Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Luca 6.27-49: "TÌNH YÊU CÓ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Tiếp cận sứ điệp
Thể hiện tình yêu đối với kẻ thù: Vua Yêu Thương Đấng Christ kêu gọi (6.27-30)
Các thí dụ giải thích nhu cần phải yêu thương kẻ thù của chúng ta (6.39-49)
Các nguyên tắc nằm ở dưới tình yêu dành cho kẻ thù (6.31-38)
Phần kết luận
BÀI 20
TÌNH YÊU CÓ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
(Luca 6.27-49)
Phần giới thiệu
Bài giảng nầy là bài giảng mà tôi hay gọi là sứ điệp “bàn tay đẫm mồ hôi”. Đây không phải là một sứ điệp mà chúng ta muốn nghe theo cách tự nhiên. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta không phải là “đưa má bên kia” cũng không phải là cho kẻ chuyên ăn bám kia “mượn tiền”. Tôi nghĩ nên bắt đầu sứ điệp nầy bằng cách thú nhận với lòng mình rằng chúng ta tự nhiên chống lại những điều Chúa Jêsus dạy dỗ trong câu chuyện của Luca ở Bài Giảng Trên Núi là rất quan trọng. Vì vậy, tôi lưu ý quý vị nên cầm lại sự xét đoán những gì quý vị nghe thấy cho tới chừng nào quý vị có đủ thì giờ để suy gẫm về điều mình nghe, để nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời, để cầu nguyện, và để dò xét chính tấm lòng của mình.
Tôi ghi đề tựa cho sứ điệp nầy là: “Tình yêu có khả năng chịu đựng”, nhưng tôi nghĩ quý vị không bao lâu nữa sẽ nhận ra tôi đang giảng một bài rất khác biệt với những gì mệnh đề nầy mô tả, thậm chí trong giới Cơ đốc nhân – đặc biệt trong giới Cơ đốc nhân. Mới đây tôi có đọc quyển sách của Anthony Campolo, đề tựa là “Sự lừa dối đầy năng lực” [The Power Delusion], trong đó ông chỉ ra rằng bây giờ là lúc thể hiện cho cặp vợ chồng đang khởi sự tìm cách lẫn tránh lời cam kết đối với tình cảm của họ. Campolo cho biết, mỗi người trong hai người đang tìm cách “chịu tác động” phải yêu [lời tôi nói] người kia, khi chống lại việc yêu người kia nhiều hơn. Lý do cho thấy tình yêu có nhiều bổn phận và vì vậy người nào yêu nhiều thì làm ơn nhiều hơn. Muốn tự do thoát khỏi các món nợ yêu thương, người nầy phải yêu ít đi, làm cho người bạn đời kia mắc nợ với quý vị nhiều hơn là quý vị mắc nợ họ. Một kiểu tính toán “trả công không cân xứng”.
Nếu chúng ta đúng khi cho rằng tình yêu có những món nợ của nó, thì có lẽ chúng ta không có đủ can đảm để học biết từ Chúa chúng ta: chúng ta đang mắc một món nợ lớn lao là dường nào. Tuy nhiên, trong trường hợp nầy, chúng ta không đề cập tới món nợ yêu thương của chúng ta dành cho chồng hay vợ, hoặc cho bạn bè, hay thậm chí cho người lân cận, mà cho kẻ thù. Chúa Jêsus đặc biệt đang đề cập tới nghĩa vụ và sự bày tỏ của tình yêu thương trong mối quan hệ của chúng ta với kẻ thù. Nói ngay ra, chúng ta sẽ nhìn thấy mọi điều Chúa Jêsus đòi hỏi các môn đồ Ngài phải thực hiện cho kẻ thù của họ phải nhiều hơn những gì nhiều người bằng lòng làm cho người bạn đời của họ.
“Tình yêu có khả năng chịu đựng” chúng ta đang đề cập tới không phải là loại tình yêu xưng công bình “khả năng chịu đựng” đối với người khác (là tình cảm đôi lúc có cần), mà đúng hơn là một tình yêu có khả năng chịu đựng nơi phần của chúng ta, dù khó tin nhưng chúng ta phải bày tỏ tình yêu ấy ra.
Phải thú nhận là khi chúng ta đọc lời lẽ của Chúa chúng ta trong các câu 27-30, có nhiều vấn đề kèm theo với việc làm theo đúng y như Ngài phán dạy. Việc đầu tiên tôi muốn trình bày ở đây là Chúa Jêsus mong muốn khán thính giả của Ngài phải tuân theo tinh thần của lời dạy của Ngài, chớ không phải chỉ tuân theo văn tự. Ngài muốn các môn đồ của Ngài giải thích lời lẽ của Ngài ở đây y như chúng ta giải thích luật pháp Môise trong Cựu ước. Chúng ta sẽ thấy nguyên tắc nằm ở dưới lời dạy dỗ, rồi giải thích và ứng dụng lời dạy ấy theo ánh sáng của nguyên tắc.
Thứ hai, tôi muốn nhìn nhận rằng có nhiều vấn đề hiện đến khi một người nghiêm chỉnh nắm lấy sự dạy của Chúa Jêsus. Thí dụ, người ta có “đưa luôn má bên kia” trong trường hợp bị hãm hiếp, hay giết người, hoặc lạm dụng tình dục trẻ em không? Còn về người vợ bị ngược đãi thì sao? Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ mau chóng nhìn thấy người ấy giải thích và ứng dụng lời của Chúa theo ánh sáng của các nguyên tắc khác của Kinh Thánh. Nhưng trong khi còn có nhiều ngoại lệ, mục đích của Chúa chúng ta là gắn thật sâu nguyên tắc vào trong lý trí chúng ta. Trong trường hợp của hôn nhân và ly dị, Chúa Jêsus không muốn nói theo các giới hạn của ngoại lệ, mà theo giới hạn của luật lệ (đối chiếu Mathiơ 19.3…). Vì vậy, ở đây, Chúa Jêsus muốn tránh không làm suy yếu luật lệ bằng cách nhấn mạnh ngoại lệ. Cho nên, chúng ta thấy “đưa luôn má bên kia” không có một ngoại lệ nào hết, thậm chí khi chúng ta nhìn biết điều nầy ở một chừng mực nào đó. Trước tiên chúng ta hãy tiếp thu luật lệ từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, rồi tìm cách đưa nó vào thực hành, sau cùng mới xét tới những lạm dụng và ngoại lệ.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Tôi xem phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta như có ba phần chính. Là một đơn vị, phân đoạn Kinh Thánh chứa những lời lẽ của Chúa chúng ta phán cho nhóm rộng lớn hơn trong số những người nhóm lại nghe Ngài giảng (đối chiếu 6.27; 7.1), chớ không hẳn cho nhóm nhỏ các môn đồ (đối chiếu 6.13-16, 20). Ở đây, Chúa Jêsus chỉ ra cách một trong những môn đồ của Ngài phải đối xử với kẻ thù của họ. Các câu 27-30 xác định một số phương thức môn đồ của Chúa Jêsus bày tỏ ra cho một kẻ thù. Các câu 31-38 đề ra những nguyên tắc đòi hỏi và tác động một người phải hành động theo như Chúa Jêsus đã giảng dạy ở trên. Trong các câu 39-49, Chúa Jêsus “thí dụ hoá”, Ngài chỉ ra lý do tại sao loại thể hiện nầy là cần thiết. Cho nên phân đoạn Kinh Thánh sẽ được tóm tắt như sau:
Yêu thương kẻ thù (Luca 6.27-49).
THÁI ĐỘ: Thể hiện tình yêu dành cho kẻ thù – các câu 27-30
CƠ SỞ: Các nguyên tắc cho tình yêu dành cho kẻ thù – các câu 31-38
TÌNH TRẠNG CẢI THIỆN: Nhu cần thiết thực cho tình yêu dành cho kẻ thù – các câu 39-49
Tiếp cận sứ điệp
Trong bài học nầy tôi sẽ đưa ra một vấn đề có vẻ bất thường, một vấn đề mà tôi thường tìm cách tránh né – đi lệch ra khỏi trật tự của phân đoạn Kinh Thánh, như đã được ghi lại. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách mô tả cách thực hành mà Chúa chúng ta đòi chúng ta phải yêu thương kẻ thù mình (các câu 27-30). Kế đó, tôi sẽ xử lý tới các thí dụ của Chúa Jêsus, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chúng ta vâng theo các mạng lệnh của Ngài ở đây (các câu 39-49). Sau cùng, tôi sẽ kết luận bằng cách nhận dạng các nguyên tắc nằm ở dưới những cách thực hành (các câu 31-38).
Thể hiện tình yêu dành cho kẻ thù: Vua yêu thương kêu gọi (6.27-30)
Toàn bộ các bài giảng đã được giảng luận đều căn cứ theo các câu nầy, nhưng phần tiếp cận của chúng ta loại trừ trường hợp nầy. Chúng ta hãy bắt đầu với phần mô tả khái quát những điều Chúa Jêsus đang kêu gọi trong phân đoạn nầy.
(1) Chúa Jêsus đang đưa ra những huấn thị cho hết thảy những ai sẽ trở thành môn đồ của Ngài. Câu 27 cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã phán ra mọi lời nầy cho những “người nghe ta”. Đây có thể là cách nói khác: “Ai có tai để nghe, hãy nghe”. Tuy nhiên, tôi tin rằng Chúa Jêsus đang nói cho những kẻ đi theo Ngài biết họ bị buộc phải thể hiện ra tình yêu ấy.
(2) Những thể hiện mà Chúa chúng ta đòi hỏi ở đây hết thảy đều có liên quan tới “kẻ thù” của chúng ta, những kẻ thù ghét, rủa sả, ngược đãi, công kích, và nắm lấy cơ hội lấn lướt chúng ta. Kẻ thù của chúng ta, tôi nghĩ chúng ta có thể nói, là người không tìm kiếm ích lợi tốt nhất của chúng ta với mọi tổn phí của họ, mà là người đang phấn đấu để đạt được ích lợi tốt nhất của họ với mọi tổn phí của chúng ta.
(3) Những thể hiện mà Chúa Jêsus đòi hỏi là mọi đáp ứng cho điều xấu đặc biệt được kẻ thù làm ra cho chúng ta theo cách cá nhân. Mọi hành động mà Chúa chúng ta đòi hỏi là những đáp ứng đối với các xúc phạm nghịch cùng chúng ta.
(4) Những điều ác được làm ra nghịch cùng chúng ta phải phù hợp với sự thật: chúng ta là môn đồ của Đấng Christ, mặc dù điều nầy chưa được thổ lộ ra rõ ràng. Những đáp ứng được đòi hỏi rõ ràng nơi các môn đồ của Đấng Christ.
(5) Mọi hành động (đáp ứng) Chúa chúng ta đòi hỏi là những hành động ngược đãi với Do thái giáo, với nền văn hoá của chúng ta, và đối với bản chất sa ngã của chính chúng ta. Những hành động mà Chúa Jêsus đòi hỏi là những đáp ứng siêu nhiên. Chúng ta không thực hiện các đáp ứng ấy theo cách thông thường (lực tác động), chúng ta cũng không có (phương tiện, quyền lực). Vì thế, các hành động biệt các môn đồ riêng ra đối với mọi người khác.
(6) Nói chung, những hành động mà Chúa chúng ta đòi hỏi cần phải có sự từ bỏ các quyền hạn cá nhân của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta dàn trận chống lại kẻ thù vì những việc họ đã làm cho chúng ta.
(7) Bảng danh mục những điều thể hiện mà Chúa Jêsus đề ra ở đây có tính chất gợi ý, chớ không phải toàn bộ cả đâu. Thí dụ, Mathiơ cung ứng cho chúng ta những vấn đề thêm vào để tra xét, là một phần của chính bài giảng nầy (đối chiếu Mathiơ 5.41). Chúa Jêsus không dự trù buộc phải tra xét các đáp ứng với bảng danh mục nầy, mà chỉ gợi ý thôi. Đây là những trường hợp xử lý trong đó có một nguyên tắc rất tổng quát: Chớ lấy ác trả ác, nhưng lấy điều thiện thắng điều ác.
(8) Những việc mà Chúa Jêsus yêu cầu đều đòi hỏi đức tin và khả năng siêu nhiên. Đây không phải là những hành động mà con người lo làm bằng sức riêng của mình, để được cứu, mà là những hành động mà người đã được cứu lo làm, phù hợp với tâm trí và sức mới mà Đấng Christ đã ban cho qua Thánh Linh Ngài.
(9) Những việc mà Chúa chúng ta truyền đạt ở đây có thể bị lạm dụng và cần phải biệt riêng ra để còn có chỗ cho các huấn thị khác nữa. Đời sống Cơ đốc không phải là đời sống đơn giản, như người Pharisi đã tìm cách để thực hiện đời sống đó (họ thực sự đã làm cho đời sống đó ra phức tạp hơn). Cơ đốc nhân đôi khi lại hành động theo một nguyên tắc ở một thời điểm nào đó, nhưng chỉ trong vài trường hợp, mọi sự đều ở trong sự cân đối và căng thẳng. Có lúc chúng ta sống giống như một kẻ hay lừa gạt, tìm cách giữ vài nguyên tắc qua các việc làm của chúng ta theo dáng vẻ bề ngoài.
(10) Cách thể hiện những mạng lệnh của Chúa chúng ta được đưa ra ở đây có quan hệ với “các phước lành” mà Chúa chúng ta đã nêu ra ở trên. Làm theo như Chúa Jêsus đòi hỏi có thể khiến cho chúng ta ra nghèo khó. Chúng ta có thể phản kháng: “Nhưng tôi sẽ nghèo khó khi làm theo điều nầy”. Lời lẽ của Chúa Jêsus ở trên: “Phước cho các ngươi là kẻ nghèo khó” sẽ trở nên thích đáng ngay.
(11) Nhận biết rõ cần có một sự đầu phục phải đưa ra nơi người nào muốn thực hành khái niệm nầy, sẽ có một tác động quan trọng trên cách ứng xử của người ấy. Thí dụ, nếu tôi biết tôi sẽ không đánh lại kẻ đánh tôi, nhờ đó tôi sẽ được khuyến khích trở thành một người biết “làm sự hoà thuận” phước hạnh và là một con người “nhu mì” (đối chiếu Mathiơ 5.5, 9). Người nào chọn mang theo súng trong xe đều biết điều nầy chẳng có khuynh hướng biến họ thành kẻ nhu mì, cũng như người nào chọn cung cách sống hoà bình đều có khuynh hướng tránh mọi chuyện đi tới chỗ phải đánh nhau. Người có ý thức chọn lựa vâng theo các mạng lệnh của Chúa Jêsus ở đây cũng sẽ thúc đẩy chúng ta biết phát triển các đức tính tin kính khác.
Các thí dụ giải thích nhu cần phải yêu thương kẻ thù của chúng ta (6.39-49)
Tôi không phải “chiến đấu” cho sự thật chỉ ra mọi lời lẽ nầy đều là ví dụ, nhưng tôi nghĩ tới yếu tố phải giải thích tại sao các môn đồ của Chúa Jêsus vâng theo mọi mạng lệnh mới là điều quan trọng. Trong các giới hạn đơn giản, Chúa Jêsus đang phán dạy rằng rất cần thiết cho các môn đồ Ngài phải “diễn hành theo một nhịp trống khác”, phải sống cuộc sống bằng một tiêu chuẩn cao hơn, phải có cách thể hiện sống tốt hơn cuộc sống của người khác, là những người không phải là môn đồ Ngài. “Sự tốt hơn” là tư tưởng duy nhất lồng dưới những câu nầy và cung ứng một sự thống nhất về tư tưởng. Chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn cái chạm của từng câu mà Chúa chúng ta đưa ra ở đây để thấy rõ mọi lý lẽ của Ngài về “sự tốt hơn” trong đời sống của các môn đồ Ngài.
(1) Người dẫn kẻ mù phải nhìn thấy rõ hơn người mà họ dẫn dắt – câu 39. Ví dụ đầu tiên phải thực hiện với những kẻ dắt người mù. Nếu “kẻ dắt” cũng mù giống như người mà họ đang dẫn đường cho, thì cả hai sẽ bị té hết. Kẻ dắt người mù phải nhìn thấy rõ hơn người mà họ dẫn dắt. Chúa Jêsus đã đến, Ngài phán: “để ban ánh sáng cho người mù” (Luca 4.18). Điều nầy, tôi tin sự ban cho nầy còn hơn cả việc ban cho ánh sáng thuộc thể nữa (đối chiếu Giăng 9.35-41). Nếu các môn đồ của Chúa Jêsus làm theo như Ngài đã làm, cái nhìn của họ sẽ sáng hơn cái nhìn của hạng tội nhân.
(2) Thầy phải hơn môn đồ của họ – câu 40. Chúa Jêsus đã nhắc cho các môn đồ Ngài nhớ mọi điều mà hết thảy chúng ta đều biết: thầy phải hơn môn đồ, vì phần việc của môn đồ là phải đạt cho kỳ được trình độ của thầy mình. Chúng ta không có học sinh lớp 5 dạy học sinh lớp 12. Tuy nhiên, chúng ta có học sinh lớp 12 dạy học sinh lớp 5 (trong thời buổi xa xưa điều nầy đã xảy ra). Vì môn đồ đang ở trong quá trình trở nên giống như thầy mình, thầy thì phải biết nhiều hơn.
(3) Con mắt của người quan sát và người kiểm tra phải trông rõ hơn người có con mắt mà họ đang tìm cách lấy cọng rác nhỏ ra – các câu 41-42. Nếu người nầy có con mắt xấu, do cây đà gây ra, người ấy khó mà giúp cho người khác lấy cọng rác nhỏ ra khỏi mắt họ. Người nầy phải có khả năng nhìn rõ hơn người có khả năng nhìn hạn hẹp, đấy mới là người mà chúng ta đang tìm cách giúp đỡ.
(4) Tính ưu việt của một số việc có thể phân biệt bằng tính chất tốt đẹp của “đầu ra” của chúng, “trái” của chúng – các câu 43-45. Tính chất của một số việc không thấy được bằng mắt thường chỉ có thể được ước lượng bằng “trái” trông thấy được ở “đầu ra” của chúng. (Hình thái) tự nhiên và tính chất của một cây chỉ có thể biết được do bản chất và đặc tính của trái của nó. Tình trạng tấm lòng của một con người, đối với nhiều người khác thì không thấy được bằng mắt thường, chỉ có thể xét đoán bằng những gì lưu xuất ra từ người ấy (môi miệng của người). Nếu theo Đấng Christ là cách tốt nhất, thì Cơ đốc nhân sẽ tạo ra “trái” tốt thôi. Cho nên, Cơ đốc nhân được kêu gọi phải sống theo một tiêu chuẩn cao hơn.
(5) Vâng phục đối với các mạng lệnh “gay go” của Chúa chúng ta minh chứng một người là môn đồ thật của Đấng Christ, và nắm lấy những phần việc khó bảo đảm cho chúng ta chịu đựng các thời điểm khó khăn ở trước mặt – các câu 46-49. Chúa Jêsus dạy rằng không những gọi Chúa Jêsus là Chúa, họ còn phải chứng minh Ngài là Chúa bằng cách tuân theo các mạng lệnh của Ngài nữa (câu 46). Chính qua việc làm theo những việc khó sẽ chỉ ra chức năng môn đồ của mình. Trao tiền cho một đứa con rồi bảo nó cầm lấy đi mua kẹo ăn không phải là thử nghiệm sự vâng phục của nó. Buộc một đứa trẻ phục tùng đến tiêm chủng tại phòng mạch bác sĩ mới là thử nghiệm sự vâng lời.
Trong mấy câu 47-49, Chúa Jêsus tìm cách minh hoạ sự thật làm theo việc khó sẽ đạt được sự tin tưởng vào các thời điểm khó khăn ở trước mặt. Khi xây dựng một ngôi nhà, người khôn ngoan “đào đất cho sâu”, xây trên nền vầng đá. Đào đất sâu để thiết lập một nền vững chắc không phải là dễ làm, nhưng khi bão táp đến, toà nhà sẽ được vững chắc. Vâng theo các mạng lệnh của Chúa chúng ta về sự yêu thương kẻ thù không phải là dễ đâu, nhưng làm theo cung ứng cho chúng ta một sự tin quyết rằng trong tương lai chúng ta đã đặt nền móng tốt, được dựng nên trên đức tin và sự vâng phục, và có thể, bởi ân điển Ngài, cứ đứng vững vàng cho dù có cơn bão cỡ nào đang ụp đến.
Trong mỗi và từng minh hoạ nầy, nhu cần để “tốt hơn” đã được thiết lập rồi, thậm chí phải trả giá rất cao khi sống theo tiêu chuẩn cao hơn của Đấng Christ. Các mạng lệnh của Đấng Christ về yêu thương kẻ thù là tiêu chuẩn rất cao, cao hơn tiêu chuẩn mà con người đang có và đang thực hành, nhưng điều nầy cho thấy rằng Đức Chúa Trời ban mọi sự khả thi cho những ai tin cậy nơi Ngài, những ai vâng theo các mạng lệnh Ngài, và những ai được quyền phép và ân điển Ngài nâng đỡ.
Các nguyên tắc nằm ở dưới tình yêu dành cho kẻ thù (6.31-38)
Những lời dạy về sự yêu thương kẻ thù mà Chúa chúng ta đang cung ứng cho chúng ta trong những câu 27-30 đều dựa theo các nguyên tắc. Bắt đầu từ nguyên tắc ở cấp độ thấp nhất lên đến nguyên tắc ở cấp độ cao nhất, Chúa Jêsus cung ứng cho chúng ta các nguyên tắc quản trị trong những câu 31-38. Chúng ta hãy xét qua những câu nầy:
(1) HÃY LÀM CHO NGƯỜI KHÁC NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN HỌ LÀM CHO MÌNH
Nguyên tắc nầy dựa theo một lời hứa cơ bản, lời hứa ấy là sự có qua có lại. Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng tử tế với người khác. Người nào yêu mến chúng ta, chúng ta yêu mến lại. Người nào tử tế với chúng ta, chúng ta tử tế lại. Người nào khó chịu với chúng ta, chúng ta khó chịu lại. “Điều luật vàng” dạy chúng ta với khuynh hướng có qua có lại của con người, chúng ta đối xử với người khác theo cùng một cách chúng ta mong muốn họ đáp ứng với chúng ta. Nếu chúng ta muốn người ta sống tử tế và giàu ơn đối cùng chúng ta, chúng ta phải sống tử tế và giàu ơn đối với họ.
Chẳng có một gì điều hay ho đặc biệt khi làm theo nguyên tắc nầy, khi chúng ta chuyên tâm về lợi ích của riêng mình bằng cách sống tử tế đối cùng những người khác. Sự tử tế đối cùng người khác có khuynh hướng được họ đền đáp lại cho chúng ta. Chúng ta kiếm lại những gì chúng ta gieo ra. Đa số mưu luận theo đời nầy trong việc phải quan hệ thế nào với tha nhân đều dựa theo nguyên tắc điều luật vàng. Nguyên tắc nầy chẳng vượt quá tiêu chuẩn mà hạng người chưa tin Chúa đề ra cho chính họ.
Tuy nhiên, điều luật vàng, chỉ là một đòi hỏi tối thiểu. Thực hiện điều luật nầy chúng ta có lòng trông mong sự tử tế của mình sẽ được hồi đáp lại. Làm lành thì người ta làm lành cho chúng ta. Điều luật vàng có thể được tuân thủ bởi bất kỳ con người nào chỉ biết lo tìm kiếm lợi riêng mình. Vâng theo điều luật vàng sẽ nhận được một tác dụng nhỏ thôi, vì nó đề ra một tiêu chuẩn mà mọi người đều tìm cách bám giữ lấy. Điều luật vàng không phải là xấu – nó chưa tốt đủ mà thôi. Vì thế, Chúa chúng ta nhấn mạnh vào các nguyên tắc khác (cao hơn).
(2) LÀM ĐIỀU THIỆN CHO NGƯỜI KHÁC KHI HỌ LÀM ĐIỀU ÁC NGHỊCH LẠI QUÝ VỊ
Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng không có gì tốt đẹp trong việc sống theo cùng một tiêu chuẩn như người khác, vì là tội nhân (các câu 32-34). Thế thì Cơ đốc nhân phải sống vượt trội hơn tiêu chuẩn tối thiểu của thế gian trong vấn đề yêu thương tha nhân. Thế gian vui sướng đáp ứng với loại nầy. Hạng tội nhân yêu thương người nào yêu thương họ. Nhưng hàng thánh đồ phải yêu thương kẻ nào khinh ghét mình. Đây quả đúng là một con đường khó đi. Nếu tha nhân đáp trả theo cùng một cách thức, chúng ta phải đáp trả theo cách khác. Không những chúng ta ban ra tình yêu để được yêu thương, và làm lành để được điều lành, chúng ta còn phải yêu thương kẻ thù mình, và lấy điều thiện trả điều ác.
(3) LÀM CHO NGƯỜI KHÁC, MÀ KHÔNG MONG SỰ BAN THƯỞNG
Nếu chúng ta làm điều thiện cho người nào đã làm điều ác nghịch cùng chúng ta, chúng ta cũng phải làm điều thiện cho người nào sẽ làm điều ác nghịch cùng chúng ta. Con người làm những việc lành cho tha nhân, với lòng trông mong tha nhân làm lành lại cho họ (có qua có lại). Cơ đốc nhân không những bỏ qua những gì kẻ thù họ đã làm ra chống nghịch họ, mà còn hành động tử tế đối cùng tha nhân, với lòng nhận biết rằng họ sẽ không đối xử theo kiểu có qua có lại, và họ sẽ làm điều ác đối cùng chúng ta khi chúng ta làm điều lành cho họ.
Tội nhân nhìn con người để kiếm chác, và họ muốn phần thưởng của họ sẽ đến mau chóng. Các môn đồ của Đấng Christ nhìn xem Đức Chúa Trời để nhận lấy phần thưởng của họ, và có thể phần thưởng sẽ không đến ngay mà mãi cho tới cõi đời đời mới có. Dĩ nhiên, điều nầy có nghĩa là con người phải sống bởi đức tin, yêu thương kẻ thù của mình, đây là thứ đức tin mà Đức Chúa Trời trông thấy, Đức Chúa Trời ban thưởng, và mọi ơn phước sẽ đến sau đó.
(4) HÃY LÀM CHO NGƯỜI KHÁC Y NHƯ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LÀM CHO QUÝ VỊ
Trong khi tội nhân đối xử với tha nhân phù hợp theo cách mà họ đã được đối xử, hàng thánh đồ cần phải đối xử với tha nhân theo đúng phương thức Đức Chúa Trời đã đối xử họ (và với mọi người). Các môn đồ của Đấng Christ cần phải bày tỏ ra lòng thương xót đối với kẻ thù của họ vì Đức Chúa Trời đã tỏ ra lòng thương xót đối với chúng ta. Trong sự thương xót của Ngài, Đức Chúa Trời luôn luôn chu cấp cho con người với một phương thức tránh thoát sự phán xét của Đức Chúa Trời. Điều nầy luôn luôn được thực hiện bằng phương tiện ăn năn và đức tin của con người (cũng là một sự ban cho của Đức Chúa Trời). Sự thương xót của Đức Chúa Trời ấy là cung cấp cho môn đồ của Đấng Christ với động lực bày tỏ ra lòng thương xót cùng kẻ thù mình. Chúng ta cần phải đối xử với tha nhân giống như Đức Chúa Trời đã đối xử với chúng ta vậy.
(5) LÀM CHO THA NHÂN THEO CÙNG MỘT CÁCH QUÝ VỊ MUỐN ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM CHO QUÝ VỊ
Chúng ta đã thấy rõ chúng ta cần phải đối xử với con người giống như Đức Chúa Trời đã đối xử với chúng ta. Bây giờ chúng ta phải nhấn mạnh sự kiện nầy: Chúng ta phải đối xử với con người theo cùng một phương thức quyết định cách Đức Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta trong tương lai. Đây không phải là nguyên tắc dễ nắm bắt đâu, nhưng Chúa Jêsus dạy rằng phương thức chúng ta đối xử với tha nhân quyết định phương thức Đức Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta. Trong “Bài cầu nguyện của Chúa”, Chúa Jêsus dạy rằng chúng ta cần phải cầu xin Đức Chúa Trời:
“XIN THA TỘI LỖI CHO CHÚNG TÔI, NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KẺ PHẠM TỘI NGHỊCH CÙNG CHÚNG TÔI” (Mathiơ 6.12).
E rằng chúng ta sẽ thất bại không nắm bắt được câu nầy có nghĩa gì, Chúa chúng ta giải thích:
“Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi” (Mathiơ 6.14-15).
Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo cùng một cách mà chúng ta đối xử với tha nhân. Đức Chúa Trời xét đoán chúng ta theo tiêu chuẩn chúng ta áp dụng cho người khác (Mathiơ 7.1-2). Khi chúng ta đối xử với người khác bằng sự thương xót, Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo sự thương xót. Khi chúng ta đòi hỏi quyền lợi của chúng ta, nghĩa là, sự công bình, thì Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta sự công bình (điều chúng ta xứng đáng được). Vì vậy, Chúa Jêsus dạy rằng Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo cùng một cách chúng ta đối xử với tha nhân, kể cả kẻ thù của chúng ta:
“Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình. Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy” (Luca 6.37-38).
Thực như vậy đấy. Trong khi hạng người bình thường sống loại đời sống bình thường. Cơ đốc nhân cần phải sống loại đời sống siêu nhiên. Đang khi người bình thường yêu thương kẻ nào yêu thương họ, Cơ đốc nhân cần phải yêu thương kẻ nào ganh ghét họ. Và họ có thể sống như vậy vì họ trông mong Đức Chúa Trời ban thưởng cho họ, chớ không phải con người. Cơ đốc nhân cần phải sống vượt trỗi hơn con người bình thường vì Đức Chúa Trời chính là Đấng chúc phước và ban thưởng cho họ. Cơ đốc nhân có thể buộc mình vào loại yêu thương như thế vì Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn tiếp trợ đầy tràn.
Phần kết luận
Mấy lời nầy của Chúa chúng ta quả thực rất khó nghe và rất khó hiểu, nhưng thực chất của chúng rất rõ ràng. Chúng ta cần phải làm điều mà không một ai khác chịu làm – ấy là yêu thương kẻ thù mình. Chúng ta cần phải làm như vậy vì Đức Chúa Trời vốn yêu thương chúng ta đang khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Ngài. Chúng ta cần phải làm như vậy vì Đức Chúa Trời là Đấng sẽ ban phước cho chúng ta vì đã tuân theo các mạng lệnh của Ngài.
Chúng ta nhận biết từ các sách tin lành rằng Chúa chúng ta đã thực hành mọi điều Ngài đã giảng dạy. Ngài yêu thương kẻ thù của Ngài và Ngài đã lên thập tự giá ở đồi Gôgôtha. Ngài đã chu cấp, theo công đức của Ngài, con đường cứu rỗi cho loài người. Nhờ thập tự giá của Đấng Christ, con người có thể được biến đổi từ kẻ thù để trở thành bạn hữu thân thiết (đối chiếu Êphêsô 2).
Có một số phương thức trong đó phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta sẽ bị hiểu sai và ứng dụng sai. Tôi muốn nói rằng phân đoạn Kinh Thánh nầy không được ghi lại để đề nghị hay ủng hộ sự sỉ nhục các môn đồ của Chúa chúng ta bởi những kẻ gian ác. Phân đoạn Kinh Thánh nầy không được viết ra để nói tới kẻ cướp, để ủng hộ việc hắn tước đoạt áo xống của chúng ta. Phân đoạn Kinh Thánh nầy không được viết ra để xưng công bình việc vay mượn tiền bạc mà không chịu trả lại. Trong khi luôn luôn có những kẻ sẽ sử dụng phân đoạn Kinh Thánh giống như thế để đòi hỏi nhiều việc bất hợp lý từ Cơ đốc nhân, đây không phải là ý định của Chúa chúng ta. Ngài đang biện hộ sự lấy điều thiện thắng điều ác, chớ không phải lấy điều ác chống lại điều thiện.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy cũng tỏ ra sự thật là chúng ta hay thể hiện ra lòng trông mong không thực tế. Đa số các hành động “yêu thương” của chúng ta làm ra đối với tha nhân đều có động lực của sự ích kỷ. Chúng ta yêu thương tha nhân để được yêu lại. Chúng ta ban cho để được nhận lại. Chúng ta làm lành, để người khác làm lành cho chúng ta. Chúng ta đang phục vụ trên cơ sở có qua có lại. Dẫu thế nào thì chúng ta đang phục vụ và yêu thương tha nhân có điều kiện, trông chờ họ đáp ứng lại y như thế. Lời lẽ của Chúa chúng ta có ý chỉ ra suy nghĩ như thế là sai hoàn toàn. Chúng ta phải phục vụ tha nhân, không mong nhận lại thứ gì từ nơi họ, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ nhận được phần thưởng từ nơi Đức Chúa Trời. Và nét đẹp của ân điển Đức Chúa Trời: ấy là Ngài ban thưởng cho chúng ta trỗi hơn mọi điều mà chúng ta đáng nhận được. Ngài ban thưởng tuỳ theo ân điển và sự giàu có của Ngài.
Tôi tin chắc rằng đa số những người được gọi là “nóng cháy” trong chức vụ chỉ là hạng người giận dữ với con người (và với Đức Chúa Trời) vì chẳng có một sự có qua có lại nào hết, họ nhắm vào các thứ của lễ và sự phục vụ của chúng ta mà thôi. Loại nóng cháy nầy dựa theo tánh ham lợi riêng và tìm kiếm bản ngã, chớ không dựa trên sự vâng phục của một môn đồ thật của Đấng Christ. Chúng ta hãy quên đi lòng trông mong muốn nhận được nhiều phần thưởng từ nơi con người.
Tôi đã chỉ ra rồi quan niệm “tình yêu lâu bền” của Chúa chúng ta rất khác biệt với tình yêu thường được quảng bá rộng rãi theo danh nghĩa Cơ đốc giáo ngày nay. “Tình yêu lâu bền” thường được nhắc tới, là tình yêu lâu bền trên tha nhân, tình yêu được thể hiện ra vì mọi lợi ích riêng của một người. “Tình yêu lâu bền” theo Kinh Thánh là tình yêu lâu bền nơi chúng ta, là người thể hiện yêu thương, tình yêu ấy là sự thương xót dành cho tha nhân, thậm chí là kẻ thù của chúng ta. Quý vị sẽ không thấy phân đoạn Kinh Thánh nầy trong hầu hết các sách đề cập tới “tình yêu lâu bền” vì mọi lời lẽ của Chúa chúng ta xét đoán những gì đã được truyền ra và được quần chúng ưa thích.
Điều nầy dẫn tôi tới một lời khuyên sau cùng về phương thức chúng ta hãy lắng nghe các bài giảng và phương thức chúng ta đọc “các sách mưu luận Cơ đốc”. Chúng ta có khuynh hướng mau chấp nhận “những âm thanh khuyên lơn và mưu luận tốt cho tôi”, lời khuyên ấy phù hợp với mọi khuynh hướng và sở thích tội lỗi của chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta không muốn bị hạng người gian ác lấn lướt. Về mặt tự nhiên, chúng ta không muốn lấy thiện báo ác. Và vì thế chúng ta mau tìm những lý do để chúng ta không làm theo mọi điều Chúa Jêsus giảng dạy ở đây.
Nhưng hãy để tôi nhắc cho quý vị nhớ rằng mọi tư tưởng của Đức Chúa Trời không phải là tư tưởng của loài người. Vì cớ đó, chúng ta phải tin rằng đa số mọi điều Chúa chúng ta đã nói là khó chấp nhận được. Lẽ thật lúc ban đầu đã bị chống báng. Chỉ sau khi suy nghĩ và cầu nguyện nhiều rồi, chúng ta mới có thể nhìn thấy những việc khó đúng là những việc mà Chúa chúng ta đang nói tới, và là những điều bản tánh sa ngã của chúng ta muốn từ chối. Rốt lại, đấy là sự dạy giả dối, nó tạo ra nhiều việc dễ dàng cho chúng ta, đấy sẽ là “âm hưởng tốt lành” cho chúng ta, và dễ chấp nhận mà chẳng có ai phê phán gì hết. Chúng ta phải tỉnh thức về sự dạy đó, nó gây ra “âm hưởng tốt lành” cho chúng ta thật mau chóng. Việc làm mới lại tâm trí của chúng ta đòi hỏi sự suy nghĩ của chúng ta phải thay đổi sao cho phù hợp vói Lời của Đức Chúa Trời. Khó nghe hay không khó nghe, chúng ta hãy lắng nghe mọi điều mà Chúa chúng ta đã dạy dỗ chúng ta trong phân đoạn Kinh Thánh nầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét