Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 19.11-27: "VỊ THẾ TỬ, CÁC ĐẦY TỚ VÀ NHỮNG CÔNG DÂN CỦA NGƯỜI"



Phần giới thiệu
Xuất xứ
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Quan hệ giữa Luca 19.12-27 với Mathiơ 25.14-30
Bối cảnh (19.11)
Vị thế từ, số phận, sự ra đi, các đầy tớ, và cư dân của người (19.11-14)
Sự tái lâm của nhà vua (19.15-27)
Phần kết luận.
Bài 59:

VỊ THẾ TỬ: CÁC ĐẦY TỚ VÀ NHỮNG CÔNG DÂN CỦA NGƯỜI

(Luca 19.11-27)
“Họ nghe những lời ấy, thì Đức Chúa Jêsus thêm một thí dụ nữa, vì Ngài gần đến thành Giêrusalem, và người ta tưởng rằng nước Đức Chúa Trời sẽ hiện ra ngay. Vậy, Ngài phán rằng: Có một vị thế tử đi phương xa, đặng chịu phong chức làm vua rồi trở về; bèn gọi mười người trong đám đầy tớ mình, giao cho mười nén bạc, và dạy rằng: Hãy dùng bạc nầy sanh lời cho đến khi ta trở về. Song dân xứ ấy ghét người, thì sai sứ theo đặng nói rằng: Chúng tôi không muốn người nầy cai trị chúng tôi! Khi người đã chịu phong chức làm vua rồi, trở về, đòi các đầy tớ đã lãnh bạc đến, đặng cho biết mỗi người làm lợi được bao nhiêu. Đầy tớ thứ nhứt đến trình rằng: Lạy Chúa, nén bạn của chúa sanh lợi ra được mười nén. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành kia, được lắm; vì ngươi trung tín trong sự nhỏ mọn, ngươi sẽ được cai trị mười thành. Người thứ hai đến thưa rằng: Lạy chúa, nén bạc của Chúa sanh lợi ra được năm nén. Chủ rằng: Ngươi được cai trị năm thành. Người khác đến thưa rằng: Lạy chúa, đây nầy, nén bạc của chúa tôi đã gói giữ trong khăn; bởi tôi sợ chúa, vì chúa là người nghiêm nhặt, hay lấy trong nơi không để, gặt trong chỗ không gieo. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngoan ác kia, ta cứ lời ngươi nói ra mà xét ngươi. Ngươi biết ta là người nghiêm nhặt, hay lấy trong chỗ không để, gặt trong chỗ không gieo; cớ sao ngươi không giao bạc ta cho hàng bạc? Khi ta về, sẽ lấy lại vốn và lời. Chủ lại nói cùng các ngươi đứng đó rằng: Hãy lấy nén bạc nó đi, cho người có mười nén. Họ bèn thưa rằng: Lạy chúa, người ấy có mười nén rồi. Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa. Còn như những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta cai trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Bạn tôi là Chuck vừa mới được tha ra khỏi tù. Đây là niềm vui và cũng là đặc ân của tôi khi đi đón anh ta rồi đưa anh ta ra phi trường. Khi chúng tôi đến thăm cách đây mấy ngày, Chuck nói cho tôi biết một đôi điều mà anh ta đã làm, và những gì bạn bè anh ta đã làm, với sự nhận biết thì giờ ngắn ngủi. Anh ta cho tôi biết rằng anh ta đã ký nhận làm trọng tài một số trận đấu dã cầu cách đấy ba ngày, tôi nhớ là giữa khoảng 8 và 13 tây. Ở trong tù, và ở những chỗ khác theo tôi biết, có một cách nói thường được sử dụng với sự thích thú. Nếu một người có ba ngày còn lại chờ phóng thích, người đó sẽ nói: “Tôi có hai ngày và một ngày để thức”. Ngày cuối cùng đó, thực thế, là thời điểm khi anh ta đến với cuộc sống, khi anh ta làm mọi thứ mà anh ta cần phải làm, khi anh ta bắt đầu nghĩ và hành động theo ánh sáng của những gì anh ta sẽ lo làm từ lúc đó trở đi.
Thật là thú vị đối với những điều mà chúng ta sẽ làm hay không làm, với sự nhận biết thì giờ ngắn ngủi. Một số Cơ đốc nhân dường như nghĩ rằng tin tưởng thời điểm trước khi Chúa chúng ta tái lâm là ngắn ngủi chẳng có một việc gì để làm hết trừ ra những kết quả tốt lành mà thôi. Điều nầy không nhất thiết là sự thực. Tôi đã thấy nhiều người vào tù, bị kết án nhiều năm trời, họ sống y như ngày phóng thích của họ sắp tới nơi rồi vậy. Họ không phát triển được lý trí và mọi cách ứng xử nào là cần thiết một khi họ sắp được thả ra.
Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta rất là thú vị, trong đó nó mô tả các môn đồ như đang suy nghĩ là họ đang có “hai ngày và một ngày để thức” trước khi Nước Trời hiện đến. Mặt khác, Chúa Giêxu dường như xem cách suy nghĩ nầy là mơ hồ. Ngài thuật lại thí dụ nầy để chỉnh đốn, hay ít nhất chuyển lối suy tưởng hẹp hòi nầy vào trong viễn cảnh. Chúng ta (hay ít nhất nhiều người trong chúng ta) cũng tin rằng sự tái lâm của Đức Chúa Giêxu Christ Chúa chúng ta là gần rồi, nghĩa là, sự ấy sẽ xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Trong trường hợp của dân sự trong thời của Chúa Giêxu, họ có cả hai phần: đúng và sai. Sự Chúa chúng ta vào trong thành Jerusalem đã tỏ ra cho dân Israel thấy Đấng Mêsi của họ, nhưng nằm trong chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ bị từ chối, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết, bị chôn, và sống lại, mọi sự để cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi của họ. Sự ấy sẽ chẳng xảy ra cho tới một thời gian sau khi Nước Trời đã được thiết lập. Thực vậy, chúng ta vẫn còn trông đợi sự đến của Vương quốc đó.
Thế thì, có điều chi sai trật khi trông đợi một sự tái lâm ngay tức thì của Chúa chúng ta? Phải chăng Chúa Giêxu đang ra sức dạy cho dân chúng biết là họ đã sai? Đúng thế, Ngài đang làm như thế trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta. Thế nhưng duy trì quan điểm sự tái lâm ngay tức khắc không những là sai, mà duy trì quan điểm nầy không đúng trong chỗ ứng dụng nó, chúng ta có thể phạm sai lầm lớn lao lắm. Giống như lẽ đạo nói tới ân điển của Đức Chúa Trời có thể bị lạm dụng, dù là sự thật (đối chiếu Roma 6), lẽ đạo nói tới sự đến ngay tức khắc cũng có thể bị lạm dụng. Chúng ta hãy quan sát cho cẩn thận, điều chi là sai với tình trạng “Nước Trời hiện đến ngay tức khắc” mà dân sự trong thời của Chúa Giêxu luôn nắm lấy, và chúng ta hãy nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho cẩn thận để thấy thể nào thí dụ nầy được dự trù để chỉnh đốn sự sai lầm.
XUẤT XỨ:
Chúa đã hướng mặt Ngài nhìn về thành Jerusalem vào lúc bấy giờ (đối chiếu 9.51). Ngài, rất đặc biệt, đã phán dạy các môn đồ biết về sự chối bỏ, sự thương khó, và sự chết của Ngài tại thành Jerusalem (đối chiếu 18.31-34). Tuy nhiên, các môn đồ Ngài lại chẳng hiểu chi hết. Họ, giống như nhiều người khác, đầu óc họ chứa đầy những tư tưởng vinh quang về Nước Trời, sự xuất hiện mà họ vốn mong đợi vào bất cứ giây phút nào (19.11). Họ càng tới gần thành Jerusalem (Giêricô cách đấy khoảng chừng 17 dặm), sự mong mỏi càng lớn lao hơn. Thành Jerusalem không những là thủ đô của Israel, và ngôi vua (kể cả Đấng Mêsi, Con David), đấy là chỗ mà họ mong đợi vương quốc sẽ khởi sự. Sự đến của Chúa Giêxu tại thành Jerusalem được xem là sự mở đầu chính thức của Vương quốc. Sau khi ôn lại những phân đoạn Cựu ước nầy, chúng ta có thể hiểu lý do tại sao:
“Ai rao tin lành cho Siôn, hãy lên trên núi cao! Ai rao tin lành cho Giêrusalem, hãy ra sức cất tiếng lên! Hãy cất tiếng lên, đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giuđa rằng: Đức Chúa Trời của các ngươi đây!” (Êsai 40.9).
“Trong thời đó người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngôi của Đức Giêhôva, và hết thảy các nước đều nhóm về Giêrusalem, về danh Đức Giêhôva; mà không bước theo sự cứng cỏi của lòng ác mình nữa” (Giêrêmi 3.17).
“Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu; Giêrusalem sẽ ở an ổn; danh nó sẽ được xưng rằng: Đức Giêhôva, sự công bình chúng ta” (Giêrêmi 33.16).
“Bấy giờ ai cầu khẩn danh Đức Giêhôva thì sẽ được cứu; vì theo lời Đức Giêhôva, thì ở trên núi Siôn và trong Giêrusalem, sẽ có những người còn sống sót, sẽ có kẻ mà Đức Giêhôva kêu gọi” (Giôên 2.32).
“Đức Giêhôva gầm thét từ Siôn; Ngài là cho vang tiếng mình ra từ Giêrusalem; các từng trời và đất đầu rúng động. Nhưng Đức Giêhôva và nơi ẩn náu cho dân mình, là đồn lũy cho con cái Ysơraên. Như vậy các ngươi sẽ biết ta là Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, ở tại Siôn, là núi thánh ta. Bấy giờ Giêrusalem sẽ là thánh, và những người ngoại sẽ không đi qua trong đó nữa” (Giôên 3.16-17).
“và nhiều nước sẽ đi đến đó, mà rằng: Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giêhôva, nơi nhà của Đức Chúa Trời Giacốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Siôn, lời của Đức Giêhôva từ Giêrusalem” (Michê 4.2).
“Đức Giêhôva phán như vầy: Ta đã xây lại cùng Siôn, và ta sẽ ở giữa Giêrusalem; Giêrusalem sẽ được gọi là thành chơn thật; núi của Đức Giêhôva vạn quân sẽ được gọi là núi thánh” (Xachari 8.3).
“Hỡi con gái Siôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giêrusalem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái” (Xachari 9.9).
“Trong ngày đó sẽ có một suối mở ra cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem, vì tội lỗi và sự ô uế” (Xachari 13.1).
“Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi ôlive, là núi đối ngang Giêrusalem về phía đông; và núi ôlive sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phái tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn; phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam” (Xachari 14.4).
“Xảy ra trong ngày đó, nước uống sẽ ra từ Giêrusalem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có” (Xachari 14.8).
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh có thể được tóm tắt như sau:
(1) Phần giới thiệu — (câu 11)
(2) Vị Thế Tử ra đi — (các câu 12-13)
(3) Sự loạn nghịch của dân sự của Vị Thế Tử — (câu 14)
(4) Nhà Vua tái lâm và xử lý các đầy tớ — (các câu 15-26)
(5) Nhà Vua xử lý với các công dân loạn nghịch — (câu 27)
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUCA 19.12-27 VÀ MATHIƠ 25.14-30
Trong cả hai nơi, Mathiơ 25 và ở Luca 19 dường như tỏ ra rằng hai câu chuyện nầy rất giống nhau. Trong khi một số điểm tương tự rất rõ ràng, những điểm khác biệt cũng khá lớn. Hãy xét qua những điểm khác biệt, chúng rất rõ ràng khi 2 phân đoạn được đem đối chiếu song hành với nhau:
Luca 19.11-27
“Họ nghe những lời ấy, thì Đức Chúa Jêsus thêm một thí dụ nữa, vì Ngài gần đến thành Giêrusalem, và người ta tưởng rằng nước Đức Chúa Trời sẽ hiện ra ngay. Vậy, Ngài phán rằng: Có một vị thế tử đi phương xa, đặng chịu phong chức làm vua rồi trở về; bèn gọi mười người trong đám đầy tớ mình, giao cho mười nén bạc, và dạy rằng: Hãy dùng bạc nầy sanh lời cho đến khi ta trở về. Song dân xứ ấy ghét người, thì sai sứ theo đặng nói rằng: Chúng tôi không muốn người nầy cai trị chúng tôi! Khi người đã chịu phong chức làm vua rồi, trở về, đòi các đầy tớ đã lãnh bạc đến, đặng cho biết mỗi người làm lợi được bao nhiêu. Đầy tớ thứ nhứt đến trình rằng: Lạy Chúa, nén bạn của chúa sanh lợi ra được mười nén. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành kia, được lắm; vì ngươi trung tín trong sự nhỏ mọn, ngươi sẽ được cai trị mười thành. Người thứ hai đến thưa rằng: Lạy chúa, nén bạc của Chúa sanh lợi ra được năm nén. Chủ rằng: Ngươi được cai trị năm thành. Người khác đến thưa rằng: Lạy chúa, đây nầy, nén bạc của chúa tôi đã gói giữ trong khăn; bởi tôi sợ chúa, vì chúa là người nghiêm nhặt, hay lấy trong nơi không để, gặt trong chỗ không gieo. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngoan ác kia, ta cứ lời ngươi nói ra mà xét ngươi. Ngươi biết ta là người nghiêm nhặt, hay lấy trong chỗ không để, gặt trong chỗ không gieo; cớ sao ngươi không giao bạc ta cho hàng bạc? Khi ta về, sẽ lấy lại vốn và lời. Chủ lại nói cùng các ngươi đứng đó rằng: Hãy lấy nén bạc nó đi, cho người có mười nén. Họ bèn thưa rằng: Lạy chúa, người ấy có mười nén rồi. Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa. Còn như những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta cai trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta”.
Mathiơ 25.14-30
“Vả, nước thiên đàng sẽ giống như một người kia, khi đi đường xa, gọi các đầy tớ mà giao của cải mình. Chủ đó cho người nầy năm talâng, người kia hai, người khác một, tùy theo tài mỗi người; đoạn, chủ lên đường. Tức thì, người đã nhận năm talâng đi làm lợi ra, và được năm talâng khác. Người đã nhận hai talâng cũng vậy, làm lợi ra được hai talâng nữa. Song người chỉ nhận một thì đi đào lỗ dưới đất mà giấu tiền của chủ. Cách lâu ngày, chủ của những đầy tớ ấy trở về khiến họ tính sổ. Người đã nhận năm talâng bèn đến, đem năm talâng khác nữa, và thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi năm talâng; đây nầy, tôi làm lợi ra được năm talâng nữa. Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. Người đã nhận hai ta lâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, chúa đã cho tôi hai ta lâng; đây nầy, tôi đã làm lợi ra được hai ta lâng nữa. Chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi. Người chỉ nhận một talâng cũng đến mà thưa rằng: Lạy chúa, tôi biết chúa là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không rải ra, nên tôi sợ mà đi giấu ta lâng của chúa ở dưới đất; đây nầy, vật của chúa xin trả cho chúa. Song chủ đáp rằng: Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia, ngươi biết ta gặt trong chỗ ta không gieo, và lượm lặt trong chỗ ta không rải ra; vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời. Vậy, các ngươi hãy lấy talâng của người nầy mà cho kẻ có mười talâng. Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng”.
Tóm tắt những điểm khác biệt:
Luca
Mathiơ
Lên thành Jerusalem (19.28)
Trong thành Jerusalem (24.1-3)
Vị thế tử, kế đó là Vua (12)
Một người (25.14)
Đi để nhận lấy Nước (12)
Đi đường xa (14)
Tiền = Nén bạc (13)
Tiền = Talâng (15)
Mỗi người một nén bạc (13)
Ban cho tùy theo tài năng (15)
Sanh lợi khác nhau (16, 18, 20)
Mỗi người sanh lợi gấp hai (16-18)
Đầy tớ & Công dân
Chỉ có đầy tớ
BỐI CẢNH (19.11):
“Họ nghe những lời ấy, thì Đức Chúa Jêsus thêm một thí dụ nữa, vì Ngài gần đến thành Giêrusalem, và người ta tưởng rằng nước Đức Chúa Trời sẽ hiện ra ngay”.
Chúa Giêxu vừa bảo Xachê rằng “sự cứu đã vào nhà nầy” (câu 9). Một số người đã nghe thấy và tin rằng câu nầy có nghĩa là sự cứu cũng đã đến với xứ sở theo hình thức Nước Trời. Chúa Giêxu và các môn đồ Ngài đang tiến bước, họ càng đi tới gần thành Jerusalem hơn, là trung tâm của Israel, là tiêu điểm chính của lời tiên tri trong Kinh Thánh. Các môn đồ, ít nhất, đã xem Chúa Giêxu là Đấng Mêsi, dù có một sự khác biệt nào đó. Khi khoảng cách giữa Chúa Giêxu, đoàn dân đông đang đi theo ở đàng sau, và thành Jerusalem được rút ngắn lại, sự mong đợi được nhân lên gấp bội. Họ đã nghĩ tới Vương quốc cách đấy chỉ mới có vài giờ đồng hồ và mấy dặm đường mà thôi. Họ tin Nước Trời đã tới gần rồi. Đấy là vấn đề, dường như vậy. Đấy chính là lý do mà Luca cung ứng cho chúng ta thấy để Chúa Giêxu thuật lại thí dụ nối theo sau. Không cứ cách nào đó, thí dụ nầy là để chỉnh đốn, hay ít nhất, là làm sáng tỏ điểm quan trọng.
VỊ THẾ TỬ, SỐ PHẬN, SỰ RA ĐI, CÁC ĐẦY TỚ VÀ CƯ DÂN CỦA NGƯỜI (19.12-14)
“Vậy, Ngài phán rằng: Có một vị thế tử đi phương xa, đặng chịu phong chức làm vua rồi trở về; bèn gọi mười người trong đám đầy tớ mình, giao cho mười nén bạc, và dạy rằng: Hãy dùng bạc nầy sanh lời cho đến khi ta trở về. Song dân xứ ấy ghét người, thì sai sứ theo đặng nói rằng: Chúng tôi không muốn người nầy cai trị chúng tôi!”
Nhân vật của câu chuyện là một người có địa vị và quyền thế, một “vị thế tử” (câu 12). Không bao lâu nữa, ông ta sẽ trở thành một người có quyền thế và địa vị cao hơn trước. Ông ta sắp sửa làm Vua. Để được tấn phong làm Vua, ông ta phải đi đến một xứ xa. Theo tôi hiểu, nước mà vị thế tử sắp nhận lấy không phải là một nước khác ở một đất xa xôi đâu, mà là nước mà ông ta vừa mới để lại sau lưng đó. Sự việc giống như vị luật sư kia sắp đi lên thành phố Washington D. C., để được tấn phong một địa vị cao rồi trở lại tiểu bang quê hương của mình. Dường như đối với dân chúng, vị thế tử nầy sẽ trở lại ngay lập tức, để nắm lấy quyền bính của mình.
Với sự nhận biết như thế, ông ta sẽ vắng mặt một thời gian, vị thế tử đã gọi một số đầy tớ của mình đến gặp, rồi ban cho họ những lịnh lạc cần phải lo làm trong thời gian ông đi vắng. Ông đã ban cho mỗi tên đầy tớ một nén bạc. Từ bản Kinh Thánh NASB ở câu 13, chúng ta học biết rằng nén bạc nầy tương đương với tiền công 100 ngày lương. Mặt khác, một talâng (như được nhắc tới ở Mathiơ 25.15...), có giá trị gấp 50 lần hơn. Mạng lịnh của ông ta là một mạng lịnh rất đặc biệt. Những tên đầy tớ hết thảy phải “sanh lời” (Luca 19.13) bằng tiền bạc, hoặc, theo bản Kinh Thánh NIV cho biết, phải “bắt tiền bạc làm việc” cho tới khi chủ trở về. Ông chủ vốn mong nhận lại nhiều hơn những gì ông ta trao vào tay của đầy tớ mình. Tiền bạc, như một người bạn của tôi nói, có một giá trị theo thời gian. Tiền bạc sẽ luôn luôn gia tăng qua thời gian, khi nó được đem cho vay lấy lời, hay ít nhất gửi nó vào trong nhà băng, ở đó nó sẽ được đem đi cho vay. Chủ của họ vì thế mong muốn thu hồi lại nhiều hơn ông ta đã để lại trong sự gìn giữ của mỗi tên đầy tớ.
Không những người chủ nầy có nhiều đầy tớ, họ có bổn phận phải phục vụ cho ông, ông cũng có những công dân, họ cũng phải phục vụ cho ông vì là chủ của họ. Trong thời buổi ấy, những người dân đều là đầy tớ của nhà vua. Dường như các công dân đều im lặng khi vị thế tử rời khỏi xứ của họ. Họ vốn chẳng thích con người nầy, họ cũng không muốn ông ta trở về để cai trị trên họ, ông ta từng là vua chính thức. Dường như họ có thêm can đảm trong khi vị thế tử vắng mặt. Vì thế, họ đã sai một sứ giả đến địa điểm xa xôi ấy, thông báo cho “vua” của họ biết rằng họ không muốn ông ta trở về, và vì thế đề nghị mạnh mẽ rằng ông ta đừng trở về nữa.
Không có gì khó khăn khi hiểu sâu câu chuyện nầy, cũng chẳng có gì là khó khi nhìn thấy ý nghĩa của câu chuyện khi sánh với Chúa Giêxu, “sự ra đi”, sự chối bỏ, và sự tái lâm của Ngài. Giống như vị thế tử, Chúa Giêxu đã đến với trần gian với địa vị cao cả và quyền phép to lớn. Giống như vị thế tử, quyền phép của Chúa Giêxu ngày càng thêm lên như một kết quả của sự Ngài ra đi. Chúa Giêxu bị con người chối bỏ, bị treo trên thập tự giá, bị án chết, bị chôn, đã sống lại, rồi thăng thiên về trời, ở đó Ngài hiện nay ngồi bên hữu tay Đức Chúa Trời. Quyền phép của Chúa Giêxu giờ đây còn lớn lao hơn khi Ngài đến lần đầu tiên với đất (đối chiếu Philíp 2.9-11). Sự tái lâm của Ngài để trị vì trên dân sự của Ngài, đã bị chậm trễ (từ nhận thức theo con người của chúng ta), nhưng Ngài chắc chắn sẽ đến.
SỰ TÁI LÂM CỦA NHÀ VUA: Câu chuyện đã được liệu định (19.15-27)
“Khi người đã chịu phong chức làm vua rồi, trở về, đòi các đầy tớ đã lãnh bạc đến, đặng cho biết mỗi người làm lợi được bao nhiêu. Đầy tớ thứ nhứt đến trình rằng: Lạy Chúa, nén bạn của chúa sanh lợi được mười nén. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành kia, được lắm; vì ngươi trung tín trong sự nhỏ mọn, ngươi sẽ được cai trị mười thành. Người thứ hai đến thưa rằng: Lạy chúa, nén bạc của Chúa sanh lợi ra được năm nén. Chủ rằng: Ngươi được cai trị năm thành. Người khác đến thưa rằng: Lạy chúa, đây nầy, nén bạc của chúa tôi đã gói giữ trong khăn; bởi tôi sợ chúa, vì chúa là người nghiêm nhặt, hay lấy trong nơi không để, gặt trong chỗ không gieo. Chủ rằng: Hỡi đầy tớ ngoan ác kia, ta cứ lời ngươi nói ra mà xét ngươi. Ngươi biết ta là người nghiêm nhặt, hay lấy trong chỗ không để, gặt trong chỗ không gieo; cớ sao ngươi không giao bạc ta cho hàng bạc? Khi ta về, sẽ lấy lại vốn và lời. Chủ lại nói cùng các ngươi đứng đó rằng: Hãy lấy nén bạc nó đi, cho người có mười nén. Họ bèn thưa rằng: Lạy chúa, người ấy có mười nén rồi. Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa. Còn như những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta cai trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta”.
Sau một thời gian, vị thế tử trở về, nhưng bây giờ là một vì vua. Việc trước tiên ông ta làm, là Vua, là ổn định mọi việc với các đầy tớ của mình. Rõ ràng Chúa Giêxu không nhắc tới bất kỳ ai hơn ba tên đầy tớ. Một trong số họ đã làm rất tốt, nhận lãnh một sự đổi lại gấp 10 lần về tiền bạc của chủ mình. Tên đầy tớ khác đã quản lý sử dụng tiền bạc của chủ, đổi lại ông ta nhận gấp 5 lần hơn. Người thứ ba chẳng sanh lời gì hết, vì một lý do rất dễ hiểu: ông ta không đem tiền bạc ra mà dùng. Thay vì thế, ông ta đã đem chôn tiền bạc xuống đất. Thực ra, ông ta đã chôn tiền vì chủ của mình, cho nên nó chẳng sanh lời.
Người chủ xử lý với hai đầy tớ đầu tiên theo cùng một phương thức. Tên đầy tớ đầu tiên, dường như hắn là người rất khôn khéo (hắn đã có một sự thăng tiến thật là lớn, gấp hai lần tên đầy tớ thứ nhì), đã nhận được lời khen ngợi của chủ mình: “Được lắm!” Tên đầy tớ thứ nhì không được khen ngợi bằng chính lời khen ngợi như người thứ nhứt, nhưng họ được ban thưởng theo cùng một cách thức — mỗi người đã nhận lãnh một địa vị quyền hành trực tiếp cân xứng với sự trung tín của họ đối với tiền bạc của chủ. Tên đầy tớ thứ nhứt đã trình cho chủ mình thấy 10 nén bạc và nhận lãnh quyền cai trị 10 thành, như là phần thưởng của mình. Tên đầy tớ thứ nhì đã trình cho chủ 5 nén bạc và đã nhận quyền cai trị 5 thành làm phần thưởng cho mình. Trong cả hai trường hợp, sự trung tín của họ trong vai trò đầy tớ biết sử dụng tiền bạc của chủ đã kết quả nơi họ, họ đã trở thành những người cai trị.
Tên đầy tớ thứ ba được nhắc tới rất khác biệt, và sự đáp ứng của chủ hắn cũng thế. Hãy chú ý rằng tên đầy tớ nầy chính là tiêu điểm của thí dụ nầy. Tên đầy tớ thứ nhứt được định cho 2 câu; tên thứ nhì, 2 câu khác. Câu chuyện nói tới tên đầy tớ thứ ba bao gồm 7 câu. Thế là rõ ràng, từ “luật cân xứng” mà tên đầy tớ thứ ba nầy, khi hắn không phải là anh hùng của câu chuyện, lại là nhân vật chính. Kết điều nầy với phần giới thiệu trong câu 11, chúng ta phải nói rằng tên đầy tớ thứ ba nhân cách hoá nan đề mà Chúa chúng ta đang đề cập tới, nan đề về sự suy nghĩ Vương quốc đến ngay tức khắc.
Tên đầy tớ nầy không lấy nén bạc ra mà dùng, hắn không dùng nó mà “sanh lời”. Thay vì thế, hắn đem giấu nó, gói kín trong khăn. Lúc đầu, tôi không phân biệt được tên đầy tớ trong thí dụ nầy đã làm gì với nén bạc, đối với những gì tên đầy tớ đã làm với talâng trong tin lành của Mathiơ. Trong sách Mathiơ, tên đầy tớ đã đem chôn talâng xuống đất. Trong thí dụ nầy, tên đầy tớ đã gói tiền bạc lại trong cái khăn, rồi chôn nó ở đâu đó. Gần như tôi có thể nhìn thấy hắn ném gói tiền nầy đâu đó rất gần.
Lời lẽ của mấy tên nô lệ chúng ta phải xem xét qua. Cũng bởi lời nói của họ mà mấy tên đầy tớ bị chủ mình xét đoán. Lời lẽ của họ, hoàn toàn thành thật, đã làm cho tôi phải bối rối. Tuy nhiên, tôi đã đến với những kết luận như sau:
(1) Người chủ mong tên đầy tớ xem trọng lời nói của mình, là điều tên đầy tớ không làm theo. Người chủ bảo hết thảy các đầy tớ phải “sanh lời” với tiền bạc mà ông đã ký thác cho họ. Tên đầy tớ nầy không làm theo như thế. Chôn giấu tiền bạc trong cái khăn không phải là “sanh lời”.
(2) Người chủ xem trọng lời nói của tên đầy tớ, ông xét đoán hắn theo đúng những gì hắn nói.
(3) Phần trình thưa của tên đầy tớ với chủ mình quá ngạo mạn. Tôi không thể hiểu nổi làm sao mà tên đầy tớ dám nói chủ mình là người “nghiêm nhặt”. Tôi có ấn tượng rằng cái nhìn của tên đầy tớ đối với chủ mình chỉ khác biệt đôi chút đối với cái nhìn của những người dân, họ không muốn người nầy làm vua của họ.
(4) Phần mô tả của tên đầy tớ về chủ mình chưa được chính xác lắm. Người chủ không thừa nhận quan điểm của tên đầy tớ — khi cho rằng ông là một người nghiêm nhặt và đòi hỏi, nhưng điều nầy không có nghĩa là tên đầy tớ đã đúng đâu! Đây là nhận thức của hắn về chủ mình, dù nhận thức đó đúng hay không. Tôi nghĩ rằng người chủ không có gì nghiêm nhặt hết. Rốt lại, người chủ là một bức tranh chỉ ra Chúa chúng ta, Ngài sẽ đến làm Vua của cả đất.
(5) Lời lẽ của tên đầy tớ là lời giả hình. Tên đầy tớ nói với chủ mình rằng hắn sợ chủ, vì chủ hay đòi hỏi, nhưng chủ đã từ chối không chấp nhận lối giải thích nầy. Nếu tên đầy tớ thực sự sợ chủ mình, hắn phải nổ lực làm lợi cho chủ mình mới phải, là việc mà hắn không chịu làm. Thậm chí hắn cũng không biết đem tiền cho vay lấy lãi nữa, hầu cho có chút ít mà nộp lại cho chủ. Nếu tên đầy tớ thực sự sợ chủ, hắn phải vâng lời.
(6) Lời lẽ của tên đầy tớ cung ứng cho chúng ta chìa khoá mở ra sự hiểu biết lý do tại sao hắn không nổ lực để “sanh lời” với tiền bạc của chủ, thậm chí khi bị buộc phải làm như vậy, và khi hắn nói hắn sợ chủ. Tôi đi đến kết luận rằng nhận thức của tên đầy tớ về chủ của mình rất giống với nhận thức của những người dân đã chối bỏ chủ ấy. Tại sao những người dân không muốn vị thế tử nầy làm vua của họ? Vì họ nghĩ ông sẽ là một vị vua tồi. Giống như người chủ có quyền gặt lấy những gì mình không gieo, do làm chủ những người nông dân làm thuê, cũng một thể ấy nhà vua cũng thu thuế của dân sự, và kiếm lợi từ việc làm của họ.
Tôi nghĩ rằng tên đầy tớ đã cảm thấy chủ đề ra những đòi hỏi về bất kỳ bông trái nào ra từ công lao động của người khác là sai. Tôi nghĩ rằng tên đầy tớ cảm thấy chủ mình không tử tế, không biết lo liệu, và không đáng nhận kết quả. Tôi tin rằng hắn cảm thấy chủ đã sai khi ra lịnh cho các đầy tớ mình “làm việc” để kiếm lời. Điều nầy giải thích cho tôi rõ lý do tại sao hắn đã ném tiền bạc đi, rồi từ chối không chịu làm theo lịnh lạc mà chủ mình đặc biệt đã đưa ra.
(7) Có thể tên đầy tớ đã thất bại không “sanh lời” với tiền bạc của chủ chỉ vì hắn cảm thấy thì giờ quá ngắn ngủi không thể dấn thân vào kinh doanh được. Ở phần đầu thí dụ nầy, Luca cho chúng ta biết Chúa Giêxu đã phán ra thí dụ để thêm vào những lời khác của Ngài, vì dân chúng đang trông mong Vương quốc hiện đến ngay lập tức. Một trong những việc mà loại đầu óc “có giới hạn” thực thi là làm giảm thiểu chương trình và ngăn trở đầu tư “lâu dài”. Nếu quí vị nhận một ngân phiếu 10.000$US song biết rõ quí vị sẽ viết một tờ ngân phiếu cùng số lượng ấy trong ngày đó, quí vị sẽ không tìm cách mua tài khoản với số tiền đó, hoặc mua công phiếu tiết kiệm, hay gửi số tiền vào trong sổ tiết kiệm của quí vị. Quí vị sẽ gửi tiền vào tài khoản của mình, chỉ vì quí vị biết nó sẽ ở đó một thời gian ngắn trước khi nó được đem ra sử dụng.
Phải chăng tên đầy tớ ngoan ác kia đang có cùng một suy nghĩ như thế? Có phải hắn đang tự thuyết phục mình rằng sanh lời là việc làm dại dột và không cần thiết, khi Vương quốc xuất hiện ngay tức khắc? Có phải hắn cảm thấy đầu tư lâu dài số tiền của chủ chỉ là dại dột mà thôi chăng? Cũng có thể là như thế đấy! Đầu tư dài hạn là dại dột đối với những người vốn chỉ có đầu óc nghĩ tới những điều ngắn hạn mà thôi.
Đây là chỗ căng thẳng rất thực trong đời sống Cơ đốc. Chúng ta phải nắm lấy hai lẽ thật khi chúng ta tìm cách ứng dụng chúng. Mặt khác, chúng ta phải sống trong ánh sáng của sự tái lâm ngay tức khắc. Đấng Christ sẽ đến bất cứ giờ phút nào, và chúng ta nên sẵn sàng lẫn trông mong sự tái lâm của Ngài. Nhưng chúng ta cũng phải sống một cách khôn khéo, thực hiện những cuộc đầu tư phải lẽ cho Vương quốc của Ngài, với sự nhìn biết rằng sự tái lâm của Ngài sẽ không xảy ra ngay tức khắc như chúng ta đang suy nghĩ hay hy vọng. Có nhiều việc dại dột đã được làm ra bởi những người cảm thấy Vương quốc sẽ tới ngay tức thì. Mặt khác, có nhiều việc dại dột đã được làm ra bởi những người cảm thấy sự đến của Nước ấy hãy còn xa. Chúng ta phải giữ vững quan điểm ngắn cũng như dài hạn trong cuộc sống và trong chức vụ, và chúng ta phải căng thẳng duy trì hai quan điểm nầy.
(8) Tên đầy tớ ngoan ác của nhà vua không bị mất mạng sống mình trong thí dụ nầy, nhưng hắn đã đánh mất phần thưởng của mình. Trong thí dụ ở Mathiơ, tên đầy tớ ngoan ác bị ném vào trong tối tăm, ở đó có khóc lóc và nghiến răng (25.30). Các phần thưởng có thể thuộc về hắn đã bị đánh mất đi rồi. Nén bạc của hắn đã bị lấy đi trao cho tên đầy tớ đã minh chứng hắn khôn khéo hơn.
Hành động sau cùng của người chủ là xử lý với các công dân loạn nghịch của mình, người nào đã trở nên dạn dĩ khi ông đi vắng, và đã sai sứ giả đến mời kẻ “sắp làm vua” nầy đừng trở lại nữa. Trong sự trở về của ông, nhà vua ra lịnh những kẻ thù nghịch của ông, những công dân gian ác kia của Vương quốc, những kẻ đã chối bỏ ông, bị đưa ra trước mặt ông, rồi họ sẽ bị giết ở đó. Những kẻ thù nầy rõ ràng là đại biểu của hạng cư dân của quốc gia Israel, họ đã chối bỏ không nhận Chúa Giêxu là Đấng Mêsi của họ. Giống như những người nầy đã từ chối không chấp nhận “người nầy” (một từ ngữ xem khinh) làm vua của họ, cũng một thể ấy nước Israel sẽ chối bỏ không nhận Chúa Giêxu làm Vua của họ. Họ sẽ xưng nhận họ chỉ có một vua mà thôi — đó là Caesar (Giăng 19.15). Chương 23 của tin lành Luca chứa đầy những tham khảo đến Chúa Giêxu là “Vua”, toàn bộ các tham khảo nầy đều có tính từ khước.
PHẦN KẾT LUẬN:
Trong văn mạch của tin lành Luca, thí dụ nầy hiện bắt đầu có ý nghĩa. Chúa Giêxu đang tới gần thành Jerusalem. Sự mong đợi đang ở đỉnh cao của mọi thời đại. Ai nấy đều mong mỏi Vương quốc bắt đầu theo sự đến của Chúa chúng ta. Khi ấy thí dụ nầy đã được Chúa chúng ta đưa ra. Sự ra đi của nhà vua đến một xứ xa, rồi sau đó sự trở về của người đánh dấu một sự chậm trễ về thời gian trong sự đến của Nước Trời. Dân chúng mong mỏi Vương quốc được thiết lập gần như là ngay tức khắc, nhưng thí dụ nầy đã dạy rằng đã có một số sự cố xen giữa trước tiên phải diễn ra.
Sự Vương quốc chậm đến đã có ít nhất hai lý do. Trong chỗ thứ nhứt, nhà vua phải ra đi hầu nhận lấy quyền cai trị. Chúa chúng ta phải đặt nền tảng cho Vương quốc của Ngài bằng cách phó mạng sống Ngài vì tội lỗi của thế gian, bằng cách tạo ra một điều khoản cho sự công bình trên cơ sơ ân điển của Ngài, hầu cho con người sẽ được xưng là công bình và được phép vào trong Nước của Ngài. Chúa Giêxu phải về trời để được tôn làm Vua (đối chiếu Philíp 2.9-11), và chờ đợi thì giờ mà Đức Chúa Cha ấn định cho Ngài phải tái lâm và trị vì.
Trong chỗ thứ hai, sự chậm trễ của Vương quốc đã cung ứng một thời điểm cho các đầy tớ của nhà vua phải được minh chứng, được thử nghiệm, để người nào trung tín sẽ được ban thưởng bởi các trách nhiệm to lớn hơn trong Nước Trời. Sự Vương quốc chậm đến giúp cho Chúa thử nghiệm các tôi tớ Ngài trong việc sử dụng tiền bạc đã được phó thác cho họ. Các đầy tớ trung tín theo cấp độ biết sử dụng tiền bạc — một việc nhỏ — họ sẽ được ban cho uy quyền cao hơn, uy quyền để cai trị trong Vương quốc.
Và sau cùng, trong khi các môn đồ (đặc biệt) nghĩ tới Nước Trời theo những giới hạn cách mạng chính trị, theo địa vị và quyền lực cá nhân, thí dụ nầy đã nhắc cho họ nhớ rằng sự đến của Vương quốc sẽ khởi sự với một thời kỳ phán xét. Một sự phán xét theo các giới hạn của những người đã chối không nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, và cũng là sự phán xét các môn đồ của Chúa theo sự trung tín mà họ phục vụ Ngài, đấy sẽ là cơ sở cho mọi phần thưởng của họ trong Vương quốc.
Phân đoạn Kinh Thánh có một bài học thật lý thú về người Do thái và dân Ngoại. Hãy nhớ rằng tin lành của Luca có ý đồ trở thành một phần giải thích tin lành theo quan điểm của người dân Ngoại. Giờ đây, quí vị nghĩ “các công dân” trong thí dụ nầy tiêu biểu cho ai? Họ tiêu biểu cho dân Israel, Đám đông người Do thái trong thời của Chúa Giêxu, những kẻ đã chối bỏ không nhận Ngài là Đấng Mêsi của họ. Và những tên đầy tớ chỉ về ai? Hạng đầy tớ hầu hết thường là dân Ngoại — là dân Ngoại nếu quí vị muốn. Chúa Giêxu một lần nữa đã làm đảo lộn thế gian, vì chính hạng đầy tớ (dân Ngoại) họ đã trở thành những người cai trị, trong khi người Do thái, là hạng “công dân” lại không được vào trong Vương quốc, nhưng bị giết chết ở bên ngoài. Sự xem dân Ngoại vào trong Tin lành nầy một lần nữa rất rõ ràng. Con đường đi đến vinh quang và địa vị không phải là tranh cạnh và chen lấn vào (như các môn đồ dường như đã làm vậy), mà phải là phục vụ trung tín như hàng đầy tớ vậy. Tuy nhiên, tìm cách bảo tồn tình trạng độc lập của một người, là mời gọi sự phán xét thiêng liêng.
Khi tôi nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi lấy làm lạ không biết nén bạc chỉ về việc gì!?! Chúng đã tượng trưng cho cái gì mới được chứ? Lúc đầu, tôi có ấn tượng với sự thật là mỗi người trong 10 tên đầy tớ đều lãnh lấy cùng số lượng bạc như nhau. Vì thế, tôi dám kết luận rằng tin lành là nén bạc đã được giao thác cho chúng ta, chúng ta phải đầu tư vào đó, sanh lời với nó cho tới lúc Ngài đến. Nhưng tôi đã thay đổi lối suy nghĩ của mình. Tôi nghĩ rằng các nén bạc thay cho tiền bạc, y như chúng đóng vai trò trong phân đoạn Kinh Thánh. Sự thật cho thấy rằng một số người trong chúng ta có quan hệ sâu đậm với tiền bạc — chúng ta yêu tiền bạc quá nhiều, và chúng ta đang bám vào nó giống như chàng trai trẻ giàu có. Nhưng có những người khác, họ giống như tên đầy tớ ngoan ác kia, họ xem khinh tiền bạc, và họ cảm thấy rằng có tiền bạc thì quả là sai lầm, và thậm chí còn gian ác hơn nữa khi tìm cách sử dụng nó. Chúa Giêxu loại bỏ lối suy tưởng ấy là gian ác và xấu xa, vì tiền bạc được sử dụng cho Nước Trời, được đầu tư vào cõi đời đời, ấy là chất chứa của cải ở trên trời. Đối với một số người trong chúng ta, đây là một bài học cần phải tiếp thu.
Thắc mắc sau cùng của tôi là đây, nầy quí vị ơi: “Quí vị là công dân hay đầy tớ?” Quí vị là ai nào? Đấy là sự phân biệt quan trọng nhất trên thế gian. Số phận đời đời của quí vị được quyết định bởi sự quyết định mà quí vị đưa ra tại đây. Có phải Chúa Giêxu là Đấng Mêsi, là Vua của cả đất, hoặc có phải Ngài là Đấng sẽ bị chối bỏ? Nếu Ngài là Đấng Mêsi, thì quí vị cần phải trở thành đầy tớ của Ngài, làm theo những điều Ngài đòi hỏi, trông đợi sự tái lâm của Ngài, cứ trung tín “sanh lời” cho tới ngày đó. Quí vị đã trở thành một đầy tớ bằng cách tin cậy Đức Chúa Giêxu Christ là Vua của Đức Chúa Trời, Ngài đã đến trước hết chịu chết vì tội lỗi của con người, và Ngài đến để làm quan án của mọi người, và là Vua của cả đất. Số phận đời đời của quí vị được quyết định theo quí vị là công dân hay là đầy tớ. Nguyện quí vị sẽ trở thành một đầy tớ, vì cớ Đấng Christ, và Ngài thuộc về quí vị. Và nếu quí vị là một đầy tớ, nguyện quí vị (và tôi) trở thành một đầy tớ trung tín, một người mà chủ sẽ phán: “Được lắm, hỡi đầy tớ ngay lành”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét