Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 7.1-17: "CHÚA JÊSUS ĐẤNG CHỮA LÀNH"



Phần giới thiệu
Tiếp cận sứ điệp
Đức tin của thầy đội (7.1-10)
Sự sống lại của con trai đờn bà goá (7.11-17)
Phần kết luận
BÀI 21
CHÚA JÊSUS ĐẤNG CHỮA LÀNH
(Luca 7.1-17)
Luca 7.1-17: “Khi Đức Chúa Jêsus rao giảng xong mọi lời ấy trước mặt dân chúng nghe rồi, thì Ngài vào thành Ca-bê-na-um. Vả, một thầy đội kia có đứa đầy tớ rất thiết nghĩa đau gần chết, nghe nói Đức Chúa Jêsus, bèn sai mấy trưởng lão trong dân Giu-đa xin Ngài đến chữa cho đầy tớ mình. Mấy người đó đến cùng Đức Chúa Jêsus, mà nài xin rằng: Thầy đội thật đáng cho thầy nhậm điều nầy; vì người yêu dân ta, và đã cất nhà hội cho chúng tôi. Đức Chúa Jêsus bèn đi với họ. Khi Ngài gần tới nhà, thầy đội sai bạn hữu mình đi thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin đừng tự phiền đến thế, vì tôi không đáng rước Chúa vào nhà tôi. Tôi cũng nghĩ mình không đáng đến cùng Chúa; song xin phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành. Vì chính mình tôi là người thuộc dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có quân lính dưới quyền tôi; tôi biểu tên nầy rằng: Hãy đi! thì nó đi; biểu tên khác rằng: Hãy đến! thì nó đến; và biểu đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc nầy! thì nó làm. Đức Chúa Jêsus nghe những lời ấy, lấy làm lạ cho thầy đội, bèn xây lại cùng đoàn dân theo mình, mà phán rằng: Ta nói cùng các ngươi, dầu trong dân Y-sơ-ra-ên, ta cũng chưa thấy một đức tin lớn dường ấy. Những kẻ sai đến trở về nhà, thấy đầy tớ lành mạnh. Bữa sau, Đức Chúa Jêsus đi đến một thành, gọi là Na-in có nhiều môn đồ và một đoàn dân đông cùng đi với Ngài. Khi Ngài đến gần cửa thành, họ vừa khiêng ra một người chết, là con trai một của mẹ góa kia; có nhiều người ở thành đó đi đưa với bà góa ấy. Chúa thấy, động lòng thương xót người, mà phán rằng: Đừng khóc! Đoạn, Ngài lại gần, rờ quan tài, thì kẻ khiêng dừng lại. Ngài bèn phán rằng: Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy. Người chết vùng ngồi dậy và khởi sự nói. Đức Chúa Jêsus giao người lại cho mẹ. Ai nấy đều sợ hãi, và ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Có đấng tiên tri lớn đã dấy lên giữa chúng tôi, và Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài. Tin nầy đồn ra khắp xứ Giu-đê, và khắp xứ xung quanh nơi đó nữa”.
Mathiơ 8.5-13: “Khi Đức Chúa Jêsus vào thành Ca-bê-na-um, có một thầy đội đến cùng Ngài, mà xin rằng: Lạy Chúa, đứa đầy tớ tôi mắc bịnh bại, nằm liệt ở nhà tôi, đau đớn lắm. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta sẽ đến, chữa cho nó được lành. Thầy đội thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng đáng rước Chúa vào nhà; xin Chúa chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành. Vì tôi ở dưới quyền người khác, tôi cũng có quân lính dưới quyền tôi nữa; tôi biểu tên nầy rằng: hãy đi! thì nó đi; biểu tên kia rằng: Hãy đến! thì nó đến; và dạy đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc nầy! thì nó làm. Đức Chúa Jêsus nghe lời đó rồi, lấy làm lạ, mà phán cùng những kẻ đi theo rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn dường ấy. Ta cũng nói cùng các ngươi, có nhiều người từ đông phương, tây phương sẽ đến, ngồi đồng bàn với Ap-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong nước thiên đàng. Nhưng các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng thầy đội rằng: Hãy về, theo như điều ngươi tin thì sẽ được thành vậy. Và chính trong giờ ấy, đứa đầy tớ được lành”.
Phần giới thiệu
Câu chuyện nói về sự chữa lành tôi tớ của thầy đội có thể được hiểu rõ nét nhất theo ánh sáng của câu chuyện nói về sự chữa lành của Naaman trong Cựu ước, như đã được ghi lại trong II Các vua 5. Naaman cũng là một nhà quân sự, giống như thầy đội vậy. Naaman là Quan Tổng Binh của quân đội Syria, kẻ thù của Ysơraên. Chúng ta biết rằng vì tội lỗi và sự loạn nghịch của Ysơraên chống lại Đức Chúa Trời. Syria đã được ban cho quyền thắng hơn dân sự của Đức Chúa Trời. Quân đội người Syria, dưới quyền chỉ huy của Naaman, đã tiến hành những cuộc công kích theo từng thời kỳ, cướp phá nhiều thành phố, phá huỷ các vụ mùa và bắt nhiều người đi làm nô lệ. Có một nữ nô lệ, làm tôi tớ cho vợ của Naaman. Người nữ nô nầy nói cho vợ Naaman biết rằng nếu Naaman chịu đến với Ysơraên, ở đó có một tiên tri của Đức Chúa Trời sẽ chữa lành bệnh phung cho ông ta. Naaman quyết định rằng ra sức qua xứ Ysơraên để tìm kiếm một sự chữa lành như thế quả là điều tội tệ nhất.
Naaman đã xem xét lại vấn đề. Ông ta bắt đầu xét từ trên cao xuống thấp. Naaman lãnh một bức thư từ vua của mình, vua xứ Syria, sang gặp vua Ysơraên. Thực ra, bức thư nầy ra lệnh cho vua Ysơraên phải tra xét coi Naaman có được chữa khỏi bệnh phung hay không!?! Thêm vào với quyền lực của bức thư gửi đến từ vua xứ Syria, Naaman có mang theo nhiều tặng phẩm và tiền bạc. Việc làm nầy sẽ “xoa dịu nhà vua” và cung ứng nhiều sự khích lệ cho tấm lòng rộng lượng, bảo đảm chắc chắn sự chữa lành cho ông ta không cứ cách nào đó sẽ khả thi.
Nhà vua xứ Ysơraên thấm thía nơi sự đến của Naaman và khi đọc xong bức thư gửi đến từ nhà vua xứ Syria. Vua xem đây là một mánh khoé chính trị, cung ứng cho người Syria một lý do cho cuộc tấn công khác vào Ysơraên. Rốt lại, làm sao nhà vua xứ Ysơraên có thể chữa lành cho một người phung theo tà giáo cho được? Khi Êlisê, tiên tri của Đức Chúa Trời cho Ysơraên, hay được mọi vấn nạn nầy, ông đã gởi lời đến vua Ysơraên xin hãy sai Naaman đến gặp ông, hầu cho Naaman biết rằng trong Ysơraên có một vị tiên tri.
Naaman đến tại cửa nhà của Êlisê. Cảnh tượng nầy đúng là một cảnh tượng đáng sợ, khi nhìn thấy những chiếc xe ngựa kiểu “Rolls Royce” đang kéo đến tận nhà, một cảnh tượng giống như nhiều chiếc limousines đến tại cửa Nhà Trắng, khi có nhiều kẻ quyền cao chức trọng và các nhân vật hàng đầu của các nước đến thăm vị Tổng Thống của chúng ta vậy. Rõ ràng là Naaman đã trông mong cách chiêu đãi bằng “thảm nhung đỏ” từ dân Ysơraên đối với uy quyền chính trị tối cao của xứ sở đặt trên ông. Bức uỷ nhiệm thư từ vua Syria do ông mang đến, các tặng phẩm và tiền bạc có trong tay ông đã bảo đảm cho ông sẽ được đối xử cách trân trọng, ông ta nghĩ như vậy.
Thật hoàn toàn thất vọng thay khi có một tôi tớ ra đón thay vì vị tiên tri. Cũng rất bẽ mặt khi bị vị tiên tri dạy dỗ qua một tôi tớ rằng ông phải ngâm mình bảy lần dưới sông Giôđanh nếu ông muốn được sạch. Thực thế, Naaman đã điên tiết nhảy xuống ngay khỏi lưng ngựa. Ông trông được vị tiên tri tiếp đón, và được vị tiên tri đích thân chữa lành, sử dụng các động tác và những lời nói thật gây ấn tượng. Dĩ nhiên, ông mong sẽ trả chi phí xứng đáng cho sự chữa lành, nhưng trong quá trình được nghinh tiếp theo như địa vị xứng đáng của ông.
Một người hầu của Naaman khôn khéo đề nghị rằng ông ta chẳng mất chi hết trừ ra sự kiêu ngạo, mà lại được lợi rất nhiều. Nếu vị tiên tri có đòi hỏi một sự hy sinh lớn lao nào nơi phần của ông, ông sẽ vui lòng bồi đáp, vậy sao không làm theo điều ông ấy bảo? Naaman vâng theo và được sạch.
Lý do tại sao sự chữa lành của Naaman rất thích đáng cho chúng ta: ấy là Naaman và thầy đội rất giống nhau ở nhiều chỗ, trừ ra sự họ đến gần với Đức Chúa Trời để được chữa lành. Naaman đã đến trên cơ sở quyền thế của con người. Ông đã đến trong vai trò Quan Tổng Binh của quân đội Syria và bởi phương tiện quyền lực của Syria. Ông trông mong ảnh hưởng và quyền thế, không nhắc tới tiền bạc của ông, sẽ bảo đảm cho ông về sự chữa lành. Còn thầy đội, về một phương diện, hoàn toàn gạt qua một bên địa vị và quyền thế của mình, hạ mình xuống kêu nài với Chúa Jêsus như một con người chẳng xứng đáng với các đặc ân của Ngài, quả thật vậy, thậm chí không xứng đáng ở trong sự hiện diện của Ngài nữa.
Câu chuyện nói tới đức tin của thầy đội có cả tầm quan trọng và sự thích đáng với chúng ta. Chúa chúng ta phải đưa ra lời khen ngợi đức tin của ông ta. Người nầy là một người Ngoại, chớ không phải một người Do thái, tuy nhiên ông ta đã khiến cho người Do thái phải xấu hổ trong vấn đề đức tin như thế nầy. Có một vài việc rất cần thiết trong đời sống cá nhân của chúng ta và trong sinh hoạt của Hội thánh hơn một đức tin ngày càng tăng trưởng. Đức tin của thầy đội góp phần như một tác nhân kích thích và như một tấm gương cho Cơ đốc nhân trong mọi thời đại.
Tiếp cận sứ điệp
Trong sứ điệp nầy chúng ta sẽ nghiên cứu hai sự việc xảy ra trong đời sống của Chúa chúng ta. Sự việc thứ nhất: ấy là sự chữa lành của tôi tớ thầy đội (Luca 7.1-10); sự việc thứ hai: ấy là sự làm cho con trai bà goá người Do thái ở Nain sống lại từ kẻ chết (Luca 7.11-17). Hai sự việc nầy có những yếu tố nhất định giống nhau và các lãnh vực trái ngược rất rõ ràng khác. Những sự việc nầy chỉ ra sự thật rằng cả hai phép lạ nầy đều do Chúa chúng ta thực hiện. Cả hai sự việc nầy cũng được Luca ghi lại như những tiêu biểu cho loại phép lạ mà Chúa Jêsus đã làm ra, những tường trình về các phép lạ nầy đến tai Giăng Báptít, và kết quả trong phần ông thắc mắc Chúa Jêsus, khi hai môn đồ của ông đến tra gạn Chúa Jêsus (Luca 7.18…). Hai sự việc nầy đóng vai trò quan trọng như những khích lệ và gương mẫu cho đức tin trong đời sống của chúng ta. Sau cùng, các phép lạ nầy góp phần khẳng định và làm chứng cho lai lịch của Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nghiên cứu phần chữa lành của tôi tớ người thầy đội, rồi kế đó bước sang sự sống lại của con trai bà goá. Kế tiếp chúng ta sẽ trở lại xem xét những đặc điểm của đức tin mà chúng ta sẽ phân biệt từ hai sự việc nầy. Chúng ta hãy lắng nghe cho kỹ mọi lời lẽ khích lệ và làm cho đức tin chúng ta ngày càng mạnh mẽ thêm.
Đức tin của thầy đội (7.1-10)
Câu chuyện nói về sự chữa lành cho con trai quan thị vệ là một câu chuyện đáng nhớ, nhưng chúng ta hãy tập trung vào một vài nét đặc biệt mà Luca và Mathiơ có đề cập tới trong các câu chuyện của họ về sự cố nầy.
Thứ nhất, hãy lưu ý với tôi là có một số điểm khác biệt rất phức tạp giữa câu chuyện của Luca và câu chuyện của Mathiơ. Thật là khó kết luận hai câu chuyện trong Mathiơ 8.5-13 và Luca 7.1-10 là một bản tường trình về cùng một sự việc. Thật khó nắm bắt được lý do tại sao tin lành của Luca đưa ra một luận điểm nói cho chúng ta biết thầy đội cá nhân ông chưa hề tiếp xúc với Chúa Jêsus, trong khi câu chuyện của Mathiơ rõ ràng cung ứng cho chúng ta ấn tượng nầy. Câu chuyện của Mathiơ dường như mô tả một cuộc đối đáp mặt đối mặt giữa thầy đội và Chúa Jêsus, trong khi câu chuyện của Luca có hai người được thầy đội cử đến gặp Chúa Jêsus vì ích của người bệnh. Người nầy giải thích lý do tại sao cá nhân thầy đội không đến thỉnh cầu Chúa Jêsus chữa lành cho tôi tớ mình (Luca 7.7). Vấn đề đối diện với bất kỳ một học viên nào nghiên cứu Kinh Thánh mà có tánh dè dặt chính là sự giải thích về sự không nhất quán giữa hai câu chuyện tin lành. Khi chúng ta tin Kinh Thánh không có một sự sai sót nào, chúng ta cũng phải quyết chắc không có một sự trái ngược nào không giải thích được trong hai câu chuyện tin lành kể lại cùng một sự kiện. Vậy thì chúng ta sẽ giải thích như thế nào về sự mâu thuẫn hiển nhiên qua hai câu chuyện nầy?
Câu trả lời đầu tiên của tôi: ấy là chúng ta không cảm thấy bị buộc phải đưa ra một sự giải thích đầy đủ chỗ nào một câu chuyện không nhắc tới. Chúng ta không phải nhắm mắt lại trước các vấn đề trong phân đoạn Kinh Thánh, nhưng đức tin cho phép chúng ta sống với những điều không nhất quán hiển nhiên, với sự nhận biết Lời của Đức Chúa Trời không thể sai lầm được, và sự hiểu biết của chúng ta về lời của Ngài cũng phải y như vậy. Đức tin không phản đối sự kiện, nhưng nó sẽ gặp rắc rối khi hết thảy các sự kiện không làm cho người ta hiểu biết gì hết. Chúng ta hãy nhớ rằng các trước giả tin lành đều biết rõ về các tác phẩm của người khác (đối chiếu Luca 1.1-2), và họ cảm thấy thoải mái về những điểm khác biệt trong các câu chuyện của họ – những điểm khác biệt không làm cho trước giả khác viết Kinh Thánh bị rơi vào chỗ sai lầm, mà có lẽ những điểm khác biệt nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta chỉ có những câu chuyện từng phần nói về bất kỳ một sự việc nào đó trong đời sống của Đấng Christ.
Thí dụ, trong câu chuyện của Luca nói về sự chữa lành của người đau bại (Luca 5.17-26), ông cho chúng ta biết người đau bại được dòng xuống từ mái nhà. Trong câu chuyện của Mathiơ, điều nầy không hề được nhắc tới (Mathiơ 9.2-8). Từ việc đọc câu chuyện của Mathiơ, chúng ta không đoán người được chữa lành có một “lối vào” bất thường. Câu chuyện cũng không có gì là sai, nhưng cả hai bất hoà hợp với nhau. Chúng ta phải giả định trong một số trường hợp, nếu tất cả các sự kiện đều được tường trình lại, những điểm khác biệt sẽ được giải thích rõ ràng, nhưng mục đích của các câu chuyện không thuyết phục hạng người chuyên chỉ trích bao nhiêu khi câu chuyện viết ra là để rao giảng tin lành, từ những quan điểm nhận định khác nhau. Những điểm khác biệt hiển nhiên không thể tránh được, nhưng chúng cũng không buộc chúng ta phải trả lời từng nan đề khi phần thông tin đưa ra có giới hạn.
Tôi có quen người bạn kia, ông ta là một luật sư. Ông ta từng có một khách hàng mắc phải một tai nạn giao thông. Khách hàng của ông ta bị một chiếc xe khác đụng phải ở một giao lộ. Đèn bật xanh cho khách hàng nầy. Ông ta có hai sĩ quan cảnh sát nhìn thấy ngọn đèn đã đổi sang màu xanh. Phía bên kia quyết chắc rằng đèn bên họ là xanh, và ông ta có hai đại diện cảnh sát làm chứng cho vấn đề nầy, họ đang đứng ở góc đường bên kia. Vấn đề cho thấy đèn giao thông ấy đã bị trục trặc. Nhận biết sự trục trặc của ngọn đèn làm sáng tỏ những điểm khác biệt trong cả hai câu chuyện.
Nói như thế nầy, có những cách thức khác nhau giải thích các điểm khác biệt giữa hai câu chuyện tin lành nầy. Cách thứ nhất là xem thầy đội lúc đầu không đến, nhưng về sau đã van nài Chúa Jêsus theo cách riêng, có lẽ khi người tôi tớ ngày càng bệnh trầm trọng hơn và nỗi đau đớn càng tăng thêm. Tôi thấy cách nầy khó mà chấp nhận được. Một cách giải thích khác cho thấy câu chuyện của Mathiơ đã được rút ngắn lại, và ông muốn nói cho chúng ta hiểu thầy đội đã xuất hiện trước mặt Chúa Jêsus và kêu nài với Ngài qua các đại biểu của mình. Chúng ta biết đây là ý nghĩa của Mathiơ trong phân đoạn Kinh Thánh có phần tương ứng ở điểm nầy:
“Phi-lát bèn tha tên Ba-ra-ba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Jêsus, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự” (Mathiơ 27.26).
Philát về mặt cá nhân không đánh đòn Chúa Jêsus hay trao Ngài để bị đóng đinh trên thập tự giá; ông ta đã làm thế qua các đại biểu của mình. Cũng vậy, chúng ta dám nói rằng Mathiơ đã dự trù khiến cho chúng ta hiểu câu chuyện ông ghi lại về sự các đại biểu của thầy đội đưa ra lời thỉnh cầu.
Thứ hai, hãy lưu ý rằng thầy đội không được nói tới bằng tên, cho dù Luca là một con người rất chi tiết. Tôi tin sở dĩ có điều nầy là vì một vài lý do. Luca vốn thích mô tả đặc điểm của nhân vật hơn là cung ứng tên tuổi người ấy cho chúng ta. Ông cũng có ý tập trung vào địa vị và quyền thế của nhân vật trong vai trò một thầy đội. Luca muốn chúng ta nghĩ tới người nầy là một người Ngoại, chắc thật ông ta là một người Ngoại. Sau cùng, Luca muốn chúng ta phải nhìn thấy người nầy theo các giới hạn của địa vị và quyền thế của ông ta. Riêng thầy đội nầy là một sĩ quan trong quân đội, gắn bó với các lực lượng đồn trú tại Ysơraên. Quyền lực của ông đối với các sắc dân là không giới hạn, Ông ta, giống như Naaman, đã thử bảo đảm sự chữa lành cho tôi tớ của mình bằng cách sử dụng các mối quan hệ về chính trị của mình, nhưng ông đã gạt mọi thứ nầy qua một bên. Lẽ ra ông kêu nài với Chúa Jêsus trong vai trò một nhân vật có địa vị và quyền thế, thay vì vậy ông đã tiếp cận với Ngài như một người Ngoại không xứng đáng. Ông không xin một điều gì khác, trừ ra lời nài xin ân điển.
Thứ ba, hãy lưu ý rằng thầy đội không xin một điều gì cho bản thân ông, mà đang tìm cách sao cho tên tôi tớ mình được lành, một thanh niên còn trẻ, chắc là một người Do thái.
Thứ tư, động lực duy nhất mà với động lực đó thầy đội đã kêu nài: ấy là lòng thương xót của Chúa chúng ta. Trong câu chuyện của Mathiơ đặc biệt tình trạng của tên tôi tớ đã được mô tả là đau đớn lắm. Nền tảng trên đó họ đến với Chúa Jêsus ấy là nhu cầu của con người, chớ không phải quyền thế hay tình trạng xứng đáng hoặc công trạng. Cũng một thể ấy thầy đội chẳng đưa ra một điều chi để đổi lại sự chữa lành cho tên tôi tớ.
Thật là thú vị khi đối chiếu sự hạ mình của thầy đội với sự giả hình của các trường lão người Do thái, họ trình trường hợp của họ ra trước mặt Chúa Jêsus. Chỉ có Luca cung ứng cho chúng ta chi tiết của vấn đề nầy, gồm sự nài xin của các trưởng lão người Do thái với Chúa Jêsus vì ích cho thầy đội:
“Thầy đội thật đáng cho thầy nhậm điều nầy; vì người yêu dân ta, và đã cất nhà hội cho chúng tôi” (Luca 7.4b-5).
Thầy đội tự thấy mình chẳng xứng đáng gì với ân điển của Đức Chúa Trời. Ông cảm thấy bất xứng khi muốn mời Chúa Jêsus đến nhà của ông (câu 6), về cá nhân cũng không xứng đáng ở trước mặt Ngài (câu 7).
Tuy nhiên, các trưởng lão người Do thái đã nhìn thấy thầy đội rất xứng đáng. Nền tảng sự xứng đáng của ông ta là thái độ và mọi hành động tử tế đối cùng người Do thái. Không sống cách biệt với người bản xứ đang thuộc dưới quyền của La mã, nhân vật này đã yêu mến đất nước Ysơraên. Ông xem trọng họ là một dân tộc, và nhơn đó, tôi tin, ông ta có một sự kính trọng đối với tôn giáo của họ. Tình yêu dành cho xứ sở nầy đã biểu lộ ra qua vai trò kiến thiết của ông (hay giúp đỡ xây dựng) cho nhà hội của họ. Suy cho cùng, các trưởng lão người Do thái rất giống với một Cơ đốc nhân từ thiện ngày hôm nay, họ tin những người có lòng dâng hiến rời rộng sẽ nhận lãnh: “sự đối đãi đặc biệt” bởi các cấp lãnh đạo tôn giáo. Có lẽ họ đã vạch ra cách vận động nguồn kinh phí khác và đang trông mong nhờ vã người nầy trong một dịp khác. Thực vậy, toàn bộ sự việc đâm ra khó chịu. Thái độ thực của người Do thái đối cùng dân Ngoại có một dịp giá trị kém cõi hơn được trình bày trong Luca 4.22-30 và Công vụ các sứ đồ 22.21-23. Con người chắc chắn đang phân biệt đối xử, và căn cứ trên cơ sở dáng dấp bên ngoài.
Chúa Jêsus cùng đi với các trưởng lão người Do thái, hướng tới ngôi nhà của thầy đội, nhưng vì những lý do khác nhau hơn là họ đã đề nghị. Chúa Jêsus đã hành động không vụ lợi, và hành động ấy phát xuất từ một tấm lòng tràn ngập sự thương xót. Từ những lợi ích ích kỷ, họ đã hành động, vì các lý do ích kỷ. Những người Ngoại giàu có và rời rộng đều xứng đáng với chức vụ của người Do thái, nhưng kẻ không xứng đáng đều xứng đáng với sự chối bỏ, khinh khi, và sự đày đạo đời đời, ít nhất là trong tâm trí của nhiều người Do thái.
Thứ năm, thầy đội đã đưa ra lời thỉnh cầu của mình, dựa trên những gì ông đã nghe nói về Chúa Jêsus. Sâu xa như chúng ta biết, hai người chưa hề gặp nhau. Cho tới thời điểm nầy chẳng có một nhu cần nào hết so với những điều thầy đội quan tâm. Sống ngay hay gần Cabênaum, trung tâm đầu não của Chúa Jêsus, chắc chắn phải nghe đôi điều về Chúa Jêsus (tỉ như sự chữa lành người đau bại, được dòng xuống từ mái nhà, tội lỗi người được tha – Luca 5.18-26), và người nầy có lỗ tai để lắng nghe.
Thứ sáu, thầy đội phải có một sự hiểu biết đúng đắn và đánh giá đúng mọi niềm tin tôn giáo của người Do thái. Hãy lưu ý rằng thầy đội không muốn Chúa Jêsus phải đi đến nhà của mình vì cớ quyền thế của ông. Sở dĩ như vậy là vì vị sĩ quan không bằng lòng có một cuộc tiếp xúc mật thiết nào với người Do thái, ông ta hiểu sự dè dặt của người Do thái khi có một cuộc tiếp xúc mật thiết nào với một người dân Ngoại. Hơn nữa, thầy đội đã xây dựng nhà hội của họ, vì vậy ông biết rõ phải xử lý đúng đắn với mọi niềm tin và các thực hành tôn giáo của họ. Ông không thấy khó chịu bởi các quan điểm nầy, ông cũng không thách thức họ dù là phương thế nào. Thực vậy, ông đã làm ơn cho họ. Đây là một việc rất khiêm nhường cho một viên chức quân sự cấp cao khi làm cho một dân bị đô hộ.
Thứ bảy, thầy đội vốn nắm rõ ý nghĩa của quyền thế. Thầy đội là một con người của quyền thế, nhưng ông mau chóng công nhận quyền thế của ông không cao tột tới chỗ chữa lành cho người sắp chết được. Quyền phép của Chúa Jêsus thì làm được điều đó. Quyền phép của Chúa Jêsus lớn lao hơn quyền thế của thầy đội. Vì thế, thầy đội không nhắc tới quyền thế của ông, trừ phi để đưa lý do tại sao Chúa Jêsus cần phải có mặt để chữa lành cho kẻ tôi tớ của ông. Một con người của quyền phép chỉ cần phán ra một lời thôi. Chúa Jêsus, thầy đội đã kết luận từ các báo cáo mà ông đã nghe được, là một nhân vật của quyền phép vĩ đại nhất. Thậm chí Ngài có quyền phép lớn hơn cả thiên nhiên. Cho nên, Ngài có thể ra lệnh cho tật bệnh ra khỏi và tật bệnh bèn lui đi, dù Ngài có mặt hay không. Ông cũng công nhận quyền phép của Chúa Jêsus, giống như quyền thế của ông ta, là kết quả một uy quyền cao cả hơn (“Vì chính mình tôi là người thuộc dưới quyền kẻ khác” – câu 7). Một con người của quyền thế, giống như thầy đội đã mau chóng công nhận và đánh giá đúng quyền phép siêu nhiên của Chúa Jêsus.
Thứ tám, một câu chuyện nói về sự chữa lành tôi tớ của thầy đội trong Mathiơ và Luca đều có một phần nhấn mạnh riêng. Câu chuyện của Luca chủ yếu nói với khán thính giả dân Ngoại, cung ứng sự khích lệ lớn lao cho độc giả dân Ngoại vì ở đây đức tin của một người Ngoại được Chúa chúng ta khen ngợi như cao hơn đức tin của người Ysơraên. Có sự trông cậy cho người dân Ngoại. Thầy đội cũng có một sự tôn trọng rất lớn dành cho Do thái giáo và sự tôn trọng ấy đã khiến ông gửi một số đại biểu các trưởng lão Do thái đến xin Chúa Jêsus chữa lành cho kẻ tôi tớ của ông ta. Mặt khác, tin lành của Mathiơ đã viết ra với khán giả Do thái trong trí, có khuynh hướng hạ thấp độc giả bằng cách ghi ra những lời lẽ của Chúa Jêsus không những xét đoán đức tin của người Ngoại nầy, mà còn nói ra sự thật rằng trong Vương quốc nhiều người Do thái sẽ không có mặt, trong khi nhiều người dân Ngoại sẽ hiện diện ở đó (Mathiơ 8.10-12).
Sự sống lại của con trai đờn bà goá (7.11-17)
Một thời gian ngắn sau khi tôi tớ của thầy đội được chữa lành, Chúa Jêsus ra đi hướng về thành Nain, có một đoàn dân đông theo Ngài. Hướng thẳng về thành nầy, theo một hướng ngược lại, là một đám đông kác, nhưng với một trạng huống rất khác. Đoàn dân đông cùng đi với Chúa Jêsus (ngoại trừ những người Pharisi ‘áo dài buồn bã’”) thì vui mừng, hớn hở, đầy hy vọng. Mọi sự ở đây trông rất lạc quan. Còn đám đông kia thì ngược lại. Họ đang than khóc cái chết của đứa con trai của bà goá bụa kia. Chẳng có vui mừng, không có hy vọng, không có sự trông cậy.
Hai đám đông đụng đầu nhau, ở bên ngoài thành Nain. Cuộc gặp gỡ nầy khiến cho Chúa Jêsus phải mặt đối mặt với người đờn bà goá, bà nầy đang khoác trên người nỗi buồn khổ. Dường như bà ta chẳng biết Chúa Jêsus là ai, hoặc có biết đi nữa thì cái biết ấy chẳng còn là vấn đề đối với bà ta khi ấy. Bà ta chẳng cần cầu xin cũng chẳng trông mong một điều gì, trừ phi Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài nên đứng qua một bên. Mọi thế chủ động đều do Chúa chúng ta khởi xướng, và không phải trong sự đáp ứng lại với đức tin đâu, mà chỉ trong sự đáp ứng lại nỗi đau khổ và nhu cầu của con người mà thôi.
Cưu mang một sự thương xót rất lớn đối với bà ta. Chúa Jêsus bảo người goá phụ kia đừng khóc nữa. Có nhiều người nói ra câu nầy với người đang than khóc, nhưng chỉ có Chúa Jêsus mới có quyền trong khi bảo bà ta như thế. Chúng ta bảo người khác đừng khóc vì cái khóc ấy làm cho chúng ta thấy bất an. Còn Chúa Jêsus bảo bà ta đừng khóc vì khóc lóc chẳng cần thiết và không thích nghi. Bà ta thôi khóc lóc vì con trai bà ta không chết nữa. Vui mừng là đáp ứng thích nghi nhất. Chúa Jêsus khi ấy rờ đến quan tài, khiến cho đám tang phải dừng lại. Cái rờ nầy khiến cho những người khiêng quan tài phải cảnh giác vì cái chạm ấy sẽ làm ô uế Chúa Jêsus. Không có một nghi thức nào hết, Chúa Jêsus bảo chàng thanh niên kia chờ dậy, ngay lập tức chàng ta chờ dậy và khởi sự nói. Những lần hai vị tiên tri Êli và Êlisê làm cho người ta sống lại đã bị sự Chúa Jêsus làm cho người ta sống lại tức thì nầy che mờ đi.
Cả hai đám đông dường như muốn bùng nổ lên với sự vui mừng và ngợi khen. Họ kính sợ Đức Chúa Trời và công nhận Chúa Jêsus phải là một vị tiên tri vĩ đại, ít nhất là như thế. Điều nầy không loại trừ Ngài là Đấng Mêsi, dù phép lạ ấy đã công nhận Ngài như thế. Từ đáp ứng của dân chúng, đối với Giăng dường như họ nghĩ một đấng tiên tri phải là Đấng Mêsi. Ít nhất Đấng Mêsi sẽ là một vị tiên tri. Họ nói: “Đức Chúa Trời đã thăm viếng dân Ngài”, và Ngài đã thăm viếng họ. Các tiếng đồn về sự cao trọng của Chúa Jêsus lan ra khắp khu vực ấy.
Câu chuyện nầy, giống như câu chuyện nói về sự chữa lành đứa con trai quan thị vệ, cũng đưa vào lý trí những sự chữa lành của hai vị tiên tri Êli và Êlisê. Sự Chúa Jêsus làm sống lại đứa con đã chết nhắc cho chúng ta nhớ tới một sự cố tương tự trong chức vụ của tiên tri Êli (I Các vua 17.17-24) và cũng trong chức vụ của tiên tri Êlisê nữa (II Các vua 4.18-37). Đặc biệt trong trường hợp của tiên tri Êli, có những điểm tương đồng trong sự làm sống lại con trai của bà goá ở Nain. Cả hai người con trai nầy đều là con độc nhất của một đờn bà goá. Cả hai người con trai đều sống lại từ kẻ chết bởi một “tiên tri của Đức Chúa Trời”. Cả tiên tri Êli và Chúa Jêsus đã giao hai đứa con trai cho mẹ của chúng. Cả hai sự sống lại đều minh chứng rằng một vị tiên tri thật của Đức Chúa Trời đang hiện diện.
Phần kết luận
Tôi tin hai phép lạ nầy, sự chữa lành đứa con trai của quan thị vệ và sự sống lại của đứa con trai đờn bà goá, góp phần đưa ra vài mục đích có trong sứ điệp của tin lành Luca. Thứ nhất, các phép lạ nầy làm chứng cho sự thật Chúa Jêsus là Đấng xưng nhận Ngài chính là Đấng Mêsi của dân Ysơraên. Không một vị tiên tri nào từng thực hiện điều chi trỗi hơn các phép lạ nầy. Thứ hai, các phép lạ nầy là cái phông cho các thắc mắc của Giăng Báptít, các thắc mắc nầy sẽ được đưa ra trong phân đoạn sau. Thứ ba, các phép lạ nầy là cơ sở cho đức tin của nhiều người nam người nữ. Sau cùng, các phép lạ nầy là những tiêu biểu cho loại đức tin mà chúng ta nên có hôm nay. Chúng ta hãy nhìn lại hai phép lạ nầy để khám phá ra các đặc điểm của đức tin với những đặc điểm đó hai câu chuyện nầy đang dạy dỗ chúng ta.
(1) Đức tin tôn vinh và làm cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng. Nếu có điều chi trong sáng trong câu chuyện nói tới thầy đội, thì đó chính là đức tin của người nầy, đức tin ấy vừa tôn vinh vừa làm cho Đức Chúa Trời được đẹp lòng. Đức Chúa Trời vui thích nơi đức tin của con người. Đức Chúa Trời được tôn cao bởi đức tin khi Ngài là đối tượng của đức tin ấy. Chẳng có điều chi tán dương bổn tánh của Đức Chúa Trời hơn là có nhiều người bày tỏ cho thấy họ có lòng tin cậy nơi Ngài. Loài người thấy Đức Chúa Trời đáng tin cậy vì Ngài xứng đáng với lòng tin cậy của con người. Đức tin tôn vinh Đức Chúa Trời. Đức tin làm đẹp lòng Ngài, đức tin được Đức Chúa Trời khen ngợi.
(2) Đức tin hướng về Đức Chúa Trời là đối tượng đúng đắn của đức tin. Thầy đội không tin vào quyền thế (lớn lao) của mình, mà tin cậy vào quyền phép của Đấng Christ. Thầy đội tin Đấng Christ là Chúa của thiên nhiên, Ngài có quyền phép ra lệnh cho tật bệnh phải lui đi. Đức tin của ông nhắm thẳng vào đối tượng đúng đắn.
Thường thì chúng ta hướng sự chú ý của mình vào đức tin của chúng ta, hơn là hướng về Đức Chúa Trời, Ngài chính là đối tượng của đức tin chúng ta. Thầy đội không phạm tội về việc nhắm về bản thân mình. Thực ra, ông chẳng nhắc gì tới đức tin của ông. Chính Chúa Jêsus đã chỉ ra đức tin lớn lao nơi con người nầy. Thầy đội hướng sự chú ý của mình cố định vào Chúa Jêsus, vào lòng thương xót của Ngài, vào quyền phép của Ngài. Thầy đội bận tâm với thân vị của Chúa chúng ta, chớ không phải bận tâm vào sự có đức tin của ông ta.
Để đưa điểm nầy đi xa hơn một chút nữa, một số Cơ đốc nhân mất tập trung đức tin của họ bằng cách tập trung vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, hơn là nhắm vào thân vị của Đức Chúa Trời. Mọi lời hứa chỉ tốt đẹp giống như thân vị. Riêng lời hứa thôi thì chẳng có giá trị gì hết. Một đức tin lành mạnh là một đức tin nơi thân vị, thân vị ấy giúp cho chúng ta đem lòng tin theo những lời hứa. Và nếu đức tin chúng ta đặt nơi thân vị của Đức Chúa Trời là đủ, chúng ta hầu như không cần những lời hứa, vì chúng ta biết Đức Chúa Trời lớn lao hơn những lời hứa mà Ngài đã ban ra. Điểm khác biệt ở đây thật tế nhị, nhưng rất quan trọng. Đó là sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời là tặng phẩm và Đức Chúa Trời là Đấng Ban Cho. Đức tin của thầy đội đã hướng thẳng về Đức Chúa Trời.
(3) Đức tin lường trước và cầu xin những việc lớn từ một Đức Chúa Trời cao cả. Quan thị vệ không những cầu xin Chúa chúng ta một sự chữa lành kỳ diệu – đứa con trai sắp chết – mà còn cầu xin một sự chữa lành ngoài sự chữa lành bình thường. Thầy đội cầu xin Chúa Jêsus chữa lành cho tôi tớ mình ở một “khoảng cách xa xa”. Đức Chúa Trời của ông cao cả đến nỗi Ngài không cần có mặt khi chữa lành, và vì thế ông đã cầu xin Chúa Jêsus chỉ phán một lời thôi. Đức tin nơi một Đức Chúa Trời cao cả được thể hiện qua những lời cầu xin ngoài những lời cầu xin bình thường.
Tôi có nghe qua những lời cầu nguyện của tôi và lời cầu nguyện của nhiều người khác đều là những lời cầu xin quá con người. Há không phải Đức Chúa Trời đang chăm sóc các chứng cảm lạnh, sổ mũi, bệnh cúm, những chứng đau đớn, với loại aspirin, giường nghỉ, và thời gian thường giải quyết các vấn đề nầy. Những việc đòi hỏi đức tin là những việc bất khả thi về mặt con người. Một lần nữa chúng ta hãy đọc lại Tân ước đi, hãy nhìn vào những việc mà Chúa chúng ta và các sứ đồ Ngài đã cầu nguyện. Hãy để cho những lời cầu nguyện của chúng ta trở thành một phản ảnh về sự cao trọng của Đức Chúa Trời chúng ta.
(4) Đức tin luôn luôn được thấy nơi sự tiếp cận của ân điển và lòng thương xót. Lời cầu xin của thầy đội là một lời cầu xin để có được ân điển, và vì thế ông ta hoàn toàn chối bỏ bất kỳ một sự xứng đáng nào nơi phần của bản thân ông (mặc dù các trưởng lão người Do thái đều nghĩ ông là xứng đáng). Đức tin của thầy đội không những là đức tin đặt vào quyền phép của Chúa chúng ta, mà còn đặt vào bổn tánh của Ngài, đặc biệt đặt nơi lòng thương xót của Ngài. Ông vốn biết rõ Chúa Jêsus không những có quyền chữa lành từ đàng xa, mà còn bằng lòng, vì cớ nỗi đau khổ quá lớn của tôi tớ ông. Đức tin không thể bị phân cách ra khỏi lòng thương xót và ân điển. Các ân tứ của Đức Chúa Trời cho con người không phải là kết quả của sự con người xứng đáng, và thậm chí không phải là kết quả của đức tin của con người, mà là kết quả của sự nhơn từ và lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp làm sống lại đứa con trai của đờn bà goá kia, không thấy một đức tin nào được tỏ ra, không một lời cầu xin nào được đưa ra, nhưng Chúa Jêsus đã nhìn thấy nhu cần và đã làm thoả mãn nó.
“VẢ, ẤY LÀ NHỜ ÂN ĐIỂN, BỞI ĐỨC TIN, MÀ ANH EM ĐƯỢC CỨU” (Êphêsô 2.8).
(5) Đức tin không đòi hỏi phải thấy được hay bằng chứng rõ ràng. Sâu xa như chúng ta biết rồi, thầy đội không nhìn thấy Chúa Jêsus. Thầy đội không yêu cầu Chúa Jêsus có mặt, ông cũng không cảm thấy tôi tớ ông được chữa lành là điều cần thiết. Đức tin là tin cậy vào thân vị của Đức Chúa Trời, dựa theo sự làm chứng của những người đã trông thấy Ngài. Cũng một thể ấy cho thầy đội và cho chúng ta. Đức tin của chúng ta lập nền trên sự làm chứng của các sứ đồ. Đức tin không đòi nhìn thấy. Đức tin của thầy đội không đòi hỏi sự hiện diện của Đấng Christ, cũng không đòi hỏi nghi thức, lễ nghi và những phương thức giống như thầy phù thuỷ, chỉ đòi hỏi lời Chúa phán ra mà thôi.
(6) Đức tin mà Chúa chúng ta khen ngợi nơi thầy đội là vì ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên người khác, hơn là giáng trên cái tôi của một người. Hãy lưu ý bản chất vô kỷ nơi đức tin của thầy đội. Ông đã tin cậy Đức Chúa Trời và cầu xin Chúa chúng ta chữa lành cho tôi tớ ông, chớ không xin phước hạnh cho tài khoản ngân hàng của ông, và nhiều thứ nữa. Hạng người dân gian “kể nó ra và xưng nhận nó” dường như chỉ nhắm vào mọi chiều kích ích kỷ của đức tin. Hãy có đức tin và Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho quý vị. Đức tin của thầy đội là đức tin rất cao tột. Đức tin ấy nhắm vào Đức Chúa Trời và ứng dụng đức tin ấy nhắm vào tha nhân. Nguyện đức tin của chúng ta hướng ngoại hơn là hướng nội. Đức tin là một ân tứ, giống như các ân tứ khác, không nên đem sử dụng theo kiểu tự phát, mà là để làm thoả mãn nhu cần của nhiều người khác.
(7) Đức tin lớn lên. Chúa chúng ta khen ngợi đức tin của thầy đội, nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng đức tin của ông không cứ cách nào đó là đức tin cấp bách. Tôi tin rằng đức tin của thầy đội là đức tin đã được trưởng dưỡng, lớn lên theo thời gian. Đức tin của ông rất rõ nét qua cách ông xử sự với người Do thái, và đặc biệt trong sự rời rộng của ông trong việc xây dựng nhà hội cho họ. Thầy đội dường như tin cậy Đức Chúa Trời ban phước cho dân Ngoại qua người Do thái. Ông đã đầu tư của cải đời nầy của mình trong việc làm ơn cho dòng dõi của Ápraham. Đức tin mà chúng ta đang nhìn thấy đã được Chúa chúng ta khen ngợi ở đây không phải là “trái đầu mùa” của đức tin Ngài đâu, nhưng là bằng chứng của một đức tin lànnh mạnh, đang tấn tới.
Tôi tin rằng đức tin phải được luyện tập, nếu đức tin ấy muốn lớn lên. Nguyện Đức Chúa Trời mở rộng và làm cho đức tin chúng ta lớn lên. Nguyện Chúa chúng ta trong ngày hầu đến sẽ khen ngợi đức tin của chúng ta, như Ngài đã khen ngợi đức tin của thầy đội. Và nguyện đức tin của chúng ta sẽ trở thành một nguồn phước cho nhiều người khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét