Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Luca 11.37-54: "NHỮNG NHÀ CHÍNH THỐNG GIÁO KHÓ ƯA"



Phần giới thiệu
Ai là người Pharisi?
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Một sự khác biệt rất khó chịu giữa Chúa Jêsus và người Pharisi (11.39-41).
Ba điều khốn cho (11.42-44).
Ba điều khốn hướng thẳng vào các chuyên gia về Luật pháp (11.46-52)
Kết quả (11.53-54).
Phần kết luận
Những điều người Pharisi đã tố cáo Chúa Jêsus
Những điều người Pharisi bị tố cáo trong các sách Tin Lành.
Bài 40
NHỮNG NHÀ CHÍNH THỐNG GIÁO KHÓ ƯA
(Luca 11.37-54)
Đức Chúa Jêsus đương phán, có một người Pharasi mời Ngài về nhà dùng bữa. Ngài vào ngồi bàn. Người Pharasi thấy Ngài không rửa trước bữa ăn, thì lấy làm lạ. Nhưng Chúa phán rằng: “Hỡi các ngươi là người Pharasi, các ngươi rửa sạch bề ngoài chén và mâm, song bề trong đầy sự trộm cướp và điều dữ. Hỡi kẻ dại dột! Đấng đã làm nên bề ngoài, há không làm nên bề trong nữa sao? Thà các ngươi lấy của mình có mà bố thí, thì mọi điều sẽ sạch cho các ngươi. Song khốn cho các ngươi, người Pharasi, vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời, thì các ngươi bỏ qua! Ấy là các việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác. Khốn cho các ngươi, người Pharasi, vì các ngươi ưa ngôi cao nhứt trong nhà hội, và thích người ta chào mình giữa chợ! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết! Một thầy dạy luật bèn cất tiếng nói rằng. Thưa thầy, thầy nói vậy cũng làm sỉ nhục chúng tôi. Đức Chúa Jêsus đáp rằng. Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi xây mồ mả các đấng tiên tri mà tổ phụ mình đã giết! Như vậy, các ngươi làm chứng và ưng thuận việc tổ phụ mình đã làm; vì họ đã giết các đấng tiên tri, còn các ngươi lại xây mồ cho. Vậy nên sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã phán rằng. Ta sẽ sai đấng tiên tri và sứ đồ đến cùng chúng nó; chúng nó sẽ giết kẻ nầy, bắt bớ kẻ kia, hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết Abên chó đến huyết Xachari đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy. Khốn cho các ngươi, là thầy dạy luật, vì các ngươi đã đoạt lấy chìa khóa của sự biết, chính mình khôn vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn cấm không cho! Khi Đức Chúa Jêsus ra khỏi đó rồi, các thầy thông giáo và người Pharasi bèn ra sức ép Ngài dữ tợn, lấy nhiều câu hỏi khêu chọc Ngài, và lập mưu bắt bẻ lời nào từ miệng Ngài nói ra”.
PHẦN GIỚI THIỆU
Cách đây mấy năm, một trong các trưởng lão của chúng tôi đã đến Chilê, bố mẹ ông đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày cưới của họ. Họ sống trong một nông trại ở nơi rất xa xôi và ai tới dự lễ kỷ niệm nầy đều ở lại trong nông trại một vài ngày. Có mặt trong nhóm nầy là một vị Mục sư người Đức. Hans đã giới thiệu vị Mục sư cho Gabriel, là con út mình, và khi giới thiệu ông đã sử dụng tiếng Đức để nói với vị Mục sư. Điều này chẳng quen thuộc đối với Gabriel, cho nên nó rất bối rối. Hans suy nghĩ trong một phút để biết phải giải thích Mục sư là người như thế nào hầu cho Gabriel hiểu được. Sau cùng Hans đã có giải pháp.
“Ông này rấy giống với Bob trong Hội thánh của chúng ta”.
Gabriel nắm bắt được điều này ngay tức thì, hay nó nghĩ như thế. Vì vậy, nó nói.
“Ồ ông ấy đang làm việc trên mấy chiếc xe hơi, có phải không?”
Những ai quen biết tôi đều rõ rằng làm việc trên xe hơi là một trong các sở thích của tôi, song đấy không phải là nghề của tôi. Nan đề mà Gabriel đã gặp phải, ấy là tiếng Đức nói với vị Mục sư không có ý nghĩa gì với nó hết. Khi chúng ta đến với phân đoạn Kinh Thánh, một số từ không tạo được hình ảnh rõ ràng trong trí, hoặc giả chúng tạo ra một ý không chuẩn xác. Trong số đó là mấy từ nầy.
Pharisi
Rửa
Thầy dạy luật
Khốn cho
Khi chúng ta tiến hành phần nghiên cứu nầy, phải hết sức cẩn thận lưu ý các ý nghĩa mà những từ ngữ nầy đã cung ứng cho. Sự hiểu biết của chúng ta về phân đoạn nầy sẽ được quyết định do phần định nghĩa chính xác các từ ngữ mà Luca đã sử dụng.
AI LÀ NGƯỜI PHARISI?
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xác định từ Pharisi, vì đây là một từ rất thường thấy trong các sách Tin Lành. Chính ở nhà của một người Pharisi mà sự cố nầy đã diễn ra. Lời lẽ của Chúa chúng ta đều nhắm vào những điều xấu xa của người dòng Pharisi. Vì cớ đó, chúng ta phải hiểu người Pharisi là ai và có quan hệ thể nào với Chúa Jêsus cùng chức vụ của Ngài.
Phải nói như vầy, những người Pharisi đều là những nhà chính thống của Kinh Thánh trong thời của họ. Từ “Pharisi” được rút ra từ một chữ có ý nghĩa là “to separate” [phân rẽ]. Gốc của người Pharisi là một môn phái dường như đã có mặt trong hay khắp thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Không bao lâu sau đó họ đứng riêng ra và lạnh nhạt với các chế độ chính trị (thí dụ, những người quá khích, sẽ đem lại sự thay đổi qua công cuộc cách mạng). Người dòng Pharisi tìm cách tạo ra sự thánh khiết và cải tổ về mặt thuộc linh. Họ công nhận rằng tình trạng của dân Israel chính là hậu quả của tội lỗi, đặt biệt là bất tuân đối với Luật Pháp. Mục đích của họ là đồng hoá, truyền đạt, và làm cho sự vâng theo Luật pháp của Đức Chúa Trời được thuận tiện hơn, nhơn đó tạo ra sự thánh khiết và lót đường cho nước của Đức Chúa Trời được thiết lập trên đất.
Thế là “các nguyên tắc cơ bản” được chiếu cố tới, người Pharisi tin tưởng mọi sự mà chúng ta đang tin. Họ tin sự cảm thúc và uy quyền của Kinh Thánh (trong trường hợp của họ, là Cựu ước). Họ tin vào sự siêu nhiên, vào Satan, các thiên sứ, thiên đàng (ít nhất là vương quốc của Đức Chúa Trời trên trần thế) và địa ngục, cùng sự sống lại của kẻ chết.
Nan đề với những người Pharisi không phải nơi những gì họ tin, và thậm chí không phải nơi những gì họ muốn làm nữa, mà là nơi những gì họ sẽ trở thành và đã trở thành. Các mục tiêu của họ rất cao kỳ và mọi điều phỏng đoán trước đều rất chính xác, thế nhưng họ lại lạc dấu. Thay vì trước tiên phải thừa nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, thì trước tiên họ lại chối bỏ Ngài. Thay vì đưa dân chúng đến với Ngài, họ đã tìm cách chuyển cho cả nước chống nghịch Ngài.
Đâu là chỗ dẫn tới sai lầm? Làm thể nào một nhóm người có mục tiêu, dự định rõ ràng như thế lại phạm phải sai lầm như vậy chứ? Sai lầm của người Pharisi rơi vào một cấp độ rất lớn vì sự sai lầm ấy nhắm vào sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Trong khi họ quyết chắc Cựu ước đã được cảm thúc về mặc thiêng liêng, họ đã quá thiên về mặt Luật Pháp, mà bỏ qua hết các sách tiên tri. Họ quá thiêng về “văn tự” mà chẳng xu hướng vào tinh thần của Luật Pháp. Họ thiên quá nhiều về các chi tiết của Luật Pháp mà chẳng nhắm vào ý đồ, mục đích của Luật Pháp. Trong phần phân tích sau cùng, ấy không phải Luật Pháp thành văn là tiêu điểm chính của họ, mà là “luật miệng” cùng nhiều sự lý giải Luật Pháp ấy, đã được viết ra thành nhiều sách. Luật Pháp thành văn đã có tầm quan trọng phụ thuộc, trong khi các lời truyền khẩu của họ đã trở nên chính yếu. Trong những chỗ có lời truyền khẩu của người Pharisi, đã có sự mâu thuẫn đối với Luật Pháp thành văn, lời truyền khẩu đã thắng thế hơn (đối chiếu Mathiơ 15.1-11).
Các mối quan hệ giữa người Pharisi và Luật Pháp thành văn của Đức Chúa Trời trong Cựu ước giống như mối quan hệ của Toà Án Tối Cao Mỹ đối với bản Hiến Pháp của đất nước Hoa Kỳ vậy. Nói một cách thành thực hơn, “những sự giải thích” của toà án ấy chẳng có liên quan gì tới bản hiến pháp nguyên thuỷ của đất nước Hoa kỳ, hoặc với những cái khung ý đồ của bản Hiến Pháp. Cấu trúc giá trị cùng những cách lý giải hiện nay của họ đang mô tả Luật Pháp của Hoa kỳ, gần như chẳng đếm xỉa gì tới khung mục tiêu của Bản Hiến Pháp. Vì thế, phá thai đã trở thành luật, đã trở thành hiến pháp, chỉ vì Bản Hiến Pháp đặc biệt không đề cập tới bào thai là con người. Những người Pharisi, họ còn đi xa hơn thế.
Khi tôi xem xét người Pharisi và tranh chấp của họ đối với Chúa Jêsus, đối với tôi dường như Chúa đã có một số lãnh vực chính trong khi tranh biện với họ. Thứ nhứt là sự họ tự xưng công bình, họ luôn nghĩ rằng họ rất siêu việt về mặt thuộc linh hơn nhiều người khác và được Đức Chúa Trời đẹp lòng. Thứ hai là cách họ vận dụng (đúng hơn là vận dụng sai) Kinh Thánh Cựu Ứơc. Thứ ba là lời truyền khẩu của họ, họ đã xem lời truyền khẩu đó có tính ưu việt cao hơn lời của Đức Chúa Trời. Thứ tư là sự họ kháng cự đối với chính mình Ngài, và mọi nổ lực của họ là làm mất uy tín của Ngài và chuyển cả nước xa khỏi Ngài.
Lời quở trách của Chúa Jêsus đối với người Pharisi là một nhóm người cho chúng ta thấy mỗi nhóm đều có xu hướng riêng đối với sự sai lầm, những cám dỗ và thất bại của nó. Sự việc có ấn tượng mạnh cho tôi nhất trong phần nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy và về người Pharisi: ấy là nhóm người nầy rất giống với những sự bảo thủ của tin lành ngày hôm nay. Từ ngữ “nhà chính thống” là một từ người nầy lãnh lấy cách tự hào mà nhiều người khác hiến cho cách miệt thị, nhưng vô luận chúng ta có chọn nhãn hiệu nào cho chính mình đi nữa, người Pharisi là nhóm người mà các sách Tin Lành nói tới rất giống với chúng ta. Đấy là ý nghĩa nói tới số người nầy, rất chính xác dành cho họ trong nhiều lãnh vực của các lẽ thật cơ bản, họ là một nhóm người thù nghịch mạnh mẽ nhất của Chúa chúng ta. Họ không nhìn nhận Ngài là Đấng Christ, họ chối bỏ và chống cự Ngài, và họ đã đóng một vai trò rất lớn trong sự cả nước chối bỏ Ngài. Phần nghiên cứu về nhóm người nầy và về các điểm sai lầm của họ, như đã bày tỏ ra bởi Chúa chúng ta, sẽ là niềm vui lớn lao nhất cho những ai trong chúng ta đang sống giống như họ. Vì lẽ ấy, chúng ta nên đến với phân đoạn Kinh Thánh nầy với lòng khẫn nguyện, chúng ta phải có tấm lòng và tâm trí thật cởi mở, và chúng ta phải công nhận những tội lỗi nơi người Pharisi, các tội lỗi đó cũng đánh dấu chúng ta nữa.
CẤU TRÚC CỦA PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH
Chúng ta có thể tóm tắt cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh nầy như sau:
Lời quở trách của Chúa Jêsus đối với người Pharisi – các câu 37-44
Bối cảnh – các câu 37-38
Lời quở trách của Chúa Jesus.
Mãi lo về những cái bề ngoài – các câu 39-41
Ba sự khốn khó – các câu 42-44
Mãi lo các chuyện vặt vãnh – câu 42
Mãi lo về địa vị – câu 43
Đồi bại mà không biết – câu 44
2. Chúa Jêsus quở tràch thầy thông giáo – các câu 45-52
Bối cảnh - câu 45
Lời quở trách của Chúa Jêsus. Ba sự khốn khó – các câu 46-52
Những gánh nặng không ai cứu giúp – câu 46
Giết các đấng tiên tri – các câu 47-51
Đoạt lấy chìa khoá hiểu biết – câu 52
3. Phần kết. Hậu quả – các câu 53-54
BỐI CẢNH (11.37-38)
Chúa Jêsus vừa phán xong thì có một người Pharisi đến mời Ngài tới nhà dùng bữa. Thật là khó phân biệt từ phân đoạn Kinh Thánh người Pharisi kia đã có động lực nào trong việc mời Chúa Jêsus đến dự một bữa ăn với ông ta. Tôi nghĩ rằng lời lẽ cứu Chúa Jêsus đã làm tổn thương người Pharisi, song họ dường như chẳng quan tâm. Điều làm cho người Pharisi phải ngạc nhiên là sự kiện Chúa Jêsus không rửa trước khi ăn. Chúng ta không biết người Pharisi có nói với Chúa Jêsus về việc rửa hay không. Nếu không, thì Chúa Jêsus đã phản ứng vì Ngài vốn biết rõ các tư tưởng của ông ta.
Chúng ta đã đến với chữ thứ nhì trong mấy chữ dễ bị hiểu lầm, “rửa” xuất hiện trong câu 38. Đây không phải là loại “rửa” mà những người mẹ của chúng ta thường dùng để khăng khăng đòi chúng ta phải rửa trước khi chúng ta vào bữa ăn đâu, sự rửa nầy là do vệ sinh tối thiểu đòi hỏi. Mối quan tâm không phải là “tay dơ” mà là bẩn về mặt nghi thức. Đây là sự “rửa” mà những lời truyền khẩu của người Pharisi áp buộc, chớ không phải Luật Pháp buộc. Sự rửa nầy được sách tin lành Mác giải thích rất rõ ràng.
“bấy giờ các người Pharisi và mấy thầy thông giáo từ thành Giêrusalem đến, nhóm lại cùng Đức Chúa Jêsus, thấy một vài môn đồ Ngài dùng tay chưa tinh sạch mà ăn, nghĩa là không rửa tay. Vả, người Pharisi và người Giuđa thường giữ lời truyền khẩu của người xưa, nếu không rửa tay cẩn thận thì không ăn; khi họ ở chợ về, nếu không rửa cũng không ăn. Họ lại còn theo lời truyền khẩu mà giữ nhiều sự khác nữa, như rữa chén và bình bằng đất hoặc bằng đồng” (Mác 7.1-4)
Nỗi ngạc nhiên của người Pharisi dẫn tới điều rất thú vị theo ánh sáng của những gì Luca đã viết ra trong chương 7 sách Tin Lành của ông. Ở đây, Chúa Jêsus cũng được một người Pharisi mời dự ăn tối, tên người là Simôn (7.40). Đây là cơ hội mà chân của Chúa Jêsus được một người đờn bà “tội lỗi” rửa cho, kèm theo với hai hàng nước mắt và mái tóc của bà ta. Điều thú vị cho chúng ta ấy là Chúa Jêsus đã chỉ cho Simôn thấy ông ta chẳng dùng nụ hôn để tiếp đón Ngài, chẳng rửa chơn Ngài, cũng không xức dầu đầu Ngài. Người Pharisi nầy, ông ta chẳng nghĩ tới việc ăn uống mà không có việc rửa tay theo nghi thức, và ông ta rõ ràng đã cung ứng phương tiện cho Chúa Jêsus rửa theo nghi thức, không cung ứng cho Ngài việc rửa mà Ngài thực sự có cần. Người dòng Pharisi vốn rất tỉ mỉ trong vấn đề rửa mà không cần thiết đó, song lại vô ý trong việc rửa thực tế và có ích, ít nhất là Simôn đã rất tỉ mỉ đấy, và tôi thấy khó mà cho ông ta là một ngoại lệ được.
Đối với tôi việc chẳng rửa tay của Chúa là có dụng ý, có cân nhắc, và có lẽ là một chặng mới trong chức vụ của Ngài. Người Pharisi đã có chu cấp cho việc rửa theo nghi thức rồi. Dường như hết thảy những người khác có mặt tại bàn trong ngày đó phải cáo lỗi và phải rửa tay theo nghi thức. Chỉ có Chúa Jêsus là ngồi tại đó. Họ đã chờ đợi, lịch sự, vì Chúa Jêsus cũng phải làm như thế, chỉ biết rằng việc rửa ấy chưa xảy ra mà thôi. Chúa Jêsus bắt đầu ăn mà không rửa tay. Ngài không “quên rửa” như con cái chúng ta quên đâu, Ngài từ chối không chịu rửa, theo ý kiến của tôi.
Dường như việc này đánh dấu một sự thay đổi trong cách thực hành của Ngài. Tôi có khuynh hướng kết luận (bằng cách đọc) thấy rằng Chúa Jêsus có quan sát, theo dõi nghi thức nầy. Rốt lại, thực sự chẳng có gì sai với nghi thức ấy hết, về thực chất. Cho tới lúc bây giờ, Chúa Jêsus chưa hề nói mình từ chối việc rửa ấy hết. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các môn đồ của Ngài đã bị tố giác là không rửa tay (thí dụ Mác 7) Chúa Jêsus đã dạy dỗ các môn đồ rằng những việc rửa nầy là không cần thiết và họ đừng có quan tâm đến các việc ấy nữa (nếu thực sự họ từng rửa theo nghi thức nầy). Chúa Jêsus đã cố quyết chỉ vì cớ chức vụ, chỉ sống theo một phương thức không nhất thiết gây mất lòng (xem I Côrinhtô 9.19-23).
Còn bây giờ, dường như Chúa Jêsus đã thôi không còn rửa theo nghi thức nữa, là một vấn đề của nguyên tắc. Bây giờ là lúc chiếm lấy một chỗ đứng đặng nghịch lại với mọi lời truyền khẩu của người Pharisi, vì đấy là những gì họ xem trọng hơn cả Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Dường như Chúa Jêsus đã cố nén không rửa ở đây để đưa ra một quan điểm, để chỉ ra sự khác biệt giữa Ngài, sự dạy của Ngài, và cách sống đạo của Ngài đối với những gì của người Pharisi. Đây chẳng có gì là sơ xuất hết, đây là một động thái có cân nhắc thận trọng, một động thái mà Chúa Jêsus biết rõ sẽ tạo ra sự khác biệt giữa chính mình Ngài và người Pharisi rất rõ rệt, và nó sẽ tạo ra một khoảng trống giữa hai bên.
MỘT SỰ KHÁC BIỆT RẤT KHÓ CHỊU GIỮA CHÚA JÊSUS VÀ NGƯỜI PHARISI (11.39-41).
Đáp ứng của Chúa Jêsus đối với người Pharisi là câu trả lời cho sự ông ta ngạc nhiên khi thấy Chúa Jêsus lẫn tránh nghi thức rửa tay. Trong khi Chúa chúng ta trao đổi với người chủ nhà, Ngài cũng đang đối chất với các tật xấu trong hệ thống của người Pharisi (“Hỡi các ngươi là người Pharisi”, câu 39), người chủ nhà nầy là một phần tử trong nhóm đó. Vì thế câu trả lời của Chúa Jêsus là đáp ứng cho toàn thể người Pharisi.
Lời lẽ của Chúa chúng ta ở đây rất khó mà theo kịp vì những thay đổi về các thứ đồ vật quá mau lẹ. Nét đột phá là sự tương phản giữa cái bề ngoài, là phần phụ thuộc, và cái bên trong, mới là phần chính yếu. Chúa Jêsus bắt đầu bằng cách nói về việc rửa bên ngoài chén và mâm, rồi mới hướng vào phía bề trong của con người. Kế đó Ngài quay trở lại với hình ảnh cái mâm rồi nói với người chủ nhà rằng ông ta có thể rửa sạch cái mâm bằng cách lấy hết mọi thứ có trên mâm rồi đem bố thí cả thảy cho người nghèo. Theo ý của tôi thì Chúa Jêsus đưa ra câu trả lời nầy để cho ý nghĩa và sứ điệp của nó sẽ làm cho người ta phải suy nghĩ trong một chút. Hãy để cho các đầu óc cao cả nầy suy gẫm về những tư tưởng nầy.
Cái chạm của lời lẽ Chúa Jêsus nói ra rất rõ ràng. Chúa Jêsus không giống với người chủ nhà và những người Pharisi khác bằng cách xem bề trong quan trọng hơn bề ngoài, tấm lòng thì quan trọng hơn vẻ bề ngoài, các thái độ và động lực của con người thì quan trọng hơn các hành động của họ. Người Pharisi tin rằng một người sẽ được nên thánh bằng cách thể hiện qua vẻ bề ngoài, còn Chúa Jêsus thì tin rằng sự nên thánh (và sự ô uế) đều xuất phát từ bên trong.
Có ai không đồng ý với sự kiện tình trạng thanh sạch nơi bề trong mới là quan trọng hơn tình trạng thanh sạch nơi bề ngoài chăng? Tôi biết người kia, ông ta đi ra vùng nông thôn tới một nhà thờ để rao giảng, ông ta qua đêm tại đó trong nhà của người nông dân. Đến sáng, vợ của nhà nông kia lo dọn bữa điểm tâm. Bà ra chuồng gà để lấy mấy quả trứng. Khi bà trở vào với mấy quả trứng đó, nhà truyền đạo nầy mới để ý thấy có một số trứng ngoài chuồng gà, người đờn bà nầy chẳng rửa chúng. Mặc dù ông ta chẳng quan tâm về sự đó, vì bà ta đặt mấy quả trứng vào nước sôi để luột. Nước bẩn ấy không thể làm hư mấy quả trứng, lớp vỏ đã bảo hộ cho chúng. Người đờn bà khi ấy hỏi ông có muốn dùng cà phê không!?! Ông ta gật đầu với thái độ biết ơn, ông ta nhìn thấy người đờn bà bỏ cà phâ uống liền vào tách rồi đổ nước bẩn mới luộc trứng vào đấy. Cái ở bên trong tách mới là quan trọng cho chúng ta hơn là ở bên ngoài.
Luật Pháp xử lý với vụ việc ở bên ngoài, song mục đích của nó là dạy dân Israel xu hướng về tấm lòng. Chúa Jêsus nhơn đó tóm tắt cả Luật Pháp trong giới hạn của tình yêu thương: kính mến Đức Chúa Trời và yêu thương kẻ lân cận mình. Bài giảng trên núi nhấn mạnh mục đích nầy. Chúa Jêsus dạy rằng nhìn thấy phần ứng dụng của Luật Pháp đối với các hành vi bên ngoài là chưa đủ và mâu thuẫn với dự định của Đức Chúa Trời khi ban ra Luật Pháp. Ngài dạy rằng vâng theo Luật Pháp phải trở thành vấn đề của tinh thần, chớ không chỉ là văn tự. Đây là ý nghĩa gốc của Luật Pháp, chớ không phải là ý thêm thắt vào. Người Pharisi không nhìn xem vấn đề theo phương thức nầy.
Rõ ràng người Pharisi đã giải thích phần họ chú trọng về vẻ bề ngoài, “bề ngoài chén” bằng cách khẳng định rằng nó quan trọng hơn vì Đức Chúa Trời đã dựng nên nó. Chúng ta phải giữ cho sạch bề ngoài của mọi thứ, kể cả bản thân mình, vì Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng. Chúa Jêsus chỉ ra rằng Đức Chúa Trời cũng làm nên bề trong, và vì thế chúng cũng phải được giữ cho sạch nữa, theo cùng một logic.
Khi được xem xét bởi những đánh giá theo bề ngoài, người Pharisi trông rất tốt lành, nhưng Chúa Jêsus đã chỉ ra sự ô uế trong lòng họ khi Ngài tỏ cho họ biết họ: “đầy sự trộm cướp và điều dữ” (câu 39). Khi chúng ta xem các sách Tin Lành như một tổng thể, chúng ta nhìn thấy sự tham lam và gian ác của người Pharisi đã thể hiện ra trong những cách thức dường như rất hấp dẫn, trong các phương thức xem ra rất tin kính, trong những đường lối đem lại cho họ sự ngợi khen, song đó lại là điều ác (đối chiếu Mathiơ 23.5-7).
Chúa Jêsus khi ấy mới phán cho người Pharisi biết phương thức để “làm sạch” là dọn dẹp cho hết các món ở trên mâm – những gì có ở bên trong – và vì thế mọi thứ sẽ được sạch. Thực sự đây là một hình ảnh rất đơn sơ. Tôi rửa sạch tách cà phê bằng cách chỉ ra cái gì đang ở trong tách. Quí vị không thể làm sạch bên trong của cái mâm nếu cái mâm chứa nhiều thứ. Một trong các tật xấu của người Pharisi là tham lam (câu 39; đối chiếu Luca 16.14), và Chúa Jêsus đề nghị sự rời rộng là phương thuốc giải cho tật xấu đó.
BA ĐIỀU KHỐN CHO (11.42-44)
Chúng ta không biết người Pharisi phản ứng thế nào đối với lời lẽ của Chúa Jêsus, nhưng dường như ông ta chẳng có cơ hội nào để nói ra bất cứ điều gì, khi Chúa Jêsus tiếp theo với ba điều “khốn cho”. Từ ngữ “khốn cho” là một yếu tố quan trọng khác trong sự hiểu biết lời lẽ của Chúa chúng ta. Đấy không phải là lời quở trách gây nhức nhối, mà đúng hơn đó là một sự bày tỏ ra nỗi buồn khổ. Khi chúng ta nói “khốn nạn cho tôi” chúng ta quở trách chính bản thân mình, mà là tỏ ra sự đau buồn mà thôi. Mùi vị của từ ngữ “khốn cho” nầy được thấy nơi phần kết của Mathiơ 23, có nhiều từ “khốn cho” được nói ra nhắm vào người dòng Pharisi. Hãy chú ý nét đau buồn trong lời lẽ của Chúa chúng ta, lời ấy kết thúc bằng một loạt “khốn cho” nhắm thẳng vào người dòng Pharisi.
“Hỡi Giêrusalem, hỡi Giêrusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng! Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang! Vì, ta bảo, các ngươi không thấy ta nữa, cho đến lúc các ngươi sẽ nói rằng. Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mathiơ 23.37-39; đối chiếu Luca 13.24-25).
Cái khốn thứ nhứt của Chúa chúng ta nói về các điểm tốt của người Pharisi, trong khi bỏ qua những điều cơ bản.
“Song khốn cho các ngươi, người Pharisi, vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời, thì các ngươi bỏ qua! Ấy là các việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác” (Luca 11.42).
Người Pharisi rất tỉ mỉ trong các chi tiết của Luật Pháp, thế mà họ đánh mất ý đồ của Luật Pháp. Trong lời lẽ của Chúa chúng ta, được phán ra ở chỗ khác, họ “lọc con ruồi nhỏ mà nuốt con lạc đà” (Mathiơ 23.24). Chúa Jêsus chẳng bình phẩm chi về việc giữ Luật Pháp ở các điểm nhỏ nhất – dâng phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau – song Ngài phán rằng các điểm chính của Luật Pháp – sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời – phải được tuân thủ. Trong khi cả hai đều quan trọng, cái trước thì phụ thuộc; còn cái sau mới là chính yếu.
Cái khốn thứ hai nói về sự người Pharisi cứ mãi lo chiếm lấy địa vị, thanh thế, và sự ngợi khen của con người.
“Khốn cho các ngươi, người Pharisi, vì các ngươi ưa ngôi cao nhất trong nhà hội, và thích người ta chào mình giữa chợ!” (Luca 11.43).
Theo Chúa Jêsus thì người Pharisi “đầy sự trộm cướp và điều dữ” (câu 39). Người ta chẳng chú ý tới họ theo kiểu như thế đâu. Những kẻ giả hình nầy vốn yêu thích sự khen ngợi của con người và muốn ngồi ở những chỗ vinh dự. Nói ngắn gọn, họ tìm kiếm sự khen ngợi của con người, hơn là sự ngợi khen của Đức Chúa Trời. Họ bị lòng ham muốn của họ thúc đẩy để nhận lãnh sự tán thưởng của con người, hơn là sự tán thưởng của Đức Chúa Trời. Khi có động thái nầy, họ không thể rao giảng lẽ thật được, họ cũng không lý giải Kinh Thánh cách chính xác được, vì họ sẽ bị thù ghét và chối bỏ. Cũng giống như các đấng tiên tri mà thôi (họ đã giải thích kinh Cựu ước rất chính xác va rao giảng cách trung tín).
Thật là thú vị khi Chúa Jêsus tối cáo người dòng Pharisi có tánh ham muốn: “người ta chào mình giữa chợ”. Ấy là ở giữa chợ, họ đã tiếp xúc với những kẻ mà họ xem là “ô uế”, và có lẽ cả từ những kẻ mà họ nhận lãnh niềm vinh dự và sự ngợi khen. Chính sự ô uế nầy, trong lý trí của họ, rất cần các sự rửa theo nghi thức mà họ đã tuân giữ rất cẩn thận.
Cái khốn thứ ba là cái khốn đau khổ nhất và đã được chỉ ra. Chúa Jêsus tố giác người Pharisi chính là nguồn ô uế, hơn là thánh sạch.
“Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết” (Luca 11.44).
Trong Luật Pháp mà người Pharisi rất tôn kính (Dân số ký 19.16) người Israel được dạy cho biết một người sẽ bị ô uế theo nghi thức do việc đụng chạm tới một cái mả. Người Pharisi nghĩ họ là thánh khiết, và họ xem sự đóng góp của họ trong việc lãnh đạo xứ sở theo chiều hướng của sự nên thánh. Chúa Jêsus nói họ biết trường hợp đối ngược lại với điều họ nghĩ. Bản thân họ vừa là ô uế (tội lỗi) và vừa làm cho người khác phải phạm tội nữa. Người nào tiếp xúc với người Pharisi cũng bị xem là ô uế luôn. Người dòng Pharisi đã kiêu ngạo trong việc sống và làm điều trái ngược với thực tế của vấn đề. Đây là một cú đấm thẳng vào mặt hết thảy những người Pharisi nào tự xưng công bình.
BA ĐIỀU KHỐN HƯỚNG THẲNG VÀO CÁC CHUYÊN GIA VỀ LUẬT PHÁP (11.46-52)
Từ ngữ sau cùng chúng ta phải xác định là “chuyên gia về Luật Pháp”, mà bản dịch Kinh Thánh NIV đã dịch. Bản Kinh Thánh NASB gọi các chuyên gia nầy là: “luật gia”. Nan đề với từ ngữ nầy: ấy là nó chứa một hình ảnh không chính xác về hạng người nầy, tất cả đều không phải là luật gia, như chúng ta biết về họ. Nếu người Pharisi là “hạng người không chuyên” của nhóm nầy lại được uỷ thác cho việc thực thi và tạo ra sự nên thánh (song đã thất bại), (hạng chuyên gia về Luật Pháp” nầy chính là “giới tu sĩ” mà thôi. Đây là những nhà thần học, các giáo sư thần học viện, tác giả của những sách giải kinh, các thầy thông giáo. Họ là gốc, “cái hàm ngựa” của hệ phái Pharisi.
Là “chuyên gia về Luật Pháp”, song lại là một nhóm tập hợp con, một nhóm nhỏ trong một nhóm lớn người Pharisi, một trong các “chuyên gia” nầy cũng đã nhìn thấy lời lẽ của Chúa Jêsus đều ứng vào họ, họ cũng đã tìm cách buộc Chúa Jêsus phải làm cho sự dạy của Ngài ra dễ hiểu theo ý của họ. Chắc chắn là Ngài cũng không có ý xét đoán các vị chuyên gia nầy, có phải không? Những điều sai quấy nầy đã được làm ra, chẳng lẽ không đáng kể hay sao? Lời lẽ của Chúa Jêsus theo sau ba điều khốn cho mà Ngài đã đưa ra lần đầu tiên, với ba điều khốn cho nầy, đặc biệt chúng đều ứng thẳng vào các vị chuyên gia nầy.
Điều khốn thứ nhứt ứng nghịch với “các chuyên gia về Luật Pháp” nầy: ấy là sự dạy của họ đã tạo ra một gánh nặng, chớ không phải phước hạnh.
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng. Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến!” (Luca 11.46).
Khi David nói về Luật Pháp của Đức Chúa Trời trong Thi thiên 119, Luật Pháp ấy là một điều phước hạnh, một sự vui thích. Khi các chuyên gia về Luật Pháp đã làm cho Luật Pháp nầy thành ra một gánh nặng, một cái bừa thật là nặng. Họ đã lộn trái Luật Pháp: Luật Pháp mà Đức Chúa Trời đã giàu ơn ban cho, họ dã làm cho sai trái đi bằng sự dạy của họ biến Luật Pháp ấy thành một bộ luật cư xử khó mà mang nổi, một bộ luật phức tạp đến nỗi họ cũng chẳng hiểu được, chỉ có vâng theo luật ấy mà thôi. Ngược lại với sự dạy của họ, “Luật Pháp” của Chúa Jêsus thật là nhẹ nhàng.
“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ” (Mathiơ 11.28-30).
Chúng ta sẽ thấy lời lẽ của Chúa Jêsus khó mà tin được nếu chúng ta suy gẫm điều ấy. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Jêsus dạy rằng sự công bình của thầy thông giáo và người dòng Pharisi chưa đủ để được nhận vào Vương quốc (Mathiơ 5.20). Ngài giải thích rằng Ngài không đến để hủy phá Luật Pháp, rồi từ sự giải thích của Ngài về sự đến đó chúng ta sẽ dám nói rằng sự giải thích của Ngài thậm chí rất khó vâng theo hơn sự giải thích của người Pharisi. Sự dạy của người Pharisi cấm giết người, song lại cho phép thù hận; sự dạy của Chúa Jêsus xét đoán cả hai. Sự dạy của người Pharisi cấm ngoại tình, song không xét đoán sự ham muốn; sự dạy của Chúa Jêsus gọi cả hai đều là tội lỗi. Sự giải thích của Chúa Jêsus về Luật Pháp không phải là dễ dãi hay dễ dàng hơn để vâng theo đâu.
Thế thì, làm thế nào Chúa chúng ta cho rằng gánh nặng Ngài là nhẹ nhàng cho được chứ? Hãy để ý xem, trước tiên Chúa Jêsus nói rằng Ngài: “có lòng nhu mì và khiêm nhường” (Mathiơ 11.29). Mặc khác tấm lòng người Pharisi đầy sự gian ác và tham lam (Luca 11.39). Cái khác biệt giữa sự dạy của Chúa Jêsus về Luật Pháp và sự dạy của người Pharisi: ấy là sự dạy của Ngài được lòng thương xót tác động, và sự dạy của họ thì do tội lỗi và tìm kiếm bản ngã tác động.
Điểm khác biệt thứ hai giữa sự vận dụng Luật Pháp của Chúa Jêsus và sự vận dụng của người Pharisi: ấy là sự dạy của Ngài kết quả trong ân điển, trong khi sự dạy của họ đều kết quả trong tội lỗi. Sự dạy của Chúa Jêsus về Luật Pháp luôn luôn chìu theo ánh sáng sự dạy của các tiên tri thời Cựu ước. Người Pharisi là hạng chuyên gia về một mình Luật Pháp, họ bỏ qua các lời tiên tri. Chính các vị tiên tri trong Cựu ước được Đức Chúa Trời sai phái để giải thích Luật Pháp (chớ không phải là người Pharisi tự chỉ định mình), và để chỉ ra mức độ quan trọng của Luật Pháp, cùng sự ứng nghiệm của nó. Chính các vị tiên tri, họ đã nói trong chức vụ của Đức Thánh Linh, họ giúp cho người ta tuân theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
“Người đáp lại rằng. Đây là lời cảu Đức Giêhôva phán cho Xôrôbabên rằng. Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy” (Xachari 4.6).
Luật Pháp không được ban hiến để biến con người ra công bình đâu, mà là chỉ cho con người thấy rằng họ không công bình, và họ cần sự cứu chuộc. Hệ thống con sinh chỉ ra trước về sự đến của Đấng Cứu Thế hầu đến, là Chiên Con của Đức Chúa Trời, các tiên tri đã nói rất chi tiết về Ngài. Luật Pháp chỉ là phần dự bị tạm thời, và giao ước “cũ” nầy phải được thay thế bằng một giao ước mới, tốt hơn, một giao ước trong đó Đức Chúa Trời biến đổi tấm lòng của con người, sẽ kết quả trong một đời sống đã được biến đổi (đối chiếu Giêrêmi 31.31-34).
Cái khốn thứ hai, trong đó Chúa Jêsus phán với các chuyên gia về Luật Pháp có quan hệ trực tiếp với cái khốn thứ nhứt. Hãy chú ý cái “khốn cho” dài dòng đó.
“Khốn cho các ngươi, vì các ngươi xây mồ mả các đấng tiên tri mà tổ phụ mình đã giết! Như vậy, các ngươi làm chứng và ưng thuận việc tổ phụ mình đã làm; vì họ đã giết các đấng tiên tri, còn các ngươi lại xây mồ cho. Vậy nên, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã phán rằng. Ta sẽ sai đấng tiên tri và sứ đồ đến cùng chúng nó; chúng nó sẽ giết kẻ nầy, bắt bớ kẻ kia, hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết Abên cho đến huyết Xachari đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy” (Luca 11.47-51).
Chúng ta đã thấy các chuyên gia về Luật Pháp và người dòng Pharisi đã chuyên chú về những điều phụ thuộc, không những họ chú trọng vào các tiểu tiết, bỏ qua mục đích, mà họ còn hướng vào sách Luật Pháp bất chấp các sách tiên tri. Các vị tiên tri là những vị kêu gọi dân Israel hướng vào các vấn đề chính, gồm kính sợ Đức Chúa Trời, yêu thương nhân loại, có lòng thương xót và làm sự công bình. Trong những lời khốn cho nầy, Chúa Jêsus cho chúng ta thấy người Pharisi vốn phản đối các sách tiên tri mạnh mẽ là dường nào. Không những họ chối bỏ sự dạy của các vị tiên tri, mà họ còn phạm tội đồng loả trong cái chết của những vị ấy nữa.
Ấn tượng đầu tiên nơi chúng ta. ấy là người Pharisi đã xây mồ mả cho các vị tiên tri, điều nầy cho thấy người Pharisi đã xem các vị tiên tri như đã đến từ Đức Chúa Trời và sứ điệp của họ là thật. Tuy nhiên, phân đoạn Kinh Thánh hôm nay chỉ ra việc họ xây mồ mả cho các vị tiên tri minh chứng thái độ thù ghét các vị tiên tri của họ. Tại sao người Pharisi đã xây mồ mả thật đẹp cho các vị tiên tri, người Pharisi vốn xem trọng sứ điệp của họ, và theo Chúa Jêsus thì người Pharisi sẽ bị kết án tử hình?
Có bao giờ quí vị vào nghĩa trang và nhìn thấy đủ loại bia mộ được dựng lên trên nấm mồ chưa? Tôi không cho rằng điều nầy là đúng hết trong mọi trường hợp, song có khi một đám tang thật rình rang được mô tả là bằng chứng của tội lỗi, hơn là tình yêu thương. Có người lo liệu chôn cất người mà họ nghĩ là phạm tội, hoặc trông như họ có lòng thương yêu lắm, song không phải là như vậy. Dường như đây là trường hợp với các vị chuyên gia về Luật Pháp. Họ làm đủ thứ có thể để tạo ra niềm vinh dự cho các vị tiên tri, song mọi điều ấy chỉ tỏ ra chính tội lỗi của họ mà thôi. Chúa Jêsus đã chỉ ra điều đó.
Làm sao các vị chuyên gia về Luật Pháp nầy lại phạm vào huyết của những vị tiên tri mà tổ phụ họ đã giết chứ? Tôi nghĩ rằng Chúa Jêsus đang chỉ ra ít nhất ba cách. Thứ nhứt, họ đã chối bỏ sự dạy của các vị tiên tri, cũng giống như các tổ phụ họ đã làm vậy. Thứ hai, họ mới tự chối bỏ sự dạy của Chúa Jêsus, là điều phù hợp với (và sự ứng nghiệm của) sự dạy của các vị tiên tri. Không lâu sau đó, họ đã giết Ngài. Và thứ ba, một số trong các vị tiên tri nầy cùng những vị sứ đồ hầu đến (nghĩa là các môn đồ của Chúa Jêsus), sau sự chết và sự sống lại của Đấng Christ, sẽ bị chối bỏ, bị bắt bớ, và có khi bị họ giết nữa. Hết thảy các vị ấy đều đặt hạng chuyên gia về Luật Pháp nầy cùng một hạng với tội nhân, giống như các tổ phụ của họ vậy. Họ không phải là phần tinh hoa về mặt thuộc linh, họ giống như những người kia, giống như những người đã sống trước họ. Đấy là những việc xét đoán họ là những người phạm tội.
Cái khốn cho thứ ba là đây.
“Khốn cho các ngươi, là thầy dạy luật, vì các ngươi đã đoạt lấy chìa khoá của sự chết, chính mình không vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn cấm không cho!” (Luca 11.52).
Họ đã đoạt lấy “chìa khóa của sự biết”, Chúa Jêsus phán: “Chìa khóa của sự biết”, là chìa khoá nào vậy? Theo hình thức đơn giản nhất của nó, tôi tin rằng “chía khoá của sự biết” là sự hiểu biết mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra trong Kinh Thánh. Các vị chuyên gia về Luật Pháp, những người tự chỉ định mình đứng dạy lẽ thật của Luật Pháp cho dân tộc họ, chính là những người đang dấu diếm, che đậy lẽ thật. Họ đã gạt qua một bên Luật Pháp thành văn để lấy luật lệ truyền khẩu cùng những cách giải thích méo mó của con người đối với Kinh Thánh. Họ đã gạt qua một bên các sách tiên tri và mọi sự cảm thúc mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra qua họ. Họ tự xưng nhận là hạng chuyên gia và vì thế làm ngã lòng người ta không còn thích học lời của Đức Chúa Trời nữa. Họ là hạng người cứ nghĩ mình là những người canh giữ lẽ thật, và là hạng giáo sư của lẽ thật, song lại chính là người che đậy lẽ thật đó. Và bất kỳ ai tìm kiếm lẽ thật và bước vào sự sống qua lẽ thật ấy, đều bị các vị chuyên gia về Luật Pháp nầy kháng cự. Họ không chịu chỉ cho người ta thấy con đường sự sống, mà mãi lo đẩy người ta ra khỏi con đường đó. Tội lỗi của họ lớn là dường nào! Nỗi buồn bực của Chúa chúng ta vì cớ tội lỗi của họ lớn lao là ngần nào!
KẾT QUẢ (11.53-54)
Đáp ứng của người dòng Pharisi và các chuyên gia về Luật Pháp không phải là ăn năn, mà là chối bỏ và tức tối. Đây là “cọng rơm cuối cùng”. Họ không tìm cách sinh hoạt chung với Ngài, cũng không loại bỏ sự hồ nghi của Ngài. Họ đã trở thành đối thủ hung tợn nhất của Ngài, họ tìm cách minh chứng Ngài không đủ khả năng đối với Kinh Thánh, và trông chờ cơ hội để hạ Ngài xuống. Đây là phần khởi đầu của cứu cánh. Thập tự giá đang hiện ra ở đường chân trời.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc đầu tiên chúng ta phải nhớ lại khi chúng ta xem xét ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh nầy; ấy là người nào phạm vào tội lỗi nghiêm trọng nhất là người muốn được nên thánh nhất, và là người nghĩ mình là thánh nhất. Những người Pharisi và các vị chuyên gia về Luật Pháp nầy, như chúng ta đã nói, họ là những nhà chính thống giáo. Họ tin Đức Chúa Trời, tin lời của Ngài, tin các phép lạ, Satan, tội lỗi, và thậm chí tin cả sự cứu rỗi nữa. Song lòng khao khát của họ muốn được nên thánh đã bị méo mó. Trách nhiệm uỷ thác cho họ dẫn người khác vào sự nên thánh đã tạo ra kết quả ngược lại. Chúng ta học biết rằng vô luận chúng ta muốn được nên thánh có nhiều như thế nào, vô luận người ta nghĩ chúng ta nên thánh hay không, Lời Đức Chúa Trời sẽ tỏ cho chúng ta thấy theo cách khác.
Làm sao hạng người được uỷ thác cho sự nên thánh lại có thể trôi lạc xa như thế chứ? Nếu tôi hiểu đúng đắn phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta phải nói rằng họ đã hiểu sai Kinh Thánh. Giống như Satan đã tìm cách sử dụng Kinh Thánh để cám dỗ Chúa chúng ta, cũng một thể ấy hắn dùng Kinh Thánh để đánh bại Cơ đốc nhân. Đối với người nào xem trọng Kinh Thánh, Satan đang tìm cách vặn cong cái nắm bắt Kinh Thánh của họ. Hắn sẽ đạt được điều nầy bằng cách tận lực biến lời Đức Chúa Trời thành ra một bổn phận, chớ không phải một sự vui thích, và biến Lời ấy thành một gánh nặng, chớ không phải là một phước hạnh. Nếu ân điển của Đức Chúa Trời bị tội lỗi của con người che phủ, nếu mọi nổ lực của con người trở thành tiêu điểm thay cho nổ lực của Đức Chúa Trời, nếu chức vụ của Đức Thánh Linh bị gạt bỏ qua một bên, thì Satan đã đạt được mục đích của hắn. Và nếu Satan lôi kéo được sự chú ý của chúng ta vào chỉ một phân đoạn Kinh Thánh (như sách Luật Pháp đối với người Pharisi) mà không nhắm vào cả Kinh Thánh, thì chúng ta biết ngay mình đang có một cái nắm bắt sự khải thị của Đức Chúa Trời, và cái nắm bắt đó đã bị vặn cong. Nếu hắn cũng khiến cho chúng ta chú trọng vào một lãnh vực của lẽ thật, rồi loại bỏ các phần khác, Kinh Thánh sẽ bị sử dụng (sai) để tạo ra tội lỗi và không có sự công bình. Thái độ chính yếu mà với tấm lòng ấy chúng ta đến với Kinh Thánh, cũng như phương thức chúng ta nghiên cứu, đóng một vai trò quan trọng trong cách ăn ở Cơ đốc của chúng ta.
Chúng ta là những nhà chính thống và tin lành đang có một số phương thức trong đó chúng ta trở thành một mối ngăn trở đối với việc vận hành Kinh Thánh trong đời sống của nhiều người khác. Thí dụ, chúng ta có thể rơi vào loại học giả (scholasticism), một kiểu tầng lớp ưu tú trong xã hội nói cho đám dân đông biết rằng chỉ có hạng chuyên gia (những người biết Hy lạp, tiếng Hy bá lai và thần học) mới có quyền nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta là những người bị coi là hạng chuyên gia về Kinh Thánh có thể cung ứng cho dân sự ấn tượng là mọi sự họ cần làm ấy là lắng nghe và vâng theo sự chúng ta giải thích Kinh Thánh, hơn là tự họ đọc, học và vâng theo. Dĩ nhiên là chúng ta đã đánh mất mọi điểm tối ưu của Lời Đức Chúa Trời, và chỉ chắm vào những điểm tốt (như các chi tiết của lời tiên tri, hơn là mục đích khuyến khích đức tin và sự thánh sạch). Và chúng ta có thể, bằng cách dạy tẻ nhạt và chán ngắt, làm cho người khác tin rằng chẳng có gì đáng giá trong Kinh Thánh hết.
Chắc chắn là phân đoạn Kinh Thánh nầy đang nhắc nhở chúng ta rằng trong Kinh Thánh người nào có bề ngoài tôn giáo và tội ác ở bên trong thì bị quở trách nặng nề hơn những kẻ tìm cách che giấu tội lỗi của họ trong cái lốt tôn giáo. Điều nầy cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng có những tội lỗi mà bất kỳ và từng nhóm tôn giáo nào cũng dễ mắc phải. Bất cứ lúc nào chúng ta là phần tử của một nhóm được xem là tập hợp con của Cơ đốc giáo, chắc chắn chúng ta sẽ có cả hai: sức mạnh và sự yếu đuối của chúng ta. Satan sẽ sử dụng vừa sức mạnh của chúng ta (hắn sẽ khích lệ chúng ta quan trọng hoá và phóng đại) hoặc vừa sự yếu đuối của chúng ta. Và vì chúng ta là một nhóm, và tin chắc chúng ta (phân biệt với các nhóm khác) có lẽ thật, chúng ta không có khuynh hướng nghe theo hoặc học hỏi từ các nhóm khác, họ có khả năng nhìn thấy sự yếu đuối của chúng ta hơn là chúng ta nhìn thấy.
Một trong những thử thách mà chúng ta phải đối diện với vai trò Cơ đốc nhân, và phân đoạn Kinh Thánh hôm nay đang chỉ ra rất rõ ràng, là chú trọng vào các hành động bề ngoài hay vẻ bên ngoài, hơn là nhắm vào động lực ở bên trong. Chúng ta thường mắc phải việc gạt tân tín hữu qua bên rồi tìm cách tống khứ khỏi họ “các tật xấu” như hút thuốc, chửi thề hay bất cứ tật nào khác, y như tẩy bề ngoài thì sạch bề trong vậy. Chúa Jêsus dạy chúng ta rằng khi chúng ta tẩy sạch bề trong, khi các thái độ và động lực của chúng ta đều thanh sạch, đời sống bên ngoài của chúng ta đều được sạch. Thường thì việc tẩy sạch chỉ ở bề ngoài lại có xu hướng làm cho bề trong càng tồi tệ thêm. Còn bây giờ, sau khi tẩy sạch bề ngoài rồi, chúng ta thấy kiêu ngạo và tự xưng công bình lại được điền thêm vào danh sách các tội ác nơi bề trong của chúng ta. Chúng ta hãy học hỏi từ Chúa chúng ta rằng sự nên thánh bắt đầu ở bên trong và lộ ra bên ngoài, và không đảo ngược trật tự.
Tôi phải nhìn nhận với quý vị rằng chính tại điểm này tôi đã vạch ra một số ứng dụng cần thiết, nhưng phân đoạn Kinh Thánh thì không cho phép như vậy. Lời quở trách của Chúa Jêsus ở đây là phổ quát, chớ không phải chuyên sâu. Ngài không chỉ ra bất kỳ một tội lỗi đặc biệt nào, song chỉ ra các nguyên tắc bày tỏ ra tội lỗi. Quí vị thấy đấy, tôi thấy mình hướng ngoại khi cần cụ thể, và điều nầy quả là ngược lại với mọi điều Chúa Jêsus mong muốn. Chúa chúng ta muốn người dòng Pharisi và các vị chuyên gia về Luật Pháp phải xem lại tấm lòng của họ, chớ không phải nhắm vào ánh sáng nơi phần dạy dỗ của họ, mà là ánh sáng của Kinh Thánh, và trong sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vận hành qua Lời của Đức Chúa Trời, bày tỏ ra tội lỗi bên trong của chúng ta. Nguyện mỗi người chúng ta đều đến với Kinh Thánh, nài xin Đức Chúa Trời giống như David đã cầu nguyện trong Thi thiên 119 xin bày tỏ lời Ngài ra cho chúng ta, và cũng bày tỏ ra tội lỗi của chúng ta. Nguyện mỗi một người chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời từ tấm lòng để có một tấm lòng thanh sạch, bởi ân điển của Ngài, và vì cớ sự vinh hiển của Ngài.
NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI PHARISI ĐÃ TỐ CÁO CHÚA JÊSUS?
Ăn uống với kẻ phạm tội – Mathiơ 9.11; Mác 2.16; Luca 5.30; Luca 7.39; 15.2
Không kiêng ăn như họ đã kiêng ăn – Mathiơ 9.14; Mác 2.18; Luca 2.33
Cậy quyền phép của satan – Mathiơ 9.34
Các môn đồ Ngài vi phạm ngày sabát bằng cách ăn lúa mì – Mathiơ 12.2; Mác 2.24; Luca 6.2
Chúa Jêsus vi phạm ngày sabát khi chữa lành người có bàn tay teo – Mác 3.1…; Luca 6.6
Chữa lành người mắc bệnh thuỷ thũng vào ngày sabat – Luca 14.1-6
Vi phạm ngày sabát, Ngài không thể là Đấng Mêsi – Giăng 9.16
Các môn đồ Ngài không rửa tay theo nghi thức – Mathiơ 15.1…; Mác 7.1
Người ta có thể ly dị vợ dưới điều kiện nào? – Mathiơ 19.3…; Mác 10.2
Xưng mình là Đức Chúa Trời (có quyền tha tội) – Luca 5.17
Nhận lãnh lời khen ngợi của môn đồ là Đấng Mêsi – Luca 19.19-40
Thử Chúa Jêsus phải đối xử thế nào với người đờn bà bị bắt phạm tội tà dâm quả tang/ứng dụng Luật Pháp – Giăng 8.3
Chúa Jêsus “làm chứng về chính mình Ngài” – Giăng 8.13
NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI PHARISI BỊ TỐ CÁO TRONG CÁC SÁCH TIN LÀNH?
Giả hình – kết quả xứng đáng với sự ăn năn – Mathiơ 3.7
Lấy môi miếng thờ kính Chúa, song lòng thì xa cách – Mathiơ 15.7…
Làm bộ công bình qua mặt người ta, song Đức Chúa Trời biết tấm lòng – Luca 16.15
Tự xưng công bình – Luca 18.10
Chưa làm việc đủ để được vào nước thiên đàng – Mathiơ 5.20
Đặt lời truyền khẩu của họ lên trên Luật Pháp – Mathiơ 15.1…
Xu hướng vào bề ngoài, chớ không phải bề trong – Luca 11.39…
Đòi một dấu lạ – Mathiơ 16.1-4; Mác 8.11-12
Men của/trong sự dạy của họ – Mathiơ 16.5-12
Dốt nát về Kinh Thánh – Mathiơ 19; 21.42, và về quyền phép của Đức Chúa Trời (Mthiơ 22.29).
Tự làm cao và tìm kiếm sự nổi bật – Mathiơ 23.2, 5-6
Đóng nước thiên đàng lại trước mặt người ta – Mathiơ 23.13
Dùng thuật ngữ chuyên môn để cáo lỗi cho việc không tuân theo Luật Pháp – Mathiơ 23.16
Nhắm vào những vụ việc không đáng kể, bỏ qua các điểm chủ yếu – Mathiơ 22.23…
Là kẻ yêu mến tiền bạc – Luca 16.14
Khinh miệt đoàn dân đông, là những người không biết Luật Pháp (Giăng 7.49)
Dùng ảnh hưởng của họ đẩy người ta ra khỏi Đấng Christ – Giăng 7.48; 12.42.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét