Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 3.10-18: "PHẢI LÀM GÌ VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG?"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
PHẢI LÀM GÌ VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG?
I Giăng 3.10-18
1. Cách đây không lâu, một thiếu nữ đã viết một bức thư rất tế nhị gửi cho bạn trai mà nàng đã bỏ đi để sống với một người khác: "Jimmy thân yêu, không một lời nào có thể diễn tả được nổi bất hạnh lớn lao mà em đã cảm nhận kể từ khi phá vỡ đính ước của chúng ta. Làm ơn hãy nói là anh sẽ đưa em trở lại nhé! Chẳng một người nào có thể chiếm lấy chỗ của anh trong trái tim em, vì vậy làm ơn hãy tha thứ cho em. Em yêu anh, Em yêu anh, Em yêu anh! Yêu anh mãi mãi, Marie. Tái bút, và hết lời chúc mừng vì đã trúng số năm triệu đôla!"
2. Cách đây mấy năm, Tina Turner đã có một bài hát mang tên Phải làm gì với tình yêu? Không may, lời bài hát trữ tình đó có ý nói rằng bạn không cần yêu ai đó mà phải quan hệ tình dục với họ. Đề tựa bài hát vẫn đưa ra một thắc mắc quan trọng đặc biệt khi đem áp dụng vào mối giao thông với Đấng Christ, là sự sống ở bên trong. Thật nhiều lần, khoảng 46 lần, Giăng viết về tình yêu thương. Tình yêu phải làm gì với nó??
3. Tình yêu thương được ưa chuộng. Câu nói: "Anh yêu em" chỉ ra những cảm xúc rất nồng ấm. Tình yêu là chủ đề của nhiều bài hát, thi ca, truyện tích, sách báo và phim ảnh. Tình yêu được ưa chuộng vì thế giới thì đầy dẫy hận thù, bạo lực, hoài nghi và tranh đấu. Không may thay, một số nhà thờ cùng nhiều nhóm Cơ đốc được biết đến nhiều vì tranh cạnh hơn là yêu thương.
4. Giăng dạy chúng ta biết có một cấp độ yêu thương mà nhiều tín hữu biết rõ mà thế gian không thể kiếm đâu ra được hết. Chúng ta hãy xem xét lại "đời sống yêu thương" của chúng ta bằng cách hỏi và đáp hai thắc mắc vốn có trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta: Có phải tôi đang sống trong sự yêu thương? Và có phải tôi đang hành động trong sự yêu thương?
I. Có phải tôi đang sống trong sự yêu thương? (các câu 10-15).
A. Yêu thương là công bình trong hành động (câu 10).
1. Giăng xếp con người thành hai nhóm đối chiếu: "con cái của Đức Chúa Trời" và "con cái của ma quỉ". Mỗi nhóm đều "chứng tỏ" hay làm cho người ta biết qua cách đáp ứng của họ đối với "sự công bình".
2. Tất cả mọi hành vi của chúng ta đều kết quả từ mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời hay với ma quỉ. Các hành động của chúng ta đang chứng tỏ hoặc làm cho người ta biết chúng ta đang thuộc về gia đình nào. Khi Cơ đốc nhân không "làm điều công bình", họ đang tạo ra bông trái từ gia đình đối lập kia.
3. Bạn có bao giờ nghe ai nói: "Đừng đi ngược lại với sự hiểu biết của mình" hay "Bố không dạy con phải sống như thế?" Khi tôi lớn lên, tôi hay nói: "Mẹ ơi, sao người ta hay làm điều xấu, không điều nầy thì cũng điều kia". Mẹ tôi đáp: "Đúng rồi, nhưng mẹ hiện không phải là người mẹ hay làm điều xấu đó?" Tôi thấy bản thân tôi cũng nói ra cùng một việc ấy với con cái của tôi ngày nay. Có khi cách xử sự của chúng ta không ý tứ với bản chất của gia đình chúng ta.
4. Có thể lắm con cái của Đức Chúa Trời không hành động theo bản chất của gia đình mình. Bản chất của gia đình Đức Chúa Trời là "sự công bình". Tuy nhiên, sự công bình là một khái niệm rất bao quát, mơ hồ hay rộng rãi. Yêu thương là một khái niệm rất đặc biệt. Làm sao chúng ta biết rõ mình làm điều công bình? Chúng ta biết bởi cách chúng ta yêu tha nhân. Yêu thương là chỗ mà quả bóng cao su chạm lấy mặt đường. Sống công bình là yêu thương nhau.
B. Yêu thương là cơ sở cho Cơ đốc giáo (câu 11).
1. "Sứ điệp" hoặc trọng tâm sự dạy của Chúa Jêsus, ấy là chúng ta cần phải "yêu nhau". "Từ lúc ban đầu" của sự chúng ta đồng đi với Đấng Christ, từ giây phút chúng ta được cứu, yêu thương đã bước vào đời sống của chúng ta.
2. Phaolô đã viết trong I Têsalônica 4.9: "Còn như sự anh em yêu thương nhau, về điều đó, không cần viết cho anh em, vì chính anh em đã học nơi Đức Chúa Trời, phải yêu thương nhau".
3. Rôma 5.5 chép: "…sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta".
4. Có nhiều người sánh tình yêu với những cảm xúc của tình cảm. Đây là lý do tại sao người ta có thể kết hôn trong nhiều năm trời rồi "không còn yêu nữa". Những cảm xúc qua đi và vì thế lời cam kết cũng qua đi theo.
5. Yêu thương theo Kinh Thánh được đề cập đến trước tiên với những quyết định chớ không phải với tình cảm của bạn. Trước tiên yêu thương phải lo làm với những gì bạn quyết định chớ không phải với cảm xúc mà bạn cảm nhận được đâu. Yêu thương chân thật bắt đầu với ý chí của bạn rồi tiếp đến bước sang những cảm xúc của bạn. Đây là lý do tại sao chúng ta quyết định yêu người mà chúng ta không thích.
6. Chúng ta có đi nhà thờ, chúng ta có tri thức về Kinh Thánh nhiều chừng nào, chúng ta cầu nguyện bao lâu và chúng ta dấn thân vào bao nhiêu chức vụ thì chẳng phải là vấn đề nếu chúng ta thất bại không "yêu nhau". Thất bại không yêu thương được thì dù làm nhiều đến đâu đi chăng nữa cũng chẳng có ích gì cả.
7. I Côrinhtô 8.1 chép: "…chúng ta biết mình đều có sự hay biết cả. -Song sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt". Đây là lý do tại sao I Phierơ 1.22 chép: "…nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng".
8. Vì yêu nhau là dấu hiệu chính của Cơ đốc giáo chân thật, kẻ thù đã tốn nhiều nổ lực khiến cho các tín hữu phải tranh chiến, cãi cọ, lằm bằm chống lại nhau. Hắn tìm cách chia rẽ các mối hôn nhân, những mối quan hệ và nhiều Hội Thánh Cơ đốc…
9. Tôi tin một trong những lý do bàn tay của Đức Chúa Trời đã ở trên Hội Thánh của chúng ta là vì tình yêu thương tin kính đang hiện diện ở đây và có thể xác minh được. Những tín đồ trưởng thành trong Hội Thánh nầy đang nêu ra một tấm gương yêu thương rất mạnh mẽ.
10. Một trong những thách thức lớn lao cho bất kỳ mối tương giao nào của các tín hữu là phải giữ cho tình yêu thương được sống động. Nếu chúng ta không cẩn thận, Hội Thánh sẽ là một nơi mà chúng ta sẽ không đạt tới mối quan hệ mà chúng ta vốn có.
11. Chúng ta hãy đọc Mathiơ 22.35-40: Có một “thầy dạy luật” trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài: "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?" Đã có khoảng 613 điều luật trong kinh Cựu Ước. Chúa Jêsus phán trước tiên là phải hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. "Thầy dạy luật" không hỏi cho biết về điều răn lớn nhất thứ hai, còn Chúa Jêsus thì ban điều ấy ra. Tại sao chứ? Bạn không thể đo được điều răn thứ nhất nếu không có điều răn thứ hai. Chúng ta chỉ có thể đo được tình cảm của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời bằng tình cảm của chúng ta dành cho con cái của Ngài.
12. Vấn đề của chúng ta, ấy là chúng ta đo tình cảm của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời bằng những cảm xúc của chúng ta. Nếu chúng ta cảm động bởi âm nhạc của sự thờ phượng, qua những ca sĩ, qua một bài giảng hay rồi có được thứ cảm xúc nồng ấm nào đó, chúng ta nghĩ chúng ta đang kính mến Đức Chúa Trời. Cảm xúc là bằng cớ không đầy đủ.
13. Jesus đã phán trong Giăng 14.21: "Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta". Chúa Jêsus không đòi hỏi các cảm xúc của chúng ta, nhưng Ngài đòi hỏi những hành động của chúng ta. Ngài truyền cho chúng ta phải yêu thương hạng người mà chúng ta không ưa thích.
14. Mối giao thông hàng dọc của chúng ta với Đức Chúa Trời luôn luôn được đánh giá bằng mối giao thông hàng ngang của chúng ta với nhau.
15. Cơ đốc nhân phân chia về chủng tộc, tuổi tác, giai cấp xã hội, quần áo, âm nhạc, bản dịch Kinh Thánh, tên tuổi trên tấm bảng và thậm chí màu sắc của cái nón nữa. Tại sao chứ? Chúng ta không yêu thương. Chúng ta không ở trong mối giao thông với Đức Chúa Trời.
16. Khi tôi nghe một Cơ đốc nhân than phiền nghịch lại hay lằm bằm về một Cơ đốc nhân khác, tôi muốn hỏi họ lý do tại sao họ không ở trong mối giao thông với Đức Chúa Trời!?!
17. Chúng ta không có những văn hoá khác biệt trong hội chúng của chúng ta. Chúng ta đa chủng tộc và đa hệ. Chúng ta xuất thân từ nhiều nền văn hoá có tôn giáo khác nhau. Chúng ta có thể tán thưởng một số việc từ mỗi nền văn hoá nhưng trên hết mọi sự, chúng ta phải YÊU NHAU!!!
Cách đây chừng 10 năm, Saddam Hussein đã xâm lược vào xứ Kuwait. Ông ta đã mang lại cho mình sự chết, bịnh tật và sự hủy diệt. Saudi Arabia đã nài xin Tổng Thống Bush trợ giúp. Tổng thống đã kêu gọi Anh quốc, Canada, Tây ban Nha, Pháp, Thổ nhĩ Kỳ cùng nhiều quốc gia khác hình thành một liên minh để chấm dứt nhà độc tài điên rồ người Iraq nầy. Cũng một thể ấy, Satan đã đem đến sự chết, bịnh tật và sự huỷ diệt cho toàn thế giới, còn Đức Chúa Trời đã đáp ứng bằng cách xây dựng mối liên minh của Ngài gồm trắng, đen, vàng, nâu, cao, thấp từ mọi giai cấp, và lai lịch. Khi các tín hữu gắn bó lại trong tình yêu thương, chúng ta luôn luôn thắng hơn Satan.
C. Yêu thương được đối chiếu bởi thế gian (các câu 12-13).
1. Giờ đây Giăng cung ứng cho chúng ta tấm gương của "Ca-in" con người đầu tiên sa vào thù hận và là kẻ đầu tiên "giết người". Bạn có thể đọc về ông ta trong Sáng thế ký 4.
2. Tại sao Ca-in giết "em mình" là A-bên? Ông ta không thể đổ thừa cho môi trường vì thế giới lúc bấy giờ rất tinh khiết. Ông ta không thể đổ thừa cho xã hội vì chẳng có một ai khác nữa.
3. Giăng đã nói Ca-in "đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công bình".
4. Ca-in đã giết A-bên vì Ca-in là dữ. Nếu bạn không yêu anh em mình, sở dĩ như thế không phải vì có điều chi sai trật với người, mà là điều chi sai trật với bạn đấy! Không cứ cách nào, bạn phải yêu thương người anh em đó!
5. Thờ phượng là một cấn đề. Ca-in đã mang hoa quả đầu mùa, còn A-bên thì mang đến một chiên con. Đức Chúa Trời không tôn vinh Ca-in vì ông ta đã mang đến một của lễ không đúng. Ca-in nghĩ Đức Chúa Trời sẽ được thoả lòng với các thứ ông mang đến thay vì những thứ mà Đức Chúa Trời đòi hỏi. Ca-in muốn Đức Chúa Trời phải tiếp nhận các việc lành của ông thay vì huyết. Chúng ta phải có huyết của Chiên Con trước rồi mới tới bông trái của những việc lành.
6. Có phải bạn đang sống trong tình yêu thương hay đang bị kích động với cay đắng và thù hận? Có phải bạn đang sống đúng mực với gia đình của mình? Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.44: "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người…".
7. Giuđe 11 nói tới những kẻ tự làm cho mình ra đồi bại. Câu nầy chép như sau: "Khốn nạn thay cho chúng nó, vì đã theo đường của Ca-in...". Khi bạn quyết định không ưa thích hoặc yêu thương một anh chị em nào trong Đấng Christ, bạn đã "theo đường của Ca-in" và tội lỗi đang đợi bạn ở trước cửa .
8. "Giết người" ra từ một chữ có ý nói: “giết chết với thú tính, đồ tể". Tuy nhiên, hãy lưu ý Chúa đã phán gì trong Mathiơ 5.21-22.
9. Ở câu 13, Giăng chép: "Hỡi anh em, nếu thế gian ghen ghét anh em, thì chớ lấy làm lạ". Một loại ghen ghét thèm muốn của cải của người khác. Một kiểu ghen ghét khác về sự công bình của người khác. Có phải bạn từng khinh dễ "đôi giày đẹp" kia? Thế gian ghen ghét các tín đồ thật vì chúng ta là lương tâm của xã hội.
D. Yêu thương là bằng chứng của sự biến đổi thật (các câu 14-15).
1. Trong câu 14, Giăng chép: "chúng ta biết". Câu nầy có ý nói: "chúng ta biết đấy là sự thực". "Mình đã vượt khỏi" ra từ một chữ có nghĩa là "đã trải qua". Từ nầy được sử dụng để mô tả một người chuyển chỗ ở từ quốc gia nầy sang quốc gia khác. Êphêsô 5.8 chép: "Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng".
2. Yêu thương các tín hữu khác là bằng chứng chính đáng cho thấy rằng bạn đã được lại sanh! Yêu thương là bông trái đầu tiên của Thánh Linh (Galati 5.22) và là ân tứ quan trọng nhất trong các ân tứ thuộc linh (I Côrinhtô 13.8,13). Trong đời sống của Giăng, sự sáng láng và tình yêu thương gắn bó với nhau khắng khít, giống như sự chết, sự tối tăm và thù hận gắn bó khắng khít với nhau vậy.
3. Yêu thương chỉ ra Cơ đốc nhân chân chính. Chúng ta công nhận một cây táo bởi trái nó treo trên nhánh. Chúng ta công nhận cây đào khi chúng ta nhìn thấy trái của nó. Chúng ta biết một Cơ đốc nhân chân chính không phải bởi những gì người ấy nói, mà bởi những gì người ấy làm. Chúng ta nhìn thấy trái yêu thương đang treo trên các nhánh khác nhau trong đời sống của người.
4. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.4: "Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được".
5. Câu 15 chép: "Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người". Ở đây một lần nữa ý nầy đã được nói ra. Đối với Đức Chúa Trời ghét tương đương với giết người.
6. Nếu có thù hận trong tấm lòng của bạn dành cho một Cơ đốc nhân khác, về mặt lý trí như thế có nghĩa là bạn đang cầm một khẩu súng và bắn vào người đó. Họ đã bị hất ra khỏi mối giao thông với người khác. Nếu chúng ta ghét một Cơ đốc nhân khác, chúng ta đang phạm vào tội giết người thuộc linh và Đức Chúa Trời cất bỏ mối giao thông của chúng ta với Ngài.
7. Nếu một trong những đứa con gái của tôi có một giao thông gãy vỡ với chị em của nó, nó hiện có một nan đề với cha của nó. Cũng một thể ấy, trong gia đình của Đức Chúa Trời.
8. Giăng cũng nói: "anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình". Điều nầy không có ý nói một kẻ giết người không thể được tha thứ đâu! Chúa Jêsus đã cầu thay cho những kẻ giết Ngài. Như vậy không có ý nói kẻ đầy dẫy lòng thù hận không phải là một Cơ đốc nhân chân chính. Tôi có đang sống trong tình yêu thương không?
II. Tôi có hành động trong tình yêu thương không? (các câu 16-18).
A. Trong tình yêu thương, Chúa Jêsus đã dâng sự sống của Ngài (câu 16).
1. Ở câu 16, Giăng nói: "bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương". Nói cách khác: "bởi đó chúng ta có thể thực hiện tình yêu thương". Chúng ta không nên lấy làm lạ. Yêu thương là một sự hy sinh vô điều kiện.
2. Chúa Jêsus là "của lễ chuộc tội lỗi chúng ta" (2.2). Rôma 5.8 chép: "Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết". Một cậu bé xin cha mình giải thích về tình yêu thương. Người cha chỉ vào con chó của cậu bé thường bị bỏ lơ và ngược đãi. Ông nói: "Yêu là vẫy tai của con dù khi con bị ngược đãi".
3. Yêu thương là làm những điều phải lẽ cho ai đó khi bạn bị ngược đãi. Chúa Jêsus "đã bỏ sự sống của Ngài" Ngài đã tự gạt bỏ mình ra khỏi sự sống. "Bỏ" là một từ đã được sử dụng nói tới việc cởi bỏ áo quần ra. Ông đã nói trong Giăng 15.13: "Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình".
4. Ca-in là hình ảnh trọn vẹn nói tới sự thù hận. Chúa Jêsus là tấm gương trọn vẹn cho thấy tình yêu thương. Thù hận dẫn chúng ta phải làm ra những việc rất khủng khiếp; yêu thương kích thích chúng ta làm ra những điều lành. Thù hận tìm cách làm hại cho; yêu thương tìm cách làm phước cho. Thù hận hủy diệt; yêu thương gây dựng. Thù hận muốn chia rẽ; yêu thương muốn làm hoà. Thù hận muốn giết chóc; yêu thương muốn truyền đạt sự sống cho.
5. Sự hy sinh của Chúa Jêsus không phải là một hành động để được người ta khâm phục, mà là một tấm gương phải noi theo. Chúng ta cũng "nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy".
6. Philíp 2.5 chép: "Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có". I Phierơ 2.21 chép: "anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài".
B. Với tình yêu thương, chúng ta hy sinh của cải mình (câu 17).
1. Yêu thương không đòi chúng ta phải phó sự sống mình theo nghĩa đen, mà yêu thương đòi chúng ta phải dâng những gì có giá trị trong đời sống của chúng ta để làm giàu cho đời sống của người khác. Dâng hiến những gì chúng ta có là chính nguyên tắc mà tình yêu của thập tự giá chỉ ở một cường độ thấp hơn thôi.
2. Giăng đi từ "anh em" ở số nhiều trong câu 16 qua "anh em" ở số ít trong câu 17. Ông chuyển từ ứng dụng tổng quát đối với tất cả tín hữu sang ứng dụng đặc biệt cho một anh em theo cách cá nhân.
3. Có người nói: "Yêu thương mọi người theo cách chung chung có thể là một lời cáo lỗi cho việc chẳng yêu ai theo cách riêng".
4. Thứ nhứt, Giăng cho rằng Cơ đốc nhân đang "có của cải đời nầy". Có thể chúng ta không giàu có nhưng chúng ta có thứ để chia sẻ.
5. Thứ hai, văn mạch cho thấy rằng Cơ đốc nhân "thấy anh em mình đang cùng túng". "Thấy" có ý nói "nhìn chăm chú". Chúng ta nhìn thấy hàng ngàn nhu cần nhưng ở đây có ý nói nhìn thấy một nhu cần và nhận lấy một gánh nặng.
6. Nhìn thấy một anh em đang ở chỗ cùng túng đặt chúng ta vào một trách nhiệm không thể tránh né được. Nếu bạn đang ở trong Đấng Christ, bạn sẽ cảm động khi Ngài cảm động và Đức Chúa Trời luôn luôn bước vào hành động.
7. Chúa bảo bạn đừng nên "chặt dạ". Đừng đóng cánh cửa về gánh nặng lại. Nếu bạn "chặt dạ", bạn đang chứng tỏ rằng bạn chẳng có mối giao thông nào với Đức Chúa Trời cả.
8. John R.W. Stott đã nói: "Giống như sự sống không ở trong kẻ giết người, cũng một thể ấy tình yêu thương không ở trong kẻ keo kiệt, bủn xỉn".
9. Chỉ vì bạn không giúp đỡ một người không có nghĩa là bạn chẳng có tình yêu thương đâu! Nếu bạn từ chối theo thói quen không giúp cho các tín hữu đang có cần, bạn cần phải xem lại đức tin của mình.
10. Hãy nhớ tới lời lẽ của Chúa Jêsus trong Mathiơ 25.45: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa". Có phải bạn đang hành động trong tình yêu thương không?
C. Yêu thương được đánh giá qua hành động, chớ không qua lời nói (câu 18).
1. Giăng nói trong câu 18: "Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật".
2. Hành động luôn luôn nói lớn tiếng hơn lời lẽ. Nếu tình yêu thương của chúng ta là chân chính, tình yêu ấy sẽ có tính gây dựng. Tình yêu dành cho Đức Chúa Trời chỉ có thể được đánh giá qua các hành động chớ không qua lời lẽ của bạn.
3. Chúng ta quay trở lại với Giacơ 2.15-17. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy một câu nói rất hay: "Yêu mà không làm chi hết thì chỉ là một lời nói dối".
D.L Moody thường mô tả một cậu bé đi từ thành phố Chicago tham dự lớp Trường Chúa Nhật ở một Hội Thánh kia. Khi bố mẹ cậu chuyển sang phần khác của thành phố cậu bé vẫn đi dự lớp Trường Chúa Nhật ấy, mặc dù phải đi bộ khá xa và mệt mỏi. Một người bạn hỏi cậu ta tại sao cậu ta đi xa như vậy, và có nhiều nhà thờ ở gần nhà của cậu ta hơn, cậu ta đáp: "Chuyện ấy có thể là tốt đối với nhiều người khác, nhưng đối với tớ thì không". Cô bé kia hỏi: "Tại sao không chứ?" Cậu ta nói liền: "Vì họ yêu một người ở đàng xa kìa”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét