Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Luca 23.1-25: "SỰ CHỐI BỎ ĐẤNG MÊSI CỦA ISRAEL - PHẦN II"



Phần giới thiệu
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Những đặc điểm trong câu chuyện của Luca
Chúa Jêsus trước mặt Phi-lát (23.1-7)
Chúa Jêsus trước mặt Hê-rốt (23.8-12)
Hê-rốt Antiba
Chúa Jêsus trước mặt Hê-rốt một lần nữa (23.13-25)
Phần kết luận
Bài 72:

Sự chối bỏ Đấng Mêsi của Israel — Phần II

(Luca 23.1-25)
Chúa Jêsus trước mặt Philát
“Đoạn, cả hội đồng đứng dậy, điệu Ngài đến trước mặt Phi-lát. Họ bèn khởi cáo Ngài rằng: Chúng tôi đã thấy người nầy xui dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua. Phi-lát gạn Ngài rằng: Chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời. Phi-lát bèn nói với các thầy tế lễ cả và dân chúng rằng: Ta không thấy người nầy có tội gì. Nhưng họ cố nài rằng: Người nầy xui giục dân sự, truyền giáo khắp đất Giu-đê, bắt đầu từ xứ Ga-li-lê rồi đến đây. Khi Phi-lát nghe điều đó, thì hỏi nếu người nầy thật là dân Ga-li-lê chăng. Biết Ngài thuộc quyền cai trị của vua Hê-rốt, bèn giải đến cho vua Hê-rốt, vua ấy ở tại thành Giê-ru-sa-lem trong mấy ngày đó”.
Chúa Jêsus trước mặt Hêrốt
“Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ. Vậy, vua hỏi Ngài nhiều câu, song Ngài không trả lời gì hết. Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo ở đó, cáo Ngài dữ lắm. Bấy giờ vua Hê-rốt và quân lính hầu vua đều đãi Ngài cách khinh dể và nhạo báng Ngài; đoạn, họ mặc áo hoa hòe cho Ngài, rồi giao Ngài về cho Phi-lát. Trước kia Phi-lát với vua Hê-rốt thù hiềm nhau, nhưng nội ngày ấy trở nên bạn hữu”.
Chúa Jêsus trước mặt Philát một lần nữa
“Phi-lát hiệp các thầy tế lễ cả, các quan đề hình và dân chúng lại, mà nói rằng: Các ngươi đã đem nộp người nầy cho ta, về việc xui dân làm loạn; nhưng đã tra hỏi trước mặt các ngươi đây, thì ta không thấy người mắc một tội nào mà các ngươi đã cáo; vua Hê-rốt cũng vậy, vì đã giao người về cho ta. Vậy, người nầy đã không làm điều gì đáng chết, nên ta sẽ đánh đòn rồi tha đi. (Số là đến ngày lễ, quan phải tha một tên tù cho dân.) Chúng bèn đồng thanh kêu lên rằng: Hãy giết người nầy đi, mà tha Ba-ra- ba cho chúng tôi! Vả, tên nầy bị tù vì dấy loạn trong thành, và vì tội giết người. Phi-lát có ý muốn tha Đức Chúa Jêsus, nên lại nói cùng dân chúng nữa. Song chúng kêu lên rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Phi-lát lại nói đến lần thứ ba, rằng: Vậy người nầy đã làm điều ác gì? Ta không tìm thấy người có sự gì đáng chết. Vậy, đánh đòn xong, ta sẽ tha. Nhưng chúng cố nài, kêu lớn tiếng rằng phải đóng đinh Ngài trên cây thập tự; tiếng kêu của họ được thắng. Phi-lát truyền làm y như lời chúng xin. Bèn tha tên tù vì tội dấy loạn và giết người, là người chúng đã xin tha; rồi phó Đức Chúa Jêsus cho mặc ý họ”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Đôi khi chúng ta nghe nói về “một lời đề nghị giúp đỡ không thể chối từ”, đặc biệt bởi những người giống như tôi, là những tay thợ săn đầy toan tính. Chúng ta cũng nghe nói tới những lời “đề nghị mà quí vị không thể chối từ” đó, hay có lẽ chúng ta sẽ nói, những lời đề nghị mà người ta cho rằng quí vị sẽ không từ chối. Khi còn là một sinh viên đại học, tôi sống trên gác của một ngôi nhà do trường làm chủ với hai người bạn học, họ sống trên tầng hai và tầng ba. Một cụ già và vợ ông đã sống ở từng thứ nhứt. Một ngày kia, ông cụ đến yêu cầu hai người chúng tôi giúp ông khiêng một cái bàn từ tầng cao nhất xuống cầu thang ra đường để chiếc rờ moọc đến chở nó đi. Đây là một phần việc dễ làm chỉ mất một vài phút. Tôi thường phụ giúp những việc như thế mà chẳng chút suy nghĩ gì về việc ấy hết.
Lần nầy thì không phải như vậy đâu, khi chúng tôi làm xong phần việc dời cái bàn ra xe rờ- moọc, ông cụ bước lại cái túi da của ông, rút ra tờ 5 $US, rồi trao nó cho tôi. Quay nhìn lại, tôi thấy cách trả tiền nầy của ông ta là “một việc mà tôi không thể nhận cho được”. Còn ông ta thì không rõ ý của tôi. Có lẽ ông ta nghĩ khi đưa ra một sự trả công như thế thì tôi không thể nhận lấy — nhưng ông ta đã lầm. Tôi đang cần tiền đây, và tôi đã nhận lấy số tiền đó — với sự biết ơn — nhưng tôi đã nhận lấy số điền đó. Người bạn cùng lớp với tôi không thể tin được sự thể ấy, và sau khi suy nghĩ về việc đó, và tôi cũng chẳng tin như thế. Còn ông cụ kia thì đã đưa ra số tiền đó. Nếu ông ta không có ý trả tiền cho tôi, khi ấy tôi lý luận, ông ta không nên đưa số tiền ra.
Hết thảy chúng ta đều có thể biếu xén mà chúng ta thực sự không mong người khác tiếp nhận lấy, có phải không? Tôi tin Philát đã đưa ra cho các cấp lãnh đạo của Israel — các thầy tế lễ thượng phẩm, nhưng người cai trị dân sự — một lời đề nghị mà họ sẽ không bao giờ chấp nhận — thế nhưng họ lại chịu nhận lấy. Các cấp lãnh đạo tôn giáo của Israel đã đưa Chúa Jêsus đến gặp Philát, họ tố cáo Ngài là một tội phạm đáng tội chết. Nhưng Philát thì chẳng nhìn thấy như thế. Hiển nhiên, họ đã đưa ra cho các cấp lãnh đạo nầy một lời đề nghị mà tôi nghĩ ông ta dám chắc họ sẽ chẳng chịu nhận lấy. Lời đề nghị của ông ta là phóng thích cho họ Baraba, một tên cướp, một kẻ làm cách mạng, và là một tên giết người. Cái điều mà họ chọn — là thả Baraba hay Chúa Jêsus ra? Chúa Jêsus là một nhân vật của sự hoà bình, một con người dường như vô hại. Còn Baraba là một tội phạm nguy hiểm. Chắc chắn họ sẽ để cho Baraba ở lại trong tù, hắn ta thuộc về chỗ đó, và phải bằng lòng để cho người ta tìm thấy lỗi lầm hay tội ác nơi Chúa Jêsus và chịu tha thứ.
Nếu Philát tưởng người Do thái chịu chấp nhận lời đề nghị nầy, thì ông ta đã lầm. Họ đòi tha cho Baraba, và hành quyết Chúa Jêsus. Bây giờ, đây là việc mà người cầm quyền dân Ngoại nầy không thể hiểu được. Ông ta đã đưa ra cho họ một lời đề nghị mà họ sẽ chấp nhận. Thật là một việc đáng ngạc nhiên!
Khi chúng ta đọc câu chuyện nói tới cuộc xét xử Chúa chúng ta trước mặt giới cầm quyền về mặt chính trị vào thời buổi ấy, cuộc xét xử đó giống như đang xem một trận đấu bóng bàn vậy. Ở mặt nầy, Chúa Jêsus bị đưa qua đưa lại giữa Philát và Hêrốt. Ở mặt kia, cuộc đối thoại giữa Philát và giới lãnh đạo tôn giáo bật qua bật lại, từ bên nầy qua bên kia. Philát nhắc đi nhắc lại lời tuyên bố Chúa Jêsus vô tội, không thấy có tội lỗi gì, còn các nhà lãnh đạo Do thái thì đáp lại bằng cách khẳng định nhất quyết tội lỗi của Ngài, họ chẳng đòi gì khác hơn là án tử hình. Người ta sẽ nghĩ rằng với quyền lực của Rôma sau lưng, Philát khó mà buộc ý muốn của ông trên dân sự, nhưng đây không phải là trường hợp đó. Chúng ta thấy quả thực dân chúng đang thắng thế hơn, và câu chuyện kết thúc với Philát đồng ý theo phương thức của dân chúng, cho dù sự đồng ý nầy sẽ đem lại cái chết cho một người vô tội.
Cấu trúc của phân đoạn Kinh Thánh
Trong phân đoạn nầy có ba bối cảnh. Bối cảnh một (các câu 1-7) diễn ra với sự có mặt của Philát. Bối cảnh hai (các câu 7-12) diễn ra trước mặt Hêrốt, Philát đã chuyển Chúa Jêsus và người Do thái sang cho ông ta, Philát đã thở ra một hơi dài khoan khoái, vì các sai phạm của Chúa Jêsus có được viện dẫn ra trong sự xét đoán là do Hêrốt. Bối cảnh ba (các câu 13-25) đưa chúng ta trở lại, một lần nữa, với chiếc ghế xét đoán của Philát, ông ta cảm thấy mình bất hạnh khi phải là người đưa ra quyết định về những lời tố cáo được lập ra nghịch lại Chúa Jêsus. Mặc dù cứ lặp đi lặp lại những lời tuyên bố về sự vô tội của Chúa Jêsus, bởi Philát (chính) và Hêrốt (do suy luận), không những Chúa Jêsus bị nhạo báng và bị đánh đòn, nhưng Ngài sẽ bị kết án tử hình giống như một tội phạm, trong khi một trong những tên tội phạm nguy hiểm nhất của các nước sẽ được thả tự do.
Những đặc điểm trong câu chuyện của Luca
Từng sách Tin lành đều có một cung cách đặc biệt riêng, trong đó trước giả sắp xếp dữ liệu thật là đặc biệt. Câu chuyện của Luca nói tới cuộc xét xử Chúa Jêsus hoàn toàn khác biệt với các câu chuyện khác. Trước khi bắt đầu nghiên cứu phân đoạn sách Luca, trước tiên chúng ta hãy xét qua một số đặc điểm cá biệt đó.
(1) Câu chuyện của Luca là một câu chuyện ngắn, kể lại cuộc xét xử Chúa chúng ta trước mặt Philát. Đây không phải là câu chuyện ngắn nhất, vì câu chuyện của Mác chỉ có 15 câu, trong khi câu chuyện của Luca là 25 câu. Mathiơ nói tới cuộc xét xử trong 26 câu (với các câu 3-10 đề cập tới sự hối hận và tự tử của Giuđa), và câu chuyện của Giăng là câu chuyện chi tiết nhứt, với 27 câu.
(2) Luca là sách Tin lành duy nhất nhắc tới việc xét xử Chúa chúng ta trước mặt Hêrốt. Ý nghĩa và sự đóng góp của phần nầy sẽ được chỉ ra sau đó.
(3) Câu chuyện của Luca mô tả Philát, chú trọng vào mọi dự tính và mong muốn của ông ta, hơn là chú trọng vào hành động của ông ta. Luca nói cho chúng ta biết rằng Philát đã đề nghị rằng ông ta sẽ cho đánh đòn Chúa Jêsus rồi thả Ngài ra. Luca không nói cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã bị đánh đòn nhiều, như đã được thấy trong các câu chuyện tương ứng trong các sách Tin lành khác. Sự thật cho thấy rằng hầu hết những việc mà Philát dự tính làm — như thả Chúa Jêsus ra — ông ta không thể làm được. Cái điều quan trọng thấy được ở đây: ông ta là một kẻ độc tài, với nhiều quyền lực, với nhiều lực lượng vũ trang tùy ý sử dụng hầu đưa ra bất kỳ hành động nào mà ông ta mong muốn.
(4) Luca không nhấn mạnh các áp lực ngoại tại nhắm vào Philát, như các sách Tin lành khác nhấn mạnh. Khi tôi tra xét câu chuyện của Luca, chúng ta thấy hai thế lực chủ yếu đang hiện hữu: mục đích mà Philát đã định là thả Chúa Jêsus ra, ông đã phán quyết Ngài vô tội, và các cấp lãnh đạo tôn giáo, họ quyết rằng Chúa Jêsus phải chết, và nơi bàn tay của Rôma. Mathiơ nói cho chúng ta biết vợ của Philát đã cảnh cáo ông ta chớ xét đoán “người vô tội” nầy, phù hợp với điềm chiêm bao trong ban đêm đó. Câu chuyện của Giăng mô tả ý thức sợ hãi và lạ lùng nơi Philát trước thân vị của Chúa Jêsus.
(5) Luca có một phần nhấn mạnh trên sự vô tội của Chúa Jêsus, như Philát đã lặp đi lặp lại, và ít nhất có sự ám chỉ của Hêrốt nữa.
(6) Cũng rất ấn tượng trong sách Luca (dù rõ ràng trong các câu chuyện khác) là sự im lặng của Chúa Jêsus. Hêrốt đã ép Chúa Jêsus với nhiều câu hỏi, nhưng không có câu trả lời. Philát đã nhận được nhiều câu trả lời, như đã được ghi lại trong các câu chuyện tin lành khác, còn trong câu chuyện của Luca về các sự cố nầy, Chúa Jêsus đã nói duy nhất mấy lời nầy: “Thật như lời” (câu 3). Không có gì khác nữa được ghi lại trong 25 câu nầy về những gì Chúa Jêsus đã nói ra. Điều nầy chẳng có gì ngạc nhiên theo ánh sáng của các lời tiên tri trong Cựu ước, là những lời nói trước về sự im lặng của Đấng Mêsi vô tội (đối chiếu Êsai 53.7).
(7) Câu chuyện có một loại cấu trúc “bóng bàn”, với một cuộc tranh luận qua lại giữa Philát, là người quyết rằng Chúa Jêsus vô tội, và người Do thái, là những kẻ khẳng định Ngài phạm tội trọng. Hãy chú ý đặc điểm nầy khi chúng ta nghiên cứu tới những câu nói qua nói lại trong cuộc tranh cãi giữa Philát và giới lãnh đạo tôn giáo của Israel:
“Đoạn, cả hội đồng đứng dậy, điệu Ngài đến trước mặt Phi-lát. Họ bèn khởi cáo Ngài rằng: Chúng tôi đã thấy người nầy xui dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua. Phi-lát gạn Ngài rằng: Chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời. Phi-lát bèn nói với các thầy tế lễ cả và dân chúng rằng: Ta không thấy người nầy có tội gì. Nhưng họ cố nài rằng: Người nầy xui giục dân sự, truyền giáo khắp đất Giu-đê, bắt đầu từ xứ Ga-li-lê rồi đến đây. Khi Phi-lát nghe điều đó, thì hỏi nếu người nầy thật là dân Ga-li-lê chăng. Biết Ngài thuộc quyền cai trị của vua Hê-rốt, bèn giải đến cho vua Hê-rốt, vua ấy ở tại thành Giê-ru-sa-lem trong mấy ngày đó. Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ. Vậy, vua hỏi Ngài nhiều câu, song Ngài không trả lời gì hết. Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo ở đó, cáo Ngài dữ lắm. Bấy giờ vua Hê-rốt và quân lính hầu vua đều đãi Ngài cách khinh dể và nhạo báng Ngài; đoạn, họ mặc áo hoa hòe cho Ngài, rồi giao Ngài về cho Phi-lát. Trước kia Phi-lát với vua Hê-rốt thù hiềm nhau, nhưng nội ngày ấy trở nên bạn hữu. Phi-lát hiệp các thầy tế lễ cả, các quan đề hình và dân chúng lại, mà nói rằng: Các ngươi đã đem nộp người nầy cho ta, về việc xui dân làm loạn; nhưng đã tra hỏi trước mặt các ngươi đây, thì ta không thấy người mắc một tội nào mà các ngươi đã cáo; vua Hê-rốt cũng vậy, vì đã giao người về cho ta. Vậy, người nầy đã không làm điều gì đáng chết, nên ta sẽ đánh đòn rồi tha đi. (Số là đến ngày lễ, quan phải tha một tên tù cho dân.) Chúng bèn đồng thanh kêu lên rằng: Hãy giết người nầy đi, mà tha Ba-ra- ba cho chúng tôi! Vả, tên nầy bị tù vì dấy loạn trong thành, và vì tội giết người. Phi-lát có ý muốn tha Đức Chúa Jêsus, nên lại nói cùng dân chúng nữa. Song chúng kêu lên rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Phi-lát lại nói đến lần thứ ba, rằng: Vậy người nầy đã làm điều ác gì? Ta không tìm thấy người có sự gì đáng chết. Vậy, đánh đòn xong, ta sẽ tha. Nhưng chúng cố nài, kêu lớn tiếng rằng phải đóng đinh Ngài trên cây thập tự; tiếng kêu của họ được thắng. Phi-lát truyền làm y như lời chúng xin. Bèn tha tên tù vì tội dấy loạn và giết người, là người chúng đã xin tha; rồi phó Đức Chúa Jêsus cho mặc ý họ.
Chúa Jêsus trước mặt Philát (23.1-7)
“Đoạn, cả hội đồng đứng dậy, điệu Ngài đến trước mặt Phi-lát. Họ bèn khởi cáo Ngài rằng: Chúng tôi đã thấy người nầy xui dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua. Phi-lát gạn Ngài rằng: Chính ngươi là Vua dân Giu-đa phải không? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời. Phi-lát bèn nói với các thầy tế lễ cả và dân chúng rằng: Ta không thấy người nầy có tội gì. Nhưng họ cố nài rằng: Người nầy xui giục dân sự, truyền giáo khắp đất Giu-đê, bắt đầu từ xứ Ga-li-lê rồi đến đây. Khi Phi-lát nghe điều đó, thì hỏi nếu người nầy thật là dân Ga-li-lê chăng. Biết Ngài thuộc quyền cai trị của vua Hê-rốt, bèn giải đến cho vua Hê-rốt, vua ấy ở tại thành Giê-ru-sa-lem trong mấy ngày đó”.
Dường như trời vừa hừng sáng khi có một số đông người chạy rầm rập đến trước thềm cửa nhà Philát. Philát, có lẽ hơi bực bội, bước ra khỏi giường, ông ta nổi nóng khi giấc ngủ bị ngắt ngang, dù vậy ông cũng không để cho vợ mình phải thức giấc, có lẽ bà vẫn còn nằm ngủ. Khi ngày làm việc của Philát bắt đầu, giấc ngủ của vợ ông đã bị quấy rối bởi một giấc chiêm bao không lấy gì làm dễ chịu lắm, điều quan trọng trong chiêm bao ấy là Chúa Jêsus là một con người vô tội, không nên kết án tử hình (đối chiếu Mathiơ 27.19). Cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái thì rất hung hăng, xông xáo trong cuộc tấn công của họ vào Chúa Jêsus, và trong cách tỏ ra sự mong muốn của họ khiến cho Philát phải cung ứng cho họ những gì họ mong muốn. Không những người Do thái dường như rất “huênh hoang” trong đòi hỏi sự chú ý của Philát trong thời điểm nầy, mà họ còn từ chối không chịu bước vào trong cung điện, buộc ông phải bước ra gặp họ (đối chiếu Giăng 18.28-29).
Luca cho chúng ta biết trong câu 2 rằng Toà Công Luận (hiển nhiên là những người cùng đưa ra bản án, đối chiếu 23.1) đã tống đạt ba bản án nghịch cùng Chúa Jêsus, hết thảy đều liên đới về mặt chính trị (nghĩa là, chống lại nhà nước), và không một điều nào trong số đó nằm trong diện tôn giáo hết. Sau đây là các bản án ấy:
(1) Xúi giục nổi loạn: “làm biến chất thái độ trung thành của dân tộc chúng tôi”.
(2) Cấm nộp thuế cho Rôma.
(3) Xưng mình là Vua.
Tất nhiên, đây là những trọng tội chống nghịch nhà nước, là những tội lỗi không thể bỏ qua, và là những thứ tội gánh lấy án phạt tử hình.
Philát dường như biết rất rõ người Do thái hơn là họ nghĩ. Những nhà cai trị Rôma chẳng thích thú gì trong việc “bị sử dụng” bởi đảng Do thái nầy nghịch với đảng Do thái kia. Thực vậy, không phải tốn kém thời gian để cho Philát nhận ra sự việc nầy, một cuộc tranh giành quyền lực (Mathiơ 27.18; Mác 15.10). Ông ta đã nhìn thấy Chúa Jêsus đang đứng ở trước mặt mình, đã bị đánh đòn và đổ máu rồi từ những sự ngược đãi của lính canh đền thờ nhắm vào Ngài suốt cả đêm (Luca 22.63-65). Ông ta chẳng thấy có gì đáng khiếp sợ hay nguy hiểm về tên phá vỡ quyền lực chính trị nầy hết.
Hãy lưu ý là Philát đã bỏ qua 2 lời kết án đầu tiên. Nếu Chúa Jêsus là một nhà cách mạng, lẽ nào người La mã lại chẳng biết gì về Ngài hết? Thực thế, lẽ nào người La mã lại không biết đến Chúa Jêsus? Chắc chắn họ đã quyết định rằng Ngài chẳng có gì là ngăm doạ cả. Đã có nhiều người làm cách mạng, nhưng Chúa Jêsus không có mặt giữa vòng những kẻ đó. Và lẽ nào tình báo của La mã có chứng cớ Chúa Jêsus đã xui giục người Do thái đừng nộp thuế cho người La mã. Và, khi Chúa Jêsus nhấn mạnh tới sự Ngài bị bắt, há Ngài chẳng dạy cách công khai, hết ngày này sang ngày khác, sự dạy dỗ của Ngài không được ghi chép cách công khai sao (đối chiếu Luca 22.52-53)?
Không, nếu bất kỳ bản án nào trong ba bản án nầy là đúng, thì đó là án sau cùng hết. Ít nhất đây là vấn đề thực đối với giới lãnh đạo tôn giáo Do thái nầy. Và vì thế Philát đã bỏ qua hai án đầu tiên, chỉ yêu cầu Chúa Jêsus trả lời Ngài có phải là “Vua của dân Giuđa” hay không mà thôi. Tôi hiểu Philát không những tra hỏi Chúa Jêsus có phải là vua của dân Giuđa hay không thôi đâu, mà còn hỏi Ngài có phải là vua của người Do thái hay không nữa!?! Lẽ nào ông ta không biết người Do thái đều trông đợi một Đấng Mêsi. Rốt lại, phải chăng người nào trong số những kẻ phạm tội nổi loạn, họ đều xưng mình là Đấng Mêsi (đối chiếu Công vụ Các Sứ Đồ 5.33-39)? Tôi tin, vì cớ đó, trong khi Philát là người bất kỉnh và tàn nhẫn, ít nhất ông ta rất biết rõ về người Do thái.
Người ta sẽ nghĩ sự Chúa chúng ta công nhận rằng Ngài là Đấng Mêsi, Vua của Israel, sẽ khiến cho Philát phải lâm vào chỗ khó xử. Tuy nhiên, Philát dường như chẳng có gì ngạc nhiên lắm. Thực vậy, phải chăng ông chưa biết đây là lời xưng nhận của Chúa Jêsus từ lúc bắt đầu chức vụ công khai của Ngài? Và có phải Giăng Báptít cùng các môn đệ đi đó đi đây để giới thiệu Chúa Jêsus là vua của Israel không? Ngược lại với sự mong đợi của chúng ta, Philát không nao núng bởi sự nhìn nhận của Chúa Jêsus về lai lịch “tự xưng” của Ngài — Ngài tự xưng, nghĩa là, Philát đã biết rõ lâu lắm rồi. Tới điểm nầy, tôi tin Philát có lẽ nhìn xem Chúa Jêsus là một kẻ sẽ ứng phó như một gã “bụi đời” tự xưng mình là Albert Einstein vậy thôi. “Cảm động làm sao”, Philát đã lý luận: “nhưng chắc chắn Jêsus không phải là mối đe doạ cho Rôma hay cho ta, và thậm chí cũng không đối với giới lãnh đạo tôn giáo Do thái nầy”. Sự Philát đánh giá về Chúa Jêsus sẽ làm thay đổi cuộc diện chất vấn của ông ta, tới chỗ ông ta bắt đầu sợ hãi Chúa Jêsus, hoặc ít nhất sự hãi việc kết án tử hình Chúa Jêsus (đối chiếu Mathiơ 27.19; Giăng 19.7, 12).
Philát tuyên bố bản án của mình, song bản án ấy không được tiếp nhận một cách vui vẻ. Ông ta nói: “Ta không thấy người nầy có tội gì” (Luca 23.4). Thực ra, Philát mới vừa thực hiện chức năng của một người ngồi trong hàng ghế của bồi thẩm đoàn mà thôi. Ông ta đã lắng nghe các bản cáo trạng cùng bằng chứng, và ông ta “chẳng kết án” gì Chúa Jêsus hết. Chưa có đủ bằng chứng để xác minh rằng Chúa Jêsus là một tên tội phạm, đáng bị án chết, là bản án mà giới lãnh đạo nầy mong muốn.
Các thầy tế lễ cả và đoàn dân đông không muốn bị từ khước dễ dàng những gì họ quyết phải có cho kỳ được — ấy là huyết của Chúa Jêsus. Họ đã kháng cự, họ khẳng định rằng Chúa Jêsus “khuấy đảo dân chúng khắp xứ Giuđê bằng sự dạy dỗ của hắn, khởi sự từ xứ Galilê, và giờ đây bằng mọi cách hắn tiến vào thành Jerusalem”. Giới lãnh đạo Do thái đã tìm cách nhấn mạnh, truy tố khăng khăng theo cáo trạng của họ, nhưng họ đã đi quá xa. Họ đã chỉ ra rằng Jerusalem là điểm cuối cùng, ở đó Chúa Jêsus đã tạo ra một lượng xáo trộn nào đó. Ngài không phải là người xứ Giuđê, không phải là người của thành phố Jerusalem, mà là một người thuộc xứ Galilê. Đây là chỗ mà chức vụ Ngài đã bắt đầu. Hầu hết chức vụ của Chúa Jêsus đều xuất phát từ xứ Galilê, và vì thế Philát mới cho rằng vụ án nầy thực sự không nằm trong quyền tài phán của ông ta. Vụ án phải chuyển qua cho Hêrốt, vì ông ta là vua cai trị trên xứ Galilê. Và thế là Chúa Jêsus, cùng với giới lãnh đạo tôn giáo Do thái và phần đám đông còn lại, bị gửi đi, từ khi trời còn sớm, để quấy rối Hêrốt.
Tôi có thể nhìn thấy Philát đương mĩm miệng cười thầm, tự chúc mừng mình vì đã loại bỏ được vấn đề gai góc nầy. Thực ra, ông ta đã thành công trong việc đưa nan đề ấy sang cho một người mà thực sự ông ta chẳng ưa thích gì cho lắm. “Vụ nầy phải giao sang cho ông ta thì mới đúng”, tôi có thể nghe thấy Philát đang suy gẫm trong lòng như thế. Có lẽ Philát đã dựa hẳn lưng mình vào chiếc ghế bành rồi truyền dọn bữa điểm tâm. Đúng là một bữa ăn rất sảng khoái đáng phải có. Đúng là một ngày thật xinh đẹp. Không còn lo lắng chi về Jêsus nữa, hay dường như là như vậy. Thật không may thay, vì Hêrốt cũng vừa có mặt tại thành Jerusalem vào thời điểm đó (đối chiếu Luca 23.7).
Chúa Jêsus trước mặt Hêrốt (23.8-12)
“Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ. Vậy, vua hỏi Ngài nhiều câu, song Ngài không trả lời gì hết. Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo ở đó, cáo Ngài dữ lắm. Bấy giờ vua Hê-rốt và quân lính hầu vua đều đãi Ngài cách khinh dể và nhạo báng Ngài; đoạn, họ mặc áo hoa hòe cho Ngài, rồi giao Ngài về cho Phi-lát. Trước kia Phi-lát với vua Hê-rốt thù hiềm nhau, nhưng nội ngày ấy trở nên bạn hữu”.
Khi Philát dường như có một ít thú vị nơi Chúa Jêsus và hiển nhiên không có một lần tiếp xúc nào trước với Ngài, Hêrốt ít nhất đã có một lượng tiếp xúc gián tiếp nào đó rồi. Hãy nhớ rằng một trong những người đờn bà đã đi theo Chúa Jêsus và đã giúp ủng hộ Ngài là Joanna vợ của Chuxa, viên quản gia của Hêrốt (Luca 8.2; đối chiếu 24.10). Và tất nhiên là giữa Hêrốt và Giăng Báptít đã có một mối quan hệ. Chúng ta hãy ôn lại vắn tắt những gì Luca đã nói về Hêrốt trong sách Tin lành của ông.
Hêrốt Antipas
Luca 3.1: “Năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti-be-rơ, khi Bôn-xơ Phi-lát làm quan tổng đốc xứ Giu-đê, Hê-rốt làm vua chư hầu xứ Ga-li-lê, Phi-líp em vua ấy làm vua chư hầu xứ Y-tu-rê và tỉnh Tra-cô-nít, Ly-sa-ni-a làm vua chư hầu xứ A-by-len, An-ne và Cai-phe làm thầy cả thượng phẩm, thì có lời Đức Chúa Trời truyền cho Giăng, con Xa-cha-ri, ở nơi đồng vắng. Giăng bèn dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giô-đanh, giảng dạy phép báp-tem về sự ăn năn để được tha tội”.
Luca 3.19: “Song Hê-rốt, vua chư hầu, đã bị Giăng can gián về việc Hê-rô-đia vợ của em mình, cùng về các điều ác vua đã làm, thì lại thêm một điều ác nữa, là bắt Giăng bỏ tù”.
Luca 9.7: “Bấy giờ, Hê rốt là vua chư hầu, nghe nói về các việc xảy ra, thì không biết nghĩ làm sao; vì kẻ nầy nói rằng: Giăng đã từ kẻ chết sống lại; kẻ khác nói rằng: Ê-li đã hiện ra; và kẻ khác nữa thì rằng: Một trong các đấng tiên tri đời xưa đã sống lại. Song Hê-rốt thì nói: Ta đã truyền chém Giăng rồi: vậy người nầy là ai, mà ta nghe làm những việc dường ấy? Vua bèn tìm cách thấy Đức Chúa Jêsus”.
Luca 13.31: “Cũng trong lúc đó, có mấy người Pha-ri-si đến thưa Ngài rằng: Thầy nên bỏ chỗ nầy mà đi, vì vua Hê-rốt muốn giết thầy. Ngài đáp rằng: Hãy đi nói với con chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỉ chữa bịnh, đến ngày thứ ba, thì đời ta sẽ xong rồi. Nhưng ngày nay, ngày mai, và ngày kia ta phải đi, vì không có lẽ một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem”.
Sách Tin lành Mác ghi lại một sự cố rất lý thú quan hệ tới Hêrốt, đây là điều mà tin lành Luca không nhắc tới:
“Có mấy người Pha-ri-si đến đó, cãi lẽ với Ngài, muốn thử Ngài, thì xin một dấu lạ từ trên trời. Đức Chúa Jêsus than thở trong lòng mà rằng: Làm sao dòng dõi nầy xin dấu lạ? Quả thật, ta nói cùng các ngươi, họ chẳng được ban cho một dấu lạ nào. Ngài bèn bỏ họ, trở vào thuyền mà qua bờ bên kia. Vả, môn đồ quên đem bánh theo, trong thuyền chỉ có một cái bánh mà thôi. Ngài răn môn đồ rằng: Hãy giữ mình cẩn thận về men người Pha-ri-si, và men đãng Hê-rốt. Môn-đồ nói cùng nhau rằng: Ấy là vì chúng ta không có bánh. Nhưng Đức Chúa Jêsus biết điều đó, thì phán rằng: Sao các ngươi nói cùng nhau rằng đó là tại các ngươi không có bánh? Chớ các ngươi còn chưa nghe, chưa hiểu sao? Các ngươi có lòng cứng cỏi luôn ư? Các ngươi có mắt mà sao không thấy? Có tai mà sao không nghe? Các ngươi lại không nhớ hay sao? Khi ta bẻ năm cái bánh cho năm ngàn người, các ngươi thâu được mấy giỏ đầy bánh vụn? Thưa: Mười hai giỏ. Còn khi ta bẻ bảy cái bánh cho bốn ngàn người, các ngươi thâu được mấy giỏ đầy bánh vụn? Thưa: Bảy giỏ. Ngài phán: Các ngươi còn chưa hiểu sao?” (Mác 8.11-21).
Trong câu chuyện của Mác, Chúa Jêsus đã cảnh cáo các môn đồ của Ngài phải “hãy giữ mình cẩn thận về men của người Pharisi, và men đảng Hêrốt” (câu 15). Các môn đồ có thể suy nghĩ theo nghĩa đen của “men” và “bánh”. Khi Chúa Jêsus đã nhắc tới “men” họ đã có từ quan hệ với “bánh” rồi. Khi nhắc tới những từ như thế cho lý trí, họ đã không nhớ phải mang theo “bữa trưa” với họ. Và vì vậy ở giữa một từ cảnh cáo rất quan trọng, tư tưởng của các môn đồ đã hướng vào đồ ăn. Lời lẽ của Chúa Jêsus nối theo sau không phải là một sự giải thích về “men” mà đúng hơn là một lời quở trách có quan hệ tới “bánh”, chính bài học mà hai phép lạ cho nhiều người ăn đã được dự trù để dạy dỗ họ.
Vì cớ đó Chúa Jêsus đã nhắc cho họ nhớ rằng trong cả hai trường hợp tại chỗ mà nhiều người thiếu đồ ăn, khi mọi điều đã được nói và được làm ra, đã có một sự dư thừa, và họ đã thu lại lượng thức ăn thừa đó vào trong mấy cái giỏ. Mục đích ở đây là các môn đồ của Chúa Jêsus không cần phải quan tâm về “đồ ăn”, vì Chúa sẽ làm thoả mãn mọi nhu cần về thuộc thể và về phần xác cho họ, một nguyên tắc thường được thấy trong các sách Tin lành (đối chiếu Luca 12.22...). Và vì thế, khi Chúa Jêsus nói tới “men” các môn đồ Ngài sẽ không bị cuốn vào việc suy nghĩ tới bữa ăn kế đó của họ, mà họ tự do suy nghĩ về mọi hàm ý thuộc linh trong lời phán dạy của Ngài.
Và đâu là bài học thuộc linh mà Chúa Jêsus có trong trí khi Ngài cảnh cáo họ về “men” của người Pharisi và về men của đảng Hêrốt? Văn mạch đứng trước Mác 8 cho chúng ta biết (Mác 8.11-12). Người Pharisi và Hêrốt, cả hai đều muốn Chúa Jêsus làm một vài phép lạ nào đó, để chứng minh rằng Ngài thực sự là Đấng Mêsi. Cả hai đều trông mong các chứng cớ ngoại tại, thay vì nhìn xem các lời tiên tri trong Cựu ước nói về Đấng Mêsi, để xem coi Chúa Jêsus có thực sự đã làm ứng nghiệm chúng hay không!?! Theo chiều hướng nầy, các môn đồ của Chúa chúng ta đã từng trải qua chính nỗi ám ảnh đã làm cho Hêrốt và người Pharisi phải bị mù đi — một nỗi ám ảnh về mặt bề ngoài và về mặt thuộc thể, là những điều có thể thấy được bằng mắt thường, ngược lại với những việc “không thấy được”, chỉ có đức tin mới “thấy” được mà thôi (đối chiếu Giăng 20.29; Hêbơrơ 11.1).
Chúng ta chẳng có gì phải ngạc nhiên hết, khi Luca cho chúng ta biết rằng Hêrốt rất vui sướng khi nhìn thấy Chúa Jêsus, không giống như Philát, đồng sự người La mã của ông (Luca 23.8). Hêrốt rất sốt sắng muốn gặp Chúa Jêsus. Thực vậy, ông ta mong gặp được Chúa Jêsus với một thời gian khá lâu (Luca 9.9). Nhưng, như Chúa Jêsus đã cảnh cáo các môn đồ Ngài trước đó (trong Mác 8), mọi động lực của hắn là sai lầm. Hắn mong muốn nhìn thấy Chúa Jêsus làm ra một phép lạ nào đó. Nếu Ngài làm theo như vậy, hắn sẽ cho Ngài là quan trọng hơn Giăng là người chẳng làm ra một dấu lạ nào. Và nếu Hêrốt có may mắn lập một liên minh với một Đấng Mêsi hay làm phép lạ, thì sự liên kết nầy sẽ có lợi như thế nào cho chính địa vị và quyền lực của hắn ta?
Chúng ta có thể nói từ các sách Tin lành, là Chúa Jêsus chưa hề có một lần tiếp xúc trực tiếp nào với Hêrốt cả. Đã có những “mắc xích” khác nhau giữa hai người, như chúng ta đã nhận biết ở trên. Và đã có, thực vậy, “mối đe doạ” mà người Pharisi đã gắn cho Chúa Jêsus, họ cảnh cáo Ngài Hêrốt muốn giết Ngài. Nếu đây là báo cáo thực, có một điều mà người ta không dám chắc, Chúa Jêsus bất chấp điều đó, Ngài đưa ra cho người Pharisi một sứ điệp để mang về cho Hêrốt, một sứ điệp chứa quyết định của Ngài phải bày tỏ ra sứ mệnh của Ngài, mà chẳng có tình trạng lệch hướng hay thoả hiệp.
Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo đang đứng gần đó, thường lặp đi lặp lại các bản án nghịch lại Chúa Jêsus, thúc đẩy Hêrốt phải tìm cho ra tội lỗi của Chúa Jêsus. Dường như dù Hêrốt hoàn toàn chẳng biết đến họ. Và, tương tự, Chúa Jêsus đã không đáp chi với Hêrốt hết. Quả là thất vọng làm sao, Hêrốt đã đưa ra cho Chúa Jêsus nhiều câu hỏi, chúng đã được dự trù để rút ra một loạt nhiều phép lạ, hay ít nhất một bằng chứng nào đó về quyền phép của Ngài. Luca cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus không nói một lời nào với Hêrốt cả. Mọi sự hắn ta nhận được nơi phần đáp ứng từ Chúa Jêsus là sự im lặng. Đây đúng là một cú đấm nặng nề vào sự kiêu căng của nhân vật nầy, là kẻ thường đạt được mọi sự theo ý muốn riêng của mình, và để bắt dân sự phải đầu phục quyền lực của hắn ta. Chúa Jêsus không có một lời nào cho hắn ta, không một lời nào hết.
Hêrốt đã lọt vào một tình trạng ngượng ngịu lắm ở đây. Rõ ràng là giới lãnh đạo tôn giáo đã muốn kết án tử hình Chúa Jêsus. Suốt thời gian ấy hắn ta đã tìm cách chất vấn Chúa Jêsus, họ cứ giữ y các cáo trạng của họ. Song thực sự là họ chẳng có một bằng chứng cụ thể nào để đưa ra các cáo trạng đó. Và vì Chúa Jêsus không chịu nhìn nhận, nên họ bị rơi vào thế bí. Sự thể cho thấy đây không phải là một vị thế có lợi cho Hêrốt. Chính tại điểm nầy hắn phải đưa ra một hành động. Hắn đang che đậy sự thất bại của mình, khi không ép được Chúa Jêsus làm ra một phép lạ, và đồng thời làm vui lòng lính tráng của mình và ít nhất là đứng cùng phía với giới lãnh đạo tôn giáo bằng cách chế giễu Chúa Jêsus. Và nhờ đó trong mọi sự nầy, hắn đã tránh không đưa ra một chỗ đứng rõ ràng đối với Chúa Jêsus. Mặc dù Philát sẽ gợi ý là Hêrốt đã thấy Chúa Jêsus là vô tội, Hêrốt đã tránh né cơn giận dữ của các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo bằng cách không tuyên bố ra bất kỳ một bản án nào hết. Dường như hắn ta muốn có một “chỗ đứng vững chắc” cho cả hai phía về nan đề nầy. Đúng là một nhà chính trị! Ở phần phân tích sau cùng, Hêrốt đã buộc Philát phải đưa ra quyết định mà hắn ta không muốn tự bản thân mình đưa ra. Và hắn đã làm như thế với một phương thức chiếm được cảm tình của một kẻ từng là cựu thù. Giờ đây, khi làm được như thế thì đúng là một kỳ công.
Tại sao Luca kể ra sự kiện nầy với Hêrốt trong khi chẳng có một trước giả tin lành nào khác nhắc tới? Tôi tin thật là quan trọng khi nhìn thấy mọi người đều chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, kể cả Hêrốt. Nhưng tuyệt đối là cần thiết cho Rôma và dân Ngoại cùng dự phần vào sự chối bỏ và sự đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá, hầu cho hết thảy mọi người, không những là người Do thái, đều phạm vào huyết vô tội của Ngài. Vì vậy, Hêrốt đang đóng một vai trò, nhưng đây là thời điểm cho dân Ngoại tỏ ra sự họ xem khinh đối với Đấng Cứu Thế.
Chúa Jêsus trước mặt Philát một lần nữa (23.13-25)
“Phi-lát hiệp các thầy tế lễ cả, các quan đề hình và dân chúng lại, mà nói rằng: Các ngươi đã đem nộp người nầy cho ta, về việc xui dân làm loạn; nhưng đã tra hỏi trước mặt các ngươi đây, thì ta không thấy người mắc một tội nào mà các ngươi đã cáo; vua Hê-rốt cũng vậy, vì đã giao người về cho ta. Vậy, người nầy đã không làm điều gì đáng chết, nên ta sẽ đánh đòn rồi tha đi. (Số là đến ngày lễ, quan phải tha một tên tù cho dân.) Chúng bèn đồng thanh kêu lên rằng: Hãy giết người nầy đi, mà tha Ba-ra- ba cho chúng tôi! Vả, tên nầy bị tù vì dấy loạn trong thành, và vì tội giết người. Phi-lát có ý muốn tha Đức Chúa Jêsus, nên lại nói cùng dân chúng nữa. Song chúng kêu lên rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Đóng đinh nó trên cây thập tự đi! Phi-lát lại nói đến lần thứ ba, rằng: Vậy người nầy đã làm điều ác gì? Ta không tìm thấy người có sự gì đáng chết. Vậy, đánh đòn xong, ta sẽ tha. Nhưng chúng cố nài, kêu lớn tiếng rằng phải đóng đinh Ngài trên cây thập tự; tiếng kêu của họ được thắng. Phi-lát truyền làm y như lời chúng xin. Bèn tha tên tù vì tội dấy loạn và giết người, là người chúng đã xin tha; rồi phó Đức Chúa Jêsus cho mặc ý họ”.
Nếu Philát tưởng ông không còn gặp rắc rối với Chúa Jêsus, ông ta đã lầm rồi. Có lẽ trong suốt thời gian Chúa Jêsus đứng chịu xét xử trước mặt Hêrốt, sứ điệp đến từ vợ của Philát cho biết rằng nàng đã có một điềm chiêm bao khó nhọc lắm, nàng cảnh cáo chồng mình đừng đụng gì đến “người công bình đó” (Mathiơ 27.19). Có thể ông ta tự nhũ thầm rằng: “Lo gì. Ta sẽ gửi Jêsus đến Hêrốt. Giờ đây hắn là nan đề của Hêrốt”. Khi tiếng ồn ào của đám dân đông bắt đầu kéo đến gần hơn và càng ồn ào hơn, Philát vốn biết rằng ý ông muốn dìm vụ án Jêsus có hay không có tội sẽ chẳng có ai biết hết.
Không những từ câu 13, mà còn từ các câu chuyện tương đương, cho thấy rằng Philát đã gạt Chúa Jêsus qua một bên sau khi Ngài bị đưa trở lại từ cuộc “tra xét” trước mặt Hêrốt, và ông đã cố gắng làm thoả lòng mình về Jêsus có hay không có tội. Khi ông ta xuất hiện, Philát đã cho đòi các thầy tế lễ cả cùng các quan cai trị dân sự (vì chính họ là những người đã thúc đẩy ông đưa ra bản án luận tội) và đã lặp đi lặp lại rằng ông chưa thấy thuyết phục lắm về bất kỳ bản cáo trạng tội lỗi nào là trường hợp cho thấy Chúa Jêsus xứng đáng với cáo trạng đó, ông nhắc cho họ nhớ rằng bởi các hành động của ông ta, rằng Hêrốt cũng đã công nhận tình trạng vô tội của Chúa Jêsus.
Sau khi đã lặp đi lặp lại, vì lần thứ hai trong câu chuyện của Luca, tình trạng vô tội của Chúa Jêsus, Philát đưa ra một câu nói mập mờ với giới lãnh đạo tôn giáo của người Do thái. Ông nói cho họ biết là ông sẽ đánh đòn Chúa Jêsus, rồi sẽ thả Ngài ra (Luca 23.16). Tôi cho rằng hình phạt đã được nói tới là hình phạt đã được mô tả trong những câu chuyện tương đương khi Chúa Jêsus đã bị đánh đòn rất nặng nề (đối chiếu Giăng 19.1-3). Bây giờ, nếu Chúa Jêsus được coi là vô tội, sao lại bị đánh đòn? Vì Philát đã cố gắng trấn an lương tâm của ông ta, trong khi nổ lực trấn an đoàn dân đông thù nghịch cùng một lúc. Philát đã hy vọng, dường như vậy, làm thoả mãn đám đông khát máu kia bằng cách đánh đòn Chúa Jêsus thật tồi tệ đến nỗi đem Ngài trong hình ảnh tồi tệ ra trình diện cho họ thấy hầu cho họ sẽ thương xót Ngài. Philát không nhắm thẳng vào thái độ thù địch của các thầy tế lễ cả cùng các cấp lãnh đạo tôn giáo.
Điều thú vị là trong câu chuyện của Luca chỉ có những toan tính của Philát đã được ghi chép lại. Nghĩa là, Philát đã tuyên bố chính dự tính của ông ta là “đánh đòn” Chúa Jêsus, nhưng Luca không tiếp tục trình bày lại Chúa Jêsus đã bị họ đánh đòn. Những gì xảy ra cho Chúa Jêsus ở đây Luca đều không nhắm tới nhiều cho bằng những gì Philát (và Hêrốt nữa) muốn thực thi với Ngài.
Chính tại thời điểm nầy tên của Baraba xuất hiện. Các trước giả của bản Kinh Thánh NIV và bản NASB đã chọn bỏ qua câu 17 vì cớ câu nầy không có trong những bản thảo xưa hơn (dù không nhất thiết là “hay hơn” — đây là một đề tài tranh cãi dữ dội). Tôi tin rằng không những câu nầy được chấp nhận là một phần trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, mà chúng ta phải chấp nhận câu ấy vì sự nhắc nhở của nó trong những câu chuyện tương ứng. Không cứ cách nào đó thông lệ đã được nhắc tới, thông lệ nầy là thả một tù phạm người Do thái cho người Do thái, dường như đây là một động thái “có ý tốt”.
Từ phần ghi lại trong các câu chuyện tương ứng, tôi tin Philát đã dấy Baraba lên như một lời đề nghị thứ hai với giới lãnh đạo tôn giáo Do thái như thế nầy với hy vọng rằng ông ta sẽ trấn an họ và cũng bảo đảm cho họ về sự thả Chúa Jêsus ra. Thời điểm ấy mỗi năm, chúng ta được kể lại rằng Philát sẽ thả ra một tù phạm. Tại sao không kết Chúa Jêsus vào tội phản bội — để nhà cầm quyền đồng ý với bản án mà cộng đồng tôn giáo đương có đối với Chúa Jêsus — mà lại cho tha Ngài, như một động thái “có ý tốt”? Tất nhiên là đã có tên “tội phạm” khác mà Philát muốn tha — đó là Baraba — nhưng hắn là một con người rất nguy hiểm. (Có thể hắn đã bị hoạch định hành hình trong chính ngày ấy, và quả thực, Chúa Jêsus đã bị thế vào chỗ đó của hắn? Chắc chắn họ không muốn thấy Ngài trở lại với đường phố).
Đây là điều đã gây bàng hoàng, là điều tôi không nghĩ là Philát đã mong đợi như vậy. Làm sao mà giống dân nầy lại thích thả Baraba ra cho họ hơn là Jêsus chứ? Baraba là một tên cướp, một người làm cách mạng, một tên khủng bố (dường như vậy) và là một tên giết người. Chúa Jêsus, trong khi đã có những ảo giác về sự vĩ đại không thật (hoặc Philát đã nghĩ như thế lúc bấy giờ), không phải là một con người nguy hiểm. Ngài là một con người của hoà bình, một người đã làm ra nhiều việc kỳ diệu để giúp đỡ cho đồng bào của Ngài. Việc đưa Baraba ra, rõ ràng, là một lời đề nghị mà không một người Do thái nào có ý thức lại có thể chấp nhận được; lời đề nghị (thả) Chúa Jêsus ra, là một lời đề nghị mà không có một người Do thái nào có ý thức lại bỏ đi bao giờ. Nếu Philát nghĩ như thế, thực ra ông ta đã lầm rồi.
Đoàn dân đông, bị các thầy tế lễ cả cùng những thầy thông giáo kích động, đã yêu cầu cái chết dành cho Chúa Jêsus và đòi thả Baraba ra. Tôi e là Philát đã lùng bùng hai lỗ tai của ông ta. Tại sao họ thù ghét nhân vật nầy nhiều như thế? Philát mong muốn thả Chúa Jêsus ra rất nhiều (23.20). Song không đơn giản khi tuyên bố như vậy, chắc chắn Philát đã không muốn thả Baraba ra. Con người đó chẳng có gì khác hơn là rắc rối. Hắn ta chỉ đáng phải ở lại trong chỗ giam cầm mà thôi. Và vì vậy Philát đã nài nỉ, một lần nữa, về sự thả Chúa Jêsus ra. Một lần nữa tình trạng vô tội của Chúa Jêsus đã được nhắc đi nhắc lại, và dự tính không chút thương xót đánh đòn Ngài của Philát và rồi thả Ngài ra đã được lặp lại một lần nữa.
Những người Do thái đang có mặt khi ấy không muốn nghe điều đó. Với nhiều tiếng gào thét lớn tiếng họ đã đòi đóng đinh Đấng Christ lên thập tự giá và đòi thả tên cướp kia. Và Philát đành nhượng bộ, chiều theo ý của họ. Những câu sau cùng cho thấy mọi sự đó. Philát đã thả ra cho họ một kẻ từng rất nguy hiểm cho xã hội, Baraba, trong khi hắn đã giữ Chúa Jêsus lại trong sự giam cầm, để Ngài bị treo trên thập tự giá của người La mã, chịu đóng đinh vì những tội ác mà Philát biết rõ Ngài không có phạm vào.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc đầu tiên phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta cho thấy là Chúa Jêsus đã chịu chết, không phải vì Ngài phạm tội lỗi gì, hay phá vỡ điều luật nào, mà chỉ vì Ngài là Con vô tội của Đức Chúa Trời, và vì Ngài đã công nhận Ngài chính là “Vua của Israel”. Philát, ông ta chẳng có “thân thiết” gì với người Do thái hay với Chúa Jêsus, đã nhắc đi nhắc lại sự thật là Chúa Jêsus không phạm phải một lỗi lầm hay một tội ác nào hết, và chẳng có một tội lỗi gì đáng chết cả, thậm chí ngay cả điều mà giới lãnh đạo tôn giáo đã buộc nữa.
Việc thứ hai tôi tin là Đức Thánh Linh đã dự trù cho chúng ta học hỏi từ câu chuyện của Luca về cuộc xét xử Chúa Jêsus trước mặt Philát và Hêrốt là điều nầy: sự chối bỏ và sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá không những là của người Do thái, không phải của người dân Ngoại, mà đó là sự chối bỏ của cả hai. Tôi tin đây là lý do tại sao chỉ một mình Luca kể ra câu chuyện nói tới Chúa Jêsus ở trước mặt Hêrốt. Hãy lưu ý phần lý giải của các vị sứ đồ về vấn đề nầy như đã được ghi lại trong sách Công vụ Các Sứ Đồ không bởi ai khác hơn là Luca:
“Mọi người nghe đoạn, thì một lòng cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời rằng: Lạy Chúa, là Đấng dựng nên trời, đất, biển, cùng muôn vật trong đó, và đã dùng Đức Thánh Linh, phải bởi miệng tổ phụ chúng tôi, tức là đầy tớ Ngài, là vua Đa-vít, rằng: Vì sao các dân nổi giận, lại vì sao các nước lập mưu vô ích? Các vua trên mặt đất dấy lên, các quan hiệp lại, mà nghịch cùng Chúa và Đấng chịu xức dầu của Ngài.... Vả, Hê-rốt và Bô-xơ Phi-lát, với các dân ngoại, cùng dân Y-sơ-ra-ên thật đã nhóm họp tại thành nầy đặng nghịch cùng Đầy tớ thánh Ngài là Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã xức dầu cho, để làm mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định rồi” (Công vụ Các Sứ Đồ 4.24-28).
Luca cho chúng ta biết rằng câu chuyện tin lành của ông đã được dự trù để thiết lập về mặt lịch sử và để chứng minh bằng tư liệu sự cộng tác giữa Hêrốt và Philát, và theo một ý nghĩa rộng rãi hơn giữa người Do thái và dân Ngoại, để kết Chúa Jêsus, Đấng Mêsi vào án tử hình
Nếu sự chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi là một hành động chung của cả người Do thái và dân Ngoại, đó cũng là một quyết định có tính cách nhất trí, mà mọi người đồng đưa ra. Không có ai đứng bênh vực cho Cứu Chúa hết. Tất cả đều đã chối bỏ Ngài, đúng vào giờ phút nầy. Các môn đồ đã bỏ trốn. Giuđa giờ đây đã cất bỏ mạng sống của hắn. Mọi người đều được nhắc tới trong mấy câu nầy của chương 23, họ đã chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Vua.
Trong khi hình thức mà họ đưa ra đều rất khác nhau, trong mỗi trường hợp cốt lõi đều như nhau. Các thầy tế lễ cả cùng các cấp lãnh đạo của người Do thái đều tỏ ra tư thế thù nghịch hung hăng đối với Chúa Jêsus. Nghĩa là rất hiển nhiên trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, vì họ, với tư thế gây hấn, dữ dằn, họ chẳng đòi một điều gì khác hơn là hành quyết Ngài.
Việc thứ ba mà phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy dỗ chúng ta là tình trạng tội lỗi hoàn toàn của nhân loại, như đã rõ ràng trong sự chối không nhận Chúa Jêsus là Vua của người Do thái. Khi tôi xem xét những cá nhân do Luca mô tả lúc xét xử Chúa chúng ta, tôi thấy rằng phần mô tả về tình trạng tội lỗi của con người ở Rôma 3 là thích ứng lắm với trường hợp nầy. Khi quí vị đọc những lời mô tả đáng nhớ nầy, hãy nhớ rằng đây là sự chọn lọc những câu nói trích ra từ Cựu ước, mô tả tình trạng tội lỗi và hư mất của con người:
“như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chơn nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Roma 3.10-18).
Đây là một việc mà Philát đã thất bại không chu toàn. Dường như ông ta đã nghĩ rằng khán thính giả của ông ta là một nhóm có đầu óc, hay lý luận, họ lắng nghe rất khách quan, tra xét, và chấp nhận bản án của ông. Nếu ông ta nghĩ như thế, ông ta đã lầm. Dường như ông ta đã cảm nhận rằng nếu Chúa Jêsus bị đánh đòn đủ nặng nề rồi, họ sẽ động lòng thương xót Ngài và từ bỏ đòi hỏi Ngài phải bị đóng đinh trên cây thập tự. Nếu đây là suy tưởng của ông ta, một lần nữa ông ta đã lầm. Và dường như ông ta đã nghĩ rằng nếu ông ta tìm thấy Chúa Jêsus phạm tội, rồi kế đó cho phép đám đông chọn lựa giữa việc tha Baraba, một tội phạm cứng đầu, và Chúa Jêsus, họ sẽ nhận lấy Chúa Jêsus. Một lần nữa, ông ta đã sai lầm.
Điều chủ yếu quan trọng khi công nhận rằng hết thảy những kẻ có mặt tại phiên xử nầy là sai lầm, và thực vậy hết thảy họ đều chối bỏ Chúa Jêsus, không những là người Do thái. Rõ ràng, giới lãnh đạo tôn giáo tỏ vẻ thù nghịch đối với Chúa Jêsus và đòi Ngài phải bị kết án tử hình. Trong một hình thái khác, Hêrốt cũng đã chối bỏ Chúa Jêsus. Ông ta sốt sắng lắm muốn nhìn thấy Ngài. Không cứ cách nào đó, ông ta là một con người tôn giáo, một người đã lắng nghe Giăng Báptít với sự thích thú kỉnh kiền. Nhưng khi Hêrốt đã trông thấy Chúa Jêsus không nhảy qua nổi “chiếc vòng đồ chơi của con cái ông ta”, rằng Ngài đã không làm phép lạ cho ông ta xem, và rằng Ngài chẳng giúp gì cho những sở thích cùng tham vọng riêng tư của ông ta, Hêrốt đã chối bỏ Chúa Jêsus, đã đưa ra lời chế giễu Ngài công khai. Những tên lính, cả của Hêrốt và của Philát, đều sai lầm, vì họ đã ngược đãi và nhạo báng Đấng Mêsi. Và khi ấy đã có Philát. Ông ta không che giấu một sự thù nghịch nào đối cùng Chúa Jêsus, nhưng ông ta không chấp nhận Ngài vì Ngài là Đấng gì gì đó!?! Philát dường như chỉ mong muốn rằng Chúa Jêsus phải tránh đi chỗ khác mà thôi. Sự chối bỏ của ông ta là sự chối bỏ rất trí thức, khác biệt, bất vụ lợi. Nhưng quí bạn tôi ơi, đó là sự chối bỏ.
Tôi không biết quí vị có đáp ứng như thế nào đối với Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng nếu đáp ứng đó kém cõi hơn sự tiếp nhận Ngài là Con thiêng liêng của Đức Chúa Trời, là Vua của Israel, và là Cứu Chúa của thế gian, đáp ứng ấy vẫn chưa phải là đủ đâu, và đó là sự chối bỏ. Sự chối bỏ của quí vị có thể là sự chối bỏ rất trí thức. Thực thế, có thể là quí vị chẳng chối bỏ Ngài chi hết. Có lẽ quí vị đã phớt lờ Ngài. Nhưng nếu quí vị không tiếp nhận Ngài là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, quí vị đã chối bỏ Ngài. Nếu quí vị và tôi có mặt trong ngày mà Chúa Jêsus bị đưa ra xét xử, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có mặt ở bên cạnh một trong những nhóm chối bỏ nầy, và không ở một bên cạnh với Cứu Chúa đâu.
Sự thể dường như rất khó tin, có phải không? Những người đó có thể thù ghét Đức Chúa Trời, đến nỗi họ có thể thù ghét Ngài trong vai trò của Đức Chúa Trời chăng? Những kẻ nào đã chối bỏ Chúa Jêsus trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, họ đã chối không nhận Ngài là Đấng Mêsi đã được hứa cho, là Vua của họ, cho dù Ngài vô tội. Sâu xa hơn nữa, cho dù mọi sự trong đời sống và chức vụ Ngài cho thấy rằng Ngài là công bình, và Ngài chính là Con của Đức Chúa Trời.
Trong tình trạng trí thức mà với đó người ta thường chối bỏ Đấng Christ, chúng ta thường không nhìn thấy thái độ thù nghịch, oán hận mà những người nam người nữ chưa được cứu có đối cùng Đức Chúa Trời. Khi tôi sửa soạn sứ điệp nầy, tôi được nhắc nhớ tới quyển sách do R. C. Sproul viết, có đề tựa là “Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời” (The Holiness of God). Chương kết luận của Sproul ghi như sau: “Đức Chúa Trời trong hai bàn tay của hạng tội nhân dữ dằn”. Trong chương nầy Sproul nhắc cho chúng ta nhớ rằng hạng người sa ngã không sống trung lập đối cùng Đức Chúa Trời đâu — họ thù ghét Ngài. Ông viết:
“Bởi bổn tánh, thái độ của chúng ta đối cùng Đức Chúa Trời không phải là thái độ dửng dưng đâu. Thái độ đó là thái độ độc ác. Chúng ta chống đối nhà cầm quyền của Ngài và từ chối quyền Ngài tể trị trên chúng ta. Tấm lòng thiên nhiên của chúng ta không có tình cảm dành cho Ngài; chúng nguội lạnh, đóng băng trước sự thánh khiết của Ngài. Theo bổn tánh ấy, tình yêu thương của Đức Chúa Trời không ở trong chúng ta”.
Khi nói rằng con người thiên nhiên xem Đức Chúa Trời là kẻ thù thì vẫn chưa phải là đủ… Chúng ta phải nói cho chính xác hơn. Đức Chúa Trời là kẻ thù bất tử của chúng ta. Ngài tiêu biểu cho mối đe doạ cao nhất mọi ham muốn tội lỗi của chúng ta. Tuyệt đối chúng ta luôn cảm thấy ghét bỏ Ngài, không có một cấp độ nào kém hơn thế nữa. Không một lượng thuyết phục nào của con người hoặc bất kỳ một sự bàn bạc nào từ các triết gia hay những nhà thần học có thể làm cho chúng ta giảm bớt để biết kính sợ Đức Chúa Trời. Chúng ta xem khinh sự hằng hữu của Ngài và sẽ làm bất cứ điều chi với khả năng của chúng ta để tống khứ toàn bộ sự hiện diện thánh kihết của Ngài”.
Nếu Đức Chúa Trời chịu đặt sự sống của Ngài vào hai bàn tay của chúng ta, Ngài sẽ không được an ninh đâu, dù chỉ một giây đồng hồ. Chúng ta sẽ không phớt lờ Ngài; chúng ta sẽ tiêu diệt Ngài”.
Không những tôi tin Sproul là chính xác theo đúng Kinh Thánh, tôi cũng tin rằng phần mô tả nầy về con người và sự thù hận của họ đối cùng Đức Chúa Trời đang mô tả cả hai: những kẻ nào là một phần trong cuộc xét xử Cứu Chúa của chúng ta, và mô tả chúng ta, đang ở ngoài tầm chủ động và ân sũng trong sự cứu rỗi chúng ta. Quí vị đã kinh nghiệm ơn cứu rỗi nầy chưa? Nếu rồi, thì tình cảm quí vị dành cho Đức Chúa Trời là một việc rất siêu nhiên, kết quả, không do việc quí vị chạy đến với Đức Chúa Trời đâu, mà là do Ngài tới đến với quí vị đấy, qua chính Đấng mà nhân loại đã chối bỏ — đó là Đức Chúa Jêsus Christ!
Giống như Philát không thể tránh né phải đưa ra một quyết định về Chúa Jêsus, cũng một thể ấy quí vị và tôi cũng phải đưa ra một quyết định nữa. Và nếu chúng ta nghĩ chúng ta có thể tránh né một quyết định bằng cách phớt lờ Ngài đi và phớt lờ một quyết định, cho phép tôi nhắc cho quí vị nhớ rằng đây là một quyết định — chối bỏ Ngài. Nguyện đây không phải là như thế đối với quí vị.
Chúng ta thấy trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta rằng Philát hoàn toàn sợ hãi con người hơn là sợ Con của Đức Chúa Trời. Philát đã bằng lòng hy sinh Đấng Christ, mà thực vậy, vì những tham vọng của ông ta, vì tư lợi riêng của ông ta. Tôi tin ông ta nghĩ ông ta phải “hy sinh” Chúa Jêsus để ông ta được tồn tại, và quyết định của ông ta mới là phần quyết định số phận của ông ta. Philát, giống như Hêrốt, không bao lâu nữa đã rơi ra khỏi chốn quyền lực. Cuối cùng của họ chẳng đẹp đẽ chút nào. Thật là thê thảm.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy cho chúng ta rằng nhà cầm quyền của con người, giống như con người đều là tội lỗi và dễ dàng sa ngã. Chính nhà cầm quyền đã được Đức Chúa Trời ban ra để bảo hộ người vô tội và để hình phạt kẻ làm ác (đối chiếu Roma 13.1-5), chính nhà cầm quyền, trong thời buổi của Chúa Jêsus, họ đã xét đoán người vô tội và đã buông tha cho kẻ ác. Nếu có một sự chứng tỏ nào về nhu cần phải có một nhà cầm quyền mới, một “vương quốc” mới, là nơi sự công bình ăn ở trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, là chính tại cuộc xét xử và sự đóng đinh Chúa chúng ta trên thập tự giá.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy cũng góp phần minh họa, ít nhất cho sự thoả mãn của tôi, những giới hạn và nghĩa vụ pháp lý của hệ thống chính trị và cách hệ thống ấy tiếp cận và thực thi mọi việc. Tôi nghe nhiều Cơ đốc nhân ngày nay nói về việc nắm lấy hệ thống chính trị, dù họ có thể sử dụng hệ thống ấy để mở mang Nước Trời. Tôi nghe nhiều người khác nói về việc “trừng phạt những nhà nghiên cứu nhân văn theo đúng trò chơi của họ”. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, tôi thấy sự bất lực của quy trình chính trị hòng đạt tới sự công bình của Đức Chúa Trời. Không những nan đề nằm ở chính hệ thống, mà còn nằm trong nhân tính đã sa ngã đang tác động hệ thống ấy. Hêrốt không bao giờ là một con người tốt, trong vai trò một người làm chính trị, hơn là trong các thủ đoạn của ông ta mà với chúng ông ta đã chối bỏ Đấng Christ, giữ lấy sự ủng hộ của các thầy tế lễ cả cùng các quan đề hình, rồi để chiếm được cảm tình bạn bè của Philát. Những sự công bình ngay thẳng không can dự vào ở đây. Philát, dù ông ta vốn biết rõ Chúa Jêsus là vô tội, ông ta cũng biết rằng chính trị đòi hỏi sự thoả hiệp và giữ lấy an ninh cho khu vực cử tri. Công việc của Đức Chúa Trời không được thực thi theo đường lối của con người, và không một việc gì thuộc về con người hơn là thủ tục chính trị. Đấy có thể là phương án tốt nhất để công việc quốc gia được chạy tốt, nhưng đó không phải là phương tiện cho việc thực thi công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tỉnh thức về việc sử dụng “chính trị”, dù là chính trị văn phòng hay chính trị trong Hội Thánh để thực thi công việc của Đức Chúa Trời.
Một điểm sau cùng. Nếu con người hoàn toàn dữ dằn như vậy với Đức Chúa Trời đến nỗi họ sẽ luôn luôn thù hận, chống đối, và chối bỏ Ngài, thì làm thế nào để họ có thể được biến đổi, để tin và được thay đổi chứ? Ấy không phải là nhờ sức mạnh hay các phương pháp của con người, quí bạn tôi ơi, mà chỉ nhờ vào Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà thôi. Khi chúng ta đọc sách Công vụ Các Sứ Đồ, chúng ta học biết rằng con người đã chịu tin theo và đã được biến đổi — thật là lạ lùng, như Saulơ chẳng hạn — nhưng họ đã tin và đã được biến đổi nhờ vào việc làm của Thánh Linh Đức Chúa Trời, khi Ngài mặc cho con người quyền phép và sự họ làm chứng cho Đấng Christ. Nguyện chúng ta bước vào lo liệu công việc Ngài, nương theo Lời của Ngài và nhờ cậy Thánh Linh của Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét