Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 21.37-22.6: "NHỮNG SỰ CHUẨN BỊ CHO SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA ĐẤNG CHRIST"



Phần giới thiệu
Giuđa được chọn là một trong 12 sứ đồ
Giuđa được sai phái như một trong 12 sứ đồ
Sự phản bội của Giuđa đã được tiên liệu trước
Lần thăm dò sau cùng: dầu thơm bị phung phí.
Lễ Tiệc Thánh
Kẻ phản bội
Hối hận và tự tử
Giuđa bị thay thế
Tóm tắt
Phần nhấn mạnh đặc biệt của Luca
Phần kết luận
Các đặc điểm của Giuđa
Bài 67:

Những chuẩn bị cho sự thương khó của Đấng Christ

(Luca 21.37 – 22.6)
“Vả, ban ngày, Đức Chúa Jêsus dạy dỗ trong đền thờ; còn đến chiều, Ngài đi lên núi, gọi là núi ôlive, mà ở đêm tại đó. Vừa tảng sáng, cả dân sự đến cùng Ngài trong đền thờ, đặng nghe Ngài dạy. Ngày lễ ăn bánh không men tức là lễ Vượt Qua đến gần. Các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo tìm phương đặng giết Đức Chúa Jêsus; vì họ sợ dân. Vả, quỉ Satan ám vào Giuđa, gọi là Íchcariốt, là người trong số mười hai sứ đồ, nó đi kiếm các thầy tế lễ cả và các thầy đội, để đồng mưu dùng cách nào nộp Ngài cho họ. Các người kia mừng lắm, hứa sẽ cho nó tiền bạc. Nó đã ưng thuận với họ, bèn kiếm dịp tiện đặng nộp Đức Chúa Jêsus trong khi dân chúng không biết”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Có nhiều lúc, gia đình tôi không thích tôi đi lòng vòng khi chúng tôi đang xem một chương trình TV. Quí vị thấy đấy, tôi có cách đoán trước phần kết của cuốn phim, và tôi nói với họ cuốn phim sẽ kết thúc như thế nào! Họ thích có sự hồi hộp hơn. Thực thế, tôi càng đoán đúng, thì họ cứ tìm cách lộn xộn với tôi.
Tôi phải kết luận rằng số phận của “kẻ ác” trong cuốn phim tương xứng thẳng với vai trò của hắn trong đó. Một kẻ ác luôn xấu xa và độc dữ chắc chắn phải đến với một kết cuộc ghê khiếp mà thôi. Không những hắn sẽ bị bắt, mà hắn sẽ không được chết trong sự êm ái. Hắn sẽ chết một cái chết thật khủng khiếp, cung ứng cho người xem một loại thoả mãn chỉ ra sự công bình. Luôn luôn phải xảy ra đúng y như thế, và đúng như tôi tiên đoán, vì thế sự tiên đoán ấy sẽ phá huỷ mối hồi hộp của câu chuyện đi.
Nếu có một việc mà văn hoá và phim ảnh của chúng ta làm đúng khi bày tỏ ra kẻ ác ở đầu câu chuyện, ấy là dựng hắn lên để lãnh lấy phần thưởng đúng của hắn ở phần kết. Điều tồi tệ của kẻ ác được bày ra, nổi khốn khổ càng lớn trong sự sa ngã của hắn (và cái chết của hắn) vào lúc cuối cùng. Ngay phần đầu của cuốn phim, hết thảy chúng ta đều được cung ứng cho các manh mối cho thấy ai là kẻ ác rồi, và cũng chỉ ra cho thấy ai là người anh hùng. Khi câu chuyện “càng ly kỳ”, bản chất của mỗi nhân vật càng được mô tả đậm nét và rõ ràng hơn, nhưng chúng ta biết rõ ai là “kẻ xấu”, và với cấp độ đúng vai trò, hắn sẽ đau khổ vào cuối cuộn phim. Một kẻ giết người bí ẩn thì lại khác, nhưng ở đây tác giả của cuốn phim lại đùa với người xem bằng cách làm cho ước muốn của người xem (nam hay nữ) muốn tìm cho biết gã xấu ấy là ai.
Trong Tân ước, Giuđa được nói lên như kẻ phản bội Chúa chúng ta, nhưng hắn không được tô vẽ như một “kẻ ác”, ít nhất là trong cùng bối cảnh mà những người làm phim đang làm ngày nay. Luca là một tác giả rất có tài khéo. Ông đã phát triển năng khiếu viết lách rất cao. Tuy nhiên, Luca không biến Giuđa thành một “kẻ ác”. Ông không thường ám chỉ tới Giuđa, như chúng ta mong mỏi, ông luôn luôn đặt hắn trong một thứ ánh sáng xấu xa, để chúng ta mong hắn phải làm ra một việc gì đó kinh khủng. Ông không sử dụng Giuđa cho các ý đồ văn học của riêng mình, để chúng ta gần như trông đợi sự sa ngã và huỷ diệt của hắn ta.
Nếu quí vị lưu ý, Giuđa nhận rất ít sự chú ý trong tin lành của Luca, và cũng vậy trong các sách tin lành khác. Một cái nhìn đối chiếu sẽ cho thấy trong tin lành của Luca, Giuđa chỉ được nhắc tới đích danh trong các chương 6 (câu 16) và 22 (các câu 3, 47, 48). Luca không biến Giuđa thành một “kẻ ác” để cho chúng ta mong hắn phải chết đi. Mà thực ra, Giuđa nhận rất ít sự chú ý hơn chúng ta trông mong. “Mối căng thẳng của phân đoạn Kinh thánh” là đây: Tại sao kẻ phản bội Chúa chúng ta lại bị ít chiếu cố tới như thế? Hơn thế nữa, tại sao Luca nhấn mạnh vai trò của Satan trong việc phản bội Chúa Jêsus? Chúng ta sẽ tìm cách học biết điều nầy từ phần nghiên cứu của chúng ta.
Phần tiếp cận của chúng ta trong bài học nầy sẽ là xem xét Giuđa theo ánh sáng của tất cả các truyện tích tin lành, tìm cách lần theo hậu quả của các biến cố dẫn tới sự sa ngã của hắn ta. Kế đó, chúng ta sẽ hướng sự chú ý của chúng ta vào câu chuyện của Luca, tìm cách phân biện phần nhấn mạnh đặc biệt của ông cùng mọi hàm ý của nó cho chúng ta.
Giuđa được chọn làm một trong 12 sứ đồ
“Đến sáng ngày, Ngài đòi môn đồ đến, chọn mười hai người, gọi là sứ đồ: Simôn, Ngài đặt tên là Phierơ, Anhrê em ruột của Phierơ, Giacơ và Giăng, Philíp và Bathêlêmy, Mathiơ và Thôma, Giacơ con của Aphê, Simôn gọi là Xêlốt, Giuđê con của Giacơ va Giuđa Íchcariốt là kẻ phản Ngài” (Luca 6.13-16).
Trong câu chuyện của sách nầy, trong hai câu chuyện tin lành khác nói tới sự lựa chọn 12 sứ đồ, Giuđa được nói tới đích danh, được nhận dạng là người sẽ phản bội Chúa Jêsus, và được liệt kê sau cùng. Sự kiện Giuđa là một trong 12 sứ đồ sẽ trở nên quan trọng khi chúng ta xem xét phạm trù kế đó của chúng ta, việc sai phái 12 sứ đồ.
Giuđa được sai phái như một trong 12 sứ đồ
“Đức Chúa Jêsus nhóm họp mười hai sứ đồ, ban quyền năng phép tắc để trị quỉ chữa bịnh. Rồi Ngài sai đi rao giảng về nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bịnh” (Luca 9.1-2).
Việc sai phái 12 sứ đồ đã được ghi lại trong từng sách tin lành cộng quan, và phân đoạn Kinh thánh nầy trong sách Luca là phân đoạn mà tôi đã chọn nói tới, từ khi chúng ta nghiên cứu sách Luca. Mục tiêu của phân đoạn Kinh thánh nầy: ấy là có từng điều chỉ ra rằng Giuđa đã làm ra những phép lạ mà 11 sứ đồ khác đã làm. Tôi hiểu từ phân đoạn nầy là không những Giuđa đã giảng “Tin lành nói về Nước Trời”, mà ông còn được Đức Chúa Trời đại dụng để đuổi quỉ và làm ra nhiều sự chữa lành nữa. Có người sẽ nghi ngờ điều nầy, nhưng dường như câu chuyện cho thấy Giuđa là người duy nhất trong số người làm ra nhiều phép lạ trong danh của Chúa chúng ta, mà thực sự chẳng phải là con cái của Đức Chúa Trời:
“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Mathiơ 7.21-23).
Tôi không biết người cùng đi cặp với Giuđa là ai, hắn kết thành một đội và được sai ra đi với ai, nhưng tôi e rằng người môn đồ nầy đã có cái gì đó khác biệt để báo cáo lại hơn bất kỳ ai khác trong những người kia. Giuđa, không nhận biết Chúa Jêsus giống như những người khác, tuy nhiên hắn đã kinh nghiệm được quyền phép của Đức Chúa Trời đang tác động qua hắn, nhưng chẳng có ích, chẳng có lợi chi cho hắn hết. Có lẽ một số người đã đạt tới đức tin qua sự rao giảng của Giuđa, nhưng chính mình Giuđa chưa thực sự tin vào điều mà hắn đã rao giảng. Giuđa là một kẻ vô tín, tôi muốn nói như thế từ các phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa chúng ta đã phán về kẻ phản bội Ngài trong đó:
Sự phản bội của Giuđa đã được tiên liệu trước:
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta há chẳng đã chọn các ngươi là mười hai sứ đồ sao? Mà một người trong các ngươi là quỉ! Vả, Ngài nói về Giuđa con Simôn Íchcariốt; vì chính hắn là một trong mười hai sứ đồ, sau sẽ phản Ngài” (Giăng 6.70-71).
“Đang khi Con còn ở với họ, Con gìn giữ họ, trừ đứa con của sự hư mất ra, thì trong đám họ không một người nào bị thất lạc, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm” (Giăng 17.12).
Trong Giăng 6.70, Giuđa được gọi là “quỉ”, và quả thực vậy, vì chúng ta sẽ thấy rõ con quỉ về sau đã nhập vào hắn ta. Trong lời cầu nguyện như thầy tế lễ thượng phẩm của Chúa (Giăng 17), Giuđa bị xem là một “kẻ bị định cho sự hư mất”. Mỗi sự thể cho thấy rằng Giuđa không phải là một con chiên ở trong bầy của Ngài, không phải là một tín đồ thực. Từ Mathiơ chương 7, chúng ta biết một người không phải là tín đồ không có khả năng làm ra những việc lạ lùng trong danh của Chúa Jêsus.
Lần thăm dò sau cùng — Dầu thơm “bị phung phí”
“Khi Đức Chúa Jêsus ở làng Bêthani, tại nhà Simôn là người phung, có một người đờn bà cầm cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quí giá lắm, đến gần mà đổ trên đầu Ngài đương khi ngồi ăn. Môn đồ thấy vậy, giận mà trách rằng: Sao phí của như vậy? Dầu nầy có thể bán được nhiều tiền và lấy mà thí cho kẻ nghèo nàn. Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đờn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thương có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người. Bấy giờ có một người trong mười hai sứ đồ, tên là Giuđa Íchcariốt, đến tìm các thầy tế lễ cả, mà nói rằng: Các thầy bằng lòng trả cho tôi bao nhiêu đặng tôi sẽ nộp người cho? Họ bèn trả cho nó ba chục bạc. Từ lúc đó, nó tìm dịp tiện để nộp Đức Chúa Jêsus” (Mathiơ 26.6-16).
Thật là quan trọng khi chú ý tới sự kiện mà tôi gọi là “bữa tiệc thăm dò sau cùng” không nhất thiết phải tường trình lại theo thứ tự thời gian “thích ứng” của nó. Cả Mathiơ và Mác đều nói tới bữa ăn ngắn trước khi Chúa chúng ta bị phản bội, họ sử dụng câu chuyện như một lời giải thích cho các hành vi của Giuđa. Luca không ghi lại toàn bộ câu chuyện. Chỉ có Giăng ghi lại câu chuyện trước lần vào thành đắc thắng, tôi tin đây là một chuỗi theo thứ tự thời gian hẳn hoi.
Trong câu chuyện nầy, được Mathiơ cung ứng cho chúng ta, chúng ta thấy không có nói tới tên của người đờn bà ở đây, và “các môn đồ” là những người chống lại việc phung phí tiền bạc trong việc xức dầu cho Chúa chúng ta (câu chuyện của Mác cho rằng chỉ có vài người chống đối mà thôi — đối chiếu 14.4). Trong khi Mathiơ tường thuật rằng các môn đồ đã phản kháng, ông cũng nói rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa việc xức dầu cho Chúa Jêsus, sự phản kháng của các môn đồ, lời quở trách của Chúa, và quyết định phản bội Chúa của Giuđa. Chính biến cố nầy đã minh chứng đây là lần thăm dò sau cùng đối với Giuđa. Một mình Mathiơ thuật lại cho chúng ta biết không những người ta đã ra giá cho Giuđa (như các câu chuyện khác chỉ ra), mà hắn được người ta trả cho ba chục miếng bạc.
Câu chuyện của Giăng (tôi xem đây là một bản tường trình cùng một biến cố, dù câu chuyện nầy nói tới nhiều vấn đề) cung ứng cho chúng ta một nhận định và chú trọng khác, rất có chất lượng:
“Sau ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đến thành Bêthani, nơi Laxarơ ở. là người Ngài đã khiến sống lại từ kẻ chết. Người ta đãi tiệc Ngài tại đó, và Mathê hầu hạ; Laxarơ là một người trong đám ngồi đồng bàn với Ngài. Bấy giờ, Mari lấy một cân dầu cam tùng hương thật, quí giá, xức chơn Đức Chúa Jêsus, và lấy tóc mình mà lau; cả nhà thơm nức mùi dầu đó. Nhưng Giuđa Íchcariốt, là một môn đồ về sau phản Ngài, nói rằng: Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đơniê đặng bố thí cho kẻ nghèo? Người nói vậy, chẳng phải là cho kẻ nghèo đâu, song vì người vốn là tay trộm cướp, và giữ túi bạc, trộm lấy của người ta để ở trong. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy để mặc người, người đã để dành dầu thơm nầy cho ngày chôn xác ta. Vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở với mình, còn ta, các ngươi không có ta luôn luôn” (Giăng 12.1-8).
Ở đây, chính Mary là người đã được nhận ra là đang xức dầu nơi chơn của Chúa Jêsus (chớ không phải xức đầu Ngài, như Mathiơ ghi lại — mặc dù cả hai việc có lẽ đã được làm ra). Bữa ăn đã được tổ chức nhằm tôn cao Chúa Jêsus. Mathê lo hầu dọn, như chúng ta mong đợi. Còn ở đây, Giăng cho chúng ta biết rằng Giuđa đã phản kháng, và không nhắc tới một môn đồ nào khác phản kháng hết. Sự việc nầy chừa lại cho chúng ta ít nhất là hai lời giải thích. Thứ nhứt, Giuđa được chọn ở đây vì hắn là một trong những kẻ đã lên tiếng phản kháng, và hắn sắp sửa phản bội Chúa chúng ta. Nói cách khác, Giuđa chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác. Ý thứ hai: ấy là Giuđa là một người nói ra lời phản kháng trước tiên, và nhiều người khác đã xướng theo hắn. Vì thế, Giăng chỉ đề cập tới sự phản kháng của Giuđa vì hắn là kẻ cầm đầu. Mathiơ cho chúng ta biết những người còn lại đã đồng ý với hắn và nhơn đó tham gia vào sự phản kháng. Ý kiến nào cũng để lại cho chúng ta với phần kết luận rằng Giuđa và các môn đồ theo hùa với ông đều suy nghĩ (sai) giống nhau.
Giăng có nhiều điều phải thuật lại với độc giả của mình. Trong chỗ thứ nhứt, Giăng cho chúng ta biết rằng bữa ăn đã được tổ chức nhằm tôn cao Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là khách mời danh dự. Việc sử dụng dầu thơm là một hành động của sự thờ phượng. Đối với Giuđa (và ít nhất một vài người khác), họ xem sự sử dụng dầu thơm là một sự “phung phí” để lộ ra một sự thiếu hiểu biết về “giá trị” của khách danh dự, là Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Chúa Jêsus không phải xứng với cái giá tiền lương của một năm lao động. Giuđa có thể đã lượng xét cái giá của dầu thơm kia, nhưng hắn không lượng đúng cái giá của Cứu Chúa.
Câu chuyện của Giăng cung ứng cho chúng ta với phần giải thích khác về phản ứng của Giuđa. Giuđa là một tên trộm, bị lòng tham tiền bạc tác động. Giuđa là “kẻ giữ túi bạc”, là thủ quỹ của cả nhóm. Tiền bạc dường như đã được sử dụng để làm thoả mãn các thứ chi tiêu của những môn đồ, cũng như việc chu cấp cho kẻ nghèo (đối chiếu Giăng 13.29). Giuđa đã lấy tiền từ túi bạc. Có lẽ hắn đã xem điều nầy là “sứ mệnh” của hắn, là tỉ lệ phần trăm, là thù lao của hắn. Không một ai khác nhận biết hắn đã tự lo liệu cho mình bằng nguồn ngân quỹ đó cho tới sau nầy.
Tôi không thể giúp chi được, nhưng lấy làm lạ không biết Giuđa đã làm gì với tiền bạc đó. Hắn có giấu tiền đâu đó không? Hắn có “tài khoản ở ngân hàng Thụy sĩ” không? Hắn có tiết kiệm tiền bạc không? Hoặc hắn lẽn vào thành phố để lo một “công trình lớn” nào đó, hay có lẽ hắn đến với một quán xá nào đó trong vùng, trở về với hơi thở sặc mùi rượu lúc ban đêm? Vô luận hắn đã làm gì với tiền bạc, tiền ấy không phải là của hắn. Và dù hắn có phung phí tiền bạc đó hay không, giống như người con trai hoang đàng, hoặc đã tiết kiệm tiền đó, giống như kẻ giàu mà dại, hắn đã muốn có tiền bạc nhiều hơn Thầy của mình. Tôi nghĩ rằng có một việc tuyệt đối rất rõ ràng, và ấy là Giuđa đã phản bội Thầy của mình vì ham muốn tiền bạc. Tánh tham lam dường như trở thành động lực chính của nhân vật nầy: “Các thầy trả cho tôi bao nhiêu … ?” là câu hỏi của hắn đưa ra cho các cấp lãnh đạo Do thái.
Giuđa không còn được uỷ thác cho sứ mệnh nào kể từ đây. Dường như hắn đã xưng công bình cho việc bán đứng Cứu Chúa trong lý trí của mình và xem như đấy là phần mà hắn đáng được. Lý trí của con người có thể bị vặn cong và dối gạt là dường nào, đặc biệt với sự lừa dối và cám dỗ của Satan trong vai trò một chất xúc tác.
Thế thì, chính tại bữa tiệc nầy Giuđa đã đưa ra một trong các quyết định nguy hại nhất trong cuộc đời của hắn, quyết định phản bội Chúa để lấy tiền bạc. Mọi sự sẽ tăng nhanh kể từ lúc nầy trở đi, còn quyết định đã được đưa ra, giá cả đã được chấp thuận. Giờ đây mọi sự có cần là cơ hội để phát động và hành động được bày ra.
Nhân đây, không nên nhìn quá những gì Giuđa quyết định phản Chúa của mình, và lời đề nghị của hắn với các cấp lãnh đạo Do thái, đã khiến cho họ phải thay đổi mọi kế sách và biệt riêng một quyết định mà họ đã dự trù trước đây — quyết định không nổ lực bắt Chúa Jêsus và ám sát trong kỳ lễ:
“Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ ăn bánh không men, các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo tìm mưu đặng bắt Đức Chúa Jêsus và giết đi. Vì họ nói rằng: Chẳng nên làm việc nầy trong này lễ, sợ sanh sự xôn xao trong dân chúng” (Mác 14.1-2).
Việc bắt Chúa Jêsus trong kỳ lễ là một việc quá liều lĩnh, họ lý luận như thế. Cho nên, họ đã quyết định không thực hiện một điều chi khác cho tới chừng kỳ lễ đã qua. Tuy nhiên, việc nầy không nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời, vì Chúa Jêsus phải bị hy sinh như một Chiên Con của Lễ Vượt Qua, đúng kỳ đã định. Chính sự cung hiến bất ngờ của Giuđa (gần như được hầu hết chấp nhận) đã khiến cho các cấp lãnh đạo phải bỏ quyết định của họ qua một bên. Cách xử lý nầy quá hay không thể chuyển thành hành động được. Theo cách nầy, sự lựa chọn tội lỗi của Giuđa đã được Đức Chúa Trời đại dụng làm thành các mục đích thiêng liêng theo ý định trước của Ngài, rồi nhơn đó làm ứng nghiệm lời tiên tri.
Lễ Tiệc Thánh:
“Khi đương ăn, Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi rằng có một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không? Ngài đáp rằng: Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta. Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn! Giuđa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: Thưa thầy, có phải tôi chăng? Ngài phán rằng: Thật như ngươi đã nói. Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi” (Mathiơ 26.21-27).
“Buổi chiều, Ngài đến với mười hai sứ đồ. Đang ngồi ăn, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong vòng các ngươi có một kẻ ngồi ăn cùng ta, sẽ phản ta. Các môn đồ bèn buồn rầu lắm, cứ lần lượt mà thưa cùng Ngài rằng: Có phải tôi chăng? Ngài đáp rằng: Ấy là một trong mười hai người, là người thò tay vào mâm cùng ta. Vì Con người đi, y như lời đã chép về Ngài; song khốn cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn” (Mác 14.17-21).
“Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. Đương bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giuđa Íchcariốt con trai Simôn), Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình sẽ về với Đức Chúa Trời… Khi Đức Chúa Jêsus đã phán như vậy rồi, thì tâm thần Ngài bối rối, bèn tỏ ra rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ ngó nhau, không biết Ngài nói về ai đó. Vả, có một môn đồ dựa vào ngực Đức Chúa Jêsus, tức là người mà Ngài yêu. Simôn Phierơ ra dấu cho người đó rằng: Hãy nói cho chúng ta biết thầy phán về ai. Vậy, người nghiêng mình trên ngực Đức Chúa Jêsus, hỏi rằng: Lạy Chúa, ấy là ai? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ấy là kẻ mà ta trao cho miếng bánh ta sẽ nhúng đây. Đoạn, Ngài nhúng một miếng, rồi lấy cho Giuđa Íchcariốt, con trai của Simôn. Liền khi Giuđa đã lấy miếng bánh, thì quỉ Satan vào lòng người. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng người rằng: Sự ngươi làm hãy làm mau đi. Nhưng các ngươi ngồi đồng bàn đó chẳng ai hiểu vì sao Ngài phán cùng người như vậy. Có kẻ tưởng rằng tại Giuđa có túi bạc, nên Đức Chúa Jêsus biểu người: Hãy mua đồ chúng ta cần dùng về kỳ lễ; hay là Hãy bố thí cho kẻ nghèo. Còn Giuđa, khi lãnh lấy miếng bánh rồi, liền đi ra. Khi ấy đã tối” (Giăng 13.1-3, 21-30).
Trong các câu chuyện của Mathiơ và Mác nói về “Lễ Tiệc Thánh”, họ kể lại Chúa Jêsus đã chỉ ra cho các môn đồ Ngài thấy một trong số họ sẽ phản Ngài. Các môn đồ đã rất lo buồn, và hết người nầy đến người khác, họ nói: “Chắc chắn, không phải tôi, lạy Chúa?” Phải chăng đây là cách tỏ ra mình quá tin tưởng, giống như câu nói của Phierơ? Khi ấy, Chúa Jêsus mới đưa ra một lời cảnh cáo quan trọng, có lẽ đặc biệt nhắm vào Giuđa. Ngài phán rằng chắc chắn Ngài sẽ bị phản hầu cho các lời tiên tri được ứng nghiệm, nhưng Ngài cảnh cáo rằng kẻ phản Ngài đừng nên sanh ra thì hơn. Quả thật vậy!
Câu chuyện của Luca thêm một lời bình rất lý thú (đối chiếu Luca 22.21-24). Ngài làm cho nổi buồn của các môn đồ phải qua đi, trấn an linh hồn trước cấp độ sẽ xảy ra. Luca cho chúng ta biết rằng cuộc trò chuyện dường như xấu đi thật mau chóng trở thành một phiên họp chỉ điểm, ở đây các môn đồ đã nhìn vào nhau để tìm cho ra kẻ tội phạm hơn là nhìn vào trong tấm lòng của họ. Thực vậy, họ đã kết thúc bằng một sự bàn bạc xem ai trong số họ là lớn nhất. Từ cuộc truy tìm tội phạm, các môn đồ bước sang chỗ lúng túng về người thành công to lớn nhất giữa vòng họ. Đây là điểm đặc thù của họ, và của chúng ta là dường nào!
Câu chuyện của Giăng thì rất phân biệt, như thường lệ, cung ứng cho chúng ta nhận định khác về sự cố nầy. Giăng bắt đầu bằng cách nhắc cho độc giả nhớ rằng ma quỉ đã ám vào Giuđa rồi, để phản bội Chúa Jêsus. Ông còn cho chúng ta biết sâu xa hơn nữa khi Phierơ giục giã Giăng nói ra ai là kẻ phản bội, Chúa Jêsus chỉ ra kẻ đó chính là Giuđa, mặc dù dường như chẳng có ai hiểu được vào thời điểm đó.
Bằng cách trao cho Giuđa một miếng bánh, Chúa Jêsus đã chỉ ra cho các môn đồ (trong sự trả lời cho thắc mắc của Giăng) thấy rằng Giuđa chính là kẻ phản bội. Nhưng bởi việc nhận lấy bánh, Giuđa tỏ ra chấp nhận vai trò của mình là kẻ phản bội, và điều nầy sau lời cảnh cáo của Chúa chúng ta về mối nguy hiểm khi phản Ngài như vậy. Tôi thấy “việc trao bánh” nầy cho Giuđa là một loại quan hệ đổi chác. Giuđa đã hỏi Chúa Jêsus không biết có phải hắn là kẻ ấy hay không, và Chúa Jêsus đã chỉ ra chính là hắn (Mathiơ 26.25). Giờ đây, Chúa Jêsus phán rằng kẻ nào cầm lấy bánh chính là kẻ phản bội. Khi Chúa Jêsus trao bánh cho Giuđa, hắn đã cầm lấy. Bất kỳ ai khác trong các môn đồ sẽ đẩy miếng bánh ấy ra xa. Ai sẽ bằng lòng chấp nhận vai trò nầy? Chỉ có Giuđa mà thôi!
Hãy chú ý từ câu chuyện của Giăng ngay sau khi Giuđa nhận lấy bánh mà Chúa Jêsus trao cho hắn, Satan đã nhập vào Giuđa. Có phải Giuđa đã bị Satan “ám” không? Chắc chắn là như vậy, nhưng đây là kết quả của sự hắn lựa chọn. Đây không phải là việc bắt buộc hắn. Satan trước tiên đã giục giã Giuđa tại “bữa tiệc sau cùng” đó, khi dầu thơm đắt tiền đã được sử dụng để xức cho Chúa Jêsus, rồi kế đó hắn chọn mưu tính với các cấp lãnh đạo Do thái phản bội Chúa Jêsus. Nhưng Satan đã ám vào Giuđa chỉ sau khi Chúa Jêsus đã chỉ ra cho hắn thấy hắn sẽ phản bội Ngài, và sau khi Ngài phát ra lời cảnh cáo mạnh mẽ của Ngài. Giuđa đã đưa ra một số những lựa chọn, tất cả mọi điều ấy đều sai, rồi sau cùng đã kết quả trong việc bị Satan ám vào. Sự ám nầy, dường như là để khiến cho hắn bày tỏ ra việc phản bội cách công khai hơn.
Kẻ phản bội:
“Khi Ngài còn đương phán, xảy thấy Giuđa là một người trong mười hai sứ đồ đến với một bọn đông người cầm gươm và gậy, mà các thầy tế lễ và các trưởng lão trong dân đã sai đến. Đứa phản Ngài đã trao cho bọn đó dấu nầy: Người nào mà tôi sẽ hôn, ấy là người đó, hãy bắt lấy. Tức thì Giuđa đến gần Đức Chúa Jêsus mà rằng: Chào thầy! Rồi hôn Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus phán cùng nó rằng: Bạn ơi! vậy thì vì việc nầy mà ngươi đến đây sao? Rồi chúng nó đến gần tra tay bắt Đức Chúa Jêsus” (Mathiơ 26.47-50).
“Ngài đương còn phán, tức thì Giuđa, là một trong mười hai sứ đồ thoạt đến với một toán đông cầm gươm và gậy, bởi các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo, và các trưởng lão phái đến. Và, đứa phản Ngài đã cho chúng dấu hiệu nầy: Hễ tôi hôn ai, ấy là người đó; hãy bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận. Vậy, khi Giuđa đến rồi, liền lại gần Ngài mà nói rằng: Lạy thầy! Rồi nó hôn Ngài” (Mác 14.43-45).
“Sau khi phán những điều ấy, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ mình sang bên kia khe Xếtrôn; tại đó có một cái vườn, Ngài bèn vào, môn đồ cũng vậy. Vả, Giuđa là kẻ phản Ngài, cũng biết chỗ nầy, vì Đức Chúa Jêsus thường cùng môn đồ nhóm họp tại đó. Vậy, Giuđa lãnh một cơ binh cùng những kẻ bởi các thầy tế lễ cả và người Pharasi sai đến, cầm đèn đuốc khí giới vào nơi đó. Đức Chúa Jêsus biết mọi điều sẽ xảy đến cho mình, bèn bước tới mà hỏi rằng: Các ngươi tìm ai? Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Naxarét. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chính ta đây! Giuđa là kẻ phản Ngài cũng đứng đó với họ. Vừa khi Đức Chúa Jêsus phán: Chính ta đây, chúng bèn thối lui và té xuống đất. Ngài lại hỏi một lần nữa: Các ngươi tìm ai? Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Naxarét. Đức Chúa Jêsus lại phán: Ta đã nói với các ngươi rằng chính ta đây; vậy nếu các ngươi tìm bắt ta, thì hãy để cho những kẻ nầy đi. Ấy để được ứng nghiệm lời Ngài đã phán: Con chẳng làm mất một người nào trong những kẻ mà Cha đã giao cho Con” (Giăng 18.1-9).
Các sách tin lành cộng quan (Mathiơ, Mác và Luca) tất cả đều cung ứng cho chúng ta một bức tranh tương tự. Chúa Jêsus đã có mặt trong vườn, cùng với 11 môn đồ, như Ngài vẫn thường làm (đối chiếu Luca 21.37). Giuđa đã dẫn các cấp lãnh đạo và những kẻ phụ giúp cho họ, được trang bị tận răng, đến trước mặt Chúa Jêsus, nhận dạng Ngài bằng cách ban cho Ngài một nụ hôn. Câu chuyện của Giăng cung ứng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn, bằng cách thuật lại cho chúng ta biết khi Chúa Jêsus tự xác nhận mình, kẻ thù của Ngài đã lui lại rồi té xuống đất. Đúng là uy quyền! Tất cả các câu chuyện đều thuật lại việc cắt đứt tai của một kẻ tùy tùng trong nhóm người đi bắt bớ. Trong khi Luca thuật lại việc chữa lành lỗ tai của người nầy, Giăng thuật lại cho chúng ta biết ai là người đã rút gươm ra. Giờ đây, tại sao việc nầy không làm cho tôi phải ngạc nhiên?
Điều lạ lùng của các câu chuyện kể về sự phản bội Chúa Jêsus, và trong các câu chuyện dẫn tới chỗ sự tử tế và mềm mại của Chúa chúng ta trong cách xử lý của Ngài đối với Giuđa. Chúa Jêsus đã nói trước về sự phản bội Ngài. Dường như Ngài đã dành cho Giuđa các đặc ân và địa vị lớn lao giữa vòng 12 môn đồ. Ngài cảnh cáo Giuđa về mối nguy hiểm của việc thể hiện ra hành vi có tính toán của hắn. Ngài cho phép hắn lìa bỏ các dự tính ấy và bày tỏ chúng ra. Nhưng thậm chí vào thời điểm Giuđa hôn Ngài, Chúa Jêsus vẫn nói năng cách ấm áp (“bạn ơi”, Mathiơ 26.50) với hắn. Lòng thương xót đáng ngạc nhiên thay! Đúng là tình yêu thương! Điều nầy khiến cho hành động của Giuđa ra đáng ghét thêm.
Hối hận và tự tử:
“Đến sáng mai, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân hội nghị nghịch cùng Đức Chúa Jêsus để giết Ngài. Khi đã trói Ngài rồi, họ đem nộp cho Philát, là quan tổng đốc. Khi ấy, Giuđa, là kẻ đã phản Ngài, thấy Ngài bị án, thì ăn năn, bèn đem ba chục miếng bạc trả cho các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, mà nói rằng: Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội! Song họ đáp rằng: Sự đó can gì đến chúng ta? Mặc kệ ngươi. Giuđa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ” (Mathiơ 27.1-5).
Chỉ có Mathiơ kết thúc câu chuyện nói tới sự hối hận của Giuđa sau sự bắt bớ Chúa Jêsus, và về nổ lực của hắn muốn làm đảo lộn mọi việc mà hắn đã làm. Nhưng chẳng có sự ăn năn ở đây, chỉ có tiếc nuối mà thôi. Giuđa đã ném tiền bạc đi và cất bỏ mạng sống của mình. Đúng là một thảm họa. Chẳng có một sự thoả lòng nào ở đây hết, như thường có ở phần kết thúc của một cuốn phim hiện hành, vì Giuđa không thực sự là một kẻ ác, mà là một nạn nhân khốn khổ vì chính tội lỗi của mình và thuộc kế sách của Satan. Cũng hãy chú ý tới thái độ nhẫn tâm của cấp lãnh đạo tôn giáo trước sự hối hận của Giuđa. Mọi hành động và thái độ của họ dường như, đối với tôi, còn độc dữ hơn mọi hành vi thái độ của Giuđa nữa. Họ sẵn lòng, giống như Satan, khai thác mọi khuynh hướng tội lỗi của người khác. Họ vui sướng lắm khi thấy Giuđa bắt tay vào một việc làm bẩn thỉu.
Giuđa bị thay thế
“Hỡi anh em ta, lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đavít mà nói tiên tri trong Kinh Thánh về tên Giuđa, là đứa đã dẫn đường cho chúng bắt Đức Chúa Jêsus, thì phải được ứng nghiệm. Vì nó vốn thuộc về bọn ta, và đã nhận phần trong chức vụ nầy. Tên đó lấy tiền thưởng của tội ác mình mà mua một đám ruộng, rồi thì nhào xuống, nứt bụng và ruột đổ ra hết. Sự đó cả dân thành Giêrusalem đều biết chán, đến nỗi chúng gọi ruộng đó theo thổ âm mình là Hácenđama, nghĩa là ruộng huyết. Trong sách Thi Thiên cũng có chép rằng: Nguyền cho chỗ ở nó trở nên hoang loạn, chớ có ai ở đó; lại rằng: Nguyền cho có một người khác nhận lấy chức nó” … đặng dự vào chức vụ sứ đồ, thay vì Giuđa đã bỏ đặng đi nơi của nó” (Công vụ các sứ đồ 1.16-20, 25).
Chính Luca, tác giả của cả hai sách tin lành, tác giả sách Luca và câu chuyện lịch sử nói tới Công vụ của các sứ đồ, ông cho chúng ta biết không những về cái chết của Giuđa (như Mathiơ đã nói), mà còn nói tới sự thay thế hắn nữa. Thêm một yếu tố ở đây là phần nhấn mạnh về Giuđa trong việc làm ứng nghiệm Kinh thánh, và cũng nhấn mạnh về “tính cần thiết theo Kinh thánh” (ít nhất, theo các môn đồ nhìn thấy) về việc thay thế Giuđa.
Tóm tắt:
Mặc dù câu chuyện của Luca nói về Giuđa rất thưa thớt, chúng ta có thể nhìn thấy hậu quả của các biến cố nầy trong Tân ước có liên quan tới Giuđa:
(1) Giuđa được chọn làm một trong 12 môn đồ
(2) Giuđa được sai phái như một trong 12 môn đồ
(3) Sự phản bội của Giuđa đã được Chúa Jêsus nói trước
(4) Sự dạy của Chúa Jêsus vạch trần Giuđa, không những nói tới cái chết sắp đến của Ngài, mà còn nói tới sự nguy hiểm của tình yêu thương nữa
(5) “Bữa tiệc sau cùng” khi Giuđa nổi giận bởi sự phung phí tiền bạc vào sự thờ lạy Chúa Jêsus, và ngay thời điểm Satan cám dỗ hắn phản bội Chúa Jêsus
(6) Việc Giuđa đi tìm cấp lãnh đạo Do thái, là những người muốn loại bỏ Chúa Jêsus, đưa ra sự mặc cả với họ, và nhận lãnh tiền công của sự phản bội
(7) Sự Chúa Jêsus vào thành Jerusalem đắc thắng, và cung cách dạy dỗ của Ngài trong đền thờ rồi trở lại Núi Ôlive trong ban đêm
(8) Bữa tiệc thánh, vào thời điểm đó Chúa Jêsus một lần nữa nói trước sự phản bội Ngài, chỉ ra Giuđa chính là kẻ ấy, và cảnh cáo hắn về mối nguy hiểm
(9) Satan ám vào Giuđa, sau khi hắm cầm lấy bánh Chúa Jêsus trao cho
(10) Việc Giuđa phản bội Chúa Jêsus trong vườn và sự bắt Chúa Jêsus
(11) Giuđa hối hận, tự tử, và sự thay thế
Phần nhấn mạnh đặc biệt của Luca
Chúng ta có thể nhìn thấy có một cách ứng xử đối với con người Giuđa long trọng hơn những gì Luca đã tường thuật lại. Trong sự so sánh với câu chuyện nói tới Giuđa mà chúng ta có, phần tường thuật của Luca là rất ngắn gọn, rất súc tích, rất đủ đầy cho những gì tạo ra một nhân vật đúng nghĩa là “kẻ ác”. Đâu là phần nhấn mạnh của Luca? Câu chuyện tóm tắt của ông phụ giúp như thế nào cho phần bàn luận của ông, như đã đề ra trong sách tin lành nầy?
Ở chỗ thứ nhứt, chúng ta đã được nhắc nhớ rằng Luca đang viết cho một khán giả dân Ngoại, và về môn đồ người Do thái, là Giuđa, và sự phản bội của hắn không được chú trọng nhiều. Ở chỗ thứ hai, Luca hướng mắt mình nhìn về thập tự giá (nói theo nghĩa bóng). Ông đang cung ứng cho chúng ta các chi tiết nầy như phần nền cho những gì sẽ xảy đến, không giống như Mathiơ và Mác, chỉ súc tích thêm mà thôi. Luca không muốn buộc chúng ta phải nhắm vào cách thức Chúa Jêsus đã đến với thập tự giá, mà nhắm vào chính bản thân thập tự giá, cùng mọi hậu quả của nó cho toàn thể nhân loại. Ông không tìm cách nhấn mạnh yếu tố con người trong tội lỗi của Giuđa nhiều giống như ông tìm cách nhấn mạnh vào khía cạnh Satan. Giuđa đã trở thành, thích ứng với tội lỗi và tánh tham của mình, một công cụ của Satan trong mưu định giết Đấng Mêsi của hắn. Từ nhận định thiêng liêng, đề xuất tội lỗi của Giuđa cho cấp lãnh đạo Do thái đã được Đức Chúa Trời đại dụng làm ứng nghiệm hoàn toàn các mục đích của Đức Chúa Trời và các lời tiên tri trong Kinh thánh, “Chiên Con của Đức Chúa Trời” sẽ bị tế vào dịp Lễ Vượt Qua, dù cấp lãnh đạo Do thái đã quyết định chống lại hành động đó (Mác 14.1-2).
PHẦN KẾT LUẬN
Mặc dù tính ngắn gọn của Luca khi nói về Giuđa, có một số bài học có thể tiếp thu. Khi chúng ta kết luận, hãy cho phép tôi nhắm vào ba lãnh vực rất quan trọng đối với chúng ta.
Lãnh vực thứ nhứt về Giuđa, và chúng ta có thể lãnh hội từ Giuđa trong đó. Tôi phải cảnh báo quí vị rằng những việc chúng ta tiếp thu từ Giuđa không nhất thiết yên ủi lắm đâu. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ tới Giuđa là một kẻ vô tín và phản bội, rồi vì thế chúng ta đặt hắn vào một phạm trù không dễ chịu như thế, thay vì xem Giuđa là một người chẳng có gì khác với chúng ta, và sự khó chịu đến từ đấy. Hãy xem xét các đặc điểm sau đây về Giuđa:
Các đặc điểm của Giuđa:
(1) Giuđa là một người dường như, trong khoảng thời gian thích nghi, là một môn đồ chân chính của Chúa Jêsus.
(2) Giuđa là một người đã có kinh nghiệm và là một ống dẫn cho quyền phép của Đức Chúa Trời.
(3) Giuđa có nhiều điểm giống với các môn đồ khác, Giuđa không nổi bật lắm trong số họ, Giuđa cũng không bị họ nghi ngờ là kẻ phản bội.
(4) Dường như Giuđa là một lãnh đạo giữa vòng các môn đồ.
(5) Sự sa ngã của Giuđa đã đến từ một nhược điểm hiển nhiên trước đây trong đời sống của Giuđa, trong một tội lỗi kín nhiệm.
(6) Giuđa là một người dường như yêu tiền bạc rất nhiều và yêu Chúa Jêsus rất ít.
(7) Giuđa là một con người đã nghe Chúa Jêsus giảng dạy, nhưng thất bại không tuân theo sự dạy dỗ đó.
(8) Sự thất bại của Giuđa là tiệm tiến, diễn ra trong một khoảng thời gian, và bởi một chuỗi quyết định là phương tiện.
(9) Giuđa không bị buộc phải phạm tội bởi Satan, mà chắc chắn đã bị cám dỗ rồi cứ cố lì trong sự sa ngã của mình.
(10) Giuđa đã để lộ ra nhược điểm cho Satan nắm lấy qua tánh tham lam của mình. Satan có thể thực thi một cú “nắm bắt chết người” trên Giuđa qua phương tiện tham muốn của Giuđa cùng sự khống chế của chúng trên đời sống của Giuđa.
(11) Giuđa đã không chọn bước theo Satan, mà bước theo những tư dục của riêng mình.
(12) Trong khi đối với độc giả rõ ràng là Giuđa đã bị Satan ám, chúng ta không biết Giuđa có thực sự nhìn biết sự ám nầy hay không!?! Giuđa đã đưa ra những sự lựa chọn kết quả trong sự mình bị Satan ám, chúng ta không được tường thuật cho biết Giuđa đã chủ động tìm cách để bị ám.
(13) Từ nhận định bị vặn cong của Giuđa, tội lỗi của hắn hết thảy không phải là xấu như thế đâu (hắn đã chỉ điểm Chúa Jêsus), và tội nầy có thể biện bác được (rốt lại, hắn xứng đáng với sứ mệnh — theo lý trí của hắn).
(14) Giuđa là một người sinh ra không phải là kẻ phản bội, nhưng đã trở thành một người như thế, bởi một chuỗi tiệm tiến những sự lựa chọn sai lầm.
Nếu phân đoạn Kinh thánh nầy dạy chúng ta một cách xử lý xứng đáng về Giuđa, chúng ta cũng tiếp thu được một số đặc điểm quan trọng về Satan. Hãy xét qua các đặc điểm nầy:
(1) Satan có thể tác động tự do qua các cấp lãnh đạo tôn giáo, cũng như qua quyền lực đời nầy (đối chiếu II Côrinhtô 11.13-15).
(2) Satan có thể tác động qua các tín đồ (thí dụ Phierơ, đối chiếu Mathiơ 17.23; Luca 22.31; Công vụ các sứ đồ 5.3) y như qua những người chưa tin Chúa.
(3) Satan sẵn sàng và sẽ tác động qua những tác nhân phụ thuộc (như tánh tham), thay vì công khai và trực tiếp. Đặc biệt, Satan tác động qua người thế gian (áp lực ngoại tại) và xác thịt (áp lực nội tại).
(4) Sự ám của Satan không luôn luôn khoác lấy hình thái sùi bọt mép nơi miệng và cách ứng xử bất thường. Sự ám ấy có thể tác động trong một phương thức rất bình thường, thậm chí trong một phương thức thuộc linh nữa.
(5) Trong khi sự điều khiển của Satan rất rõ ràng cho chúng ta thấy trong đời sống của Giuđa, hắn hoàn toàn đang nắm quyền điều khiển nơi từng người vô tín (đối chiếu Êphêsô 2.1-3).
(6) Bất chấp sự thành công của Satan trong việc tác động qua đời sống của nhiều người, hoạt động của hắn là nhắm vào quyền điều khiển của Đức Chúa Trời và hoạt động nầy nhắm vào những gì Đức Chúa Trời đã dự trù và hứa hẹn. Chương trình của Satan là giết chết Đấng Mêsi là mục tiêu của Đức Chúa Trời. Satan đã nghĩ rằng giết chết Đấng Christ sẽ làm ngăn trở mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, thế nhưng việc làm ấy đã kết thúc trong sự ngăn trở hắn, cho đến đời đời. Thập tự giá của Đấng Christ đã đem lại sự suy sụp của Satan.
Tôi e rằng trong khi còn có thì giờ, Satan được quy cho những việc mà không phải hắn làm ra, cũng có những lúc khi sự dính dáng của Satan không bị nhận ra. Mọi tội lỗi, theo phần phân tích sau cùng, là niềm vui của hắn, và là một phần trong chương trình của hắn và thuộc quyền điều khiển của hắn trên những ai không chịu tin. Quyền điều khiển của Satan trên đời sống của nhiều người nam và người nữ dường như càng lúc càng mạnh hơn qua thời gian, thích ứng với sự lừa dối của hắn, hoặc thích ứng với các quyết định mà con người đã đưa ra khiến cho hắn có một cái nắm bắt mạnh mẽ nơi đời sống của họ. Luca nhắc cho chúng ta nhớ ở đây là Satan hiện vẫn “còn sống và mạnh giỏi trên hành tinh quả đất” nầy.
Tôi mong rằng chúng ta đã nhìn thấy phương thức trong đó Satan đã tác động trên đời sống của Giuđa giống như phương thức hắn đang tác động trên đời sống của từng người chưa tin Chúa. Satan khích bác và cám dỗ người ta phải hành động theo một phương thức dường như là sở thích hay nhất của chính họ, nhưng các điều ấy sẽ mở rộng quyền điều khiển của hắn trên đời sống của họ. Phương thức hành động của Satan trên đời sống của các thánh đồ chẳng phải hết thảy đều giống nhau đâu. Hắn tìm cách gây ảnh hưởng trên chúng ta qua các áp lực mà thế gian đẩy vào chúng ta, và kích động những thôi thúc bên trong của xác thịt, để hắn gián tiếp nắm lấy quyền điều khiển trên chúng ta.
Làm sao Cơ đốc nhân có thể lẫn tránh được sự câu nhữ của Satan? Làm sao chúng ta thắng hơn thế gian, xác thịt và ma quỉ? Nếu lời cảnh cáo trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cho thấy Satan có thể tiếp tục tác động (Luca 22.31) và qua (Mathiơ 16.22-23) một Phierơ, sự khích lệ ấy là đang khi một Giuđa sẽ sa ngã trong vô vọng, không bao giờ được phục hồi, một Phierơ chỉ sẽ sa ngã tạm thời mà thôi. Chúng ta đã được cảnh báo bởi những điểm tương tự giữa một Phierơ và một Giuđa, nhưng chúng ta không nên để phân đoạn Kinh thánh lại mà không được nhắc nhớ về những điểm khác biệt quan trọng giữa họ. Hãy xét qua những điểm khác biệt cùng với tôi khi chúng ta kết thúc:
(1) Trong khi Phierơ chối Chúa trong một khoảng thời gian ngắn, Chúa Jêsus vẫn là Chúa của ông. Nói ngắn gọn, Phierơ đã được cứu, và Giuđa thì không. Giuđa không mất sự cứu rỗi của mình, hắn chưa bao giờ sở hữu sự cứu ấy (hãy so sánh với Mathiơ 7.21-23).
(2) Trong khi Phierơ chưa cầu nguyện, như Chúa chúng ta đã thúc giục ông nên cầu nguyện (Luca 21.36; 22.45-46), Chúa Jêsus không hề thôi cầu thay cho ông (Luca 22.32).
Đây quả là những điểm khác biệt quan trọng. Điểm khác biệt giữa một Giuđa và một Phierơ có thể chỉ ra một việc — đó là đức tin. Phierơ đã được cứu, và vì thế đã có huyết Đấng Christ rãi ra trả giá cho tội lỗi của ông, và sự cầu thay của Đấng Christ nâng đỡ ông. Giuđa đã bị hư mất, và vì thế tự hắn đã bỏ đi.
Nầy bạn tôi ơi, quí vị là ai trong số họ? Có phải quí vị là một Phierơ — sa sút, vấp ngã, tự tín, nhưng đã được cứu? Hay quí vị là một Giuđa, trông rất tốt đẹp trong một thời gian, nhưng thực sự là một công cụ của Satan, là người sẽ gánh chịu sự phán xét đời đời của Đức Chúa Trời. Tôi khuyên quí vị nên tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu rỗi. Hãy làm điều đó ngay hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét