Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 22.47-71: "SỰ CHỐI BỎ ĐẤNG MÊSI CỦA ISRAEL - PHẦN I"



Sự bắt bớ
Sự chối của Phierơ
Sự nhạo báng, nhiếc móc
Tòa Công Luận xét đoán
Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn
Câu chuyện của Luca và các sách Tin Lành khác
Sự phản bội và bắt bớ Chúa Jêsus (22.47-53)
Sự chối Chúa của Phierơ (22.54-62).
Sự nhạo báng, nhiếc móc (22.63-65).
Tòa Công Luận xét đoán (22.66-71)
Phần kết luận.
Bài 71:
Sự chối bỏ Đấng Mêsi của Israel — Phần I
(Luca 22.47-71)
SỰ BẮT BỚ
“Khi Ngài còn đương phán, một lũ đông kéo đến. Tên Giu-đa, một trong mười hai sứ đồ, đi trước hết, lại gần Đức Chúa Jêsus đặng hôn Ngài. Đức Chúa Jêsus hỏi rằng: Hỡi Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản Con người sao? Nhưng người ở với Ngài thấy sự sắp xảy đến, bèn nói rằng: Thưa Chúa, chúng tôi nên dùng gươm đánh chăng: Một người trong các sứ đồ đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm và chém đứt tai bên hữu. Nhưng Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy để cho họ đến thế! Ngài bèn rờ tai đầy tớ ấy, làm cho nó được lành. Đoạn, Đức Chúa Jêsus phán cùng các thầy tế lễ cả, các thầy đội coi đền thờ, và các trưởng lão đã đến bắt Ngài, rằng: Các ngươi cầm gươm và gậy đến bắt ta như bắt kẻ trộm cướp. Hằng ngày ta ở trong đền thờ với các ngươi, mà các ngươi không ra tay bắt ta. Nhưng nầy là giờ của các người, và quyền của sự tối tăm vậy”.
SỰ CHỐI CỦA PHIERƠ
“Bấy giờ họ bắt Đức Chúa Jêsus đem đi, giải Ngài đến nhà thầy cả thượng phẩm. Phi-e-rơ đi theo Ngài xa xa. Họ nhúm lửa giữa sân, rồi ngồi với nhau; Phi-e-rơ cũng ngồi giữa đám họ. Một con đòi kia thấy Phi-e-rơ ngồi gần lửa, thì ngó chăm chỉ, mà nói rằng: Người nầy vốn cũng ở với người ấy. Song Phi-e-rơ chối Đức Chúa Jêsus, nói rằng: Hỡi đờn bà kia, ta không biết người đó. Một lát, có người khác thấy Phi-e-rơ, nói rằng: Ngươi cũng thuộc về bọn đó! Phi-e-rơ đáp rằng: Hỡi người, ta không phải thuộc về bọn đó đâu. Độ cách một giờ, có kẻ khác đề quyết như vậy mà rằng: Thật người nầy cũng ở với Jêsus, vì người là dân Ga-li-lê. Nhưng Phi-e-rơ cãi rằng: Hỡi người, ta không biết ngươi nói chi! Đương lúc Phi-e-rơ còn nói, thì gà liền gáy; Chúa xây một lại ngó Phi-e-rơ. Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa đã phán cùng mình rằng: Hôm nay trước khi gà chưa gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần; rồi đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết”.
SỰ NHẠO BÁNG, NHIẾC MÓC
“Vả, những kẻ canh Đức Chúa Jêsus nhạo báng và đánh Ngài; che mặt Ngài lại rồi nói rằng: Hãy nói tiên tri đi, hãy đoán xem ai đánh ngươi! Họ lại nhiếc móc Ngài nhiều lời khác nữa”.
TOÀ CÔNG LUẬN XÉT ĐOÁN
“Đến sáng ngày, các trưởng lão trong dân, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo nhóm lại, rồi sai đem Đức Chúa Jêsus đến nơi tòa công luận. Họ hỏi Ngài rằng: Nếu ngươi phải là Đấng Christ, hãy xưng ra cho chúng ta. Ngài đáp rằng: Nếu ta nói, thì các ngươi không tin; nếu ta tra gạn các ngươi, thì các ngươi không trả lời. Nhưng từ nay về sau, Con người sẽ ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời. ai nấy đều hỏi rằng: Vậy, ngươi là Con Đức Chúa Trời sao? Ngài đáp rằng: Chính các ngươi nói ta là Con Ngài. Họ bèn nói rằng: Chúng ta nào có cần chứng cớ nữa làm chi? Chính chúng ta đã nghe từ miệng nó nói ra rồi”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Tốp lính đi bắt người đã lên đường đến địa điểm mà Giuđa đã quyết chắc với họ là sẽ tìm gặp Chúa Jêsus. Tôi đã lấy làm lạ là không biết có ai trong số tốp người nầy “lấy làm bồn chồn” trong lòng họ hay không!?! Lần nầy, dường như họ đã có lợi thế chăng? Họ sẽ thành công trong việc bắt lấy Chúa Jêsus chăng? Quí vị thấy đấy, đây là lần đầu tiên người ta đã nổ lực nhiều trong vụ việc nầy. Một lần đã xảy ra tại thành Jerusalem rồi, nhưng chưa đủ yếu tố, Giăng đã ghi lại trong sách Tin lành của ông. Lần nầy đã xảy ra trong kỳ lễ Lều Tạm (Giăng 7.2), và Chúa Jêsus đã đi lên thành Jerusalem một cách kín nhiệm (câu 10). Đã có một sự tranh cãi dữ lắm quanh nhân vật Jêsus lúc bấy giờ, nhưng người ta sợ hãi khi nói tới Ngài vì cớ người Do thái (các câu 10-13). Khi ấy Chúa Jêsus lên Đền Thờ và khởi sự dạy dỗ. Đối tượng của Chúa Jêsus là sự chết — nghĩa là, những người muốn Ngài phải lãnh án tử hình — án nầy nằm trong môi miệng của nhiều người, kể cả Chúa chúng ta (câu 19). Người Do thái đang tìm cách bắt lấy Chúa Jêsus, rồi mới kết án tử hình Ngài. Điều nầy đưa chúng ta đến với các sự cố xoay quanh nổ lực bắt bớ của người Do thái đã bị thất bại:
“Vậy, họ kiếm thế bắt Ngài; nhưng không ai tra tay trên Ngài, vì giờ Ngài chưa đến.…Người Pha-ra-si nghe lời đoàn dân nghị luận về Ngài, thì mấy thầy tế lễ cả đồng tình với họ, cắt lính đi bắt Ngài … Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy; bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển. Trong đoàn dân có nhiều người nghe những lời đó, thì nói: Người nầy thật là đấng tiên tri. Người khác thì nói: Ấy là Đấng Christ. Người khác nữa lại nói: Đấng Christ há từ Ga-li-lê mà đến sao? Kinh Thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng dõi vua Đa-vít sao? Vậy, dân chúng cãi lẽ nhau về Ngài. Có mấy kẻ trong đám dân muốn bắt Ngài, nhưng không ai đặt tay trên mình Ngài. Vậy bọn lính trở về cùng các thầy tế lễ cả và các người Pha-ra-si. Những người nầy hỏi họ rằng: Sao các ngươi không điệu người đến? Bọn lính thưa rằng: Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy! Những người Pha-ra-si nói rằng: Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ra-si tin đến người đó chăng? Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa! Ni-cô-đem (là người trước có đến cùng Đức Chúa Jêsus và là một người trong đám họ) nói rằng: Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao? Họ trả lời rằng: Ngươi cũng là người Ga-li-lê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết. [Ai nấy đều trở về nhà mình” (Giăng 7.30, 32, 37-53).
Theo một số nhận xét, thì đây là một câu chuyện hóm hỉnh. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái rất giận dữ vì Chúa Jêsus đã lên thành Jerusalem vào trong Đền Thờ. Sự hiện diện và sự dạy dỗ của Ngài đã tạo ra một ý thức về sự trông đợi, và thậm chí còn có một lượng căng thẳng nữa. Họ định xử lý Chúa Jêsus, tuy nhiên, theo Giăng cho biết, khi ấy chưa phải là thì giờ của Ngài (câu 30). Một tốp lính được cấp lãnh đạo người Do thái sai đi để bắt Chúa Jêsus đưa về. Họ hoạch định bắt bớ Ngài, vu cáo Ngài rồi kết án tử hình Ngài.
Những kẻ đi bắt — các binh lính gác đền thờ — được sai phái đi bắt Chúa Jêsus đem về, trở về tay không. Họ đã tìm cách khống chế khi cấp lãnh đạo tôn giáo bắt đầu có thái độ với sự “thất bại” của họ. Chúa Jêsus không tránh né họ, bằng một con đường hay một phương pháp nào đó khéo léo hơn. Trong lòng họ cảm thấy không nên bắt Ngài mà thôi. Nói ngắn gọn, họ rất có ấn tượng với thân vị của Đấng Christ, họ thấy ở trong lòng là chẳng nên bắt Ngài theo như lịnh đã đưa ra. Chúa Jêsus đã có uy quyền hơn các cấp lãnh đạo tôn giáo. Wow! Phải chăng các cấp lãnh đạo tôn giáo rất giận dữ khi họ nghe thấy mấy tên lính nầy giải thích. Sự hợm mình quá kỳ cục của các cấp lãnh đạo nầy cũng không thuyết phục nổi mấy tên lính. Có phải đoàn dân đông đã tin theo Chúa Jêsus, dù cấp lãnh đạo của họ chưa tin theo? Lẽ ra các cấp lãnh đạo đó phải đi ra rồi nghe thấy Chúa Jêsus cho chính bản thân họ.
Các cấp lãnh đạo tôn giáo không có khả năng đưa vấn đề vào sâu hơn, vì sự việc đã quá hiển nhiên đến nỗi họ chưa có được một quan điểm thống nhứt giữa vòng họ. Khi họ nhóm lại tại Hội đồng, Nicôđem đã kêu gọi những vị lãnh đạo đồng nghiệp của mình phải biết lượng tính bằng cách nhắc cho họ nhớ rằng họ đang xét đoán Chúa Jêsus mà không chịu nghe Ngài nói. Họ gạt qua một bên lời quở trách của ông bằng cách nhắc cho ông nhớ không có một vị tiên tri nào xuất thân từ xứ Galilê hết (câu 52).
Và tôi cũng muốn nói, tốp lính đến để bắt Chúa Jêsus từ Vườn Ghếtsêmanê không phải là tốp lính đầu tiên đâu? Họ có thành công không? Và nếu thành công, thì tại sao chứ? Phải chăng họ đã đúng, vì họ vốn có lẽ thật ở bên cạnh, vì họ đã ra lịnh và sắp xếp mọi sự để rồi không tránh được sự bắt bớ nầy? Hoặc sự bắt ấy thành công vì đấy là giờ của Chúa Jêsus và Ngài đã cho phép họ thực thi công việc đó, dù họ mù quáng và sai lầm.
Rõ ràng, nhận định của tôi nằm vào một trong hai ý kiến. Tôi nhìn thấy câu chuyện bắt bớ và xét xử của Chúa chúng ta là một nổ lực rất cẩu thả, có chút hóm hỉnh và đáng thương, sự bắt bớ nầy đã thành công chỉ vì Đức Chúa Trời buộc sự bắt ấy phải thành công, dù có những sự thất bại và nhiều động lực xấu của con người, vì chính qua các sự cố nầy mà sự cứu rỗi loài người phải được hoàn tất bởi Cứu Chúa.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN
Tôi đã chọn xử lý với khía cạnh “tôn giáo” trong sự chối bỏ và xét đoán Chúa chúng ta, vậy thì cần phải tập trung vào các câu 47-71 sách Luca chương 22. Trong chương 23, chúng ta đến với khía cạnh đời thường của câu chuyện, ở đây Chúa Jêsus bị đưa đến trước mặt Philát và Hêrốt. Các sự cố chính trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta như sau:
(1) Sự phản bội và sự bắt bớ Chúa Jêsus — (các câu 47-53)
(2) Sự Phierơ chối Chúa Jêsus — (các câu 54-62)
(3) Sự nhiếc móc của mấy tên lính đối cùng Chúa Jêsus — (các câu 63-65)
(4) Toà Công Luận xét đoán Chúa Jêsus — (các câu 66-71)
CÂU CHUYỆN CỦA LUCA VÀ CÁC SÁCH TIN LÀNH KHÁC
Những mô tả các sự cố xoay chung quanh việc bắt bớ, xét xử, và đóng đinh Cứu Chúa được thấy trong mỗi sách Tin lành. Câu chuyện của Luca nói tới sự phản bội, sự bắt bớ, và sự xét đoán Chúa Jêsus rất ngắn gọn, súc tích. Tôi tin sở dĩ như vậy là vì Luca nhận biết rằng những câu chuyện khác nói tới các sự cố nầy đang tồn tại, một số với nhiều chi tiết hơn (thí dụ, như Giăng có). Những việc mà Luca tường thuật là những việc mà ông đã tuyển chọn vì chúng tiếp tục đóng góp vào lẽ đạo của sứ điệp mà ông đã tìm cách cưu mang ở đây. Khi chúng ta nhìn vào phân đoạn của Luca. Như chúng ta đã nhìn xem câu gốc ở Luca, tôi sẽ, từ bây giờ trở đi, điền vào một chi tiết mà các trước giả sách Tin lành khác cung cấp.
Cần phải hiểu rằng chúng ta không thể liên kết hết thảy các chi tiết mà các sách Tin lành khác cung cấp để có được một câu chuyện “trọn bộ” được. Có một số phương diện trong sự bắt bớ, sự xét xử và sự hành hình Chúa Jêsus mà không một sách Tin lành nào chọn ghi lại hết. Mặt khác, các chi tiết đã được cung cấp đó, có nhiều lúc dường như mâu thuẩn. Điều nầy thích ứng với các hạn chế của chúng ta, tuy nhiên, và không thích ứng với những “lần thất bại” của bất kỳ một trước giả nào hết, những lời lẽ ấy của ông đã được lèo lái bởi Đức Thánh Linh rồi (II Timôthê 3.16; II Phierơ 1.20-21).
SỰ PHẢN BỘI VÀ BẮT BỚ CHÚA JÊSUS (22.47-53)
“Khi Ngài còn đương phán, một lũ đông kéo đến. Tên Giu-đa, một trong mười hai sứ đồ, đi trước hết, lại gần Đức Chúa Jêsus đặng hôn Ngài. Đức Chúa Jêsus hỏi rằng: Hỡi Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản Con người sao? Những người ở với Ngài thấy sự sắp xảy đến, bèn nói rằng: Thưa Chúa, chúng tôi nên dùng gươm đánh chăng: Một người trong các sứ đồ đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm và chém đứt tai bên hữu. Nhưng Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy để cho họ đến thế! Ngài bèn rờ tai đầy tớ ấy, làm cho nó được lành. Đoạn, Đức Chúa Jêsus phán cùng các thầy tế lễ cả, các thầy đội coi đền thờ, và các trưởng lão đã đến bắt Ngài, rằng: Các ngươi cầm gươm và gậy đến bắt ta như bắt kẻ trộm cướp. Hằng ngày ta ở trong đền thờ với các ngươi, mà các ngươi không ra tay bắt ta. Nhưng nầy là giờ của các người, và quyền của sự tối tăm vậy”.
Tại bàn tiệc tối hôm ấy, trong khi họ đang dự Lễ Vượt Qua, một lần nữa Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ của Ngài rằng Ngài sẽ bị phản bội (22.21-22). Trong vườn Ghếtsêmanê, Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ của Ngài rằng kẻ phản bội đã có mặt ở đó rồi. Thay vì Giuđa và tốp lính đến với Chúa Jêsus cùng các môn đồ của Ngài, vẫn còn ở trong sự cầu nguyện, Chúa Jêsus đã đánh thức các môn đồ rồi bước ra đón tốp người ấy (Mathiơ 26.46; Mác 14.42). Chúa Jêsus không giật mình trước sự hiện diện của họ, vì Ngài biết mọi sự sắp sửa diễn ra cho Ngài (Giăng 18.4), nhưng họ lại “giật mình” bởi phản ứng của Ngài. Rõ ràng họ mong một điều gì đó khác biệt.
Họ đã đến với số đông, với một số đông lính La mã (Giăng 18.3), họ có vũ trang đầy đủ. Thậm chí họ còn cầm đuốc đến nữa, như thể họ phải tìm kiếm kiếm Ngài trong chỗ kín đáo vậy. Họ mong đợi một cuộc chạm trán. Chúa Jêsus không kháng cự, và Ngài quở trách các môn đồ vì họ tìm cách kháng cự. Chúa Jêsus không tránh né họ; thực vậy, Ngài bước đến gặp họ (đối chiếu Giăng 18.4-8). Họ gặp Chúa Jêsus hoàn toàn không giật mình, hoàn toàn tự chủ. Chính các viên chức đi bắt bớ nầy, họ đã giật mình. Câu chuyện của Giăng cho chúng ta biết là họ đã thối lui và té xuống đất khi Chúa Jêsus xác nhận Ngài trước mặt họ (Giăng 18.6).
Luca không đi vào chi tiết về sự bắt bớ Chúa Jêsus, như các sách Tin lành khác thực hiện điều nầy. Thay vì thế, ông sắp xếp câu chuyện rất có cơ sở về sự tiếp cận của Giuđa, về tốp lính, và về nổ lực kháng cự của các môn đồ Chúa Jêsus, một người trong số họ (Giăng nói cho chúng ta biết đó là Phierơ, Giăng 18.10) đã đánh tôi tớ của thầy tế lễ thượng phẩm (Giăng, một lần nữa, cho chúng ta biết tên của hắn là Manchu, 18.10), chém đứt tai phải của hắn.
Tiêu điểm của câu chuyện Luca không phải là những điều đã làm ra cho Chúa Jêsus, mà nhắm vào những gì Chúa Jêsus đã nói và làm. Trong phần phân tích sau cùng, Chúa Jêsus đã quở trách ba lần và Ngài đã chữa lành một lần. Trong phần đáp ứng với sự tiếp cận của Giuđa để hôn Cứu Chúa, Chúa Jêsus đã quở hắn bằng câu nầy: “Hỡi Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản Con người sao?” Đây là lời nói nghiêm trọng cần phải suy nghĩ. Câu nói cứ ám ảnh ông ta cho tới khi ông ta chết mất. Lời nói đó cứ ám ảnh ông ta trong suốt cõi đời đời. Trong đáp ứng đối với nổ lực của môn đồ muốn kháng cự lại sự bắt bớ Ngài, Chúa Jêsus đã quở trách các môn đồ Ngài, đồng thời Ngài chữa lành cho lỗ tai đã bị chém đứt của tên đầy tớ của thầy tế lễ thượng phẩm.
Trước khi chúng ta có thể nắm bắt đầy đủ ý nghĩa mọi điều Chúa Jêsus đã nói ra và đã làm ở đây, tôi nghĩ chúng ta phải dừng lại để suy gẫm trong một phút về bầu không khí nặng nề khi ấy, cũng như mối nguy hiểm hiện có. Sự kiện nầy, đã kết thúc trong sự hoà hoãn đáng ngạc nhiên, mà chẳng có ai mong đợi như thế. Tốp lính đã đến với một số đông người. Họ được vũ trang đầy đủ, thậm chí còn có đem theo nhiều ngọn đuốc nữa. Nếu sự việc nầy xảy ra trong thời buổi của chúng ta, đây sẽ là một đội thuộc lực lượng đặc nhiệm, kèm theo là tốp vệ binh quốc gia nữa. Sẽ có nhiều trực thăng bay trên đầu, với những ngọn đèn pha chiếu sáng cả khu vực, tìm cách chiếu sáng “băng tội phạm” mà họ sợ chúng đang trốn tránh trong mấy bụi cây. Tốp lính đã được vũ trang với các loại vũ khí tự động. Quí vị có thể nghe thấy tiếng chốt an toàn mở ra trên các thứ vũ khí lúc họ tiếp cận địa điểm mà Chúa Jêsus đang cầu nguyện.
Bây giờ chúng ta hãy cho là Phierơ không có mang gươm đi, mà là khẩu súng lục tự động 357. Quí vị nghĩ điều chi sẽ xảy ra nếu một trong những kẻ mà quí vị tìm bắt khởi sự khai hoả? Tôi có thể trình bày cho quí vị biết, với một lượng tin cậy hợp lý. Những khẩu súng đã khai hoả. Số thương vong sẽ là lớn lắm. Việc Phierơ rút gươm ra là việc vi phạm nặng nề nhất mà ông đã phạm phải, nếu như không có sự can thiệp của Chúa chúng ta, sẽ có một cuộc tàn diệt cho lý tưởng của Chúa chúng ta. Được phép, Phierơ nghĩ rằng ông đã được trợ giúp, nhưng ông đã gây nguy hiểm trầm trọng cho chương trình đời đời của Đức Chúa Trời (theo quan điểm của con người).
Nếu không có hành động nhanh trí của Chúa chúng ta, tôi tin rằng một cuộc tắm máu đã xảy ra rồi. Trước tiên Chúa Jêsus đã nắm lấy quyền chủ động tình huống bằng câu nói: “Hãy để cho họ đến thế!” Câu nói nầy đã được dùng trong nhiều phương thức, nhưng tôi nghĩ rằng Chúa Jêsus đang kêu gọi một sự ngừng chiến. Cả hai bên, các môn đồ của Ngài cùng các viên chức đi bắt bớ đã lưu ý theo mạng lịnh của Chúa. Chắc chắn Ngài đang nắm quyền chủ động ở tại đây, và thực như thế. Chúa Jêsus đã chữa lành tai bị chém đứt của Manchu, tôi tớ của thầy tế lễ thượng phẩm. Trong các câu chuyện khác, Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ của Ngài rằng kháng cự sự bắt bớ Ngài sẽ là sự kháng cự mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, vì mục đích ấy mà Đấng Mêsi phải chịu chết như một kẻ gánh lấy tội lỗi. Ngài cũng nhắc cho họ nhớ rằng nếu Ngài muốn tự bảo hộ cho bản thân Ngài, Ngài có thể gọi 12 đạo binh thiên sứ đến bên cạnh Ngài (Mathiơ 26.53). Nhưng Kinh Thánh phải được ứng nghiệm (Mathiơ 26.54).
Nếu Phierơ rút thanh gươm trên người của tên lính La mã, mọi việc sẽ khác đi, ít nhất là cho ông, vì điều nầy sẽ là tấn công người đang thừa hành công vụ (ít nhất là theo thuật ngữ của chúng ta). Tại sao Phierơ không bị bắt vì có hành vi tấn công đó? Phải, hành vi nầy minh chứng cho việc làm ngăn trở tên đầy tớ có thái độ là một quan án, thực vậy, hắn đã bị Phierơ tấn công? Nếu lỗ tai của hắn đã được chữa lành hoàn toàn, hắn phải biết ai đã chém hắn đứt tai và ai đã chữa lành cho hắn chứ?
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có một đôi điều quan trọng hơn ở đây. Tôi tin rằng việc lan truyền tình huống nặng nề nầy, sau khi Phierơ rút gươm ra, là hậu quả trực tiếp của uy quyền mà Chúa Jêsus đã có ở đây. Các sách Tin lành chỉ ra Chúa Jêsus ở đây không những là một người rất điềm tỉnh và có tư cách, mà còn là một người có quyền phép lớn lao nữa. Khi Chúa Jêsus phán, con người ta lắng nghe. Giống như uy quyền của Chúa chúng ta làm cho tốp lính phải thối lui khỏi Ngài mà té xuống đất (Giăng 18.6), cũng một thể ấy quyền phép và sự trang nghiêm của Ngài ở đây đã làm cho mấy tên lính phải “thôi bắn” khi có mạng lịnh của Chúa chúng ta. Chúa Jêsus đã nắm lấy quyền chủ động ở đây, hầu cho khi Ngài phán: “Thôi bấy nhiêu đó đủ rồi!” mọi người đã dừng tay lại. Quyền phép của Chúa Jêsus lớn lao đến nỗi không một ai nghĩ tới việc bắt lấy Phierơ khi ấy, dù ông đã tấn công một người bằng vũ khí gây chết người. Quí vị có kinh ngạc khi nghĩ tới việc nầy chăng?
Trong chỗ thứ nhứt, Chúa Jêsus đã quở trách kẻ phản bội Ngài, Giuđa, vì phản bội Ngài bằng một cái hôn. Trong chỗ thứ hai, Chúa Jêsus đã ra lịnh “thôi bắn” và ai nấy đều tuân theo, cả hai bên: các môn đồ của Ngài và bọn người vũ trang đến để bắt Ngài. Thứ ba, Chúa Jêsus đã chữa lành cho lỗ tai của tên đầy tớ kia, mọi sự thiệt hại đều được chỉnh đốn lại hết.
Sau cùng, Chúa Jêsus đã quở trách các cấp lãnh đạo tôn giáo vì phương thức họ sử dụng để đối xử với Ngài. Trong các câu 52-54, Chúa Jêsus đã nói với các thầy tế lễ thượng phẩm, lính canh đền thờ, cùng các trưởng lão của người Do thái, Ngài quở trách họ về cách xử lý với Ngài không trung thực và không thích nghi, giống như Ngài là một tên tội phạm, thay vì là một công dân bình thường. Mỗi ngày Ngài có mặt ở đền thờ. Sự dạy của Ngài thì công khai và được tra xét kỹ lưỡng. Ngài không dạy dỗ cách kín giấu, mà đã dạy dỗ cách công khai. Thế mà họ đã không chọn xử lý với Ngài cách công khai, mà kín nhiệm bắt bớ Ngài lúc nửa đêm như vậy, trong bóng tối tăm và trong sự dối trá (thí dụ, cái hôn của Giuđa). Họ đã bị trách mắng vì phương thức họ đã xử lý với Chúa Jêsus. Lý do là họ chỉ có thể bộc lộ ra chương trình của họ, chương trình ấy thật là độc ác, chương trình ấy nằm trong kế hoạch và mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, “giờ của họ”. Đấy cũng là giờ mà “sự tối tăm trị vì”. Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là họ sẽ làm lệch đi các mục đích của Đức Chúa Trời. Họ đang làm ứng nghiệm chúng, vì Đức Chúa Trời có quyền sử dụng những việc nầy để đạt tới các mục đích tốt lành của Ngài (đối chiếu Sáng thế ký 50.20). Trong lời quở trách của Chúa Jêsus chúng ta thấy lúc bấy giờ Ngài đang nắm lấy quyền chủ động.
SỰ CHỐI CHÚA CỦA PHIERƠ (22.54-62)
“Bấy giờ họ bắt Đức Chúa Jêsus đem đi, giải Ngài đến nhà thầy cả thượng phẩm. Phi-e-rơ đi theo Ngài xa xa. Họ nhúm lửa giữa sân, rồi ngồi với nhau; Phi-e-rơ cũng ngồi giữa đám họ. Một con đòi kia thấy Phi-e-rơ ngồi gần lửa, thì ngó chăm chỉ, mà nói rằng: Người nầy vốn cũng ở với người ấy. Song Phi-e-rơ chối Đức Chúa Jêsus, nói rằng: Hỡi đờn bà kia, ta không biết người đó. Một lát, có người khác thấy Phi-e-rơ, nói rằng: Ngươi cũng thuộc về bọn đó! Phi-e-rơ đáp rằng: Hỡi người, ta không phải thuộc về bọn đó đâu. Độ cách một giờ, có kẻ khác đề quyết như vậy mà rằng: Thật người nầy cũng ở với Jêsus, vì người là dân Ga-li-lê. Nhưng Phi-e-rơ cãi rằng: Hỡi người, ta không biết ngươi nói chi! Đương lúc Phi-e-rơ còn nói, thì gà liền gáy; Chúa xây một lại ngó Phi-e-rơ. Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa đã phán cùng mình rằng: Hôm nay trước khi gà chưa gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần; rồi đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết”.
Trước khi chúng ta nổ lực để chỉ ra những điều Luca muốn chúng ta phải tiếp thu từ câu chuyện nầy nói về sự chối Chúa của Phierơ, cho phép tôi đưa ra một vài lời bình về những gì chúng ta không được biết ở đây. Tôi công nhận, đây là một trong những điểm “nóng” của tôi, và tôi cần phải xả ra trước khi chúng ta tiếp tục.
Không một chỗ nào trong câu chuyện nầy tôi thấy sợ hay rụt rè khi nhắm tới lý do những lần Phierơ chối Chúa, ít nhất là lời lẽ sâu xa của các trước giả Tin lành đã chỉ ra. Chúng ta nhắm vào phần đáp ứng mà chúng ta đã có trong câu chuyện và nhơn đó kết luận rằng Phierơ đang hành động giống như chúng ta sẽ hành động vậy. Tôi nghe một số nhà truyền đạo nói về Phierơ: “đang sưỡi ấm hai bàn tay mình bằng ngọn lửa của kẻ thù”, họ sử dụng điều nầy như một minh hoạ nói tới mối nguy hiểm của sự hiệp tác với thế gian và sai lầm. Tôi nghĩ chúng ta đã hụt mất mục tiêu. Nếu Phierơ từ nỗi lo sợ đang chối Chúa của ông, thì chúng ta giải thích các sự kiện nối theo sau như thế nào?
Phierơ không được chỉ ra như một người có lòng sợ hãi. Phierơ chắc chắn đã bằng lòng chìa cổ mình ra khi các môn đồ khác lui đi. Đó là Phierơ là người đã đi bộ trên mặt biển (ông đã bị chìm xuống), trong khi những người khác đã tìm kiếm sự an ninh trên chiếc thuyền. Đó là Phierơ không những ông đã hứa ở lại với Chúa, thậm chí dù có phải chết đi nữa, nhưng là người đầu tiên và duy nhất đã rút gươm ra, sử dụng nó. Trong vườn, Phierơ đã bằng lòng chịu chết cho Thầy của mình. Và hãy suy nghĩ tới tỉ lệ xem — một người, một gươm (hai, nếu ai đó có tánh can đảm sử dụng nó, đối chiếu Luca 22.38), chống lại cả đám đông, có vũ trang đến tận răng. Đối với tôi, điều nầy chẳng có gì là sợ hãi hết. Từ câu chuyện của Mác, tôi tin rằng mấy tên lính đã có từng chủ ý trong việc tìm bắt Chúa Jêsus cùng hết thảy các môn đồ Ngài. Chàng trai trẻ trong câu chuyện của Mác đã bỏ chạy duy nhất để lại cái áo xống của mình ở sau lưng (Mác 14.50-52). Theo câu chuyện của Giăng, nếu tốp lính không bị áp đảo bởi sự hiện diện của Chúa Jêsus, các môn đồ sẽ không giải tán, thế nhưng phép lạ nầy đã xảy ra để làm ứng nghiệm lời tiên tri (Giăng 18.4-9). Nếu tốp lính có ý đồ bắt hết thảy các môn đồ, thì chắc chắn họ đã muốn bắt lấy Phierơ trước tiên, vì ông là người duy nhất, đã rút gươm ra và đã sử dụng nó.
Không có một chỗ nguy hiểm nào dành cho Phierơ hơn là ở trong cái sân đó, ở đó tốp lính phải đứng canh gát, và ở đó Phierơ không những có thể bị nhận ra là một môn đồ của Chúa Jêsus, mà còn có thể bị giam cầm nữa. Và nếu Phierơ nói dối do sợ bị mất mạng, mọi sự ông phải làm để “cứu lấy da của mình” là phải rời khỏi chỗ đó mà đi. Việc đáng ngạc nhiên: ấy là Phierơ đã ở lại đó trong cái sân, thậm chí sau khi ông đã gặp khó, và thậm chí sau khi ông biết rõ cô tớ gái trẻ nầy sẽ không để yên và sẽ tìm cách tri hô để lính bắt lấy ông. Thêm một việc nữa. Phân đoạn Kinh Thánh nầy dường như nói rõ rằng Phierơ không biết mình đang chối Thầy của mình nữa, như Chúa Jêsus đã phán là ông sẽ chối, cho tới khi lần chối thứ ba. Nếu Phierơ hành động từ nỗi lo sợ, quí vị sẽ nghĩ rằng ông đã nhìn biết mình đã làm gì rồi, và ông đã cảm thấy tội lỗi mỗi lần ông chối Cứu Chúa, thay vì chỉ cảm thấy sau lần chối thứ ba. Ông vốn biết rõ mình đã làm gì, tôi nghĩ ông sẽ bỏ trốn, khóc lóc cay đắng, sau lần chối đầu tiên.
Tôi không biết lý do tại sao Phierơ đã chối Chúa của mình. Và không một sách Tin lành nào nói cho chúng ta biết. Có lẽ tôi phải dừng lại ở đây. Tôi công nhận điều đó. Nhưng tôi phải nói rằng từ cơn giận mà Phierơ đã hành động như thế. Phierơ đã thất bại không nhìn biết Chúa Jêsus đã biết mình phải chết ở trong lý trí của Ngài. Phierơ đã tìm cách nói với Ngài là đừng nghĩ như thế. Chúa Jêsus có thể gọi lửa giáng xuống từ trời, hoặc 12 đạo thiên sứ, nhưng Ngài đã không làm vậy. Phierơ biết rõ, sự bắt bớ Chúa Jêsus là ý định của Chúa Jêsus. Khi nhìn biết điều nầy, và khi có những niềm hy vọng riêng muốn mau có quyền lực, sự vinh hiển, danh tiếng, đã khiến cho Phierơ giận dữ nơi Chúa. Há chúng ta chưa nghe ai đó nói với chúng ta: “Ta không biết ngươi” khi họ đang giận chúng ta sao?
Và một lần nữa, từ lòng trung thành đặt không đúng chỗ mà Phierơ đã chối bỏ Chúa của ông. Trong lý trí của Phierơ, những lời dối trá của ông có thể là một hình thức xấu xa có cần, được xưng công bình bởi cứu cánh tốt đẹp mà chúng có ý định phải đạt tới. Và “cứu cánh tốt đẹp” nầy là gì? Sự giải thoát Chúa Jêsus. Phierơ đã ở lại trong cái sân đó, không những để tìm biết việc gì sẽ xảy ra, mà với dự tính “cứu Chúa Jêsus ra khỏi ngục tù” nữa. Điều nầy nghe có dị thường không? Giống như ông đã từng rút gươm ra chống lại một đám đông vậy. Nếu đây là trường hợp, Phierơ đã tự làm ấm lòng mình bằng ngọn lửa để xem coi Chúa Jêsus đang ở đâu và các cấp lãnh đạo tôn giáo toan tính gì trong việc chuyển Chúa Jêsus đi nơi khác, như họ sẽ chuyển Ngài đi.
Vì vậy cần phải suy nghĩ nhiều. Mục đích của tôi, ấy là chúng ta cần phải cẩn thận không nên tố cáo Phierơ về việc làm mà chúng ta sẽ làm, khi ông đang hành động vì những lý do khác, những lý do mà ông đã tra xét đáng khen ngợi trong giờ phút đó. Giờ đây, hãy quay lại với câu chuyện.
Câu chuyện của Luca nói tới sự chối của Phierơ không cung ứng cho chúng ta một lời giải thích nào về sự hiện diện của Phierơ ở đó trong cái sân nhà của thầy tế lễ thượng phẩm. Ông cũng không cung ứng cho chúng ta lý do tại sao Phierơ đã chối Chúa của mình, khi đối diện với sự thật ông là một trong các môn đồ của Ngài. Luca chỉ cung ứng cho chúng ta một câu chuyện thẳng thừng về ba lần Phierơ chối Chúa mà thôi. Phần kết luận của Luca cho câu chuyện nầy là, tôi tin, chìa khoá cho lý do tại sao phải kết luận như thế. Trong các câu 60-62, Luca cho chúng ta biết ngay lập tức sau khi Phierơ chối lần cuối cùng, Chúa Jêsus không cứ cách nào đó đã nhìn thẳng vào mắt của Phierơ, đúng lúc gà gáy ba lần. Chỉ khi tiếng gà gáy đó đập mạnh vào ông, với đầy đủ sức mạnh, là ông đã làm đúng chính xác như Chúa Jêsus đã phán trước trong đêm đó (đối chiếu Luca 22.31-34). Chính khi đó ông mới bước ra rồi khóc lóc cay đắng.
Chúa Jêsus đã gánh chịu sự bắt bớ. Ngài đã bị thẩm vấn, thậm chí bị ngược đãi. Dường như, ngay thời điểm nầy, mọi sự đều nằm ngoài tầm tay của Ngài. Nhưng không phải như vậy đâu. Thậm chí ngay thời điểm nầy, Chúa Jêsus đang nắm quyền chủ động đầy đủ. Sau khi Phierơ đã chối Chúa của mình ba lần, Chúa Jêsus đã “nhìn thẳng vào mắt của Phierơ”, đúng lúc gà gáy ba lần. Chúa Jêsus có khả năng truyền đạt cho Phierơ thấy rằng mọi việc đó Ngài đã nói trước vào buổi tối đã diễn ra, cho dù đây là “giờ của sự tăm tối”. Lời tiên tri đã ứng nghiệm. Lời phán của Chúa Jêsus là lời tiên tri, và chúng đã ứng nghiệm đúng lúc và trong phương thức mà chúng sẽ xảy ra. Một lần nữa, chúng ta thấy Đức Chúa Jêsus Christ đang nắm quyền tể trị, cho dù sự sống sắp bị cất đi mất, ít nhất là đối với Phierơ.
SỰ NHẠO BÁNG, NHIẾC MÓC (22.63-65)
“Vả, những kẻ canh Đức Chúa Jêsus nhạo báng và đánh Ngài; che mặt Ngài lại rồi nói rằng: Hãy nói tiên tri đi, hãy đoán xem ai đánh ngươi! Họ lại nhiếc móc Ngài nhiều lời khác nữa”.
Cả Mathiơ và Mác đều ghi lại sự nhạo báng và nhiếc móc Chúa chúng ta sau khi Chúa bị kéo lê ra trước Toà Công Luận. Luca nói cho chúng ta biết sự nhạo báng đã diễn ra trước khi Ngài bị kéo ra đó. Theo ý kiến của tôi thì sự ngược đãi Cứu Chúa bởi mấy tên lính canh giữ Ngài đã diễn ra suốt cuộc thử thách của Ngài, dẫn tới lúc Ngài chịu chết.
Nhưng lý do tại sao có câu chuyện vắn tắt nầy? Cũng chính lý do đó, tôi tin như vậy. Luca một lần nữa cho chúng ta biết rằng chính Chúa Jêsus là Đấng “đang nắm lấy quyền chủ động”. Hãy suy nghĩ việc nầy trong một phút xem. Những viên chức có trách nhiệm thi hành luật pháp đều được dạy cho phải giữ lấy cảm xúc khi thi hành công vụ. Viên cảnh sát lý tưởng luôn giữ bình tỉnh khi thực thi bổn phận của mình. Ông không bị tù nhân giục giã, hay bị đám đông thúc đẩy. Nhưng hãy nhìn xem mấy người nầy đi! Họ hoàn toàn mất hẳn quyền chủ động ở nơi họ. Và hãy chú ý rằng họ không lăng mạ Chúa Jêsus như thể Ngài là một tội phạm khó chịu, một kẻ thô bạo đã làm cho nhiều người khác phải đau khổ, và vì thế Ngài đáng phải gánh chịu nỗi đau khổ. Họ đang nhiếc móc Chúa Jêsus là một Đấng tiên tri. Họ muốn Ngài đưa ra cho họ một vài loại trình diễn theo kiểu ma thuật về quyền phép của Ngài. Trong quá trình đó, họ đang làm ứng nghiệm lời nói của Chúa Jêsus, rằng một vị tiên tri sẽ bị bắt bớ, chớ không phải được ngợi khen đâu, vì việc làm của người. Cho nên, Chúa Jêsus được nhận dạng ở đây với các vị tiên tri đã đến trước Ngài tại thành Jerusalem, để bị chối bỏ và phải chịu chết.
TOÀ CÔNG LUẬN XÉT ĐOÁN (22.66-71)
“Đến sáng ngày, các trưởng lão trong dân, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo nhóm lại, rồi sai đem Đức Chúa Jêsus đến nơi tòa công luận. Họ hỏi Ngài rằng: Nếu ngươi phải là Đấng Christ, hãy xưng ra cho chúng ta. Ngài đáp rằng: Nếu ta nói, thì các ngươi không tin; nếu ta tra gạn các ngươi, thì các ngươi không trả lời. Nhưng từ nay về sau, Con người sẽ ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời. ai nấy đều hỏi rằng: Vậy, ngươi là Con Đức Chúa Trời sao? Ngài đáp rằng: Chính các ngươi nói ta là Con Ngài. Họ bèn nói rằng: Chúng ta nào có cần chứng cớ nữa làm chi? Chính chúng ta đã nghe từ miệng nó nói ra rồi”.
Các sách Tin lành khác đưa ra một câu chuyện đầy đủ hơn về “cơn xét xử nhiếc móc” của Toà Công Luận. Chúng ta biết rằng đã có hai “kiểu nghe” trong đêm hôm ấy, lần thứ nhứt tại nhà của Anne, một thầy tế lễ cả, và lần thứ hai tại nhà của Caiphe, thầy tế lễ thượng phẩm và là con rễ của Anne. Các học giả cũng nói nhiều cho chúng ta biết về tất cả các phương thức trong đó các cấp lãnh đạo tôn giáo nầy, với mọi luật lệ và đòi hỏi tỉ mỉ của họ trên người khác, vi phạm sự bảo hộ và tiến trình hợp lệ do luật pháp của họ bảo đảm. Luca lướt nhẹ qua mọi sự nầy. Ông không ghi lại những sự lộn xộn nầy cùng thứ tinh thần đã chi phối cuộc xét xử đó. Thay vì thế, Luca đã chọn nhắm vào Cứu Chúa.
Toà Công Luận đã đến với cứu cánh sau cùng của họ. Buổi họp nầy một lần nữa (hãy nhớ Giăng 7) sẽ kết thúc không những với sự thất bại của họ trong việc loại bỏ Chúa Jêsus, mà còn bất hoà trong nội bộ nữa. Họ phải nghĩ tới một trò bất hợp lệ khác. Phải chăng không cứ cách nào đó họ đã gài Chúa Jêsus vào việc làm chứng nghịch lại chính mình Ngài? Trong khi luật pháp của thời buổi ấy đã có lần bổ sung thứ năm, họ ngăn những kẻ tố giác không được buộc một người phải làm chứng nghịch lại bản thân mình, không cứ cách nào đó họ buộc Ngài phải công nhận rằng Ngài là Đấng Mêsi, và thậm chí hay hơn nữa là công nhận Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời? Nếu được như vậy, thì họ có thể nhận ra Ngài đang vướng vào lỗi phạm thượng, một tội ác xứng đáng với án tử hình.
Chúa Jêsus đã trả lời cho thắc mắc của họ, không phải vì họ có quyền đưa ra câu hỏi ấy, và không phải vì câu hỏi ấy sẽ đem lại những kết quả mong muốn, mà vì giờ của Ngài chưa đến. Nhưng lần đầu tiên chúng ta thấy Chúa Jêsus, là người bị tố cáo, đang quở trách những kẻ cáo giác Ngài. Đấng Cứu Thế đã chỉ ra cuộc xét xử là một trò mạ lị, và “sự công bình” đó không nên thể hiện ra tại phiên toà nầy. Nếu Ngài bảo họ Ngài chính là Đấng Mêsi, họ sẽ không tin theo Ngài. Và nếu Ngài đã đưa ra bằng chứng nghịch lại chính mình Ngài, họ sẽ không cho phép Ngài tra gạn họ. Vì thế, Ngài nói cho họ biết rằng câu trả lời của Ngài không phải là câu trả lời do mưu mẹo của họ khui ra đâu.
Phải, Chúa Jêsus đã khẳng định, Ngài là Đấng Mêsi, bất chấp phản ứng của họ đối với Ngài. Quí vị hầu như có thể thấy Toà Công Luận nín đi với sự im lặng và với sự biết trước. Có phải Ngài nói chính mình Ngài là “Con Người” không? Cách nói nầy, đã được thấy trong lời tiên tri của Đaniên, không những ám chỉ đến nhân tính, mà còn ám chỉ đến thần tính nữa. Phải chăng giờ đây họ đã bẫy Chúa Jêsus thêm một chút nữa, phải công nhận rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời không? Nếu thực vậy, họ đã được việc của họ đối với Ngài rồi. Phòng xét xử đã im lặng trong sự tuyệt đối. Hết thảy họ đã thắc mắc với sự biết trước: “Vậy thì, ngươi có phải là Con của Đức Chúa Trời không?”
Đáp ứng của Chúa Jêsus không phải là thoái thác, cũng không phải là gián tiếp, như một số người cho là vậy. Chúa Jêsus đã nói thẳng thừng, theo cách diễn đạt của thời ấy. Đó là một câu nói “phải” khẳng định, đúng y theo những gì họ mong đợi. Vô luận những cuộc xét xử của họ có giả tạo như thế nào. Vô luận quyền hạn của người nầy có bị vi phạm như thế nào. Vô luận không có chứng cớ nào hiệp với bản án mà họ chống lại Ngài. Vô luận người bị tố cáo đã bị đánh đòn trước và một chứng cớ đã được rút ra từ nơi Ngài. Họ đã có chứng cớ mà họ có cần. Giờ đây, mọi sự họ cần tới là sự cộng tác của cả nước, để giết Ngài.
PHẦN KẾT LUẬN:
Tôi muốn kết thúc bằng một điểm rất đơn sơ, nhưng rất khích lệ: Chúa Jêsus vẫn nắm quyền chủ động, thậm chí ngay thời điểm Ngài bị bắt bớ, bị xét xử, bị ngược đãi, và bị chối bỏ. Con người trước sau như một, họ thất bại trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Không một ai trung thành hết. Không một ai hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra. Không một ai chịu đứng bên cạnh Chúa. Mọi người đã hay sẽ lìa bỏ Ngài không lâu sau đó. Nhưng Ngài cứ thành tín với sự kêu gọi của mình. Và ngay cả trong “giờ tăm tối” nầy Ngài vẫn nắm quyền chủ động. Những lời tiên tri của Ngài đã ứng nghiệm, thậm chí bởi hạng người tội lỗi. Chúa Jêsus không bị kẻ thù Ngài lấn lướt. Chúa Jêsus bước tới gặp họ, và Ngài đã bị bắt và bị xét đoán vì Ngài dự định chịu như thế. Con người không cất sự sống ra khỏi Ngài được. Chính Ngài đã phó sự sống ấy. Chúa Jêsus đã nắm lấy quyền chủ động, thậm chí trong giờ tệ hại nhất của lịch sử.
Khi tôi nghiên cứu phân đoạn nầy, thì tôi thấy mỗi phân đoạn của câu chuyện do Luca viết đều là sự ứng nghiệm những gì Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ Ngài trước đó. Hãy so sánh cùng với tôi, nếu quí vị muốn, lịch sử về sự phản bội, về sự bắt bớ, về sự chối bỏ, về sự nhạo báng và xét đoán của Chúa Jêsus với những lời tiên tri của Chúa chúng ta, như Luca đã ghi lại. Hãy lưu ý với tôi thể nào lời tiên tri đã ứng nghiệm.
“Khi Ngài còn đương phán, một lũ đông kéo đến. Tên Giu-đa, một trong mười hai sứ đồ, đi trước hết, lại gần Đức Chúa Jêsus đặng hôn Ngài. Đức Chúa Jêsus hỏi rằng: Hỡi Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản Con người sao? Nhưng người ở với Ngài thấy sự sắp xảy đến, bèn nói rằng: Thưa Chúa, chúng tôi nên dùng gươm đánh chăng: Một người trong các sứ đồ đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm và chém đứt tai bên hữu. Nhưng Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy để cho họ đến thế! Ngài bèn rờ tai đầy tớ ấy, làm cho nó được lành. Đoạn, Đức Chúa Jêsus phán cùng các thầy tế lễ cả, các thầy đội coi đền thờ, và các trưởng lão đã đến bắt Ngài, rằng: Các ngươi cầm gươm và gậy đến bắt ta như bắt kẻ trộm cướp. Hằng ngày ta ở trong đền thờ với các ngươi, mà các ngươi không ra tay bắt ta. Nhưng nầy là giờ của các người, và quyền của sự tối tăm vậy. Bấy giờ họ bắt Đức Chúa Jêsus đem đi, giải Ngài đến nhà thầy cả thượng phẩm.”.
“Phi-e-rơ đi theo Ngài xa xa. Họ nhúm lửa giữa sân, rồi ngồi với nhau; Phi-e-rơ cũng ngồi giữa đám họ. Một con đòi kia thấy Phi-e-rơ ngồi gần lửa, thì ngó chăm chỉ, mà nói rằng: Người nầy vốn cũng ở với người ấy. Song Phi-e-rơ chối Đức Chúa Jêsus, nói rằng: Hỡi đờn bà kia, ta không biết người đó. Một lát, có người khác thấy Phi-e-rơ, nói rằng: Ngươi cũng thuộc về bọn đó! Phi-e-rơ đáp rằng: Hỡi người, ta không phải thuộc về bọn đó đâu. Độ cách một giờ, có kẻ khác đề quyết như vậy mà rằng: Thật người nầy cũng ở với Jêsus, vì người là dân Ga-li-lê. Nhưng Phi-e-rơ cãi rằng: Hỡi người, ta không biết ngươi nói chi! Đương lúc Phi-e-rơ còn nói, thì gà liền gáy; Chúa xây một lại ngó Phi-e-rơ. Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa đã phán cùng mình rằng: Hôm nay trước khi gà chưa gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần; rồi đi ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. Vả, những kẻ canh Đức Chúa Jêsus nhạo báng và đánh Ngài; che mặt Ngài lại rồi nói rằng: Hãy nói tiên tri đi, hãy đoán xem ai đánh ngươi! Họ lại nhiếc móc Ngài nhiều lời khác nữa. Đến sáng ngày, các trưởng lão trong dân, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo nhóm lại, rồi sai đem Đức Chúa Jêsus đến nơi tòa công luận. Họ hỏi Ngài rằng: Nếu ngươi phải là Đấng Christ, hãy xưng ra cho chúng ta. Ngài đáp rằng: Nếu ta nói, thì các ngươi không tin; nếu ta tra gạn các ngươi, thì các ngươi không trả lời. Nhưng từ nay về sau, Con người sẽ ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời. ai nấy đều hỏi rằng: Vậy, ngươi là Con Đức Chúa Trời sao? Ngài đáp rằng: Chính các ngươi nói ta là Con Ngài. Họ bèn nói rằng: Chúng ta nào có cần chứng cớ nữa làm chi? Chính chúng ta đã nghe từ miệng nó nói ra rồi”.
9.43: “Ai nấy đều lấy làm lạ về quyền phép cao trọng của Đức Chúa Trời. Khi mọi người đang khen lạ các việc Đức Chúa Jêsus làm, Ngài phán cùng môn đồ rằng”.
22.21-22: “Vả lại, nầy, bàn tay kẻ phản ta ở gần ta, nơi bàn nầy. Con người đi, theo như điều đã chỉ định; nhưng khốn cho người nầy phản Ngài!”
37: “Vì ta rao cho các ngươi, có lời chép rằng: Ngài đã bị kể vào hàng kẻ dữ. Lời ấy phải ứng nghiệm về chính mình ta. Thật vậy, sự đã chỉ về ta hầu được trọn”.
22.31-34: “Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỉ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình. Phi-e-rơ thưa rằng: Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta”.
13.33: “Nhưng ngày nay, ngày mai, và ngày kia ta phải đi, vì không có lẽ một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem!”
18.32: “Vì Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại; họ sẽ nhạo báng Ngài, mắng nhiếc Ngài, nhổ trên Ngài”.
17.25: “Nhưng Ngài trước phải chịu đau đớn nhiều, và bị dòng dõi nầy bỏ ra”.
9.22: “và phán thêm rằng: Con người phải chịu nhiều điều khốn khổ, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo bỏ ra, phải bị giết, ngày thứ ba phải sống lại”.
13.34-35: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các tiên tri, và quăng đá các đấng chịu sai đến cùng ngươi, ghe phen ta muốn nhóm họp con cái ngươi, như gà mái túc và ấy con mình dưới cánh, mà các ngươi chẳng muốn! Nầy, nhà các ngươi, các ngươi sẽ bỏ hoang. Ta nói cùng các ngươi, các ngươi không còn thấy ta nữa cho đến chừng nào sẽ nói rằng: Phước cho Đấng nhơn danh Chúa mà đến!”
Có một bài hát nói về sự giáng sinh của Chúa Jêsus như sau: “Lạy Jêsus, là Chúa mới ra đời”. Tôi đồng ý với bài hát ấy, nhưng tôi cũng phải thêm vào một dòng, hát như sau: “Lạy Jêsus, là Chúa lúc chịu chết”. Có một lý do duy nhất cho thấy tại sao Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá của đồi Gôgôtha. Ấy không phải con người đã chối bỏ Ngài. Ấy không phải sứ mệnh của Ngài bị thất bại đâu. Ấy là giờ Ngài đã đến, và Ngài đang làm theo ý chỉ của Cha Ngài. Chúa Jêsus đang nắm quyền chủ động ở từng điểm một. Thật là một tư tưởng đem lại nhiều khích lệ.
Có nhiều hàm ý cho tư tưởng nầy. Không những Chúa Jêsus đã nói về sự Ngài bị chối bỏ và sự thương khó của Ngài, mà Ngài còn nói như thế về các môn đồ Ngài, gồm những ai tin theo Đấng Christ ngày hôm nay (đối chiếu Luca 21). Sẽ có những giờ phút tăm tối ở trước mặt, Chúa Jêsus đã cảnh báo, đó là “giờ” của quyền tối tăm (đối chiếu I Têsalônica 1.13-16; II Timôthê 3.12). Và chắc sẽ như vậy, trong thời điểm của Kỳ Đại Nạn nữa (đối chiếu II Têsalônica 2.3-8; Khải huyền 12.7...; 20). Cho dù là những giờ tăm tối như thế nầy, Ngài đang nắm quyền chủ động, và các mục đích và lời tiên tri của Ngài sẽ được ứng nghiệm. Chúng ta đừng ngã lòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét