếu tôi hỏi bạn: "Sự sống đời đời là sự sống gì vậy?" nhiều người sẽ nói: "Tôi sẽ lên thiên đàng khi tôi chết". Đấy chỉ là một phần của sự sống ấy mà thôi.
8. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 17.3: "Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến". Sự sống đời đời là hiểu biết và tương giao với Đức Chúa Trời Toàn Năng qua Con của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Sự sống đời đời không những là một sự kiện đáng phải đem lòng mà tin theo, mà còn là một thân vị phải nhìn biết nữa! Sự sống đời đời không phải là việc mà bạn sẽ phải nhận lấy, mà việc ấy bạn đang có trong lúc bây giờ.
9. Hãy chú ý câu 12: "Ai có Đức Chúa Con thì CÓ [chớ không phải ‘một ngày kia mới có’] sự sống". Nếu bạn đã được cứu, bạn có RỒI sự sống đời đời. Tôi thích quảng cáo của những nhà sản xuất bơ sữa vẽ hình một thanh niên kia, bạn cùng phòng bịnh viện trao cho anh ta một cái bánh sô cô la nóng. Anh ta nhìn vào bình sữa đá lạnh nhưng khổ sở lắm vì anh ta không thể làm gì được. Hãy nói về địa ngục đi! Khẫu hiệu nói thật đơn giãn: "Uống sữa không?" Câu 12 có thể được tóm tắt với câu hỏi: "Có tiếp nhận Chúa Jêsus chưa?"
10. Bạn không phải chờ đợi cho tới chừng nào bạn bước vào thiên đàng mới có sự bình an, quyền phép, vui mừng hay đắc thắng. Bạn hiện đang có mọi sự mà bạn sẽ có, khi bạn bước vào thiên đàng bạn sẽ có nhiều hơn thế nữa.
11. Một số tín hữu rất dễ bị bịp. Họ muốn sự sống đời đời mà không có Chúa Jêsus. Họ làm việc, tiết kiệm và đầu tư để được an ninh khi, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã hứa rồi, Ngài làm thoả mãn mọi nhu cần của họ. Họ tìm kiếm sự thoả mãn và thân tình với các mối quan hệ bất hợp pháp khi, trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ sự thân mật lớn lao nhất. Họ tìm kiếm lòng tự trọng và giá trị nơi tâm lý dân gian khi Kinh Thánh tuyên bố nhiều, nhiều lần về chỗ đứng phải lẽ của họ trong Đấng Christ.
12. Nhiều Cơ đốc nhân hồ nghi ơn cứu rỗi của họ vì mọi sự họ có là một bảng thành tích. Tôi biết tôi đã thành hôn vì tôi có hồ sơ trên toà án. Tuy nhiên, nếu mọi sự bạn có là một giấy chứng nhận kết hôn, bạn là kẻ đáng thương đấy. Mối quan hệ ban sự sống cho tập hồ sơ.
C. Chứng cớ ở bên trong chúng ta (câu 13).
1. Giăng nói rằng ông đã "viết những điều nầy cho các con, là kẻ nào tin” nghĩa là ông viết cho các Cơ đốc nhân để “các con biết mình có sự sống đời đời". Vì lẽ đó, có sự sống đời đời mà không biết sự sống của Đức Chúa Trời là một việc khả thi. Bạn có thể có mặt trên đường lên thiên đàng, nhưng rất khổ sở trên chuyến đi ấy. Có một câu chuyện kể lại về một người kia đã tiết kiệm để mua một vé tàu thủy du lịch. Ông ta tiêu hết tiền của mình vào chiếc vé, vì vậy ông ta đã ăn đậu phộng bơ và bánh kẹp hạt dẽ trong phòng của mình. Sau cùng, có người đến nói cho ông ta biết tất cả những bữa ăn đều có sẵn trong vé tàu rồi. Một số người đã được cứu song chẳng biết tận hưởng đầy đủ phúc lợi của ơn cứu ấy.
2. Nếu bạn đã tin theo Chúa Jêsus và áp dụng sự sống đời đời vào mối giao thông của bạn với Ngài, bạn sẽ "biết mình có sự sống đời đời" và bạn sẽ "tiếp tục tin". Bài thánh ca xưa hát: "Nếu hỏi Chúa sống đâu nào? Rằng Chúa sống trong lòng nầy!"
II. Chúng ta biết những lời cầu nguyện của chúng ta là chắc chắn (các câu 14-15).
Ba người đang bàn luận về phong cách cầu nguyện sao cho thích hợp. Người thứ nhứt nói rằng người ta phải quì gối, cái đầu gập xuống với sự kỉnh kiền đối với Đấng Toàn Năng. Người thứ hai bàn rằng người ta nên đứng với hai cánh tay giơ lên nhìn hướng lên trời rồi nói giáp mặt với Đức Chúa Trời như một đứa trẻ nhỏ. Người thứ ba nói: "Tôi chẳng biết gì những vị thế nầy, song tôi biết như vầy: cách cầu nguyện tốt nhứt mà tôi từng làm là úp mặt xuống một cái giếng!"
A. Chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời nghe những lời cầu nguyện của chúng ta (câu 14).
1. Không những bạn "biết mình có sự sống đời đời", bạn có thể "tin cậy" rằng Đức Chúa Trời đang "nghe" lời cầu nguyện của bạn.
2. Cầu nguyện là một bản năng ở trong con người. Có người từng nói rất khôn khéo: "Chẳng có một nhà vô thần nào trong những cái hố cá nhân". Một thủy thủ mô tả sự kinh khủng của giông bão bằng cách nói: "Đức Chúa Trời nghe thấy từ nhiều người lạ trong đêm đó". Câu nói đầu tiên trong tai hoạ là "Trời ơi!"
3. Có nhiều người thử nghiệm với sự cầu nguyện. Họ cầu xin một điều gì đó và rồi chẳng có gì xảy ra, vì vậy họ thôi không cầu nguyện nữa. Họ nghĩ rằng cầu nguyện chẳng làm thay đổi được gì, thì sao phải cầu nguyện chứ?
4. Hãy chú ý tính chắc chắn trong lối nói của Giăng: "Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa". "Dạn dĩ" có nghĩa là "can đảm, tự do, không dè dặt". Đức Chúa Trời vui thích khi chúng ta dạn dĩ đến với Ngài trong sự cầu nguyện. Hêbơrơ 4.16 chép: "Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng".
5. Có một điều khoản, một đòi hỏi phải nghe và nhậm lấy những lời cầu nguyện, đó là "nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì". Đức Chúa Trời không hứa nghe bất kỳ một lời cầu nguyện nào nhưng Ngài tuyệt đối bảo đảm lắng nghe bất cứ một lời cầu nguyện nào "theo ý muốn Ngài".
6. Đức Chúa Trời không giống như một cái máy tự động, ở đó chúng ta đút vào những đồng xu thỉnh cầu của mình, thực hiện một sự lựa chọn rồi trông nhận được điều mình muốn. Cầu nguyện không phải là Cây đèn thần của Aladdin và Đức Chúa Trời không phải là một vì thần vũ trụ ưng nhận mọi ước muốn và ưa thích của mình.
7. Có những người tin Chúa nghĩ rằng nếu họ làm theo một công thức đặc biệt, Đức Chúa Trời buộc phải làm theo điều chi họ muốn Ngài phải làm.
8. Hãy xem xét sự cả gan khi đòi hỏi Đấng Sáng Tạo và Tể Trị tối cao của vũ trụ phải cúi xuống trước ước muốn của tạo vật sa ngã, yếu đuối kia. Thật lạ lùng, David hỏi trong Thi thiên 8.4: "Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến?"
9. Đức Chúa Trời không nghe theo một số lời cầu nguyện vì động lực ích kỷ. Giacơ 4.3 chép: "Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình".
10. Chúng ta phải cầu nguyện "theo ý muốn Ngài" bằng cách nào? Chúng ta cần phải biết rằng lời cầu xin của chúng ta phải phù hợp với Kinh Thánh. Những vậy, đặt tiệc ở câu lạc bộ golf hay đặt mua cặp vỏ ruột xe ở tiệm nầy hay tiệm kia không phải là vấn đề rồi! Khi bạn cầu xin theo một nguyên tắc của Kinh Thánh thì giống như đặt hàng theo danh mục của Đức Chúa Trời. Sự ấy đang ở trong kho và đang trên đường đến đấy!
11. Sẽ ra sao nếu chúng ta không tìm được sự ấy trong Kinh Thánh? Sẽ ra sao khi sự ấy chẳng có gì xấu, nhưng chúng ta không dám chắc sự ấy đang nằm trong ý chỉ của Đức Chúa Trời hay không!?! Hãy cầu xin không cứ cách nào, nhưng hãy để ý câu Chúa Jêsus đã nói ở trong Vườn: "Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!" (Luca 22.42). Đôi lúc, khi tôi cầu nguyện về một vấn đề giống như thế, Đức Chúa Trời ban cho tôi một sự bình an về điều đó. Đức Thánh Linh khẳng định điều ấy trong lòng tôi và tôi chỉ còn chờ đợi thì thuận tiện của Đức Chúa Trời mà thôi.
B. Chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời sẽ trả lời cho sự cầu nguyện của chúng ta (câu 15).
1. Trong câu 15, Giăng nói khi chúng ta đã cầu nguyện "theo ý muốn của Ngài" chúng ta "biết Ngài nghe chúng ta" chúng ta cũng có thể biết "mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài". Đức Chúa Trời không hề phán vậy trừ phi chúng ta cầu nguyện ở ngoài ý muốn của Ngài. II Côrinhtô 1.20 chép: "Vì chưng cũng như các lời hứa của Đức Chúa Trời đều là phải trong Ngài cả, ấy cũng bởi Ngài mà chúng tôi nói "A-men". Thi thiên 84.11 chép: "Ngài sẽ chẳng từ chối điều tốt lành gì cho ai ăn ở ngay thẳng".
2. Đây mới đúng là điều mà Chúa Jêsus muốn nói tới khi Ngài phán: "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho" (Mathiơ 7.7). Ngài ban cho theo cách sốt sắng và bằng lòng.
Là một người cha, tôi muốn điều tốt nhứt cho con cái của mình. Nếu một trong mấy đứa con gái của tôi xin một gói thuốc hút, tôi sẽ đáp “không”! Nếu nó xin trái cây để ăn, tôi sẽ đáp “được”! Nếu nó xin điều chi không thích đáng, tôi sẽ đáp “không”. Nếu nó xin điều chi xứng đáng, tôi sẽ đáp “được”. Nếu nó xin một quyển sách ma thuật, tôi sẽ đáp “không”. Nếu nó xin một quyển Kinh Thánh, tôi sẽ đáp “được”! Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha giàu ơn, Ngài ban cho chúng ta mọi sự nào là tốt lành cho chúng ta.
Đức Chúa Trời đã hứa lắng nghe và đáp trả khi chúng ta cầu xin "theo ý muốn Ngài". Thắc mắc duy nhứt là “khi nào”. Đôi khi là ngay tức khắc. Chúng tôi mới vừa cầu nguyện cho một phụ nữ trẻ kia sẽ được cứu và cô ấy đã đến với Đấng Christ tối hôm kia! Đôi khi Đức Chúa Trời chờ đợi. Cách đây nhiều năm, tôi đã cầu xin Đức Chúa Trời ban cho tôi một nhà thờ để làm chủ toạ. Tôi đã xin một ngôi nhà thờ đặc biệt từ tiểu bang khác; Đức Chúa Trời đã sai tôi đến Amarillo. Nhà thờ kia đã mất chất lượng, còn nhà thờ nầy thì năng nổ! Đức Chúa Trời đã đáp trả theo đúng cách đúng thì. Chúng ta có lòng "dạn dĩ" cả trong ơn cứu rỗi và trong những lời cầu nguyện của chúng ta!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét