Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

I Giăng 2.12-14: "Ba chặng đường tấn tới thuộc linh"



SỐNG TRONG SỰ SÁNG
Ba chặng đường tấn tới thuộc linh
I Giăng 2.12-14
1. Trong quyển Masterplanning, Bobb Biehl mô tả thể nào mấy con voi trong gánh xiếc nặng khoảng 10 tấn bị cột bởi mấy cây cọc nhỏ. Khi mấy con voi còn nhỏ, chúng đã bị cột vào đấy. Chúng tìm cách kéo mình ra khỏi cây cọc khoảng 10.000 lần trước khi chúng nhận ra rằng chúng không thể thoát ra được. Ở điểm nầy, "bộ nhớ như con voi" của chúng ghi lấy và chúng nhớ trong phần đời còn lại, chúng không thể thoát ra khỏi mấy cây cọc kia. Đôi lúc con người rất giống với bầy voi kia. Đức Chúa Trời đã đặt để trong mỗi tín đồ chân chính một sự khát khao về mối giao thông sâu sắc với Ngài, về quyền phép và về sự hiệu quả, về một đời sống Cơ đốc đắc thắng. Tuy nhiên, kẻ thù của chúng ta, ma quỉ lại thích trồng mấy cây cọc về lý trí, về thuộc linh trong tâm trí chúng ta, chúng nói cho chúng ta biết chúng ta sẽ không bao giờ sống tốt hơn những gì chúng ta đang sống trong lúc bây giờ. Chúng ta luôn luôn thất bại. Giăng viết để khích lệ chúng ta phải nhổ bỏ mấy cây cọc của Satan rồi sống theo những dự tính của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
2. Giăng muốn khích lệ chúng ta phải nhổ bỏ mấy cây cọc của Satan. Ông chia sẻ một số hiểu biết sâu sắc trong các chặng đường phát triển về mặt thuộc linh. Sự lặp đi lặp lại ba lần trong phân đoạn Kinh Thánh nầy dường như rất linh tinh, nhưng Giăng đã sử dụng nó để nhấn mạnh khuôn mẫu tấn tới của chúng ta về mặt thuộc linh.
3. Ba chặng đường phát triển thuộc linh đã được ban ra: "con trẻ", "kẻ trẻ tuổi" hay lứa tuổi thanh thiếu niên và "phụ lão" hay người lớn. Ba chặng đường nầy chẳng có một mối quan hệ nào đối với tuổi tác hay phái tính của một người. Người nào ở tuổi 70 theo xác thịt vẫn là một con trẻ thuộc linh. Một phụ nữ ở tuổi 30 có thể có sự trưởng thành thuộc linh để trở thành một "phụ lão".
4. Chúng ta có thể nhìn thấy các chặng đường nầy ở nhiều phân đoạn Kinh Thánh khác nữa. Thí dụ, trong Thí dụ nói tới người gieo giống, Chúa Jêsus mô tả ba loại mùa gặt. Về hột giống đã gieo trên "đất tốt và một vụ mùa thật trúng", hột giống ấy sinh ra "ba chục, sáu chục, một trăm".
+ Cũng có ba loại đồ ăn thuộc linh. Con trẻ thuộc linh được trưởng dưỡng bằng "sữa của Đạo" giống như những em bé theo phần xác cần sữa của mẹ chúng vậy (I Phierơ 2.2). Chúa Jêsus phán về "bánh sự sống" trưởng dưỡng linh hồn chúng ta (Giăng 6.35). Chúng ta cũng được truyền dạy về "đồ ăn cứng" hay "thịt cứng" (bản Kinh Thánh KJV), những sự dạy sâu sắc hơn về Ngôi Lời sẵn dành cho hạng tín đồ trưởng thành.
+ Chúng ta cũng có thể nhìn thấy các chặng đường tấn tới về mặt thuộc linh ở I Côrinhtô 13.13: "Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương". Các tân tín hữu phải được lo nhiều nhất về "đức tin". Người nào đang trưởng thành, họ phát triển "sự trông cậy". Dấu hiệu của sự tấn tới đầy trọn trong đức tin đang thể hiện "tình yêu thương".
5. Người lớn tuổi hơn dường như hơi lộn xộn một chút vì Giăng nhảy tới nhảy lui giữa những chặng nầy. Chúng ta hãy xem xét chúng ở đây:
I. Con cái thuộc linh (các câu 12, 13c).
A. Tất cả những tín đồ đều là con cái thuộc linh của Đức Chúa Trời (câu 12).
1. Khi Giăng bắt đầu từng câu trong phân đoạn nầy, ông nói: "Ta viết…" hay "Ta đã viết". Mục tiêu là sự thông tin chúng ta cần để có mối giao thông mật thiết với Đức Chúa Trời đang có trong Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể tìm gặp mối giao thông ấy trong một quyển tiểu thuyết, một tạp chí hay trên chương trình TV.
2. Có hai từ khác biệt nói tới "con cái" trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Ở câu 12, từ ngữ là teknion một từ phổ thông đề cập tới một đứa con. Từ nầy sát nghĩa phải dịch là "những đứa con đã ra đời".
3. Từ ngữ nầy đề cập tới tất cả Cơ đốc nhân. Trước khi chúng ta có thể có mối giao thông với Đức Chúa Trời, chúng ta phải được sanh lại. Chúa Jêsus phán với Nicôđem trong Giăng 3.3: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời".
4. Hết thảy chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời vì "tội lỗi các con đã nhờ danh Chúa được tha cho". Ấy là bởi Chúa Jêsus mà sự sanh lại thuộc linh của chúng ta mới diễn ra.
5. Mặc dầu chúng ta đang ở trong những chặng đường khác nhau, hết thảy chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời. Một số trong quí vị có con cái đã trưởng thành nhưng họ vẫn là con cái của quí vị dù theo phần xác chúng là những người lớn. Hết thảy chúng ta đều là con cái của Đức Chúa Trời.
6. Ghi nhớ đầu tiên về ơn cứu rỗi là sự tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bạn có nhớ cảm xúc kỳ diệu khi tội lỗi của quí vị được dời di không? Tội lỗi ấy giống như một gánh nặng chất trên lưng của tôi vậy. Tôi sẽ không bao giờ quên sự vui mừng khôn xiết khi nhận biết tôi đã được tự do không còn tội lỗi và án phạt của tội lỗi nữa.
B. Một số tín đồ là con trẻ thuộc linh (câu 13c).
1. Một từ ngữ khác nói tới con cái đã được sử dụng ở câu 13. Paidion có nghĩa là một đứa con chưa trưởng thành, "một đứa con còn chịu sự dạy dỗ". Từ nầy đề cập tới tình trạng trẻ con, thời kỳ tiền-thanh niên. Teknion đề cập tới mối quan hệ đang sống trong gia đình, paidion đề cập tới sự lệ thuộc, đang ở dưới sự dạy dỗ và kỷ luật của gia đình.
2. Trong tờ The Last Days Newsletter, Leonard Ravenhill thuật lại về một nhóm du khách đến tham quan một ngôi làng rất đẹp, họ tới gần một ông cụ đang ngồi cạnh hàng rào. Với một tư thế kẻ cả, một du khách hỏi: "Có phải bất cứ người nào lỗi lạc đều ra đời từ ngôi làng nầy không ạ?" Ông cụ đáp: "Không đâu, chỉ có những em bé mà thôi". Hết thảy chúng ta được tái sanh là những em bé!
3. Họ đã "biết [đạt tới mức nhìn biết] Đức Chúa Cha". Cách bày tỏ đầu tiên của một đứa con là sự công nhận bố mẹ của chúng.
4. Khi mấy đứa con gái của tôi còn là những em bé, chúng chưa biết gì nhiều đâu. Chúng biết lúc nào chúng đói. Chúng biết lúc nào chúng cần tã lót. Cái điều làm cho tôi phải yêu mến chúng nhiều nhất, ấy là chúng biết rõ tôi. Chúng gọi: "B..ố… ". Chúng gọi "Bố" chúng ta gọi "Aba Cha!"
5. Sự hiện diện ở bên trong của Đức Thánh Linh khiến cho tất cả con cái của Đức Chúa Trời đều nhìn biết Ngài. Galati 4.6 chép: "Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha!" (Đối chiếu Rôma 8.15-16). Jesus đã dạy các môn đồ cầu nguyện, Ngài phán: "Lạy Cha chúng tôi ở trên trời…" (Mathiơ 6.9).
6. Khi bạn còn là một em bé, cái điều thích ứng trọn vẹn là chỉ có thể gọi "Bố" mà thôi. Tuy nhiên, một người 21 tuổi chỉ có thể gọi "Bố" thôi thì là một tai vạ rồi đấy. Một Cơ đốc nhân nào chưa trưởng thành chưa biết hết ABC của đức tin cũng là một tai vạ nữa.
7. Khi một đứa trẻ ra đời, nó luôn luôn có đủ tay, mắt, lưỡi, mũi, tai. Không phải là nó mới có các thứ ấy về sau nầy đâu. Nó chỉ mới học biết sử dụng chúng! Nếu bạn đã được cứu trong một thời gian lâu rồi, và bạn vẫn còn là một em bé, đó là lỗi của bạn. Khi bạn được sanh lại, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn mọi sự bạn có cần để lớn lên và sống theo mọi sự Ngài muốn bạn phải sống.
8. C.S. Lewis từng viết: "Bạn không tiếp tục là một quả trứng tốt mãi được. Một là bạn phải nở ra hoặc sẽ bị thối rửa đấy thôi".
C. Năm đặc điểm của con cái thuộc linh.
1. Thứ nhứt, em bé theo phần xác và về mặt thuộc linh đều THIẾU THỐN. Chúng không thể phụ giúp cho người khác vì bản thân chúng cần được giúp rất nhiều. Hêbơrơ 5.12 là một lời quở trách của bậc làm cha mẹ dành cho một số Cơ đốc nhân nào đã lớn lên trong Chúa song vẫn còn là con trẻ: "Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc". Deb và tôi đã biết rõ mấy đứa con gái của chúng tôi khi chúng còn là những đứa trẻ, nhưng chúng tôi đã làm lễ kỷ niệm khi chúng đã thôi không còn dùng tã lót nữa. Một số trong quí vị đều có con cái còn nhỏ cần phải lo liệu suốt cả đêm. Bạn phải thay tã lót và quần áo thường xuyên cho chúng. Chúng đòi hỏi sự chú ý của bạn. Bạn thích thú nơi chúng, nhưng cứ trông chúng không còn cần phải được săn sóc đặc biệt nữa!
2. Thứ hai, con trẻ theo phần xác và về mặt thuộc linh hay BIẾNG NHÁC. Các em bé phải làm việc gì chứ? Chúng nằm trong nhà rồi la hét bất cứ lúc nào chúng cần điều gì đó. Điều nầy có thể hiểu được nơi một em bé 6 tháng tuổi. Điều nầy không thể chịu được nơi một người 18 tuổi!
3. Thứ ba, con trẻ theo phần xác và về mặt thuộc linh rất ĐƠN SƠ. Những đứa trẻ nhỏ hoàn toàn chỉ biết đến mình thôi. Chúng chẳng lo gì cả một khi chúng thấy bất tiện. Chúng muốn mọi nhu cần của chúng được thoả mãn và thoả mãn ngay thôi.
4. Thứ tư, con trẻ theo phần xác và về mặt thuộc linh đều DỐT NÁT. Phần lớn con trẻ đều dại dột lắm. Chúng thực là dốt nát. Chúng chưa học biết nhiều về thực tại của cuộc sống. Cũng một thể ấy với con trẻ thuộc linh. Chúng dốt nát về Lời của Đức Chúa Trời và không biết phải áp dụng Lời ấy như thế nào vào trong đời sống của chúng. Hêbơrơ 5.13 chép: "Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu".
5. Thứ năm, con trẻ theo phần xác và về mặt thuộc linh cần phải HỌC TẬP. Chúng cần phải được dạy cho biết đúng, sai, thiện, ác. Chúng thường làm những gì chúng muốn ngay cả khi chúng biết chúng đang sai nữa. Chúng sống giống như em bé mới biết đi, nó muốn đâm sầm vào lò sưỡi thôi. Mẹ nó cảnh cáo nó: "Coi chừng, nóng đấy con!" Nhưng, nó cứ đâm sầm vào đấy rồi lãnh lấy vài vết phỏng đau đớn. Con trẻ thuộc linh phải thường xuyên được cảnh cáo về những hậu quả đau đớn của tội lỗi, nhưng thường đâm sầm vào đó không cứ cách nào.
II. Trưởng thành thuộc linh (các câu 13a, 14a).
A. Bậc phụ lão thuộc linh phải dành thì giờ bước đi với Đức Chúa Trời.
1. Trong hai câu 13 và 14, Giăng nói: "phụ lão" là những người "biết Đấng có từ lúc ban đầu". Con trẻ "đã biết Ngài" còn bậc phụ lão đã "biết Ngài … từ lúc ban đầu". Cái khác biệt giữa một con trẻ và một Cơ đốc nhân trưởng thành là thời gian và sự vâng phục. Những người lớn đã phát triển về mặt thuộc linh.
2. Cơ đốc nhân trưởng thành đã bước đi với Đức Chúa Trời lâu đủ để họ thường xuyên đem đến cho Đức Chúa Trời những gì họ mang lấy trong cuộc sống mỗi ngày của họ.
3. Một đứa trẻ theo phần xác thường được xem là người lớn sau 18 đến 21 tuổi. Phải mất bao lâu để một con trẻ Cơ đốc trở thành một Cơ đốc nhân trưởng thành?
4. Có một tiền lệ trong Kinh Thánh là phải mất 5 năm cho một tân tín hữu trở thành một tín đồ trưởng thành. Phaolô lần đầu tiên đến tại thành Côrinhtô vào năm 50SC, 5 năm sau khi ông viết I Côrinhtô 3.2-3: "Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng, vì anh em không chịu nổi; đến bây giờ cũng chưa chịu được, vì anh em hãy còn thuộc về xác thịt…".
5. Nếu bạn đã để ra 5 năm, bạn đã là một Cơ đốc nhân trưởng thành, đầy đủ vóc giạc, một "phụ lão".
B. Bốn đặc điểm của người lớn thuộc linh.
1. Thứ nhứt, người lớn thuộc linh sinh sản. Là một người đàn ông không khiến bạn trở thành một người cha. Có con cái mới khiến bạn trở thành một người cha. Thử nghiệm đầu tiên cho địa vị cha thuộc linh là bạn có con cái thuộc linh nào chưa? Bạn có dẫn đưa người khác đến với đức tin nơi Chúa Jêsus chưa? Nhiều Cơ đốc nhân đến với nhà thờ, cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh, nhưng họ chưa trưởng thành vì họ không phải là bậc cha mẹ thuộc linh. Nếu bạn chưa tự nhân rộng mình lên thì bạn chưa trưởng thành đâu.
2. Thứ hai, người lớn thuộc linh DẠY DỖ. Phaolô nói trong I Côrinhtô 4.14: "Tôi viết những điều nầy, chẳng phải để làm cho anh em hổ ngươi đâu; nhưng để khuyên bảo anh em, cũng như con cái yêu dấu của tôi vậy". Bậc cha mẹ thường xuyên dạy dỗ và cảnh cáo con cái của họ khi chúng lạc sai. Nếu bạn là một tín đồ trưởng thành, bạn sẽ cung ứng mưu luận của Đức Chúa Trời thay vì lời khuyên của thế gian. Bạn đưa ra loại khuyên bảo nào? Có phải bạn nói: "Đây là điều mà bố nghĩ …" hay "Đức Chúa Trời phán trong Lời của Ngài…"
3. Thứ ba, người lớn thuộc linh NÊU GƯƠNG TRƯỞNG THÀNH. Phaolô nói trong I Côrinhtô 11.1: "Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy". Bậc cha mẹ thuộc linh sống một đời sống mẫu mực. Có người nói: "Tôi không theo con người đâu". Tất nhiên là bạn đang theo đấy. Thắc mắc là bạn đang theo ai đấy thôi. Tôi rất biết ơn vì có một Hội Thánh đa hệ, ở đấy có nhiều người lớn thuộc linh, họ cung ứng những tấm gương quan trọng phải noi theo. Có phải các tín đồ khác mời bạn đến để tư vấn hay để ngồi lê đôi mách?
4. Thứ tư, người lớn thuộc linh YÊU THƯƠNG. Trong phần giới thiệu, chúng ta đã ví sánh "đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương" với ba chặng đường thuộc linh. Là tân tín hữu, chúng ta tập trung vào đức tin. Sau đó, chúng ta phát triển sự trông cậy về những gì Đức Chúa Trời sẽ làm. Tuy nhiên, dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành là tình yêu thương.
Chúng ta có những người nam người nữ lớn tuổi trong mối giao thông của chúng ta đã bày tỏ ra điều nầy rất trong sáng. Mặc dù tôi yêu dân sự của tôi và tìm cách trở thành một cấp lãnh đạo tin kính, tôi phải nhìn nhận có nhiều lúc tôi làm công việc của mình vì đấy chỉ là công việc mà thôi. Vào những thời điểm như vậy, tôi nhìn quanh quất và thấy một số "phụ lão" nầy đang phục vụ bên cạnh tôi. Tôi phải hạ mình xuống và thấy xấu hổ vì khi tôi lo làm công việc của mình, họ đang phục vụ bằng tình yêu thương. Người lớn thuộc linh không bao giờ thấy thoả lòng. Họ muốn kéo đến càng gần với Chúa hơn. Công việc của họa sĩ người Nhật Hokusai kéo dài nhiều năm trước khi ông qua đời vào năm 1849 ở tuổi 89. Nhưng hướng tới sự cuối cùng của cuộc đời mình, vị hoạ sĩ chẳng bỏ mọi công việc mà ông đã làm trước tuổi 50. Ngay khi ông đến tuổi 70, ông mới cảm thấy chưa làm một việc gì xứng đáng cả. Trên giường chết, Hokusai than thở: "Nếu thiên đàng ưng cho tôi thêm năm năm nữa, tôi sẽ trở thành một hoạ sĩ thực thụ" (Today in the Word, September 16, 1992).
III. Tuổi thanh thiếu niên thuộc linh (các câu 13b, 14b).
A. Lứa tuổi thanh thiếu niên thuộc linh vốn hiểu rõ trận chiến (câu 13b).
1. Thời điểm khó khăn giữ tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành được gọi là lứa tuổi thanh thiếu niên hay những năm tháng của lứa tuổi tồi tệ nầy. Lứa tuởi thanh thiếu niên hay phá vỡ những mối dây ràng buộc của sự nương cậy rồi chuyển tới chỗ độc lập. Lứa tuổi thanh thiếu niên thuộc linh đang rời khỏi sự nương tựa theo phần xác hướng tới sự độc lập trong Đấng Christ.
2. Giăng nói: "Các ngươi đã thắng được ma quỉ". Đặc điểm chính của lứa tuổi thanh thiếu niên thuộc linh là có mặt tại chiến trận với kẻ thù. Con trẻ thuộc linh chưa biết đủ để đánh trận với Satan. Bậc phụ lão thuộc linh đã thắng rồi những trận chiến nầy.
3. Lứa tuổi thanh thiếu niên thuộc linh vốn hiểu rõ trận đánh của họ là một trận đánh thuộc linh, một trận đánh chống lại sự cám dỗ và tội lỗi. Êphêsô 6.12 chép: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết…". Họ không đổ thừa cho con người hay hoàn cảnh, mà phải đưa tội lỗi của họ đến với Chúa Jêsus (1. 7, 9, 2.1).
4. Họ đã học biết phải sống trong sự nương cậy nơi Đức Chúa Cha. Họ biết họ không thể đánh bại Satan bằng ý hay sức riêng của họ. Chúng ta đã học biết phải "làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài" (Êphêsô 6.10).
B. Lứa tuổi thanh thiếu niên ở trong Ngôi Lời (câu 14b).
1. Giăng nói: "Các ngươi là mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các ngươi…". Để cho Ngôi Lời tác động trong đời sống của chúng ta giúp cho chúng ta đánh bại Satan. Thi thiên 119.105 chép: "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi". Câu 11 chép: "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa!"
2. Đây là lý do kẻ thù của chúng ta chiến đấu với sự học hỏi Kinh Thánh. Bạn không thể trở thành một Cơ đốc nhân trưởng thành mà không có việc tra cứu Kinh Thánh của mình!
3. Hắn sử dụng nhiều phương pháp để làm cho chúng ta lạc lối rồi đẩy lùi chúng ta. Hắn hiến cho nhiều con đường tắt dẫn tới sự trưởng thành thuộc linh. Hắn nói cho chúng ta biết nếu chúng ta có thể cầu xin một ân tứ hay sự hiện thấy siêu nhiên nào đó, chúng ta sẽ được trưởng thành ngay tức thì thôi.
4. Lứa tuổi thanh thiếu niên luôn luôn tìm cách để được trưởng thành ngay tức thì. Họ nghĩ nếu họ có loại trang phục hay xe hơi nầy, nếu họ hút thuốc hay uống bất cứ thứ rượu gì, họ sẽ được sự trưởng thành đó. Không có một con đường tắt nào hết!
5. Chúa Jêsus đã sử dụng Ngôi Lời để đánh bại Satan khi chịu cám dỗ. Mỗi lần Ngài phán: "Như có chép rằng …" Giacơ 4.7 chép: "Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em". Tony Evans nói khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta nên phải học hỏi Kinh Thánh với ma quỉ!
6. Có Kinh Thánh, chúng ta phải sử dụng Kinh Thánh vẫn chưa phải là đủ đâu! Ma quỉ không phải là Dracula. Giơ quyển Kinh Thánh của bạn trước mặt hắn không làm cho hắn sợ hãi đâu!
7. Công vụ Các Sứ đồ 19 ghi lại thể nào một tà linh tấn công mấy nhà trừ quỉ Do thái, họ tưởng họ có thể sử dụng danh của Chúa Jêsus giống như một câu thần chú. Đó là trò bịp đấy thôi. Làm như thế chẳng có tác động chi hết! Ma quỉ trốn chạy không phải vì năng lực của chúng ta, mà vì quyền phép ngự bên trong của Ngôi Lời.
8. Giuđe 9 chép: "Vả, khi chính mình thiên sứ trưởng Mi-chen chống với ma quỉ giành xác Môi-se, còn chẳng dám lấy lời nhiếc móc mà đoán phạt; người chỉ nói rằng: Cầu Chúa phạt ngươi!"
IV. Ba bước dẫn tới sự trưởng thành.
Nếu một con trẻ mạnh khoẻ được chăm sóc, nó không thể làm chi khác hơn là lớn lên. Một thanh thiếu niên với sự tiếp trợ thích ứng chẳng làm chi khác hơn là lớn lên. Lớn lên là tự nhiên cả cho phần xác và phần thuộc linh khi chúng ta mạnh khoẻ.
+ BƯỚC #1: ĂN! Trưởng dưỡng bằng Lời của Đức Chúa Trời. Không có một phương án nào khác!
+ BƯỚC #2: NGHỈ! Yên nghỉ trong Chúa Jêsus. Học biết nương cậy vào năng lực của Ngài chớ không phải sức lực của bạn. Học biết sống trong sự nướng cậy liên tục vào Ngài.
+ BƯỚC #3: LUYỆN TẬP! Vâng theo Đức Chúa Trời. Phải năng động. Hãy lãnh lấy một chức vụ. Cây tre Trung quốc dường như chẳng thấy cao lớn bao lăm trong 4 năm đầu sau khi nó được trồng xuống đất. Tuy nhiên, trong vòng 60 ngày ở năm thứ năm, nó vọt cao lên 90 feet! Há đây chẳng phải là thời điểm để lớn lên sao?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét